Thông qua sự đối thoại đó, câu chuyện đau thương của lịch sử được mở ra và dần hé lộ bản thông
điệp “gửi anh em con người” Người kể chuyện đưa ra bốn lí do để viết: viết vì nó liên quan đến tất
cả chúng ta: “các người sẽ thấy rõ nó liên quan đến các người”; viết để “khuyến thiện” bởi đây là
một “câu chuyện ngụ ngôn thực sự”; viết để tiêu thời gian; và cuối cùng là viết để “soi sáng một
hoặc hai điểm còn khó hiểu, có thể đối với người khác và chính tôi” (Littell, 2008a, tr. 11) Từ
những “khoảng trắng” còn để ngỏ trong cuộc sống cũng như trong tâm hồn Max, chúng ta nhận ra
rằng câu chuyện thực sự là một cuộc hành trình đi tìm bản thể của con người trong chiến tranh Max
ra khỏi chiến tranh “với tư cách một con người trống rỗng, chỉ có trong mình niềm cay đắng và mộtTạp chí
nỗi xấu hổ dài dặc, giống như thứ cát nghiến lạo xạo trong hàm răng”, “có lẽ vì thế mà tôi viết
những kỉ niệm này để tự kích thích, xem liệu tôi còn có thể cảm thấy điều gì nữa hay không, liệu tôi
còn biết đau khổ chút nào không (Littell, 2008a, tr. 19) Như vậy, nếu như thời gian từ trong chiến
tranh trở về trước, đó là cuộc hành trình của vô thức, thì sau chiến tranh, với hành động viết lại tất
cả, đó là một ước muốn kiểm chứng có ý thức Anh ta muốn nghiệm lại xem thực sự mình là ai, là
cái gì trong cuộc đời này? Mình muốn tìm cái gì trong cuộc sống? Và tại sao lại phải kéo dài kiếp
sống lê thê này? Max không phải là một kẻ có bản chất độc ác, và xét cho cùng cũng chẳng phải là
một kẻ thực sự cuồng tín đối với hệ tư tưởng Volkisch Tuy nhiên, dù có trăn trở, có băn khoăn suy
nghĩ nhưng thực sự anh ta cũng không quá đau khổ khi thực hiện hành vi tội ác Thậm chí, anh ta
còn từ chối cả lời đề nghị được chuyển đi khỏi công việc diệt trừ Do Thái đầy ghê tởm đó: “tôi cũng
có thể xin được đi khỏi, hẳn là thậm chí tôi còn có thể có được lời giới thiệu tốt từ lobel hoặc tiến
sĩ Rasch Vậy tại sao tôi không làm việc đó? Chắc là vì tôi chưa hiểu những gì mà tôi muốn hiểu
Liệu rằng có bao giờ tôi hiểu được chúng hay không?” (Littell, 2008a, tr. 161). Nhân vật cứ mò mẫm
dò tìm một cái gì đó mơ hồ trong cuộc sống mà không ý thức được rằng mình đang đi tìm chính câu
trả lời về chính bản thể của mình Với một nhân cách còn dang dở, Max đã để lại một cuộc hành
trình còn dang dở Hành động viết lại câu chuyện cũng chính là một sự thể hiện rằng anh ta vẫn còn
đang tiếp tục cuộc hành trình khổ đau của mình
“Những kẻ thiện tâm” còn là lời cảnh tỉnh của tác giả đối với “anh em con người” về nguy cơ suy
kiệt lương tâm và sự lên ngôi của cái Ác Kate Hambuger trong cuốn Logic về các thể loại văn học
đã cho rằng: “sự chuyển hóa về ngữ nghĩa là ở chỗ thời quá khứ mất chức năng về ngữ pháp để chỉ
quá khứ” (Hambuger, 2004, tr. 112). Không ai viết về quá khứ chỉ vì quá khứ Người ta luôn viết về
quá khứ từ hiện tại và cho hiện tại. Tác phẩm cũng cho thấy được sự bất lực của con người trong thế
giới hậu hiện đại Chúng ta nhiều khi phải cưỡng lại những ham muốn làm người; điều đó có thể dẫn
đến một hậu quả con người có thể đánh mất chính bản thân mình, mất luôn cả lòng tin vào cuộc
sống Cuối cùng, tất cả những gì còn lại chỉ là một sự bất lực trước hiện thực đầy phi lý “Những kẻ
thiện tâm” như là một hồi chuông cảnh tỉnh con người đang chìm đắm trong guồng máy danh vọng,
quyền lực của xã hội hậu hiện đại, mà không hay biết rằng, chính điều đó đôi khi vô tình đã tiếp tay
cho cái ác lên ngôi.
7 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề đối thoại trong tiểu thuyết "những kẻ thiện tâm" của Jonathan Littell - Trần Đình Nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 101 – 107 Trường Đại học An Giang
101
VẤN ĐỀ ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT "NHỮNG KẺ THIỆN TÂM" CỦA
JONATHAN LITTELL
Trần Đình Nhân1
ABSTRACT
“The Kindly Ones” (French: Les Bienveillantes) is the novel awarded two big prizes in France: Grand Prix
du Roman and Goncourt 2006. This novel has given readers a new perspective of the Jewish pogrom by
German Fascists in World War II. With a cold tone, Jonathan Littell posed a question: How would the
humans be if evil governed the society? In the area of this work , we aim to inquire futher into the forms of
dialogue in "The Kindly Ones" from the perspective of intertextuality in order to clarify the issues about
culture, history and human rights which have been raised in this novel.
TÓM TẮT
“Những kẻ thiện tâm” (tiếng Pháp: Les Bienveillantes) (2) là cuốn tiểu thuyết đạt hai giải thưởng lớn của nước
Pháp: Grand Prix du Roman và Goncourt 2006. Tác phẩm đã mang lại cho người đọc một cái nhìn hoàn toàn
mới về cuộc tàn sát người Do Thái của phát xít Đức trong thế chiến thứ hai. Bằng một giọng văn lạnh lùng,
Jonathan Littell đã đặt ra câu hỏi: tương lai con người sẽ đi về đâu một khi cái ác trở thành thế lực thống trị
xã hội? Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn đi sâu vào tìm hiểu những hình thức đối thoại trong
“Những kẻ thiện tâm” từ góc nhìn lý thuyết liên văn bản để làm sáng tỏ những vấn đề về văn hoá, lịch sử và
nhân quyền được đặt ra trong tác phẩm
1. VÀI NÉT VỀ LÝ THUYẾT LIÊN VĂN BẢN
Liên văn bản (tiếng Pháp Intertextualité; tiếng Anh Intertextuality) là một thuật ngữ của văn bản học
chỉ mối liên hệ tác động qua lại giữa văn bản đang được xem xét với những văn bản khác (có thể là/
không là văn bản văn học) hoặc với môi trường (context) văn hóa - lịch sử nói chung (3). Thuật ngữ
liên văn bản lần đầu tiên được nhà lý luận về chủ nghĩa hậu hiện đại Julia Kristéva đưa ra năm 1967
trong bài viết “Bakhtin, lời nói, đối thoại và tiểu thuyết. Kristéva đã giới thiệu về sự vận dụng và
phát triển một cách sáng tạo quan điểm về ngôn ngữ học của erdinand de Saussure của akhtin
Tuy nhiên, tư tưởng "đối thoại" của akhtin được Kristéva tiếp nhận hoàn toàn theo cách của chủ
nghĩa hình thức, tức là chỉ hạn chế trong lĩnh vực văn học, như là sự đối thoại giữa các văn bản Sau
đó, đến lý thuyết kí hiệu của J Derrida, lý thuyết của chủ nghĩa hậu cấu trúc của R arthes, J
Lacan, M oucault thì khái niệm liên văn bản mới được mở rộng Họ cho rằng rốt cuộc mọi thứ như
văn học, văn hoá, xã hội, lịch sử, bản thân con người đều được khảo sát như văn bản Lịch sử và xã
hội có thể "đọc" như văn bản Văn hoá của nhân loại cũng được coi như một thứ liên văn bản mà
1
ThS. Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Huế, Đại học Huế
Email: dinhnhandhsp@gmail.com
2“Những kẻ thiện tâm” là tên bản dịch cuốn tiểu thuyết viết bằng tiếng Pháp “Les ienveillantes” của nhà văn Mỹ Jonathan Littell Cuốn
tiểu thuyết tái hiện một cách toàn diện cuộc tàn sát người Do Thái của phát xít Đức trong thế chiến thứ hai thông qua hồi ức của nhân vật
Maximilien Aue (viết tắt là Max), một sĩ quan SS, kẻ trực tiếp tham gia vào cuộc diệt chủng này Với độ dày 900 trang (bản tiếng pháp),
cuốn tiểu thuyết gồm bảy chương , mỗi chương mang tên một bản tổ khúc của nhạc sĩ Sebastian ach Tác phẩm được Cao Việt Dũng
dịch sang tiếng việt và được phát hành bởi nhà xuất bản Hôi nhà văn (liên kết với công ty Nhã Nam) năm 2008
3Phạm Gia Lâm, Motip Kyto giáo trong tiểu thuyết 'Nghệ nhân và Margarita' của M ulgakov Đọc từ:
www.nguoibanduong.net/index.php?...
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 101 – 107 Trường Đại học An Giang
102
đến lượt mình, nó đóng vai trò tiền văn bản cho bất cứ văn bản nào xuất hiện tiếp theo (Đào Tuấn
Ảnh, Lại Nguyên Ân & Nguyễn Thị Hoài Thanh, 2003, tr. 32). Sự xuất hiện của lí thuyết liên văn
bản vào những năm 60 - 70 của thế kỉ XX mang lại cho chúng ta một cách hiểu mới về tác phẩm văn
học ản chất của tác phẩm văn học không phải gì khác mà chính là sự kết nối, hấp thu và chuyển
đổi với các văn bản khác nhau
2. BẢN CHẤT CỦA ĐỐI THOẠI MANG TÍNH LIÊN VĂN BẢN
“Ngôn từ đối thoại là sự giao tiếp qua lại (thường là giữa hai phía) trong đó sự chủ động và sự thụ động
được chuyển đổi luân phiên từ phía này sang phía kia (giữa những phía tham gia giao tiếp; mỗi phát ngôn
đều được kích thích bởi phát ngôn có trước và là sự phản xạ lại phát ngôn ấy” (Lại Nguyên Ân, 2004, tr.
130). Trong học thuật hiện đại, nhân tố đối thoại được xem như một đặc tính phổ quát hết sức quan trọng
của hoạt động ngôn từ, bởi ở các phát ngôn luôn hiện diện sự chờ đợi (sự kích thích) một lời đáp lại nào đó,
cũng tức là phản ứng lại kinh nghiệm ngôn ngữ trước đó: “ý thức mang tính đối thoại hướng tới những tiếp
xúc rộng, liên cá nhân và được làm giàu bởi kinh nghiệm của người khác” (Lại Nguyên Ân, 2004, tr. 133).
Như vậy, chúng ta thấy rằng, bản chất của bất kì một phát ngôn đối thoại nào cũng mang những mối quan
hệ đối với những phát ngôn tồn tại trước nó Cùng với sự phát triển của việc nghiên cứu văn học, người ta
dần coi sự đối thoại không còn khuôn hẹp lại theo nghĩa truyền thống của nó là sự trao đổi qua lại giữa các
lượt lời của các bên tham gia giao tiếp nữa mà nội hàm của nó được mở rộng hơn Tất cả những gì có sự
giao thoa, tiếp xúc và ảnh hưởng lẫn nhau, tạo nên mối quan hệ liên đới, kích thích và phản biện với nhau
đều có thể được xem là chúng đang ở trong trạng thái đối thoại Như vậy, đúng như akhtin đã nói, bản
chất của thế giới này thực sự là một cuộc đối thoại lớn Thông qua sự đối thoại, con người thể hiện được
sự tồn tại của mình
3. CÁC HÌNH THỨC ĐỐI THOẠI VÀ SỰ HOÀI NGHI, PHÊ PHÁN TRONG “NHỮNG KẺ
THIỆN TÂM”
3.1 Đối thoại của nhân vật
Có thể nói, toàn bộ tác phẩm là một cuộc đối thoại lớn được cấu thành từ những cuộc đối thọai nhỏ
với nhiều hình thức đa dạng Những kẻ thiện tâm là những kí ức của Max Aue về một thời kì đen tối
trong lịch sử của loài người Câu chuyện kinh hoàng của lịch sử được tái hiện lại theo bước chân của
Max Aue, một sĩ quan trực tiếp tham gia vào cuộc tàn sát người Do Thái của phát xít Đức trên toàn
châu Âu Những cuộc hành quyết, những hố chôn người tập thể, những trại tập trung và những kế
hoạch tàn độc của phát xít là phông nền chung của câu chuyện Trên phông nền đó là một câu
chuyện khác bi thương không kém: đó là câu chuyện về sự tha hoá của con người Từ những đau
khổ dằn vặt khi lần đầu giết người, Max dần trở nên vô cảm Và tất cả những gì còn lại là một Max
Aue, hiện thân của cái ác Ở vào thời kì mà cái bắt đầu có thể là cái kết thúc ấy, có lẽ khó có thể có
được một chân lý nào là tuyệt đối Mọi giá trị dường như đều trở nên mong manh Trong những thời
khắc lịch sử như vậy, đâu đúng, đâu sai, đâu chính, đâu tà không phải là một điều dễ xác định Có lẽ
vì thế mà đối thoại xem ra là một phương pháp ưu trội trong việc “đánh bật” ra bản chất của mọi vấn
đề
Đối thoại giữa các nhân vật là dạng thức đối thoại cơ bản nhất của văn học Thông qua đối thoại,
những quan điểm, những tư tưởng khác nhau, thậm chí trái chiều nhau liên tục được va chạm và dần
dần tự bộc lộ chính mình Trong tác phẩm tồn tại nhiều luồng tư tưởng khác nhau Là một sĩ quan
SS, Max mang trong mình một tư tưởng vị chủng(4) Ước mong trở thành một người quốc xã chân
chính, Max dốc hết khả năng để phục vụ cho Volk Nhưng chủ nghĩa quốc xã thực chất chỉ là một
4 Vị chủng văn hóa hay thuyết vị chủng (tiếng Anh ethno-centrism) “là thông lệ đánh giá văn hóa khác bằng văn hóa của chính mình” Những
người theo lối tư duy này cho rằng giữa các nền văn hóa không tồn tại sự bình đẳng với nhau, mà đó là quan hệ có tính “tôn ti thứ bậc”
(hiérachique). Họ đề cao nền văn hóa của mình trong mối quan hệ với những nền văn hóa khác và thường tự lấy mình làm trung điểm
“égocentrique” để bàn xét các vấn đề thuộc về văn hóa, sắc tộc
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 101 – 107 Trường Đại học An Giang
103
trò mị dân Lòng tin của Max dựa trên những khẩu hiệu chính trị mơ hồ do những kẻ cầm đầu khởi
xướng Nó trở nên lung lay khi anh ta đối thoại với những luồng tư tưởng khác nhau Kết quả cuối
cùng là một quá trình tự ý thức của Max
Trong khi Max mong muốn được cống hiến cho chủ nghĩa quốc xã thì Thomas, bạn chí cốt của anh
ta lại là một kẻ thực dụng Hắn sử dụng chủ nghĩa quốc xã như một chiêu bài để tiến thân Có lẽ vì
thế mà những cuộc đối thoại giữa hai nhân vật này lần nào cũng là những cuộc đối thoại về tư tưởng
cực kì sâu sắc Thomas đã cười vào thứ lý tưởng viễn vông, xa rời thực tế của Max: “cứ phục vụ đất
nước của cậu, chết nếu cần thiết, nhưng trong khi chờ đợi thì tận hưởng hết mức cuộc đời đi Cái
huân chương Ritterkreuz được truy tặng sau khi chết có thể sẽ an ủi được bà mẹ già của cậu, nhưng
với cậu, đó sẽ chỉ là một thứ tặng thưởng lạnh lẽo” (Littell, 2008b, tr. 238) Chính Thomas là người
đã cho Max thấy rõ bản chất thực sự của chủ nghĩa quốc xã: “Max thân mến của tớ, tớ đã giải thích
cho cậu hàng trăm lần rằng chủ nghĩa quốc xã là một khu rừng rậm, nó vận hành theo các nguyên lý
mô phỏng học thuyết của Darwin một cách chặt chẽ Đó là sự tồn tại của kẻ mạnh hơn hoặc khôn
khéo hơn Nhưng cái đó thì có bao giờ cậu muốn hiểu đâu” (Bakhtin, 1993, tr. 431).
Thông qua những cuộc đối thoại giữa các nhân vật, chúng ta thấy được sự va chạm giữa những ý thức
hệ khác nhau Sự va chạm giữa ý thức hệ olshevik(5) của những người Cộng sản Liên Xô và ý thức
hệ Volkisch(6) của phát xít Đức là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự đối đầu giữa hai dân tộc
Từ cuộc đối thoại giữa Max và viên chính ủy Liên Xô bị bắt ở mặt trận Stalingrad đã bật ra những
điểm tương đồng và dị biệt của hai hệ tư tưởng: “nơi mà chủ nghĩa cộng sản hướng đến một xã hội
không có giai cấp thì các anh rêu rao Volksgemeinschaft (cộng đồng nhân dân), cái về bản chất hoàn
toàn vẫn vậy, nhưng được thu gọn lại trong vòng biên giới của các anh Nơi mà Marx coi người vô sản
là người mang chân lý thì các anh quyết định rằng cái gọi là chủng tộc Đức là một chủng tộc vô sản,
hiện thân của cái Thiện và của luân lý; do đó, thay vì đấu tranh giai cấp các anh sử dụng chiến tranh vô
sản Đức chống lại các nhà nước tư bản chủ nghĩa” (Littell, 2008b, tr. 477).
ên cạnh sự va chạm của các ý thức hệ, chúng ta còn nhận thấy được sự va chạm của hai luồng tư
tưởng xuyên suốt tác phẩm: thiện – ác. Đó dường như là hai phạm trù tách bạch, đối lập nhau
Nhưng về một khía cạnh nào đó, đôi khi sự phân biệt giữa chúng là không rõ ràng Một kẻ xét ở
phương diện này có thể là hiện thân của cái ác, nhưng xét ở một phương diện khác, nó có thể là cái
thiện Max cho rằng: “Cái thiện và cái ác là những phạm trù có thể sử dụng để đánh giá hiệu ứng của
các hành động của một con người lên một kẻ khác; nhưng theo tôi, về bản chất chúng không thích
hợp, thậm chí là vô tích sự trong việc phán xét những gì diễn ra trong tim kẻ đó Doll giết người
hoặc sai những kẻ khác giết người, do vậy đó là cái ác; nhưng xét về tự thân, đó là một người tốt đối
với người thân ông ta” (Littell, 2008b, tr. 72). Sự mong manh giữa cái thiện và cái ác khiến cho các
nhân vật trở nên khó phán xét về mặt nhân cách; bởi đó là những con người chưa hoàn kết, luôn âu
lo, trăn trở trong thì hiện tại chưa bao giờ hoàn thành này
Từ sự đối thoại giữa các nhân vật thuộc những nền văn hoá khác nhau, chúng ta nhận ra một cuộc
đối thoại lớn giữa các nền văn hóa Trong tác phẩm có sự hiện diện của nhiều vấn đề thuộc phạm trù
văn hóa của các nền văn hóa dân tộc khác nhau Các nền văn hóa đó được tác giả sắp đặt bên cạnh
nhau theo một tư duy so sánh liên văn hóa Chúng liên tục được va chạm, tác động và cao hơn nữa
là đối thoại với nhau Các nền văn hóa đối thoại với nhau không phải bằng lời mà bằng sự tự khẳng
định giá trị và sự tồn tại của mình Người Đức với tư duy “vị chủng văn hóa” luôn đề cao nền văn
hóa của dân tộc mình, đồng thời hạ thấp các nền văn hóa khác Nhưng những nền văn hóa như Do
5 olshevik là những thành viên của phe olshevik của Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga Marxist tách ra khỏi phe Menshevik Việc
chia rẽ này đã xảy ra tại Đại hội Đảng năm 1903 và cuối cùng đã trở thành Đảng Cộng sản Liên Xô
6 Völkisch: (chủ nghĩa) dân tộc Đây là ý thức hệ của phát xít Đức với nội dung đề cao tinh thần dân tộc hẹp hòi.
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 101 – 107 Trường Đại học An Giang
104
Thái, Nga, các dân tộc miền núi đã “đối đáp”, “trả lời” lại quan điểm đó bằng chính những giá trị
thuộc về tinh hoa bản sắc của mình Và rốt cuộc, dù muốn hay không, người Đức cũng phải công
nhận sự thật khách quan ấy Dù là kẻ mang tư duy vị chủng văn hóa, nhưng sau những sự tiếp xúc và
đối thoại với người Do Thái, Max đã kết luận: “Người Do Thái cũng có cái tình cảm cộng đồng, tình
cảm về Volk mạnh mẽ đó, họ khóc thương những người chết, chôn cất họ, nếu có thể và đọc kinh
Kaddish, nhưng chừng nào chỉ duy nhất một người còn sống thì Israel vẫn sống Có lẽ chính vì thế
mà bọn họ đã trở thành kẻ thù được ưu tiên của chúng tôi, vì bọn họ giống chúng tôi quá mức”
(Littell, 2008a, tr. 127).
3.2 Đối thoại trong độc thoại hay hiện tượng “tư duy kẻ khác trong ta”
Trong “Những kẻ thiện tâm”, chúng ta còn bắt gặp một dạng thức đối thoại hết sức đặc biệt: Đối
thoại trong độc thoại. Đây là dạng đối thoại độc đáo mà akhtin đã chỉ ra trong sáng tác của
Dostoievski Dostoievski đã nói về kiểu đối thoại đó trong bài tựa ông viết cho tác phẩm Người vợ
dịu hiền: “Hãy tưởng tượng một người chồng mà vợ anh ta vừa tự sát đang nằm trên bàn, cô ta vừa
nhảy qua cửa sổ mấy giờ trước đó Anh ta bối rối và chưa kịp sắp xếp các ý nghĩ của mình Anh ta đi
lại qua các phòng của mình và cố gắng lý giải điều vừa xảy ra, “tập trung các ý nghĩ vào một điểm”,
hơn nữa đó lại là một người bị chứng nghi bệnh kinh niên, một trong số những người thường tự nói
với mình Đấy, anh ta đang tự nói với mình, kể ra sự việc, giải thích nó cho mình Mặc dù lời kể có
vẻ mạch lạc, anh ta thực ra đã mấy lần tự mâu thuẫn với mình cả về logic lẫn trong tình cảm Anh ta
vừa biện bạch cho mình vừa trách cứ cô ta, vừa đưa ra những cách giải thích của người ngoài cuộc”
(Bakhtin, 1993, tr. 43). Những cuộc tự đối thoại của Raskolnikov mà akhtin đã chỉ ra trong Tội ác
và trừng phạt đã cho chúng ta hiểu rõ hơn về dạng thức đối thoại đặc biệt này Dạng đối thoại này
xuất hiện trong suy nghĩ của nhân vật, trong đó bản thể của nhân vật đó tự tách mình ra thành những
bản thể khác nhau và giữa chúng xảy ra sự đối thoại ản thể được phân xuất ra đó hiện diện với tư
cách là một “kẻ khác” tồn tại trong “ta” như một cái tôi hoàn toàn độc lập Nói như akhtin, “mỗi
nhân vật chính của Dostoievski đều có một tiếng nói thứ hai” (Bakhtin, 1993, tr. 215), “đối thoại cho
phép ta thay thế tiếng nói kẻ khác bằng tiếng nói của chính mình” (Bakhtin, 1993, tr. 210).
J. Littell đã kế thừa kiểu đối thoại độc đáo này của Dostoievski Tuy nhiên chúng ta thấy rằng, trong
sự kế thừa đó có rất nhiều điểm cách tân Đối thoại trong độc thoại của Dostoievski xét cho đến cùng
chính là sự đối thoại giữa những cái tôi khác nhau của một cá nhân Trong đó, A1, A2được tách ra
từ A để đối thoại với A Nhưng đối thoại trong độc thoại của J Littell lại có những điểm mới khá thú
vị Vẫn là những cuộc đối thoại trong tâm tưởng của nhân vật, nhưng trong cuộc đối thoại đó, A đã
tự giả định có những nhân vật B, C đối thoại với mình Thực chất , C chỉ là sản phẩm tưởng
tưởng tượng của A, hay nói đúng hơn, B, C chính là A dưới hình thức khác và mang tư duy kẻ khác
để đối thoại với A. Đó là một cách để A tự chất vấn mình Hiện tượng đó xuất hiện trong “Những kẻ
thiện tâm” ở hình tượng nhân vật Max Aue Vào những thời điểm thực sự khủng hoảng tinh thần,
Max không chỉ thấy mình như tách ra thành một bản thể thứ hai đối lập với mình mà còn tự tưởng
tượng ra những cuộc đối thoại với “kẻ khác” trong tâm tưởng Chương Courante kể về thời gian
Max đi nghỉ dưỡng tại nhà người chị gái khi quân Nga đã đến rất gần erlin Vào thời điểm đó, Max
đã rơi vào một sự khủng hoảng trầm trọng Mọi niềm tin mà Max cố gắng bám lấy đều đã đổ vỡ
Lúc này, trong Max xuất hiện một cuộc đấu tranh tư tưởng cực kì dữ dội Max tưởng tượng mình
đang ngồi đối diện và tranh cãi khá gay gắt với hai vợ chồng chị gái Thông qua cuộc đối thoại giả
định giữa Von Uxkul với Max, chúng ta có dịp đánh giá được tính đúng đắn của việc giết Do Thái:
“Tại sao người Đức lại hăng hái như vậy trong việc giết Do Thái?” - “Ông đã nhầm nếu ông tưởng
rằng đó chỉ là người Do Thái, tôi bình thản nói Người Do Thái chỉ là một loại kẻ thù, chúng tôi diệt
trừ tất cả kẻ thù của chúng tôi, dù cho chúng có là ai và ở đâu ” “Tại sao các anh phải loại trừ những
người bị bệnh thần kinh, những người tàn phế tại các bệnh viện? Họ đã gây ra nguy cơ gì, những con
người bất hạnh đó” – “những cái tàu há mồm vô ích Ông có biết làm như vậy chúng tôi có thể tiết
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 101 – 107 Trường Đại học An Giang
105
kiệm được bao nhiêu triệu Reichmark không? Đấy là còn chưa nói đến những cái giường bệnh viện
được giải phóng để cho thương binh từ các mặt trận” (Littell, 2008b, tr. 421) Thực chất, vợ chồng
người chị song sinh không hề có mặt ở đó Tất cả chỉ là sự tưởng tượng của Max Nói một cách
chính xác hơn thì đó chính là quá trình Max tự chất vấn, tự đối thoại với mình Đó là sự giằng co
giữa con người lý tưởng và con người của ý thức Max đang cố đấu tranh để tự chỉ ra những sai lầm
mà anh ta vẫn đang cố bám lấy, bởi lúc đó lòng tin của anh ta vào chủ nghĩa quốc xã đã bắt đầu sụp
đổ
Khi đối thoại với nhau, bản chất của tư tưởng sẽ được lộ diện trong quá trình “phản bác” và “đáp
ứng” lẫn nhau Điều đó cùng với bản chất đặc trưng của dòng văn học hậu hiện đại là hiện tượng
“bất tín nhận thức” (sự thiếu tin tưởng đối với khả năng nhận thức của con người về thế giới, sự mất
niềm tin đối với những tri thức đã được xem là đã định hình) đã dẫn đến thái độ hoài nghi, phê phán
đối với bản chất các sự vật hiện tượng Sự hoài nghi được thể hiện ở nhiều bình diện Trước hết là sự
hoài nghi về chiến tranh. Tư tưởng Volkisch thúc đẩy nước Đức tiến hành chiến tranh để đòi lại vị
trí bá chủ của mình, để cho mỗi người dân Đức có cuộc sống tốt hơn Nhưng liệu đó có phải là sự
thật không khi Max thấy những đoàn tàu vơ vét của cải từ những nước bị chiếm đóng đưa về Đức,
nhìn thấy cảnh máu người Đức (và các dân tộc khác) liên tục đổ một cách phi lý để cho những kẻ
cầm đầu ăn chơi phè phỡn Liệu rằng người Đức có được sung sướng hơn không khi mà những
người lang thang, những người tâm thần, thậm chí những người thương binh không còn khả năng
chiến đấu cũng bị loại bỏ một cách không thương tiếc Chúng ta cảm nhận được một luồng tư tưởng
phản chiến xuyên suốt tác phẩm, đi ngược lại với cái guồng quay sục sôi của những con người đang
điên cuồng với lý tưởng quốc xã Không chỉ hoài nghi về chiến tranh, sự hoài nghi đó còn hướng
đến chính sách bài Do Thái của hệ tư tưởng Volkisch Littell đã cho thấy được bản chất của tư tưởng
cực đoan đó Người Do Thái bị tàn sát không phải bởi họ là một dân tộc thấp kém, không phải do họ
là những kẻ keo kiệt, bủn xỉn và mang lại tai họa cho loài người như chủ nghĩa quốc xã đã tuyên
truyền mà đó chỉ là vấn đề chính trị: “vấn đề Do Thái không phải là một vấn đề nhân loại, đó không
phải là vấn đề tôn giáo, nó chỉ duy nhất một vấn đề vệ sinh chính trị” (Littell, 2008a, tr. 21).
Littell còn thể hiện sự phê phán của mình đối với chủ nghĩa quốc xã Chính Ohlendorf, một
nhân vật cấp cao trong bộ máy phát xít đã nói: “nhà nước phải được đặt dưới Volk. Dưới chủ
nghĩa phát xít, con người không còn chút giá trị tự thân nào nữa, họ trở thành những thứ đồ vật
của nhà nước” (Littell, 2008a, tr. 253) Max là một kẻ có lòng đam mê đối với lý tưởng quốc xã
như phần lớn thế hệ trẻ Đức lúc bấy giờ Thế nhưng, sau khi phải chứng kiến tất cả những gì
chủ nghĩa quốc xã đã làm, anh thực sự vỡ mộng: “một người có lòng tin? Trước đây tôi đã từng
là một người như thế, nhưng giờ đây nó đâu mất rồi, sự sáng sủa của niềm tin trong tôi?”
(Littell, 2008a, tr. 579). Khi lòng tin đã mất, khi mọi nền tảng làm điểm tựa đã bị đổ vỡ thì con
người thực sự thấy bế tắc, tuyệt vọng Tất cả chỉ còn lại sự giả dối, bịp bợm và độc ác Đâu là
giá trị vĩnh hằng? Đâu là chân lý? Đâu là sự thật? Con người có thực sự tồn tại hay không? Thế
giới này rồi sẽ đi về đâu? Những câu hỏi đó thực sự là những mũi dao đâm vào tâm can của
những ai có lương tri, trách nhiệm Khi con người thực sự khổ đau, tuyệt vọng thì đó là lúc để
Chúa, đấng cứu thế toàn năng giang tay cứu vớt con người Nhưng Chúa ở đâu khi mà con người
đang đi sai đường, linh hồn con người đang lạc lối? Chân lý không còn ở luật pháp, quyền năng
không còn trong tay Chúa mà nằm trong tay kẻ độc tài Liệu Chúa có thực sự tồn tại hay không khi
người ta tuyên bố: “không có Chúa, chỉ có Adolf Hitler, uhrer của chúng ta và sức mạnh bất khả
chiến bại của Reich Đức” (Littell, 2008a, tr. 76).
3.3 Đối thoại với người nghe chuyện và bản thông điệp gửi “anh em con người”
Người nghe chuyện (narrataire) là khái niệm được G Prince đề xuất năm 1971, sau đó được
Genette bổ sung khá đầy đủ trong công trình Dẫn luận nghiên cứu người nghe chuyện. Lê Phong
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 101 – 107 Trường Đại học An Giang
106
Tuyết (2005), trong bài viết “Tiếp cận Genette qua một vài khái niệm trần thuật” đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu văn học đã phân tích khá rõ quan điểm của Prince: “Theo Prince, trái với người đọc
(chúng ta hiểu là người đọc thực tế tức là chúng ta), người nghe chuyện là một hư cấu tương ứng
với hình ảnh do người kể chuyện tạo ra” (Lê Phong Tuyết, 2005, tr. 83). Trong phần viết về Độ 0
người nghe chuyện, Prince đã cho rằng: “người nghe chuyện ở độ 0 tức là người nghe chuyện biết
tiếng nói của người kể, có một trí nhớ chắc chắn không sai, nhưng anh ta không biết trước về các
nhân vật của truyện và một mình anh ta không thể bình luận về giá trị của những hành động các
nhân vật đó” (Lê Phong Tuyết, 2005, tr. 83]. Cũng theo Prince, “những dấu hiệu để nhận biết
người nghe chuyện được toát ra từ truyện: đó là khi tác giả có những lời như người đọc, thính giả
hoặc những quán ngữ như bạn thân mến của tôi, bạn của tôi; đó là những câu hỏi đôi khi phát ra
không phải từ người kể chuyện hay nhân vật; đó là những câu xin lỗi của người kể chuyện” (Lê
Phong Tuyết, 2005, tr. 83).
Đối thoại với người nghe chuyện là một hình thức đối thoại rất độc đáo trong “Những kẻ thiện tâm”.
Ngoài những cuộc đối thoại tư tưởng được thực hiện bởi các nhân vật, sự va chạm của các nền văn
hóa, tác phẩm còn hướng đến sự tiếp xúc liên cá nhân thông qua sự mở rộng đối thoại với những
người nghe chuyện Ngay từ những trang đầu tiên của tác phẩm, ý thức đối thoại đó đã được thể hiện
khá rõ Đối tượng mà người kể chuyện hay nói đúng là người kể chuyện thay mặt tác giả hướng tới
là “các anh em con người”, là tất cả những ai có lương tri, trách nhiệm, tất cả những ai quan tâm đến
một thời kì lịch sử đau thương của nhân loại: “Này các anh em con người, hãy nghe tôi kể chuyện đã
xảy ra như thế nào Chúng ta không phải là các anh em của ngươi, các người sẽ vặn lại, và chúng ta
không muốn biết” (Littell, 2008a, tr. 9) Mặc dù là một kẻ nằm trong cấu trúc văn bản tự sự, nhưng
người nghe chuyện không phải là kẻ có khả năng tranh biện trực tiếp với người kể chuyện Anh ta là
đối tượng hướng đến của người kể chuyện, là người mà người kể chuyện tưởng tượng đang trực tiếp
nghe câu chuyện của mình Trong ý thức của người kể chuyện, người nghe chuyện vẫn là kẻ có có tư
duy độc lập, nhưng “hắn” là kẻ sinh ra để “nghe” chứ không phải để phát ngôn Do đó, cuộc đối
thoại giữa người kể chuyện và người nghe chuyện là cuộc đối thoại một chiều mang tính chất giả
định Người kể chuyện tự đặt ra câu hỏi và giả định như người nghe chuyện đang vặn lại mình, rồi
anh ta lại tự thanh minh, giải thích: “đừng nghĩ tôi tìm cách thuyết phục các người một điều gì; mà ý
kiến của các người đâu có quan hệ gì tới tôi, sau từng ấy năm, tôi quyết định viết chỉ là để sắp xếp
lại mọi chuyện, vì tôi, không phải vì các người” (Littell, 2008a, tr. 9). Sự đối thoại đó đôi khi được
người kể chuyện đẩy lên một mức độ khá gay gắt: “tôi không nói rằng tôi không có tội về điều này
hay điều kia Tôi có tội, các người không có tội, thế là tốt rồi” (Littell, 2008a, tr. 30). Qua sự đối
thoại đó bản chất của nhiều vấn đề được lộ diện: “các người hẳn phải thấy rằng tôi nói cho các người
tất cả những cái đó một cách hết sức lạnh lùng: chỉ đơn giản để chứng tỏ cho các người thấy rằng
việc tiêu diệt dân tộc của Moise dưới bàn tay của chúng tôi không chỉ phát sinh từ một niềm căm thù
phi lý tính đối với người Do Thái Chúng tôi chỉ khác biệt với bên ônsêvich ở những ưu tiên của
hai bên đối với các hạng mục vấn đề cần giải quyết: cách tiếp cận của họ dựa trên một cách đọc xã
hội theo chiều ngang (các giai cấp), còn cách của chúng tôi, theo chiều dọc (các chủng tộc), nhưng
cả hai đều có tính mục đích luận ngang nhau” (Littell, 2008b, tr. 169).
Thông qua sự đối thoại đó, câu chuyện đau thương của lịch sử được mở ra và dần hé lộ bản thông
điệp “gửi anh em con người” Người kể chuyện đưa ra bốn lí do để viết: viết vì nó liên quan đến tất
cả chúng ta: “các người sẽ thấy rõ nó liên quan đến các người”; viết để “khuyến thiện” bởi đây là
một “câu chuyện ngụ ngôn thực sự”; viết để tiêu thời gian; và cuối cùng là viết để “soi sáng một
hoặc hai điểm còn khó hiểu, có thể đối với người khác và chính tôi” (Littell, 2008a, tr. 11) Từ
những “khoảng trắng” còn để ngỏ trong cuộc sống cũng như trong tâm hồn Max, chúng ta nhận ra
rằng câu chuyện thực sự là một cuộc hành trình đi tìm bản thể của con người trong chiến tranh Max
ra khỏi chiến tranh “với tư cách một con người trống rỗng, chỉ có trong mình niềm cay đắng và một
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 101 – 107 Trường Đại học An Giang
107
nỗi xấu hổ dài dặc, giống như thứ cát nghiến lạo xạo trong hàm răng”, “có lẽ vì thế mà tôi viết
những kỉ niệm này để tự kích thích, xem liệu tôi còn có thể cảm thấy điều gì nữa hay không, liệu tôi
còn biết đau khổ chút nào không (Littell, 2008a, tr. 19) Như vậy, nếu như thời gian từ trong chiến
tranh trở về trước, đó là cuộc hành trình của vô thức, thì sau chiến tranh, với hành động viết lại tất
cả, đó là một ước muốn kiểm chứng có ý thức Anh ta muốn nghiệm lại xem thực sự mình là ai, là
cái gì trong cuộc đời này? Mình muốn tìm cái gì trong cuộc sống? Và tại sao lại phải kéo dài kiếp
sống lê thê này? Max không phải là một kẻ có bản chất độc ác, và xét cho cùng cũng chẳng phải là
một kẻ thực sự cuồng tín đối với hệ tư tưởng Volkisch Tuy nhiên, dù có trăn trở, có băn khoăn suy
nghĩ nhưng thực sự anh ta cũng không quá đau khổ khi thực hiện hành vi tội ác Thậm chí, anh ta
còn từ chối cả lời đề nghị được chuyển đi khỏi công việc diệt trừ Do Thái đầy ghê tởm đó: “tôi cũng
có thể xin được đi khỏi, hẳn là thậm chí tôi còn có thể có được lời giới thiệu tốt từ lobel hoặc tiến
sĩ Rasch Vậy tại sao tôi không làm việc đó? Chắc là vì tôi chưa hiểu những gì mà tôi muốn hiểu
Liệu rằng có bao giờ tôi hiểu được chúng hay không?” (Littell, 2008a, tr. 161). Nhân vật cứ mò mẫm
dò tìm một cái gì đó mơ hồ trong cuộc sống mà không ý thức được rằng mình đang đi tìm chính câu
trả lời về chính bản thể của mình Với một nhân cách còn dang dở, Max đã để lại một cuộc hành
trình còn dang dở Hành động viết lại câu chuyện cũng chính là một sự thể hiện rằng anh ta vẫn còn
đang tiếp tục cuộc hành trình khổ đau của mình
“Những kẻ thiện tâm” còn là lời cảnh tỉnh của tác giả đối với “anh em con người” về nguy cơ suy
kiệt lương tâm và sự lên ngôi của cái Ác Kate Hambuger trong cuốn Logic về các thể loại văn học
đã cho rằng: “sự chuyển hóa về ngữ nghĩa là ở chỗ thời quá khứ mất chức năng về ngữ pháp để chỉ
quá khứ” (Hambuger, 2004, tr. 112). Không ai viết về quá khứ chỉ vì quá khứ Người ta luôn viết về
quá khứ từ hiện tại và cho hiện tại. Tác phẩm cũng cho thấy được sự bất lực của con người trong thế
giới hậu hiện đại Chúng ta nhiều khi phải cưỡng lại những ham muốn làm người; điều đó có thể dẫn
đến một hậu quả con người có thể đánh mất chính bản thân mình, mất luôn cả lòng tin vào cuộc
sống Cuối cùng, tất cả những gì còn lại chỉ là một sự bất lực trước hiện thực đầy phi lý “Những kẻ
thiện tâm” như là một hồi chuông cảnh tỉnh con người đang chìm đắm trong guồng máy danh vọng,
quyền lực của xã hội hậu hiện đại, mà không hay biết rằng, chính điều đó đôi khi vô tình đã tiếp tay
cho cái ác lên ngôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân và Nguyễn Thị Hoài Thanh sưu tầm và biên soạn, (2003), Văn học hậu hiện
đại thế giới, những vấn đề lý thuyết, Hà Nội, NX Hội nhà văn, trang 32.
Lại Nguyên Ân (2004), 150 Thuật ngữ văn học, Hà Nội, NX Đại học quốc gia Hà Nội.
Bakhtin, M. (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Trần Đình Sử dịch, Hà Nội, NX Giáo Dục
Hambuger, K. (2004), Logic về các thể loại văn học, Vũ Hoàng Địch, Trần Ngọc Vương dịch, Hà Nội, NX
Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 112
Littell, J. (2008a), Những kẻ thiện tâm, tập 1, CaoViệt Dũng dịch, Hà Nội, NX Hội nhà văn
Littell, J. (2008b), Những kẻ thiện tâm, tập 2, CaoViệt Dũng dịch, Hà Nội, NX Hội nhà văn
Phạm Gia Lâm, Motip Kyto giáo trong tiểu thuyết 'Nghệ nhân và Margarita' của M ulgakov Đọc từ:
www.nguoibanduong.net/index.php?...
Lê Phong Tuyết (2005), “Tiếp cận Genette qua một vài khái niệm trần thuật”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (8),
tr. 75 – tr. 89
Ngày nhận bài: 08/09/2013
Ngày bình duyệt 01/10/2013
Ngày chấp nhận: 06/11/2013
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13_tran_dinh_nhan_6085_2034797.pdf