Ngoài lực lượng người Kinh, người Tày ở Cao
Bằng hiện nay còn có một bộ phận có nguồn
gốc từ người Nùng, Ngạn, Hoa Quá trình
biến Thổ của các tộc người này diễn ra rải rác,
không mạnh mẽ như tộc người Kinh. Trên thực
tế, sau cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao (vào thế
kỷ XI), nhiều người thuộc dòng họ Nùng đã
chạy theo Nùng Trí Cao vào vùng Đặc Ma (Vân
Nam, Trung Quốc) hoặc chạy trốn vào rừng
hoặc đổi thành họ Nông để tránh sự truy sát của
vương triều Tống. Có thể, từ tên gọi tộc họ đã
chuyển hoá thành tộc danh để chỉ tộc người
sinh sống trên địa bàn lãnh thổ họ Nùng trước
kia (tức là Cao Bằng và một vài tỉnh Đông Bắc
của nước ta). Sau sự biến Nùng Trí Cao, người
Nùng đã hoà nhập vào cộng đồng Tày địa
phương, trở thành những người Tày bản địa.
Bởi hai tộc người Tày và Nùng có chung nguồn
gốc lịch sử, chung hệ ngôn ngữ và có văn hoá
về cơ bản giống nhau, nên rất dễ diễn ra quá
trình cố kết tộc người. Tộc danh Nùng hiện nay
là chỉ bộ phận người Choang ở các khu vực Tây
và Tây Nam Quảng Tây, Trung Quốc như Bình
Quả, Đô An, Mục Biên, Đức Bảo. và các vùng
Đông Nam Vân Nam như Văn Sơn cùng một số
vùng thuộc vùng biên giới Trung- Việt thuộc
tỉnh Quảng Tây và Vân Nam. Tộc người này
mới di cư vào nước ta khoảng 300 năm nay.
Theo Cao Bằng tạp chí “ngoài người Nùng
Mấn và Nùng Vảng là người bản địa vốn có,
còn lại đều là loại hai ba trăm năm hoặc năm
sáu mươi năm trước mới từ phương Bắc di cư
xuống đây, ở lẫn lộn với người Thổ, người
Nùng bản địa. Họ khai khẩn đất đai mà canh tác
nộp thuế nên đều trở thành người Nùng bản
địa”[5, 3]. Quá trình hòa hợp tộc người đó có
thể diễn ra một cách tự nhiên, nhưng cũng có
khi xuất phát từ những chính sách của nhà
nước. Ví dụ, năm 1832, vua Minh Mệnh ra lệnh
“đổi người Nùng Cao Bằng làm người Thổ.
Trong dân 4 châu thuộc hạt Cao Bằng trước kia
có chức được gọi là phụ đạo. Vua đã chuẩn cho
các quan trong bộ bàn đổi gọi là người Nùng.
Nhưng dân ấy cho rằng Nùng là người Trung
Quốc xiêu giạt sang. Vậy xin cho tên khác để
phân biệt. Quan tỉnh đem việc tâu lên. Vua bảo
rằng: “Đấy cũng là một cơ hội biến người Di
làm người Kinh, liền cho đổi gọi là người Thổ,
vẫn phải nộp thuế bạc như cũ”[9, 448].
Tộc người Tày là cư dân bản địa, đã sinh sống
lâu đời ở vùng đất Cao Bằng cũng như một số
tỉnh miền núi phía Bắc. Song do điều kiện
khách quan và chủ quan, ở Cao Bằng đã xuất
hiện lớp cư dân Tày hóa từ các tộc người khác
như Kinh, Nùng, Hoa bên cạnh bộ phận Tày
gốc. Trên thực tế cũng phải thừa nhận rằng sức
mạnh của nền văn hóa bản địa, của tộc người có
dân số đông nhất ở Cao Bằng đã tạo ra sức
đồng hóa mạnh mẽ các tộc người khác trong
vùng. “Kinh già hóa Thổ” đã trở thành một hiện
tượng độc đáo và diễn ra trong nhiều thế kỷ,
mạnh mẽ nhất là thế kỷ XVII –XVIII. Quá trình
này đã tác động không nhỏ tới đời sống kinh tế,
văn hóa của tộc người cũng như của địa
phương. Bên cạnh những nét văn hóa đặc trưng
của tộc người đã xuất hiện những nét văn hóa
mới. Đó là sản phẩm của quá trình giao thoa
văn hóa Tày – Việt như sự xuất hiện của các
ngôi chùa ở Cao Bằng, sự ra đời của chữ Nôm
Tày, điệu hát Then. Cộng đồng Tày Cao Bằng
ngày nay, không có sự phân chia thành người
bản địa hay đồng hóa, cùng nhau xây dự
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vài nét về nguồn gốc người Tày ở Cao Bằng - Nguyễn Thị Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Hải Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 17 - 22
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
VÀI NÉT VỀ NGUỒN GỐC NGƯỜI TÀY Ở CAO BẰNG
Nguyễn Thị Hải*
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Dân tộc Tày còn có tên gọi là “Tày Đeng” hoặc Thổ. Họ là cư dân sinh sống lâu đời ở khu vực
miền núi phía Bắc nước ta, trong đó có Cao Bằng. Trải qua quá trình lịch sử, với nhiều biến động
chính trị, bên cạnh những dòng họ Tày bản địa, lớp cư dân Tày mới đã xuất hiện. Trong Cao Bằng
tạp chí nhật tập, Bế Huỳnh đã chia người Thổ (người Tày) thành bốn loại là Thổ ty (con cháu
công thần triều Lê được phân phong thế tập cai quản ở đây), Phụ Đạo (người Tày bản địa được
triều đình phong làm phụ đạo), Thổ trước (dân Tày bản địa) và Biến Thổ (người ở dưới đồng bằng
hoặc đi việc vua, đi dạy học mà tới, dân tứ xứ đến buôn bán cùng con cháu bề tôi nhà Mạc, những
người phò giúp Tây Sơn an trí ở đây ) [5, 2].
Từ khoá: Dân tộc Tày, Cao Bằng, An Dương Vương, Văn hoá, Thổ ty
NGƯỜI TÀY GỐC*
Ngày nay, người Tày Cao Bằng còn lưu truyền
câu chuyện truyền thuyết “Pú Luông Quân” - kể
về cuộc sống nguyên thuỷ của người Tày cổ ở
địa phương. Cao Bằng là nơi sinh sống của cặp
trai gái đầu tiên Báo Luông (trai to) và Sao Cải
(gái lớn), nói cách khác, đó là nơi phát tích của
người Tày cổ. Họ gặp nhau, lấy nhau và chung
sống trong Ngườm Ngả (tức Ngườm Bốc) –
một hang cạn gần mỏ nước ở Bản Nưa, xã
Hồng Việt, huyện Hòa An ngày nay. Trải qua
quá trình lao động, họ đã tìm ra lửa, phát minh
ra nghề nông trồng lúa nước, thuần dưỡng và
chăn nuôi gia súc. Khi nông nghiệp phát triển,
họ bắt đầu chuyển xuống ở gần những cánh
đồng. Quá trình ấy gắn liền với những địa danh
Tày cổ của Hòa An như Nà Đuốc, Nà Loòng,
Nà Niền, Nà Mỏ, Vỏ Má, Lậu Pất, Khau Ma,
Nà Vài, Nà Mò, Chông Mu [7]. Đặc biệt, qua
nghiên cứu địa danh cho thấy, trừ tên huyện, xã
là âm Hán - Việt được hình thành trong giai
đoạn lịch sử sau, thì toàn bộ tên xóm, bản, sông,
suối, núi, đồi đều là tiếng Tày. Điều đó
chứng tỏ Cao Bằng là nơi cư trú lâu đời và liên
tục của các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ
Tày – Thái.
Cốt lõi lịch sử của truyền thuyết “Pú Luông
Quân” phần nào được chứng minh qua những
thành tựu khảo cổ học ở Cao Bằng. Các nhà
*
Tel: 0986938872; Email: nguyenthihai83@gmail.com
khảo cổ đã tìm thấy ở Cao Bằng nhiều di tích
thuộc thời đại đồ đá. Mặc dù chưa phát hiện
được hiện vật của giai đoạn sơ kỳ đá cũ nhưng
các nhà khảo cổ đã khẳng định ở Cao Bằng có
trầm tích và hóa thạch thuộc giai đoạn trung kỳ
Cánh tân ở Ngườm Phja Khóa (huyện Thạch
An) và hang Phja Phủ (huyện Trùng Khánh).
Tiếp đó là các di tích thuộc thời kỳ văn hóa Sơn
Vi như Ngườm Xe, mái đá Bản Giã, mái đá
Ngườm Càng, hang Ngườm Nhù (huyện Trùng
Khánh), Ngườm Phà Kình, Pó Piúc (huyện Hòa
An) ; rồi văn hóa Hòa Bình – Bắc Sơn như
hang Ngườm Càng (Thông Nông), hang
Ngườm Bốc (Hòa An). Tại Ngườm Bốc –
tương truyền là nơi ở của hai vợ chồng Báo
Luông và Sao Cải - các nhà khảo cổ học đào
thám sát, thu được khối trầm tích Cácbonnat
Canxi có chứa hóa thạch động vật, vỏ ốc suối
khá lớn và 11 hiện vật bằng đá (4 công cụ chặt
thô, 2 nạo cắt, 2 chày nghiền, 3 cuội nguyên
liệu). Đây là một di tích cư trú của người
nguyên thủy sống vào giai đoạn chuyển tiếp
giữa thời đại đá cũ và đá mới, cách ngày nay
khoảng 10.000 năm, tương đương với giai đoạn
văn hóa Hòa Bình sớm [2, 79-80]. Ở hang Thần
(Thông Nông), các nhà khảo cổ còn tìm thấy
dấu vết của một di cốt không còn nguyên vẹn
của người thời cổ. Sau khi phân tích lớp trầm
tích, nội dung tầng văn hóa và nghi thức táng,
nhà khảo cổ học Trình Năng Chung đã xếp
hang Thần vào nền văn hóa Bắc Sơn có niên đại
sơ kỳ đá mới [1, 83]. Những vết tích thời đại đá
Nguyễn Thị Hải Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 17 - 22
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ở khu vực này tuy còn rải rác nhưng cũng cho
ta thấy sự phát triển liên tục của các nền văn
hoá khảo cổ tại Cao Bằng Mặc dù chưa tìm
được tầng văn hóa nhưng rõ ràng, người nguyên
thủy đã có mặt ở Cao Bằng và có thể xem giai
đoạn “Pú Luông Quân” là giai đoạn xã hội thị
tộc nguyên thủy của người Tày - Thái mà sử cũ
gọi là bộ lạc Tây Âu.
Vào giai đoạn hậu kỳ đá mới, sơ kỳ kim khí,
công xã thị tộc dần tan rã, công xã nông thôn
dần được hình thành. Truyền thuyết Cẩu chủa
cheng vùa của đồng bào Tày Cao Bằng phản
ánh một xã hội phụ hệ đang mạnh bước tới
ngưỡng cửa văn minh, của sự hình thành nhà
nước. “Nước Nam Cương” nằm ở phía Nam
Trung Quốc và vùng đất Cao Bằng ngày nay,
giáp với nước Văn Lang, do Thục Chế - cha của
Thục Phán - làm vua, kinh đô đặt ở Nam Bình
(tức Cao Bình thuộc xã Hưng Đạo, Hòa An
hiện nay). Đó là một liên minh bộ lạc gồm
mười mường, mỗi chúa cai quản một xứ nhưng
lệ thuộc vào mường trung tâm của Thục Chế,
cứ ba năm tiến cống một lần. Khi Thục Chế
chết, Thục Phán còn nhỏ tuổi, các chúa mường
kéo quân đến vây kinh thành đòi nhường ngôi.
Thục Phán tổ chức cuộc thi tài giữa các chúa, ai
thắng cuộc sẽ nhường ngôi cho. Bằng tài trí
thông minh của mình, Thục Phán đã khéo tìm
cách làm cho các chúa phải thua cuộc, giữ vững
ngôi vị. “Nước Nam Cương” ngày càng cường
thịnh, nhân lúc Văn Lang suy yếu đã đánh
chiếm, lập lên nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa
[7]. Nhiều học giả còn hoài nghi về nguồn gốc
của An Dương Vương Thục Phán nhưng đa số
nghiêng về giả thuyết Thục Phán quê ở Cao
Bằng và cho rằng ông là thủ lĩnh một liên minh
bộ lạc người Tây Âu (người Tày cổ) ở vùng núi
phía Bắc Việt Nam và Nam Quảng Tây (Trung
Quốc), trong đó Cao Bằng là trung tâm. Nhân
dân vùng Cổ Loa đến nay vẫn tương truyền
rằng An Dương Vương là “một tù trưởng miền
núi” và trong lễ hội đền Cổ Loa, lễ vật không
thể thiếu ở Đền Thượng là bánh chưng tròn và
dài, thường gọi là bánh chưng Tày [8, 508].
Tuy vậy, chứng tích vật chất, tư liệu khảo cổ
học ở Cao Bằng chưa ủng hộ cho quan điểm
này. Hiện nay, các nhà khảo cổ mới phát hiện
một số hiện vật bằng đồng như mũi lao đồng tại
Pò Tường (Hoàng Tung, Hòa An), trống đồng
Bản Hóa (xã Dân Chủ, Hòa An) và những chiếc
trống đồng Đông Sơn loại muộn phát hiện ngẫu
nhiên ở khu vực Bảo Lạc, Trùng Khánh. Dù di
vật đồng thau còn ít ỏi, song nó đã bước đầu
khẳng định sự tồn tại của nền văn hóa này ở
Cao Bằng.
Sau khi nước Âu Lạc của An Dương Vương
thất bại (năm 179 Trcn), nước ta rơi vào tay
Triệu Đà, mở đầu thời kỳ Bắc thuộc trong lịch
sử Việt Nam. Nhưng đối với miền đất trung tâm
của “nước” Nam Cương cũ, phong kiến Trung
Quốc không kiểm soát được trực tiếp, mà duy
trì những châu “ki mi” (ràng buộc) do tù trưởng
tự lập ở khu vực Cao Bằng. Từ thời Hán đến
Lục triều, thư tịch Trung Quốc đều chép vùng
này là của người Lý, Lão. Đến thời Đường (thế
kỷ VI -IX), nhân dân vùng Tả Giang, Hữu
Giang (tức là vùng Quảng Tây, Quảng Đông),
vùng biên giới phía Bắc và Đông Bắc của Cao
Bằng được gọi là Tây Nguyên Man, và cũng
được gọi là người Lão. Các dòng họ có thế lực
lớn cai quản vùng Cao Bằng lúc bấy giờ là họ
Hoàng, Nùng, Chu, Vi ..., đều là họ của người
Tày - Nùng. Theo Tân Đường thư, Tây Nguyên
Man truyện, miền Hữu Giang thuộc phạm vi cai
quản của họ Nùng. Theo đó, từ đầu thế kỷ IX,
thế lực của họ Nùng ở Cao Bằng và miền Tả
Giang rất mạnh, có các thủ lĩnh như Nùng Kim
Ý, Nùng Kim Lặc, Nùng Kim Trừng, Nùng
Trọng Vũ [11, 80]. Cao Bằng thực lục cho biết
dòng họ Nùng là “người châu Quảng Uyên (nay
là phủ Cao Bằng), nhà nối đời làm thủ lĩnh, có
nhiều binh quyền, ở nước Việt từ đời Đường trở
về đây, hùng cứ đất Quảng Nguyên, cùng với
họ Hoàng, họ Chu thống lĩnh đến tám phần
mười, mà họ Nùng lại hùng mạnh, cứ như tằm
ăn rỗi, thôn tính dần dần hết”[3, 2]. Đến thế kỷ
X, nhà Nam Hán phong Nùng Dân Phú làm thủ
lĩnh mười châu ở Quảng Nguyên, sau đó nhà
Tống phong chức Kiểm hiệu Tư không[10,
179]. Năm 1038, một nhà nước của tộc Nùng
mang tên Trường Sinh đã ra đời do Nùng Tồn
Phúc đứng đầu, đóng đô ở thành Nà Lữ (nay
thuộc xã Hoàng Tung, Hòa An, Cao Bằng).
Nhưng ngay sau đó, nhà nước này đã bị nhà Lý
Nguyễn Thị Hải Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 17 - 22
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tiêu diệt. Năm 1041, con của Tồn Phúc là Nùng
Trí Cao lập lại nước Đại Lịch ở châu Thảng Do
và sau đó lại liên kết với những người đồng tộc
vùng Tả Giang (Quảng Tây) lập ra nhà nước
Thiên Nam, lấy hiệu là Cảnh Thụy, cai quản
vùng Cao Bằng và một bộ phận miền Tây của
Quảng Tây. Nùng Trí Cao đã tiến hành một
cuộc chiến tranh chống lại nhà Tống, làm chủ
một khu vực rộng lớn từ Ung Châu (nay là
vùng Nam Ninh, Quảng Tây) đến Quảng Châu
(Quảng Đông). Nhưng cuối cùng, vì lực lượng
chênh lệch, lại bị kẹp giữa hai vương triều
phong kiến lớn Tống và Lý nên cuộc trỗi dậy
của tộc Nùng bị thất bại. Song cho đến nay, các
tộc Tày Nùng ở Việt Bắc và Choang (Quảng
Tây – Trung Quốc) đều coi Nùng Trí Cao là
anh hùng dân tộc. Người Tày vùng Cao Bằng
vẫn còn lưu truyền rộng rãi những truyền thuyết
về ông. Họ lập đền thờ ông ở Quảng Uyên, Hà
Quảng và lớn nhất là đền Kỳ Sầm (Hòa An).
Những sự kiện lịch sử nêu trên, xét về mặt cộng
đồng tộc người, đã đánh dấu bước phát triển
mới của các bộ tộc ngôn ngữ Tày Thái xưa, ý
thức tộc người được củng cố ngày càng vững
chắc. Sau cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao, triều
đình Lý (Việt Nam) và Tống (Trung Quốc) đều
tăng cường kiểm soát chặt chẽ vùng biên giới.
Từ đây, biên giới chính trị đã từng bước chia
cắt và phân hóa tộc người, hình thành bộ phận
Choang ở Trung Quốc và bộ phận Tày ở Việt
Nam.
“BIẾN THỔ” - MỘT HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ
Hiện tượng “biến thổ” là một ví dụ điển hình
cho quá trình hòa hợp tộc người. Hiện tượng
này gắn liền với quá trình phát triển của tộc
người Tày cũng như quá trình lịch sử dân tộc.
Một số nhóm người của các tộc người khác như
người Kinh, người Nùng, người Hoa vì một
lý do nào đó đã tự nhận mình là tộc người Tày
(tức Thổ). Họ ăn mặc và sinh hoạt văn hóa như
người Tày nhưng vẫn giữ lại một số nét văn hóa
của tộc người gốc.
Người Tày Cao Bằng hiện nay có một lực
lượng không nhỏ có nguồn gốc từ người Kinh.
Quá trình “biến Thổ” diễn ra theo quá trình
“Kinh già hoá Thổ”. Cao Bằng đã tiếp nhận
dòng người Kinh từ dưới xuôi lên từ rất sớm, có
thể bắt đầu từ thế kỷ XI, với sự kiện vua quan
nhà Lý đem quân lên dẹp “loạn” Nùng Tồn
Phúc và Nùng Trí Cao. Sau khi vua Lý Thái
Tông lên đánh dẹp Nùng Tồn Phúc có lẽ đã để
lại một vài người thân tín ở đây để “chiêu an vỗ
về dân chúng”. Hiện nay, chưa có tài liệu thư
tịch nào nói đến sự xuất hiện của người Kinh ở
Cao Bằng thời Lý, nhưng theo tư liệu dân gian
thì Nàng Cầm - vợ của Nùng Trí Cao là người
Kinh, con một vị quan họ Trần trong triều Lý
[10, 18-19]. Sau này, anh ruột của bà tham gia
trong cuộc tiến công của Nùng Trí Cao sang đất
Tống, ông đã hi sinh trong trận đánh ở Tổng
Quỷ, nay vẫn còn đền thờ ở xã Cách Linh,
huyện Phục Hoà. Sau đó là sự xuất hiện của
ngôi chùa Viên Minh (chùa Đà Quận) gắn liền
với sự kiện vua Lý gả công chúa cho Hộ quốc
tướng quân Dương Tự Minh đã chứng tỏ dấu
vết của người Việt ở vùng đất này. Tuy nhiên,
dấu ấn của người Việt ghi lại ở Cao Bằng thời
Lý không nhiều, nhưng sự giao thoa văn hoá
Tày - Việt đã bắt đầu diễn ra. Phải từ thế kỷ
XV- XVI, dòng người Kinh từ dưới xuôi lên, ở
lại sinh sống ngày càng đông. Một môtip chung
là chàng trai người Việt, lấy cô gái Tày, con
cháu lớn dần chịu ảnh hưởng của văn hóa,
phong tục tập quán người Tày do mẹ truyền
dạy. Lâu dần, họ tự nhận mình là người Tày.
Hiện nay, gia phả của các dòng họ đều phản
ánh hiện tượng này, nhất là 10 họ phiên thần
(vốn là con cháu các công thần triều Lê, được
điều lên trấn ải biên cương sau đó được phân
phong thế tập cai quản địa phương và nối đời
giữ đất Cao Bằng, vốn từ miền xuôi lên về sau
đó Tày hóa). Đó là họ: Bế Nguyễn (tức dòng
dõi công tộc của bản triều), Bế Kim, Hoàng Ích,
Nông Công, Nông Trí, Nông Hữu, Nguyễn,
Tống Đình, Lương Đình, Đàm Vũ. Sau này,
nhà Nguyễn đã đổi làm thổ ty, bãi bỏ lệ thế tập
cai quản, nhưng cho hưởng chế độ miễn trừ lao
dịch. Con cháu đến tuổi có đơn xin làm việc thì
chuẩn cho, cấp học bổng cho họ học tập nghề
văn võ rồi tuỳ tài mà bổ dụng. Lệ này được áp
dụng từ thời Lê Sơ đến nhà Nguyễn. Trong số
các dòng họ Tày kể trên, có "ba họ phiên thần":
Bế Nguyễn, Bế Kim, Hoàng Ích gốc tích là
người tỉnh Thanh Hoá, từ đời Lê di cư đến đó
Nguyễn Thị Hải Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 17 - 22
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
[5, 2-4]. Ngoài những dòng họ phiên thần trên,
còn nhiều người có nguồn gốc ở miền xuôi
được vua cử lên Cao Bằng làm việc, hoặc đi
dạy học, hoặc tìm đất sinh nhai, sau ở lại địa
phương làm ăn với người Tày. Đặc biệt là con
cháu của bề tôi nhà Mạc và những người phò
giúp Tây Sơn hoặc dân tứ xứ tới buôn bán...
Qua nhiều năm sinh sống tại địa phương trải
mấy đời đều gọi là người biến thổ.
Một ví dụ điển hình cho hiện tượng “Kinh già
hóa thổ” là khu vực thành Nà Lữ (nay thuộc xã
Hoàng Tung, huyện Hòa An, Cao Bằng), vốn là
trung tâm kinh tế, văn hóa và chính trị của Cao
Bằng trong thời gian dài (trước thế kỷ XVII).
Sau 85 năm đóng đô ở Cao Bình - Nà Lữ, năm
1677, nhà Mạc bị quân Lê - Trịnh đánh bại.
Con cháu nhà Mạc phải đổi họ và phần lớn
chạy đi nơi khác sinh sống như dòng họ Ma,
Mạc ở Minh Tâm (Nguyên Bình), họ Mông ở
Đức Hồng, Phong Châu (huyện Trùng Khánh),
họ Ma ở Chí Thảo (Quảng Uyên) ... Một bộ
phận nhỏ con cháu nhà Mạc lấy họ mẹ là họ
Phạm ở lại sinh sống tại Nà Lữ. Lớp cư dân
mới được hình thành chủ yếu quan quân nhà Lê
- Trịnh. Gia phả dòng họ Hoàng ở Lam Sơn
(Hồng Việt) và Nà Lữ (Hoàng Tung) ghi rõ:
“Nguồn gốc ông tổ nguyên là trí thức ở Gia
Miêu trang, thuộc huyện Tống Sơn, phủ Hà
Trung, trấn Thanh Hoa. Vào thời Lê triều, ông
tổ đầu tiên của ta nhậm chức Quan trấn Vũ
Định, được truyền đời thế tập mà cai quản. Về
sau, nhân vì nhà Mạc, nhà Trịnh tranh giành
nhau gây loạn, tổ tiên ta cụ Hoàng Triều Hoa,
Hoàng Triều Ninh, phụng mệnh vua Lê lên Cao
Bằng đánh dẹp nhà Mạc; đánh thắng được vua
Lê phong đất ở Phúc Tăng làm Thái ấp, cho lấy
dân 7 xã xung quanh vùng thái ấp làm binh
đinh canh điền và phục dịch, vinh thăng tước
Phúc Quận Công, chức Tổng trấn Cao Bằng. Cụ
Hoa sáng nghiệp ở Phúc Tăng, cụ Ninh sáng
nghiệp ở Nà Lữ”[4]. Cụ Hoàng Triều Ninh đã
quản lĩnh đội quân ở lại Nà Lữ. Là những người
lính, từng chiến đấu vào sinh ra tử nên tính cách
của người dân Nà Lữ mạnh mẽ. Trong vùng
Hòa An vẫn lưu truyền câu:
“Anh hùng Na Lữ, hay chữ Phúc Tăng”. Những
người lính ấy đã dựng nhà, lấy vợ người Tày và
sinh con đẻ cái. Từ đó hình thành những dòng
họ Tày gốc Kinh như họ Nguyễn Trọng gốc ở
Thanh Hóa; họ Bùi, Đàm, Nguyễn Khánh ở
Nam Định Vì “Kinh già hoá Thổ” nên họ
thường dùng song ngữ Tày – Việt và dân quanh
vùng vẫn gọi là “Keo pha Nà Lữ”.
Ngày nay, khi nghiên cứu về hiện tượng, chúng
tôi nhận thấy ba con đường chính hay gọi là ba
nhóm người Việt đến Cao Bằng và trở thành
người Tày (Thổ) là:
Một là những quan chức người Việt được cử
lên cai trị miền núi hoặc quân lính lên chinh
chiến, đánh dẹp các cuộc nổi dậy ở miền núi
sau phải lưu lại lâu dài. Họ mang theo vợ con,
thân thuộc đi theo, chiêu dân lập ấp sau đã
Tày hóa. Một bộ phận có chức có quyền, được
phong là Phiên thần (Thổ ty), cha truyền con
nối cai trị địa phương.
Hai là do nguyên nhân tranh chấp giữa các thế
lực phong kiến, một số thế lực người Việt đã
dựa vào miền núi để xây dựng lực lượng cát cứ,
về sau suy vi, dư đảng phải đổi tên họ, sống hòa
hợp với cư dân địa phương, tiêu biểu là thế lực
nhà Mạc thế kỷ XVII. Đây là giai đoạn mà hiện
tượng “Kinh già hóa Thổ” diễn ra mạnh mẽ
nhất.
Ba là lực lượng nhân dân miền xuôi do loạn lạc,
tránh sự áp bức bóc lột nặng nề của phong kiến,
hoặc đi sơ tán lên miền núi kiếm ăn, buôn
bán, dạy học lâu dần đã trở thành một bộ
phận cũng địa phương hóa. Đây là lực lượng
không lớn nhưng diễn ra thường xuyên.
Hiện nay, nhiều vùng ở Cao Bằng hiện tượng
“Kinh Tày hóa Thổ” diễn ra khá đậm nét, tiêu
biểu nhất là vùng thung lũng Hòa An. Theo Tài
liệu điều tra thành lập Khu tự trị Việt Bắc của
Ủy ban Dân tộc Trung ương năm 1955 thì thôn
Phương Tiên, xã Dân Chủ (huyện Hòa An) có
40 gia đình trong số 149 gia đình đã Tày hóa 8-
9 đời.
Ngoài lực lượng người Kinh, người Tày ở Cao
Bằng hiện nay còn có một bộ phận có nguồn
gốc từ người Nùng, Ngạn, Hoa Quá trình
biến Thổ của các tộc người này diễn ra rải rác,
Nguyễn Thị Hải Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 17 - 22
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
không mạnh mẽ như tộc người Kinh. Trên thực
tế, sau cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao (vào thế
kỷ XI), nhiều người thuộc dòng họ Nùng đã
chạy theo Nùng Trí Cao vào vùng Đặc Ma (Vân
Nam, Trung Quốc) hoặc chạy trốn vào rừng
hoặc đổi thành họ Nông để tránh sự truy sát của
vương triều Tống. Có thể, từ tên gọi tộc họ đã
chuyển hoá thành tộc danh để chỉ tộc người
sinh sống trên địa bàn lãnh thổ họ Nùng trước
kia (tức là Cao Bằng và một vài tỉnh Đông Bắc
của nước ta). Sau sự biến Nùng Trí Cao, người
Nùng đã hoà nhập vào cộng đồng Tày địa
phương, trở thành những người Tày bản địa.
Bởi hai tộc người Tày và Nùng có chung nguồn
gốc lịch sử, chung hệ ngôn ngữ và có văn hoá
về cơ bản giống nhau, nên rất dễ diễn ra quá
trình cố kết tộc người. Tộc danh Nùng hiện nay
là chỉ bộ phận người Choang ở các khu vực Tây
và Tây Nam Quảng Tây, Trung Quốc như Bình
Quả, Đô An, Mục Biên, Đức Bảo... và các vùng
Đông Nam Vân Nam như Văn Sơn cùng một số
vùng thuộc vùng biên giới Trung- Việt thuộc
tỉnh Quảng Tây và Vân Nam. Tộc người này
mới di cư vào nước ta khoảng 300 năm nay.
Theo Cao Bằng tạp chí “ngoài người Nùng
Mấn và Nùng Vảng là người bản địa vốn có,
còn lại đều là loại hai ba trăm năm hoặc năm
sáu mươi năm trước mới từ phương Bắc di cư
xuống đây, ở lẫn lộn với người Thổ, người
Nùng bản địa. Họ khai khẩn đất đai mà canh tác
nộp thuế nên đều trở thành người Nùng bản
địa”[5, 3]. Quá trình hòa hợp tộc người đó có
thể diễn ra một cách tự nhiên, nhưng cũng có
khi xuất phát từ những chính sách của nhà
nước. Ví dụ, năm 1832, vua Minh Mệnh ra lệnh
“đổi người Nùng Cao Bằng làm người Thổ.
Trong dân 4 châu thuộc hạt Cao Bằng trước kia
có chức được gọi là phụ đạo. Vua đã chuẩn cho
các quan trong bộ bàn đổi gọi là người Nùng.
Nhưng dân ấy cho rằng Nùng là người Trung
Quốc xiêu giạt sang. Vậy xin cho tên khác để
phân biệt. Quan tỉnh đem việc tâu lên. Vua bảo
rằng: “Đấy cũng là một cơ hội biến người Di
làm người Kinh, liền cho đổi gọi là người Thổ,
vẫn phải nộp thuế bạc như cũ”[9, 448].
Tộc người Tày là cư dân bản địa, đã sinh sống
lâu đời ở vùng đất Cao Bằng cũng như một số
tỉnh miền núi phía Bắc. Song do điều kiện
khách quan và chủ quan, ở Cao Bằng đã xuất
hiện lớp cư dân Tày hóa từ các tộc người khác
như Kinh, Nùng, Hoa bên cạnh bộ phận Tày
gốc. Trên thực tế cũng phải thừa nhận rằng sức
mạnh của nền văn hóa bản địa, của tộc người có
dân số đông nhất ở Cao Bằng đã tạo ra sức
đồng hóa mạnh mẽ các tộc người khác trong
vùng. “Kinh già hóa Thổ” đã trở thành một hiện
tượng độc đáo và diễn ra trong nhiều thế kỷ,
mạnh mẽ nhất là thế kỷ XVII –XVIII. Quá trình
này đã tác động không nhỏ tới đời sống kinh tế,
văn hóa của tộc người cũng như của địa
phương. Bên cạnh những nét văn hóa đặc trưng
của tộc người đã xuất hiện những nét văn hóa
mới. Đó là sản phẩm của quá trình giao thoa
văn hóa Tày – Việt như sự xuất hiện của các
ngôi chùa ở Cao Bằng, sự ra đời của chữ Nôm
Tày, điệu hát Then.... Cộng đồng Tày Cao Bằng
ngày nay, không có sự phân chia thành người
bản địa hay đồng hóa, cùng nhau xây dựng văn
hóa bản địa của tộc người và quê hương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trình Năng Chung, Hà Thị Quyết, Lý Thị Tiêu
(2001), Phát hiện di tích thời đại đá ở Cao Bằng, trong
Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000, Viện
Khảo cổ học, HN.
[2]. Trình Năng Chung, Đào Quý Cảnh, Đàm Thị
Ninh,(2004) Hang Ngườm Bốc (Cao Bằng), trong Những
phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003, Viện Khảo cổ
học, HN.
[3]. Nguyễn Hữu Cung (1810), Cao Bằng thực lục, bản dịch tại
Thư viện tỉnh Cao Bằng, tr.2
[4]. Hoàng đường tộc phả, do ông Hoàng Triều Ân ở Lam
Sơn, xã Hồng Việt, huyện Hòa An cung cấp
[5]. Bế Huỳnh, Cao Bằng tạp chí nhất tập, Tư liệu Viện dân
tộc học, KH: TLD.271.
[6]. Lã Văn Lô (1963), “Xung quanh vấn đề Thục Phán An
Dương Vương hay là truyền thuyết "Cẩu chúa cheng vùa" của
đồng bào Tày”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 50.
[7]. Lã Văn Lô, Lê Bình Sự, Lịch sử xã hội nguyên thủy
của người Tày qua truyền thuyết “Pú Luông quân”, Tạp
chí NCLS, số 65, năm 1964.
[8]. Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Văn Quân (Cb-2007), Địa
chí Cổ Loa, Nxb Hà Nội.
[9]. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục,
tập III, Nxb GD, HN.
[10]. Tỉnh uỷ Cao Bằng,Viện Sử học (1995), Nùng Trí Cao,
Hội thảo khoa học, Nxb Hà Nội, HN.
[11]. Trần Quốc Vượng, Đặng Nghiêm (1966), Vấn đề An
Dương Vương và lịch sử dân tộc Tày ở Việt Nam, Thông báo
khoa học Sử học, trường Đại học Tổng hợp, tập II.
Nguyễn Thị Hải Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 17 - 22
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
SUMMARY
SEVERAL ASPECTS OF THE TAY ETHNIC ORIGIN
IN CAO BANG PROVINCE
Nguyen Thi Hai*
College of Education - TNU
The Tay ethnic people are indigenous inhabitants, who have lived for long-standing generations in Cao
Bang, as well as in a few other provinces in the mountainous northern areas of Vietnam. For the objective
and subjective reasons, however, there appeared new ethnical groups in Cao Bang, such as the Kinh, Nung,
and Hoa. These new inhabitants were gradually converted to the Tay and coexisted with the Tay origin. “The
old Kinh changes to the Tho” became an unique phenomenon, which remained for a long time and grew
rapidly in the seventeenth and eighteenth centuries. The phenomenon had a great effect to the socio-
economic life and culture of the minorities as well as the local areas, leading to the formation of new factors.
Cao Bang became a typical centre of cultural interference between the Tay and Viet in the Viet Bac region.
Key words: ethnic Tay, Cao Bang, An Duong Vuong, Culture, Tho ty
*
Tel: 0986938872; Email: nguyenthihai83@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_32410_35864_382012153218vainetvenguongocnguoitay_438_2052778.pdf