Vấn đề đào tạo các khóa ngắn hạn và kỹ năng mềm cho sinh viên

Kỹ năng mềm (soft skills): là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới, Kỹ năng cứng: chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn, hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn.

pdf5 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 847 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề đào tạo các khóa ngắn hạn và kỹ năng mềm cho sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO CÁC KHÓA NGẮN HẠN VÀ KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN Viện Doanh trí Văn Hiến Chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo của Trường Đại học Văn Hiến là vấn đề rất quan trọng. Trong đó vấn đề đào tạo các khóa ngắn hạn, kỹ năng mềm cho sinh viên là một phần không thể thiếu trong chuẩn đầu ra cho sinh viên. 1. Tính cấp thiết của việc trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên Thực tế cho thấy người thành đạt “chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị” (theo Wikipedia). Như vậy, muốn đạt được thành công trong cuộc sống và sự nghiệp, bạn phải hội tụ đủ kỹ năng chuyên môn (kỹ năng cứng) và kỹ năng mềm. Nếu sở hữu được các kỹ năng mềm chuyên nghiệp, bạn sẽ đóng góp lớn vào sự thành công của một doanh nghiệp. Vì lí do này, các nhà tuyển dụng rất coi trọng kỹ năng mềm và xem đây là một trong những yêu cầu tuyển dụng. Như đã biết, một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Và trước khi bước vào thế kỷ 21, UNESCO đã khuyến cáo nêu ra bốn mục đích của việc học tập trong thế kỷ mới là: “Học để biết; Học để làm; Học để cùng chung sống; Học để làm người”. Quả thế, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, người ta nhận thấy rằng người lao động ở thế kỷ 21 không phải chỉ học để biết, để làm mà quan trọng hơn phải “cùng chung sống và tự khẳng định mình” trong xã hội đầy biến động. Năng lực của người lao động thế kỷ này không chỉ nằm ở sự biết, sự biết làm mà chủ yếu phải là sự biết làm người, sự tự khẳng định mình trong sự đóng góp chung cho xã hội. Mục đích việc đào tạo kỹ năng mềm: Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trang bị thêm các kỹ năng nhằm phát huy hiệu quả kiến thức chuyên môn và phát triển tiềm năng cá nhân nhằm đáp ứng tốt hơn, thích ứng nhanh với tình hình nghề nghiệp thực tiễn, nhu cầu của xã hội; Tạo lập môi trường phát triển các kỹ năng mềm để học viên phát huy tối đa năng lực học tập, nghiên cứu khoa học và lập nghiệp; góp phần vào quá trình nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Các khái niệm Kỹ năng mềm (soft skills): là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới, Kỹ năng cứng: chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn, hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn. Theo quy định chuẩn đầu ra của Trường Đại học Văn Hiến gồm các kỹ năng sau đây: Stt Kỹ năng Năm học 1 Kỹ năng khám phá bản thân 1 2 Kỹ năng xây dựng mục tiêu và tạo động lực bản thân 3 Kỹ năng quản lý thời gian 2 4 Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả 5 Kỹ năng đạt mục tiêu và lập kế hoạch 3 6 Kỹ năng giải quyết vấn đề - ra quyết định 7 Kỹ năng lãnh đạo/khả năng xây dựng nhóm 4 8 Kỹ năng tìm việc và chinh phục nhà tuyển dụng 2. Triển khai đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên Phương pháp đào tạo: lấy người học làm trung tâm Giảng viên nắm rõ và ứng dụng các phương pháp xây dựng bài giảng theo phương pháp giảng dạy hiện đại như: Phương pháp bài tập; Phương pháp thảo luận nhóm; Phương pháp tình huống; Phương pháp đóng vai; Phương pháp trò chơi. Thời lượng đào tạo: 8 tiết/kỹ năng; Thời gian đào tạo: các buổi tối 2-4-6 hoặc 3-5- 7 từ 18 giờ - 20 giờ 15 hoặc sáng thứ 7. Giảng viên: Bao gồm những chuyên gia, chuyên viên đầu ngành, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy thực tế trong việc đào tạo và chuyển giao. Chứng chỉ: Sinh viên tham gia đầy đủ các buổi học và hoàn thành kiểm tra cuối mỗi kỹ năng sẽ được nhận chứng chỉ do Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Hiến ký. 3. Những vướng mắc, khó khăn trong việc triển khai Về phía người học: Hiện nay, rất nhiều sinh viên vẫn còn quan điểm sai lệch rằng kỹ năng mềm không cần học, cứ trải nhiệm càng nhiều thì sẽ rút được nhiều bài học. Một quan điểm khác nữa đó là cứ học tất có kỹ năng mềm, nếu người học mà để đó, học mà không ứng dụng, không trau dồi, rèn luyện, nâng cao năng lực thì kiến thức sẽ bị mai một và sẽ khó thành công trong cuộc sống. Về phía người dạy: Hiện nay vẫn tồn tại tình trạng người giảng dạy “đọc chép” theo kiểu truyền thống, có thực tế này vì giảng viên chưa được đào tạo để thay đổi suy nghĩ và quan trọng có được năng lực, kỹ năng truyền đạt đúng như phương châm dạy kỹ năng mềm phải khác hoàn toàn với dạy văn hóa. Nhận biết được sự bất cập này thì một số nơi đào tạo cũng có mời những chuyên gia, chuyên viên được đào tạo chuyên nghiệp, dạy đúng với đặc trưng bản chất của kỹ năng mềm. Nhưng rất tiếc khi chuyên gia đi rồi thì người học cũng “nguội tắt” theo. Tóm lại, người dạy không biết cách dạy, không giúp người học tự hình thành dần trong cuộc sống hằng ngày thì những năng lực mà chúng ta mong muốn ở người học, sẽ mãi mãi chỉ là mong muốn. Thiếu đội ngũ giảng viên ở trường: Hiện tại đội ngũ giảng viên giảng dạy kỹ năng mềm của trường còn nhiều hạn chế. 4. Giải pháp khắc phục nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng mềm Thay đổi những nhận thức, suy nghĩ của người học: Chúng ta cần truyền thông, tổ chức những buổi hội thảo thực tế để sinh viên dần dần nhận biết được sự cần thiết của kỹ năng mềm từ đó thể hiện tham gia với tinh thần tự nguyện hơn; Tạo sân chơi, câu lạc bộ hữu ích để duy trì và phát huy những kỹ năng mà sinh viên được đào tạo. Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giảng viên: Muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao cần tạo điều kiện để đội ngũ giảng viên tham gia bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và thực hiện nói không với phương pháp “đọc chép”; Đề cao phương pháp tương tác giữa người học và người dạy giúp người học tác nghiệp nhiều hơn, thực hành nhiều hơn; Tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả giảng dạy để có phương pháp đào tạo phù hợp hơn nữa. Huy động các nguồn lực chuyên gia bên ngoài trường: Huy động thêm nguồn lực bên ngoài trường để có được nguồn giảng viên chuyên nghiệp đáp ứng đúng với nhu cầu người học; Xây dựng tiêu chí đánh giá giờ giảng của giảng viên để điều chỉnh kịp thời nếu không phù hợp. Trang bị cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp: Nên trang bị trang thiết bị, phòng học phù hợp cho việc đào tạo kỹ năng mềm như (micro không dây, loa, flip chart, máy chiếu, giấy A0, A2, A4, bút lông và các vật dụng khác) nhằm tạo điều kiện tốt nhất trong công tác giảng dạy. * * * Trên đây là một số ý kiến có tính chất cá nhân về vấn đề đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên của Viện Doanh trí Văn Hiến. Hiện nay chưa có con đường nào tốt nhất cho việc đào tạo kỹ năng mềm, nhưng chúng tôi tin rằng chúng ta quyết tâm đi sẽ tìm ra đường và đích đến.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf10_van_de_dao_tao_cac_khoa_ngan_han_ky_nang_mem_cho_sinh_vien_5466.pdf