Với trình độ nghiên cứu sinh, như đã nói, sẽ tùy thuộc chủ đề của nghiên cứu sinh mà
có sự lựa chọn cách trình bày nội dung và Phương pháp thích hợp, sẽ đặc biệt chú trọng
Phương pháp luận nghiên cứu xã hội học nông thôn.
Trên đây là những vấn đề tôi nêu lên mong nhận được ý kiến tranh luận và nhận xét
để cùng nhau xây dựng một giáo trình xã hội học nông thôn vừa mang tính lý luận sâu sắc
vừa phù hợp với thực tiễn Việt Nam, một giáo trình đang được chờ đợi.
8 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề hoàn thiện giáo trình Xã hội học nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học, số 4 - 1997 39
Bản quyền thuộc viện Xã hội học
www.ios.org.vn
VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN GIÁO TRÌNH
XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN
Tô Duy Hợp
Hiện nay bộ môn Xã hội học đã được nhiều trường đại học, cơ quan đào tạo trên đại
học đưa vào hệ thống chương trình học tập như môn học bắt buộc, hoặc bổ trợ, hoặc tự chọn.
Yêu cầu học tập và giảng dạy cho cả ba cấp đại học, cao học và nghiên cứu sinh khoa học.
Đáp ứng nhu cầu của ngành giáo dục, đào tạo các khoa, bộ môn, Viện Xã hội học
đang tích cực hoàn thiện bộ môn Xã hội học cả phần lý thuyết cơ bản và ứng dụng. Xã hội
học nông thôn là một chuyên ngành xã hội học cũng phải phấn đấu theo phương hướng đó.
Trước hết,ta thử xem xét tình hình thực tế và đánh giá chất lượng giáo trình xã hội
học nông thôn đang được thực hiện ở một số trường và cơ quan đào tạo.
Như đã biết, sách "Xã hội học đại cương"ở các nước phát triển hầu như không có
chuyên mục về xã hội học nông thôn. Chẳng hạn, trong sách "Nhập môn xã hội học" của
Tony Bilton, Kenvin Bonnett và nhiều tác giả khác (Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nội-1993)
không có chuyên mục về nông thôn và đô thị. Trong "Xã hội học đại cương" do Viện đại học
mở Hà Nội xuất bản (xem GS Phạm Tất Dong, PGS Nguyễn Sinh Huy, PGS Đỗ Nguyên
Phương, Xã hội học đại cương, Tủ sách Đại học - Đào tạo từ xa. Hà Nội-1995) cũng có cách
tiếp cận tương tự, nghĩa là không có chuyên mục xã hội học nông thôn và đô thị. Mới đây,ta
thấy xuất hiện cuốn "Xã hội học" do Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng đồng chủ biên (Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội-1997) có dành một chương cuối cùng, chương X : Một số lĩnh vực
nghiên cứu xã hội học, trong đó có đề mục "Xã hội học đô thị và nông thôn". Sau khi xác
định khái niệm nông thôn và đô thị, tác giả trình bày hai lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học
nông thôn và xã hội học đô thị. Về đối tượng của xã hội học nông thôn, tác giả xÁc định :"
Nó nghiên cứu về nguồn gốc, sự tồn tại và phát triển của nông thôn như một cộng đồng xã
hội." (trang 315). Tóm tắt lịch sử hình thành chuyên ngành xã hội học nông thôn và sau đó
đưa ra một số hướng nghiên cứu chuyên biệt như : 1/- Vị trí,vai trò của nông thôn trong xã
hội, trong cơ cấu xã hội; 2/- Cộng đồng nông thôn; 3/- Tính đồng(...?) ở nông thôn; 4/-
Quản lý nông thôn, 5/-Dân số nông thôn, 6/-Môi trường ở nông thôn, v.v...
Ă các nước đang phát triển ta thấy có sự quan tâm đặc biệt tới giáo trình xã hội học
nông thôn. Thí dụ như ở Ấn Độ, Trung Quốc.v,v...Phòng xã hội học nông thôn,Viện Xã hội
học có lưu trữ tài liệu dịch các sách giáo khoa xã hội học nông thôn do các tác giả n ‡ộ,
Trung Quốc viết. Chẳng hạn cuốn" Xã hội học nông thôn" của tác giả Hans Raj (Nxb Surjeet
Publications, Delli-110007,1992) đã trình bày xã hội học nông thôn với một cấu trúc hoàn
chỉnh, gồm các chương: (1)- Xác định phạm vi, ý nghĩa của xã hội học nông thôn; (2)- Bản
chất của xã hội học nông thôn- khoa học hay là nghệ thuật?; (3)- Phương pháp nghiên cứu xã
hội học nông thôn; (4)- Xã hội học nông thôn và các khoa học xã hội khác; (5)- Một số khái
Vấn đề hoàn thiện giáo trình xã hội học nông thôn
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
40
niệm cơ bản trong xã hội học nông thôn; (6)- Cộng đồng nhỏ và xã hội nông dân; (7)- Làng
quê- lịch sử và con người; (8)- Cộng đồng làng-xã; (9)- So sánh xã hội đô thị và xã hội nông
thôn; (10)- Sự biến đổi của làng quê Ấn Độ; (11)- Tôn giáo nông thôn; (12)- Văn hóa nông
thôn; (13)- Các môn đồ Sanskara ở nông thôn; (14)- Văn hóa thẩm mỹ nông thôn; (15)-Gia
đình nông thôn; (16)- Hệ thống gia đình mở rộng; (17)- Hôn nhân ở nông thôn; (18)- Hệ
thống đẳng cấp; (19)- Chủ nghĩa phân biệt đẳng cấp ở nông thôn; (20) - T•ng lớp hạ lưu;
(21) - Hệ thống Jajmani ở nông thôn; (22) - Nhóm Hookah; (23) - Tư tưởng bè phái ở nông
thôn; (24) - Bộ phận lãnh đạo nông thôn; (25) - Giáo dục ở nông thôn; (26) - Giải trí ở nông
thôn; (27) - Kinh tế nông thôn; (28) - Chính trị ở nông thôn; (29) - Những vấn đề ở nông
thôn; (30) - Vấn đề mắc nợ ở nông thôn; (31) - Thất nghiệp ở nông thôn Ấn Độ; (32) - Vấn
đề nhà ở ở nông thôn, sinh thái và casc vấn đề khác; (33) - Các Panchayt ở nông thôn; (34) -
Kiến thiết lại nông thôn; (35) - Cải cách ruộng đất; (36) - Chương trình phát triển cộng đồng;
(37) - Các hợp tác xã tín dụng; (38) - Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở nông thôn; (39) -
Bhoodan, Samptidan và Gramdan; (40) - Sarvodaya, (41) - Chương trình sức khỏe - kế
hoạch hóa và dưỡng sinh ở nông thôn; (42) - Môi trường nông thôn ở Ấn Độ và ở phương
Tây; (43) - Cách mạng xanh ở nông thôn.
Sách "Xã hội học ở nông thôn Trung Quốc" do Lý Thủ Kinh chủ biên (Hà Nam,
Nông dân Trung Nguyên, 1989) cũng có một kết cấu hoàn chỉnh không kém, bao gồm các
chương: (1) - Giới thiệu dẫn nhập; (2) - Lịch sử phát triển của xã hội nông thôn Trung Quốc;
(3) - CŸ nhân và đoàn thể xã hội nông thôn; (4) – Tầng lớp, giai cấp và cơ động xã hội của
xã hội nông thôn; (5)- Vùng miền nông thôn; (6) - Môi trường sinh thái ở nông thôn; (7) -
Những vấn đề xã hội nông thôn; (8) - Công tác xã hội nông thôn; (9) - Tâm lý xã hội nông
thôn; (10) - Sự kiểm soát xã hội nông thôn; (11) - Xây dựng nền văn minh tinh thần xã hội
chủ nghĩa ở nông thôn; (12) - Biến đổi xã hội nông thôn; (13) - Hiện đại hóa xã hội nông
thôn; (14) - Chiến lược phát triển nông thôn.
Thực ra ở các nước phát triển cũng có chuyên khảo xã hội học có t•m giŸo khoa xã
hội học nông thôn. Chẳng hạn cuốn sŸch do P. Rambaud chủ biên:"Xã hội học nông
thôn"(Paris/La Haye,Monton,1976). Trong đó có cả một hệ thống vấn đề xã hội học nông
thôn nghiên cứu, bao gồm các chương: (1) - Những xã hội luôn biến đổi, (2) - Trí nhớ tập thể
và sự sŸng tạo ra một xã hội, (3) - Lao động ruộng đất, cơ sở của xã hội nông thôn, (4) -
Làng, một tổ chức bền vững, (5) - Tài sản ruộng đất, ý nghĩa và xung đột, (6) - Chính sŸch
ruộng đất và sự di động xã hội, (7) - Về một số vấn đề còn chưa biết rõ.
Trong cuốn "Xã hội học từ nhiều hướng tiếp cận và những thành tựu bước đ•u" (Chủ
biên Tương Lai, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội, 1994) có phần "Xã hội học nông thôn" do tôi
viết. Trong đó tôi đã xác định cơ sở và bộ khung của giáo trình xã hội học nông thôn. Bao
gồm: (1) - Đặc điểm đối tượng và Phương pháp. Tôi viết: "Đối tượng riêng của xã hội học
nông thôn chính là các vấn đề, sự kiện và những qui luật đặc thù của hệ thống xã hội nông
thôn xét trong toàn bộ tính chỉnh thể và phức thể, phức tạp, đa dạng, phong phú của nó trong
hiện thực" (tr 60). Về đặc điểm Phương pháp, tôi cho rằng cần kết hợp cả 3 nhóm Phương
pháp trong xã hội học nông thôn: a/ Phương pháp chung, b/ Phương pháp riêng của xã hội
học và c/ Phương pháp riêng của xã hội học nông thôn; (2) - Bộ khung hệ vấn đề nghiên cứu
xã hội học nông thôn, bao gồm những vấn đề tương quan, tương tác nội bộ xã hội nông thôn
(các nhân vật, nhóm xã hội, các cơ cấu, tổ chức, thiết chế xã hội nông thôn...) và những vấn
đề tương quan, tương tác giữa xã hội nông thôn với môi trường (đô thị hóa, công nghiệp hóa,
quốc tế hóa...); (3) - Thành tựu nghiên cứu xã hội học nông thôn nói chung được tôi lưu ý đó
Tô Duy Hợp
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
41
là chính xác hóa khái niệm "nông thôn", làm sáng tỏ dần bản chất xã hội nông thôn và xu
hướng biến đổi tất yếu của xã hội nông thôn; (4) - Xã hội học nông thôn Việt Nam tuy còn
non trẻ, song cũng đã có một số thành quả bước đầu, đáng lưu ý nhất là sáng tỏ dần thực
trạng và xu hướng biến đổi của xã hội nông thôn trong thời kỳ Đổi mới.
Như đã nói, hiện nay, do nhu cầu sự nghiệp đào tạo, giáo trình xã hội học nông thôn
cũng như xã hội học nói chung cần được hoàn thiện để phục vụ cho cả 3 cấp: đại học, cao
học và nghiên cứu sinh. Xét theo yêu cầu đó thì những gì đã được viết và thực hành là chưa
đạt yêu cầu.
Dưới đây, chúng tôi thử phác thảo bộ khung mới thích hợp hơn. Trước hết là một số
nguyên tắc chung. Sự phân biệt 3 cấp độ đào tạo là như sau: a/ Giáo trình dùng cho đại học
cung cấp tương đối đầy đủ những kiến thức cơ bản của môn học; b/ giáo trình dùng cho cao
học đi sâu vào các chuyên đề; c/ đối với nghiên cứu sinh thì cần đi sâu vào vấn đề mà đề tài
luận Ÿn nghiên cứu sinh đã lựa chọn. Việc phân bố giờ giữa lý thuyết và thực hành sẽ theo
nguyên tắc cân đối, chú trọng phần thảo luận để tăng tính tích cực, chủ động và hiệu quả tiếp
thu kiến thức khoa học của học viên.
Kết cấu của giáo trình xã hội học nông thôn dành cho trình độ đại học
Xã hội học nông thôn là một trung tâm liên ngành xã hội học. Do đó, về đối tượng,
phương pháp, bộ máy phạm trù, các chuyên đề của nó có tầm cỡ sánh được với xã hội học
nói chung.
Theo tôi, cơ cấu tổng quát của chuyên ngành xã hội học nông thôn bao gồm các thành
phần chính sau đây:
1. Lịch sử xã hội học nông thôn
2. Phương pháp nghiên cứu xã hội học nông thôn
3. Nội dung cơ bản của xã hội học nông thôn
3.1, Đại cương xã hội học nông thôn
3.2, Xã hội học nông thôn chuyên biệt
4. Ứng dụng xã hội học nông thôn
5. Quan hệ giữa xã hội học nông thôn với các chuyên ngành xã hội học và các lĩnh
vực khác.
Dưới dạng mô hình, ta có thể hình dung cơ cấu đó như sau: (xem Sơ đồ 1)
Vấn đề cụ thể hóa nội dung của xã hội học phụ thuộc căn bản vào quan niệm về đối
tượng nghiên cứu của nó. Như đã biết,câu hỏi :"Xã hội học nghiên cứu cŸi gì?" đã có nhiều
cách trả lời khác nhau, thậm chí mâu thuẫn loại trừ nhau,trở thành vấn đề tranh luận xuyên
suốt lịch sử hình thành và phát triển chuyên ngành xã hội học.
Trong bài viết:" Đặc điểm tiếp cận hệ thống trong xã hội học" (Tạp chí Xã hội học,
Số 4/1996) tôi đã có nhận xét xu thế chung của xã hội học hiện đại là tổng-tích hợp hạt nhân
hợp lý của các quan điểm tuy khác nhau, thậm chí đối chọi nhau, song xét về thực chất lại có
chỗ căn bản nhất trí với nhau. Và tôi cũng đã đề xuất ý kiến cho rằng phạm trù "hệ thống xã
hội" đủ sức bao hàm tất cả các hạt nhân hợp lý của các quan điểm cạnh tranh nhau về đối
tượng, phạm vi, ý nghĩa của xã hội học. Do đó, một cách nhất quán, tôi vẫn kiên trì quan
niệm về đối tượng của xã hội học nông thôn mà tôi đã đề ra trong phần "xã hội học nông
Vấn đề hoàn thiện giáo trình xã hội học nông thôn
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
42
thôn" của sách "Xã hội học từ nhiều hướng tiếp cận và những thành tựu bước đầu" (1994) đã
trích dẫn ở trên.
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổng quát của chuyên ngành xã hội học nông thôn
Ở đây, tôi vẫn xác định đối tượng của xã hội học nông thôn là những sự kiện,vấn đề
và quy luật của hệ thống xã hội nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay, cũng có cách quan niệm
khŸc. Ví dụ như trong cuốn sách :"Xã hội học" do Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng đồng
chủ biên (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội - 1997) có chương I "Đối tượng, chức năng và
nhiệm vụ của xã hội học" của tác giả Lê Ngọc Hùng. Ở đó, tác giả cho rằng phạm trù "hệ
thống" vẫn không đủ sức tổng - tích hợp các quan điểm hợp lý mà phải sử dụng phạm trù
"quan hệ". Tác giả viết: "Xã hội học là khoa học nghiên cứu qui luật của sự phát sinh, biến
đổi và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội" (tr.11) và nhấn mạnh rằng: "Việc
xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học là qui luật nảy sinh, phát triển mối quan hệ
giữa xã hội và con người có ý nghĩa lý luận và Phương pháp luận to lớn trong việc giải quyết
những khúc mắc lý luận và Phương pháp luận xã hội học" (tr.24)... Tôi có suy nghĩ về những
điều trên và để cùng nhau trao đổi nhằm đi đến những hiểu biết sâu sắc hơn cho nên mạnh
dạn nêu lên đây: vì sao tác giả không coi "mối quan hệ giữa con người và xã hội" là hệ thống
hoặc làm nên hệ thống hoặc chí ít là có tính hệ thống? Đọc kỹ các trang sách từ 11 đến 24 sẽ
(1)
Lịch sử
xã hội
học nông
thôn
(4)
Ứng dụng
xã hội học
nông thôn
(2)
Phương pháp nghiên cứu
xã hội học nông thôn
(5)
Quan hệ giữa xã hội học nông
thôn với các chuyên ngành xã
hội học và các lĩnh vực khác
(3)
Nội dung cơ bản của xã hội học nông
thôn
3.1/ Đại cương xã hội học nông thôn
3.2/ Xã hội học nông thôn chuyên biệt
Tô Duy Hợp
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
43
thấy rõ tác giả vạch ra một đường phân ranh dứt khoát giữa một bên là hệ thống còn bên kia
là phi hệ thống
Hệ thống Phi Hệ thống
1. Xã hội
2. Văn hóa
3. Cơ cấu xã hội
4. Vĩ mô
1. Con người
2. Cá nhân
3. Hành động xã hội
4. Vi mô
Nếu đúng như thế này thì khái niệm "hệ thống" không đủ sức bao quát toàn bộ lĩnh
vực đối tượng của xã hội học. Nhưng đó không phải là quan niệm đúng đắn và hiện đại về hệ
thống. Đúng là đã từng có quan điểm lệch lạc như vậy, chẳng hạn như đồng nhất hệ thống
với cấu trúc (hay cơ cấu) và đồng nhất đối tượng của xã hội học với cơ cấu xã hội. Đó chính
là chủ nghĩa cấu trúc (hay chủ nghĩa cơ cấu) trong xã hội học, một khuynh hướng rất đặc
trưng của chủ nghĩa thực chứng cổ điển. Nhưng lịch sử xã hội học cho thấy rõ, sự phê phán
chủ nghĩa cấu trúc không chỉ từ phía chủ nghĩa phản thực chứng, nhấn mạnh tính phi cấu
trúc (bị ngộ nhận là phi hệ thống) của hành động cá nhân và dẫn tới chủ nghĩa phản cấu trúc,
mà còn từ phía chủ nghĩa Mác, ngay từ đầu đã không đem đối lập loại trừ nhau giữa cấu trúc
xã hội với hành động xã hội, vĩ mô với vi mô, xã hội với cŸ nhân mà coi chúng như hai mặt
mâu thuẫn thống nhất cấu thành bản chất của xã hội người hoặc của con người xã hội. Như
vậy, không phải chỉ có ngày nay mà ngay từ thời hình thành chuyên ngành xã hội học, đã có
một quan niệm căn bản đúng đắn về hệ thống bao gồm các đặc trưng cơ bản là cấu trúc (hay
cơ cấu), chức năng, hành vi, lịch sử.
Hệ thống là tập hợp các phần tử (hay yếu tố) có quan hệ với nhau và với môi trường.
Nếu xuất phát từ định nghĩa cơ bản này của L.V. Bertalanfy thì phải chăng những cái mà
Tiến sĩ Lê Ngọc Hùng coi là phi hệ thống như "cá nhân", "hành động xã hội","vi mô" đều có
thể coi là hệ thống, bởi mỗi cái đều là tổng hợp những phần tử (hay yếu tố) có quan hệ với
nhau và với môi trường.
Mà nếu như vậy thì tôi nghĩ rằng: "quan hệ giữa con người và xã hội" hay "quan hệ
giữa xã hội và con người" mà tác giả đã quan niệm phải chăng thực chất là một biểu hiện của
hệ thống xã hội người (hay của hệ thống con người xã hội)? Hơn nữa, cũng còn phải tính đến
những biểu hiện khác nữa của hệ thống xã hội người, đó chính là quan hệ giữa con người và
con người, và quan hệ giữa xã hội và xã hội. Cả ba loại quan hệ này một mặt làm nên tính
tổng thể (tính phức thể), và mặt khác, hợp thành tính thống nhất (chỉnh thể) của hệ thống
người xã hội. Vì vậy, tôi cho rằng đối tượng của xã hội học không chỉ hạn chế trong mối
quan hệ giữa con người và xã hội mà bao hàm cả mối quan hệ giữa con người và con người,
cũng như mối quan hệ giữa xã hội và xã hội.
Ngoài ra, cũng còn phải lưu ý đến mối quan hệ giữa con người và xã hội người với
môi trường, bao gồm cả môi trường xã hội và môi trường tự nhiên. Không đi sâu vào mối
quan hệ liên hệ thống này thì chưa làm sáng tỏ được bản chất, qui luật phát sinh, phát triển
của mối quan hệ giữa con người và xã hội. Phải chăng đoàn kết hay xung đột xã hội không
liên quan gì đến tình trạng khan hiếm tài nguyên thiên nhiên? Vì thế, theo tôi, những vấn đề
về quan hệ giữa con người và xã hội với môi trường thực chất là vấn đề liên hệ thống, siêu
Vấn đề hoàn thiện giáo trình xã hội học nông thôn
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
44
hệ thống, cho nên tiếp cận hệ thống đủ sức bao quát toàn bộ phạm vi, đối tượng của xã hội
học.
Đương nhiên là không nên quan niệm một cách tuyệt đối, cứng nhắc rằng tiếp cận hệ
thống là duy nhất đúng đắn và thích hợp; bởi vì hệ thống, tính hệ thống không phải là đặc
trưng duy nhất của sự vật, hiện tượng. Những cách tiếp cận khác hệ thống, phi hệ thống cũng
có những giá trị nhất định. Trên những vấn đề mà tôi mạnh dạn đưa ra trao đổi với Tiến sĩ
Lê Mạnh Hùng, tôi cho rằng, nếu như tác giả thừa nhận rằng "Xã hội học từ những năm 1980
trở lại đây có xu hướng trở thành khoa học tổng hợp chủ yếu với ý nghĩa là khoa học nghiên
cứu cả về con người và cả về xã hội" (tr.20), thì không có cách nào khác tốt hơn đối với xã
hội học hiện đại là cách coi hệ thống xã hội người (hay hệ thống con người xã hội) là khích
thể, tức là phạm vi đối tượng riêng mà trên đó khoa học xã hội học lẩy ra các sự kiện, vấn đề
và qui luật để nghiên cứu chuyên biệt.
Chính vì thế mà, tôi nghĩ rằng cách tiếp cận hệ thống trong xã hội học nông thôn là
đúng đắn và thích hợp để xây dựng bộ môn khoa học này. Mà nếu như vậy thì cơ cấu giáo
trình đại cương xã hội học nông thôn quÁn triệt quan điểm tổng - tích hợp các quan niệm
hợp lý bằng tiếp cận hệ thống sẽ có dạng mô hình tương ứng như sau:
Phần I:
Nhập môn xã hội học nông thôn
(1.1)
1 1.1. Lịch sử xã hội học nông thôn
1.2. Đối tượng xã hội học nông thôn
1.3. Phương pháp xã hội học nông thôn (1.2) (1.3)
Phần II:
Nội dung cơ bản của xã hội học nông thôn
2.1. Đặc trưng cơ bản của xã hội nông thôn
2.2. Cơ cấu và hành vi xã hội nông thôn
2.3. Thiết chế và hoạt động xã hội nông thôn
2.4. Biến đổi xã hội nông thôn (2.2)
(2.1) (2.4)
(2.3)
Phần III
Ứng dụng và phát triển tiếp tục xã hội học nông thôn
Tô Duy Hợp
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
45
3.1. Quan hệ giữa xã hội học nông thôn với các chuyên ngành xã hội học và các lĩnh vực
khác. (3.1) (3.2)
3.2. Ứng dụng xã hội học nông thôn
3.3. Phát triển tiếp tục xã hội học nông thôn
(3.3)
Cụ thể hóa thành chương, mục,
giáo trình đại cương xã hội học nông thôn có thể có dạng sau đây:
Phần mở đầu
Giới thiệu dẫn nhập
1/ Phạm vi và nội dung đối tượng nghiên cứu xã hội học nông thôn
2/ Đặc điểm Phương pháp nghiên cứu xã hội học nông thôn
3/ Tư cách độc lập của xã hội học nông thôn
4/ Ý nghĩa, tác dụng của xã hội học nông thôn
Chương thứ nhất: Những đặc điểm cơ bản của xã hội nông thôn
1/ Định nghĩa khái niệm "xã hội nông thôn"
2/ Phân loại xã hội nông thôn
Chương thứ hai: Cơ cấu và hành vi xã hội nông thôn
1/ Cơ cấu dân số, lao động xã hội nông thôn
2/ Phân tầng xã hội nông thôn
Chương thứ ba: Thiết chế và hoạt động xã hội nông thôn
1/ Gia đình nông thôn
2/ Kinh tế nông thôn
3/ Chính trị nông thôn
4/ Giáo dục nông thôn
5/ Y tế nông thôn
6/ Tôn giáo nông thôn
7/ Các tổ chức và thiết chế xã hội khác ở nông thôn
Chương thứ tư: Làng - xã
1/ Khái niệm làng - xã
2/ Hội nhập (cộng đồng)
3/ Hòa hợp (cộng hòa)
4/ Văn hóa làng - xã
5/ Tự quản làng - xã
Chương thứ năm: Biến đổi xã hội nông thôn
Vấn đề hoàn thiện giáo trình xã hội học nông thôn
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
46
1/ Đặc điểm lịch sử xã hội nông thôn
2/ Thực trạng và xu hướng biến đổi xã hội nông thôn
3/ Lựa chọn chiến, sách lược phát triển nông thôn
Chương thứ sáu: Ứng dụng và phát triển tiếp tục xã hội học nông thôn
1/ Một số thành quả ứng dụng xã hội học nông thôn
2/ Triển vọng ứng dụng xã hội học nông thôn
3/ Hoàn thiện nội tại chuyên ngành xã hội học nông thôn
* Trình độ cao học của giáo trình xã hội học nông thôn sẽ có hai phần lớn
- Phần thứ nhất: Ôn tập kiến thức cơ bản của trình độ đại học
- Phần thứ hai: Các chuyên đề của xã hội học nông thôn bao gồm:
+ Chuyên đề I: Xã hội học nông thôn - một trung tâm liên ngành của xã hội học
+ Chuyên đề II: Vấn đề bản chất của xã hội nông thôn
+ Chuyên đề III: Chiến lược phát triển nông thôn
+ Chuyên đề IV: Nông thôn Việt Nam trên con đường đổi mới, phát triển ổn định, lâu
bền
+ Chuyên đề V: Lý luận và kinh nghiệm làm công trình nghiên cứu xã hội học nông
thôn.
Với trình độ nghiên cứu sinh, như đã nói, sẽ tùy thuộc chủ đề của nghiên cứu sinh mà
có sự lựa chọn cách trình bày nội dung và Phương pháp thích hợp, sẽ đặc biệt chú trọng
Phương pháp luận nghiên cứu xã hội học nông thôn.
Trên đây là những vấn đề tôi nêu lên mong nhận được ý kiến tranh luận và nhận xét
để cùng nhau xây dựng một giáo trình xã hội học nông thôn vừa mang tính lý luận sâu sắc
vừa phù hợp với thực tiễn Việt Nam, một giáo trình đang được chờ đợi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_de_hoan_thien_giao_trinh_xa_hoi_hoc_nong_thon.pdf