Từ các kết quả khảo sát thành phần hóa học, thành phần khoáng của clinker và
diatomite, ảnh hưởng của diatomite (nguyên khai và hoạt hóa) đến chất lượng xi măng
PCB, chúng tôi nêu ra một số kết luận sau:
(i) Clinker Long Thọ có thành phần khoáng chủ yếu là C3S, hàm lượng CaOtd
trong clinker rất cao. Việc sử dụng phụ gia hoạt tính đối với xi măng PCB Long Thọ là
một vấn đề tất yếu nhằm ổn định về chất lượng đặc biệt là tính ổn định thể tích của xi
măng.
(ii) Diatomite Phú Yên là loại phụ gia có độ hoạt tính rất mạnh, phù hợp làm phụ
gia hoạt tính cho xi măng. Không cần phải hoạt hóa vì độ hoạt tính của diatomite
nguyên khai tương đương với khi hoạt hóa nhiệt.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của diatomite phú yên trong sản xuất xi măng porland trên cơ sở Clinker Long Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(38).2010
60
VAI TRÒ CỦA DIATOMITE PHÚ YÊN TRONG SẢN XUẤT XI MĂNG
PORLAND TRÊN CƠ SỞ CLINKER LONG THỌ
THE ROLE OF PHU YEN’S DIATOMITE IN PORTLAND CEMENT
PRODUCTION BASED ON THE LONGTHO’S CLINKER
Phạm Cẩm Nam
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
Trần Ngọc Tuyền, Trần Thanh Tuấn
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
TÓM TẮT
Nhằm mục đích đa dạng hóa việc ứng dụng nguồn diatomite tại Việt Nam, diatomite
Phú Yên được nghiên cứu để sử dụng trong công nghiệp sản xuất xi măng thông qua việc
đánh giá các tính chất quan trọng của nó. Trong bài báo này, diatomite Phú Yên được xem như
một phụ gia puzzolan tiềm năng với độ hoạt tính tính theo độ hút vôi là 173 (mgCaO/1g
diatomite). Ảnh hưởng của nhiệt độ hoạt hoá (đến 800
0
C) lên hoạt tính của diatomite là không
đáng kể. Hàm lượng diatomite Phú Yên có thể sử dụng đến 30% (khối lượng) trên nền clinker
Long Thọ mà mẫu xi măng nhận được vẫn đảm bảo các tính chất của xi măng PCB30. Tuy nhiên,
cân đối giữa yếu tố kỹ thuật và kinh tế, có thể sử dụng 5% diatomite nguyên khai phối trộn với
phụ gia đá vôi Long Thọ để tổng hàm lượng phụ gia đến 20% mà vẫn đảm bảo yêu cầu của
TCVN 6260:1997, điều này có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất cũng như trong kinh doanh.
ABSTRACT
In order to disersify the use of diatomite in Vietnam, Phu-Yen’s diatomite has been
studied for the production of Porland cement industry by evaluating its important characterictics.
In this paper, Phu-Yen’s diatomite is defined as a potential pozzolana, whose activate property is
173 mgCaO/1g diatomite. The effect of activated temperature (up to 800
0
C) on Phu-Yen’s
diatomite is proved to be insignificant. The quantitative amount of Phu-Yen diatomite can be used
up to 30% (in wt.) on the basis of the clinker at Long-Tho Company, but the obtained cement
samples are still being qualified as a criteria for PCB30 cement. However, based on the balance
of the technical and economical factors, we discover that the mixture of 5% of diatomite combined
with the calcarerous stone of Long Tho (up to 20% in wt.) can be used for this purpose.
1. Giới thiệu
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu sử dụng puzzolan trong công nghiệp
sản xuất xi măng và bê tông càng trở nên cấp thiết bởi nhu cầu phát triển của ngành xây
dựng và ngành vật liệu xây dựng.[1-6] Puzzolan bao gồm các nguyên liệu tự nhiên như
đá tuffs, tro xỉ núi lửa, zeolite, diatomite Sử dụng puzzolan trong lĩnh vực sản xuất xi
măng, là một đòi hỏi kỹ thuật nhằm các mục đích [7] (i) Loại trừ CaO lượng tự do (dư
thừa) sinh ra trong quá trình sản xuất hoặc thủy hóa của xi măng, hạn chế hiện tượng
tỏa nhiệt làm tăng thể tích gây nứt vỡ công trình, đặc biệt là các công trình thủy. (ii) Để
thúc đẩy quá trình thành tạo các chất kết dính, lấp đầy các lỗ rỗng và mao mạch trong
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(38).2010
61
bê tông, hạn chế các quá trình xâm nhập và ăn mòn cốt thép của các ion Cl−, SO4
2−
,
làm tăng độ bền nước, độ bền sulfat của sản phẩm. (iii) Và đặc biệt, song song với các
mục đích kỹ thuật, sử dụng puzzolan trong sản xuất xi măng còn cho phép nâng cao
hiệu quả kinh tế của nhà máy sản xuất xi măng nhờ vào việc pha trộn trực tiếp vào
clinker với hàm lượng từ 15- 40% mà không cần trải qua quá trình nung luyện.
Mỏ quặng diatomite tại huyện Tuy An, Phú Yên với trữ lượng dự báo hơn 60
triệu tấn là loại quặng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp trong đó
có ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Diatomite là một chất cách nhiệt hiệu quả bởi vì có
thể làm việc ở nhiệt độ cao (đến 10000C) và có tính dẫn nhiệt thấp, khối lượng riêng
nhỏ, độ xốp cao[3] Bên cạnh việc sản xuất các loại gạch nhẹ cách nhiệt chịu nhiệt,
diatomite còn được nghiên cứu sử dụng sản xuất các sản phẩm vật liệu nhẹ cách âm,
cách nhiệt dùng trong xây dựng như gạch block nhẹ, panel nhẹ, các loại vật liệu chống
nóng. Khả năng ứng dụng của diatomite Phú Yên vào sản xuất vật liệu nhẹ, xi măng đã
được đề ra nhưng vẫn chưa có một cách hệ thống. Nhằm để khai thác và ứng dụng hiệu
quả nguồn nguyên liệu này trong các lĩnh vực khác nhau, trong bài báo này chúng tôi sẽ
tập trung đề cập vai trò làm phụ gia hoạt tính của diatomite Phú Yên cho sản xuất xi
măng PCB trên cơ sở nguồn clinker sản xuất tại Nhà máy Xi măng Long Thọ.
2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nguyên liệu
Các mẫu clinker được lấy ngẫu nhiên trên 05 lô clinker của Nhà máy Xi măng
Long Thọ (mỗi lô 200 tấn). Thạch cao được lấy ở 28 vị trí khác nhau từ lô thạch cao
dự trữ của nhà máy xi măng Long Thọ. Clinker và thạch cao lần lượt được cho qua kẹp
hàm rồi nghiền mịn bằng máy nghiền bi thí nghiệm cho đến khi độ mịn đạt yêu cầu, sau
đó đóng bao bảo quản để sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu. Mẫu diatomite được
đặt mua tại Công ty Cổ phần Khoáng sản Phú Yên với số lượng 60 kg.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thành phần hóa học của clinker và diatomite được xác định theo các phương
pháp trong TCVN 141:1998 [8,9] và phương pháp XRF.[6] Xác định độ hoạt tính của
diatomite theo TCVN 3753-82 [8,9]. Quá trình phân tích hóa học được thực hiện tại
phòng thí nghiệm của nhà máy xi măng Long Thọ; phòng thí nghiệm thuộc Khoa hóa
Trường Đại học Khoa học Huế và Trung tâm PTPLHHXKNK miền Trung.
Thành phần khoáng của clinker, diatomite được xác định bằng XRD và DTA tại
Khoa Hóa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Việc xác định các tính chất cơ lý của clinker, xi măng được tiến hành tại phòng
thí nghiệm của nhà máy xi măng Long Thọ, bao gồm cường độ nén xi măng, thời gian
đông kết và độ ổn định thể tích, độ nghiền mịn (R008) xác định theo các TCVN.
Để xử lý số liệu thực nghiệm, phương pháp thống kê bao gồm phân tích phương
sai (ANOVA) và xét tương quan giữa các yếu tố khảo sát được áp dụng.[10]
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(38).2010
62
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Khảo sát chất lượng clinker Long Thọ
Bảng 1 cho thấy hàm lượng bốn oxide quan trọng nhất bao gồm CaO, Al2O3,
SiO2 và Fe2O3 trong clinker Long Thọ đều nằm trong giới hạn cho phép của TCVN
7024:2002.
Error! Bookmark not defined.[6] Tuy nhiên hàm lượng CaOtd trong clinker dao động
trong khoảng 4.7% ÷ 5.0%, vượt quá giới hạn cho phép của TCVN 7024:2002 [8], điều
này hoàn toàn tự nhiên khi nung luyện clinker theo công nghệ lò đứng với quá trình
kiểm soát chưa hoàn toàn tự động hóa kết quả là các phản ứng tạo khoáng không thể
xảy ra triệt để.
Áp dụng phương pháp ANOVA một chiều,[10] kết quả thu được cho thấy ở mức
ý nghĩa P = 0. 05 các kết quả trung bình đối với CaO, SiO2, MgO và CaOtd đều giống
nhau về mặt thống kê. Do Ftính< F (P=0.05; fA=4; fPP=10) = 3.48 [10] có nghĩa là chất
lượng của các mẫu clinker lấy tại thời điểm khác nhau là như nhau.
Bảng 1. Thành phần hóa học của các mẫu clinker Long Thọ
Thành
phần (%)
TCVN
7024:2002
Đại lượng
(a)
Mẫu clinker
C1 C2 C3 C4 C5
CaO 58 – 67
TB 61. 9 62. 9 63. 3 62. 8 61. 6
s 0.5 0.8 0.7 0.6 0.3
SiO2 18 – 26
TB 21.5 20.5 20.7 20.5 21.0
s 0.5 0.3 0.4 0.4 0.5
Al2O3 3 - 8
TB 5.9 5.1 5.3 5.4 5.2
s 0.1 0.1 0.1 0.2 0.2
Fe2O3 2-5
TB 4.7 4.9 4.8 4.6 4.7
s 0.2 0.2 0.1 0.1 0.2
MgO ≤5
TB 2.5 2.5 2.6 2.5 2.6
s 0.1 0.2 0.1 0.1 0.1
SO3 -
TB 0.8 0.5 0.5 0.5 0.5
s 0.1 0.1 0.1 0.1 0.0
CaOtd ≤1,5
TB 4.8 4.7 5.0 4.9 4.8
s 0.3 0.2 0.2 0.2 0.2
MKN ≤1,5
TB 1.6 1.3 1.5 1.5 1.4
s 0.1 0.1 0.2 0.1 0.1
Trong đó: TB, s là giá trị trung bình (n=3) và độ lệch chuẩn của các mẫu clinker
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(38).2010
63
Faculty of Chemistry, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Cl-1 (Clinker)
00-049-0442 (*) - Calcium Silicate - Ca3SiO5 - Monoclinic - a 12.20850 - b 7.09430 - c 9.30710 - alpha 90.000 - beta 116.158 - gamma 90.000 - Base-centered
File: TuyenHue CL-1(Clinker).raw - Start: 4.905 ° - End: 69.932 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 0.3 s - Anode: Cu - WL1: 1.5406 - Creation: 3/11/2008 1:11:37 PM
Li
n
(C
ou
nt
s)
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
2-Theta - Scale
10 20 30 40 50 60 70
d=
3.
04
1
d=
2.
78
4
d=
2.
61
4
d=
1.
63
3
d=
2.
18
2
d=
1.
77
0
Hình 1. Giản đồ XRD của mẫu clinker C3 xi măng Long Thọ
Kết quả phân tích bằng phương pháp XRD cho mẫu clinker Long Thọ được
(mẫu C3) được ghi trên Hình 1. Rõ ràng rằng thành phần pha tinh thể chủ yếu của
clinker Long Thọ là khoáng 3CaO.SiO2 (C3S), khoáng có vai trò quan trọng nhất trong
clinker, quyết định chủ yếu đến cường độ và thời gian đông kết của xi măng. Sự hiện
diện chủ yếu của khoáng này chứng nhận chất lượng của clinker Long Thọ. Ngoài ra
còn xuất hiện vô số các peak nhiễu xạ có cường độ rất bé (< 5 cps) trên XRD chứng tỏ
có một lượng khá lớn pha vô định hình trong clinker Long Thọ. Các peak đặc trưng cho
các khoáng C2S, C3A, C4AF không xuất hiện trên giản đồ, điều này có thể khẳng định
các khoáng C2S, C3A, C4AF tồn tại dưới dạng vô định hình hoặc ở dạng vi tinh thể.
3.2. Các tính chất cơ lý của clinker xi măng Long Thọ gốc
Hỗn hợp clinker và thạch cao, chưa có mặt phụ gia được gọi là xi măng gốc hay
xi măng Porland (PC). Các mẫu clinker C1, C2, C3, C4, C5 được nghiền và trộn chung
với 3% thạch cao trong máy nghiền thí nghiệm, độ mịn được khống chế vào khoảng 4 ÷
6% để tạo ra 5 mẫu xi măng gốc được ký hiệu từ PC1 đến PC5. Tiến hành xác định các
chỉ tiêu cơ lý của các mẫu xi măng gốc bao gồm: cường độ chịu nén R3 và R28 theo
TCVN 6016:1995; và thời gian đông kết cũng như độ ổn định thể tích được xác định
theo TCVN 6017:1995. Kết quả được trình bày ở Bảng 2.
- Chỉ tiêu thời gian bắt đầu đông kết của mẫu xi măng gốc dao động trong
khoảng 102÷120 phút, thời gian kết thúc đông kết trong khoảng 167 ÷ 177 phút và giá
trị R28 trong khoảng 39.1 ÷ 41. 6 N/mm
2
đạt yêu cầu đối với PC30 theo TCVN
6260:1997.
- Độ ổn định thể tích của các mẫu xi măng gốc dao động trong khoảng 23.8 ÷
27.0 mm, vượt quá giới hạn cho phép của TCVN 6260:1997 nguyên nhân được giải
thích là do ảnh hưởng hàm lượng vôi tự do cao trong clinker Long Thọ.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(38).2010
64
Bảng 2. Kết quả xác định các chỉ tiêu cơ lý của mẫu xi măng gốc
Chỉ tiêu Đơn vị
Đại
lượng
Mẫu XM gốc
PC1 PC2 PC3 PC4 PC5
R3 N/mm
2
TB
a
21.4 22.2 21.5 21.7 20.6
s
a
0.3 0.5 0.3 0.2 0.2
R28 N/mm
2
TB 39.1 41.4 40.4 41.6 40.1
s 1.0 0.9 1.1 1.0 1.0
Thời gian bắt đầu
đông kết
Phút
TB 116 114 110 106 105
s 4 4 3 4 3
Thời gian kết thúc
đông kết
Phút
TB 174 172 172 175 167
s 4 3 3 3 4
Độ ổn định thể tích mm
TB 25.1 25.6 25.5 25.9 26.1
s 0.4 0.5 0.6 0.7 0.5
Độ mịn %
TB 5.0 4.5 4.5 5.5 5.0
s 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0
SO3 %
TB 1.8 1.9 1.8 1.9 1.8
s 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1
aTB, s là giá trị trung bình (n=3) và độ lệch chuẩn của các chỉ tiêu cơ lý
Mặt khác, để xem các mẫu xi măng gốc được tạo ra từ các mẫu clinker có tính
chất cơ lý ổn định hay không, chúng tôi áp dụng phương pháp phân tích phương sai
ANOVA một chiều [10] kết quả tính ghi trong Bảng 3 (chỉ tính toán với chỉ tiêu R28,
thời gian kết thúc đông kết và độ ổn định thể tích), thu được tỷ số Ftính (chỉ tiêu R28, thời
gian kết thúc đông kết và độ ổn định thể tích) đều bé hơn giá trị F(P=0.05; fA=4; fPP=10)
= 3.48 [8] nên ở mức ý nghĩa P=0.05, chỉ tiêu R28, thời gian kết thúc đông kết và độ ổn
định thể tích của các mẫu xi măng gốc không khác nhau.
3.3. Diatomite Phú Yên
Gần đây công trình nghiên cứu của chúng tôi đã xác định đánh giá nguồn
nguyên liệu Phú Yên bằng các phương pháp FT-IR, XRD và DTA và SEM [4] xác nhận
rằng thành phần khoáng của diatomite Phú Yên là SiO2.nH2O với cấu trúc xốp hình ống
trụ. Thành phần hóa học chủ yếu là SiO2, dao động trong khoảng 72.9 ÷ 73.2%, chứng
tỏ rằng độ hoạt tính của diatomite được quyết định bởi lượng SiO2 vô định hình. Mặt
khác, hàm lượng các thành phần có hại trong diatomite như MgO, SO3 rất thấp phù hợp
với yêu cầu kỹ thuật phụ gia puzzolan (<1%). Độ hoạt tính của diatomite thuộc loại rất
mạnh, trung bình 173 mgCaO/g (theo TCVN 3735-82). Chỉ tiêu này cho thấy diatomite
phù hợp làm phụ gia hoạt tính trong xi măng.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(38).2010
65
3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung và thời gian nung đến độ hoạt tính của diatomite
Từ kết quả nghiên cứu XRD[4] cho diatomite Phú Yên cho thấy thành phần chủ
yếu của diatomite nguyên khai là SiO2 vô định hình với độ hoạt tính cao. Tuy nhiên kết
quả từ giản đồ DTA[4] cho thấy quá trình nung diatomite có xảy ra các biến đổi hóa học
ở các nhiệt độ 103 và 536oC ứng với các peak thu nhiệt. Để xác định sự ảnh hưởng của
nhiệt độ đến độ hoạt tính của diatomite chúng tôi tiến hành nghiên cứu xác định độ hoạt
tính của diatomite Phú Yên tại các nhiệt độ 500, 600, 700 và 800oC với thời gian nung
1, 2 và 3 giờ, kết quả được ghi trên Bảng 3.
Bảng 3. Độ hoạt tính trung bình của các mẫu diatomite có xử lý nhiệt
Thời gian nung
(giờ)
Đại lượng
Độ hoạt tính (mg CaO/g diatomite)
D5 D6 D7 D8
1
TB 179 184 157 144
S 1 2 5 3
2
TB 175 192 178 123
S 1 1 2 1
3
TB 178 185 179 119
s 1 1 1 3
D5, D6, D7 và D8 ký hiệu các mẫu nung ở các nhiệt độ 500, 600, 700, và 800oC.
Áp dụng phương pháp phân tích phương sai ANOVA hai chiều trên các số liệu ở
Bảng 3 cho thấy rằng việc xử lý nhiệt không ảnh hưởng lớn đến độ hoạt tính của
diatomite Phú Yên; Ví dụ mẫu diatomite nguyên khai D1 có độ hoạt tính là 173
mgCaO/g diatomite và mẫu D6 khoảng 187 mg CaO/g diatomite. Như vậy trong sản
xuất chúng ta có thể đưa trực tiếp diatomite vào quá trình nghiền xi măng. Mặt khác
mẫu D6 có độ hoạt tính tăng cao nhất, nguyên nhân theo chúng tôi là do ở nhiệt độ
600
oC đã xảy ra quá trình mất nước hóa học hoàn toàn của SiO2.nH2O và sự mất nước
cấu trúc của khoáng kaolinite có trong diatomite tạo thành metakaolinite. Mẫu D8 có độ
hoạt tính thấp nhất là do bắt đầu xuất hiện các mầm tinh thể mulite sơ cấp, làm giảm
hàm lượng SiO2 và Al2O3 hoạt tính kết quả là độ hoạt tính của nó giảm đáng kể.
3.5. Ảnh hưởng của hàm lượng diatomite nguyên khai đến chất lượng xi măng PCB
Các kết quả khảo sát cho thấy diatomite nguyên khai có độ hoạt tính mạnh (173
mgCaO/g) đạt yêu cầu làm phụ gia hoạt tính cho xi măng PCB. Kết quả đánh giá ảnh
hưởng của tỷ lệ diatomite đến chất lượng xi măng PCB bằng cách phối trộn clinker và
3% thạch cao với lần lượt 10, 15, 20, 25 và 30% diatomite tương ứng với các kí hiệu
mẫu D1-10, D1-20, D1-30, D1-40 và D1-50 ghi trên Bảng 4.
- Khi đưa hàm lượng diatomite từ 10 ÷ 30% khối lượng thì tất cả các chỉ tiêu cơ
lý của xi măng PCB có sự thay đổi. Khi đưa diatomite vào tuy có sự suy giảm cường độ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(38).2010
66
nén khi so với mẫu PC5 nhưng không đáng kể tại mẫu 28 ngày tuổi. Đặc biệt khi hàm
lượng diatomite từ 10 ÷ 20%, cường độ chịu nén R28 chỉ giảm 2 N/mm
2. Điều này
chứng tỏ với lượng diatomite trong khoảng này là lượng vừa đủ để có thể phản ứng với
lượng Ca(OH)2 do các khoáng có trong clinker tạo ra khi hydrate hóa.
- Một điều đặc biệt là khi có mặt diatomite trong xi măng PCB Long Thọ sẽ làm
tăng tính ổn định thể tích của xi măng. Đối với mẫu PC5 độ ổn định thể tích không đạt
nhưng các mẫu xi măng có chứa diatomite đều có độ ổn định thể tích đạt yêu cầu khi so
với TCVN 6260:1997. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng đối với xi măng PCB Long
Thọ vì nó không những ảnh hưởng đến chất lượng xi măng mà còn ảnh hưởng đến thời
gian lưu kho của xi măng.
Như vậy các mẫu xi măng PCB có chứa diatomite mẫu đều thỏa mãn các yêu
cầu cần thiết, tuy nhiên mẫu D1-30 có R3 không đạt mặc dù R28 cho kết quả phù hợp.
Bảng 4. Ảnh hưởng của hàm lượng diatomite nguyên khai đến chất lượng xi măng PCB
Chỉ tiêu Đơn vị
TCVN
6260:97
Đại
lượng
Mẫu xi măng PCB
PC5 D1-10
D1-
15
D1-
20
D1-
25
D1-30
R3 N/mm
2
14
TB 20.6 17.5 17.2 16.1 14.2 12.9
s 0.2 0.5 0.2 0.3 0.2 0.1
R28 N/mm
2
30
TB 40.1 38.2 38.6 38.7 36.3 33.9
s 1.0 0.3 0.1 0.2 0.3 0.2
Thời gian
bắt đầu
đông kết
Phút 45
TB 105 110 113 116 126 138
s 3 2 1 1 2 2
Thời gian
kết thúc
đông kết
Phút 600
TB 167 180 184 187 186 193
s 4 2 2 2 2 2
Độ ổn định
thể tích
mm 10
TB 26.1 4.2 2.4 1.6 1.2 1.4
s 0.5 0.6 0.2 0.2 0.2 0.3
Đánh giá so TCVN 6260:1997 đạt đạt đạt đạt không
TB, s là giá trị trung bình (n=3) và độ lệch chuẩn; D1 có nghĩa là mẫu sấy tại 1000C
3.6. Ảnh hưởng của hàm lượng diatomite hoạt hóa đến chất lượng xi măng PCB
Phân tích phương sai ANOVA hai chiều khi đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ
nung và thời gian nung đến độ hoạt tính của diatomite cho kết luận là đối với diatomite
thì không cần hoạt hóa. So sánh với mẫu diatomite hoạt hóa nhiệt ở 600oC lưu 2 giờ có
độ hút vôi 192 mgCaO/g với mẫu diatomite nguyên khai (173 mgCaO/g) theo độ lệch
nhỏ nhất 1 = 22 mgCaO/g thì 2 mẫu này tương đương nhau, nhưng xét về góc độ công
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(38).2010
67
nghệ thì hai mẫu này có thể khác nhau. Để kiểm chứng lại, chúng tôi khảo sát ảnh hưởng
của tỷ lệ diatomite hoạt hóa đến chất lượng xi măng PCB. Mẫu diatomite hoạt hóa được
chọn là mẫu nung ở nhiệt độ 600oC lưu 2 giờ có hoạt tính cao nhất được phối trộn với
clinker và 3% thạch cao với các hàm lượng từ 10 đến 15 đến 30% diatomite hoạt hóa với
bước nhảy 5%. Kết quả các chỉ tiêu cơ lý của xi măng PCB được trình bày ở Bảng 5.
Đánh giá kết quả ghi trên Bảng 5 với TCVN 6260:1997 các mẫu xi măng chứa
từ 10 ÷ 30% diatomite hoạt hóa đều cho kết quả phù hợp với tiêu chuẩn này.
Hình 2 là biểu đồ so sánh ảnh hưởng của hàm lượng diatomite hoạt hóa tại
600
0
C và diatomite nguyên khai đến cường độ chịu nén tại mẫu 28 ngày tuổi của mẫu
xi măng thu được.
Bảng 5. Ảnh hưởng của hàm lượng diatomite hoạt hóa đến chất lượng xi măng PCB
Chỉ tiêu Đơn vị
TCVN
6260:97
Đại
lượng
Mẫu xi măng PCB
PC5
D6-
10
D6-
15
D6-
20
D6-
25
D6-
30
R3 N/mm
2
14
TB 20.6 18.1 16.8 16.2 15.2 14.3
s 0.2 0.8 0.5 0.3 0.6 0.4
R28 N/mm
2
30
TB 40.1 38.6 39.6 39. 4 37. 2 34.9
s 1.0 0.4 0.2 0.3 0.4 0.4
Thời gian
bắt đầu đông
kết
Phút 45
TB 105 110 115 121 129 142
s 3 3 2 3 1 2
Thời gian
kết thúc
đông kết
Phút 600
TB 167 182 184 188 186 194
S 4 3 2 1 2 1
Độ ổn định
thể tích
mm 10
TB 26.1 3.9 2.3 1.5 1.2 1.2
S 0.5 0.6 0.2 0.2 0.2 0.3
Đánh giá so TCVN 6260:1997 đạt đạt đạt đạt đạt
TB, s là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn; D6 có nghĩa là gia nhiệt đến 6000C
30
32
34
36
38
40
42
Hàm lượng diatomite, % khối lượng R
2
8
(
N
/m
m
2
)
Diatomite nguyên khai 38.2 38.6 38.7 36.3 33.9
Diatomite hoạt hóa 38.6 39.6 39.5 37.3 35.9
10 15 20 25 30
Hình 2. Ảnh hưởng của hàm lượng diatomite hoạt hóa và diatomite nguyên
khai
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(38).2010
68
Khi hoạt hóa nhiệt diatomite Phú Yên sẽ có ảnh hưởng tốt đến xi măng PCB, ví
dụ R28 của mẫu chứa 20% diatomite là 39.5 N/mm
2. Tuy nhiên sự tăng cường độ chịu
nén giữa diatomite hoạt hóa và nguyên khai không đáng kể (trung bình 1.0 N/mm2).
Mặt khác, việc hoạt hóa diatomite ở nhiệt độ 600oC trong 2 giờ sẽ làm cho chi phí giá
thành xi măng tăng lên do tiêu tốn nhiệt cho quá trình hoạt hóa.
Mặt khác trong quá trình nghiên cứu thực tế, kết hợp với phụ gia hoạt tính
diatomite với phụ gia đá vôi Long Thọ chúng tôi đã thu được hàm lượng kết hợp sử
dụng 5% diatomite với các tỷ lệ khác nhau của đá vôi Long Thọ và thu được các phối
liệu hợp lý thỏa mãn các yêu cầu của xi măng.[5] Vấn đề này sẽ được trình bày trong
các công trình tiếp theo.
4. Kết luận
Từ các kết quả khảo sát thành phần hóa học, thành phần khoáng của clinker và
diatomite, ảnh hưởng của diatomite (nguyên khai và hoạt hóa) đến chất lượng xi măng
PCB, chúng tôi nêu ra một số kết luận sau:
(i) Clinker Long Thọ có thành phần khoáng chủ yếu là C3S, hàm lượng CaOtd
trong clinker rất cao. Việc sử dụng phụ gia hoạt tính đối với xi măng PCB Long Thọ là
một vấn đề tất yếu nhằm ổn định về chất lượng đặc biệt là tính ổn định thể tích của xi
măng.
(ii) Diatomite Phú Yên là loại phụ gia có độ hoạt tính rất mạnh, phù hợp làm phụ
gia hoạt tính cho xi măng. Không cần phải hoạt hóa vì độ hoạt tính của diatomite
nguyên khai tương đương với khi hoạt hóa nhiệt.
(iii) Có thể tăng hàm lượng diatomite đến 30% mà chất lượng xi măng PCB
Long Thọ vẫn thỏa mãn yêu cầu của TCVN 6260:1997. Mặt khác, khi sử dụng 5%
diatomite nguyên khai phối trộn với phụ gia đá Long Thọ có tổng hàm lượng phụ gia
đến 20% mà vẫn đảm bảo yêu cầu của TCVN 6260:1997, điều này có ý nghĩa trong sản
xuất kinh doanh.
(iv) Cuối cùng, cần thấy rằng chất lượng của xi măng nói chung không chỉ được
đánh giá qua các chỉ tiêu chất lượng như R3, R28, độ ổn định thể tích, mà còn được
đánh giá qua độ bền của các công trình theo thời gian. Vì vậy, việc nghiên cứu đưa phụ
gia hoạt tính vào xi măng PCB là cần thiết góp phần làm tăng chất lượng xi măng từ đó
làm tăng tuổi thọ các công trình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] H. F. W. Taylor, Cement Chemistry, Academic Press, London, 1990.
[2] D. Kastis, G. Kakali, S. Tsivilis, M.G. Stamatakis, “Properties and hydration of
blended cements with calcareous diatomite”, Cement and Concrete Research, 36,
2006, 1821–1826.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(38).2010
69
[3] Phạm Cẩm Nam, “Nghiên cứu vật liệu nhẹ cách nhiệt diatomite”, Tập san khoa
học- Đại học Đà Nẵng; số 05, 1998, 296-300.
[4] Phạm Cẩm Nam,”Kết quả ban đầu về nguyên liệu diatomite Phú yên và các hướng
áp dụng trong công nghiệp sản xuất”, Tập san khoa học- Đại học Đà Nẵng; số 03;
1998; 49-55.
[5] Trần Thanh Tuấn, “Luận văn cao học, ngành hóa vô cơ”, Đại học Huế, 2008.
[6] Trần Thanh Tuấn, Lâm Đại Tú, Võ Đình Vũ, Phạm Cẩm Nam,”Xác định các đặc
tính của nguyên liệu diatomite Phú Yên bằng FT-IR, XRF, XRD kết hợp với
phương pháp tính toán lý thuyết DFT”, Tạp chí Khoa học và Công Nghệ, ĐH Đà
Nẵng,
[7] Kiều Quý Nam, Puzơlan Việt Nam tiềm năng và khả năng sử dụng, Viện Địa chất
học, Hà Nội, 2000.
[8] Bộ Khoa Học Công Nghệ, Trung tâm thông tin tiêu chuẩn đo lường chất lượng,
Tuyển tập các tiêu chuẩn về xi măng, Tập 1, Hà Nội. 2005.
[9] Bộ Xây Dựng, Chỉ dẫn kỹ thuật chọn thành phần bê tông các loại, Nxb Xây Dựng,
Hà Nội, 2000.
[10] Miller J.C, J.N Miller, Statstics for Analytical Chemistry, 2nd Ed, Ellis Horwood
Ltd, Great Britain. 1988.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- congnghhh_288_2687.pdf