Vai trõ và những đóng góp chủ yếu của các tổ chức xã hội tự nguyện trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay

Trên thực tế, vai trò và sự đóng góp của các Tổ chức xã hội tự nguyện ở khu vực nông thôn hiện nay còn nhiều yếu kém hơn khu vực đô thị, bởi ở khu vực nông thôn các Tổ chức xã hội tự nguyện đều kém hơn khu vực đô thị về số lƣợng, chất lƣợng, sự đa dạng về hình thức tổ chức, lĩnh vực hoạt động, khả năng và trình độ tổ chức .

pdf10 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trõ và những đóng góp chủ yếu của các tổ chức xã hội tự nguyện trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 2 (118), 2012 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 14 VAI TRÕ VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CHỦ YẾU CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY DƢƠNG CHÍ THIỆN 1. Đặt vấn đề Những đóng góp to lớn và quan trọng của các Tổ chức xã hội tự nguyện vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, nhất là xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ hiện nay là một trong những mục đích hoạt động của các Tổ chức xã hội tự nguyện ở Việt Nam. Điều này là hiển nhiên trên thực tế cuộc sống và ai cũng có thể nhận thấy rõ ràng. Tùy theo mục đích, nội dung hoạt động, qui mô, nguồn lực ... của từng Tổ chức xã hội tự nguyện khác nhau, mà mỗi Tổ chức xã hội tự nguyện có những đóng góp cụ thể nhất định vào xây dựng nông thôn mới nói chung. Tuy nhiên, còn ít các nghiên cứu và đánh giá đúng vai trò và những đóng góp to lớn của các Tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn Việt Nam hiện nay. Đây cũng là mục đích của bài viết này. Trong Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2010-2020 về xây dựng nông thôn mới, đã đặt ra toàn diện các tiêu chí KT-XH, văn hóa ... Trong đó, có một số tiêu chí quan trọng về xã hội, văn hóa, an sinh xã hội ... mà trên thực tế những năm gần đây các Tổ chức xã hội ở nông thôn đã và đang thực hiện và đạt đƣợc những hiệu quả nhất định. Khái niệm “Vai trò của các Tổ chức xã hội tự nguyện” trong nghiên cứu này đƣợc hiểu là để mô tả, phản ánh về những thành quả và kỳ vọng mà các Tổ chức xã hội tự nguyện trong cộng đồng dân cƣ ở nông thôn hiện nay đã và đang mang lại sự phát triển cho ngƣời dân ở đó. Cụ thể nhƣ : Hoạt động của các Tổ chức xã hội tự nguyện đã mang lại những lợi ích, giá trị (vật chất/kinh tế, tinh thần/tình cảm ...) trên những lĩnh vực nào cho ngƣời dân và cho cộng đồng dân cƣ ở nông thôn? Nó đóng góp những gì cho quá trình xây dựng nông thôn mới ở đó nhƣ thế nào? v.v. Sau đây là một số thành tựu mà các Tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn Việt Nam hiện nay đã góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng nông thôn mới những năm gần đây. 2. Vai trò và những đóng góp chủ yếu 2.1. Tập hợp, đoàn kết người dân, phát huy dân chủ trong đời sống xã hội Trên cơ sở phân tích các Tổ chức xã hội ở cộng đồng nông thôn nhƣ là sự tập hợp tự nguyện của những ngƣời có cùng lợi ích, nguyện vọng, sở thích ... để nhằm đáp ứng, thỏa mãn và giải quyết một hoặc một số nhu cầu nhất định nào đó của cộng đồng đang đặt ra. Rõ ràng là các Tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn đều có vai trò trực tiếp hay gián tiếp nhằm tập hợp, đoàn kết, liên kết, cố kết các cá nhân trong cộng đồng lại với nhau. Từ đó tham gia đóng góp vào xây dựng nông thôn mới. Nếu giả sử không có các Tổ chức xã hội tự nguyện nhƣ vậy trong cộng đồng nông thôn, chắc chắn tính cố kết, liên kết, đoàn kết ... của các cá nhân trong cộng đồng sẽ trở nên yếu ớt và rời rạc. Và điều này làm hạn chế sự  TS, Viện Xã hội học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam Xã hội học số 2 (118), 2012 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 15 phát triển chung của cộng đồng, nhất là trong những hoạt động thực thi những nhiệm vụ, công việc, đáp ứng các nhu cầu đòi hỏi phải có sức mạnh đoàn kết và chung lòng của nhiều ngƣời trong một cộng đồng. Mà một ngƣời hoặc ít ngƣời không thể thực hiện đƣợc. Các Tổ chức xã hội tự nguyện ra đời, phát triển và hoạt động đƣợc đều dựa trên nguyên tắc “tự nguyện” cùng tham gia, cùng bàn bạc, cùng chia sẻ, cùng đóng góp, cùng hành động ... của nhiều thành viên trong Tổ chức, nhƣ: tham gia xây dựng nội qui, qui định, qui chế hoạt động, tham gia đóng góp nguồn lực để hoạt động, tham gia vào các hoạt động cụ thể khác ... Thông qua các Tổ chức xã hội tự nguyện mà ngƣời dân đã “thực sự” biết, làm quen dần, thực hiện và phát huy quyền “dân chủ” của mình trong đời sống xã hội, trong cộng đồng. Đây là một nội dung rất quan trọng và rất lớn của việc xây dựng nông thôn mới hiện nay đang đƣợc các Tổ chức xã hội thực hiện. Tùy theo đặc điểm, mục đích và hoạt động riêng của từng Tổ chức xã hội tự nguyện ở cộng đồng nông thôn, mà từng Tổ chức xã hội tự nguyện có các hình thức khác nhau tham gia đóng góp vào quá trình tập hợp, đoàn kết ngƣời dân, thực hiện và phát huy quyền “dân chủ” của ngƣời dân trong đời sống xã hội. Ví dụ nhƣ: hội Bảo thọ/hội Ngƣời cao tuổi, là một Tổ chức xã hội tập hợp tự nguyện của những ngƣời cao tuổi ở cộng đồng nông thôn. Trong xã hội nông thôn Việt Nam hiện nay, vẫn đang tồn tại một truyền thống tốt đẹp “trọng lão” (tức là truyền thống kính trọng những người cao tuổi), và các quan hệ xã hội phổ biến dựa trên mạng lƣới gia đình và dòng họ, thân tộc còn khá mạnh. Trong bối cảnh cộng đồng nông thôn mang những nét đặc trƣng xã hội và văn hóa nhƣ vậy, hội Ngƣời cao tuổi luôn có vai trò hết sức to lớn trong việc đoàn kết, tập hợp, liên kết và kết nối các cá nhân trong cộng đồng nông thôn để phát triển xã hội và quản lý xã hội. Biểu hiện là hội Ngƣời cao tuổi đóng vai trò nòng cốt tham gia vào phong trào “Ông bà gương mẫu, con cháu thảo hiền”, phong trào “Xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư”..., phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa mới”, ... Kết quả nghiên cứu về vai trò của các Tổ chức xã hội tự nguyện ở xã Yên Thƣờng, nhóm tác giả đã đƣa ra nhận xét rằng: Sự ra đời và phát triển khá mạnh mẽ của các Tổ chức xã hội tự nguyện ở Yên Thường trong thời gian qua đã tạo ra những động lực nhất định cho người dân trong đời sống hàng ngày cũng như trong phát triển kinh tế. Vai trò trợ giúp, hỗ trợ kinh tế cũng như sự quan tâm thăm hỏi, động viên kịp thời trong những thời điểm khó khăn là một trong những ưu điểm lớn của các hội tự nguyện ở Yên Thường; nó góp phần tạo nên tính thống nhất, đoàn kết giữa các thành viên trong hội nói riêng và người dân trong các thôn xóm nói chung. Tính cố kết cộng đồng là một trong những vai trò đặc trưng khá nổi bật của các Tổ chức xã hội tự nguyện ở đây. (Phòng Phúc lợi xã hội, 2008). 2.2. Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của cá nhân và cộng đồng Các Tổ chức xã hội tự nguyện ở cộng đồng nông thôn thƣờng có vai trò quan trọng là tự chăm lo lợi ích cho các thành viên của Tổ chức mình, mặc dù các Tổ chức xã hội tự nguyện đều hoạt động trên cơ sở “phi lợi nhuận”. Tuy nhiên, nếu xét trên khía cạnh kinh tế thì một trong những nguyên tắc chung của các Tổ chức xã hội tự nguyện là “tự đóng Xã hội học số 2 (118), 2012 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 16 góp, tự quản lý, tự sử dụng nguồn lực”, sao cho có hiệu quả nhất đối với các hoạt động của Tổ chức, không nhằm mang lại lợi ích cho cá nhân hội viên. Mặt khác, nếu xét trên khía cạnh xã hội thì các Tổ chức xã hội tự nguyện còn có vai trò to lớn và quan trọng hơn trong việc chăm lo lợi ích của các thành viên – từ góc độ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những ngƣời lao động cùng nghề nghiệp hoặc cùng có tính chất lao động. Điều này thể hiện rất rõ trong hoạt động của các Tổ chức xã hội mang tính chất nghề nghiệp. Ví dụ nhƣ: Trong các hoạt động của hội Sinh vật cảnh, hội có thể đứng ra tổ chức các buổi giao lƣu, trao đổi sản phẩm, tọa đàm ... với những hội Sinh vật cảnh ở nhiều địa phƣơng khác, hoặc với những ngƣời chơi cây cảnh ở các địa phƣơng khác. Thông qua đó mà mở rộng, thu hút thêm hội viên, học hỏi đƣợc nhiều hơn kinh nghiệm trồng cây cảnh, tạo ra những loại cây cảnh mới ... Trên cơ sở đó, hội gián tiếp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho hội viên, nâng cao thu nhập cho hội viên và bảo vệ hội viên nếu xảy ra tranh chấp về thị trƣờng. Hoặc nhƣ hội những ngƣời làm nghề sản xuất, kinh doanh Đồ gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ: hội đã đứng ra tổ chức triển lãm các sản phẩm Đồ gỗ mỹ nghệ ở nhiều nơi, kể cả ở nƣớc ngoài. Thông qua hoạt động đó, hội đã tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Hội còn đứng ra bảo vệ hội viên về mẫu mã sản phẩm và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, nếu có xảy ra tranh chấp về mẫu sản phẩm và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Hội còn có vai trò to lớn trong việc đóng góp vào các loại quĩ phúc lợi xã hội để phát triển cộng đồng ở địa phƣơng. Hội đồ gỗ mỹ nghệ ở đồng Kỵ là một tổ chức xã hội tự nguyện của những người sản xuất và kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ. Hội có mục đích và nội dung hoạt động chủ yếu là: Thông tin, trao đổi cho nhau về kinh nghiệm nghề nghiệm, mẫu mã sản phẩm mới; ... và để tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường trong nước và ở cả nước ngoài, bảo vệ thương hiệu thông qua mẫu mã sản phẩm vốn có của làng nghề. ... Hỗ trợ các thành viên đi thăm quan ở trong nước và nước ngoài để học hỏi thêm về kinh nghiệm nghề nghiệp. (Phòng Phúc lợi xã hội và Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo, 2006). Với các hoạt động nhƣ ví dụ trên đã nêu, các Tổ chức xã hội tự nguyện ở cộng đồng nông thôn đang có vai trò quan trọng đối với việc chăm lo lợi ích và quyền lợi hợp pháp của các thành viên của Tổ chức đó. Nếu không tham gia vào các Tổ chức xã hội tự nguyện nhƣ vậy, ai sẽ là ngƣời bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của họ, khi mà các Tổ chức chính thức của Nhà nƣớc có chức năng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân còn đang có nhiều hạn chế? Đây là một yếu tố mà các Tổ chức xã hội tự nguyện đã đóng một vai trò quan trọng và góp phần to lớn vào quá trình phát triển xã hội và quản lý xã hội ở nông thôn. 2.3. Đóng góp quan trọng vào phát triển đời sống tinh thần, tình cảm của cộng đồng Một lĩnh vực/nội dung hoạt động quan trọng của các Tổ chức xã hội tự nguyện là thƣờng xuyên, trực tiếp chia sẻ, giao lƣu, động viên, thăm hỏi ... lẫn nhau giữa các thành viên trong đời sống tinh thần, tình cảm. Trên cơ sở đó, các Tổ chức xã hội tự nguyện góp phần phát triển và làm phong phú hơn đời sống xã hội của cá nhân và cộng đồng. Những biểu hiện chủ yếu của các Tổ chức xã hội tự nguyện đóng góp vào phát triển đời sống tinh thần, tình cảm cộng đồng Xã hội học số 2 (118), 2012 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 17 là: Việc thăm hỏi thƣờng xuyên đối với những thành viên khi họ gặp những chuyện vui (cƣới hỏi, làm nhà mới, mừng sinh nhật, mừng lên lão, ...), cũng nhƣ họ gặp những chuyện buồn (ốm đau, bệnh tật, có ngƣời thân bị chết, gặp tai nạn, rủi ro ...) trong cuộc sống. Thậm chí, hầu hết các Tổ chức xã hội tự nguyện đều có qui định định kỳ tổ chức liên hoan gặp mặt nhau và qua đó để nắm bắt trực tiếp các thông tin mới về từng thành viên và gia đình họ. Trên cơ sở đó có những hình thực thăm hỏi, chia sẻ, động viên, hỗ trợ kịp thời và có hiệu quả. ... Mục tiêu ban đầu của hội là những anh em đã cùng nhau vào sinh ra tử, sống chết cùng nhau, tự nguyện tìm đến nhau, tự nguyện tập hợp nhau lại trong buổi gặp gỡ hàng năm để nắm bắt tình hình đời sống, sức khoẻ, gia đình ... của nhau, rồi cùng tưởng nhớ về những người đồng đội đã mất, kể cho nhau nghe về những kỷ niệm chiến trường xưa, sau đó là thăm hỏi những người đang gặp khó khăn, ốm đau, bệnh tật, hoạn nạn, nghèo khó... Tiếp đến là góp quĩ để trợ giúp những đồng đội đang gặp khó khăn nhiều nhất. ... (Phòng Phúc lợi xã hội và Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo, 2006). Hội người cao tuổi cũng là một đoàn thể Tổ chức xã hội gần gũi mà đến tuổi già người ta nghĩ đến nhiều nhất, hội người cao tuổi có sự chia sẻ tình cảm nhiều nhất. (Phòng Phúc lợi xã hội, 2008). Kết quả nghiên cứu thực địa tại xã Lê Lợi, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dƣơng đã chỉ ra rằng các Tổ chức xã hội tự nguyện đang hoạt động tại cộng đồng nông thôn hiện nay có các hình thức hoạt động và vai trò chủ yếu về lợi ích tinh thần, tình cảm (chia sẻ tình cảm, thăm hỏi lẫn nhau) là chính, còn về các lợi ích kinh tế hầu nhƣ không có, hoặc nếu có thì rất ít. ... Tại các thôn đều có các hội như: hội đồng niên, đồng ngũ, hội vãi (đi chùa), hội cho vay giúp nhau làm kinh tếMặc dù vậy, hình thức sinh hoạt của các hội này vẫn là chia sẻ tình cảm, thăm hỏi nhau những lúc gia đình có việc vui/buồn là chính, còn về hỗ trợ kinh tế vẫn còn rất ít”. (Viện Xã hội học, 2009). Nhƣ vậy, các Tổ chức xã hội tự nguyện sẽ tạo ra một mạng lƣới để đoàn kết, gắn kết giữa các cá nhân trong cộng đồng xã hội với nhau, qua đó đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển cộng đồng xã hội nông thôn hiện nay cũng nhƣ trong tƣơng lai. 2.4. Tham gia phát triển giáo dục, nâng cao trình độ, năng lực của cá nhân và cộng đồng Các Tổ chức xã hội tự nguyện ở cộng đồng nông thôn hiện nay còn có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao trình độ và kinh nghiệm, năng lực của cá nhân và cộng đồng. Lĩnh vực này đƣợc phản ánh qua hoạt động của các Tổ chức xã hội tự nguyện tại cộng đồng nông thôn nhƣ: hội Khuyến học, dòng họ Khuyến học, hội Cha mẹ học sinh, hội Cựu giáo chức, một số tổ chức nghề nghiệp và kinh tế khác (nhƣ hội Làm vƣờn, hội Sinh vật cảnh, hội Đồ gỗ mỹ nghệ, hội Y học cổ truyền ...). ... Các hoạt động này mang ý nghĩa khuyến khích và cổ vũ cho công tác phát triển giáo dục trên toàn quốc, với các hình thức như: tặng thưởng cho các em học sinh học giỏi, cho các em học sinh nghèo vượt khó học tập, cho các thầy Xã hội học số 2 (118), 2012 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 18 cô giáo dạy giỏi và có nhiều đóng góp cho xã hội, tuyên truyền và vận động mọi người dân, mọi tổ chức tham gia học tập, góp phần tạo ra môi trường xã hội ngày càng bình đẳng, lành mạnh hơn và mở ra nhiều cơ hội hơn để khuyến khích mọi người dân tham gia học tập. Qua đó làm thay đổi nhận thức của mọi người dân về học tập suốt đời, thúc đẩy tinh thần hăng say học tập của họ, dần hướng tới xây dựng một “Xã hội học tập". (Dƣơng Chí Thiện, 2004). Hội Sinh vật cảnh và Hội Làm vƣờn, ... thƣờng khuyến khích các thành viên trồng, chăm sóc và phát triển các loại cây cảnh, các mô hình trang trại mới ... Đồng thời hội đứng ra tổ chức các lớp tập huấn, các hoạt động giao lƣu học hỏi kinh nghiệm trồng cây cảnh, phát triển kinh tế vƣờn cho các thành viên. Qua đó phát triển và nâng cao kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp và năng lực của cá nhân và cộng đồng trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nói chung. Hội Sinh vật cảnh hay hội Làm vườn có các hoạt động như giúp nhau tìm được giống cây trồng mới, có hiệu quả kinh tế cao hơn. Hội còn tổ chức các buổi phổ biến cho nhau những kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh ... đó cũng là giúp đỡ nhau nâng cao kinh nghiệm và kiến thức phát triển kinh tế cho gia đình và cho xã hội. (Phòng Phúc lợi xã hội và Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo, 2006). Thông qua các hình thức hoạt động nhƣ vậy, các Tổ chức xã hội tự nguyện đó đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển giáo dục, nâng cao trình độ, năng lực và kinh nghiệm chuyên môn của các cá nhân trong cộng đồng. Từ đó, tham gia góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng xã hội ở nông thôn. 2.5. Tham gia góp phần phát triển thể lực và chăm sóc sức khỏe người dân Các Tổ chức xã hội tự nguyện còn góp phần vào sự phát triển thể lực và chăm sóc sức khỏe ngƣời dân ở nông thôn thông qua các hoạt động của hội Chữ thập đỏ, câu lạc bộ Dƣỡng sinh, câu lạc bộ Võ vật, câu lạc bộ Cầu lông, câu lạc bộ Cờ tƣớng, hội Y học cổ truyền, ... Ví dụ nhƣ: câu lực bộ Dƣỡng sinh, câu lạc bộ Võ vật đều có những hoạt động nhằm nâng cao thể lực của hội viên, với phƣơng châm “sống vui, sống khỏe”, bên cạnh đó còn nhằm hƣớng đến bảo tồn, gìn giữ và phát huy các bộ môn võ vật truyền thống của cha ông ngày trƣớc để lại. Hoặc nhƣ là: hội Y học cổ truyền có các hoạt động nhƣ khám và chữa bệnh cho mọi ngƣời dân trong cộng đồng (đối với ngƣời nghèo, ngƣời tàn tật nặng thì đƣợc miễn phí), đồng thời hội còn bảo tồn, phổ biến và phát triển các loại cây thuốc nam, các bài thuốc chữa bệnh truyền thống của dân tộc. Đây là tổ chức phật giáo cung cấp thuốc nam miễn phí. Chùa có 6 y sĩ mỗi người 1 ngày thăm khám bệnh cho bệnh nhân từ khắp các nơi về (Sóc Trăng, Cà Mau, An Giang ). Ngoài ra chùa còn có phòng giác hơi với 10 người phục vụ và 4 người chuyên châm cứu. Những người bốc thuốc theo thang cũng là những tình nguyện viên. Hàng năm chùa chữa trị cho vài chục ngàn lượt người đến thăm khám với trên 60.000 thang thuốc được cấp phát cho Xã hội học số 2 (118), 2012 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 19 bênh nhân”. (Viện Xã hội học, 2009). Nhìn chung, các hoạt động chủ yếu của các Tổ chức xã hội tự nguyện nói trên đã góp phần có hiệu quả thiết thực và hƣớng tới phát triển yếu tố thể chất/thể lực của con ngƣời, cũng nhƣ góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho ngƣời dân ở cộng đồng nông thôn, trong bối cảnh các tổ chức của nhà nƣớc còn đang gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong công tác phòng và chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ngƣời dân ở nông thôn. Đây có thể đƣợc xem nhƣ sự đóng góp của các Tổ chức xã hội tự nguyện vào sự nghiệp phát triển xã hội nông thôn nói chung. 2.6. Tham gia thực hiện công tác hỗ trợ từ thiện, nhân đạo và giảm nghèo Lĩnh vực hỗ trợ, trợ giúp, giúp đỡ mang tính từ thiện, nhân đạo và giảm nghèo là mảng hoạt động rất mạnh và có nhiều đóng góp quan trọng và không thể thiếu của các Tổ chức xã hội tự nguyện ở cộng đồng nông thôn. Hầu hết các Tổ chức xã hội tự nguyện đều có những hoạt động hỗ trợ từ thiện, nhân đạo và giảm nghèo, chỉ khác nhau ở mức độ, qui mô bởi các hoạt động này tùy thuộc vào mục đích, tính chất và nguồn lực của từng Tổ chức cụ thể. Có thể dễ dàng nhận thấy một số Tổ chức xã hội tự nguyện ở cộng đồng nông thôn hiện nay đang duy trì những hoạt động trên lĩnh vực hỗ trợ từ thiện, nhân đạo và giảm nghèo nhƣ: hội Chữ thập đỏ, Hũ gạo cứu đói, Hũ gạo tình thƣơng, một số hoạt động của các tổ chức tôn giáo ... Theo kết quả nghiên cứu thực địa đã cho thấy: ... Hoạt động từ thiện của xã chủ yếu dựa vào hội và chi hội Chữ thập đỏ của ấp và xã. Hội này đứng ra làm đầu mối thu gom tiền, gạo cho Hội Chữ thập đỏ của huyện để nấu cơm, cháo miễn phí cho bệnh viện tỉnh và huyện. Ngoài ra hội còn quyên góp ủng hộ đồng bào bão lụt và các gia đình nghèo gặp khó khăn rủi ro ở địa phương. ... Có một số mạnh thường quân là người địa phương làm ăn kinh tế giỏi đã tài trợ xây cầu và đường vào ấp và giúp người nghèo (như doanh nghiệp tư nhân Tài Phong đã xây cây cầu lớn và hơn 3 km đường vào ấp Long Phụng và ủng hộ hàng tấn gạo phát cho người nghèo). Ngoài ra xã cũng kêu gọi được một số mạnh thường quân là các chủ doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh giúp tiền làm đường và xây cầu để xóa cầu khỉ. (Viện Xã hội học, 2009). Hoặc nhƣ hoạt động hỗ trợ ngƣời nghèo tại cộng đồng và các bệnh nhân nghèo ở bệnh viện huyện Châu Thành, An Giang: “Chúng tôi đã xây dựng một số Hũ gạo tình thương/Hũ gạo cứu đói, cứ đến vụ mùa thì người dân trong ấp tự nguyện đến đóng góp thóc vào quĩ này. Mỗi vụ cũng được đến vài tấn thóc. Sau đó chúng tôi sử dụng quĩ thóc đó đem hỗ trợ cho những gia đình nghèo trong xã và giúp đỡ cho những bệnh nhân nghèo ở bệnh viện Châu Thành. Đó là hoạt động chủ yếu của chúng tôi và chúng tôi đã làm việc từ thiện nhân đạo này từ nhiều năm nay rồi, không phải bây giờ mới có. (Viện Xã hội học, 2009). Xã hội học số 2 (118), 2012 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 20 Nhƣ vậy, chúng ta thấy rõ hơn về những đóng góp có hiệu quả của các Tổ chức xã hội tự nguyện ở cộng đồng nông thôn trên lĩnh vực hỗ trợ từ thiện, nhân đạo và giảm nghèo. Điều đó còn chỉ ra rằng: bên cạnh các Tổ chức chính thức của Nhà nƣớc, không thể thiếu vai trò các Tổ chức xã hội tự nguyện đang tham gia tích cực và có hiệu quả nhằm góp phần quan trọng vào lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo, giảm nghèo, ... Từ đó gián tiếp góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại cộng đồng dân cƣ ở nông thôn hiện nay. 2.7. Góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, và đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí Các Tổ chức xã hội tự nguyện ở cộng đồng nông thôn có vai trò quan trọng để bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của làng nghề thống nhƣ là: đồ Gỗ mỹ nghệ, đồ Gốm sứ, vẽ Tranh dân gian, tạc Tƣợng dân gian, sản xuất đồ Da, đồ Đồng, đồ Vàng/bạc v.v... Bên cạnh đó là các Tổ chức xã hội tự nguyện bảo tồn và phát huy các trò chơi dân gian truyền thống nhƣ là: Võ vật, Thơ ca, Văn nghệ dân gian truyền thống (hát Chèo, hát Tuồng, hát Quan họ, hát Chầu văn, hát Ví dặm, hát Xoan, Đàn ca tài tử, Dân ca vọng cổ, hát Lý Nam bộ ...), các loại câu lạc bộ nhƣ: Cờ tƣớng/Cờ quốc tế, Chọi gà, Chơi chim/Chọi chim, chơi cây cảnh, chơi cá cảnh ... Ví dụ nhƣ hội đồ gỗ Mỹ nghệ ở xã Đồng Quang đang có nhiều hoạt động hữu ích để khôi phục, bảo tồn, gìn giữ và phát triển nghề làm đồ gỗ rất tinh xảo của làng nghề Đồng Kỵ. Các hội viên thƣờng xuyên tham gia và tổ chức các cuộc triển lãm, các buổi trao đổi và học hỏi về nghề nghiệp, đào tạo các lớp nghệ nhân trẻ có tay nghề cao, ... lấy việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống làm mục tiêu cao nhất của hội. Chính vì vậy mà làng nghề Đồ gỗ mỹ nghệ của xã đã phát triển rất nhanh và bền vững trong thời kỳ “Đổi mới”. Hội Đồ gỗ mỹ nghệ thì hoạt động chủ yếu là thông tin cho nhau về kinh nghiệm nghề nghiệp, về thị trường, về mẫu mã sản phẩm mới ... đặc biệt là hội đã có hoạt động để giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của tổ tiên. ... Bằng cách là tổ chức trao đổi kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp, giúp đỡ nhau về vốn, đào tạo tay nghề cho lớp thanh niên trẻ, giới thiệu nơi mua bán sản phẩm ... (Phòng Phúc lợi xã hội và Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo, 2006). Một thực tế khác là câu lạc bộ Võ vật ở xã Yên Thƣờng cũng hình thành và phát triển mạnh trong những năm gần đây, bởi đây nơi đây là một địa phƣơng có truyền thống luyện tập và thi đấu, biểu diễn môn võ vật. Câu lạc bộ đã có những hoạt động cụ thể nhƣ: Tổ chức các buổi biểu diễn, thi đấu vào dịp đầu xuân và lễ hội của địa phương; Tổ chức luyện tập và đào tạo các lớp vận động viên (mở lò luyện Võ vật); Tổ chức giao lưu thi đấu với các địa phương bạn v.v... Thông qua đó đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu vui chơi giải trí của ngƣời dân, và quan trọng hơn là gìn giữ, bảo tồn, phát huy đƣợc môn võ vật truyền thống của cha ông để lại. Thực tế trên cho thấy rằng các Tổ chức xã hội tự nguyện đều có những hoạt động nhằm góp phần bảo tồn, gìn giữ, khôi phục và phát huy các giá trị mang bản sắc văn hóa truyền thống - một yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển hƣớng tới một xã hội Xã hội học số 2 (118), 2012 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 21 hiện đại, mang đậm nét các bản sắc văn hoá và giá trị truyền thống. 3. Một số “khoảng trống” của các tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn hiện nay Trong các nghiên cứu về các Tổ chức xã hội tự nguyện những năm gần đây đã cho thấy một thực tế là: Hầu hết các Tổ chức xã hội tự nguyện đều tập trung, phát triển mạnh các hoạt động ở khu vực thành thị. Đồng thời, ở khu vực nông thôn, các Tổ chức xã hội tự nguyện mới chỉ mới phát triển với số lƣợng còn rất ít (khoảng từ 5 đến dƣới 20 loại hình Tổ chức xã hội khác nhau). Trong khi đó, trong một cộng đồng dân cƣ ở khu vực đô thị, đã và đang có khá nhiều (hơn 20) các Tổ chức xã hội tự nguyện hoạt động. Và điều quan trọng hơn là ở khu vực nông thôn, số lƣợng các thành viên trong một Tổ chức xã hội tự nguyện cũng thƣờng ít hơn so với số lƣợng hội viên trong một Tổ chức xã hội cùng loại ở khu vực đô thị. Các lĩnh vực và tính chất hoạt động của các Tổ chức xã hội ở nông thôn thƣờng còn nghèo nàn và chủ yếu mang nặng tính chất chia sẻ về tình cảm, tinh thần, hỗ trợ nhân đạo/từ thiện. Còn ở khu vực đô thị, các lĩnh vực và tính chất hoạt động của các Tổ chức xã hội tự nguyện thƣờng phong phú, đa dạng hơn nhiều. Có lẽ sự “khác biệt” này là sự khác biệt về các điều kiện KT-XH và trình độ, năng lực tổ chức của ngƣời dân ở nông thôn đang còn nhiều hạn chế hơn ngƣời dân ở khu vực đô thị. Mặt khác, các loại hình Tổ chức xã hội mang tính nghề nghiệp, kinh tế, bảo vệ môi trƣờng, dịch vụ công, giám sát và phản biện xã hội đã bắt đầu xuất hiện, song chƣa phát triển nhiều cả loại hình tổ chức và các hoạt động ở nông thôn. Đặc biệt là ở khu vực nông thôn còn thiếu rất nhiều các loại hình Tổ chức xã hội tự nguyện có các hoạt động và có những đóng góp vào các lĩnh vực nhƣ: Tham gia cung ứng các dịch vụ công; Tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật và giám sát, phản biện xã hội; Tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, ... Ví dụ nhƣ ở vùng nông thôn mới xuất hiện một ít loại hình trung tâm Hỗ trợ pháp lý, trung tâm Hỗ trợ việc làm, v.v... Nhƣ vậy, thực tế này cho thấy rõ là ở khu vực nông thôn Việt Nam hiện nay đang còn có các “khoảng trống” trong bức tranh về các Tổ chức xã hội tự nguyện. Suy cho cùng, thực tế trên phản ánh trình độ phát triển KT-XH, văn hóa, giáo dục và dân trí ở vùng nông thôn đang còn thấp và còn gặp nhiều khó khăn, thách thức về nhiều mặt. 4. Kết luận Từ những kết quả nghiên cứu nêu trên, có thể rút ra một số kết luận chủ yếu sau:  Tùy theo mục đích, nội dung hoạt động, qui mô, nguồn lực ... của từng Tổ chức xã hội tự nguyện khác nhau, mà mỗi Tổ chức xã hội tự nguyện có những vai trò và đóng góp cụ thể nhất định vào quá trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay. Những đóng góp quan trọng nhất của các Tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn đƣợc thể hiện trên một số lĩnh vực sau: - Tập hợp, đoàn kết ngƣời dân, phát huy dân chủ trong đời sống xã hội; - Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của cá nhân và cộng đồng; - Đóng góp quan trọng vào phát triển đời sống tinh thần, tình cảm của cộng đồng; Xã hội học số 2 (118), 2012 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 22 - Tham gia phát triển giáo dục, nâng cao trình độ, năng lực của cá nhân và cộng đồng; - Tham gia góp phần phát triển thể lực và chăm sóc sức khỏe ngƣời dân; - Tham gia thực hiện công tác hỗ trợ từ thiện, nhân đạo và giảm nghèo; - Góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, và mang tính chất vui chơi giải trí;  Trên thực tế, vai trò và sự đóng góp của các Tổ chức xã hội tự nguyện ở khu vực nông thôn hiện nay còn nhiều yếu kém hơn khu vực đô thị, bởi ở khu vực nông thôn các Tổ chức xã hội tự nguyện đều kém hơn khu vực đô thị về số lƣợng, chất lƣợng, sự đa dạng về hình thức tổ chức, lĩnh vực hoạt động, khả năng và trình độ tổ chức ...  Mặt khác, vai trò và các đóng góp của các Tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn hiện nay còn đang mờ nhạt, hoặc “thiếu vắng” trên một số lĩnh vực hoạt động (nhƣ: Tham gia cung ứng các dịch vụ công; Tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật và giám sát, phản biện xã hội; Tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, v.v...). Cần có sự định hƣớng phát triển, đầu tƣ và đẩy mạnh hơn nữa vai trò của các Tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn để khắc phục các “khoảng trống” trên một số lĩnh vực hoạt động chủ yếu này. Tài liệu trích dẫn Dƣơng Chí Thiện. 2004. Khuyến học - Tiến tới xây dựng một xã hội học tập. Báo cáo Đề tài cấp Bộ 2003. Viện Xã hội học, Hà Nội. Phòng Phúc lợi xã hội và Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo. 2006. Các Tổ chức xã hội tự nguyện và an sinh xã hội ở nông thôn Việt Nam - Khởi thảo cho một nghiên cứu. Báo cáo đề tài cấp Viện năm 2006. Viện Xã hội học, Hà Nội. Phòng Phúc lợi xã hội. 2008. Báo cáo đề tài cấp Viện năm 2008. Viện Xã hội học, Hà Nội. Viện Xã hội học. 2009. Các báo cáo khoa học thực địa thuộc Đề tài “Điều tra cơ bản về tình hình Nông thôn – Nông nghiệp – Nông dân Việt Nam hiện nay”. Hà Nội. Xã hội học số 2 (118), 2012 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 23

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso2_2012_duongchithien_3272.pdf