Vai trò của giảng viên tâm lý học trong dạy học theo học chế tín chỉ

Phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học tạo cho họ thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, có kỹ năng giải quyết vấn đề Trong dạy học theo học chế tín chỉ, giảng viên nói chung, giảng viên tâm lý học nói riêng phải thực hiện vai trò trụ cột, quyết định mọi hoạt động dạy – học ở trên lớp và các vai trò khác như: Vai trò cố vấn cho quá trình học tập của sinh viên, vai trò của người tham gia vào quá trình dạy học, vai trò của một nhà nghiên cứu. Phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ đặt ra yêu cầu giảng viên cần phải thay đổi nội dung, phương pháp dạy học, thay đổi phương thức kiểm tra và đánh giá sinh viên.

pdf4 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của giảng viên tâm lý học trong dạy học theo học chế tín chỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trịnh Thị Thuận Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 51 - 54 51 VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN TÂM LÝ HỌC TRONG DẠY HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Trịnh Thị Thuận* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học tạo cho họ thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, có kỹ năng giải quyết vấn đề Trong dạy học theo học chế tín chỉ, giảng viên nói chung, giảng viên tâm lý học nói riêng phải thực hiện vai trò trụ cột, quyết định mọi hoạt động dạy – học ở trên lớp và các vai trò khác như: Vai trò cố vấn cho quá trình học tập của sinh viên, vai trò của người tham gia vào quá trình dạy học, vai trò của một nhà nghiên cứu. Phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ đặt ra yêu cầu giảng viên cần phải thay đổi nội dung, phương pháp dạy học, thay đổi phương thức kiểm tra và đánh giá sinh viên. Từ khóa: Giảng viên tâm lý học, học chế tín chỉ, vai trò trụ cột, vai trò cố vấn, vai trò dạy học, vai trò nhà nghiên cứu. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, yêu cầu về chuyên môn của lực lượng lao động, đặc biệt là lao động sư phạm thay đổi rất nhanh. Bất cứ kiến thức và kỹ năng cụ thể nào mà sinh viên đạt được trong trường đại học cũng đều có thể nhanh chóng trở nên lạc hậu. Do đó trách nhiệm của giảng viên là phải dạy cho sinh viên "cách học" và trang bị cho sinh viên các "kỹ năng mềm" mà bất cứ môi trường làm việc nào cũng cần như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng nghiên cứu Chính vì thế, việc chuyển đổi sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học là cần thiết, cấp bách và thiết thực. Phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ là phương thức đặt dạy học ở đại học vào đúng với bản chất của nó. Nó đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học tạo cho họ thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, có kỹ năng giải quyết vấn đề, tự chủ động thời gian hoàn thành một môn học, một chương trình đào tạo cử nhân. Nó khắc phục được việc học lệch, học tủ dẫn đến quay cóp trong thi cử. * Tâm lý học được coi là môn nghiệp vụ trong đào tạo giáo viên và một số ngành học có đối tượng tác nghiệp là con người. Ngay từ khi được đưa vào giảng dạy ở các trường đào tạo * ĐT: 0978732499; Email: trinhthuan.tlgd@gmail.com cán bộ của Việt Nam thì Tâm lý học được dạy trước hết trong trường sư phạm. Tri thức tâm lý học không thể thiếu trong việc giúp con người định hình, duy trì, cân bằng những cảm xúc trong cuộc sống, đặc biệt là trong giáo dục. Đối với sinh viên sư phạm luôn phải làm việc trong môi trường giao tiếp giữa con người với con người, tri thức tâm lý học tạo cơ hội tuyệt vời để họ thâm nhập vào tất cả mọi nơi, mọi ngõ ngách của cuộc sống và được trải nghiệm, tự khẳng định mình, lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ, mang đến cho cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp những điều tốt đẹp. Trong chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường Đại học Sư phạm, Tâm lý học là môn học có nội dung kiến thức phức tạp, trừu tượng, dàn trải bởi nó được lồng ghép tri thức của Tâm lý học đại cương; Tâm lý học lứa tuổi; Tâm lý học sư phạm. Xuất phát từ những lý do trên đặt ra các vai trò cực kỳ quan trọng của giảng viên dạy tâm lý học là : 1. Vai trò trụ cột, quyết định mọi hoạt động dạy – học ở trên lớp: R. Batliner khẳng định: "Giáo viên là chủ chốt quyết định việc dạy và học có chất lượng" [1] Quá trình dạy học ở đại học là quá trình tương tác giữa hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của sinh viên nhằm đạt tới các nhiệm vụ dạy học ở đại học. Trong quá trình dạy học ở đại học, Trịnh Thị Thuận Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 51 - 54 52 giảng viên là chủ thể của hoạt động dạy, giữ vai trò chủ đạo với chức năng tổ chức, điều khiển, chỉ đạo hoạt động học của sinh viên đảm bảo cho sinh viên thực hiện đầy đủ và có chất lượng cao những yêu cầu đã được quy định phù hợp với mục đích dạy học ở đại học. Vai trò chủ đạo của giảng viên được thực hiện thông qua việc lựa chọn nội dung dạy học, lựa chọn phương pháp và cách thức tổ chức dạy học. Kết quả học tập của sinh viên phụ thuộc vào trình độ, năng lưc và phương pháp giảng dạy của giảng viên. Cách thức sinh viên lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp như thế nào phụ thuộc vào cách thức tổ chức nhận thức của giảng viên. Để thực hiện vai trò này, giảng viên dạy tâm lý học phải là người nắm vững tri thức về các lĩnh vực tâm lý học đại cương, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm, tâm lý học ứng xử và các lĩnh vực khoa học khác có liên quan để quyết định mọi hoạt động dạy – học trên lớp. Trong vai trò này, giảng viên được xem như là nguồn kiến thức duy nhất giúp sinh viên lĩnh hội, phân tích, đánh giá, lựa chọn những tri thức khoa học chuẩn xác, có hệ thống. Đồng thời, giảng viên là người có toàn quyền quyết định dạy cái gì? (nội dung, chương trình dạy học) và dạy như thế nào (phương pháp giảng dạy ). Quan điểm của Hoàng Tuỵ về giáo dục là "Vai trò quyết định đối với chất lượng giáo dục vẫn thuộc về các yếu tố có liên quan trực tiếp tới người thầy" [3]. 2. Để làm tròn sứ mệnh của người giảng viên dạy tâm lý học trong chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ và đáp ứng sự mong đợi của sinh viên, giảng viên phải thực hiện vai trò cố vấn cho quá trình học tập của sinh viên. Với tư cách là cố vấn cho quá trình học tập, khi giảng bài cũng như khi hướng dẫn thảo luận, người dạy phải chọn những vấn đề cốt lõi, quan trọng cho sinh viên. Là cố vấn cho quá trình học tập, người dạy sẽ giúp cho chính mình hiểu được người học, hiểu được những gì họ cần trong quá trình học tập và những gì họ có thể làm được để có thể chuyển giao những nhiệm vụ này cho họ thông qua sự hướng dẫn và giám sát của giảng viên. 3. Vai trò người tham gia vào quá trình dạy học: Trong vai trò này, người dạy hoạt động như là một thành viên tham gia vào quá trình học tập ở trên lớp với các nhóm người học. Khi giảng viên là người tham gia vào quá trình học tập sẽ giúp người học thể hiện rõ hơn những ý định của họ để qua đó họ có thể phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo và những nguồn lực của chính họ để học tốt môn học. Mặt khác, với tư cách là một thành viên tham gia vào các hoạt động học tập ở trên lớp, người dạy ở một mức độ nào đó có điều kiện trở lại vị trí của người học, hiểu và chia sẻ những khó khăn và trách nhiệm học tập với họ nhằm phát huy được vai trò tích cực của người học, từ đó lựa chọn được phương pháp và thủ thuật dạy phù hợp. 4. Vai trò của nhà nghiên cứu: Nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ quan trọng nữa của giảng viên, vì nghiên cứu là cơ sở để giảng dạy. Nghiên cứu và hướng dẫn nghiên cứu là hai công việc mang tính chuyên nghiệp giúp người thầy tìm kiếm, phát hiện bồi dưỡng chuyên môn, năng lực thực hành cho sinh viên, giúp người học rèn luyện tư duy sáng tạo, phương pháp luận khoa học, đặc biệt là hình thành thói quen, niềm say mê nghiên cứu khoa học. Trong thực tế đánh giá của sinh viên về giảng viên, các em chỉ tôn trọng, kính phục những người có bề dày thành tích trong nghiên cứu khoa học. Khi thực hiện vai trò này, giảng viên dạy tâm lý học sẽ hướng sự tham gia tích cực của người học vào những mục tiêu thực tế nhất của giáo dục hiện đại là học gắn với hành. Với tư cách là nhà nghiên cứu, người dạy có thể đóng góp khả năng và kiến thức của mình vào việc tìm hiểu bản chất của quá trình dạy - học ở đại học, tìm ra những cứ liệu làm tường minh những tri thức tâm lý học vốn rất trừu tượng và chưa rõ ràng, xác định những yếu tố tâm lý – xã hội ảnh hưởng đến quá trình dạy – học môn đó. Việc chuyển đổi sang hình thức dạy học theo học chế tín chỉ là sự kiện quan trọng đối với giảng viên dạy tâm lý học, các giảng viên đã xác định rõ và cố gắng thực hiện các vai trò của mình. Tuy nhiên trong quá trình giảng Trịnh Thị Thuận Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 51 - 54 53 dạy, giảng viên gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các vai trò đó. Trải qua sáu khóa (từ K43 đến K47) áp dụng dạy theo tín chỉ chúng tôi có thể xác định những khó khăn cơ bản trong việc thực hiện các vai trò của giảng viên dạy tâm lý như: 1. Áp lực công việc nhiều: Khi áp dụng học chế tín chỉ các giảng viên dạy tâm lý đã phải đóng nhiếu vai trò khác nhau như đã nêu trên. Ngoài ra, giảng viên còn phải mất rất nhiều thời gian cho các công việc như: - Viết đề cương bài giảng, giáo trình - Thiết kế các hoạt động dạy học, xây dựng hệ thống các bài tập cho sinh viên. - Chấm bài kiểm tra, đánh giá và cho điểm sinh viên kịp thời và chính xác. - Cập nhật tư liệu nghiên cứu cho môn học (Tâm lý học vốn là lĩnh vực khoa học phức tạp, trừu tượng, nhiều quan điểm, trường phái khác nhau). - Dành thời gian nhất định để trả lời câu hỏi và giúp đỡ sinh viên khi họ cần giúp đỡ. 2. Thời lượng môn học quá ít, chương trình học nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn: Môn tâm lý học (3 tín chỉ) đã được lồng ghép từ các môn: tâm lý học đại cương, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm (trước đây đã học tới 7 đơn vị học trình) nên nội dung tri thức quá rộng, dàn trải, không sâu. 3. Cách đánh giá kết quả học tập môn tâm lý học chưa phù hợp với hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ (70% kết quả học tập dựa vào bài thi theo ngân hàng đề thi). Xuất phát từ quyền lợi của sinh viên nên khi giảng dạy, giảng viên vẫn phải chú trọng vào những nội dung thi cử. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc thực hiện các vai trò của giảng viên. 4. Sinh viên chưa thích ứng với cách học và phương pháp làm việc trong học tập theo học chế tín chỉ. Phần lớn sinh viên chưa sử dụng có hiệu quả thời gian tự học, chưa tích cực, chủ động, tự giác trong lĩnh hội tri thức. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ tạo ra bước ngoặt quan trọng trong hoạt động dạy – học của giảng viên và sinh viên. Để cho quá trình dạy học theo học chế tín chỉ đạt chất lượng cao chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị: 1. Yêu cầu giảng viên và sinh viên cần phải thay đổi phương pháp dạy và học cho phù hợp với học chế tín chỉ. 2. Cần xây dựng chương trình thực hành một cách cụ thể cho sinh viên, tạo điều kiện để các em xuống trường phổ thông. 3. Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nhằm kích thích tính tích cực, độc lập của sinh viên 4. Sinh viên phải tích cực, tự giác trong tự học, tự nghiên cứu. Nhà trường và các khoa nên tổ chức các hội thảo về phương pháp học tập theo học chế tín chỉ để sinh viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm và tập huấn cho các em về phương pháp tự học. 5. Nhà trường cần có chính sách hợp lý và chế độ đãi ngộ giảng viên dạy theo học chế tín chỉ để họ toàn tâm và say mê cho việc giảng dạy. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. R. Batliner (2002). Sổ tay phương pháp luận dạy học của chương trình hỗ trợ LNXH, Swsscontaet. [2]. Nguyễn Thạc, Phạm Thanh Nghị (2007). Tâm lý học sư phạm đại học. NXB Đại học Sư phạm. [3]. Hoàng Tụy (2005). Người thầy trong nhà trường hiện đại. Trịnh Thị Thuận Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 51 - 54 54 SUMMARY ROLE OF PSYCHOLOGY LECTURER IN CREDIT- BASED SYSTEM Trinh Thi Thuan* College of Education – TNU Training system in credit-based system puts students into the center of teaching process, gives them the habit of self study, discovering knowledge and problem solving skills In credit-based system, psychology lecturer have to make key role, decide all activities in teaching and learning in classroom and have other roles such as: advisory role for learning process of students, the role of the people joined in the process of teaching, researcher role. Training system in credit-based system requires trainers need to change content, teaching methods, change the methods to check for student assessment. Key words: Psychology lecturer, in credit-based system, key role, advisory role, teacher role, researcher role. Phản biện khoa học: TS. Phùng Thị Hằng – Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên * ĐT: 0978732499; Email: trinhthuan.tlgd@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_41477_45248_8520141526910_7335_2048508.pdf
Tài liệu liên quan