Vai trò của các tổ chức định mức tín nhiệm tại các thị trường chứng khoán đang nổi
Bài viết này muốn nêu lên vai trò của tổ chức định mức tín nhiệm ở các thị trường
chứng khoán đang nổi, qua đó cung cấp một khuôn khổ hiểu biết các vấn đề tối quan
trọng về chính sách cần được xem xét trong việc thành lập một tổ chức định mức tín
nhiệm.
Ở các quốc gia đang phát triển, hầu hết các tổ chức định mức tín nhiệm được thành
lập vào những năm 1990. Ngoài ra chỉ có 5 tổ chức định mức tín nhiệm ở các thị
trường chứng khoán phát triển trước 1975 và 4 trong số này ở Mỹ.
Vai trò của các tổ chức định mức tín nhiệm trong các thị trường tài chính
Một tổ chức định mức tín nhiệm chuyên về dịch vụ đưa ra ý kiến về độ tin cậy tín
dụng của người phát hành chứng khoán. Nó là một ý kiến quan trọng về rủi ro tín
dụng, hay là một đánh giá về khả năng của người phát hành thanh toán nợ gốc và lãi
đúng hạn trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đó. Vì vậy, định mức tín
nhiệm phải là một sự đánh giá trước khả năng của người phát hành hoàn trả gốc và
lãi đúng hạn. Bởi vì các công cụ của thị trường tiền tệ là ngắn hạn, nên chúng dễ
đánh giá hơn các loại trái phiếu dài hạn. Định mức tín nhiệm là gồm cả đánh giá định
tính và định lượng về sức mạnh tín dụng của người phát hành. Người phát hành có
thể là các doanh nghiệp, chính quyền địa phương thậm chí là cả một quốc gia trong
trường hợp phát hành nợ của chính phủ. Ngoài các nhân tố về định tính, như là chất
lượng của ban quản trị công ty, các tiêu chuẩn phân tích bao gồm các tỷ số tài chính
chủ yếu như là tỷ lệ sinh lời trên vốn hoặc tài sản, hệ số nợ so với vốn, các hệ số về
tính thanh khoản, thu nhập trên chi phí cố định, dòng tiền so với tổng nợ.
10 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2177 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của các tổ chức định mức tín nhiệm tại các thị trường chứng khoán đang nổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM
TẠI CÁC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNG ĐANG NỔI
Bài viết này muốn nêu lên vai trò của tổ chức định mức tín nhiệm ở các thị trường
chứng khoán đang nổi, qua đó cung cấp một khuôn khổ hiểu biết các vấn đề tối quan
trọng về chính sách cần được xem xét trong việc thành lập một tổ chức định mức tín
nhiệm.
Ở các quốc gia đang phát triển, hầu hết các tổ chức định mức tín nhiệm được thành
lập vào những năm 1990. Ngoài ra chỉ có 5 tổ chức định mức tín nhiệm ở các thị
trường chứng khoán phát triển trước 1975 và 4 trong số này ở Mỹ.
Vai trò của các tổ chức định mức tín nhiệm trong các thị trường tài chính
Một tổ chức định mức tín nhiệm chuyên về dịch vụ đưa ra ý kiến về độ tin cậy tín
dụng của người phát hành chứng khoán. Nó là một ý kiến quan trọng về rủi ro tín
dụng, hay là một đánh giá về khả năng của người phát hành thanh toán nợ gốc và lãi
đúng hạn trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đó. Vì vậy, định mức tín
nhiệm phải là một sự đánh giá trước khả năng của người phát hành hoàn trả gốc và
lãi đúng hạn. Bởi vì các công cụ của thị trường tiền tệ là ngắn hạn, nên chúng dễ
đánh giá hơn các loại trái phiếu dài hạn. Định mức tín nhiệm là gồm cả đánh giá định
tính và định lượng về sức mạnh tín dụng của người phát hành. Người phát hành có
thể là các doanh nghiệp, chính quyền địa phương thậm chí là cả một quốc gia trong
trường hợp phát hành nợ của chính phủ. Ngoài các nhân tố về định tính, như là chất
lượng của ban quản trị công ty, các tiêu chuẩn phân tích bao gồm các tỷ số tài chính
chủ yếu như là tỷ lệ sinh lời trên vốn hoặc tài sản, hệ số nợ so với vốn, các hệ số về
tính thanh khoản, thu nhập trên chi phí cố định, dòng tiền so với tổng nợ.
Một định mức tín nhiệm không phải là một lời khuyên mua hoặc bán một chứng
khoán cụ thể nào đó. Ở nhiều quốc gia, điều này có thể là một lưu ý quan trọng trong
việc xác định trách nhiệm pháp lý của một tổ chức định mức tín nhiệm trong trường
hợp vỡ nợ, hoặc sự chấm dứt của một công ty hoặc các tổ chức khác phát hành
chứng khoán. Để thành công, một tổ chức định mức tín nhiệm phải có các đặc điểm
cơ bản, bao gồm:
tính tin cậy,
tính độc lập,
tính khách quan,
kỷ thuật thành thạo,
có đủ các nguồn lực và khả năng tiếp cận các thông tin tin cậy về người phát
hành chứng khoán.
Định mức được biển hiện dưới hình thức các ký hiệu dễ hiểu được thừa nhận bởi
nhà đầu tư. Ví dụ trái phiếu bình thường được xếp hạng từ AAA (nghĩa là ít bị vỡ nợ
nhất) cho đến D (nghĩa là đã bị vỡ nợ rồi) phụ thuộc vào khả năng của người phát
hành trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Ở Mỹ và các thị trường khác, có một vài khác biệt
về ký hiệu và thang bậc được sử dụng. Nói chung, trái phiếu hạng BBB hoặc cao
hơn hoặc Baa được xem là hạng đầu tư. Trái phiếu được xếp hạng thấp hơn được
xem là đầu cơ có thể không thích hợp cho các tổ chức tài chính trung gian hoặc các
nhà đầu tư tổ chức như ngân hàng, các quỹ đầu tư và các công ty bảo hiểm. Các
định nghĩa và các phương pháp được sử dụng trong xác định mức tín nhiệm quan
trọng cho cả nhà đầu tư lẫn các nhà quản lý. Trong những năm gần đầy, định mức
tín nhiệm trái phiếu đã được sử dụng ngày càng thường xuyên hơn bởi các nhà
quản lý ngân hàng và chứng khoán để quản lý các tiêu chuẩn cẩn trọng hoặc xác
định tính thích hợp đầu tư cho một số loại quỹ đầu tư.
Để trở thành tin cậy và hữu ích cho nhà đầu tư, định mức tín nhiệm phải được xem
là đáng tin cậy và khách quan của các chủ thể tham gia thị trường. Để một định mức
đáng tin cậy, tổ chức định mức tín nhiệm phải có kỹ thuật chuyên nghiệp, đủ nguồn
lực tài chính, tiếp cận các thông tin tài chính tin cậy về người phát hành, và các thủ
tục hoạt động nội bộ đưa đến công tác định mức nhất quán và tin cậy. Nói chung các
thủ tục tương tự đang được thực hiện ở cả các thị trường đã phát triển lẫn đang nổi.
Ở hầu hết các quốc gia, định mức tín nhiệm thường được thực hiện theo yêu cầu
của người phát hành. Tuy nhiên, ở Mỹ việc các tổ chức định mức tín nhiệm định giá
chứng khoán không theo yêu cầu của người phát hành không phải là không thường
thấy.
Tính độc lập của các tổ chức định mức tín nhiệm. Tính độc lập của một tổ chức định
mức tín nhiệm là tối quan trọng cho tính tin cậy và thành công cuối cùng cho nhà
cung cấp dịch vụ. Vì vậy, quyền sở hữu và cấu trúc quản lý quan trọng đối với sự
thành công cuối cùng của một tổ chức định mức tín nhiệm. Một tổ chức định mức tín
nhiệm phải tự do từ cả ảnh hưởng chính trị và áp lực lớn từ các tổ chức phải chịu sự
đánh giá tín nhiệm. Có một sự khuyến khích kinh tế mạnh mẽ cho một tổ chức định
mức tín nhiệm duy trì tính độc lập của nó từ cảm nhận của công chúng về tính công
bằng và khách quan trong đánh giá sẽ quyết định sự thành công cuối cùng hoặc thất
bại của một tổ chức định mức tín nhiệm dù cho thị trường mà nó phục vụ là thị
trường đã phát triển, mới nổi hay thị trường quốc tế.
Các loại công cụ được định mức tín nhiệm. Một loạt các công cụ tài chính rộng rãi có
thể phải chịu sự định mức tín nhiệm bao gồm các chứng từ thương mại, trái phiếu
công ty, các công cụ tài chính có cấu trúc và cổ phiếu ưu đãi. Ở hầu hết các quốc
gia, định mức tín nhiệm giới hạn đối với các công cụ thị trường trái phiếu và tiền tệ
nhưng ở một số quốc gia cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi cũng được định mức
tín nhiệm. Không phải là không phổ biến đối với các tổ chức nhận tiền gửi, các quỹ
đầu tư và các tổ chức tài chính khác như khả năng chi trả tiền bồi thường của các
công ty bảo hiểm cũng được định mức. Tính sẵn sàng của định mức tín nhiệm cũng
còn đóng góp cho sự phát triển các sản phẩm tài chính phức tạp như các công cụ tài
chính có cấu trúc. Không có sự sẵn sàng của công tác định mức tín nhiệm của các
tổ chức định mức tín nhiệm, sẽ rất khó bán các sản phẩm này cho các nhà đầu tư tổ
chức tinh vi.
Phí định mức tính nhiệm. Nói chung, hầu hết thu nhập của các tổ chức định mức tín
nhiệm có được từ phí được trả bởi người phát hành chứng khoán. Những nhà phát
hành chứng khoán nợ sẵn sàng trả cho việc định giá với mong đợi rằng một sự định
mức thuận lợi sẽ giúp giảm chi phí vay mượn nói chung của họ. Cụ thể, điều này
đúng cho các công ty nhỏ hơn, ít nổi tiếng hơn, nếu không sẽ không hấp dẫn được
nhà đầu tư. Trong khi các nhà phát hành trả phí cho định mức tính nhiệm với kỳ
vọng chi phí vay mượn thấp hơn, có một khuyến khích mạnh mẽ cho các tổ chức
định mức tín nhiệm phát hành các định mức tín nhiệm chính xác trong đó danh tiếng
của tổ chức định mức tín nhiệm rất quan trọng đến sự sống còn lâu dài về mặt kinh
tế của nó. Trong những năm trước đây, các tổ chức định mức tín nhiệm Mỹ thực
hiện các hoạt động định mức tín nhiệm của họ chủ yếu thông qua phí đặt mua được
trả bởi những người sử dụng định mức tín nhiệm. Vào cuối những năm 1960, các tổ
chức định mức tín nhiệm Mỹ bắt đầu chuyển sang thu phí những người phát hành.
Về mặt này, rất quan trọng để chú ý sự sẵn lòng của người phát hành để trả phí phải
là một hàm số niềm tin của nhà đầu tư vào định mức tín nhiệm như là một tín hiệu
mà tách bạch các chứng khoán về các mức độ rủi ro và cho phép những chứng
khoán có rủi ro thấp hơn thu được doanh thu phát hành cao hơn – một lợi ích mà
người phát hành sẵn lòng để trả.
Các xem xét về luật pháp quản lý. Nói chung, các yêu cầu luật pháp quản lý là một
nhân tố quan trọng trong phát triển dịch vụ định mức tính nhiệm ở cả các thị trường
chứng khoán đã phát triển lẫn mới nổi. Ở các thị trường chứng khoán đã phát triển,
định mức tín nhiệm thường được sử dụng như là một công cụ quản lý để quản lý các
tiêu chuẩn cẩn trọng đối với các công ty chứng khoán và các ngân hàng, hoặc chỉ ra
các đầu tư được phép cho các nhà đầu tư tổ chức như là các quỹ hưu bổng, các
công ty bảo hiểm, hoặc các quỹ thị trường tiền tệ.
Ở Mỹ, định giá tín nhiệm không bắt buộc cho phát hành chứng khoán nhưng nó
được sử dụng rộng rãi để quản lý các tiêu chuẩn luật pháp (như yêu cầu vốn của các
công ty chứng khoán). Ngược lại, định mức tín nhiệm được yêu cầu ở Nhật từ năm
1990 như là một tiền điều kiện cho người phát hành các trái phiếu không có tài sản
đảm bảo.
Ở Nhật, định mức tín nhiệm cũng còn được sử dụng để quản lý các tiêu chuẩn cẩn
trọng như yêu cầu vốn của các công ty chứng khoán. Sự vắng mặt của yêu cầu định
mức tín nhiệm bắt buộc, không có khả năng cho các tổ chức định mức tín nhiệm có
thể tồn tại về mặt kinh tế trong môi trường các thị trường đang nổi. Ở cả châu Mỹ La
tinh và Châu Á, sự bắt đầu của các tổ chức định mức tín nhiệm được kích thích bởi
yêu cầu định mức tín nhiệm bắt buộc liên quan đến phát hành các công cụ nợ bán ra
thị trường.
Lợi ích đối với thị trường vốn. Định mức tín nhiệm các công cụ tài chính cung cấp
cho nền kinh tế bằng cách gia tăng hiệu quả hoạt động của cả thị trường tiền tệ lẫn
thị trường tài chính. Trong khi việc định mức tín nhiệm các công cụ tài chính ngắn
hạn quan trọng đối với toàn bộ hiệu quả của các thị trường tài chính, định mức tín
nhiệm các công cụ tài chính dài hạn hơn (như tín phiếu và trái phiếu) là tối quan
trọng cho sự phát triển của thị trường trái phiếu. Về mặt bản chất các công cụ thị
trường vốn, rủi ro của một sự thay đổi trong độ tin cậy tín dụng của một người phát
hành lớn hơn nhiều so với trường hợp của các công cụ tài chính ngắn hạn. Ngoài ra,
khó khăn hơn cho nhà đầu tư để cân đo các rủi ro này trong thời hạn dài hơn mà
không có sự phân tích chuyên gia định mức tín nhiệm.
Trong một thị trường chứng khoán đang nổi, một tổ chức dịnh mức tín nhiệm có thể
mở rộng thị trường cho các công cụ nợ bằng cách mang đến cho thị trường những
nhà đầu tư mới chưa được khai thác, bao gồm các nhà đầu tư tổ chức trong và
ngoài nước mà có lẽ không thể mua một công cụ thị trường tiền tệ, hoặc trái phiếu
trong sự thiếu vắng định mức tín nhiệm của công cụ đó. Cũng còn có thể kỳ vọng chi
phí phát hành giảm bằng cách cung cấp lợi thế về quy mô trong việc thực hiện các
chức năng điển hình gắn liền với một tổ chức định mức tín nhiệm – tìm kiếm thông
tin, phân tích, công bố và theo dõi. Bởi vì sự gần gũi của chúng và thị trường, các tổ
chức định mức tín nhiệm có thể thúc đẩy việc đối thoại chính sách với các cơ quan
quản lý pháp luật thích hợp liên quan đến phát triển, hoạt động, và quản lý thị trường
tiền tệ và trái phiếu. Một định mức tín nhiệm còn có thể giảm chi phí vốn bằng cách
hỗ trợ công bố thông tin về người phát hành ra thị trường và trong việc thúc đẩy các
tiêu chuẩn kế toán và công bố thông tin.
Các vấn đề về chính sách và triển vọng
Để cho một tổ chức định mức tín nhiệm tồn tại về mặt kinh tế ở trong giai đoạn đầu
của sự phát triển của thị trường vốn phải có một số lượng công cụ nợ đủ tiêu chuẩn
cho định mức tín nhiệm. Số lớn công cụ nợ quan trọng này có thể bao gồm các công
cụ thị trường tiền tệ, trái phiếu công ty, chứng khoán chính quyền, trái phiếu doanh
nghiệp nhà nước, trái phiếu chính phủ, và khi thị trường bắt đầu trưởng thành là
chứng khoán thế chấp bất động sản. Trong khi sự thành lập tổ chức định mức tín
nhiệm là một thành phần chủ yếu cho sự phát triển của thị trường vốn, sự thành
công cuối cùng của nó phụ thuộc vào khuôn khổ chính sách dẫn dắt cho sự phát
triển dài hạn của thị trường trái phiếu và tiền tệ.
Ở châu Mỹ La tinh và Đông Nam Á, các cơ quan quản lý chứng khoán quốc gia bắt
buộc định mức tín nhiệm cho các công cụ nợ. Một sự chọn lựa chính sách được xem
xét sẽ là yêu cầu các chứng khoán nợ nhất định phải được định giá bởi một tổ chức
định mức tín nhiệm đã được thừa nhận trước khi chào bán. Một trở ngại cho sự hình
thành một tổ chức định mức tín nhiệm trong các thị trường đang nổi là tình trạng
pháp lý và quản lý một tổ chức như vậy thường không rõ ràng. Ngoài ra, tình trạng
của một công ty định mức tín nhiệm chứng khoán thường không đuợc quy định trong
luật chứng khoán và các luật khác. Như trường hợp ở Mỹ, có thể đưa tổ chức định
mức tín nhiệm vào định nghĩa người tư vấn đầu tư. Một chọn lựa khác, có thể cần
thiết chỉnh sửa luật chứng khoán của quốc gia để có được một sự thừa nhận đối với
công ty định mức tín nhiệm. Khi luật chứng khoán đuợc thực thi hoặc luật hiện có
được chỉnh sửa, chúng có thể đưa ra việc thừa nhận khả năng tạo ra một tổ chức
định mức tín nhiệm. Về mặt này, rất quan trọng để có sự đồng bộ trong các tiêu
chuẩn của luật pháp quản lý khắp quốc gia nơi mà có tổ chức định mức tín dụng.
Các thị trường trái phiếu và tiền tệ không thể mong đợi phát triển trong sự thiếu vắng
lãi suất được xác định bởi thị trường, một chuẩn so sánh đủ để tạo điều kiện cho
việc định giá các chứng khoán phát hành mới, hoặc trong một môi trường kinh tế vĩ
mô không ổn định. Ngoài ra, quan trọng cho các nhà làm chính sách của Chính phủ
chú ý vào các chính sách mà sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư (Bao gồm những
người sẵn lòng cam kết vốn vào việc thành lập một tổ chức định mức tín nhiệm) một
dấu hiệu rằng họ cam kết vào sự phát triển lâu dài của thị trường vốn. Để tạo điều
kiện cho sự thành lập một tổ chức định mức tín nhiệm, rất quan trọng đối với việc
đánh thuế vào các khoản đầu tư vào các thị trường trái phiếu và tiền tệ phải rõ ràng.
Đặc biệt, sự chú ý phải được hướng đến sự gỡ bỏ các thiếu khuyến khích đối với
đầu tư vào các công cụ thị trường tài chính như thuế cao và hay thay đổi. Cuối cùng
việc tiếp cận đến thị trường trong nước bởi các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài có
thể giúp đẩy mạnh nhu cầu cho việc định mức tín nhiệm.
Cũng còn có một nhu cầu cơ sở hạ tầng đủ cho thị trường trái phiếu để đặt nền tảng
cho các tổ chức định mức tín nhiệm có thể tồn tại. Nơi khởi đầu là với thị trường cho
chứng khoán của chính phủ. Các thị trường về trái phiếu và tín phiếu chính phủ hiệu
quả mà có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường trái phiếu và tiền tệ
bằng cách cung cấp một mốc so sánh chuẩn và cung cấp một hạ tầng (như là cơ
chế giao dịch, thanh toán, bù trừ và lưu ký,...) mà có thể mở rộng đến các công cụ
nợ doanh nghiệp và vì vậy tạo điều kiện cho việc ra đời một loạt lớn các công nợ
bán ra thị trường phải tuân theo việc định mức tín nhiệm.
Các tổ chức định mức tín nhiệm hiện đang đóng một vai trò chi phối ở cả thị trường
chứng khoán phát triển và đang nổi. Hơn nữa, vai trò của các tổ chức định mức tín
nhiệm đã phát triển rất nhanh qua suốt thập kỷ qua. Bởi vì rất quan trọng để phát
triển các thị trường trái phiếu và tiền tệ sôi động để đáp ứng nhu cầu tài trợ trong
tương lai, vai trò của nó được kỳ vọng tiếp tục phát triển trong những năm tới. Mặc
dầu các tổ chức định mức tín nhiệm là thành phần phát triển quan trọng trong việc
phát triển thị trường trái phiếu và tiền tệ sôi động, phải thừa nhận rằng việc hình
thành các tổ chức định mức tín nhiệm ở các quốc gia có thị trường chứng khoán
đang nổi là một hiện tượng tương đối gần đây. Ở các thị trường chứng khoán mới
nổi, các tổ chức định mức tín nhiệm có các mức độ thành công khác nhau chủ yếu
phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường trái phiếu và môi trường luật pháp quản
lý. Nói chung, các tổ chức định mức tín nhiệm đã thành công hơn nơi mà sự tự do
của các thị trường tài chính đã cho phép các lực lượng thị trường và các quyết định
riêng đóng một vai trò lớn hơn trong việc quyết định sự tiếp cận thị trường vốn. Đồng
thời, luật pháp quản lý bắt buộc khuyến khích việc sử dụng cũng đóng một vai trò
quan trọng trong việc bồi dưỡng sự phát triển của các tổ chức định mức tín nhiệm.
Trong dài hạn, có thể mong đợi rằng các tổ chức định mức tín nhiệm sẽ đóng một
vai trò thậm chí lớn hơn ở các thị trường trái phiếu đang nổi đi cùng với sự trưởng
thành của các thị trường này và nhu cầu lớn hơn có thể mong đợi dựa trên dịch vụ
thực hiện bởi các tổ chức định mức tín nhiệm bởi cả các nhà đầu tư có tổ chức và
các cơ quan quản lý luật pháp.
Một tổ chức định mức tín nhiệm phụ thuộc vào sự có sẵn của các thông tin chính xác
tin cậy về người phát hành chứng khoán. Tiêu chuẩn hóa thông tin tài chính về các
công ty đại chúng sẽ tạo điều kiện so sánh giữa các nhà phát hành và thống nhất
hơn trong định mức các công ty có cùng mức độ rủi ro. Ở các quốc gia có thị trường
chứng khoán tương đối mới, sự xem xét phải được đưa ra cho cơ quan nghiên cứu
và thông tin khu vực như là một sự mở đầu cho sự hình thành một cơ quan định
mức tín nhiệm đầy đủ các chức năng. Một trong những vấn đề tạo ra nghiên cứu và
thông tin là nó phải tương đối thật khách quan. Ngay khi được tạo ra giá trị thông tin
của nó được phản ảnh gần như lập tức vào thị trường. Một ngành tài trợ cho cơ
quan thông tin có thể được chuyển đổi thành một tổ chức định mức tín nhiệm độc lập
ngay khi có đủ một số lớn các công cụ tài chính giao dịch trên thị trường để làm cho
tổ chức định mức tín nhiệm có thể tồn tại và các nhà quản lý có cơ sở cho một việc
thành lập một cơ quan định mức tín nhiệm đi vào hoạt động.
Ngay khi cơ quan định mức tín nhiệm được xác định là có thể tồn tại, chính phủ nên
xem xét rằng tất cả các chứng khoán chào bán ra công chúng, bao gồm cả các công
cụ thị trường tiền tệ, nên chịu sự định giá tín nhiệm bắt buộc. Trong khi có thể hữu
ích cho các tổ chức định mức tín nhiệm định mức các đợt chào bán cổ phiếu của các
công ty, điều này không nên bắt buộc bởi chính phủ. Trở ngại lớn nhất cho một tổ
chức định mức tín nhiệm có thể tồn tại trong các thị trường trước khi phát triển là sự
ít ỏi của các công cụ nợ có sẵn cho việc định giá. Bên cạnh việc thành lập một môi
trường chính sách và quản lý mà sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của một thị
trường trái phiếu và tiền tệ sôi động, một vài bước có thể được thực hiện để thành
lập một tổ chức định mức tín nhiệm:
Nên có một nhà tài trợ địa phương. Ban đầu có thể là chính phủ hoặc một ủy
ban khu vực tư dưới sự nâng đỡ của cơ quan quản lý chứng khoán hoặc
ngân hàng trung ương.
Một nghiên cứu tiền khả thi nên được thực hiện để xác định sự có thể tồn tại
của một tổ chức định mức tín nhiệm. Nghiên cứu có thể được tài trợ bởi một
nhóm khu vực tư nhân, hoặc một tổ chức quốc tế cung cấp trợ giúp kỹ thuật
cho các thị trường chứng khoán đang nổi.
Nếu có thể tồn tại về mặt kinh tế, tổ chức định mức tín nhiệm nên được tổ
chức. Quyền sở hữu có thể bao gồm một nhóm các tổ chức tài chính trong
nước hoặc các nhà đầu tư có tổ chức mà không ai sở hữu quá 10%. Trong
khi các cơ quan chính quyền có thể được phép tham gia làm chủ, nhưng
dường như thích hợp chỉ giới hạn bất kỳ sự tham gia nào như vậy không hơn
25% vốn góp ban đầu. Một chọn lựa khác, một tổ chức định mức tín nhiệm
trong nước có thể được thành lập như là một liên doanh với một tổ chức định
mức tín nhiệm quốc tế vững chắc.
Chính phủ nên xem xét cho phép tổ chức định mức tín nhiệm một quyền kinh
doanh độc quyền trong một thời gian nhất định (có thể 5 năm) nhưng điều này
phải được chứng tỏ bởi một nghiên cứu khả thi. Trong khi về dài hạn, cạnh
tranh là điều rất đáng mong muốn, ở nhiều thị trường chứng khoán đang nổi
không có đủ một số lượng lớn các nhà phát hành, các công cụ và các nhà
đầu tư để tạo thành một hệ thống định mức cạnh tranh có thể tồn tại về mặt
kinh tế.
Một nhà tài trợ quốc tế nên được xác định để tham gia sở hữu cơ quan định
mức tín nhiệm và/hoặc cung cấp trợ giúp kỹ thuật. Nhà tài trợ quốc tế có thể
là một cơ quan phát triển như Công ty tài chính quốc tế (IFC), hoặc một tổ
chức định mức tín nhiệm hiện hữu ở một quốc gia phát triển hoặc gần với thị
trường chứng khoán đang nổi. Không có sự trợ giúp kỹ thuật từ một tổ chức
định mức tín nhiệm vững chắc, sẽ không thể cho một công ty định mức tín
nhiệm có danh tiếng và sự chuyên nhiệp kỹ thuật cần thiết để đạt được niềm
tin của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Phần sau cùng của bài viết xin nhường lại cho bạn đọc và những ai quan tâm suy
nghĩ rút ra bài học cho sự phát triển thị trường tài chính Việt nam, nhất là thị trường
trái phiếu và thị trường tiền tệ, vốn hiện đang có thể nói là chưa có đủ hạ tầng cần
thiết tối thiểu để cất cánh.
– chia sẻ tài liệu miễn phí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vai trò của các tổ chức định mức tín nhiệm tại các thị trường chứng khoán đang nổi.pdf