Vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di cư

Thị trường lao động đang hình thành và phát triển tại các trung tâm đô thị, các thành phố lớn, tạo ra những nhu cầu về sức lao động nông thôn. Việc nhập cư và tập trung dân số tại thành phố là xu hướng khách quan khó tránh khỏi nếu như không phải là tất yếu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Lao động nông thôn ra thành phố thường làm các công việc nặng nhọc, trả công thấp mà người dân thành phố không muốn làm. Mặc dù di cư nông thônthành thị chưa có được sự trợ giúp của nhà nước, tính tự quản của quá trình này lại khá cao thông qua mạng lưới di cư. Nếu như yếu tố kinh tế là động lực chủ yếu của di cư thì mạng lưới xã hội lại là yếu tố quyết định nơi chuyển đến. Trong nhiều trường hợp, tác động của các yếu tố kinh tế thường bị chìm đi so với ảnh hưởng trực tiếp của mạng lưới di cư. Người dân có xu hướng di chuyển đến những nơi có nhiều người thân, gia đình và bè bạn hiện đang sinh sống. Cùng với thời gian, mạng lưới di cư có thể tổ chức và phát triển đến mức tự nó có thể duy trì các dòng di chuyển giữa nông thôn và thành thị mà không cần sự can thiệp từ bên ngoài. Chính sách di dân cần trước hết căn cứ vào các nhu cầu kinh tế xã hội của cả hai khu vực nông thôn và thành thị, các mối liên hệ xã hội chặt chẽ giữa vùng xuất cư và vùng nhập cư để có được giải pháp thích hợp đối với di cư. Nhưng dù biện pháp nào đi nữa thì nhu cầu cải thiện cuộc sống cho người dân, di chuyển hay không di chuyển, phải được quán triệt như một mục tiêu cuối cùng trong các quyết sách di cư và phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam. Điều này hàm chứa rằng đặt di cư trong mối liên hệ với tiến trình phát triển là một cố gắng thiết thực và dài lâu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta.

pdf9 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di cư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16 Xã hội học số 2 (62), 1998 vai trò của mạng l−ới xã hội trong quá trình di c− Đặng Nguyên Anh Những nghiên cứu về di c− trên thế giới gần đây ngày càng quan tâm đến ảnh h−ởng của các yếu tố văn hóa-xã hội đối với di c−. Trong số các yếu tố đó, mạng l−ới xã hội đã đ−ợc xem nh− một nhân tố quan trọng quyết định toàn bộ quá trình chuyển c−. Khái niệm mạng l−ới xã hội trên thực tế đ−ợc ứng dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu và đã trở thành một cấu thành cơ bản trong các lý thuyết đ−ơng đại về di c−, kể cả di c− trong n−ớc lẫn di c− quốc tế (Massey, 1993). ảnh h−ởng của mạng l−ới xã hội đối với di c− khác nhau theo đặc điểm cá nhân và hộ gia đình, cũng nh− khác biệt giữa nam và nữ. Đối với nhóm đối t−ợng di chuyển có nguồn lực hạn chế, mạng l−ới xã hội góp phần tạo nên một chiến l−ợc quan trọng đối với sự phát triển kinh tế cá nhân và hộ gia đình. Trong bài viết này, tôi cho rằng vai trò của mạng l−ới xã hội đối với quá trình di c− đặc biệt phù hợp trong việc tìm hiểu nguyên nhân, xu h−ớng di c− và sự hòa nhập của c− dân tại nơi chuyển đến. Với những khác biệt rõ nét về vai trò giới và giữa nam và nữ trong một xã hội nông nghiệp nh− Việt nam, tôi đồng thời chứng minh rằng những chuẩn mực xã hội ăn sâu trong các giá trị truyền thống đã dẫn đến sự phụ thuộc nhiều hơn của nữ giới vào mạng l−ới di c−. Các kết quả nghiên cứu trong bài viết này góp phần đ−a ra những khuyến nghị chính sách đối với di c− ở Việt Nam. Về khái niệm mạng l−ới di c− Trên bình diện xã hội học, khái niệm mạng l−ới xã hội dựa trên cơ sở lý thuyết hệ thống và t−ơng tác xã hội. Mạng l−ới xã hội là một tập hợp liên kết giữa các cá nhân hay giữa các nhóm dân c− nhất định. Thông qua sự tiềm ẩn trong những mỗi liên hệ, cũng nh− quyền lợi và trách nhiệm chi phối các mối liên hệ đó, mạng l−ới xã hội đ−ợc sử dụng nhằm đạt đ−ợc mục đích nhất định. Mạng l−ới xã hội hình thành từ quá trình di c− cũng nh− phục vụ cho mục đích di c− đ−ợc gọi là mạng l−ới di c−. Những quan hệ, trao đổi và t−ơng tác trong hoạt động di c−, do đó, là một bộ phận của mạng l−ới xã hội rộng lớn hơn. Một trong những đặc tr−ng rõ nét nhất của mạng l−ới di c− là sự liên kết xã hội giữa những ng−ời di chuyển. Thông qua những quan hệ họ hàng, bè bạn, ng−ời thân, ng−ời di chuyển tiếp nhận đ−ợc thông tin và sự trợ giúp cần thiết tại nơi mà họ sẽ chuyển đến. Chính ở đây, các quan hệ lâu bền dựa trên nền tảng gia đình trở nên hết sức quan trọng. Thông qua sự gắn kết chặt chẽ với nhau, ng−ời di chuyển tạo nên những liên kết thông qua gia đình, thân tộc tin cậy hơn nhiều so với những quan hệ ng−ời ngoài. Có thể nói rằng tính bền vững của thiết chế gia đình và các quan hệ tộc họ trong xã hội Việt Nam đã góp phần hình thành nên mạng l−ới di c− sâu rộng giữa các miền lãnh thổ, các khu vực c− trú. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Đặng Nguyên Anh 17 Mạng l−ới di c− có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích các loại hình di chuyển, quá trình định c− và thích ứng cũng nh− ý định chuyển c− trong t−ơng lai. Bởi di c− vốn là quá trình mang nhiều bất trắc, một mạng l−ới xã hội tin cậy sẽ góp phần làm giảm thấp những rủi ro do thiếu thông tin. Các liên kết xã hội giữa nơi xuất c− và nơi nhập c− sẽ góp phần giảm thấp cái giá (kinh tế và tâm lý) phải trả cho qúa trình di c−, đồng thời làm tăng vận hội thành công của đối t−ợng di chuyển tại nơi đến. Gia đình, bè bạn, ng−ời thân tại nơi chuyển đến th−ờng giữ vai trò c−u mang, cung cấp thông tin, giúp liên hệ việc làm cũng nh− v−ợt qua những khó khăn ban đầu. Những quan hệ mà ng−ời di chuyển có đ−ợc tại nơi nhập c− sẽ làm thuận lợi thêm quá trình hòa nhập của họ vào môi tr−ờng sống mới. Có thể nói rằng, chi phí và trở ngại đối với di dân càng lớn thì mạng l−ới di c− càng có vai trò quan trọng (Mullan, 1989; Massey, 1993). Khả năng kết nối và hoà nhập vào mạng l−ới di c− là một thuận lợi nh−ng tiềm lực này có đ−ợc phát huy hay không lại còn tùy thuộc vào từng loại hình di c− và mức độ giao tiếp xã hội của ng−ời di chuyển. Nguồn số liệu Số liệu đ−ợc sử dụng trong bài viết này có đ−ợc từ cuộc khảo sát "Di c− và Sức khỏe" (VNMHS97) do Viện Xã hội học (thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia) tiến hành năm 1997 trong khuôn khổ dự án hợp tác quốc tế do Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) tài trợ. Trung tâm đào tạo và nghiên cứu dân số thuộc Tr−ờng Đại học tổng hợp Brown (Hoa Kỳ) là cơ quan trợ giúp kỹ thuật của dự án. Cuộc khảo sát "Di c− và Sức khỏe" nhằm đánh giá nguyên nhân và hậu quả của quá trình di c− nông thôn- đô thị trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế thị tr−ờng ở Việt nam. Sáu tỉnh thành đã đ−ợc lựa chọn khảo sát, đặc tr−ng cho những nét khác biệt cơ bản về địa lý và sinh thái. Tổng số 2502 cá nhân và 1847 hộ gia đình đã đ−ợc khảo sát, bao gồm những đối t−ợng di chuyển và không di chuyển. Thông tin về lịch sử di chuyển đ−ợc thu thập cho các loại hình di c− bao gồm: di chuyển hẳn, di chuyển tạm thời và hồi c−. Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn, bài viết này chỉ tập trung phân tích ảnh h−ởng của mạng l−ới xã hội đối với di c− nông thôn-đô thị. Mặc dù vậy, các kết luận và phát hiện thu đ−ợc có thể đúng với những hình thái di c− khác. Với lý do đó, phân tích này sử dụng số liệu của bốn trung tâm đô thị và thành phố lớn là: Hà Nội, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột và Thủ Dầu Một. Quy mô phân tích đ−ợc giới hạn so với dung l−ợng mẫu ban đầu, bao gồm 1864 cá nhân (915 nam và 949 nữ) trên tổng số đối t−ợng khảo sát. Kết quả Di c−, đặc biệt từ nông thôn ra thành thị, liên quan đến hàng loạt những vấn đề khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ tập trung tìm hiểu vai trò của mạng l−ới xã hội đến quyết định chuyển c− và lựa chọn nơi chuyển đến, quá trình thích ứng với cuộc sống ở thành thị cũng nh− thu nhập và tiền chuyển về cho gia đình của ng−ời di c−. Kết quả phân tích đ−ợc trình bày d−ới đây: Quyết định di chuyển và lựa chọn nơi chuyển đến Nếu xem xét quyết định chuyển c− nh− một quá trình thống nhất, vấn đề trọng tâm thu hút đ−ợc nhiều nghiên cứu bàn luận là quyết định di chuyển và quyết định lựa chọn nơi chuyển đến (Speare, Goldstein và Frey, 1975). Số liệu trong Bảng 1 cho thấy quyết định di chuyển có sự khác nhau đáng kể, hầu hết là do bản thân ng−ời di chuyển hoặc do chồng (vợ), bố mẹ, ng−ời thân. Chỉ có 1% số ng−ời di chuyển là do ng−ời ngoài quyết định. Đáng l−u ý là số ng−ời thuyên chuyển công tác theo sự điều động của cơ quan nhà n−ớc chiếm tỷ lệ rất thấp. Vì nam giới hầu nh− là ng−ời quyết định việc di chuyển và th−ờng là ng−ời ra đi tiên phong nên phụ nữ ít có tiếng nói hơn Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Vai trò của mạng l−ới xã hội trong quá trình di c− 18 và th−ờng lệ thuộc trong quyết định di chuyển. Điều này còn phản ánh sự chi phối của các chuẩn mực truyền thống trong vai trò nam và nữ của xã hội nông nghiệp Việt Nam. Bảng 1: Quyết định di chuyển theo nam và nữ (%) Ng−ời quyết định Nam Nữ Tổng số Tự quyết định 54.5 47.1 51.3 Vợ (Chồng) 8.3 25.8 16.0 Con cái 0.8 1.6 1.2 Bố mẹ 11.2 12.8 11.9 Cả nhà 7.5 11.7 9.3 Họ hàng 1.8 1.7 1.7 Cơ quan 8.4 3.1 6.1 Ng−ời ngoài họ 1.0 1.1 1.0 N 915 949 1864 Nguồn: VNMHS97 Mạng l−ới di c− còn có ảnh h−ởng tới quyết định lựa chọn nơi chuyển đến (địa bàn nhập c−) cũng nh− giữ vai trò tích cực trong việc kết nối ng−ời di chuyển vào mạng l−ới di c−. Cần phải nói đến sự gắn kết xã hội trên cơ sở đồng h−ơng vốn đã đ−ợc hình thành từ lâu trong xã hội Việt Nam. Ng−ời di c− hiện nay từ nông thôn ra thành phố có xu h−ớng quần tụ ở những nơi có nhiều ng−ời cùng quê h−ơng bản quán đến làm ăn sinh sống. Trên thực tế hiện t−ợng kéo nhau đi làm ăn ồ ạt cả làng, cả họ đã trở thành phổ biến, hình thành nên các nhóm c− dân cùng xuất xứ định c− tại các thành phố lớn. Kết quả khảo sát VNMHS97 cũng cho thấy nhận định này. Xấp xỉ 75% đối t−ợng khảo sát (nghĩa là cứ bốn ng−ời thì có ba ng−ời) có ng−ời thân, họ hàng hoặc bè bạn hiện sống tại nơi chuyển đến. Trên bình diện giới, kết quả cho thấy nam giới duy trì những mối quan hệ xã hội rộng rãi hơn tại nơi đến hơn so với phụ nữ. Bảng 2: Các nguồn thông tin về nơi nhập c− theo nam và nữ (%) Nguồn thông tin Nam Nữ Tổng số Có gia đình/họ hàng/bè bạn tr−ớc khi di chuyển 77.0 72.1 74.9 Các nguồn thông tin về nơi chuyển đến Họ hàng 22.3 35.1 27.9 Bè bạn 23.0 30.0 26.1 Bố mẹ/vợ chồng 7.0 14.4 10.2 Anh chị em 8.0 11.7 9.7 Đài/báo/TV 2.2 3.3 2.7 Trung tâm xúc tiến việc làm t− nhân 10.6 40.1 10.4 Trung tâm xúc tiến việc làm nhà n−ớc 0.4 0.8 0.6 Đã từng ở đó 9.4 10.8 10.0 Nguồn khác 4.0 6.8 5.2 N 915 949 1864 Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Đặng Nguyên Anh 19 Nguồn: VNMHS97 Mạng l−ới di c− cũng trang bị những thông tin về cơ hội việc làm, nhà cửa và điều kiện sinh hoạt cho ng−ời di chuyển. Kết quả thu đ−ợc trong Bảng 2 minh chứng cho lập luận này. Tỷ lệ ng−ời di chuyển có đ−ợc thông tin từ phía gia đình, bè bạn lớn hơn nhiều so với các nguồn thông tin khác. Thông tin trực tiếp từ gia đình, bè bạn luôn đáng tin cậy hơn cả. Số ng−ời di chuyển có đ−ợc thông tin từ các trung tâm xúc tiến việc làm (đặc biệt là các cở sở của nhà n−ớc) t−ơng đối nhỏ. Các ph−ơng tiện thông tin đại chúng (đài, báo, vô tuyến,...) cũng là nguồn thông tin yếu kém đối với ng−ời di c−. So với nam giới, phụ nữ th−ờng có đ−ợc nhiều thông tin hơn về nơi chuyển đến. Điều này cho thấy nữ giới quan tâm hơn về mức độ an toàn của cuộc sống và công ăn việc làm tại môi tr−ờng thành thị. Vấn đề đáng l−u ý là họ nhận đ−ợc những thông tin này chủ yếu thông qua gia đình, bố mẹ, chồng và anh chị em ruột. Vai trò truyền thống của ng−ời phụ nữ nông thôn trong gia đình và ngoài xã hội đã ngăn cản họ chuyển đến những nơi không có ng−ời thân thuộc hoặc thiếu sự kiểm soát của gia đình, họ hàng. Hình thức trợ giúp tại nơi nhập c− Sự có mặt của anh chị em, họ mạc tại nơi đến còn làm tăng khả năng hòa nhập và thích ứng đối với ng−ời di c− bởi lẽ đơn giản là “sẩy nhà ra thất nghiệp”. Kết quả thu đ−ợc qua khảo sát VNMHS97 phản ánh nhận định này. Nh− thấy qua số liệu của Bảng 3, gần một nửa đối t−ợng di chuyển nhận đ−ợc sự giúp đỡ về nơi ăn chốn ở, tiếp theo là trợ giúp kinh tế từ ng−ời thân. Một lần nữa, kết quả thu đ−ợc cho thấy trong cả hai loại hình trợ giúp này nữ giới có xu h−ớng dựa vào các quan hệ gia đình nhiều hơn so với nam giới. Do những rủi ro trong môi tr−ờng nhập c− th−ờng lớn hơn nhiều đối với nữ giới, nên để hạn chế phòng ngừa bất trắc, họ co cụm và trông cậy nhiều hơn vào mạng l−ới di c− nhằm tìm sự che chở của bè bạn, ng−ời thân trong môi tr−ờng sống và làm việc phức tạp ở thành thị. Đối với ba loại hình di c−, ng−ời di chuyển tạm thời nhận đ−ợc sự trợ giúp nhiều hơn cả, từ nơi ăn chốn ở đến giúp đỡ kinh tế và việc làm. Điều này phản ánh phần nào đặc điểm mùa vụ trong di chuyển và việc làm ở nhóm đối t−ợng này. Cũng cần nhận thấy rằng sự khuyến khích, động viên tinh thần mà ng−ời di c− nhận đ−ợc từ bè bạn ng−ời thân tại nơi đến khá đáng kể, nhất là đối với nữ giới. Bảng 3: Hình thức trợ giúp theo giới và loại hình di c− (%) Di chuyển hẳn Hồi c− Di chuyển tạm thời Nam Nơi ở 45.2 36.2 56.8 Giúp đỡ kinh tế 40.5 49.0 29.6 Giúp tìm việc 16.7 16.0 41.1 Động viên tình cảm 42.1 40.9 29.6 N 220 328 367 Nữ Nơi ở 44.4 43.5 62.6 Giúp đỡ kinh tế 39.8 56.5 62.2 Giúp tìm việc 18.1 15.9 30.7 Động viên tình cảm 42.6 49.3 35.0 N 414 90 447 Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Vai trò của mạng l−ới xã hội trong quá trình di c− 20 Nguồn: NMHS97 ảnh h−ởng của mạng l−ới di c− trở nên rõ nét nhất trong vấn đề tìm kiếm việc làm. Kết quả khảo sát cho thấy ng−ời thân, họ hàng và bè bạn đã có những giúp đỡ rất đáng kể đối với ng−ời di chuyển trong qúa trình tìm việc. Xấp xỉ 37% ng−ời di chuyển có nhu cầu tìm việc khi ra thành phố. Tuy vậy, nhu cầu này khác nhau đối với từng loại hình di c− (xem Bảng 4). So với nhóm di chuyển hẳn và hồi c−, đối t−ợng di chuyển tạm thời có nhu cầu tìm việc cao nhất. Điều này là rất dễ hiểu nh−ng đáng l−u ý là trên một nửa số ng−ời di c− có đ−ợc việc làm thông qua sự giúp đỡ của họ hàng, bè bạn. Mối quan hệ trong gia đình giữa các anh chị em cũng có vai trò đáng kể. Chỉ có gần 4% đối t−ợng di chuyển tìm việc thông qua ng−ời ngoài. Số ng−ời di chuyển có đ−ợc việc qua sự tuyển nhận của các trung tâm xúc tiến việc làm rất nhỏ, nhất là đối với các trung tâm t− nhân. Có thể nói rằng đối t−ợng chính của các trung tâm xúc tiến việc làm là tuyển dụng lao động có trình độ hoặc tay nghề cao cho các công ty có vấn đầu t− của n−ớc ngoài nhằm mục đích thu lợi cao từ các hợp đồng ký kết. Lao động không có trình độ hoặc trình độ thấp ít khi nằm trong đối t−ợng đ−ợc quan tâm, nhất là trong tr−ờng hợp không có hộ khẩu tại nơi nhập c−. Đây là một trong những trở ngại chủ yếu đối với đối t−ợng từ nông thôn ra thành phố có nhu cầu tìm việc thông qua các cơ quan xúc tiến việc làm. Bảng 4: Tình hình trợ giúp tìm kiếm việc làm theo giới và loại hình di c− (%) Di chuyển hẳn Hồi c− Di chuyển tạm thời Nam Tỷ lệ tìm việc 23.1 25.3 55.4 Nguồn trợ giúp: Họ hàng/bè bạn 41.5 33.3 60.7 Bố mẹ/vợ chồng/con cái 3.8 32.2 3.7 Anh chị em 18.9 24.1 19.6 Đài/báo/TV 0.1 1.1 1.9 Trung tâm xúc tiến việc làm t− nhân 0.0 2.3 0.9 Trung tâm xúc tiến việc làm nhà n−ớc 2.6 2.3 0.9 Ng−ời ngoài 0.0 1.1 3.7 N 220 328 367 Nữ Tỷ lệ tìm việc 26.9 23.9 48.7 Nguồn trợ giúp: Họ hàng/bè bạn 48.8 47.1 46.7 Bố mẹ/vợ chồng/con cái 7.0 35.3 5.9 Anh chị em 20.9 29.4 24.3 Đài/báo/TV 3.5 0.0 2.4 Trung tâm xúc tiến việc làm t− nhân 0.0 0.0 2.4 Trung tâm xúc tiến việc làm nhà n−ớc 3.5 0.0 2.4 Ng−ời ngoài 3.5 0.0 4.1 N 414 90 447 Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Đặng Nguyên Anh 21 Nguồn: VNMHS97 Khả năng tìm việc và loại hình công việc của ng−ời di c− cần đ−ợc xem xét trong các mối quan hệ cấu thành nên mạng l−ới di c−. Sự quen biết, bảo lãnh là một trong những đòi hỏi cần thiết trong các thủ tục đăng ký việc làm mà c− dân không phải có đ−ợc một cách dễ dàng nếu nh− không có ng−ời thân quen cũng nh− những quan hệ xã hội rộng rãi. Các kết quả phỏng vấn sâu còn cho thấy các tr−ờng hợp nhập c− vào Hà Nội, Thủ Dầu Một và Buôn Ma Thuột có đ−ợc việc làm đều qua sự giúp đỡ của gia đình, họ hàng. Hơn nữa, những việc làm có thu nhập cao và ổn định chỉ có thể đạt đ−ợc bằng sự quen biết, bảo lãnh của ng−ời thân có mối quan hệ xã hội rộng rãi. Một khía cạnh khác cần l−u ý là ảnh h−ởng yếu kém của các ph−ơng tiện thông tin đại chúng trong việc tìm kiếm việc làm. Chỉ có 1%-2% ng−ời di chuyển tìm đ−ợc việc làm thông qua đài, báo, tivi, ... Trên thực tế các ph−ơng tiện này còn rất nhiều hạn chế trong quảng cáo tìm việc cho đối t−ợng không có bằng cấp, đặc biệt cho những ng−ời di chuyển thời vụ ở thành phố. Đối t−ợng này th−ờng có tay nghề thấp, không có trình độ hoặc không đ−ợc đào tạo nên khó có thể đáp ứng đ−ợc tiêu chuẩn tuyển lao động đ−ợc đăng tải trên đài báo, tivi hiện nay. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của lao động từ các vùng nông thôn đến, đặc biệt ở thị tr−ờng đòi hỏi lao động kỹ thuật và tay nghề cao. Thu nhập và tiền chuyển về cho gia đình của ng−ời di c− Thu nhập thấp kém và điều kiện sống thiếu thốn ở nông thôn đang tạo nên sức ép di c− đối với nhiều hộ gia đình nhằm giảm bớt nguồn lực lao động d− thừa. Sự chênh lệch gay gắt trong mức sống và giá cả giữa nông thôn và thành thị ngày càng tạo thêm nhiều bất lợi cho khu vực nông thôn. Mức sống thấp song song với sự khan hiếm ngành nghề phi nông có thu nhập cao đã và đang thúc đẩy lao động nông thôn ra thành phố tìm việc. Đây là điều không thể tránh khỏi. Ng−ời di chuyển th−ờng để lại bố mẹ, vợ (chồng), con cái ở làng quê. Mô hình “kẻ đi, ng−ời ở” này nhằm hạn chế tối đa số ng−ời ăn theo, giảm chi phí sinh hoạt đến mức thấp nhất, và để có thể gửi tiền về giúp gia đình ở quê nhà. Kết quả phân tích ở Bảng 5 cho thấy những ng−ời di chuyển tạm thời có thu nhập (hàng tháng) thấp hơn nhiều so với những ng−ời di chuyển hẳn, mặc dù cao hơn so với ng−ời hồi c−. Tuy nhiên, nhóm di chuyển tạm thời gửi tiền về cho gia đình lại chiếm tỷ lệ cao nhất trong cả ba loại hình di c− cho thấy gánh nặng kinh tế mà c− dân nông thôn ra thành phố phải lo toan cho gia đình. Điều đáng chú ý là thu nhập của nam cao hơn so với nữ không phụ thuộc vào loại hình di c−. Trong khi đó tỷ lệ gửi tiền về cho gia đình giữa nam và nữ lại ngang nhau. Các kết quả nói trên phản ánh bổn phận của ng−ời lao động nhập c− đối với gia đình ở làng quê không phân biệt theo giới tính cũng nh− thu nhập của họ. Tr−ớc thực tế ng−ời di c− có nhu cầu chuyển tiền về cho gia đình ở nông thôn, mạng l−ới di c− lại góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình này. Ng−ời di c− gửi tiền về một mặt giúp gia đình trang trải các nhu cầu trong cuộc sống, mặt khác để gia đình biết thông tin về họ. Tính quần c− ở thành phố cũng nh− tổ chức lao động xã hội theo các làng nghề, cộng đồng xuất c− là một trong những điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhu cầu chuyển tiền về nông thôn. Số tiền đ−ợc ng−ời di c− dành dụm th−ờng đ−ợc gửi qua anh chị em, bè bạn, ng−ời cùng làng về cho gia đình. So với thu nhập của ng−ời dân thành phố, khoản tiền này tuy nhỏ (tính trung bình 94.000 đồng/tháng theo số liệu VNMHS97) nh−ng cũng đủ để giúp đỡ gia đình trong hoàn cảnh đói nghèo. Mặc dù có những hệ luỵ không tránh khỏi của di c− trong công tác quản lý đô thị, môi tr−ờng và sức ép đối với cơ sở hạ tầng thành phố, di c− nông thôn - đô thị Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Vai trò của mạng l−ới xã hội trong quá trình di c− 22 đã và đang góp phần vào sự nghiệp xóa đói và giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam (Đặng Nguyên Anh, 1997). Bảng 5: Thu nhập và tiền chuyển về của ng−ời di c− (%) Di chuyển hẳn Hồi c− Di chuyển tạm thời Nam Thu nhập hàng tháng (nghìn đồng) 701.5 347.1 499.9 Có gửi tiền về 25.2 5.2 34.1 Không gửi tiền về 74.8 94.8 65.9 N 220 328 367 Nữ Thu nhập hàng tháng (nghìn đồng) 554.5 333.8 353.8 Có gửi tiền về 20.2 11.3 24.2 Không gửi tiền về 79.8 88.7 75.8 N 414 90 447 Nguồn: VNMHS97 Kết luận và khuyến nghị chính sách Sự khác nhau giữa nghiên cứu này và một số nghiên cứu tr−ớc đây về di c− là ở chỗ vai trò quan trọng của các yếu tố xã hội th−ờng bị coi nhẹ trong các nghiên cứu kinh tế về di c−. Bài viết này vận dụng h−ớng tiếp cận xã hội học tìm hiểu vai trò của mạng l−ới xã hội trong quá trình di c−. Kết qủa phân tích cho thấy mạng l−ới di c− có ảnh h−ởng sâu rộng đối với các hình thái và đối t−ợng di chuyển khác nhau. Thực tế này đòi hỏi sự can thiệp của nhà n−ớc đối với di c− tr−ớc hết cần có tính chọn lọc. Kết quả thu đ−ợc cho thấy mạng l−ới xã hội góp phần làm giảm bớt chi phí di c−, tìm kiếm việc làm cũng nh− thúc đẩy sự hội nhập của ng−ời di chuyển trên địa bàn nhập c−. Trong bối cảnh các thủ tục hành chính và quản lý xã hội còn quá nhiều r−ờm rà, mạng l−ới di c− đã góp phần không nhỏ vào việc c−u mang, bảo lãnh, hợp pháp hóa ng−ời di c− từ nông thôn ra thành phố. Sự khác biệt theo chiều cạnh giới cũng đã có những ảnh h−ởng nhất định đối với kết quả thu đ−ợc. Nhìn chung, nữ giới phụ thuộc vào mạng l−ới di c− nhiều hơn so với nam giới. Thông qua mạng l−ới di c−, sự kiểm soát của gia đình và xã hội đối với ng−ời di chuyển khá hiệu quả, mặc dù sự kiểm soát này khác nhau giữa nam và nữ. So với nữ, nam giới không chỉ giới hạn mình trong sự trợ giúp của gia đình mà còn trông cậy vào những quan hệ xã hội mở rộng và bè bạn. Cùng với tình trạng bóc lột sức lao động nông thôn rẻ mạt, nạn lạm dụng và quấy rối tình dục phụ nữ và trẻ em di c− đang là một thực trạng gay gắt và nan giải. Chính ở đây sự liên kết giữa những ng−ời di c− có thể giúp giảm bớt rủi ro và bất trắc trong công ăn việc làm hàng ngày tại môi tr−ờng phức tạp nơi nhập c−. Trên bình diện chính sách, điều này đòi hỏi sự đa dạng hóa các quan hệ xã hội, các tổ chức đoàn thể, tăng c−ờng quản lý và đào tạo tay nghề thông qua mạng l−ới di c−. Từ đó mà tạo điều kiện thuận lợi cho ng−ời di c− hòa nhập và thích ứng với cuộc sống mới ở đô thị, góp phần ổn định đời sống xã hội. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Đặng Nguyên Anh 23 Việc cung cấp các thông tin chính xác về cơ hội việc làm và thu nhập cho ng−ời di c− có thể đ−ợc tiến hành một cách hiệu quả thông qua mạng l−ới di c−. Thông tin chính xác sẽ giúp ng−ời di c− tiếp cận tốt hơn các dịch vụ y tế, giáo dục và hành chính tại nơi chuyển đến, tránh đ−ợc những hậu quả tiêu cực. Công tác t− vấn và đào tạo việc làm, tổ chức lao động nhập c− có thể tiến hành một cách hiệu quả thông qua mạng l−ới di c−. Sự hòa nhập vào thị tr−ờng lao động và cuộc sống mới của phần đông ng−ời di chuyển phụ thuộc rất nhiều vào mạng l−ới quan hệ xã hội của họ tại nơi nhập c−. Khi mà các ph−ơng tiện thông tin đại chúng, các trung tâm xúc tiến việc làm không có vai trò đáng kể trong việc trợ giúp cho ng−ời nhập c−, nhà n−ớc cần có những biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của mạng l−ới di c−, góp phần điều tiết hợp lý các dòng di chuyểngiữa các khu vực và các miền lãnh thổ. Sự giúp đỡ hiệu quả của nhà n−ớc có thể bắt đầu tr−ớc hết bằng việc hỗ trợ việc trao đổi cung cấp thông tin thông qua mạng l−ới di c− về những vấn đề mà ng−ời di chuyển rất quan tâm nh− nhu cầu nhân công, thu nhập, việc làm, dịch vụ xã hội. Điều này sẽ tránh đ−ợc những thông tin không chính xác và quyết định sai lầm của ng−ời di c−, góp phần giảm bớt sự quá tải ở các trung tâm đô thị, các thành phố lớn. Thị tr−ờng lao động đang hình thành và phát triển tại các trung tâm đô thị, các thành phố lớn, tạo ra những nhu cầu về sức lao động nông thôn. Việc nhập c− và tập trung dân số tại thành phố là xu h−ớng khách quan khó tránh khỏi nếu nh− không phải là tất yếu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc. Lao động nông thôn ra thành phố th−ờng làm các công việc nặng nhọc, trả công thấp mà ng−ời dân thành phố không muốn làm. Mặc dù di c− nông thôn- thành thị ch−a có đ−ợc sự trợ giúp của nhà n−ớc, tính tự quản của quá trình này lại khá cao thông qua mạng l−ới di c−. Nếu nh− yếu tố kinh tế là động lực chủ yếu của di c− thì mạng l−ới xã hội lại là yếu tố quyết định nơi chuyển đến. Trong nhiều tr−ờng hợp, tác động của các yếu tố kinh tế th−ờng bị chìm đi so với ảnh h−ởng trực tiếp của mạng l−ới di c−. Ng−ời dân có xu h−ớng di chuyển đến những nơi có nhiều ng−ời thân, gia đình và bè bạn hiện đang sinh sống. Cùng với thời gian, mạng l−ới di c− có thể tổ chức và phát triển đến mức tự nó có thể duy trì các dòng di chuyển giữa nông thôn và thành thị mà không cần sự can thiệp từ bên ngoài. Chính sách di dân cần tr−ớc hết căn cứ vào các nhu cầu kinh tế xã hội của cả hai khu vực nông thôn và thành thị, các mối liên hệ xã hội chặt chẽ giữa vùng xuất c− và vùng nhập c− để có đ−ợc giải pháp thích hợp đối với di c−. Nh−ng dù biện pháp nào đi nữa thì nhu cầu cải thiện cuộc sống cho ng−ời dân, di chuyển hay không di chuyển, phải đ−ợc quán triệt nh− một mục tiêu cuối cùng trong các quyết sách di c− và phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam. Điều này hàm chứa rằng đặt di c− trong mối liên hệ với tiến trình phát triển là một cố gắng thiết thực và dài lâu nhằm thúc đẩy tăng tr−ởng kinh tế và công bằng xã hội ở n−ớc ta. Tài liệu tham khảo • Đặng Nguyên Anh: Vai trò của di c− nông thôn đô thị trong sự nghiệp phát triển nông thôn. Tạp chí Xã hội học số 4/1997. Tr. 15-19. • Lomnitz, L. 1977. Networks and Marginality: Life in a Mexican Shantytown. New York: Academic Press. • Massey, D., J. Arango, G. Hugo, Ali Kouaouci, A. Pellegrino, J. E.Taylor. 1993. Theories of International Migration: a review and appraisal. Population and Development Review 19(3): 431-464. • Mullan, B. 1989. The impact of social networks on the occupational status of migrants. International Migration 27(1): 69-85. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Vai trò của mạng l−ới xã hội trong quá trình di c− 24 • Speare, A.., S. Goldstein, and W. H. Frey. 1975. Residential Mobility, Migration and Metropolitan Change. Cambridge: Ballinger, Massachussetts. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvai_tro_cua_mang_luoi_xa_hoi_trong_qua_trinh_di_cu.pdf
Tài liệu liên quan