Vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tinh thần trong các cộng đồng tái định cư ở vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ hiện nay - Lê Thọ Quốc

[1]. Nghiên cứu và tìm hiểu các giá trị văn hóa tinh thần của các cộng đồng tái định cư ở các vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ một cách toàn diện gắn liền với việc điều tra thực địa xây dựng phát triển kinh tế, đồng thời đáp ứng nhu cầu “cần - có” trong mối quan hệ mật thiết giữa văn hóa - kinh tế qua các điều tra xã hội học một cách cụ thể trong toàn bộ các lĩnh vực. [2]. Nắm bắt tâm lý của người dân tái định cư để có những hướng xây dựng các hoạt động đoàn thể và phát huy hiệu quả của các đoàn thể này trong cộng đồng cư dân tái định cư, từ đó vận động người dân, hướng người dân nhận thức được các giá trị văn hóa tinh thần của mình và phục dựng trở lại; họ cũng chính là chủ nhân của các giá trị văn hóa này trên vùng đất mới. [3]. Trước việc đối mặt với thay đổi về đời sống, điều kiện tự nhiên và bỏ lại sau lưng nơi có quá trình gắn bó lâu dài thì ắt hẳn những mảng nét văn hóa truyền thống đó đã thấm sâu vào đời sống của họ, khi họ đến một vùng đất mới, các giá trị văn hóa tinh thần vẫn được lưu giữ cũng như ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Do đó, cần phải có những hướng khai thác hiệu quả để làm cho các cộng đồng dân cư tái định cư cũng được hưởng thụ, sinh hoạt các giá trị văn hóa tinh thần như nơi họ vừa chuyển đi. Mặt khác cũng cần hướng họ tiếp thu những biểu hiện của giá trị văn hóa tinh thần nơi vùng đất mới mà trong cuộc sống họ gặp phải, nhận lấy một cách tự nhiên. Sự hòa nhập này tuy rất nhẹ nhàng nhưng chính những người hưởng thụ (cư dân) đang phải gồng mình để tiếp nhận và họ cũng không muốn đánh mất chính mình trong cái mới. Hơn nữa, khi phát triển các yếu tố văn hóa mới, cần phải làm rõ, phân tích để cho người dân hiểu được các giá trị và hướng họ thích nghi dần dần trong các hoạt động sống hằng ngày. [4]. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần, trong đó chú trọng đến phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội bởi thông qua các hình thức này có thể giải quyết được những vướng mắc tồn tại và phát huy mạnh mẽ, ổn định đời sống của người dân mà chính họ vừa là chủ thể vừa là nơi lưu giữ vốn văn hóa tinh thần. Chẳng hạn như lễ hội, việc đảm bảo các lễ hội truyền thống của cư dân tái định cư cần được chú trọng nhiều hơn và thiết thực hơn vì nó không chỉ mang các yếu tố tâm linh, niềm tin tín ngưỡng, khát vọng ước mong trong cuộc sống mà còn cả giá trị văn hóa vật chất đi kèm. Lễ hội, phong tục, tín ngưỡng chính là một trong những yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa của các dân tộc nên khi đứng trước những thay đổi cũng cần có sự định hướng thực hiện để làm cho vừa bảo tồn được các giá trị văn hóa nhưng cũng đồng thời phát huy được nó, đem lại hiệu quả, sự hưởng thụ văn hóa tinh thần cho chính mỗi người dân tái định cư. [5]. Thực hiện tái định cư gắn liền với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần thì vấn đề quan trọng không kém đó là người quản lý, người đề ra các chính sách cần phải thực sự hiểu được con người, văn hóa, xã hội của các cộng đồng cư dân trong vùng tái định cư để có những quyết sách và hướng thực hiện nhanh chóng hiệu quả, hạn chế những bất cập nảy sinh cũng như gìn giữ được các giá trị văn hóa cho cộng đồng đó.

pdf6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tinh thần trong các cộng đồng tái định cư ở vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ hiện nay - Lê Thọ Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
45Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Miền Trung - Tây Nguyên 1. Đặt vấn đề 1.1. Miền Trung Việt Nam đang có những bước chuyển mình về kinh tế với việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước trên nhiều lĩnh vực ngày một tăng. Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ1 với những trung tâm phát triển như Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đã tạo nên một nền móng khá vững trong chiến lược phát triển kinh tế vùng và bước đầu có những tác động, hiệu quả thiết thực trong đời sống cư dân. Tuy nhiên, những chuyển biến này đã gây nhiều xáo trộn đối với các cộng đồng cư dân sinh sống ở đây và việc tái định cư đã, đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu. Trong đó, vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần trong các cộng đồng tái định cư ở các vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được đặc biệt chú ý bên cạnh việc đảm bảo kinh tế, ổn định đời sống của cư dân trên vùng đất mới. 1.2. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Cho nên, việc bảo tồn và phát huy văn hóa luôn có sứ mệnh quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đời sống các cộng đồng cư dân tái định cư. Mặt khác, phát triển và quản lý xã hội luôn lấy các thành tố kinh tế, văn hóa và chỉ số phát triển con người (HDI) làm thước đo chuẩn mực trong chiến lược phát triển bền vững. Từ mối quan hệ này, các giá trị văn hóa tinh thần lẫn vật chất nếu được bảo tồn và phát huy tốt sẽ tạo nên diện mạo mới trong đời sống cho mỗi cộng đồng. Hơn nữa, nếu vận dụng một cách hiệu quả sẽ phát huy được tác dụng của nó trong việc phục hồi các di sản văn hóa không riêng ở những bộ phận tái định cư mà còn làm giàu thêm văn hóa dân tộc trước những tác động của xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN TRONG CÁC CỘNG ĐỒNG TÁI ĐỊNH CƯ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM TRUNG BỘ HIỆN NAY ? LÊ THọ QuốC*- NGuyễN CHí NGÀN** * Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế. ** Học viên Cao học Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Huế. "...Văn hóa luôn mang đầy đủ ý nghĩa là nền tảng tinh thần của xã hội, Vừa là mục tiêu, Vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. cho nên, Việc bảo tồn Và phát huy Văn hóa luôn có sứ mệnh quan trọng trong Việc xây dựng Và phát triển đời sống các cộng đồng cư dân tái định cư..." 2. Khái quát tình hình, thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của các cộng đồng cư dân ở các vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ hiện nay Tái định cư các cộng đồng cư dân trong các vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ là một chiến lược quan trọng, được quan tâm của nhiều cấp, ngành khác nhau với rất nhiều sự đầu tư, hoạch định chính sách cần thiết và phù hợp. Tuy nhiên, không phải không có nhiều vấn đề cần xem xét, nhìn nhận thực trạng vừa khách quan lẫn chủ quan từ phía cộng đồng dân cư và người quản lý. Trên mặt tổng quan, đời sống văn hóa của các cư dân trong vùng tái định cư đang ngày được cải thiện, các hoạt động văn hóa tinh thần được thể hiện dưới nhiều góc độ khác nhau như sinh hoạt lễ hội, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, diễn xướng dân gian, sinh hoạt đoàn thể,... và mỗi một địa phương, nơi tái định cư đều có những phản ánh khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm văn hóa của mỗi cộng đồng bên cạnh các điều kiện tự nhiên, môi trường sống chi phối. Thực tế đã cho thấy, việc tái định cư nhằm phục Khu tái định cư ở vùng hồ Sông Sắt (Tỉnh Ninh Thuận) 46 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng vụ sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của cộng đồng cư dân là sự chuyển dịch vùng cư trú trên cơ sở tự nguyện hoặc buộc phải chấp hành theo chủ trương của nhà nước. Trên thực tế, mọi sự xáo trộn luôn tạo nên trong đời sống ở những đối tượng này nhiều sự bất ổn bước đầu hoặc kéo dài. Phần lớn những nơi được định cư không phải đều thuận lợi hơn so với vùng cư trú cũ nên không thể không có những khó khăn, thách thức mà đối tượng được định cư phải đối mặt trên cả đời sống vật chất lẫn tinh thần. Nhìn chung, các khu tái định cư ở các vùng kinh tế trọng điểm miền Trung song song với việc xây dựng, phát triển đời sống kinh tế, đời sống văn hóa tinh thần cũng được chú trọng và có chiều hướng phát triển khá tốt. Điều này cho thấy sự đồng bộ trong chiến lược phát triển ở các vùng kinh tế trọng điểm cũng như thực hiện khá hiệu quả chủ trương phát triển của từng địa phương gắn với chiến lược phát triển của quốc gia. Mặc dù bên cạnh vẫn còn những hạn chế nhưng bước đầu đã xây dựng được các khu kinh tế vận hành tốt, đem lại lợi ích cho chính người dân sinh sống ở đây và thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, dần dần tạo nên sự cân bằng với hai đầu đất nước.2 Vấn đề tái định cư nảy sinh nhiều khó khăn, phức tạp trong đời sống văn hóa cũng như kinh tế chủ yếu ở vùng đồng bào các dân tộc ít người, liên quan đến các dự án thủy điện, thủy lợi. Từ đó, đời sống văn hóa tinh thần bị giảm thiểu và hầu như không được chú trọng đang làm mất dần bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số mà nổi bật nhất ở các dự án thủy điện Quảng Nam.3 Văn hóa tinh thần của các đồng bào dân tộc ít người nơi đây không chỉ là ngôi nhà sàn mà còn có bếp lửa, ngôi nhà gươl - nơi sinh hoạt chung của dân làng... Tất cả đều trở thành quá khứ khi không gian sinh hoạt văn hóa đặc trưng của cộng đồng làng không còn. Kết quả nghiên cứu của đề tài Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đảm bảo ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân vùng di dân, tái định cư thuộc các dự án thủy lợi, thủy điện ở Thừa Thiên Huế cho thấy, đời sống văn hóa, xã hội của cư dân tái định cư ở Bến Ván (xã Lộc Bổn, Phú Lộc), Phúc Lộc (xã Xuân Lộc, Phú Lộc), Bình Thành (huyện Hương Trà), Bồ Hòn, A Sáp (xã Hồng Thượng, A Lưới) đã được cải thiện so với trước tái định cư, điều kiện sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng cũng có những chuyển biến đáng kể.4 Trong khi đó, đối với các vùng tái định cư ở vùng đồng bằng ven biển, vấn đề tái định cư được thực hiện tốt hơn, đời sống văn hóa vật chất lẫn tinh thần của đối tượng định cư nơi đây dần được nâng lên do mặt bằng dân trí cao, các hoạt động kinh tế cũng nhộn nhịp hơn. Bên cạnh đó, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng được phát huy ở các làng xã, thôn xóm, chất lượng phong trào được nâng cao đã đem lại những nét tích cực trong đời sống văn hóa của nhân dân cũng như khơi dậy tinh thần đoàn kết dân tộc, yêu quê hương, đất nước. Trên thực tiễn, với vai trò là hạt nhân của vùng , Đà Nẵng đã và đang hoàn thành các chương trình tái định cư, ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,... Cùng với Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng đang dần ổn định và đi vào hoạt động ở các vùng quy hoạch phát triển các dự án kinh tế trọng điểm như: Chân Mây (Thừa Thiên Huế), Điện Nam, Điện Ngọc, Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định). Đời sống văn hóa tinh thần ở cộng đồng di dân tái định cư nơi đây cũng được chú trọng nhiều hơn và có những chuyển biến tốt. Tuy nhiên, việc thay đổi đời sống của các cư dân vốn cơ bản là nông nghiệp và đánh bắt thủy hải sản ở các tỉnh này đang có một số vấn đề nảy sinh, phổ biến liên quan đến các hoạt động văn hóa tinh thần của chính họ. Chẳng hạn như việc chuyển đổi lao động nông nghiệp - ngư nghiệp sang các ngành nghề khác, ắt hẳn những dạng thức văn hóa vốn có trước đó sẽ dần bị mất đi hoặc là sẽ kéo theo một sự xung đột, biến dạng khi người dân nơi đây giữ thói quen sinh hoạt và nếp sống văn hóa truyền thống lâu đời. Mặt khác, từ việc thay đổi môi trường, điều kiện sống (trước tái định cư và sau tái định cư) nên chúng ta dễ dàng nhận thấy đời sống văn hóa tinh thần của họ cũng thay đổi để phù hợp với thực tiễn cuộc sống dù cho trong tâm trí họ vẫn còn hiện diện hình dáng, khuôn mẫu văn hóa của vùng đất cũ. Nhìn chung, đời sống văn hóa tinh thần của các cộng đồng cư dân tái định cư trong các vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ vẫn còn nhiều hạn chế bởi những tác động khách quan lẫn chủ quan. Do đó, vấn đề cần đặt ra là việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong cộng đồng các cư dân này được thể hiện như thế nào? Làm sao để đưa ra được những giải pháp, phương cách tiếp cận nhằm vừa thúc đẩy đời sống kinh tế vừa không làm mất đi các giá trị văn hóa truyền thống trước những tác động, thay đổi của điều kiện môi trường sống và tác động của kinh tế thị trường. 3. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Mô hình khu tái định cư ở Nại Hiên Đông (TP. Đà Nẵng) Miền Trung - Tây Nguyên 47Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Miền Trung - Tây Nguyên tinh thần trong các cộng đồng tái định cư ở vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ hiện nay Trước những thực trạng của đời sống kinh tế và văn hóa của các cộng đồng tái định cư trong các vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ nêu trên, vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần cần được nhìn nhận trên nhiều giác độ khác nhau, từ đó có những điều chỉnh, hoạch định phương hướng đúng đắn nhằm đưa đời sống của đồng bào tái định cư ngày một phát triển với chất lượng tốt hơn, cân đối hơn. Tuy nhiên, vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần cũng đang đặt ra nhiều ý kiến khác nhau, bởi nội hàm của việc bảo tồn - phát huy lại phụ thuộc vào chính nhu cầu của cộng đồng (là chủ thể của các giá trị văn hóa tinh thần) trong chiều hướng phát triển, chi phối của yếu tố kinh tế. Văn hóa tinh thần là một nội hàm rộng nên có thể khu biệt một số mặt biểu hiện của nó dưới dạng văn hóa phi vật thể, bởi trong suốt quá trình lao động và sáng tạo, con người đã tạo ra những sản phẩm chứa đựng giá trị vật chất và giá trị tinh thần nên cả hai có mối quan hệ rất mật thiết, chồng lấp lên nhau, trong cái này có cái kia và trong cái kia lại có cái này. Nội hàm của di sản văn hóa phi vật thể đã được thể hiện trong điều 4 của Luật Di sản Văn hóa.5 Vì thế, trong những trường hợp cụ thể, đòi hỏi cần có sự nghiên cứu tỉ mỉ và liên ngành nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần một cách hiệu quả ở các cộng đồng cư dân tái định cư trong các vùng kinh tế trọng điểm bởi tính đặc thù của vấn đề định canh, định cư. 3.1. Từ việc bảo tồn các giá trị văn hóa tinh thần Vấn đề đặt ra là khi chuyển tái định cư, hầu hết văn hóa của cư dân ở đây bị thay đổi do tác động điều kiện cư trú, môi trường sống, nên có thể thấy rất rõ văn hóa tinh thần của các cộng đồng cư dân tái định cư ít nhiều bị thay đổi hay mất dần đi. Vì vậy, khi đặt vấn đề bảo tồn trước hết cần phải xem xét dưới dạng bảo tồn trong trạng thái Tĩnh và bảo tồn trong trạng thái Động, nhằm có cái nhìn toàn diện về văn hóa cộng đồng cư dân tái định cư trước và sau tái định cư. Trước nhu cầu tái định cư cho người dân trong vùng kinh tế trọng điểm, việc bảo tồn văn hóa tinh thần ở trạng thái Tĩnh là tiến hành điều tra, sưu tầm văn hóa phi vật thể trên diện rộng bằng một quy trình khoa học, nghiêm túc, chặt chẽ. Đồng thời ghi chép, mô tả bằng nhiều phương tiện khác nhau và bảo quản chúng nhằm có cứ liệu để phục hồi và phát huy các giá trị văn hóa của chính cộng đồng cư dân đó. Song song với việc bảo tồn ở trạng thái Tĩnh thì hình thức bảo tồn theo trạng thái Động là minh chứng sinh động vì các giá trị văn hóa tinh thần với nhiều mặt biểu hiện ngay chính trong đời sống hằng ngày của họ. Trong chính mỗi người dân, họ vừa là chủ thể vừa là khách thể khi họ không chỉ là người sản xuất ra văn hóa tinh thần mà còn là môi trường bảo lưu, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa này một cách tích cực.6 Với cách làm này, khi ứng dụng vào thực tiễn, dựa trên các biểu hiện văn hóa của cộng đồng cư dân tái định cư thì hầu như đang có sự khập khiễng, hệ lụy của nó để lại không nhỏ đối với người dân khi định cư trên vùng đất mới. Điều này có thể thấy rất rõ trong việc tái định cư tại các dự án thủy điện ở Quảng Nam hay trong việc tìm kiếm giải pháp bảo tồn văn hóa cho các cư dân ven biển - vốn quen nghề nông và ngư nghiệp trước tác động, thay đổi của môi trường sống. Không những thế, tâm lý bảo lưu nét văn hóa truyền thống của người Việt “ly hương bất ly tổ” đã có ảnh hưởng nhất định đến quá trình tiếp nhận và hòa nhập vào các hoạt động văn hóa ở môi trường mới. Tuy nhiên, đời sống văn hóa tinh thần của các cộng đồng cư dân tái định cư ở các vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ có những nét đặc thù riêng nên không thể ứng dụng và thực hiện theo một quy trình bảo tồn cụ thể mà luôn có sự linh động, thích ứng với nhiều phương pháp khác nhau nhằm thúc đẩy đời sống văn hóa nói chung và văn hóa tinh thần nói riêng. Vì vậy, cần bảo tồn những gì trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân tái định cư và thực hiện nó như thế nào để vừa thúc đẩy phát triển kinh tế phù hợp vừa giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Vấn đề bảo tồn được hiểu là “hoạt động giữ gìn một cách an toàn khỏi sự tổn hại, sự xuống cấp hoặc phá hoại” hay đó là “bảo quản kết cấu một địa điểm ở hiện trạng và hãm sự xuống cấp của kết cấu đó”.7 Thế nên, đối với việc bảo tồn văn hóa tinh thần trong các cộng đồng tái định cư ở các khu kinh tế trọng điểm Trung Bộ hiện nay, chúng ta thực hiện công việc bảo tồn dựa trên các cấp độ nào nhằm phát huy được các giá trị văn hóa tinh thần trong đời sống của họ? Với các cấp độ bảo tồn di sản văn hóa: [1.] Bảo tồn nguyên trạng (Authentic conservation); [2.] Trùng tu (Restoration); [3.] Gia cố (Consolidation); [4.] Tái định vị (Anastilose); [5.] Phục hồi (Restore); [6.] Tái tạo (Reconstruction); [7.] Qui hoạch bảo tồn (Preservation planning), chúng ta có thể xác định vấn đề bảo tồn được ưu tiên trong các cộng đồng cư dân tái định cư trong các vùng kinh tế trọng điểm trên các cấp độ này và tùy thuộc vào đặc điểm văn hóa của mỗi cộng đồng cư dân để có sự điều chỉnh thích hợp. Ví dụ, trong việc tái định cư cư dân thủy diện,8 văn hóa tinh thần của nhóm người này gắn liền với sông nước thì việc bảo tồn văn hóa tinh thần trước hết phải điều chỉnh, tái định vị lại các giá trị văn hóa vốn có trước đó, sau đó có thể phục hồi, tái tạo - làm lại nhằm phù hợp hơn khi họ chuyển cư lên bộ đi kèm với một quy hoạch bảo tồn tương thích; đối với cộng đồng dân tộc thiểu số thì việc đầu tiên có thể thực hiện bảo tồn nguyên trạng các giá trị văn hóa tinh thần trên sự quy hoạch bảo tồn, phục hồi, tái tạo - làm lại nguyên bản những gì họ có trước đó (đặc biệt là di sản văn hóa vật thể) nhằm làm nền tảng cho các giá trị văn hóa tinh thần được tiếp diễn và 48 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng nảy sinh trên vùng đất mới. Đây là vấn đề mấu chốt để việc tái định cư của đồng bào có hiệu quả và phát huy hết sức mạnh của văn hóa trong việc phát triển kinh tế ở miền núi hiện nay; hay trong quá trình thực hiện di dân tái định cư ở các khu kinh tế Chân Mây, Dung Quất, Chu Lai, Điện Nam, Điện Ngọc, Nhơn Hội cũng có những bước bảo tồn với những cấp độ tương tự. Ở đây, hầu hết cư dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông và một bộ phận ngư nghiệp nên khi thực hiện có thể phục hồi lại nguyên trạng những giá trị văn hóa một cách nguyên vẹn trong mối quan hệ mật thiết giữa văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất, tạo một đời sống tinh thần phong phú, thích ứng với diện mạo môi trường mới khi họ đã bỏ lại sau lưng những mảnh vườn, ngôi nhà, hàng cây hay đình làng, ngõ xóm,... và nó trở thành ký ức trong tâm khảm của họ. Có thể thấy, văn hóa tinh thần được lưu giữ trong tâm trí của chính mỗi người dân nên vấn đề bảo tồn được đặt ra với cấp độ và hiện trạng trên chỉ là một phần mang tính chuyên sâu, liên ngành mà trước đó yếu tố con người luôn được đề cao, quan trọng nhất. Bởi vì, văn hóa do con người tạo ra, họ là tác nhân của văn hóa nên phát triển con người để họ tự cảm nhận, hưởng thụ những giá trị văn hóa mà họ có được và từ đó họ ý thức được tầm quan trọng của văn hóa tinh thần trong cuộc sống. Hơn nữa, bản thân họ là vốn lưu giữ văn hóa tinh thần nên dù trong môi trường, điều kiện nào cũng có thể bảo tồn và phát huy được giá trị củaTừ những vấn đề trên, bảo tồn các giá trị văn hóa tinh thần luôn tuân theo một quy trình chặt chẽ và chúng ta có thể khái quát theo sơ đồ sau: 3.2. đến phát huy các giá trị này trong các cộng đồng tái định cư ở các vùng kinh tế trọng điểm Phát huy giá trị di sản văn hóa tinh thần chính là những tác động nhằm quảng bá cái hay, cái đẹp của các giá trị văn hóa tinh thần đến với cộng đồng cư dân ngày một nhiều hơn, sâu rộng hơn và trên các giác độ văn hóa khác nhau để phát triển, khai thác, sử dụng chúng một cách hiệu quả. Trong các vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, với các cộng đồng cư dân tái định cư, phát huy các giá trị văn hóa tinh thần phải dựa trên những hoạt động bảo tồn văn hóa tinh thần mà trong đó cần chú ý nhiều đến phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, diễn xướng dân gian, tri thức bản địa... vì các hoạt động này mang lại hiệu ứng cao, bổ trợ cho các giá trị văn hóa vật chất tồn tại và phát triển. Từ các bước bảo tồn trên, cách thức phát huy các giá trị văn hóa tinh thần cũng có sự điều chỉnh thích hợp, tùy vào mỗi thời điểm, đặc tính văn hóa của mỗi cộng đồng cư dân, tộc người cũng như nhận thức của họ mà có những hướng phát huy cụ thể. Ví như, việc tái định cư đối với các tộc người thiểu số, trong ngôi nhà của họ cần thiết phải có một bếp lửa đặt trong nhà vì đây là nơi quần tụ, sinh hoạt hằng ngày của gia đình, nơi mà văn hóa truyền thống được tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác và các hoạt động văn hóa tinh thần cũng từ đó được nảy nở sinh sôi. Kể cả ngôi nhà gươl - biểu thị tính cộng đồng, nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của toàn bộ dân làng, nhưng tất cả đều không được chú ý khi triển khai, xây dựng khu tái định cư.Từ đó có thể thấy, phát huy các di sản văn hóa tinh thần luôn tùy thuộc vào giá trị di sản văn hóa vốn có của họ chứ không phải loại bỏ và áp đặt một hình thức văn hóa khác vào trong văn hóa vốn có của họ; dựa vào các giá trị sẵn có của văn hóa tinh thần, tôn vinh vẻ đẹp, phát triển các giá trị văn hóa đó bằng các hoạt động hằng ngày trong cuộc sống của chính người dân và rộng hơn nữa là quảng bá các giá trị văn hóa này trên các phương tiện thông tin nhằm khai thác, thu hút khách đến tham quan, đầu tư. Thực tế cho thấy, các vùng có các dự án kinh tế trọng điểm đã, đang thực hiện rất đồng bộ các vấn đề này, đặc biệt là xây dựng những khu văn hóa - kinh tế sầm uất. Đây cũng là động lực giúp việc phục hồi tối đa các giá trị văn hóa truyền thống của người dân tái định cư và làm cho họ không bị cô lập trong môi trường, điều kiện sống mới, góp phần làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển xã hội. Mặt khác, ở các cộng đồng tái định cư trong vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, phát huy các giá trị văn hóa chính là động lực thúc đẩy tiềm lực phát triển kinh tế, ổn định xã hội bởi mối quan hệ mật thiết giữa văn hóa và kinh tế tạo nên. Quy trình về việc bảo tồn văn hóa tinh thần cư dân tái định cư Miền Trung - Tây Nguyên Quy trình từ việc bảo tồn đến phát huy giá trị văn hoá tinh thần cư dân tái định cư 49Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Miền Trung - Tây Nguyên Xâu chuỗi từ vấn đề bảo tồn đến việc phát huy các giá trị di sản văn hóa tinh thần ở các cộng đồng cư dân tái định cư trong vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, đặc biệt là vấn đề phát huy các giá trị này trong cuộc sống của họ đang còn có nhiều vướng mắc khi khâu bảo tồn chưa thực sự được thực hiện một cách hoàn chỉnh. Vì vậy, cũng cần có những giải pháp/định hướng bảo tồn và phát huy văn hóa tinh thần trong các cộng đồng tái định cư nhằm đem lại sự ổn định và phát triển bền vững cho cộng đồng này. 4. Thay lời kết 4.1. Tình hình, thực trạng của vấn đề tái định cư đã tác động khá sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của các cộng đồng cư dân tái định cư trong các vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ. Cho nên, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần đối với cư dân tái định cư là một vấn đề khá đặc biệt và mang tính nhạy cảm, nếu làm không khéo sẽ khiến cho người dân ở đây bị tổn thương và dần làm mất đi nét văn hóa đặc trưng của họ. Trước thực trạng và những vấn đề được xác định trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp/định hướng như sau: [1]. Nghiên cứu và tìm hiểu các giá trị văn hóa tinh thần của các cộng đồng tái định cư ở các vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ một cách toàn diện gắn liền với việc điều tra thực địa xây dựng phát triển kinh tế, đồng thời đáp ứng nhu cầu “cần - có” trong mối quan hệ mật thiết giữa văn hóa - kinh tế qua các điều tra xã hội học một cách cụ thể trong toàn bộ các lĩnh vực. [2]. Nắm bắt tâm lý của người dân tái định cư để có những hướng xây dựng các hoạt động đoàn thể và phát huy hiệu quả của các đoàn thể này trong cộng đồng cư dân tái định cư, từ đó vận động người dân, hướng người dân nhận thức được các giá trị văn hóa tinh thần của mình và phục dựng trở lại; họ cũng chính là chủ nhân của các giá trị văn hóa này trên vùng đất mới. [3]. Trước việc đối mặt với thay đổi về đời sống, điều kiện tự nhiên và bỏ lại sau lưng nơi có quá trình gắn bó lâu dài thì ắt hẳn những mảng nét văn hóa truyền thống đó đã thấm sâu vào đời sống của họ, khi họ đến một vùng đất mới, các giá trị văn hóa tinh thần vẫn được lưu giữ cũng như ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Do đó, cần phải có những hướng khai thác hiệu quả để làm cho các cộng đồng dân cư tái định cư cũng được hưởng thụ, sinh hoạt các giá trị văn hóa tinh thần như nơi họ vừa chuyển đi. Mặt khác cũng cần hướng họ tiếp thu những biểu hiện của giá trị văn hóa tinh thần nơi vùng đất mới mà trong cuộc sống họ gặp phải, nhận lấy một cách tự nhiên. Sự hòa nhập này tuy rất nhẹ nhàng nhưng chính những người hưởng thụ (cư dân) đang phải gồng mình để tiếp nhận và họ cũng không muốn đánh mất chính mình trong cái mới. Hơn nữa, khi phát triển các yếu tố văn hóa mới, cần phải làm rõ, phân tích để cho người dân hiểu được các giá trị và hướng họ thích nghi dần dần trong các hoạt động sống hằng ngày. [4]. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần, trong đó chú trọng đến phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội bởi thông qua các hình thức này có thể giải quyết được những vướng mắc tồn tại và phát huy mạnh mẽ, ổn định đời sống của người dân mà chính họ vừa là chủ thể vừa là nơi lưu giữ vốn văn hóa tinh thần. Chẳng hạn như lễ hội, việc đảm bảo các lễ hội truyền thống của cư dân tái định cư cần được chú trọng nhiều hơn và thiết thực hơn vì nó không chỉ mang các yếu tố tâm linh, niềm tin tín ngưỡng, khát vọng ước mong trong cuộc sống mà còn cả giá trị văn hóa vật chất đi kèm. Lễ hội, phong tục, tín ngưỡng chính là một trong những yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa của các dân tộc nên khi đứng trước những thay đổi cũng cần có sự định hướng thực hiện để làm cho vừa bảo tồn được các giá trị văn hóa nhưng cũng đồng thời phát huy được nó, đem lại hiệu quả, sự hưởng thụ văn hóa tinh thần cho chính mỗi người dân tái định cư. [5]. Thực hiện tái định cư gắn liền với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần thì vấn đề quan trọng không kém đó là người quản lý, người đề ra các chính sách cần phải thực sự hiểu được con người, văn hóa, xã hội của các cộng đồng cư dân trong vùng tái định cư để có những quyết sách và hướng thực hiện nhanh chóng hiệu quả, hạn chế những bất cập nảy sinh cũng như gìn giữ được các giá trị văn hóa cho cộng đồng đó. 4.2. Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần đang được đặt ra cấp thiết và cần có nhiều hướng giải quyết với sự chung tay của nhiều cấp, ban ngành nhằm hạn chế những tiêu cực nảy sinh, phát huy mặt tích cực phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào ngày được tốt hơn, dựa trên các nhu cầu của họ trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế của vùng tái định cư. Qua đó, vừa bảo tồn các giá trị văn hóa vật chất lẫn tinh thần vừa làm phong phú di sản văn hóa của dân tộc trên tinh thần của Nghị quyết Trung ương V, khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. L.T.Q. - N.C.N. CHú THíCH 1 Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam phân chia Việt Nam thành 6 vùng kinh tế - xã hội và trong đó đã xác định 3 vùng kinh tế trọng điểm: [1]. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây (cũ), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh; [2]. Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ (trước gọi là Vùng kinh tế trọng điểm miền 50 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Miền Trung - Tây Nguyên Trung) bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng (hạt nhân), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định [3] Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm các tỉnh và thành phố: Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tiền Giang. Trong đó, Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ là vùng kinh tế lớn thứ 3 tại Việt Nam. Đặc trưng của vùng này là các khu kinh tế cảng biển tổng hợp. Các khu kinh tế gồm có: khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế Chân Mây và khu kinh tế Nhơn Hội. So với hai vùng kinh tế trọng điểm còn lại, vùng kinh tế này yếu kém hơn về mặt hạ tầng và nhân lực nhưng lại có tiềm năng lớn về cảng biển trung chuyển lớn và phát triển du lịch nghỉ dưỡng (chiếm phần lớn các dự án khu nghỉ mát biển của cả nước) và di sản thế giới (khu vực Trung Bộ chiếm 6/7 di sản thế giới tại Việt Nam). Khu vực này cũng có tiềm năng về phát triển công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải. Hạ tầng gồm có: sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay trung chuyển hàng hóa Chu Lai (tương lai); cảng Đà Nẵng và đặc biệt là dự án cảng trung chuyển Vân Phong có tổng vốn lên đến 15 tỷ USD do Tập đoàn Sumimoto chủ trì đầu tư; Quốc lộ 1A, đường Hồ chí Minh. Đà Nẵng là điểm cuối trong Hành lang kinh tế Đông - Tây nối Đông Bắc Thái Lan, Trung Lào và Trung Trung Bộ Việt Nam. 2 Sự phấn đấu phát triển kinh tế của toàn vùng với mục tiêu: “Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm giai đoạn 2006-2010 đạt khoảng 1,2 lần, giai đoạn 2011 - 2020 đạt khoảng 1,25 lần tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước. Tăng tỷ lệ đóng góp của vùng trong GDP của cả nước từ 5% hiện nay lên khoảng 5,5% vào năm 2010 và 6,5% vào năm 2020” (Quyết định số 108/1997/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 13.8.2004, về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020). Tuy nhiên tốc độ tăng GDP giữa các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ không đều, nhưng dao động trung bình từ 10,6% đến 11,5%/năm. Xem thêm: Trần Danh Lân, Diệp Lân Hùng, Công Hậu, “Xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”, =38&sub=131&article=169150. 3 Tại các khu tái định cư của dự án thủy điện A Vương (Quảng Nam), hàng nghìn người dân đang chật vật trong những căn nhà tái định cư chật chội, không phù hợp với phong tục tập quán của họ; đất sản xuất thiếu và kém chất lượng. Các công trình tái định cư ở thủy điện Sông Tranh 2 và Đắc Mi 4 (Quảng Nam) cũng gặp cảnh tương tự khi người dân đang phải vật lộn với kế mưu sinh trước mắt và đang đối mặt với những đổ vỡ âm ỉ trong đời sống văn hóa, tinh thần. Thậm chí, tại hai khu tái định cư Ala, Klua (xã Dang, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam), ông Briu Liếc - Chủ tịch UBND huyện Tây Giang còn thông tin, địa phương đang có kế hoạch “bỏ hoang” những khu tái định cư cũ, tìm đất di dời những hộ dân này tới nơi ở mới vì cộng đồng người dân nơi đây đang đứng trước nguy cơ bị thiên tai đe dọa và mai một bản sắc văn hóa. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình cảnh nói trên chính là do chưa nghiên cứu kỹ đời sống của người dân địa phương, không biết lắng nghe ý kiến của người dân bản địa, “áp đặt” khi xây dựng những khu tái định cư không phù hợp với phong tục, đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng dân cư bản địa. (Thanh Minh, “Tham vấn cộng đồng”, dau-tuan/20625-tham-van-cong-dong.html). 4 Xem thêm: Nguyễn Như Bình. 2009. “Báo cáo tóm tắt kết quả điều tra hộ gia đình và phỏng vấn sâu”, Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đảm bảo ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân vùng di dân, tái định cư thuộc các dự án thủy lợi, thủy điện ở Thừa Thiên Huế, (Hà Nội: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Viện nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, 6/2009), 12. 5 Điều 4 của Luật Di sản Văn hóa năm 2001 định nghĩa: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống các dân tộc và những tri thức dân gian khác”. Luật Di sản văn hóa. 2001. (Hà Nội: Chính trị quốc gia), 7. 6 Ngô Đức Thịnh. 2005. “Về các hiện tượng văn hóa phi vật thể”, Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. (Hà Nội: Viện Văn hóa - Thông tin), 44. 7 Dẫn theo: Nguyễn Việt Anh, “Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản”, php/vi/sang-tac/nghien-cuu/457-van-de-bao-ton-va-phat- huy-gia-tri-di-san-van-hoa.html 8 Cư dân thủy diện là các cộng đồng dân cư sống trên các dòng sông, các vùng đầm phá, hình thành nên các vạn đò, đặc biệt phổ biến ở Thừa Thiên Huế. TÀI LIỆu THAM KHẢO 1. Hoàng Trinh. 1996. Vấn đề văn hóa và phát triển. Hà Nội: Chính trị Quốc gia. 2. Nhiều tác giả. 2005. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, Hà Nội: Viện Văn hóa - Thông tin. 3. Ngô Đức Thịnh. 2005. “Về các hiện tượng văn hóa phi vật thể”. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Hà Nội: Viện Văn hóa - Thông tin, 31 - 45. 4. Lưu Trần Tiêu. 2005. “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể”. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Hà Nội: Viện Văn hóa - Thông tin, 46 - 56. 5. Nguyễn Chí Bền. 2005. “Di sản văn hóa phi vật thể, từ sưu tầm, nghiên cứu đến bảo tồn và phát huy”. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Hà Nội: Viện Văn hóa - Thông tin, 77 - 95. 6. Nguyễn Như Bình. 2009. “Báo cáo tóm tắt kết quả điều tra hộ gia đình và phỏng vấn sâu”. Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đảm bảo ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân vùng di dân, tái định cư thuộc các dự án thủy lợi, thủy điện ở Thừa Thiên Huế, Hà Nội: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Viện nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, 6. 7. Salemink, Oscar. 2000. “Định canh định cư và việc bảo tồn có chọn lọc các dân tộc ở Tây Nguyên”. Những thời đại loạn lạc và những con người chịu đựng: Các dân tộc thiểu số miền núi ở Đông Nam Á, Jean Michaud và Jan Ovesen biên tập, Richmond, Surrey: Curzon Press, 125 - 150. 8. Salemink, Oscar. 2005. “Sự bảo tồn văn hóa và biểu hiện văn hóa”. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Hà Nội: Viện Văn hóa - Thông tin, 150 - 163.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfy_van_de_bao_ton_phat_huy_cac_gia_tri_van_hoa_tinh_than_trong_cac_cong_dong_tai_dinh_cu_o_vung_kinh.pdf