Vấn Đề Chi Phí Xã Hội
RONALD COASE
Nguyễn Hồng Trang dịch
Ronald Coase là giáo sư danh dự tại Đại Học Luật Chicago và là người đoạt giải
Nobel về kinh tế. Đây là bài báo rút từTập San Lu ật và Kinh Tế (tháng 10 năm 1960).
Một vài đoạn trong bài báo đề cập đến các thảo luận mở rộng liên quan đến các quyết
định pháp luật đã được lược bỏ.
I. VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU
Bài báo này đề cập đến hành động của các hãng kinh doanh mà các hành động
này có tác động tiêu cực đến người khác. Một ví dụ tiêu biểu về vấn đề này là khói từ một
nhà máy đã gây ảnh hưởng có hại đến tài sản của những người sống ở xung quanh nó.
Phân tích kinh tế về tình huống đó thường được tiến hành dựa trên phương diện của sự
khác nhau giữa sản phẩm cá nhân và sản phẩm xã hội của nhà máy, ởđó các nhà kinh tế
chủ yếu đi theo cách giải quyết của Pigou trong cuốn Các Nền Kinh Tế Phúc Lợi. Kết
luận của loại phân tích này có vẻ thường dẫn hầu hết các nhà kinh tếđến chỗ muốn chủ
của nhà máy phải chịu trách nhiệm cho những tổn hại do khói mà họ gây ra hay đánh
thuế người chủ của nhà máy với mức tùy thuộc vào mức độ khói thải ra và tương đương
với những thiệt hại do khói gây nên, hay biện pháp cuối cùng là di dời nhà máy ra khỏi
khu dân cư (hay ra khỏi vùng mà khói nhà máy có thể gây ảnh hưởng). Luận điểm của tôi
là các biện pháp được đưa ra đều không thích hợp do chúng có thể dẫn tới những hậu quả
không cần thiết hay thậm chí những hậu quả không mong muốn.
II. BẢN CHẤT QUA LẠI CỦA VẤN ĐỀ
Cách tiếp cận truyền thống có xu hướng che đậy bản chất của việc đưa ra quyết
định lựa chọn. Câu hỏi thường được đặt ra trong trường hợp A có tác động xấu lên B và
quyết định cần được đưa ra là: Chúng ta làm thế nào để hạn chế A? Nhưng đó là quyết
định sai. Chúng ta cần phải giải quyết được bản chất qua lại của vấn đề. Để tránh ảnh
hưởng xấu, B sẽ gây ảnh hưởng xấu tới A. Câu hỏi thật sự cần đặt ra là: Liệu A có được
phép gây hại đến B hay liệu B có được phép gây hại đến A? Vấn đề là ở chỗ làm sao để
tránh được những tác hại nghiêm trọng hơn. Tôi đã đưa ra ví dụ trong bài báo trước về
trường hợp tiếng ồn và rung từ máy móc của một nhà máy sản xuất bánh kẹo gây phiền
hà đến công việc của một bác sỹ. Để tránh ảnh hưởng xấu đó bác sỹ có thể gây ảnh
hưởng lại đối với nhà máy sản xuất bánh kẹo. Vấn đề mà trường hợp này nêu ra về cơ
bản là nó có đáng hay không khi kết quả của việc hạn chế các phương thức sản xuất được
nhà máy bánh kẹo sử dụng có thểđảm bảo việc khám chữa bệnh tốt hơn tại chi phí của
việc cung giảm của sản phẩm bánh kẹo. Một ví dụ khác là vấn đề các gia súc đi lạc phá
hại mùa màng trên vùng đất của người lân cận. Nếu việc một vài con gia súc đi lạc là
điều không thể trách khỏi thì tất cả sự tăng lên trong việc cung cấp thịt có thể thu được tại
chi phí của việc giảm sút trong cung của mùa vụ. Bản chất của sự lựa chọn đã rõ: thịt hay
mùa vụ. Câu trả lời cần được đưa ra tất nhiên là sẽ không rõ ràng trừ khi chúng ta biết Vấn Đề Chi Phí Xã Hội
được giá trị của cái mà chúng ta đạt được cũng như cái mà chúng ta phải hi sinh đểđạt
được nó. Một ví dụ khác, giáo sư George J. Stigler đã lấy ví dụ về sự nhiễm bẩn của một
dòng suối. Nếu chúng ta giảđịnh rằng tác hại xấu của việc ô nhiễm đã giết chết cá ởđó
thì vấn đề cần được quyết định là: liệu giá trị của số cá mất đi là nhiều hơn hay ít hơn giá
trị sản phẩm có thểđược làm ra do sự nhiễm bẩn đó. Mọi việc vẫn tiếp diễn mà hầu như
không cần nói rằng vấn đề này cần phải được nhìn nhận dưới góc độ tổng thểvà cận biên.
III. HỆ THỐNG GIÁ CHỊU TRÁCH NHIỆM THIỆT HẠI
Tôi định bắt đầu bài phân tích của mình bằng việc xem xét một trường hợp mà
hầu hết các nhà kinh tếđều có thểđồng ý rằng vấn đề sẽđược giải quyết theo cách hoàn
toàn làm mọi người hài lòng: khi gây hại đến người khác các công ty kinh doanh phải trả
toàn bộ tổn thất do họ gây ra và hệ thống giá sẽ làm việc một cách trôi chảy (nói đúng ra
nó có nghĩa hệ thống giá được vận hành miễn phí).
Một ví dụ hay của vấn đềđang được thảo luận là trường hợp gia súc đi lạc phá
hoại mùa màng trồng trên đất của người hàng xóm. Giả sử rằng một người nông dân và
một người nuôi gia súc đang làm việc trên mảnh đất thuộc sở hữu của hàng xóm. Giả sử
thêm rằng, giữa hai mảnh đất đó không có rào chắn và quy mô đàn gia súc của người
nuôi ngày càng tăng thì tổng thiệt hại mà nó gây ra cho mùa màng của người nông dân
càng lớn. Cái gì xảy ra đối với thiệt hại cận biên khi quy mô của đàn gia súc tăng là vấn
đề khác. Nó phụ thuộc vào việc liệu đàn gia súc có xu hướng đi thành hàng nối đuôi nhau
hay là đi lung tung con nọ cạnh con kia, hay phụ thuộc vào việc đàn gia súc có xu hướng
tăng liên tục nhiều hay ít và phụ thuộc vào nhiều yếu tố tương tự khác nữa. Vì mục đích
trực tiếp của mình, chọn giảđịnh nào về thiệt hại cận biên khi quy mô của đàn gia súc
tăng lên là không quan trọng.
Đểđơn giản hóa luận chứng, tôi đề nghị sử dụng một ví dụ số học. Tôi sẽ giảđịnh
rằng chi phí hàng năm của việc lập hàng rào cho mảnh đất của người nông dân là 9 đô là
và giá trị mùa vụ là 1 đô-la một tấn. Tôi cũng giảđịnh rằng mối quan hệ giữa số lượng
gia súc trong một đàn và thiệt hại hàng năm về mùa vụ là như sau:
SỐ LƯỢNG GIA SÚC THIỆT HẠI HÀNG NĂM THIỆT HẠI MÙA VỤ TÍNH
TRONG ĐÀN CỦA MÙA VỤ TRÊN MỘT CON BÒ TĂNG
(BÒ ĐỰC) (TẤN) THÊM
(TẤN)
1 1 1
2 3 2
3 6 3
4 10 4
Giả sử rằng người nuôi gia súc chịu trách nhiệm cho tổn thất mà họ gây ra, chi phí
thêm hàng năm mà người nuôi gia súc phải chịu khi anh ta tăng thêm số lượng gia súc từ
2 lên 3 con bò là 3 đô-la và khi quyết định quy mô của đàn gia súc, anh ta sẽ tính đến các
chi phí này cùng với các chi phí khác của mình. Anh ấy sẽ không tăng quy mô của đàn
gia súc trừ khi giá trị tăng thêm của thịt được sản xuất ra (giả sử người nuôi gia súc trực
www.kinhtehoc.com 2
Vấn Đề Chi Phí Xã Hội
tiếp giết mổ gia súc) lớn hơn chi phí tăng thêm ma anh bắt buộc phải trả, bao gồm cả giá
trị tăng thêm của mùa màng bị phá huỷ. Tất nhiên, bằng việc sử dụng chó, người chăn gia
súc, máy bay, đài phát di động và các phương tiện khác thì số lượng thiệt hại có thểđược
giảm nhẹ, nhưng các phương tiện này chỉđược sử dụng khi chi phí dành cho chúng ít hơn
giá trị của mùa màng mà chúng phải bảo vệđể khỏi bị mất. Giả sử chi phí hàng năm để
làm hàng rào là 9 đô-la, người chăn nuôi gia súc muốn đàn gia súc của mình có 4 con bò
hoặc hơn sẽ phải trả cho việc lắp dựng hàng rào vào bảo quản nó, giả sử rằng các phương
tiện khác đạt được là không rẻ. Khi hàng rào được dựng nên, chi phí cận biên cho trách
nhiệm thiệt hại là 0, trừ khi quy mô đàn gia súc đòi hỏi cần phải có hàng rào tốt hơn và
do vậy tiền chi cho hàng rào sẽđắt tiền hơn vì nhiều gia súc có khả năng dựa vào đó cùng
một lúc. Nhưng tất nhiên người nuôi gia súc cũng có thể tốn ít tiền hơn vì không cần phải
dựng hàng rào và trả phí tổn do mùa vụ bị phá huỷ vì theo như ví dụ số học mà tôi đưa ra,
với trường hợp 3 hay ít bò hơn.
Có thể nghĩ rằng sự thật khi người nuôi gia súc trả tất cả chi phí cho mùa màng bị
thiệt hại sẽ khiến cho người nông dân tăng diện tích trồng trọt nếu như người nuôi gia súc
đến chiếm diện tích đất lân cận. Nhưng sự việc không phải như vậy. Nếu như trước đây
mùa màng được bán trong các điều kiện cạnh tranh hoàn hảo thì chi phí cận biên sẽ bằng
với giá đối với số lượng đã được trồng, còn bất kỳ sự mở rộng nào sẽ dẫn tới việc lợi
nhuận của người nông dân bị giảm. Trong hoàn cảnh mới này, sự hiển diện của việc mùa
màng bị thiệt hại có nghĩa là người nông dân sẽ bán ít đi ở thị trường mở nhưng số tiền
mà anh ta nhận được cho số lượng sản phẩm nhất định vẫn không đổi, vì người nuôi gia
súc đã trả cho số mùa vụ bị thiệt hại theo giá thị trường. Tất nhiên nếu ngành chăn nuôi
gia súc nói chung có liên quan đến việc phá huỷ mùa màng thì sự hiển diện của ngành
công nghiệp chăn nuôi gia súc sẽ làm tăng giá của mùa màng có liên quan và nông dân
do đó sẽ mở rộng diện tích trồng trọt. Nhưng ởđây tôi chỉ giới hạn sự tập trung của mình
đến từng nông dân cá thể.
Tôi đã từng nói rằng sự xâm lấn vùng đất lân cận của người nuôi gia súc sẽ không
là nguyên nhân liên quan tới số lượng sản phẩm, hay nói một cách chính xác hơn là
nguyên nhân của số lượng gieo trồng vì người nông dân đã tăng lượng gieo trồng. Trên
thực tế, nếu như người nuôi gia súc có gây ra ảnh hưởng gì thì nó sẽ làm giảm số lượng
gieo trồng. Nguyên nhân của việc này là đối với bất kỳ một vùng đất canh tác cụ thể nào
nếu giá trị mùa vụ bị thiệt hại lớn đến mức tiền thu được từ việc bán sản phẩm mùa vụ
không bị thiệt hại ít hơn tổng số chi phí cho việc canh tác mảnh đất đó thì người nông dân
sẽ có lợi và người nuôi gia súc sẽ thoả thuận với người nông dân về việc mảnh đất còn lại
không cần canh tác. Một ví dụ số học sẽ minh hoạ rõ ràng cho điều này. Giả sử lúc đầu
giá trị mùa vụ thu được từ việc canh tác một mảnh đất cụ thể là 12 đô-la và chi phí phải
chịu khi canh tác trên mảnh đất đó là 10 đô-la, lợi nhuận ròng thu được từ việc canh tác
trên mảnh đất đó là 2 đô-la. Tôi giả sửđể cho đơn giản hoá vấn đề rằng người nông dân
là người chủ của mảnh đất đó. Bây giờ lại giả sử người nuôi gia súc bắt đầu chăn nuôi
trên vùng đất lân cận và giá trị mùa vụ bị phá huỷ là 1 đô-la. Trong trường hợp người
nông dân thu được $11 đô từ việc bán sản phẩm từ mùa vụ của mình ra thị trường và 1 đô
là số tiền thu được của người chăn nuôi gia súc thì lợi nhuận ròng mà người nông dân thu
được vẫn là 2 đô-la. Bây giờ giả sử người nuôi gia súc thấy việc tăng số lượng đàn gia
súc của mình lên là có lợi thậm chí ngay cả khi số tiền mà anh ta phải trả cho thiệt hại
www.kinhtehoc.com 3
25 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2171 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn đề chi phí xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bất kỳ sự kiểm tra cạnh tranh nào, sẽ
luôn là những quy định cần thiết, có tác dụng làm tăng hiệu quả vận hành của nền kinh tế.
Hơn nữa, những quy định chung như vậy phải áp dụng cho các trường hợp rất đa dạng,
nhiều trường hợp có hiệu lực nhưng trong nhiều trường hợp thì rõ ràng là không thích
hợp. Từ những xem xét này có thể thấy những quy định trực tiếp của chính phủ sẽ không
nhất thiết tạo ra các kết quả tốt hơn việc để vấn đề cho thị trường hay công ty tự giải
quyết. Nhưng tương tự như vậy không thể phủ nhận, trong một số trường hợp , quy định
hành chính của chính phủ có mang lại sự cải thiện hiệu quả kinh tế. Đó chính là trường
hợp đặc biệt khi, ví dụ như trường hợp tác hại của khói, có một số lượng lớn người liên
quan và do đó chi phí giải quyết vấn đề thông qua thị trường hay công ty có thể sẽ rất
cao.
Tất nhiên vẫn có một sự lựa chọn khác cho vấn đề này, đó là chẳng làm gì để giải
quyết vấn đề cả. Giả sử rằng chi phí liên quan để giải quyết vấn đề, bằng những quy định
đưa ra bởi bộ máy hành chính của chính phủ, thường là rất cao (đặc biệt nếu chi phí đó
Vấn Đề Chi Phí Xã Hội
www.kinhtehoc.com 12
bao gồm tất cả các kết quả của từng việc mà chính phủ phải can thiệp vào), không còn
nghi ngờ gì nữa trường hợp mà lợi ích thu được từ quy định hành động khiến cho các tác
động bất lợi tăng sẽ tốn phí ít hơn phí phải bỏ ra khi có sự can thiệp của quy định của
chính phủ.
Thảo luận về vấn đề ảnh hưởng bất lợi trong phần này (khi chi phí giao dịch thị
trường được đưa vào tính toán) là rất không thích hợp. Nhưng ít nhất nó cũng làm sáng
tỏ vấn đề về một sự lựa chọn sắp xếp xã hội hợp lý nhằm giải quyết những ảnh hưởng bất
lợi. Tất cả các giải pháp đều cần có chi phí và không có một lý do nào để cho rằng quy
định của chính phủ được xem là cách giải quyết vấn đề đơn giản vì thị trường hay công ty
không thể giải quyết tốt vấn đề. Trên thực tế, ta chỉ có thể có quan điểm về chính sách
làm hài lòng mọi người khi bình tĩnh nghiên cứu xem thị trường, công ty và chính phủ sẽ
giải quyết vấn đề ảnh hưởng bất lợi này như thế nào. Các nhà kinh tế cần nghiên cứu
công việc của người môi giới khi liên kết các bên lại với nhau, kết quả của các hiệp định
giới hạn, vấn đề của công ty phát triển kinh doanh bất động sản quy mô lớn, hoạt động
của chính phủ về chia vùng và quy định về các hoạt động khác. Tôi tin tưởng rằng các
nhà kinh tế và những người hoạch định chính sách nói chung đều có xu hướng đánh giá
quá cao những lợi ích thu được từ các quy định của chính phủ. Nhưng sự tin tưởng này,
thậm chí nếu có được chứng minh, cũng chỉ nhằm gợi ý rằng quy định của chính phủ nên
được giảm bớt. Nó không nói với chúng ta nơi nào đường giới hạn được vẽ nên nhưng
dường như với tôi điều này đến từ nghiên cứu cụ thể về những kết quả thực sự của việc
giải quyết vấn đề theo hướng khác. Nhưng thật không may mắn nếu nghiên cứu này của
tôi được thực hiện với sự hỗ trợ của phân tích kinh tế sai lầm. Mục đích của bài viết này
là để chỉ ra cách tiếp cận kinh tế nên làm đối với vấn đề này.
VII. PHÂN ĐỊNH RANH GIỚI LUẬT PHÁP CỦA QUYỀN LỢI VÀ VẤN ĐỀ
KINH TẾ
Thảo luận ở phần V không chỉ phục vụ việc minh họa luận cứ mà nó còn cố gắng
gợi mở cách tiếp cận luật pháp về vấn đề ảnh hưởng bất lợi. Các trường hợp xem xét đều
ở Anh nhưng việc lựa chọn tương tự các trường hợp ở Mỹ có thể dễ dàng được thực hiện
và đặc điểm lý do cũng sẽ tương tự như vậy. Tất nhiên nếu giao dịch thị trường không có
chi phí thì toàn bộ những vấn đề này (những vấn đề về tính cân bằng sẽ được tách riêng
ra) sẽ là quyền lợi của các bên khác nhau, khi quyền lợi này được xác định rõ ràng thì kết
quả của các hành động luật pháp sẽ dễ dự đoán. Nhưng như chúng ta đã biết tình huống
khác nhau khi giao dịch thị trường có chi phí cao và điều này khiến cho việc sắp xếp
quyền lợi bởi luật pháp trở nên khó khăn. Trong những trường hợp như vậy, tòa án sẽ có
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh tế. Do đó tòa án cần phải hiểu được kết quả kinh
tế của các quyết định và đưa kết quả kinh tế đó vào xem xét khi đưa ra quyết định. Tòa án
phải hiểu những ảnh hưởng kinh tế đó rõ đến mức nó không thể để tạo ra những kết quả
bất ổn cho bản thân vị trí luật pháp của mình. Thậm chí khi có thể thay đổi sự phân định
ranh giới luật pháp của quyền lợi thông qua giao dịch thị trường thì rõ ràng việc giảm
nhu cầu cho những giao dịch đó và do đó giảm việc sử dụng các nguồn lực cho việc thực
hiện chúng là điều rất được mong muốn.
Vấn Đề Chi Phí Xã Hội
www.kinhtehoc.com 13
Một nghiên cứu kỹ về dự đoán trước quyết định của tòa án trong những trường
hợp như vậy rất được quan tâm nhưng tôi không có đủ khả năng để làm việc đó. Tuy
nhiên một nghiên cứu qua đã cho thấy rõ là tòa án thường nhận thức được các hàm ý kinh
tế và bản chất qua lại của vấn đề (điều mà nhiều nhà kinh tế không nhận thức được). Hơn
nữa, đôi lúc họ còn đưa các hàm ý kinh tế đó vào xem xét cùng với các nhân tố khác khi
đưa ra quyết định của mình. Về vấn đề này các tác giả Mỹ đề cập đến vấn đề một cách rõ
ràng hơn các tác giả Anh. Do vậy tôi xin trích dẫn bài viết của Prosser về Các sai lầm cá
nhân mà một người có thể
“sử dụng tài sản của riêng anh ta hay... thực hiện công việc riêng của mình tại chi
phí đền bù một số thiệt hại gây ra cho những người hàng xóm sống xung quanh
mình. Anh ta có thể vận hành nhà máy với tiếng ồn và khói gây khó chịu cho
người khác với điều kiện là nó không được vượt quá giới hạn cho phép. Chỉ khi
nào hành động của anh ta là quá đáng, dưới ánh sáng của tính hữu dụng và tổn
hại mà nó gây ra (phần in nghiêng là phần được thêm vào), thì nó đã thực sự trở
nên phiền toái...Như đã đề cập tới trong một trường hợp cổ điển về việc làm nến ở
một thị trấn, “Le utility del chose excusera le noisomeness del stink."
Thế giới cần phải có các nhà máy, các lò luyện kim, nhà máy lọc dầu, máy móc
gây ra tiếng động và tiếng nổ, thậm chí có thể cần một số chi phí bỏ ra đền bù cho
những bất tiện mà nó gây ra cho những người sống ở vùng lân cận và nguyên đơn
cần phải chấp nhận những bất tiện vô lý đó vì lợi ích chung.”
Các tác giả Anh chính thống không trình bày được một cách rõ ràng như vậy, họ
không nêu rõ được sự so sánh giữa tính hữu ích và thiệt hại gây ra chính là một yếu tố
trong việc quyết định liệu những ảnh hưởng bất lợi có thể xem là sự thiệt hại hay không.
Nhưng ta có thể tìm thấy các quan điểm tương tự như thế của các tác giả Anh được thể
hiện không rõ bằng. Không còn nghi ngờ gì nữa ảnh hưởng bất lợi chắc chắn phải lớn
trước khi tòa án phán xét nó là một phần phản ánh thực tế phải hầu như luôn phải lấy một
phần lợi ích để bù đắp thiệt hại. Và trong biên bản của các trường hợp riêng lẻ, rõ ràng là
các thẩm phán hiểu rõ cái gì mất và cái gì được khi họ đưa ra quyết định trao lệnh của toà
án hay trao phán quyết có lợi cho bên gây thiệt hại. Do đó, để khước từ việc ngăn chặn
thiệt hại mà những tòa nhà mới xây gây ra trong tương lại, thẩm phán tuyên bố:
“Tôi biết không có nguyên tắc chung đối với thông luật, mà.... nói một tòa nhà có
ý định ngăn chặn tương lai của những cái khác là đã gây thiệt hại. Trong trường
hợp như thế, sẽ không có những thành phố lớn; và do đó tôi cần phải trao lệnh của
tòa cho tất cả các tòa nhà mới xây trong thành phố này....”
Vấn đề mà chúng ta gặp phải khi giải quyết các hoạt động có ảnh hưởng bất lợi
không đơn giản chỉ là việc hạn chế trách nhiệm đối với họ. Cái được quyết định là liệu lợi
ích thu được từ việc ngăn cản cái có hại có lớn hơn thiệt hại đâu đó phải chịu như kết quả
của việc ngăn chặn hành động gây hại. Trong thế giới mà chi phí sắp xếp lại quyền lợi
được thiết lập bởi hệ thống luật pháp thì trên thực tế toà án trong trường hợp có liên quan
tới thiệt hại, ra quyết định dựa trên vấn đề kinh tế và quyết định nguồn lực được sử dụng
như thế nào. Người ta lập luận rằng tòa án có ý thức về vấn đề này và họ thường đưa ra
Vấn Đề Chi Phí Xã Hội
www.kinhtehoc.com 14
sự so sánh về cái được lợi và cái mất đi khi ngăn cản các hoạt động có tác động tiêu cực,
mặc dù tất cả các so sánh không phải lúc nào cũng đúng. Nhưng sự phân định ranh giới
quyền lợi cũng là kết quả của các sắc lệnh tuân thủ theo đúng luật. Ở đây chúng ta cũng
tìm thấy bằng chứng cho thấy sự hiểu biết sâu sắc về bản chất qua lại của vấn đề. Khi một
sắc lệnh tuân thủ luật pháp được thêm vào danh sách thiệt hại thì hành động cũng được
đưa vào nhằm hợp pháp hoá những cái khác mà chúng có thể được coi là thiệt hại theo
thông luật. Loại tình huống mà các nhà kinh tế có khuynh hướng coi là hành động đòi hỏi
có sự điều chỉnh của chính phủ trên thực tế thường là kết quả hoạt động của chính phủ.
Hành động đó không phải là khôn ngoan. Nhưng có một mối nguy hiểm thực sự khi
chính phủ can thiệp quá sâu vào hệ thống kinh tế, khi đó có thể dẫn đến sự bảo vệ cho
những người phải chịu trách nhiệm đối với ảnh hưởng có hại, để cho ảnh hưởng có hại đi
quá xa.
VIII. CÁCH GIẢI QUYẾT CỦA PIGOU TRONG “KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI”
Nguồn gốc của phân tích kinh tế hiện đại về vấn đề chi phí xã hội được thảo luận
trong bài viết này là “Kinh tế học phúc lợi” của Pigou và cụ thể là đoạn của phần II, đoạn
này giải quyết sự khác nhau giữa sản phẩm ròng tư nhân và xã hội, nó xảy ra vì:
“một người A, trong quá trình cung cấp một số dich vụ, mà dịch vụ này đã được
thanh toán, cho người thứ hai B đã ngẫu nhiên đưa ra một số dịch vụ hoặc tạo ra
những bất tiện cho người khác (không phải các sản phẩm giống với dịch vụ ban
đầu), hay tạo ra một loại sản phẩm mà bên hưởng lợi không phải là bên thanh toán
tiền hay phải trả tiền bồi thường cho bên bị hại.”
Pigou nói rằng mục đích của ông trong Phần II: Kinh Tế Học Phúc Lợi là:
“xác định xem sự tự do của tính tư lợi, hoạt động theo hệ thống luật pháp hiện
hành, có xu hướng phân bổ nguồn lực của đất nước theo cách thuận lợi nhất cho
việc sản xuất một lượng lớn cổ tức quốc gia đến chừng nào, và đến chừng nào thì
sự tự do của tính tư lợi là khả thi đối với hoạt động của nhà nước nhằm cải thiện
xu hướng “tự nhiên”.”
Đánh giá từ phần đầu của bài trình bày này, mục đích của Pigou là phát hiện xem
liệu có bất kỳ sự cải thiện nào trong sự sắp xếp hiện tại quyết định đến việc sử dụng
nguồn lực hay không. Từ đó Pigou kết luận rằng có thể thực hiện việc cải thiện, có người
có thể hi vọng ông sẽ tiếp tục việc đó bằng cách nói rằng ông dự định sẽ sắp đặt những
thay đổi đòi hỏi chúng xảy ra. Nhưng thay vào đó Pigou thêm cụm từ làm tương phản
giữa xu hướng “tự nhiên” và “hành động của nhà nước” mà cụm từ này trong chừng mực
ý nghĩa nào đó làm cân bằng giữa sắp xếp hiện tại với xu hướng tự nhiên và nó hàm ý
rằng cái được đòi hỏi để tạo nên những cải thiện đó chính là hành động của chính phủ
(nếu khả thi). Đây ít hay nhiều chính là quan điểm của Pigou và chính là bằng chứng từ
phần 2 của Chương I. Pigou bắt đầu bằng cách đề cập đến các nhà kinh tế học cổ điển
theo chủ nghĩa lạc quan, những người lập luận rằng có thể tối đa hóa giá trị của sản xuất
nếu chính phủ kiềm chế không can thiệp vào hệ thống kinh tế và các sự sắp xếp về kinh
tế xoay chuyển bất ngờ “một cách tự nhiên”. Pigou tiếp tục nói rằng nếu tính tư lợi thúc
Vấn Đề Chi Phí Xã Hội
www.kinhtehoc.com 15
đẩy phúc lợi kinh tế thì chính là bởi vì các cơ quan của con người được lập ra để làm như
vậy. (Đây là phần lập luận của Pigou mà phần này đã được ông phát triênr với sự trợ giúp
từ việc trích dẫn tác phẩm của Carman, tôi thấy về cơ bản là đúng). Pigou kết luận rằng:
“Thậm chí ở những nước phát triển nhất đều có những thất bại và không hoàn
hảo... có nhiều trở ngại ngăn cản việc phân bổ nguồn lực cộng đồng...theo cách có
hiệu quả nhất. Việc nghiên cứu chúng tạo nên vấn đề hiện nay của chúng ta...mục
đích của nó là rất thiết thực. Nó giúp làm rõ hơn một số cách mà bây giờ sẽ là,
hay cuối cùng có thể là, khả thi đối với chính phủ nhằm quản lý vai trò của sức
mạnh kinh tế theo cách khôn ngoan nhằm thúc đẩy phúc lợi kinh tế và thông qua
đó thúc đẩy toàn bộ phúc lợi xã hội của dân chúng nói chung.”
Suy nghĩ cơ bản của Pigou là: Có một số người lập luận rằng hành động của chính
phủ là không cần thiết nhưng hệ thống này hoạt động tốt được như bây giờ chính là do có
hành động của chính phủ. Tuy nhiên vẫn còn có những điểm chưa hoàn hảo. Vậy chính
phủ cần có thêm những hành động gì?
Nếu đây là tóm tắt đúng về quan điểm của Pigou thì sự chưa đầy đủ của nó có thể
được giải thích bằng việc phân tích ví dụ đầu tiên ông đưa ra về sự khác biệt giữa sản
phẩm tư nhân và xã hội.
Có thể xảy ra việc các chi phí rơi vào những người không trực tiếp liên quan do
thiệt hại không được bồi thường đối với rừng cây xung quanh gây ra bởi các tia lửa từ
đầu máy xe lửa. Phải tính tất cả các ảnh hưởng đó- một số là ảnh hưởng tích cực, một số
khác là ảnh hưởng tiêu cực-lên sản phẩm ròng xã hội của tiền lời cận biên của bất kỳ
lượng nguồn lực nào được chuyển đổi cho bất kỳ mục đích sử dụng hay vị trí nào.
Ví dụ được Pigou sử dụng đề cập đến một tình huống có thật. Ở Anh, ngành
đường sắt thường không phải bồi thường cho nạn nhân chịu thiệt hại do cháy từ tia lửa
phát ra từ đầu máy. Xem xét cùng với những gì được ông nói đến ở phần II, Chương 9,
tôi xin lấy khuyến nghị khôn ngoan của Pigou, đầu tiên là nhà nước nên hành động nhằm
sửa chữa tình huống “tự nhiên” và thứ hai phải bắt ngành đường sắt đền bù thiệt hại do
rừng bị cháy. Nếu đây là cách hiểu đúng quan điểm của Pigou thì tôi có thể lập luận rằng
khuyến nghị đầu tiên được đưa ra dựa trên việc hiểu sai sự thật và khuyến nghị thứ hai là
không cần thiết.
Bây giờ chúng ta xem xét đến quan điểm luật pháp. Dưới tiêu đề “Tia Lửa Phát
Ra Từ Đầu Máy” chúng ta thấy nội dung sau trong quyển “Pháp luật Anh” của Halsbury:
“Nếu nhà kinh doanh xe lửa sử dụng động cơ hơi nước mà văn bản pháp luật của
nhà chức trách không nói rõ là được phép thì họ phải chịu trách nhiệm với hỏa
hoạn gây ra do tia lửa phát ra từ đầu máy xe lửa bất luận có do lỗi của sự bất cẩn
hay không. Tuy nhiên, các nhà kinh doanh xe lửa thường nhận được sự cho phép
sử dụng đầu máy hơi nước tương xứng của nhà chức trách nếu đầu máy xe lửa
được sản xuất với lời cảnh báo phòng ngừa khoa học nói rằng đề phòng hỏa hoạn
và phải thận trọng khi sử dụng, trong trường hợp như vậy các nhà kinh doanh xe
Vấn Đề Chi Phí Xã Hội
www.kinhtehoc.com 16
lửa sẽ không phải chịu trách nhiệm trước thông luật về bất cứ thiệt hại nào do tia
lửa từ đầu máy gây ra...Trong khi sản xuất lắp đặt đầu máy, nhà kinh doanh xe lửa
nhất định phải sử dụng tất cả các phát kiến khoa học nhằm tránh gây thiệt hại
miễn là các phát kiến đó phù hợp đối với công ty, phải quan tâm thích đáng đến
việc có thể xảy ra thiệt hại, có chi phí và biện pháp sửa chữa phù hợp; nhưng đó
cũng không được coi là lỗi cẩu thả của nhà kinh doanh xe lửa nếu họ từ chối sử
dụng thiết bị hiệu quả mà rõ ràng là chúng có tác dụng tốt.”
Đối với nguyên tắc chung này, Đạo luật (hỏa hoạn) đường sắt năm 1905, được
sửa đổi năm 1928 có dành cho một ngoại lệ. Nó có liên quan đến đất nông nghiệp hay
cây trồng nông nghiệp.
“Trong trường hợp như vậy sự thật đầu máy xe lửa được sử dụng theo quyền hạn
do luật pháp quy định đó là không làm ảnh hưởng đến trách nhiệm của công ty
hành động đối với thiệt hại ... Tuy nhiên, những điều khoản này chỉ được áp dụng
khi bồi thường thiệt hại . .. không vượt quá 200 bảng Anh (Đạo luật năm 1905
quy định 100 Bảng Anh) và khi có thông báo bằng văn bản thông báo có hỏa hoạn
và ý định đòi bồi thường phải gửi đến công ty trong vòng 7 ngày kể từ ngày xuất
hiện thiệt hại và chi tiết thiệt hại được liệt kê bằng văn bản chỉ rõ rằng số tiền đòi
bồi thường không vượt quá 200 Bảng Anh, văn bản kê thiệt hại này phải được gửi
đến công ty trong vòng 21 ngày.”
Đất nông nghiệp không bao gồm đất hoang mạc hay đất xây dựng và cây trồng
nông nghiệp không bao gồm cây khô hay rơm. Tôi không thực hiện việc nghiên cứu lịch
sử nghị trường đối với ngoại lệ luật pháp này nhưng khi xét đến các thảo luận tại Hạ viện
năm 1922 và 1923, ta thấy ngoại lệ này có thể được đưa ra nhằm giúp các nhà kinh doanh
nhỏ.
Hãy quay trở lại ví dụ của Pigou về thiệt hại gây ra do tia lửa phát ra từ đầu máy
đối với khu rừng lân cận mà khu rừng không được bồi thường. Ví dụ này có lẽ nhằm mục
đích cho chúng ta thấy khả năng “hành động của Nhà nước để cải thiện xu hướng ‘tự
nhiên’” như thế nào. Nếu chúng ta xem xét ví dụ của Pigou ở thời điểm trước năm 1905
hay coi đó là một ví dụ tùy chọn (arbitrary) (trong trường hợp đó Pigou có thể phải viết
“đất xây dựng lân cận” thay vì “khu rừng lân cận”), như thế rõ ràng rằng lý do tại sao
công ty không phải trả bồi thường chính là do ngành đường sắt có quyền lực luật pháp để
vận hành đầu máy hơi nước (miễn trách nhiệm pháp lý đối với hỏa hoạn gây ra do tia lửa
từ đầu máy). Đây chính là vị thế luật pháp được thiết lập năm 1860, trong trường hợp đơn
lẻ, chỉ liên quan đến việc tàu hỏa gây cháy ở khu rừng lân cận và luật pháp ở điểm này
không thay đổi (loại trừ một ngoại lệ) bởi một thế kỷ pháp chế đường sắt, bao gồm cả sự
quốc hữu hóa. Nếu chúng ta xem xét ví dụ của Pigou “không bồi thường thiệt hại cho khu
rừng lân cận gây ra do tia lửa phát ra từ đầu máy” theo nghĩa đen, và giả định rằng ví dụ
này được xem xét vào giai đoạn sau năm 1905,vậy rõ ràng rằng lý do tại sao công ty
không phải trả bồi thường chính là vì thiệt hại lớn hơn 100 bảng Anh (trong lần xuất bản
đầu tiên của cuốn Kinh Tế Học Phúc Lợi) hay lớn hơn 200 bảng Anh (trong lần tái bản
sau) hay do người chủ của những cây gỗ không thông báo bằng văn bản cho công ty xe
lửa trong vòng 7 ngày kể từ ngày xảy ra hỏa hoạn hay không gửi bảng kê chi tiết thiệt hại
Vấn Đề Chi Phí Xã Hội
www.kinhtehoc.com 17
trong vòng 21 ngày. Trong thế giới thực, ví dụ của Pigou chỉ tồn tại như kết quả của sự
lựa chọn cẩn thận của luật pháp. Tất nhiên không dễ dàng hình dung việc chế tạo lắp đặt
đường ray trong tình trạng tự nhiên. Cái dễ hình dung nhất có lẽ là xe lửa sử dụng đầu
máy hơi nước “mà không có quyền luật pháp rõ ràng”. Tuy nhiên trong trường hợp này
công ty đường sắt bị bắt buộc phải bồi thường cho người chịu thiệt hại do rừng bị cháy.
Điều này nói lên rằng, việc đền bù được thực hiện mà không có sự hiện diện của hành
động của Chính phủ. Trường hợp duy nhất mà công ty không phải thực hiện đền bù là khi
có sự can thiệp của hành động của Chính phủ. Điều lạ là Pigou, người hiểu rất rõ việc đền
bù thiệt là cần thiết lại lấy ví dụ này để minh chứng cho khả năng “hành động của Nhà
nước để cải thiện xu hướng ‘tự nhiên’” như thế nào.
Pigou dường như có quan điểm sai lầm về sự thật của tình huống này. Nhưng
cũng có thể ông mắc sai lầm trong phân tích kinh tế của mình. Việc công ty đường sắt bị
đòi hỏi phải bồi thường cho người chịu thiệt hại do hỏa hoạn gây ra bởi đầu máy xe lửa là
không cần thiết. Tôi không muốn nêu ra đây trường hợp ngành đường sắt có thể thỏa
thuận với tất cả mọi người có tài sản tiếp giáp với đường ray xe lửa và không có chi phí
nào phải bỏ ra liên quan đến việc thực hiện những thỏa thuận này, đây không phải là vấn
đề công ty xe lửa có phải chịu trách nhiệm cho thiệt hại do hỏa hoạn gây ra hay không.
Vấn đề này đã được xem xét khá kỹ ở các phần trên. Vấn đề ở đây là liệu ngành đường
sắt có cần thiết phải chịu trách nhiệm trong điều kiện việc thực hiện những thỏa thuận
như vậy rất tốn kém. Pigou rõ ràng đã nghĩ rằng phải bắt ngành đường sắt trả tiền đền bù
và có thể dễ dàng nhận thấy lập luận nào đã dẫn ông đến việc đưa ra kết luận này. Giả sử
ngành đường sắt sẽ xem xét liệu có nên chạy thêm một tàu nữa hay tăng vận tốc của
chiếc tàu hiện đang chạy hay lắp các thiết bị chống tia lửa vào đầu máy hay không. Nếu
ngành đường sắt không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do hỏa hoạn thì khi đưa ra
những quyết định như vậy, họ sẽ không tính thiệt hại từ việc cho chạy thêm một tàu, tăng
vận tốc tàu hiện có hay không lắp đặt thiết bị chống tia lửa vào chi phí gia tăng thiệt hại.
Đây chính là nguồn gốc của sự khác biệt giữa sản phẩm ròng xã hội và tư nhân. Nó thể
hiện ở việc ngành đường sắt hoạt động mà hoạt động đó làm giảm giá trị tổng sản phẩm
và nó sẽ không hoạt động nếu nó phải chịu trách nhiệm về thiệt hại. Ta có thể thấy rõ
điều này qua một ví dụ số học.
Xem xét trường hợp ngành đường sắt phải chịu trách nhiệm về thiệt hại hỏa hoạn
do tia lửa từ đầu máy gây ra, ngành đường sắt cho chạy hai lượt tàu một ngày trên cùng
một đường ray nhất định. Giả sử rằng việc cho chạy một chuyến tàu một ngày cho phép
ngành đường sắt thực hiện dịch vụ trị giá 150 đô-la một năm và chạy hai chuyến tàu một
ngày cho phép ngành đường sắt tạo ra dịch vụ trị giá 250 đô-la một năm. Giả sử thêm
rằng chi phí vận hành một tàu là 50 đô-la một năm và hai tàu là 100 đô-la một năm. Giả
sử có sự cạnh tranh hoàn hảo, và chi phí trong việc giảm giá trị sản phẩm ở nơi khác do
việc sử dụng các yếu tố bổ xung của sản xuất đối với ngành đường sắt là như nhau. Rõ
ràng rằng ngành đường sắt sẽ nhận thấy việc chay hai chuyến xe lửa một ngày là có lãi.
Nhưng giả sử rằng chạy một lượt tàu một ngày khiến cho số cây trồng bị phá hủy do hỏa
hoạn (tính trung bình hàng năm) là trị giá 60 đô là và chạy 2 lượt tàu một ngày khiến cho
số cây trồng bị phá hủy là 120 đô-la. Trong trường hợp này, chạy một lượt tàu một ngày
sẽ làm tăng tổng giá trị sản phẩm trong khi chạy hai lượt tàu một ngày sẽ làm giảm giá trị
tổng sản phẩm. Để chạy chuyến tàu thứ hai ngành đường sắt phải tốn thêm 100 đô-la một
Vấn Đề Chi Phí Xã Hội
www.kinhtehoc.com 18
năm cho dịch vụ đường sắt gia tăng. Nhưng việc giảm giá trị trong sản xuất ở một nơi
nào khác là 110 đô-la một năm, 50 đô-la là kết quả của việc sử dụng các yếu tố gia tăng
của sản xuất, và 60 đô-la là số tiền đền bù cho cây trồng bị thiệt hại. Do đó ngành đường
sắt sẽ có lợi hơn nếu không cho chạy lượt tàu thứ hai và lượt tàu thứ hai này sẽ không
được chạy nếu như ngành đường sắt phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại gây ra cho
mùa màng, kết luận là việc ngành đường sắt phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại là
điều dường như không thể tránh khỏi. Rõ ràng rằng đây chính là lý do nằm sau quan
điểm của Pigou.
Kết luận sẽ có lợi hơn cho ngành đường sắt nếu họ không cho chạy lượt tàu thứ
hai là đúng. Còn kết luận ngành đường sắt cần thiết phải chịu trách nhiệm đối với thiệt
hại mà họ gây ra là sai. Bây giờ chúng ta thử thay đổi giả định có liên quan đến quy tắc
về trách nhiệm pháp lý. Giả sử rằng ngành đường sắt phải chịu trách nhiệm về thiệt hại
do tia lửa từ đầu máy gây ra, và một người nông dân có đất trồng tiếp giáp với đường xe
lửa là người phải chịu thiệt hại; nếu cây trồng của anh ta bị phá hỏng do hỏa hoạn gây ra
bởi tàu hỏa thì anh ta sẽ nhận được đền bù từ ngành đường sắt theo giá thị trường, nếu
cây trồng của anh ta không bị thiệt hại thì anh ta cũng thu được tiền từ việc bán sản phẩm
của mình theo giá thị trường. Do đó anh ta không quan tâm đến việc liệu cây trồng của
anh ta có bị thiệt hại không. Vấn đề sẽ rất khác nếu như ngành đường sắt phải chịu trách
nhiệm đối với thiệt hại. Bất kỳ cây trồng nào bị phá hỏng do hỏa hoạn gây ra bởi tàu hỏa
sẽ làm giảm thu nhập của người nông dân. Người nông dân do đó sẽ không canh tác trên
mảnh đất mà cây trồng có nguy cơ bị thiệt hại lớn hơn lợi nhuận ròng từ mảnh đất (lý do
đã được trình bày chi tiết ở phần III). Sự thay đổi từ chỗ ngành đường sắt không phải
chịu trách nhiệm đối với thiệt hại sang việc họ phải chịu trách nhiệm dẫn tới sự ra tăng
trong số lượng canh tác trên mảnh đất tiếp giáp với đường sắt. Tất nhiên nó cũng làm
tăng số lượng cây trồng bị phá hỏng do hỏa hoạn gây ra bởi xe lửa.
Bây giờ chúng ta hãy quay lại ví dụ số học. Giả sử rằng với sự thay đổi quy tắc về
trách nhiệm pháp lý, số lượng cây trồng bị thiệt hại do hỏa hoạn gây ra bởi tàu hỏa tăng
gấp đôi. Với một chuyến tàu một ngày, số lượng cây trồng trị giá 120 đô-la sẽ bị phá
hỏng mỗi năm và với hai chuyến tàu một ngày, số lượng cây trồng trị giá 240 đô-la sẽ bị
phá hỏng mỗi năm. Như chúng ta đã thấy ở phần trước, ngành đường sắt sẽ không có lợi
khi cho chạy chuyến tàu thứ hai nếu họ phải trả 60 đô-la một năm tiền đền bù thiệt hại.
Với mức đền bù thiệt hại là 120 đô-la một năm, tiền lỗ từ việc chạy thêm chuyến tàu thứ
hai sẽ cao hợn 60 đô-la. Bây giờ hãy xem xét chuyến tàu thứ nhất. Giá trị dịch vụ vận
chuyển cung cấp cho chuyến tàu thứ nhất là 150 đô-la. Chi phí chạy tàu là 50 đô-la. Số
tiền ngành đường sắt phải đền bù cho thiệt hại là 120 đô-la. Nếu tính như thế ngành
đường sắt sẽ không thu được chút lợi từ việc chạy bất kỳ chuyến tàu nào. Từ những con
số đưa ra trong ví dụ chúng ta có thể kết luận: Nếu ngành đường sắt không phải chịu
trách nhiệm đối với thiệt hại do cháy, họ sẽ chạy hai chuyến tàu một ngày, còn nếu họ
phải chịu trách nhiệm thì họ sẽ chấm dứt hoạt động. Có phải điều đó có nghĩa là việc
không còn xe lửa nữa sẽ tốt hơn? Câu hỏi này có thể được trả lời bằng cách xem xét điều
gì sẽ xảy ra với giá trị tổng sản lượng nếu quyết định miễn chịu trách nhiệm thiệt hại do
hỏa hoạn đối với ngành đường sắt được đưa ra, nếu thế ngành đường sắt có thể hoạt động
(hai chuyến một ngày).
Vấn Đề Chi Phí Xã Hội
www.kinhtehoc.com 19
Hoạt động của ngành đường sắt sẽ khiến dịch vụ vận chuyển trị giá 250 đô-la hoạt
động. Điều đó cũng có nghĩa là việc sử dụng các nhân tố sản xuất sẽ làm giảm giá trị sản
xuất ở đâu đó xuống còn 100 đô-la. Hơn nữa, nó cũng có nghĩa giá trị cây trồng bị phá
hủy là 120 đô-la. Việc ngành đường sắt hoạt động trở lại cũng dẫn đến việc từ bỏ canh
tác ở một số vùng đất. Vì như chúng ta đã biết, nếu những vùng đất đó được canh tác thì
giá trị cây trồng bị thiệt hại do hỏa hoạn sẽ là 120 đô-la vì không chắc chắn là toàn bộ số
cây trồng trên mảnh đất đó sẽ bị phả hỏng, có vẻ hợp lý hơn nếu ta giả sử rằng giá trị sản
lượng cây trồng trên mảnh đất sẽ cao hơn thể. Giả sử sẽ là 160 đô-la. Nhưng việc từ bỏ
canh tác sẽ giải phóng các nhân tố sản xuất được sử dụng ở đâu đó. Tất cả chúng ta đều
biết rằng số lượng giá trị sản xuất ở đâu đó sẽ tăng ít hơn 160 đô-la. Giả sử là 150 đô-la.
Vậy thì lợi nhuận thu được từ hoạt động của ngành đường sắt sẽ là 250 đô-la (giá trị của
dịch vụ vận chuyển) trừ đi 100 đô-la (chi phí cho các nhân tố sản xuất) trừ đi 120 đô-la
(giá trị cây trồng bị thiệt hại do hỏa hoạn) trừ đi 160 đô-la (việc sụt giảm trong giá trị sản
xuất cây trồng do từ bỏ canh tác) cộng với 150 đô-la (giá trị sản xuất ở đâu đó của việc
giải phóng các nhân tố sản xuất). Nói chung hoạt động của ngành đường sắt sẽ làm tăng
giá trị tổng sản phẩm lên 20 đô-la. Căn cứ vào những con số trên, rõ ràng rằng sẽ là có lợi
hơn nếu ngành đường sắt không phải chịu trách nhiệm cho thiệt hại mà nó gây ra, và do
đó giúp nó hoạt động có lãi. Tất nhiên, bằng việc thay đổi các con số, cũng có thể chỉ ra
rằng còn có các trường hợp khác mà ngành đường sắt cần thiết phải chịu trách nhiệm đối
với thiệt hại mà nó gây ra. Nhưng đối với tôi như thế là đủ để chỉ ra rằng, từ quan điểm
kinh tế, một tình huống mà "không bồi thường thiệt hại gây ra do tia lửa phát ra từ đầu
máy gây ra" không nhất thiết là cần thiết. Và việc liệu có cần thiết hay không phụ thuộc
vào từng huống cụ thể.
Có phải phân tích Pigovian đưa ra câu trả lời sai không?
Lý do mà Pigou có thể đã không chú ý đến là phân tích của ông giải quyết một
câu hỏi hoàn toàn khác. Phân tích để giải quyết câu hỏi đó là đúng. Nhưng đối với Pigou
thì việc đưa ra kết luận cụ thể như vậy là không hợp lý. Câu hỏi đặt ra với vấn đề không
phải là có cần thiết phải cho chạy thêm một chuyến tàu nữa, tăng vận tốc tàu hiện có hay
cho lắp đặt thiết bị chống lửa hay không, mà câu hỏi đặt ra với vấn đề là liệu có cần thiết
phải có một hệ thống mà ngành đường sắt phải đền bù cho những người chịu thiệt hại do
hỏa hoạn gây ra bởi tàu hỏa hay ngành đường sắt không phải đền bù thiệt hại. Khi một
nhà kinh tế so sánh các phương án sắp xếp xã hội, trình tự thích hợp là so sánh tổng sản
phẩm xã hội sinh ra bởi các sự sắp xếp khác nhau đó. So sánh sản phẩm tư nhân và sản
phẩm xã hội không ở đây cũng không ở kia. Một ví dụ đơn giản sẽ giúp minh họa cho
điều này. Bạn hãy hình dung một thành phố với các cột đèn giao thông. Một người lái xe
mô tô đi đến ngã tư đường và dừng lại vì gặp đèn đỏ. Phía phố bên kia không có một
chiếc ô tô nào đi đến ngã tư. Nếu người lái xe mô tô phớt lờ tín hiệu đèn đỏ, không có tai
nạn nào xảy ra cả và tổng sản phẩm xã hội sẽ tăng lên bởi vì người lái xe mô tô sẽ đến địa
chỉ cần phải đến sớm hơn. Tại sao anh ta lại không làm như vậy? Lý do bởi vì nếu anh ta
phớt lờ tín hiệu đèn đỏ thì anh ta sẽ bị phạt. Sản phẩm cá nhân từ việc băng qua đường là
ít hơn sản phẩm xã hội. Liệu từ đó chúng ta có thể kết luận rằng tổng sản phẩm xã hội sẽ
lớn hơn nếu không có hình phạt nào được đưa ra đối với những người không chấp hành
tín hiệu giao thông? Phân tích Pigovian cho chúng ta thấy rằng có thể nhận thức một thế
giới tốt hơn thế giới mà chúng ta đang sống. Nhưng vấn đề là phải đưa ra các sắp xếp
Vấn Đề Chi Phí Xã Hội
www.kinhtehoc.com 20
thực tế mà các sắp xếp này sẽ sửa chữa sai sót trong một phần của hệ thống mà không
gây thêm ảnh hưởng xấu đến các phần khác.
Tôi đã nghiên cứu chi tiết một ví dụ về sự khác biệt giữa sản phẩm tư nhân và sản
phẩm xã hội, và tôi không muốn nghiên cứu chi tiết thêm nữa hệ thống phân tích của
Pigou. Nhưng phần thảo luận chính của vấn đề chi phí xã hội được xem xét trong bài viết
này nằm ở Chương 9 phần II, phần này xem xét sự khác biệt loại thứ hai của Pigou và
việc xem xem Pigou đã phát triển luận điểm của mình như thế nào là điều rất đáng được
quan tâm. Sự mô tả của riêng Pigou về sự khác biệt của loại thứ hai này được trích dẫn ở
ngay phía trên của phần này. Pigou phân biệt giữa trường hợp một người cung cấp dịch
vụ mà anh ta chẳng nhận được đồng nào và một người gây ra ảnh hưởng xấu mà không
phải trả tiền cho bên bị hại. Tất nhiên chúng ta cần phải tập trung vào trường hợp thứ hai.
Do vậy, khá ngạc nhiên khi thấy rằng, Giáo sư Francesco Forte đã chỉ ra cho tôi, vấn đề
của ống khói - "ví dụ về nhà kho" hay "ví dụ về lớp học" của trường hợp thứ hai - được
Pigou sử dụng làm ví dụ cho trường hợp thứ nhất (dịch vụ được cung cấp miễn phí) và
chúng không được đề cập, cho dù là chút ít, có liên quan đến trường hợp thứ hai. Pigou
chỉ ra rằng chủ nhà máy dùng các nguồn lực để ngăn ngừa việc ống khói không xả khói
đã tạo ta một dịch vụ mà chủ nhà máy chẳng nhận được đồng nào. Ẩn ý ở đây, sẽ được
Pigou làm rõ sau ở trong Chương này, là chủ nhà máy có ống khói xả khói cần được nhận
được tiền khuyến khích để thuyết phục ông ta lắp đặt thiết bị chống khói. Hầu hết các nhà
kinh tế học hiện đại đều gợi ý rằng chủ nhà máy có ống khói xả khói phải bị đánh thuế.
Thật đáng tiếc rằng các nhà kinh tế (trừ Giáo sư Forte) đều không nhận thấy rằng đặc
điểm này đã được Pigou nghiên cứu vì ông nhận thức rõ rằng vấn đề có thể được giải
quyết bằng một trong hai cách đều có thể dẫn đến một sự thừa nhận rõ ràng về tính qua
lại của nó.
Khi thảo luận trường hợp thứ hai (gây ra ảnh hưởng xấu mà không phải trả tiền
cho bên bị hại), Pigou nói rằng họ đã phải nhận dịch vụ "khi người chủ của một công
trường nằm trong khu dân cư hay một thành phố xây dựng một nhà máy và do đó đã phá
hỏng phần lớn sự dễ chịu của các khu vực xung quanh; hay, ở một mức độ thấp hơn, cách
mà anh ta sử dụng công trường của mình đã che mất ánh sáng của nhà đối diện, hay việc
anh ta đầu tư nguồn lực xây dựng tòa nhà ở một khu trung tâm đông đúc đã làm thu hẹp
khoảng không và chỗ để vui chơi của những người lân cận, nó có xu hướng làm ảnh
hưởng đến sức khỏe và hiệu quả của những gia đình sống ở đó." Tất nhiên Pigou đã đúng
khi miêu tả những hành động đó là những hành động "không bị mất tiền khi gây ảnh
hưởng xấu". Nhưng ông đã sai khi miêu tả những hành động đó là hành động "chống lại
xã hội". Chúng có thể là hành động chống lại xã hội nhưng cũng có thể không. Việc cần
thiết là phải xem xét nặng nhẹ kết quả của ảnh hưởng xấu đối với cái tốt. Chẳng có cái gì
là "chống lại xã hội" hơn việc phản đối bất kỳ hành động nào gây hại đến bất cứ ai.
Nghiên cứu của Pigou về các vấn đề được xem xét trong bài viết này quả thật là
rất khó nắm bắt được ý nghĩa và việc thảo luận các quan điểm của ông tạo nên các khó
khăn khó có thể vượt qua nhằm làm sáng tỏ nó. Kết quả là không ai có thể chắc chắn rằng
mình đã hiểu điều mà Pigou muốn nói. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể không đưa ra
kết luận, dù cho có thể là lạ đối với một nhà kinh tế tầm cỡ Pigou, rằng nguồn gốc của sự
tối nghĩa trong quan điểm của Pigou là do ông không hiểu kỹ luận điểm của mình.
Vấn Đề Chi Phí Xã Hội
www.kinhtehoc.com 21
IX. TRUYỀN THỐNG QUAN ĐIỂM CỦA PIGOU HỌC THUYẾT TRUYỀN
MIỆNG CỦA PIGOU
Thật lạ là học thuyết sai lầm được Pigou phát triển lại có ảnh hưởng đến như vậy,
mặc dù một phần của thành công đó có lẽ là do sự thiếu rõ ràng trong cách trình bày của
nó. Khi nó không rõ ràng thì cái sự không rõ ràng đó không bao giờ là sai cả. Lạ kỳ là,
nguồn gốc của sự khó hiểu tối nghĩa lại không ngăn cản sự xuất hiện của các định nghĩa
khá rõ ràng về học thuyết được truyền miệng. Cái gì khiến các nhà kinh tế nghĩ rằng họ
học được từ Pigou và họ sẽ nói với sinh viên của mình cái gì, cái mà tôi gọi là truyền
thống Pigou, đã khá rõ ràng. Tôi có ý định chỉ ra sự không đầy đủ của truyền thống Pigou
bằng cách chứng minh rằng cả phân tích và kết luận về cách giải quyết mà học thuyết của
Pigou ủng hộ đều không đúng.
Tôi không có ý định chứng minh quan điểm của mình là đúng như đối với các ý
kiến phổ biến trong nhiều tài liệu tham khảo cho bài viết này. Tôi làm việc này một phần
vì cách giải quyết trong bài viết quá chắp vá rời rạc, ít có liên quan hơn so với tài liệu
tham khảo của Pigou và một số dẫn giải, đến mức việc nghiên cứu chi tiết là không thích
hợp. Nhưng lý do chính đối với việc thiếu tài liệu tham khảo là học thuyết, dù có dựa vào
luận điểm của Pigou, là sản phẩm của sự truyền miệng. Chắc chắn là các nhà kinh tế mà
tôi đã trao đổi những vấn đề này đều nhất trí với ý kiến là việc xem xét giải quyết thiếu
xót phù hợp với chủ đề này trong bài viết là có ý nghĩa. Tất nhiên, cũng có một số nhà
kinh tế không có cùng quan điểm như thế nhưng đó chỉ là thiểu số.
Cách tiếp cận vấn đề đang được thảo luận là thông qua việc nghiên cứu giá trị của
sản xuất vật chất. Sản phẩm tư nhân là giá trị của sản phẩm thêm vào, kết quả của một
hoạt động kinh tế đặc biệt. Sản phẩm xã hội bằng sản phẩm tư nhân trừ đi sự sụt giảm
trong giá trị sản xuất ở đâu đó mà ở đó doanh nghiệp không phải trả tiền đền bù cho thiệt
hại mà nó gây ra. Do đó, nếu 10 đơn vị của một yếu tố (và không có các yếu tố khác)
được doanh nghiệp sử dụng để tạo ra một sản phẩm nhất định có giá trị 105 đô-la, và chủ
của nhân tố đó không nhận được tiền đền bù cho nhân tố bị sử dụng, mà anh ta không có
khả năng ngăn cản không cho sử dụng; thì 10 đơn vị của nhân tố đó sẽ mang lại sản phẩm
theo phương án sử dụng tốt nhất trị giá 100 đô-la; và sản phẩm xã hội là 105 đô-la trừ đi
100 hay 5 đô-la. Nếu bây giờ doanh nghiệp trả cho một đơn vị của yếu tố sản xuất và giá
của nó bằng với giá trị sản phẩm cận biên của nó, thì sản phẩm xã hội sẽ tăng lên đến 15
đô-la. Nếu doanh nghiệp phải trả cho 2 đơn vị của yếu tố sản xuất thì sản phẩm xã hội sẽ
tăng lên 25 đô-la, cứ như thế cho đến khi nó đạt tới 105 đô-la khi doanh nghiệp phải trả
cho tất cả các đơn vị của yếu tố sản xuất. Có thể dễ dàng nhận thấy lý do tại sao các nhà
kinh tế lại sẵn sàng chấp nhận điều đó hơn là thủ tục kỳ quặc (odd procedure). Phân tích
tập trung vào quyết định của cá nhân các doanh nghiệp và vì không được phép sử dụng
nguồn lực nhất định trong chi phí cho nên số doanh thu bị giảm bằng đúng số đó. Nhưng
tất nhiên điều đó có nghĩa là giá trị sản phẩm xã hội không mang bất kỳ ý nghĩa xã hội
nào. Tôi thích sử dụng khái niệm chi phí cơ hội và tiếp cận vấn đề này bằng cách so sánh
giá trị sản phẩm được sinh ra bởi các yếu tố sản xuất trong việc sử dụng hay sắp xếp khác
nhau. Lợi thế chính của một hệ thống giá cả là nó dẫn đến việc sử dụng các nhân tố tại
những nơi giá trị sản phẩm sinh ra là lớn nhất và chi phí để tạo ra sản phẩm là nhỏ nhất so
Vấn Đề Chi Phí Xã Hội
www.kinhtehoc.com 22
với các hệ thống khác (Tôi không tính đến một hệ thống giá cũng xem xét vấn đề phân
phối lại thu nhập). Nhưng nếu các nhân tố tự nhiên thuận lợi đổ về các nơi, ở đó giá trị
sẩn phẩm sinh ra là lớn nhất mà không cần đến việc sử dụng hệ thống giá và kết quả là
không có bất cứ sự bồi thường nào thì tôi sẽ coi đó là một sự đáng ngạc nhiên hơn là lý
do để mất tinh thần.
Việc xác định sản phẩm xã hội là việc làm lạ lùng nhưng nó không có nghĩa rằng
các kết luận về chính sách rút ra từ phân tích này nhất định sai. Tuy nhiên, đều có giới
hạn nguy hiểm trong một cách tiếp cận mà nó làm trệch hướng sự chú ý của ta ra khỏi các
vấn đề cơ bản và cũng có thể có chút ít nghi ngờ về trách nhiệm đối với một số sai lầm
trong học thuyết hiện hành. Niềm tin rằng các doanh nghiệp gây ảnh hưởng có hại phải bị
bắt bồi thường cho những người bị thiệt hại là điều cần thiết (vấn đề này đã được thảo
luận rất kỹ trong phần VIII cùng với ví dụ về tia lửa do xe hỏa gây ra của Pigou) không
còn nghi ngờ gì nữa chính là kết quả của việc không so sánh tổng sản phẩm có thể đạt
được với các phương án sắp xếp xã hội.
Sai lầm tương tự cũng được tìm thấy trong đề xuất giải quyết vấn đề về ảnh
hưởng bất lợi bằng cách sử dụng thuế hoặc tiền thưởng. Pigou đã khá nhấn mạnh vào
cách giải quyết này mặc dù, như thường lệ, ông không có đủ chi tiết và khả năng để
chứng minh cho sự ủng hộ của mình. Các nhà kinh tế học hiện đại có xu hướng nghĩ theo
cách duy nhất về mặt thuế và theo cách rất chính xác. Thuế nên được đánh bằng với thiệt
hại mà doanh nghiệp gây ra và do đó nó nên thay đổi tùy theo số lượng của ảnh hưởng
bất lợi. Vì nó không đưa ra đề xuất về quá trình chi trả thuế cho những người chịu ảnh
hưởng, nên giải pháp này không giống với giải pháp bắt doanh nghiệp trả tiền bồi thường
cho những thiệt hại mà nó gây ra, tuy nhiên các nhà kinh tế nói chung không chú ý đến
điều này và có xu hướng xem xét hai giải pháp này như nhau.
Giả sử rằng một nhà máy thải khói được thành lập trong một quận trước đây
không có ô nhiễm do khói, và nó gây thiệt hại trị giá 100 đô-la một năm. Giả sử rằng ở
đây áp dụng biện pháp đánh thuế và chủ của nhà máy phải nộp 100 đô-la thuế một năm
chừng nào mà nhà máy còn thải khỏi. Giả sử thêm rằng một thiết bị chống khói trị giá 90
đô-la một năm sẵn có trên thị trường. Trong trường hợp này việc lắp đặt thiết bị chống
khói là việc nên làm. Thiệt hại trị giá 100 đô-la sẽ được tránh với chi phí là 90 đô-la và
do đó người chủ nhà máy được lợi 10 đô-la một năm. Nhưng luận điểm nêu trên chưa
chắc đã được anh ta chọn lựa. Giả sử rằng những người chịu thiệt hai do khói có thể tránh
nó bằng cách di dời đến nơi khác hoặc bằng các biện pháp phòng ngừa khác mà các biện
pháp này có thể tốn của họ một số tiền tương đương với sự mất đi trong thu nhập là 40
đô-la mỗi năm. Nếu như thế thì ta sẽ thu được giá trị sản xuất trị giá 50 đô-la nếu nhà
máy tiếp tục thải khói và những người sống trong quận đó chuyển đến nơi khác hoặc có
các biện pháp điều chỉnh thích hợp để tránh tác hại của khói. Nếu chủ nhà máy thực hiện
nộp thuế tương ứng với những thiệt hại họ gây ra, thì rõ ràng cần phải lập một hệ thống
thuế kép và những người dân sống trong quận đó phải chi trả số tiền bằng với chi phí phát
sinh mà chủ nhà máy phải gánh chịu (hay người tiêu dùng sản phẩm) nhằm tránh thiệt
hại. Trong những điều kiện như vậy, người dân sẽ không sống ở khu vực đó nữa hoặc họ
cũng sẽ không áp dụng bất cứ một biện pháp nào nhằm phòng tránh thiệt hại khi chi phí
của việc này thấp hơn chi phí mà người sản xuất phải chịu nhằm là giảm nhẹ thiệt hại (tất
Vấn Đề Chi Phí Xã Hội
www.kinhtehoc.com 23
nhiên mục tiêu của người sản xuất là không phải chi trả quá nhiều để làm giảm thiệt hại
như giảm số thuế phải nộp). Một hệ thống thuế bị hạn chế trong phạm vi thuế đánh vào
người sản xuất cho những thiệt hại họ gây ra sẽ có xu hướng dẫn tới việc phải gánh chịu
chi phí cao không chính đáng nhằm ngăn ngừa thiệt hại. Tất nhiên điều này có thể tránh
được nếu ta có thể chỉ dựa trên thuế, không dựa vào thiệt hại gây ra mà dựa vào sự sụt
giảm trong giá trị sản xuất (theo nghĩa đúng đắn nhất của nó) do khói thải.. Nhưng để làm
được như vậy đòi hỏi một hiểu biết chi tiết về sở thích của từng cá nhân và tôi không thể
hình dung nổi các dữ liệu cần thiết cho một hệ thống thuế như thế sẽ được thu thập như
thế nào. Thật vậy, đề xuất cách giải quyết vấn đề ô nhiễm do khói và các vấn đề tương tự
như vậy bằng cách sử dụng thuế làm xuất hiện đầy rẫy những khó khăn như: vấn đề tính
toán, sự khác nhau giữa thiệt hại trung bình và thiệt hại biên, mối tương quan giữa thiệt
hại phải chịu với sở hữu khác nhau... Nhưng việc nghiên cứu các vấn đề đó ở đây là
không cần thiết. Như thế là đủ cho mục đích chỉ ra việc đánh thuế sẽ không nhất thiết
mang lại các điều kiện tối ưu của tôi, thậm chí dù cho thuế có được điều chỉnh chính xác
đúng bằng với mức thiệt hại mà mỗi một luồng khói thêm gây ra cho tài sản của những
người sống ở vùng lân cận. Việc gia tăng số người dân hay gia tăng số sơ sở hoạt động
kinh doanh ở vùng lân cận với nhà máy thải khói sẽ làm tăng số lượng thiệt hại do một số
lượng khói nhất định thải ra. Do đó số thuế đánh vào nhà máy sẽ tăng cùng với sự gia
tăng số lượng người ở khu vực xung quanh. Điều này sẽ làm giảm giá trị sản xuất của các
yếu tố được nhà máy sử dụng, hoặc là vì sự sụt giảm trong sản xuất do thuế do các yếu tố
được sử dụng ở đâu đó theo cách ít giá trị hơn, hoặc là vì các yếu tố được chuyển sang để
sản xuất các phương tiện nhằm làm giảm số lượng khói thải ra. Nhưng những người dân
quyết định sống ở khu vực xung quanh nhà máy không tính đến việc sụt giảm trong giá
trị sản xuất do sự có mặt của họ. Việc không tính đến chi phí đánh vào người khác này có
thể so sánh với hành động không xem xét đến việc khói thải ra sẽ gây tác động có hại của
người chủ nhà máy. Nếu không có thuế, có thể sẽ có rất nhiều khói được thải ra và có ít
người sống ở khu vực xung quanh nhà máy, nếu có thuế thì có thể số lượng khói thải ra
sẽ ít hơn và nhiều người sẽ sống ở khu vực xung quanh nhà máy. Không có bất kỳ lý do
nào để giả định rằng một trong những kết quả trên nhất thiết là thích hợp.
Tôi thấy không cần thiết phải dành nhiều giấy vở để thảo luận về các lỗi tương tự
có liên quan đến đề xuất rằng nhà máy thải khói cần, sử dụng các quy định vùng, di
chuyển ra khỏi vùng mà khói nhà máy gây ảnh hưởng có hại. Khi thay đổi địa điểm thì
kết quả là sẽ có sự sụt giảm trong sản xuất, rõ ràng cần phải xem xét và tính toán nặng
nhẹ cái hại khi nhà máy không di chuyển vẫn ở trong vùng đó. Mục đích của quy định
như vậy không phải để loại bỏ ô nhiễm do khói thải mà là bảo đảm lượng thích hợp nhất
ô nhiễm do khói, đó chính là số lượng sẽ làm tối đa hóa giá trị sản xuất.
X. THAY ĐỔI CÁCH TIẾP CẬN
Tôi tin tưởng rằng việc các nhà kinh tế không đi đến được các kết luận đúng về
cách thức giải quyết những ảnh hưởng bất lợi không phải đơn giản gán cho một vài sơ
suất khi phân tích mà điều này bắt nguồn từ những sai lầm cơ bản trong cách tiếp cận
hiện tại đối với vấn đề kinh tế học phúc lợi. Điều cần thiết ở đây là phải thay đổi cách
tiếp cận.
Vấn Đề Chi Phí Xã Hội
www.kinhtehoc.com 24
Phân tích trên phương diện sự khác biệt giữa sản phẩm tư nhân và sản phẩm xã
hội tập trung sự chú ý vào các thiếu sót trong hệ thống và hướng tới việc nuôi dưỡng
niềm tin vào bất kỳ biện pháp nào có thể loại bỏ những thiếu sót đó. Nó làm trệch hướng
sự chú ý ra khỏi các sự thay đổi khác trong hệ thống mà rõ ràng là các thay đổi này có
liên quan đến các biện pháp đúng đắn. Trong các phần trước của bài viết này, chúng ta đã
thấy nhiều ví dụ về việc này. Nhưng không nhất thiết phải tiếp cận vấn đề theo cách này.
Các nhà kinh tế nghiên cứu các vấn đề của công ty thường có thói quen sử dụng cách tiếp
cận chi phí cơ hội và so sánh số thu nhận được từ việc kết hợp các yếu tố nhất định với
các sắp xếp kinh doanh khác. Việc sử dụng cách tiếp cận tương tự khi giải quyết các câu
hỏi về chính sách kinh tế và so sánh tổng sản phẩm sinh ra bởi các phương án sắp xếp xã
hội là cần thiết. Trong bài viết này, phân tích được hạn chế, thông thường trong phần này
của kinh tế học, trong so sánh giá trị sản xuất, được thị trường lượng hóa. Tất nhiên, sự
lựa chọn giữa các cách sắp xếp xã hội khác nhau đối với giải pháp cho các vấn đề kinh tế
cần phải được thực hiện trên khía cạnh rộng hơn thế này và toàn bộ ảnh hưởng của sự sắp
xếp này lên tất cả các khía cạnh của cuộc sống cũng cần được xem xét. Như Frank H.
Knight thường nhấn mạnh, các vấn đề về kinh tế học phúc lợi cuối cùng phải được hòa
tan trong nghiên cứu về mỹ học và đạo đức.
Đặc điểm thứ hai của cách giải quyết thông thường về vấn đề được thảo luận
trong bài viết này là quá trình phân tích trong phạm vi so sánh giữa trạng thái tự do kinh
doanh và cái gọi là thế giới lý tưởng. Tiếp cận này rõ ràng dẫn đến sự lỏng lẻo trong suy
nghĩ vì bản chất của các phương án được so sánh không bao giờ rõ ràng cả. Trong trạng
thái tự do kinh doanh, có một hệ thống tiền tệ, luật pháp hay chính trị hay không ,và nếu
có thì chúng là gì? Trong một thế giới lý tưởng, liệu có một hệ thống tiền tệ, luật pháp,
chính trị hay không? Và nếu có thì chúng sẽ là gì? Câu trả lời cho tất cả những câu hỏi
trên bị che phủ trong bí mật và mọi người có thể tự do rút ra bất cứ kết luận nào mà mình
muốn. Thực sự có rất ít phân tích được yêu cầu chỉ ra một thế giới lý tưởng sẽ tốt hơn
trạng thái tự do kinh doanh, trừ khi sự xác định trạng thái tự do kinh doanh và thế giới lý
tưởng xảy ra đồng thời. Nhưng toàn bộ thảo luận này hoàn toàn không liên quan đến các
câu hỏi về chính sách kinh tế bởi rõ ràng là những gì chúng ta nghĩ về thế giới lý tưởng
thì chúng ta đều chưa phát hiện ra bằng cách nào để có được thế giới lý tưởng đó xuất
phát từ nơi chúng ta đang sống. Một cách tiếp cận tốt hơn dường như bắt đầu phân tích
của chúng ta bằng một tình huống gần giống với những gì thực sự tồn tại, để xem xét ảnh
hưởng của một thay đổi chính sách được đề xuất và cố gắng quyết định tình huống mới sẽ
xảy ra như thế nào, về tổng thể, thì nó sẽ tốt hơn hay tồi hơn tình huống ban đầu. Tiếp
cận theo hướng này thì các kết luận về chính sách sẽ có một số liên quan với tình huống
thực tế.
Lý do cuối cùng đối với việc không phát triển được một học thuyết đầy đủ nhằm
giải quyết các vấn đề về ảnh hưởng bất lợi bắt nguồn từ khái niệm sai lầm về một yếu tố
sản xuất. Yếu tố sản xuất đó thường được coi là là một thực thể vật chất mà nhà doanh
nghiệp có được và sử dụng (một mẫu đất, một tấn phân bón) thay vì coi nó là quyền thực
hiện hành động (vật chất) nhất định nào đó. Chúng ta có thể gọi đó là người sở hữu đất và
sử dụng nó như một yếu tố sản xuất nhưng cái mà người chủ đất thực sự sở hữu là quyền
thực hiện danh sách giới hạn các hoạt động. Quyền của chủ đất không có giới hạn. Điều
này thậm chí không phải lúc nào anh ta cũng có thể di dời mảnh đất của mình đến chỗ
Vấn Đề Chi Phí Xã Hội
www.kinhtehoc.com 25
khác, lấy ví dụ bằng cách khai thác nó. Và mặc dù anh ta có thể đuổi một số người sử
dụng đất “của anh ta”, nhưng nó có thể không đúng với người khác. Lấy ví dụ, một số
người có thể có quyền đi qua mảnh đất của anh ta. Hơn nữa, có thể hoặc không thể xây
dựng một số tòa nhà nhất định hoặc trồng một số loại cây trồng nhất định hay sử dụng
các hệ thống thoát nước nhất định trên mảnh đất đó. Điều này không đơn giản do các quy
định của Chính phủ. Tương tự theo thông luật thì điều này là đúng. Trên thực tế, điều này
đúng với bất kỳ hệ thống luật pháp nào. Một hệ thống mà ở đó quyền của các cá nhân là
không giới hạn sẽ là nơi không có quyền nào.
Nếu các yếu tố sản xuất được xem như quyền lợi thì việc hiểu quyền được làm
một số việc gây ảnh hưởng bất lợi (như gây ra khói, tiếng ồn, mùi khó chịu...) cũng là
một nhân tố sản xuất trở nên dễ dàng hơn. Khi chúng ta có thể sử dụng một mảnh đất
theo cách mà ta có thể ngăn cản không cho người khác đi qua, đỗ xe, đỗ xe, hay xây dựng
nhà của người khác ở trên đó là chúng ta có thể sử dụng nó theo cách không cho phép
người khác được xem xét, làm ồn hay gây ô nhiễm không khí. Chi phí cho việc thực hiện
quyền (sử dụng một nhân tố sản xuất) luôn luôn là số tiền bị mất đi mà số tiền này nơi
khác phải gánh chịu để thực hiện quyền đó – không có khả năng đi qua mảnh đất, đỗ xe,
xây nhà, ngắm cảnh, có không gian thanh bình và yên ả hay hít thở không khí trong lành.
Điều này rõ ràng đáng được mong đợi nếu các hoạt động được thực hiện là những
hành động mà khi thực hiện cái mà ta thu được lớn hơn cái bị mất đi. Nhưng trong khi
lựa chọn giữa các sắp xếp xã hội trong bối cảnh cá nhân đưa ra quyết định chúng ta cần
ghi nhớ rằng một sự thay đổi trong hệ thống hiện có có thể làm cải thiện một số quyết
định nhưng cũng có thể làm tồi tệ đi những cái khác. Hơn nữa chúng ta cũng cần phải
xem xét các chi phí liên quan đến việc thực thi các sắp xếp xã hội khác nhau (liệu nên để
thị trường làm việc đó hay để cơ quan chính phủ làm) cũng như chi phí liên quan đến
việc thực hiện một hệ thống mới. Khi lập ra và lựa chọn giữa các sắp xếp xã hội chúng ta
cần phải quan tâm đến ảnh hưởng về mặt tổng thể. Và trên hết là việc cần thay đổi cách
tiếp cận mà tôi đang ủng hộ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vấn đề chi phí xã hội.pdf