Có chính sách khuyến khích đối với các tổ
chức sản xuất áp dụng khoa học công nghệ
cao Tập trung mọi nguồn lực để khai thác
có hiệu quả, bền vững tiềm năng và lợi thế
của cây chè, đưa sản phẩm chè Thái Nguyên
có vị thế cao trên thị trường trong nước và thế
giới. Một số gợi ý khuyến nghị đối với tỉnh
Thái Nguyên có phương hướng đối với phát
triển sản xuất chè giai đoạn 2010 - 2015, định
hướng đến năm 2020:
+ Hình thành vùng sản xuất chè hàng hóa tập
trung nhằm tạo tính ổn định cho ngành hàng.
+ Phát triển sản xuất chè trên cơ sở đầu tư thâm
canh, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ
trong khâu sản xuất giống, chế biến nhằm tăng
năng suất, chất lượng cho sản phẩm.
+ Khai thác, phát huy nội lực, tận dụng tối đa
ngoại lực để đưa sản phẩm tiếp cận những thị
trường khó tính như Nhật Bản, châu Âu
+ Phát triển sản xuất đi đôi với mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm khuyến khích các
hình thức liên kết kinh tế trong sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm, liên kết giữa các thành
phần kinh tế trong và ngoài tỉnh.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của doanh nghiệp trong tổ chức lại sản xuất ngành chè tỉnh Thái Nguyên, tầm nhìn 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Lan Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 55 - 59
55
VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT NGÀNH
CHÈ TỈNH THÁI NGUYÊN, TẦM NHÌN 2020
Nguyễn Thị Lan Anh*, Đỗ Thùy Ninh
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thái Nguyên là tỉnh có diện tích trồng chè lớn thứ hai của Việt Nam (sau tỉnh Lâm Đồng) [1]. Cây
Chè Thái Nguyên có nhiều ưu thế do được thiên nhiên, thổ nhưỡng ưu đãi, người dân địa phương
có nhiều kinh nghiệm trong trồng, chăm sóc hay sơ chế chè; đã có một số thương hiệu chè đặc sản
Tân Cương, La Bằng, Trại Cài Tuy nhiên, ngành chè của tỉnh Thái Nguyên qua nhiều phân tích
(2008-2013) được đánh giá chưa phát huy được tiềm năng lợi thế sẵn có. Tập trung một số nguyên
nhân:(i) Chưa có vùng nguyên liệu đủ lớn để đáp ứng cho các nhà máy chế biến công suất lớn hình
thành;(ii) Kỹ thuật canh tác/ thu hái/ sơ chế chè phụ thuộc thói quen tập quán;(iii) Mức độ ứng
dụng tiến bộ Khoa học - Kỹ thuật chưa cao. Thông qua bài viết này, nhóm tác giả muốn phân tích
vai trò, sứ mệnh của doanh nghiệp trong hình thành và tạo động lực cho tổ chức lại sản xuất ngành
chè tỉnh Thái Nguyên với mục tiêu quy hoạch sản xuất, thúc đẩy phát triển, tạo dòng sản phẩm
chất lượng cao, tăng giá trị gia tăng cho các tác nhân ngành chè.
Từ khóa: Doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngành chè, tỉnh Thái Nguyên, liên kết “bốn
nhà”, chuỗi giá trị, giá trị gia tăng
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Chè Thái Nguyên đang bộc lộ nhiều bất cập ở
ba công đoạn trồng, chế biến và tiêu thụ. Diện
tích dành cho khai thác chè chủ yếu do tư
nhân sở hữu nhỏ, manh mún (chiếm 70% tổng
diện tích trồng chè của cả tỉnh), khó triển khai
áp dụng tiến bộ kỹ thuật và không kiểm soát
được quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn sản
xuất sạch/ an toàn thực phẩmVietGAP,
UTZ,... dẫn đến chất lượng không đồng đều.
Doanh nghiệp sẽ là tác nhân quan trọng nhất
trong chuỗi ngành chè có thể đảm nhận được
yêu cầu này. Doanh nghiệp đầu tư công nghệ,
giống, tập huấn kỹ thuật cho nhóm tác nhân
đầu vào của ngành (nông dân, HTX, nông
trường trồng chè); Doanh nghiệp đầu tư hạ
tầng, công nghệ chế biến đáp ứng nhu cầu đa
dạng về sản phẩm của thị trường; Doanh
nghiệp tìm kiếm thị trường phân phối tiêu thụ
sản phẩm, định hướng nhu cầu thị trường
hoặc tư vấn lại cho nông dân để đưa ra những
sản phẩm thị trường cần.
Số lượng doanh nghiệp DNNVV ngành chè
Thái Nguyên
Theo thống kê của Sở kế hoạch & Đầu tư
Tỉnh hiện nay loại hình doanh nghiệp nhỏ và
vừa chiếm 100% trên địa bàn [2][3].
* Tel:
Trong số nhữngDN sản xuất, chế biến chè ở
Thái Nguyên hiện nay chỉ rất ít DN sản xuất
sử dụng nguyên liệu đầu vào búp lá chè tươi,
số DN còn lại chủ yếu thu mua chè sơ chế
trong dân rồi chế biến lại, đóng gói và đưa
tiêu thụ.
Năng lực tài chính và nguồn vốn của các
DNNVV ngành chè Thái Nguyên
Vốn không chỉ là một yếu tố đầu vào quan
trọng đối với các DN sản xuất mà còn đề cập
tới sự tham gia của vốn trong DN, trong cả
quá trình sản xuất kinh doanh liên tục trong
suốt thời gian tồn tại của DN.
Lao động trong các DNNVV ngành chè
Thái Nguyên
Xác định người lao động là yếu tố cốt lõi tạo
nên thành công, nâng cao hiệu quả trong sản
xuất, kinh doanh, những năm gần đây, nhiều
DN chè đã chú trọng việc cải thiện môi
trường làm việc, thu hút được lực lượng lao
động tham gia vào quá trình sản xuất, đóng
gói và chế biến chè.
Từ bảng trên, ta thấy cơ cấu lao động trong
DNNN và công ty TNHH chiếm tỷ lệ nhiều
nhất, đây là cơ sở để tăng được số lượng sản
phẩm chè thành phẩm cung cấp kịp thời cho thị
trường nội địa và xuất khẩu. Các lao động tham
gia trực tiếp trong quá trình sản xuất là người
dân địa phương.
Nguyễn Thị Lan Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 55 - 59
56
Biểu đồ 1: Số lượng DNVVN ngành chè Thái Nguyên từ năm 2008-2013
(Nguồn: Sở kế hoạch - Đầu tư Thái Nguyên)
Biểu đồ 2: Tỷ trọng vốn sản xuất kinh doanh của DNVVN ngành chè Thái Nguyên năm 2013
(Nguồn: Sở KH-ĐT Thái Nguyên)
Bảng 1: Lao động trong sản xuất kinh doanh của DNNVV ngành chè Thái Nguyên năm 2013
STT Loại hình doanh nghiệp
Lực lượng lao động
Số lượng (người) Cơ cấu (%)
1. Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) 946 45,26
2. Công ty cổ phần (CTCP) 285 13,63
3. Công ty TNHH 610 29,19
4. Doanh nghiệp tư nhân 182 8,71
5. DN có vốn đầu tư nước ngoài 67 3,21
Tổng 2090 100
(Nguồn: Sở KH-ĐT Thái Nguyên và tính toán của tác giả)
Bảng 2: Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả đạt được do phát triển sản xuất chè
ở Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2012
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Tổng sản lượng chè (búp tươi) Tấn 145.710 161.322 185.000
2 Giá trị hàng hóa của chè Tr. đồng 2.267.115 2.689.322 2.945.658
3 Giá trị hàng hóa xuất khẩu USD 9.943.000 10.484.000 11.890.000
4 Giá trị sản lượng chè/ 1 ha TrĐ/ha 107 120 134
5 Thu nhập bình quân của người trồng chè 1000 đ 1.790 1.820 1.890
6 Tạo thêm việc làm cho người lđ mới Người 657 733 890
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012)
Nguyễn Thị Lan Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 55 - 59
57
VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG SẢN
XUẤT, CHẾ BIẾN CHÈ TỈNH THÁI NGUYÊN
Khả năng đóng góp của các doanh nghiệp
ngành chè Thái Nguyên
Hiệu quả kinh doanh các sản phẩm từ chè
được thể hiện qua các chỉ tiêu: giá trị tổng sản
lượng, giá trị hàng hóa, giá trị xuất khẩu, thu
nhập bình quân của người trồng chè được
thể hiện ở trong bảng 2.
Ngoài các chỉ tiêu đã được lượng hóa như
trên ta còn có thể thấy phát triển sản xuất chè
có tác động to lớn đến việc nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người dân, giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo và
bảo vệ môi trường sinh thái.
Doanh nghiệp giữ vai trò kết nối các tác
nhân trong chuỗi giá trị ngành chè
Kết quả điều tra cho thấy, về hình thức cấu
trúc tổ chức liên kết có có 34,88% doanh
nghiệp chè Thái Nguyên áp dụng hình thức
hạt nhân trung tâm, xung quanh hạt nhân đó
có các nhà khoa học, nhà nước, doanh nghiệp
và nông dân, hỗ trợ hoạt động đan xen cùng
nhau giúp đỡ đảm bảo cho chuỗi giá trị chè
được tạo ra với chất lượng sản phẩm tốt nhất
và sự đồng đều.
Ưu điểm của hình thức đa thành phần là sự
phối hợp đồng bộ giữa các bên nên có thêm
sức mạnh tổng hợp để có bước đột phá trên
các lĩnh vực như chuyển giao khoa học kỹ
thuật nuôi trồng do có sự tham gia trực tiếp
của nhà khoa học, quản lý thu mua sản phẩm
và hỗ trợ các chính sách ưu đãi do có sự quan
tâm quản lý của nhà nước.
Nhược điểm của hình thức đa thành phần là
sự phức tạp trong công tác quản lý phối hợp
giữa các thành phần tham gia và khả năng nhân
rộng, kéo dài rất hạn chế.
Việc thực hiện mối liên kết này vẫn còn tồn
tại khá nhiều khó khăn như: tình trạng người
trồng chè tự sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè
trong khi có nhiều doanh nghiệp, nhà máy sản
xuất chè không có vùng nguyên liệu riêng
phải thu mua thông qua các cơ sở thu gom
dẫn đến việc chênh lệch giá; nhiều nhà máy
chỉ sản xuất đạt 60-70% công suất vì thiếu
nguyên liệu, trong khi đó có một số lượng lớn
người nông dân phải tự tìm thị trường tiêu
thụ; một số trường hợp các ban ngành địa
phương còn lúng túng, chưa có chế tài phù
hợp để hỗ trợ giải quyết tranh chấp giữa
doanh nghiệp và người nông dân.
Tăng giá trị sản phẩm
Doanh nghiệp tận dụng những lợi thế có kỹ
thuật, công nghệ, vốn, hạ tầng,...tạo ra những
sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.
Các doanh nghiệp liên kết với nhau sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đồng bộ
nhóm ngành hàng hỗ trợ lẫn nhau. Sức cạnh
tranh phụ thuộc vào việc các doanh nghiệp sử
dụng những tài sản hiện có của mình và có
được phương thức tiếp cận với những nguồn
mới hiệu quả như thế nào thông qua hợp tác
với các bạn hàng liên quan khác. Vấn đề hợp
tác ngành nghề trong từng lĩnh vực ngành
hàng sẽ trở thành một nhân tố quan trọng cho
việc tăng giá trị cho sản phẩm.
Doanh nghiệp có điều kiện và khả năng
thích ứng nhanh nhạy với thị trường nên
đầu tư bài bản và chuyên nghiệp vào kỹ
thuật công nghệ
Đầu tư kỹ thuật công nghệ trong ngành chè
thường có thời gian thu hồi vốn đầu tư dài
hơn các ngành khác, bởi chè là loại cây công
nghiệp dài ngày, chu trình sinh trưởng khá
lâu, nên chu kỳ hoạt động kinh tế kéo dài.
Thông thường đầu tư cho chè phải trải qua
các giai đoạn phát triển sinh học, nên từ khi
trồng đến khi bắt đầu được thu hái phải mất
thời gian 3 năm, và thời gian kinh doanh có
thể từ 30 đến 50 năm. Cho nên, vốn đầu tư
phải phân bổ trong khoảng thời gian kéo dài và
theo thời vụ của cây chè. Thêm vào đó, hiệu
quả thu hoạch cây chè trong những năm đầu
kinh doanh là rất thấp, hiệu quả chỉ được tăng
dần trong thời gian sau. Do đó, thời gian để
hoàn đủ vốn đầu tư xây dựng cơ bản là khá lâu.
Nguyễn Thị Lan Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 55 - 59
58
Đầu tư cho ngành chè diễn ra trong một địa
bàn không gian rộng lớn, trên các vùng đồi
trung du, miền núi. Điều này làm tăng tính
phức tạp trong quản lý và điều hành các công
việc để khai thác đầu tư có kết quả
Đầu tư ngành chè đòi hỏi phải có hệ thống hạ
tầng cơ sở tối thiểu như các viện nghiên cứu,
các trung tâm khảo nghiệm, hệ thống thuỷ lợi,
mạng lưới giao thông, hệ thống điện tương
thích, các phương tiện thiết bị phù hợp... Đây
là điều kiện chưa được quan tâm thích đáng
trong vùng chè. Trong khi đó, các khu công
nghiệp chế biến có điều kiện hạ tầng phát
triển hơn lại xây dựng xa vùng nguyên liệu,
gây tốn kém về chuyên chở và làm giảm chất
lượng chè thành phẩm; vì chè búp tươi hái về
phải chế biến ngay, nếu chậm sẽ làm giảm
mạnh chất lượng chè nguyên liệu và chè
thành phẩm.
Đầu tư các vườn chè, phần lớn giao cho các
hộ gia đình quản lý chăm sóc. Khâu chăm sóc
đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nhưng thường các hộ
nông dân không đủ vốn, vì thế các cơ sở sản
xuất kinh doanh thường phải đầu tư loại vốn
này, ứng trước vật tư kỹ thuật cho người
trồng; và khả năng thu hồi nguồn vốn này là
rất khó khăn.
Trong hoạt động đầu tư ngành chè cần chú
trọng đầu tư nâng cao chất lượng hàng hoá và
đầu tư phát triển thị trường, kể cả thị trường
trong nước và thị trường nước ngoài; bởi
phần lớn sản lượng chè của nước ta (70 -
80%) là dành cho xuất khẩu - một thị trường
cạnh tranh khắc nghiệt. Để phát triển thị
trường, các doanh nghiệp cần chú trọng công
tác marketing, để tìm hiểu hướng thị trường,
đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong và
ngoài nước.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Mục tiêu của ngành chè Thái Nguyên là cần
xây dựng một chuỗi giá trị ngành hàng theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển
bền vững, thay vì chỉ chú trọng đến những
tăng trưởng về lượng. Do vậy, cần quan tâm
và khuyến khích sự hình thành, phát triển của
các mô hình tổ chức sản xuất mới nhằm xây
dựng những quan hệ sản xuất mới, mở đường
cho sự phát triển của lực lượng sản xuất trong
nông nghiệp, đặc biệt là mô hình “bốn nhà”.
Trong ba yếu tố đầu vào cơ bản của sản xuất
nông nghiệp (ruộng đất, lao động, vốn) thì
ruộng đất vẫn là yếu tố quyết định. Việc qui
hoạch tạo vùng sản xuất nông nghiệp hàng
hóa lớn, qui mô sản xuất nông trại lớn, có
chính sách tích tụ ruộng đất, hạ tầng, quản trị
nông nghiệp,khác hẳn các vùng sản xuất
nông hộ qui mô nhỏ. Có thể bắt đầu bằng các
sản phẩm có chuỗi giá trị xuất khẩu mạnh như
thủy sản, cà phê, cao su.
Cần nghiên cứu và có chính sách hình thành,
hỗ trợ phát triển các hợp tác xã sản xuất nông
nghiệp chứ không chỉ là hợp tác xã dịch vụ,
và cần tách riêng hai loại hình hợp tác xã này.
Có chính sách đảm bảo hình thành các hiệp
hội các chủ nông trại qui mô nhỏ, lớn, thậm
chí một vùng, quốc gia, đảm bảo để hiệp hội
các chủ nông trại tổ chức nông dân theo
ngành nghề, bảo vệ sản xuất, đàm phán với
doanh nghiệp.
Có chính sách khuyến khích đối với các tổ
chức sản xuất áp dụng khoa học công nghệ
caoTập trung mọi nguồn lực để khai thác
có hiệu quả, bền vững tiềm năng và lợi thế
của cây chè, đưa sản phẩm chè Thái Nguyên
có vị thế cao trên thị trường trong nước và thế
giới. Một số gợi ý khuyến nghị đối với tỉnh
Thái Nguyên có phương hướng đối với phát
triển sản xuất chè giai đoạn 2010 - 2015, định
hướng đến năm 2020:
+ Hình thành vùng sản xuất chè hàng hóa tập
trung nhằm tạo tính ổn định cho ngành hàng.
+ Phát triển sản xuất chè trên cơ sở đầu tư thâm
canh, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ
trong khâu sản xuất giống, chế biến nhằm tăng
năng suất, chất lượng cho sản phẩm.
+ Khai thác, phát huy nội lực, tận dụng tối đa
ngoại lực để đưa sản phẩm tiếp cận những thị
trường khó tính như Nhật Bản, châu Âu
+ Phát triển sản xuất đi đôi với mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm khuyến khích các
hình thức liên kết kinh tế trong sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm, liên kết giữa các thành
phần kinh tế trong và ngoài tỉnh.
Nguyễn Thị Lan Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 55 - 59
59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diện tích chè Thái Nguyên là 18.600 ha; diện
tích chè Lâm Đồng là 25.000 ha; Diện tích chè của
cả nước trên 70.000 ha.
2. Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên (2013), Đánh
giá hiện trạng cây chè
3. Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày
30/6/2009 của Chính phủ
4. PGS.TS Trương Đình Chiến (2012), Quản trị
Marketing, Nhà xuất bản kinh tế quốc dân
5. Phillip Kotler (2012), Quản trị Marketing, Nhà
xuất bản Thống kê, Hà Nội
6. Nguyễn Hải Sản (2007), Quản trị doanh
nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, T.P Hồ Chí Minh
7. Michael Poter, Chuỗi giá trị và lợi thế cạnh
tranh, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội
8. PGS.TS Ngô Kim Thanh (2011), Giáo trình
Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Đại học kinh tế
quốc dân, Hà Nội.
SUMMARY
ROLE OF CORPORATE REORGANIZATION
IN MANUFACTURING SECTOR TEA THAI NGUYEN, VISION 2020
Nguyen Thi Lan Anh*, Do Thuy Ninh
College of Economics and Business Administration - TNU
Thai Nguyen tea growing area of Vietnam's second largest (after Lam Dong) [1]. Thai Nguyen tea
tree has many advantages due to natural soil incentive locals have a lot of experience in planting,
tending or primary processing of tea; had some specialty tea brand Xinjiang, La Bang ... Camp Set.
However, Thai Nguyen tea industry through statistics analysis (2008-2013) is assessed not to
promote the availability of potential advantages. Is due to several reasons: (i) do not focus so no
material area large enough to accommodate the high-capacity processing plant form; (ii) technical
practices, tending, processing of tea for farmers harvest; (iii) scientific and technical progress in the
tea-growing region from planting, care to provide for the processing market. Through this article, the
authors wanted to analyze business and create incentives for organizations the production of Thai
Nguyen tea industry with the goal of production planning, promoting, creating high-quality product
line, increase the value added to the tea industry agents.
Keywords: enterprise, small and medium enterprises, the tea industry, Thai Nguyen, the "four"
links,value added.
Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:03/9/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014
Phản biện khoa học: TS. Trần Quang Huy – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN
* Tel:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_cua_doanh_nghiep_trong_to_chuc_lai_san_xuat_nganh_ch.pdf