Phân giun có khả năng loại trừ những độc tố,
nấm và vi khuẩn có hại trong đất giúp cây trồng
phát triển nhanh, tránh được một số bệnh về rễ như
hoại tử rễ, nấm mốc rễ, thối rễ. Trong phân giun còn
chứa rất nhiều kén giun, khi gặp môi trường thuận
lợi, kén nở thành giun con. Giun con phát triển tiếp
tục nhiệm vụ của mình, đào hang ăn đất và những vi
khuẩn, nấm mốc trong đất. Qua hệ tiêu hóa của giun
vi khuẩn gây hại và nấm mốc bị tiêu diệt. Chất thải
của giun tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát triển
thành những vi khuẩn chiếm ưu thế trong đất. Ngoài
ra, phân giun còn giúp cân bằng pH đất. Phân giun
có pH trung tính khi bón vào đất nó có khả năng cân
bằng pH của đất theo hai cách khác nhau: lượng
phân bón ban đầu có vai trò làm tăng hoặc giảm pH
đất trong thời gian ngắn tùy thuộc vào pH đất trước
khi bón phân; thế hệ giun con nở từ kén giun tiếp tục
ăn đất, thải phân đưa nồng độ pH đất về ngưỡng
trung tính trong thời gian tiếp theo [3].
5 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của giun đốt (Annelida) trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 233
VAÁN ÑEÀ TRAO ÑOÅI
VAI TRÒ CỦA GIUN ĐỐT (Annelida) TRONG NÔNG NGHIỆP,
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP
ROLE OF SEGMENTED WORMS (Annelida) IN AGRICULTURAL,
AQUACULTURAL AND FORESTRY
Trương Thị Bích Hồng1
Ngày nhận bài: 19/8/2 013; Ngày phản biện thông qua: 26/12/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014
TÓM TẮT
Giun đốt là một ngành lớn gồm các loài động vật có cơ thể phân đốt, trong đó giun đất, giun nước, đỉa được biết đến
nhiều nhất. Hầu hết các loài thuộc ngành giun đốt sống tự do trong đất ẩm hoặc nền đáy của các thủy vực. Giun đốt mở đầu
cho hướng tiến hóa mới bao gồm cả ngành chân khớp và thân mềm có quan hệ họ hàng với nó [1]. Do đó, ngành giun đốt
có ý nghĩa rất quan trọng trong hệ thống tiến hóa của động vật không xương sống. Trên thực tế, ngành giun đốt không chỉ
có ý nghĩa về mặt phân loại học mà chúng còn có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau: là thức ăn ưa thích cho
động vật thủy sản và gia cầm; bột giun được sử dụng làm thức ăn công nghiệp cho chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản;
giun giúp cải tạo đất nông nghiệp – lâm nghiệp, nền đáy ao nuôi trồng thủy sản; phân giun làm phân bón cho cây trồng.
Từ khóa: giun đốt, thức ăn, phân bón
ABSTRACT
The Annelida are a large phylum of segmented worms, including earthworms, aquatic worms, leeches are the best
known. Most Annelids are free-living in soil or sediment of waters. Annelida phylum start new evolutionary direction
including both Mullusca phylum and Anthropod phylum kinship with it [1]. Therefore, Annelida phylum is very important in
the evolutionary of the invertebrate. In fact, Annelida phylum is not only signifi cant taxonomic they also have a lot of effect
in the different areas: Live worms are used as feed for aquatic animals and poultry; powdered worms is used for industrial
food processing for livestock, poultry and aquatic animals; worms help improve the agricultural soil, forest soil, pond
bottom; worm feces is used as fertilizer for crops.
Keywords: Annelida, food, fertilizer
1 ThS. Trương Thị Bích Hồng: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang
I. MỞ ĐẦU
Trong phát triển nông – lâm – ngư nghiệp
người dân thường chú ý rất nhiều tới vấn đề thức
ăn và phân bón vì chi phí cho thức ăn cũng như
phân bón chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản xuất.
Đồng thời việc chọn được loại thức ăn, phân bón
phù hợp với đối tượng nuôi trồng sẽ giúp cho đối
tượng nuôi trồng sinh trưởng và phát triển tốt, đem
lại hiệu quả kinh tế cao. Sau một thời gian dài thử
nghiệm, người dân đã phát hiện giun đốt không chỉ
là nguồn thức ăn ưa thích và có giá trị dinh dưỡng
cao cho cả động vật trên cạn và ở dưới nước, mà
chúng còn có tác dụng cải tạo đất làm đất tơi xốp
giúp cho cây trồng phát triển tốt. Thêm vào đó,
phân giun còn có tác dụng kích thích sự tăng trưởng
của cây trồng trên cạn, cung cấp dinh dưỡng cho vi
tảo ở các thủy vực nuôi trồng thủy sản phát triển.
Chính con giun đã góp phần đem lại những vụ mùa
bội thu cho chủ trang trại phát triển kinh tế theo mô
hình VAC (vườn - ao - chuồng). Giun chưa qua chế
biến được sử dụng làm thức ăn trực tiếp cho các
loài động vật thủy sinh ăn đáy như baba, rùa, lươn,
tôm, cá chình và các loài gia cầm trong vườn như
gà, vịt. Bột giun có thể thay thế một phần bột cá
trong sản xuất thức ăn công nghiệp cho gia súc,
gia cầm và thủy sản. Phân của giun không chỉ có
tác dụng giữ nước mà còn cung cấp khoáng chất,
một số vi sinh vật có hoạt tính cao như: nấm mốc,
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
234 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
vi khuẩn cố định đạm tự do (Azotobacter), vi khuẩn
phân giải lân, phân giải celluose và chất xúc tác sinh
học giúp cây trồng phát triển tốt. Tập tính đào hang
để ẩn nấp của giun đốt đã giúp cho đất được tơi
xốp. Bài tổng quan này nhằm cung cấp cho độc giả
những thông tin cơ bản nhất về vai trò của giun đốt
trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp.
II. NỘI DUNG
1. Giun đốt có tác dụng làm thức ăn
1.1. Giun đốt làm thức ăn cho gia súc, gia cầm
Giun là loại thức ăn giàu đạm, chất lượng cao
để nuôi gia súc, gia cầm. Trước khi nghề nuôi giun
phát triển, người nông dân đã biết giun đất là thức
ăn khoái khẩu của gà, vịt. Do đó, nông dân thường
bắt giun ngoài tự nhiên cho gia cầm ăn. Khi sử dụng
giun đất làm thức ăn gia cầm lớn nhanh, ít bị bệnh
đồng thời giảm được chi phí về thức ăn [3]. Thành
phần dinh dưỡng của giun đốt rất cao, protein thô
của giun đất chiếm từ 68-70%, tương đương với
hàm lượng protein trong bột cá thường dùng để sản
xuất thức ăn chăn nuôi gia súc và gia cầm. Đặc biệt,
trong thành phần vi lượng của bột giun còn có các
chất kích thích sinh trưởng tự nhiên mà trong bột
cá không có. Thêm vào đó, giun đất còn chứa 8%
acid glutamic là một loại acid kích thích vật nuôi ăn
khỏe, chóng lớn [12]. Do đó, ngành công nghiệp sản
xuất thức ăn gia súc, gia cầm đã và đang hướng
tới việc thay thế bột cá bằng bột giun để giảm giá
thành sản xuất, tạo sự khác biệt với các loại thức ăn
thông thường, nâng cao khả năng cạnh tranh của
sản phẩm trên thị trường.
Giun đất chứa kháng thể tự nhiên, giúp vật
nuôi chóng lớn ít mắc bệnh. Khi nghiên cứu thành
phần các chất có trong giun đất, các nhà khoa học
phát hiện ra giun đất có chứa chất lumbrifebrin, chất
làm mát cơ thể. Bổ sung bột giun vào trong thức
ăn đồng nghĩa với việc cung cấp chất lumbrifebrin
cho gia súc gia cầm giúp chúng nhanh lớn. Thêm
vào đó, thành phần vi lượng trong thịt giun có tác
dụng kháng histamin, chính các chất này hạn chế
được bệnh cúm gia cầm ở gia cầm. Hiệp hội nuôi
gà ở Mỹ cho rằng, nuôi gà bằng thức ăn có giun
tươi thì gà thường khỏe mạnh và hầu như không
bị bệnh cúm, trong khi nuôi gà bằng thức ăn công
nghiệp không có giun tươi, tỷ lệ gà mắc bệnh cúm
gia cầm khoảng từ 16-40% [12]. Đặc biệt, giun đất
chứa hàm lượng cao axid linoleic, cùng các khoáng
chất chống oxy hóa selen giúp đối tượng ăn chúng
tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng [14].
1.2. Giun đốt làm thức ăn cho giáp xác bố mẹ
Lớp giun nhiều tơ (Polychaeta) sống chủ yếu
ở biển, là thức ăn ưa thích của các loài động vật
ăn đáy đặc biệt là giáp xác bố mẹ. Chúng có kích
thước bé, đường kính được tính bằng milimet, dài
khoảng vài centimet nhưng cũng có loài có cơ thể
dài tới 3 mét (Eunice viridis). Bao ngoài biểu mô của
giun nhiều tơ có tầng cuticun mỏng, không có lớp vỏ
cứng nên chúng là thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thụ.
Đặc biệt, trong thành phần vi chất của giun nhiều tơ
có chất xúc tác có tác dụng kích thích sự phát triển
của tuyến sinh dục, giúp cá thể bố mẹ thành thục tốt
và tăng sức sinh sản. Với công thức thức ăn 50%
mực + 25% ốc ký cư + 25% giun nhiều tơ, tôm có
khả năng sinh sản tốt nhất. Sức sinh sản tuyệt đối
là 262600 trứng/cá thể mẹ. Trong khi đó cho tôm
ăn 100% mực tươi sức sinh sản tuyệt đối chỉ đạt
158600 trứng/cá thể mẹ, cho tôm ăn 50% mực tươi
+ 50% ốc ký cư sức sinh sản tuyệt đối cũng chỉ đạt
250.700 trứng/ cá thể mẹ [10]. Điều này chứng tỏ,
giun nhiều tơ không chỉ là thức ăn giàu đạm giúp đối
tượng nuôi sinh trưởng tốt mà còn là nguồn thức ăn
có chứa các chất xúc tác giúp cá thể trưởng thành
nhanh chóng thành thục sinh dục và nâng cao sức
sinh sản [10].
1.3. Giun đốt làm thức ăn cho cá bột, cá cảnh và
động vật ăn đáy
Giun ít tơ (Olygochacta) lớp giun sống chủ yếu
ở nền đáy các thủy vực nước ngọt không chỉ là thức
ăn lý tưởng của đối tượng ăn đáy mà chúng còn đáp
ứng tốt tiêu chuẩn của việc lựa chọn vật ăn mồi sống
trong sản xuất giống đó là: tính sẵn có, dễ tiêu hóa,
có hàm lượng dinh dưỡng cao, kích cỡ phù hợp với
con giống mới sản xuất ra [2]. Một số loài giun ít
tơ như trùn chỉ (Limnodrilus hoffmeisteri) sinh sống
với mật độ cao ở cống rãnh nước thải, ao nuôi cá
[1]. Chúng có khả năng sinh sống và phát triển với
mật độ cao ở những nơi có hàm lượng hữu cơ cao.
Hình 1. Loài trùn chỉ (Limnodrilus hoffmeisteri)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 235
Người dân có thể thu gom với khối lượng lớn trùn
chỉ ở đáy ao, sông, cống nước thải để cung cấp
cho trại sản xuất cá giống và cửa hàng bán thức
ăn cho cá cảnh. Cơ thể của giun không có vỏ kitin
bao bọc chỉ có biểu mô tạo thành tầng cuticun bao
ngoài. Tầng cuticun là một lớp cơ mỏng trong suốt,
có thể nhìn thấy nội quan bên trong cơ thể. Do đó,
giun ít tơ trở thành thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thụ.
Con giống mới sản xuất ra có hệ enzyme tiêu hóa
thức ăn chưa hoàn thiện cũng có thể tiêu hóa được
giun ít tơ. Do giun ít tơ có hàm lượng dinh dưỡng
cao, trùn chỉ (Tubifex tubifex) có 41% protein, 20,9%
lipit, 1,3% chất thô, 6,7% chất khô [15], [16]. Đặc
biệt, giun ít tơ có kích thước bé, đường kính cơ thể
không quá vài ba milimét, do đó chúng không chỉ là
con mồi phù hợp với cỡ miệng của hầu hết các loại
động vật ăn đáy mà còn là con mồi thích hợp cỡ
miệng của rất nhiều con non của đối tượng sản xuất
giống nước ngọt như cua đồng, cá chạch bùn, cá trê
phú quốc, cá lăng nha, cá ngát [4], [5], [7], [8], [12].
2. Giun đốt góp phần cải tạo nền đáy thủy vực và
gây màu nước ao nuôi
2.1. Cải tạo nền đáy thủy vực
Bùn đáy tích tụ nhiều năm ở các thủy vực
thường chứa nhiều mầm bệnh như virus, vi khuẩn,
ký sinh trùng. Chúng thường là tác nhân gây hại cho
các loài động vật sống đáy, ký sinh trùng có thể gây
bệnh lở loét làm vật chủ chậm lớn hoặc chết. Bùn
đáy sẽ được phân hủy nhờ hệ vi sinh vật, các tác
nhân gây bệnh cũng chết đi một cách tự nhiên theo
thời gian. Tuy nhiên, để quá trình phân hủy chất hữu
cơ nền đáy diễn ra tự nhiên mất rất nhiều thời gian
và thường chậm hơn rất nhiều so với việc sử dụng
giun để cải tạo nền đáy. Bùn thải có thể được phân
tách và phân hủy nhanh hơn khoảng 3 lần bởi giun
so với quá trình bình thường. Bởi vì, giun có sức
tiêu hóa lớn. Một tấn giun có thể phân hủy được
70-80 tấn rác hữu cơ, hoặc 50 tấn gia súc trong
một quý [6]. Thêm vào đó, trong quá trình ăn bùn
đáy, giun ăn và tiêu diệt luôn cả các tác nhân gây
bệnh có trong bùn. Phân của chúng là môi trường
tốt cho các loại vi sinh vật hữu ích phát triển. Vì
vậy, giun không chỉ góp phần cải tạo nhanh chất đáy
mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt
mầm bệnh gây hại cho đối tượng thủy sản sống ở
nền đáy.
2.2. Phân giun có tác dụng gây màu nước và ổn
định tảo trong ao nuôi trồng thủy sản
Khi bón phân giun xuống ao mới được cải tạo
nó không chỉ cung cấp chất hữu cơ, khoáng và vi
lượng mà còn có tác dụng làm cân bằng pH nền đáy
và pH nước. Các chất khoáng, vi lượng, đặc biệt là
một số hocmon sinh trưởng (acid Indol Acetic) có
trong phân giun dễ hòa tan trong nước góp phần
kích thích tảo phát triển, tạo màu nước cho ao nuôi.
Thêm vào đó, trong phân giun chứa phần lớn hợp
chất hữu cơ, chúng có tác dụng cung cấp chất dinh
dưỡng cho tảo phát triển ổn định. Đặc biệt, phân
giun có pH trung tính nên nó góp phần làm cân bằng
pH nền đáy, đưa pH nền đáy về gần ngưỡng trung
tính. Ngoài tác dụng trực tiếp như gây màu nước,
giúp tảo phát triển ổn đinh, cân bằng pH nền đáy
phân giun còn góp phần ổn định pH nước trong ao
nuôi. Vì tảo trong ao nuôi phát triển ổn định là yếu tố
quan trọng nhất giúp cho pH nước ổn định.
3. Giun đốt góp phần cải tạo nền đất nông nghiệp
và lâm nghiệp
3.1. Giun đốt góp phần hình thành và cải tạo chất
lượng nền đất bề mặt
Giun đốt có tập tính đào hang và sống trong nền
đất. Chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình
hình thành và cung cấp chất dinh dưỡng cho đất.
Giun đất rất sợ ánh sáng nên chúng đào hang dưới
đất để sống. Hang của giun nhỏ hẹp, đường kính
của hang chỉ bằng đường kính cắt ngang của cơ thể
chúng, nhưng rất nhiều ngõ ngách và ăn sâu vào
trong lòng đất. Chính những hang giun đào ngang
dọc, chằng chịt ở khắp lớp đất trên bề mặt đã làm
cho đất thoáng khí hơn, tơi xốp hơn. Dựa vào đặc
tính sinh học này của giun đất, con người đã cải tạo
những vùng đất khô cằn, nghèo chất dinh dưỡng
bằng cách thả nuôi giun trước khi canh tác. Trước
khi trồng cây người dân đào rất nhiều hố nhỏ trên
thửa đất khô căn, tiếp đến họ thả vào mỗi hố vài
chục con giun, rồi dùng đất mùn, hay phân bò hoai,
phân rác lấp miệng hố lại. Ban đầu giun ăn lớp đất
mùn được cung cấp, sau đó chúng đào hang kiếm
mồi theo tập tính của nó. Nhờ tập tính này của giun,
thửa đất khô cằn, chai sạn được thoáng khí, trở lên
tơi xốp hơn [9].
Xác của giun cung cấp một lượng lớn chất đạm
và khoáng chất cho đất. Cơ thể của giun đất chiếm
khoảng 80-85% nước, chất khô chiếm khoảng 15-20%.
Hàm lượng dinh dưỡng cao, phần trăm các chất
tính theo trọng lượng khô: protein 68-70%, lipid
7-8%, chất đường 12-14%, tro 11-12% [4]. Do đó,
khi chết đi giun được vi khuẩn phân hủy, thành phần
đạm và khoáng chất trong cơ thể của chúng góp
phần bổ sung chất hữu cơ và tăng độ phì nhiêu của
đất. Chính điều này đã làm thay đổi chất lượng đất
và tạo ra sự khác biệt giữa vùng đất có giun sinh
sống và vùng đất không có giun sinh sống. Giun đất
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
236 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
là một trong những sinh vật quan trọng nhất trên
trái đất. Chúng là nhóm sinh vật chiếm ưu thế trong
những vùng đất giàu dinh dưỡng trên thế giới [18].
3.2. Giun đốt góp phần phân hủy thảm mục của
rừng làm cho đất tơi xốp
Thảm mục là lớp vật dụng và xác cây chết ở
trạng thái bán phân hủy phủ trên bề mặt đất rừng.
Thảm mục có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lâm
sinh: là nguồn dự trữ chất khoáng và đạm cần thiết
cho cây rừng; làm tăng sự hấp thụ nước mưa, hạn
chế dòng chảy bề mặt; là nơi hoạt động tích cực
của nhóm sinh vật phân hủy đặc biệt là giun đốt và
vi sinh vật. Đất là một trong những yếu tố quan trọng
nhất trong đời sống của rừng: tính chất của đất ảnh
hưởng tới chất lượng kỹ thuật gỗ; đất còn là nơi sinh
trưởng của nhiều loài sinh vật và động vật nguyên
sinh, trong đó đáng chú ý nhất là giun đất [9].
Giun đất đóng vai trò quan trọng trong việc cải
tạo nền đất cũng như phân hủy thảm mục. Trong 1
ha đất rừng có hàng tấn giun đất. Chúng nuốt lượng
lớn đất và thảm mục qua đường tiêu hóa, nguồn
thức ăn có trong đất như vi khuẩn và các vi sinh
vật khác được tiêu hóa và hấp thụ để nuôi cơ thể,
phần còn lại chúng thải ra ngoài. Bằng cách này,
giun đốt đã biến thảm mục của rừng thành lớp đất
màu mỡ trên bề mặt. Thêm vào đó, phân giun có kết
cấu viên, giàu đạm và khoáng chất nên vùng đất có
nhiều giun sẽ giúp cho cây sinh trưởng tốt [9], [17].
Nhờ giun đất mà thảm mục được phân giải thành
đất mùn, từ đó cây mầm dễ dàng tiếp xúc với đất,
phát triển và sinh trưởng bình thường. Do đó, khi
nhóm sinh vật đất như giun đốt kém phát triển gây
ảnh hưởng rất xấu tới sự phát triển của rừng: đất
nghèo chất dinh dưỡng, cây rừng phát triển chậm,
chất lượng gỗ kém; thảm mục không phân hủy hết
lớp vật dụng ngăn cản sự tái sinh rừng, ngăn cản sự
trao đổi nhiệt độ của đất và không khí [9].
4. Phân của giun đốt có tác dụng kích thích cây
tăng trưởng và cải tạo chất lượng đất
4.1. Phân giun có tác dụng cải tạo chất lượng đất
Phân giun là một trong những loại phân hữu
cơ giàu dinh dưỡng nhất mà con người từng biết
đến [11]. Nó chứa một số vi sinh vật có hoạt tính cao
như vi khuẩn, là chất xúc tác sinh học. Thêm vào
đó, trong thành phần của phân giun còn chứa nhiều
chất khoáng chất như Nitrat, Photpho, Magne, Kali,
Nitơ. Đồng thời, phân giun là các hạt viên hình khối
bền vững có khả năng hấp thụ và giữ nước tốt,
chống được xói mòn nên nó giúp đất luôn màu mỡ
[3], [6], [11].
Phân giun có khả năng loại trừ những độc tố,
nấm và vi khuẩn có hại trong đất giúp cây trồng
phát triển nhanh, tránh được một số bệnh về rễ như
hoại tử rễ, nấm mốc rễ, thối rễ. Trong phân giun còn
chứa rất nhiều kén giun, khi gặp môi trường thuận
lợi, kén nở thành giun con. Giun con phát triển tiếp
tục nhiệm vụ của mình, đào hang ăn đất và những vi
khuẩn, nấm mốc trong đất. Qua hệ tiêu hóa của giun
vi khuẩn gây hại và nấm mốc bị tiêu diệt. Chất thải
của giun tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát triển
thành những vi khuẩn chiếm ưu thế trong đất. Ngoài
ra, phân giun còn giúp cân bằng pH đất. Phân giun
có pH trung tính khi bón vào đất nó có khả năng cân
bằng pH của đất theo hai cách khác nhau: lượng
phân bón ban đầu có vai trò làm tăng hoặc giảm pH
đất trong thời gian ngắn tùy thuộc vào pH đất trước
khi bón phân; thế hệ giun con nở từ kén giun tiếp tục
ăn đất, thải phân đưa nồng độ pH đất về ngưỡng
trung tính trong thời gian tiếp theo [3].
4.2. Phân giun có tác dụng kích thích cây tăng trưởng
Phân giun là các hạt kết viên bền vững có cấu
trúc hình khối, có một hỗn hợp cân bằng giữa chất
đất sét và mùn hữu cơ cũng như nước. Vì vậy, lớp
đất có nhiều phân giun không chỉ thoáng khí, dẫn
nước tốt mà còn có tác dụng cải thiện sự phát triển
rễ cây. Đất tơi xốt giúp rễ cây dễ dàng ăn sâu vào
lòng đất, lấy được nhiều chất dinh dưỡng, từ đó cây
phát triển nhanh hơn [14].
Trong phân giun có chứa rất nhiều khoáng chất và
một số acid hữu ích giúp cây tăng trưởng nhanh như:
Hình 2. Kén giun
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 237
Acid humic - là acid hữu cơ được cấu tạo bởi nhiều
thành phần hóa học, có khối lượng phân tử lớn
(50% cacbon, 40% oxy, 5% hyro, 3% nito, còn lại
là lân, lưu huỳnh và các nguyên tố khác. Acid này
có rất nhiều trong phân giun nó kích thích sự phát
triển của hệ rễ cây trồng giúp cây trồng hấp thụ dinh
dưỡng tốt, từ đó cây sinh trưởng phát triển nhanh
hơn [17]. Đặc biệt, trong phân giun có chứa acid In-
dol Acetic - là một trong những hocmon sinh trưởng
tự nhiên. Nó kích thích mô sinh trưởng hoạt động
như mô phần sinh chồi, khối sơ khởi của lá, lá non
đang lớn, kích thích sự phát triển của rễ cây. Từ
đó, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho
năng suất cao hơn [14].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Thái Trần Bái, 2005. Động vật học không xương sống, NXB Giáo dục.
2. Bộ Thủy sản Việt Nam, 2002. Cẩm nang sản xuất và sử dụng thức ăn sống để nuôi thủy sản.
3. Việt Chương, 2010. Nuôi trùn, giòi cho gia cầm, gia súc. NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
4. Trần Ngọc Hải và CTV, 2011. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ngát (Plotosus
canius Hamilton 1882) giai đoạn giống. Tạp chí Khoa học. Đại học Cần Thơ: 18b 254-261.
5. Đặng Khánh Hồng, 2011. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá trê suối
ở đảo Phú Quốc. Đề tài khoa học. Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Kiên Giang.
6. Nguyễn Lân Hùng, 2006. Một số đặc điểm của giun đất. NXB Nông nghiệp.
7. Trần Duy Khoa và CTV, 2011. Nghiên cứu sinh sản và ương cua đồng (Somanniathelphusa germaini). Tạp chí Khoa học.
Đại học Cần Thơ, 17a: 70-76.
8. Ngô Văn Ngọc và CTV, 2009. Xác định thời điểm thay thế trùn chỉ bằng thịt cá trong giai đoạn ương cá Lăng Nha (Mystus
wyckioides) giai đoạn từ 3 đến 15 ngày tuổi. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp. Trường Đại học Nông Lâm
Tp. HCM số 02/2009.
9. Nguyễn Văn Thêm, 2008. Rừng và môi trường. Bài giảng dành cho sinh viên ngành công nghệ môi trường. Trường Đại học
Bình Dương.
10. Nguyễn Văn Tuyến, 2012. Kỹ thuật nuôi trùn quế. NXB Thanh niên.
11. Nguyễn Việt Vĩnh, 2012. Nghề nuôi giun quế trong chuỗi sản xuất nông nghiệp sạch. Tạp chí Thương mại Thủy sản: 14-17.
12. Nguyễn Thanh Vũ, 2005. Ảnh hưởng của nhóm kích thước và các loại thức ăn khác nhau đến khả năng sinh sản tôm sú thế
hệ F1 từ ao đìa.
13. VASAFEED, 2008. Tuyển tập một số loài cá nuôi phổ biến hiện nay.
Tiếng Anh
14. Blakemore, 2002. Plant hormones and worm casts or vermicomposts.
15. Dr. Endang Dewi Masithah, 2010. The effect of medium with different C: N ration to the growth of Tubifex.
16. Kustiawan Tri Pursetyo, Woro Hastuti Satyantini and A. Shofy Mubarak, 2011. The effect of remanuring dry chicken manure
in Tubifex Tubifex population.
17.
18.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_1_2014_39_truong_thi_bich_hong_0703_2024530.pdf