Ứng dụng tiến trình giao tiếp vào việc giảng dạy ngoại ngữ

Điều cần nhấn mạnh trong việc áp dụng tiến trình giao tiếp là cho sinh viên dùng ngôn ngữ trước khi cho sinh viên hiểu biết cấu trúc của nó. Tóm lại, việc áp dụng tiến trình giao tiếp vào việc giảng dạy ngoại ngữ vẫn còn rất mới mẻ. Tuy nhiên, chúng ta không thể thay đổi lối giảng dạy. Tiến trình này là kết quả sau nhiều năm nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ và các nhà giáo dục.

pdf9 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng tiến trình giao tiếp vào việc giảng dạy ngoại ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI THẢO KHOA HỌC TỔ NGOẠI NGỮ trang 87-95 THÁNG 6, 2011 TP.HCM 87 Ứng Dụng Tiến Trình Giao Tiếp Vào Việc Giảng Dạy Ngoại Ngữ GV. Lê Thị Kim Khánh Tổ Ngoại ngữ, trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh Tóm tắt Trong hoàn cảnh hiện nay, việc giảng dạy ngoại ngữ cần phải ứng dụng các phương pháp và tiến trình mới. Tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, Úc việc giảng dạy ngôn ngữ được coi là một tiến trình giảng dạy (approach) chứ không phải là một phương pháp (method) và nhằm trau dồi khả năng giao tiếp vốn là mục định của việc giảng dạy ngôn ngữ, (Hymes, 1972). Tiến trình giảng dạy ngôn ngữ hiện đang được áp dụng trên thế giới là tiến trình giao tiếp (communicative language teaching approach). Abstract Under the title of ‘The implication of the communicative language teaching approach to teach foreign languages’, the author pointed out that teaching foreign languages needs to apply the latest methods and approaches. In developed countried as UK, USA, Australia, teaching foreign languages is considered as an approach, not a method in order to enhance the ability of communication aacording to the purpose of teaching foreign languages (Hymes, 1972). The recent approach of teaching foreign languages that has been applied all over the world is the coomunicative language teaching approach. 1. Khái quát Từ trước đến nay, đã có nhiều phương pháp và tiến trình giảng dạy ngôn ngữ. Các phương pháp và tiến trình đã phải luôn luôn cập nhật cho phù hợp với thời gian, GV.Lê Thị Kim Khánh Ứng Dụng Tiến Trình Giao Tiếp Vào Giảng Dạy Ngoại Ngữ 88 không gian, mục tiêu, lứa tuổi, trình độ và nhu cầu của sinh viên. Trong hoàn cảnh hiện nay, việc giảng dạy ngoại ngữ cần phải ứng dụng các phương pháp và tiến trình mới. Tại các nước tiên tiến như Anh, Mỹ, Úc việc giảng dạy ngôn ngữ được coi là một tiến trình giảng dạy (approach) chứ không phải là một phương pháp (method) và nhằm trau dồi khả năng giao tiếp vốn là mục định của việc giảng dạy ngôn ngữ, (Hymes, 1972). Tiến trình giảng dạy ngôn ngữ hiện đang được áp dụng trên thế giới là tiến trình giao tiếp (communicative language teaching approach) 2. Quan niệm giáo dục và ngôn ngữ Tiến trình giao tiếp đã dựa trên quan điểm giáo dục truyền động (transaction) và ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp 2.1. Quan niệm về giáo dục và truyền động Việc giáo dục dựa trên quan điểm truyền thụ (transmission) đã tiếp diễn qua nhiều thế kỷ khi mà khoa học kỹ thuật còn chưa tiến bộ và con người chưa kinh qua những thay đổi lớn lao. Theo lối giáo dục truyền thụ, vai trò của giảng viên là trọng tâm. Mọi kiến thức, kinh nghiệm sinh viên học hỏi đều qua giảng viên. Thêm vào đó những thiếu sót của người dạy về mặt kinh nghiệm, kiến thức đã phương hại đến sự phát triển của sinh viên (xem mô hình 1: Quan niệm giáo dục truyền thụ) Sau nhiều cuộc nghiên cứu và thí nghiệm, các nhà giáo dục cho rằng việc giáo dục phải nhắm đến sinh viên là chính (learner-centered), phải tạo môi trường, hoàn cảnh cho sinh viên tiếp xúc với kiến thức trong sách vở và kinh nghiệm ngoài đời. Vai trò của giảng viên trở thành người hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên học hỏi, tìm tòi khám phá (xem mô hình 2: Quan niệm giáo dục truyền động). GV.Lê Thị Kim Khánh Ứng Dụng Tiến Trình Giao Tiếp Vào Giảng Dạy Ngoại Ngữ 89 2.1.1. Quan Niệm Giáo Dục Truyền Thụ (Transmission) Kiến thức Kinh nghiệm Thầy giáo Sinh viên K K SSS GV.Lê Thị Kim Khánh Ứng Dụng Tiến Trình Giao Tiếp Vào Giảng Dạy Ngoại Ngữ 90 2.1.2. Quan Niệm Giáo Dục Truyền Động (Transaction) Kiến thức Kinh nghiệm Thầy giáo Sinh viên 2.2. Quan niệm ngôn ngữ Tiến trình giao tiếp đã dựa trên quan điểm về ngôn ngữ như sau: a. Ngôn ngữ là một hệ thống diễn tả ý nghĩa b. Nhiệm vụ căn bản của ngôn ngữ là giao tiếp c. Cấu trúc ngôn ngữ phải ánh trong các chức năng dùng ngôn ngữ giao tiếp Những đơn vị căn bản của ngôn ngữ không phải thuần đặc điểm cấu trúc và ngữ pháp mà còn tuỳ thuộc vào ý nghĩa được diễn tả trong các thể loại (Henry Widdowson, 1978) ngôn ngữ (ngữ thể, văn bản, ngôn bản: text-types, genres, discourse forms) K K S S S GV.Lê Thị Kim Khánh Ứng Dụng Tiến Trình Giao Tiếp Vào Giảng Dạy Ngoại Ngữ 91 2.3. Quan niệm về việc học ngôn ngữ Việc học ngôn ngữ theo tiến trình giao tiếp diễn tiến theo những nguyên tắc sau:  Tạo các hoạt động dùng ngôn ngữ có bối cảnh giao tiếp thực  Ngôn ngữ dùng trong hoạt động phải mang ý nghĩa  Dùng ngôn ngữ có ý nghĩa là tiến trình học (Johnson, 1982) Như vậy, ứng dụng tiến trình giao tiếp vào việc giảng dạy một loại ngôn ngữ là ứng dụng tiến trình hoạt động dùng ngôn ngữ giúp sinh viên tham dự vào các hoạt động dùng ngôn ngữ, sau đó lấy những yếu tố ngữ pháp trong thể loại (discourse) cho sinh viên thực hành một số bài tập (exercises) 3. Tạo hoạt động dùng ngôn ngữ Hoạt động dùng ngôn ngữ là những cách dùng các thể loại trong từng hoàn cảnh giao tiếp. trong đời sống hằng ngày, các hoạt động không xảy ra riêng lẻ. Do đó, các hoạt động đung ngôn ngữ phải được tạo thành từng cụm hoạt động (activity cluster) Trong mục tiêu trau dồi 4 kỹ năng ngôn ngữ, các loại động cần phải được phối hợp để đáp ứng những nhu cầu và mục tiêu:  Các hoạt động tiếp thụ: nghe hiểu và đọc hiểu  Các hoạt động diễn đạt: nói và viết Các hoạt động này được các nhà giáo dục ngôn ngữ phân thành 6 loại hoạt động (xem mô hình 3: các hoạt động dùng ngôn ngữ) GV.Lê Thị Kim Khánh Ứng Dụng Tiến Trình Giao Tiếp Vào Giảng Dạy Ngoại Ngữ 92 Hình 3: các hoạt động dùng ngôn ngữ Activiti Hoạt động loại 1: Thiết lập và duy trì sự liên hệ. Thảo luận các đề tài như trao đổi tin tức, ý kiến, thái độ, cảm Hoạt động loại 2 tham dự vào các cuộc đối đáp nhằm giải quyết, sắp xếp, trao đổi ý kiến/ quyết định về 1 vấn đề nào đó Hoạt động loại 3 Thu lượm tin tức bằng cách tìm tòi trong các tài liệu thỉnh thị/ tài liệu viết. và bằng cách nghe, đọc.. Hoạt động loại 6 Tự diễn đạt bằng cách nói hoặc viết như diễn kịch, làm thơ, viết truyện Hoạt động loại 4 Thông đạt tin tức bằng cách nói hoặc viết qua việc nói chuyện, thuyết trình, làm luận Hoạt động loại 5 Nghe, đọc, xem truyện, kịch, thơ, phim, tranh.. Các hoạt động dựa trên mục đích giao tiếp GV.Lê Thị Kim Khánh Ứng Dụng Tiến Trình Giao Tiếp Vào Giảng Dạy Ngoại Ngữ 93 Trước khi tạo các hoạt động, người dạy làm những việc sau đây  Chọn đề tài: trình độ phù hợp, nhu cầu và sở thích của sinh viên  Đưa ra mục tiêu: dựa vào mục đích học ngôn ngữ và soạn mục tiêu cho từng bài học.  Chọn thể loại và ngữ pháp: tuỳ theo trình độ ngôn ngữ và nhu cầu của sinh viên, các thể loại được đưa vào các hoạt động và từ thể loại, giảng viên sẽ lấy ra những điểm ngữ pháp cho sinh viên thực hành qua những bài tập.  Sau cùng là tạo các hoạt động thành cụm có tính liên tục từ các hoạt động tiếp thụ đến các hoạt động diễn đạt. Trong các hoạt động dùng ngôn ngữ, cần có thêm các bài tập để hỗ trợ cho việc dùng ngôn ngữ, đặc biệt các bài tập nhằm trau dồi các yếu tố ngữ pháp, ngữ âm như phát âm, đọc vần, tạo từ, thành lập câu, diễn tả thời gian. Những bài tập không phải là trọng tâm của một bài dạy mà chính xác các hoạt động dùng ngôn ngữ do sinh viên thực hiện mới là chính Trong khi tạo hoạt động dùng ngôn ngữ sinh viên, giảng viên cần xác định bối cảnh nào và vai trò gì trong lúc dùng ngôn ngữ. Thí dụ, việc xưng hô ở nhà hay ở trường (bối cảnh) và vai trò là người con trong gia đình hay là sinh viên trong trường. 4. Các yếu tố cần biết khi tạo các hoạt động 4.1. Học viên Học viên thuộc lứa tuổi nào trong môi trường xã hội và giáo dục nào, nhu cầu học ngoại ngữ của học viên 4.2. Trình độ ngôn ngữ Trong các lớp ngoại ngữ thường có nhiều trình độ khác nhau. Các kỹ năng ngôn ngữ của sinh viên cũng không đồng đều. GV.Lê Thị Kim Khánh Ứng Dụng Tiến Trình Giao Tiếp Vào Giảng Dạy Ngoại Ngữ 94 4.3. Mục tiêu Các lớp ngoại ngữ cho người lớn thường có những mục tiêu học khác biệt: học ngoại ngữ để giao tiếp với nhân viên, giao tiếp với bạn bè, làm việc cho các công ty. Những yếu tố này là những khó khăn cho những ai giảng dạy theo phương pháp truyền thụ. Trái lại theo tiến trình giao tiếp, các hoạt động dùng ngôn ngữ riêng lẻ áp dụng cho từng nhóm dựa theo sự khác biệt như vừa kể trên. Điều cần nhấn mạnh trong việc áp dụng tiến trình giao tiếp là cho sinh viên dùng ngôn ngữ trước khi cho sinh viên hiểu biết cấu trúc của nó. Tóm lại, việc áp dụng tiến trình giao tiếp vào việc giảng dạy ngoại ngữ vẫn còn rất mới mẻ. Tuy nhiên, chúng ta không thể thay đổi lối giảng dạy. Tiến trình này là kết quả sau nhiều năm nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ và các nhà giáo dục. Tác giả GV. Lê Thị Kim Khánh là giảng viên biên chế trường Đại học Sư phạm TP.HCM; phụ trách giảng dạy các khóa tiếng Anh Tổng quát và tiếng Anh chuyên ngành Địa lý, và Giáo dục Thể chất. Tài liệu tham khảo Allwright, R.L., (1977). Language Learning Through Communication Practice, ELT, London: British Council. Brumfit, C.J. and Johnson, K., (1974), Communicative Approach to Language Teaching Oxford Uninversity Press. Johnson, (1982), Communicative Syllabus Design and Methology, Oxford, Pergamon. Littlewood, W., (1982), Communicative Language Teaching, Cambridge University Press, Cambridge. GV.Lê Thị Kim Khánh Ứng Dụng Tiến Trình Giao Tiếp Vào Giảng Dạy Ngoại Ngữ 95 Phan, V.G., (1993), Vietnamese Syllabus for Secondary schools, Centre for Asia Pacific Studies, Victoria University of Technology, Melbourne. Phan, V.G (2007), Methods in Language Teaching, Hoa Sen University, HCM City Widdowson, H.G., (1982) Teaching Languages as Communication, Oxford University Press, Oxford. Richard, C.J. and Rodgers, S.T., (1986), Approaches anh Methods in Language Teaching Cambridge University Press, New York.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphuong_phap_hoc_tieng_anh_hieu_qua_5964.pdf