1. Khái quát tỉnh Quảng Ngãi
Quảng Ngãi là một tỉnh miền Trung của Việt Nam, có đường quốc lộ 1 đi qua. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Đông giáp biển Đông, phỉa Tây giáp 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Tỉnh Quảng Ngãi có 1 thành phố và 13 huyện, thị.
Diện tích tự nhiên: 5849,6 km 2, trong đó 2/3 là đồi núi. Dân số hiện nay là 1.271.370 người, trong đó có khoản 137.000 người là dân tộc thiểu số (Hre, Cor, Cadong ). Toàn tỉnh có 5.280 trẻ mồ côi, trong đó có 1.300 trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Thực trạng tỉnh Quảng Ngãi là một tỉnh nghèo, có 80% làm nông nghiệp, có nhiều thiên tai, lũ lụt, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Từ đó, cuộc sống của các cháu mồ côi trong tỉnh lại càng gặp khó khăn hơn nữa.
2. Khái quát Trung tâm Bảo trợ-Xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Trung tâm nuôi dưởng Đối tượng Chính sách-Xã hội tỉnh Quảng Ngãi là đơn vị trực thuộc Sở Lao động Thương binh-Xã hội tỉnh Quảng Ngãi. Do nhu cầu cần mở rộng qui mô, mở rộng đối tượng nên Trung tâm được đổi tên thành Trung tâm Bảo trợ-Xã hội tỉnh Quảng Ngãi theo quyết định số: 622/QĐ-CT ngày 04 tháng 4 năm 2005 của Chủ tịch UBND tỉnh.
Chức năng, nhiệm vụ của TT là tiếp nhận, nuôi dưởng trẻ em mồ côi, người già cô đơn không nơi nương tựa (mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng )
Địa điểm : Phường Nghĩa Chánh-Thành phố Quảng Ngãi
Từ ngày Trung tâm thành lập cho đến nay đã có hơn 200 lượt đối tượng được nuôi dưởng tại Trung tâm , trong đó có 50 cháu được TT nuôi dưởng, tạo nghề đã trưởng thành và tái hoà nhập cộng đồng, có việc làm ổn định. Hiện nay Trung tâm đang nuôi dưởng 22 cụ già cô đơn không nơi nương tựa và 85 trẻ mồ côi.
Trung tâm Bảo trợ Xã hội Quảng Ngãi đã đi vào hoạt động trên 14 năm. Trong thời gian đó, Trung tâm đã nhận được sự quan tâm , giúp đỡ của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các cơ quan tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Do đó, các đối tượng được nuôi dưởng tại Trung tâm đã dần đi vào ổn định. Tuy nhiên, cơ sở vật chất của Trung tâm vẫn còn nhiều thiếu thốn. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, các cháu mồ côi vẫn chưa có phòng đọc sách, trang thiết bị và phương tiện phục vụ còn nghèo nàn, chế độ nuôi dưởng còn thấp. Đặc biệt, kinh phí Trung tâm còn hạn hẹp nên việc hỗ trợ cho các em đi học nghề, học Đại học, Cao đẳng còn gặp rất nhiều khó khăn.
Bài nghiên cứu gồm 8 trang
8 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3245 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề Hỗ trợ xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vấn đề Hỗ trợ xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh quảng ngãi
I. Khái quát chung về tình hình địa phương và Trung tâm Bảo trợ-Xã hội tỉnh Quảng Ngãi
1. Khái quát tỉnh Quảng Ngãi
Quảng Ngãi là một tỉnh miền Trung của Việt Nam, có đường quốc lộ 1 đi qua. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Đông giáp biển Đông, phỉa Tây giáp 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Tỉnh Quảng Ngãi có 1 thành phố và 13 huyện, thị.
Diện tích tự nhiên: 5849,6 km 2, trong đó 2/3 là đồi núi. Dân số hiện nay là 1.271.370 người, trong đó có khoản 137.000 người là dân tộc thiểu số (Hre, Cor, Cadong…). Toàn tỉnh có 5.280 trẻ mồ côi, trong đó có 1.300 trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Thực trạng tỉnh Quảng Ngãi là một tỉnh nghèo, có 80% làm nông nghiệp, có nhiều thiên tai, lũ lụt, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Từ đó, cuộc sống của các cháu mồ côi trong tỉnh lại càng gặp khó khăn hơn nữa.
2. Khái quát Trung tâm Bảo trợ-Xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Trung tâm nuôi dưởng Đối tượng Chính sách-Xã hội tỉnh Quảng Ngãi là đơn vị trực thuộc Sở Lao động Thương binh-Xã hội tỉnh Quảng Ngãi. Do nhu cầu cần mở rộng qui mô, mở rộng đối tượng nên Trung tâm được đổi tên thành Trung tâm Bảo trợ-Xã hội tỉnh Quảng Ngãi theo quyết định số: 622/QĐ-CT ngày 04 tháng 4 năm 2005 của Chủ tịch UBND tỉnh.
Chức năng, nhiệm vụ của TT là tiếp nhận, nuôi dưởng trẻ em mồ côi, người già cô đơn không nơi nương tựa (mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng…)
Địa điểm : Phường Nghĩa Chánh-Thành phố Quảng Ngãi
Từ ngày Trung tâm thành lập cho đến nay đã có hơn 200 lượt đối tượng được nuôi dưởng tại Trung tâm , trong đó có 50 cháu được TT nuôi dưởng, tạo nghề đã trưởng thành và tái hoà nhập cộng đồng, có việc làm ổn định. Hiện nay Trung tâm đang nuôi dưởng 22 cụ già cô đơn không nơi nương tựa và 85 trẻ mồ côi.
Trung tâm Bảo trợ Xã hội Quảng Ngãi đã đi vào hoạt động trên 14 năm. Trong thời gian đó, Trung tâm đã nhận được sự quan tâm , giúp đỡ của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các cơ quan tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Do đó, các đối tượng được nuôi dưởng tại Trung tâm đã dần đi vào ổn định. Tuy nhiên, cơ sở vật chất của Trung tâm vẫn còn nhiều thiếu thốn. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, các cháu mồ côi vẫn chưa có phòng đọc sách, trang thiết bị và phương tiện phục vụ còn nghèo nàn, chế độ nuôi dưởng còn thấp. Đặc biệt, kinh phí Trung tâm còn hạn hẹp nên việc hỗ trợ cho các em đi học nghề, học Đại học, Cao đẳng… còn gặp rất nhiều khó khăn.
II. Vài nét về cuộc nghiên cứu ở Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Quảng Ngãi
1. Đối với trẻ em đang được nuôi dưởng tại Trung tâm
Hiện tại, Trung tâm đang nuôi dưởng 85 trẻ em mồ côi, trong đó:
Dân tộc : 18
Kinh : 67
Trẻ không có khả năng học : 03
Trẻ chưa đến tuổi học : 01
Trẻ học cấp I : 27
Trẻ học cấp II : 31
Trẻ học cấp III : 08
Trẻ học nghề : 15
Qua số liệu trên cho thấy các em mồ côi được vào Trung tâm (TT) còn rất hạn chế, nhưng mỗi em đều có mỗi hoàn cảnh riêng biệt. Chúng tôi làm việc với TT vào buổi sáng, có một số em đi học, còn một số em ở nhà. Các em nhìn chúng tôi rất xa lạ, như dò hỏi và như muốn chia xẻ điều gì. Chúng tôi thấy các em như tờ giấy trắng, đúng ra các em cũng như bao đứa trẻ khác, được sống trong một gia đình, được hưởng những hương vị ngọt ngào của sự yêu thương đùm bọc. Nhưng ở đây các em không có ai là người thân cả, chỉ có các cô, các má ở TT mà thôi. Tôi gặp em Huỳnh Văn Nguyện (16 tuổi), học lớp 8. Em tâm sự: “Cha em mất khi em còn trong bụng mẹ, mẹ em mất khi em học lớp 1, dì đón em về nuôi nhưng do dì nghèo quá không nuôi nổi em nữa, dì đưa em vào TT này.”
Vào khoảng tuổi này các em ý thức được rất nhiều vấn đề. Đặc biệt các em là mồ côi, diễn biến tâm lý của các em tương đối phức tạp. Các em luôn ý thức rằng mình là đứa trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, phải sống nhờ vào sự nuôi dưởng của Nhà nước và sự chăm sóc của các Cán bộ Xã hội (CBXH) ở TT. Các em thường nhớ lại những quá khứ đau buồn, thường buâng khuân tự hỏi: Sau này mình sẽ làm gì, sẽ có cuộc sống ra sao, khi mình không có gia đình, không có cha có mẹ và không cả những người thân ?
Em Vương Thị Mỹ Linh (12tuổi), học lớp 4, quê ở Bình Phước chỉ ao uớc là “được đi học để sau này đỡ khổ”. Những mơ ước nhỏ nhoi tưởng chừng như bình thường nhưng lại gần như bế tắt bởi sự tan vỡ của gia đình cũng như mọi sự rủi ro khác trong cuộc đời các em, để rồi các em được đưa về các TT Bảo trợ Xã hội, được các CBXH chăm sóc tận tình. Các em thường tâm sự với CBXH của TT để nhận được những lời động viên, những lời an ủi. Cán bộ Xã hội ở đây luôn cận kề các em và luôn lắng nghe những tâm tư nguyện vọng, để từ đó tư vấn cho các em những con đường đi trong tương lai khi các em không còn ở trong TT nữa. Như vây, làm việc với các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là một thách thức lớn của CBXH trong lĩnh vực hỗ trợ về định hướng nghề nghiệp, về lĩnh vực an sinh nhi đồng.
Tóm lại, trẻ em rất cần sự hỗ trợ của CBXH. Cán bộ Xã hội phải có khả năng lắng nghe, phải biết tạo mối quan hệ với trẻ, phải có những kiến thức cơ bản về lĩnh vực CTXH để tạo được sự gần gủi và thân thiện. Bởi vì, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nào đi chăng nữa thì các em cũng là một con người.
2. Đối với gia đình, cha mẹ
Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, tình cảm, kinh tế. Gia đình là một môi trường quan trọng góp phần hình thành nhân cách của một con người. Gia đình là một nhóm tâm lý tình cảm đặc thù tức là nghiên cứu các mối quan hệ bên trong gia đình, đó là quan hệ giữa các thành viên, các thế hệ trong gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình ổn định hạnh phúc, phát triển bền vững thì xã hội mới phát triển bền vững. Trong gia đình, cha mẹ luôn mẫu mực, tất yếu con cái sẽ ảnh hưởng đến nền đạo đức cơ bản đó, hoặc ngược lại.
Trường hợp điển cứu
Em Vương Thị Mỹ Linh, 12 tuổi, học lớp 4, quê em ở Bình Phước. Em cũng có một gia đình, nhưng ba em có vợ bé và thường đánh mẹ nên mẹ đã bỏ nhà đi cách đây 3-4 năm rồi. Khi mẹ đi rồi, bố em vẫn thường uống rượu và rất hay đánh em. Bố còn đánh người khác và bị đi tù. Ông bà nội nuôi chị em em , nhưng bà thì thương còn ông nội hay chưởi mắng, đánh đập và đuổi đi. Em trai được cô mang về nuôi đến nay em không còn nhớ địa chỉ nữa.
Linh nghe mọi người nói mẹ đi về quê Quảng Ngãi và Linh quyết định đi tìm, Linh bỏ nhà đi và gặp một người đem về An Giang nhận làm con nuôi. Linh về An Giang sống được một năm. Tại đây, Linh phải làm việc suốt ngày như: Giặt đồ, lau nhà, rửa chén bát, bán vé số, bán củ sắn, bán múi mít để đem tiền về cho mẹ nuôi và Linh không được đi học. Một hôm, Linh nghe trộm được là mẹ nuôi sẽ bán Linh cho người khác, Linh sợ quá và trốn đi luôn. Linh đi nhờ xe để tìm đường về Quảng Ngãi mong sẽ có ngày tìm dược mẹ. Những người đi đường biết Linh là trẻ lang thang nên đưa Linh vào TT này.
Đây là một trường hợp rất thương tâm, bắt đầu sự đỗ vở của gia đình để rồi đưa đẩy một con người nhỏ bé còn trong tuổi chơi, tuổi học gặp phải một điều kiện thật trớ trêu. Nghe em nói: “ Em muốn được đi học để sau này đỡ khổ hơn” mà chhúng tôi chạnh lòng! Thời gian trước đây em không được đi học liên tục, phải nghĩ mất 2 năm, khi về TT em vẫn chưa được đi học vì quê em ở Bình Phước nên ý định của lãnh đạo TT sẽ đưa em về TT Bảo trợ Xã hội tỉnh Bình Phước. Còn em Huỳnh Văn Nguyện, 16 tuổi thì lại khác: “Một năm em về quê được 2-3 lần (các má cho em tiền về và thỉnh thoảng dì em cũng lên thăm, dì thường hỏi thăm về tình hình sức khoẻ và học tập, động viên em cố gắng học hành để sau này có tương lai hơn”.
Qua cuộc nghiên cứu ở TT, hầu hết các em là mồ côi cả cha lẫn mẹ, có một số ít mồ côi mẹ hoặc mồ côi cha. Do vậy, sự hỗ trợ từ phía cha mẹ là rất ít, chỉ có những người thân có quan hệ ruột thịt với trẻ là thỉnh thoảng đi lại thăm hỏi động viên các em. Mặc dầu các em được sự chăm sóc của các CBXH, nhưng tình cảm của gia đình luôn là sợi dây liên kết bền chặt với họ hàng, với nơi mà trẻ được sinh ra.
3. Đối với Cán bộ Xã hội, với lãnh đạo TT Bảo trợ Xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Làm việc với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là một trong những vấn đề khó khăn đối với CBXH, đặc biệt là lãnh đạo các TT Bảo trợ Xã hội. Làm việc với trẻ em bao gồm các mối quan hệ trực diện khi CBXH ở bên cạnh trẻ, lắng nghe trẻ bày tỏ những ý kiến, những cảm xúc, những buâng khuân trăn trở. Từ đó, tìm cách trao đổi phù hợp và luôn tôn trọng trẻ, lôi kéo trẻ tham gia đầy đủ vào những quyết định cần thiết có ảnh hưởng đến trẻ. Làm việc với trẻ, CBXH phải có kỷ năng lắng nghe, kỷ năng quan sát, kiến thức về tâm lý học và có những kiến thức cơ bản về CTXH thì mới đem lại những hiệu cao hơn.
Qua điều tra nghiên cứu ở TT Bảo trợ Xã hội tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi thấy một điều là tất cả CBXH ở đây đều rất thương yêu trẻ, xem các em như những người thân thuộc và làm việc với các em bằng chính sự yêu thương cũng như tất cả kinh nghiệm sống của mình. Chị Sa (Giám đốc TT) tâm sự: “Chị làm ở đây từ ngày TT mới thành lập (1991), khi ấy chị vẫn chưa lập gia đình, chuyên môn của chị là kế toán. Trong quá trình làm việc chị vừa học vừa tích luỹ kinh nghiệm mà không qua lớp đào tạo nào cả. Chị nghĩ, nếu mình không thương yêu trẻ và hiểu cho hoàn cảnh của chúng thì không thể giúp đỡ chúng nó được”. Qua trao đổi với chúng tôi, hầu hết các CBXH ở đây đều có sự nhiệt tình và một tâm huyết đáng ghi nhận. Với đồng lương ít ỏi (400-500 ngàn đồng/tháng) cũng như trực đêm chỉ được hưởng 15.000đ/đêm, hôm sau vẫn đi làm chứ không được nghĩ bù nhưng họ vẫn đều hoàn thành tốt công việc của mình. Chị Thanh (y sĩ) tâm sự: “Tôi về làm việc ở đây từ năm 1993. Ban đầu, tôi thấy buồn chán vì lúc đó còn ít các em, hơn nữa tôi cũng không phát huy được chuyên môn nhiều, nhưng càng về sau tôi thấy càng thương các em hơn. Hầu hết các em ở đây đều rất đáng thương, mỗi em có một hoàn cảnh rất buồn. Do vậy, tôi rất yêu quí các em và chăm sóc các em nhiều hơn. Hiện tại, tôi rất hài lòng về công việc của tôi ở đây”. Như vậy, các CBXH đều thể hiện trách nhiệm của mình bằng chính sự yêu thương, đồng cảm, mặc dầu đời sống của không ít người còn gặp phải những khó khăn nhất định.
Qua tìm hiểu, hầu hết những CBXH ở TT đều không qua đào tạo những kiến thức cơ bản về CTXH, đặc biệt là CTXH với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Họ chỉ làm việc với những kinh nghiệm sẳn có của mình. Về chuyên môn, “Sở LĐTB-XH tỉnh Quảng Ngãi hàng năm có tổ chức những khoá tập huấn ngắn hạn cho các cán bộ , nhưng cũng do TT quá ít người và nhiều cán bộ không muốn đi học nên họ không nhiệt tình tham gia”. Chị Sa (Giám đốc) tâm sự như vậy.
Về nguồn lực tài chính của TT chủ yếu là ngân sách của Nhà nước (Sở LĐTB-XH) cung cấp. Hiện tại, các em được hưởng 150.000đ/tháng. Ngoài ra, còn có những tấm lòng hảo tâm, một số cơ quan thiện chí thỉnh thoảng có tặng quà cho các em trong những ngày lễ tết. Theo ý kiến của Giảm đốc TT thì số tiền trên là quá ít ỏi so với thời giá bây giờ. Đây là một trong những khó khăn đối với các em, TT đang kiến nghị cấp trên tăng kinh phí để đảm bảo sức khoẻ cho các em.
Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Quảng Ngãi nằm ngay trung tâm của Thành phố Quảng Ngãi. Do đó, các mối quan hệ với các cơ quan lân cận cũng như ở cộng đồng rất thuận lợi, các em sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm thường đến TT để bồi dưởng thêm cho các em về kiến thức văn hoá đã học ở trường.
Tóm lại, các em ở TT được sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các em được sống trong tình yêu thương của cán bộ lãnh đạo cũng như các CBXH của TT. Điều hạn chế chúng tôi thấy ở đây là hầu hết các cán bộ TT không được đào tạo qua trường lớp nào, chỉ làm việc với các em bằng kinh nghiệm, bằng tình thương mà thôi. Theo chúng tôi, như vậy vẫn chưa đủ, bởi lẽ làm việc với các em là một trong những vấn đề rất khó khăn nhưng cũng rất vinh dự mà người CBXH phải có những kiến thức cơ bản về CTXH vì đối tượng ở đây là các em mồ côi.
4. Đối với chính quyền địa phương
Qua số liệu điều tra, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 1300 trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ. Số lượng 85 em mồ côi được đưa vào TT là quá ít, chỉ đạt 6,53%. Theo suy nghĩ của CBXH của TT, như vậy là còn quá hạn hẹp. Trước đây, TT chưa được xây dựng lại nhưng nay đã được cấp trên cho kinh phí xây dựng tương đối khang trang và rộng rãi nên việc xem xét tiêu chuẩn để đưa các em mồ côi về TT là việc cần quan tâm hơn nữa.
Vấn đề đưa các em mồ côi vào TT Bảo trợ Xã hội là một trong những điều mà các cấp chính quyền địa phương trăn trở. Điều cốt lõi là các cấp luôn tạo điều kiện để các em được sinh sống tại cộng đồng. Tuy nhiên, tỉnh Quảng Ngãi là một trong những tỉnh còn nghèo, hầu hết còn lao động là nông nghiệp (80% làm nông nghiệp). Hơn nữa, Quảng Ngãi là tỉnh thuộc miền Trung trung bộ, có bờ biển dài hơn 100 km nên thường xuyên gặp phải thiên tai, bảo lụt. Do đó, việc tạo điều kiện thuận lợi cho các em có hàon cảnh đặc biệt khó khăn đủ điều kiện sinh sống cũng như việc học hành là một điều nan giải. Các địa phương trong tỉnh chưa có giải pháp nào hữu hiệu để giải quyết vấn đề này.
III. Kết luận và kiến nghị
“ Trẻ em hôm nay, Thế giới ngày mai” và “Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em”. Đó là một trong những khẩu hiệu mà tất cả chúng ta phải hành động, phải thể hiện đúng như tinh thần của nó. Tất cả chúng ta hầu hết ai cũng có gia đình, nhưng trong bài viết này muốn nói lên sự đặc biệt của các em mồ côi, những con người tưởng chừng như không có lối thoát đang được sự bảo trợ của xã hội, của những tấm lòng hảo tâm . Các em luôn cần sự âu yếm, sự yêu thương của con người cho dù đó là những con người xa lạ. Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Quảng Ngãi đã làm được điều đó, đã tạo được một đại gia đình tràn ngập sự yêu thương và thể hiện tính nhân văn rất cao cả. Họ đến với các em bằng những sự hy sinh về vật chất, họ gặp phải những khó khăn trong đời sống hàng ngày nhưng bù lại tinh thần lại thoả mãn, chỉ tiếc một điều là họ không được đào tạo qua trường lớp nào cả. Về phía gia đình và cha mẹ vẫn còn nhiều điều phức tạp, vẫn còn những xung đột trong gia đình mà lại có chiều hướng gia tăng, dẫn đến sự tan vỡ để rồi không ít các em phải rơi vào những hoàn cảnh rất đáng thương tâm.
Qua cuộc điều tra ở TT Bảo trợ Xã hội tỉnh Quảng Ngãi, tôi có mấy kiến nghị như sau:
Các em ở TT đều nằm trong những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các em rất cần sự hỗ trợ của mọi người, mọi tổ chức xã hội về tinh thần cũng như vật chất. Các cấp chính quyền của tỉnh, đặc biệt là Sở LĐTB-XH nên vận đông các cơ quan, các tổ chức xã hội nhằm trợ giúp cho các em được ăn no, mặc đủ bởi hiện tại các em được hưởng 150.000đ/tháng là còn thấp.
Trong điều kiện xã hội đang trên đà phát triển về mọi mặt, đặc biệt là Việt Nam đã gia nhập vào WTO, nên chăng Bộ LĐTB-XH phối hợp với Bộ GD&ĐT mở các lớp đào tạo về lĩnh vực CTXH cho tất cã CBXH trên toàn quốc với một thời lượng đủ để CBXH tự tin khi làm việc với mọi đối tượng có hoàn cảnh dặc biẹt khó khăn.
Đầu tư kinh phí để xây dựng các TT Bảo trợ Xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về với TT.
Hầu hết CBXH ở TT đều làm việc bằng sự đồng cảm cũng như tình yêu thương thật sự. Họ làm việc không kể thời gian, không ngại bất cứ điều gì. Đó phải chăng là cái “TÂM” của tất cả CBXH làm việc ở TT. Để bù lại sự cống hiến đó, các cấp chính quyền có liên quan nên tăng mức thu nhập cho CBXH cũng như việc mở rộng chỉ tiêu biên chế để mọi người được yên tâm làm những việc tốt đẹp cho đời.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vấn đề Hỗ trợ xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ngãi.doc