Với chiều dài bờ biển khoảng 3.260 km, trên
2.000 loài hải sản, mức đa dạng sinh học cao, có
nhiều cửa cửa sông, rừng ngập mặn và bãi đẻ của
nhiều loài hải sản - điều kiện tốt cho ngành khai
thác thủy sản phát triển. Tuy nhiên, đội tàu khai
thác hải sản của nước ta phát triển ngoài tầm kiểm
soát đạt gần 130.000 phương tiện, cơ cấu ngành
nghề không hợp lý (18,5% tàu lưới kéo, 41,4% tàu
lưới rê, 5,7% tàu lưới vây, 17,1% tàu câu và số còn
lại là các nghề khác) và tỷ trọng đội tàu khai thác
ven bờ chiếm gần 92% nên đã gây áp lực lớn lên
nguồn lợi hản sản và đặc biệt ở khu vực ven bờ [4].
Bên cạnh đó, công tác quản lý còn nhiều bất cập
nên tình trạng vi phạm các quy định về quản lý khai
thác của ngư dân rất phổ biến (100% tàu lưới kéo vi
phạm quy định kích thước mắt được phép sử dụng
ở đụt lưới) [3]. Chính vì vậy, nguồn lợi thủy sản đã
và đang suy giảm rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất
lớn đến sinh kế của ngư dân ven biển và chiến lược
phát triển ngành thủy sản của nước ta.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng rạn nhân tạo trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
190 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
ỨNG DỤNG RẠN NHÂN TẠO TRONG VIỆC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN LỢI THỦY SẢN
THE APPLICATION OF ARTIFICIAL REEFS TO MARINE RESOURCES PROTECTION
Nguyễn Trọng Lương1
Ngày nhận bài: 27/10/ 2012; Ngày phản biện thông qua: 07/5/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013
TÓM TẮT
Công nghệ rạn nhân tạo là một trong những giải pháp kỹ thuật được các nước có biển trên thế giới áp dụng để bảo vệ
và phát triển nguồn lợi thủy sản, phục vụ phát triển nghề cá theo hướng ổn định và bền vững. Ngày nay, công nghệ này đang
được áp dụng rộng rãi trên các Châu lục cả về quy mô và kỹ thuật, mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển nghề cá.
Với mục đích chia sẽ thông tin, nâng cao nhận thức và hình thành ý thức về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
của bạn đọc, bài viết đã cung cấp một số thông tin cơ bản về tình hình nghiên cứu, ứng dụng và đánh giá rạn nhân tạo
trên thế giới.
Từ khóa: Rạn nhân tạo, nguồn lợi thủy sản
ABSTRACT
Artifi cial reef technology is applied in developed countries to protect and regenerate the marine resources for
sustainable fi sheries development.
Nowadays, this technology is applying in almost continents and achieved high effect in fi sheries development. In
order to share the information and improving aware of fi sheries, aquatic resources protection, the paper provides some
information about research, apply and evaluate the artifi cial reef in the world.
Keywords: Artifi cial reef, fi sheries resources
1 ThS. Nguyễn Trọng Lương: Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
VAÁN ÑEÀ TRAO ÑOÅI
I. MỞ ĐẦU
Qua quá trình phát triển, thực tiễn nghề khai thác
thủy sản ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã hoàn
toàn bác bỏ quan niệm từ lâu cho rằng “nguồn lợi
thủy sản là vô tận và đại dương là rất hào phóng” [1].
Khi cường lực khai thác phát triển mạnh và trình độ
công nghệ đạt tới mức khá hiện đại thì hầu hết các
loài thủy sản trên các đại dương dù sống ở gần bờ
hay xa bờ, tầng mặt, tầng giữa hay tầng đáy và thậm
chí là sống trong bùn, hang đã và đang bị con người
đánh bắt khá triệt để. Hơn nữa, khai thác hải sản quá
mức bằng những phương pháp đánh bắt mang tính
hủy diệt không những phá vỡ cân bằng sinh thái mà
còn hủy hoại nơi cư trú của các loài thủy sản, làm
giảm khả năng bổ sung nguồn lợi tự nhiên và hậu
quả của nó là giảm trữ lượng cá khai thác.
Để hạn chế sự tác động của con người lên
nguồn lợi sinh vật biển nói chung và nguồn lợi thủy
sản nói riêng, các nước trên thế giới đã áp dụng
đồng thời nhiều giải pháp khác nhau. Trong đó, rạn
nhân tạo là giải pháp kỹ thuật được các nhà khoa
học và quản lý đánh giá rất cao trong việc bảo vệ, tái
tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Trên thế giới, thuật ngữ rạn nhân tạo (Artifi cial
Reef) đã được sử dụng khá phổ biến. Khái niệm này
được sử dụng khác nhau theo từng quốc gia, vùng
lãnh thổ và mục đích tạo rạn. Trong lĩnh vực bảo vệ
và phát triển nguồn lợi, rạn nhân tạo được hiểu là
việc xây dựng “ngôi nhà” cho cá bằng những vật thể
tự nhiên hoặc do con người tạo ra và thả xuống đáy
biển nhằm thay đổi điều kiện vật lý, hải dương, tạo
nơi dinh dưỡng cư, tập trung cá và tạo giá thể để
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 191
khôi phục san hô nhằm nâng cao hiệu quả khai thác
ở vùng nước xa bờ và hạn chế cường lực khai thác
ở vùng nước ven bờ.
II. NỘI DUNG
1. Lịch sử phát triển
Việc thả rạn nhân tạo trên thế giới được tiến
hành từ rất sớm với nhiều mục đích khác nhau. Từ
hàng ngàn năm trước, loài người đã biết sử dụng
rạn nhân tạo trong việc trị thủy và chống giặc ngoại
xâm. Xây dựng rạn nhân tạo nhằm phát triển nguồn
lợi thủy sản được bắt đầu từ những năm 1600 tại
Nhật Bản. Vào thời gian đó, người Nhật Bản đã xây
dựng rạn san hô nhân tạo bằng cao su và đá tảng
để trồng tảo bẹ. Người ta nhận thấy rằng, bên cạnh
tảo bẹ phát triển thì mật độ cá ở vùng thả rạn tăng
lên theo thời gian và đây cũng là nền tảng cho việc
phát triện rạn nhân tạo để tập trung, bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thủy sản. Việc nghiên cứu, ứng dụng
rạn nhân tạo được phát triển mạnh mẽ từ những
năm 1970, đến nay đã có gần 50 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới ứng dụng công nghệ này để
bảo vệ, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản và hạn
chế khai thác thủy sản bất hợp pháp.
Đến nay, các nhà khoa học trên thế giới đã
tổ chức được 9 lần Hội nghị quốc tế về rạn nhân
tạo và môi trường sống của các loại thủy sinh
(International Conference on Artifi cial Reefs and
Related Aquatic Habitats - viết tắt là CARAH). Tại
Hội nghị lần thứ Nhất (1974) tổ chức tại Houston -
Texas - Hoa Kỳ chỉ có 35 bài tham luận và đến Hội
nghị lần thứ Chín (2011) tại Curitiba - PR - Brazil có
tới 160 bài tham luận. Ở Hội nghị quốc tế lần thứ
Bảy (1999) các nhà khoa học đã tổng kết: Hiện tại,
trên thế giới chưa có một công trình nào tổng hợp
hay ghi chép lại đầy đủ lịch sử nghiên cứu và ứng
dụng công nghệ rạn nhân tạo trong việc khôi phục
môi trường và nguồn lợi thủy sinh. Tại Hội nghị này,
có 19 quốc gia với 116 bài tham luận. Trong đó, có
25% số bài báo cáo về nghiên cứu và thử nghiệm
rạn nhân tạo; 37% số bài báo cáo về vấn đề sử
dụng rạn nhân tạo; 30% báo cáo viết về kế hoạch,
chính sách và chương trình sử dụng rạn nhân tạo
và số còn lại chỉ thảo luận về mục đích, ý nghĩa
của rạn nhân tạo. Tuy nhiên, đến Hội nghị lần thứ
Chín đã có nhiều quốc gia báo cáo về chương trình,
chính sách và kế hoạch ứng dụng rạn nhân tạo. Bên
cạnh đó, các nhà khoa học cũng đã xuất bản các tài
liệu hướng dẫn kỹ thuật xây dựng rạn tạo phù hợp
với các vùng biển khác nhau, hướng dẫn lựa chọn
vật liệu tạo rạn, cấu trúc rạn, địa điểm lắp đặt,...
Ở nước ta, các nhà khoa học chỉ mới nghiên
cứu ứng dụng giá thể rạn nhân tạo (bê tông cốt thép
và nhựa PVC) để khôi phục rạn san hô tự nhiên
mà chưa quan tâm đến việc việc bảo vệ, tái tạo,
phát triển nguồn lợi thủy sản và chống đánh bắt bất
hợp pháp. Để phát triển nghề khai thác thủy sản
theo hướng bền vững, ngoài các biện pháp đã và
đang thực hiện như hiện nay, ngành thủy sản cần
triển khai nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng công
nghệ rạn nhân tạo vào lĩnh vực bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là ở vùng biển ven bờ.
2. Ứng dụng công nghệ rạn nhân tạo ở một số
nước điển hình
2.1. Ở Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những cường quốc trên
thế giới về công nghệ rạn nhân tạo. Để nâng cao vị
thế của nghề cá thương mại, nước này đã nghiên
cứu và ứng dụng rạn tạo từ thế kỷ thứ 18. Rạn nhân
tạo được xây dựng cho cả vùng ven bờ và vùng
biển khơi.
Ở vùng biển ven bờ, rạn nhân tạo được sử
dụng để phát triển nguồn lợi hải sản nhỏ, cá chưa
trưởng thành thông qua cải thiện chất lượng môi
trường nước và hạn chế các nghề đánh bắt mang
tính hủy diệt cao như nghề te, lưới kéo, lưới vây.
Trong những năm gần đây, Nhật Bản đã đầu
tư hàng chục tỷ Yên cho việc nghiên cứu, thiết kế
và ứng dụng công nghệ rạn nhân tạo phục vụ phát
triển nghề cá. Từ năm 1976 đến 2000, Nhật Bản đã
đầu từ 11.860 tỷ Yên để xây dựng và lắp đặt 644 rạn
nhân tạo với quy mô khoảng 5 triệu m3, bao phủ trên
12% diện tích đáy biển ở vùng nước ven bờ.
Ngoài việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải
sản ven bờ, họ còn tập trung các đàn cá đại dương
vào vùng nước ven bờ nhằm nâng cao hiệu quả
đánh bắt cho các tàu thuyền nhỏ.
2.2. Ở Thổ Nhĩ Kỳ
Theo ghi nhận của Khoa Thủy sản (Trường
Đại học Aegean, Thổ Nhĩ Kỳ) chương trình nghiên
cứu ứng dụng rạn nhân tạo đầu tiên của nước này
được bắt đầu từ năm 1989. Do sự phát triển nhanh
chóng của nghề khai thác thủy sản, đặc biệt là nghề
lưới kéo đáy đã làm cho các hệ sinh thái biển bị tàn
phá nghiêm trọng và nguồn lợi bị giảm sút nhanh
chóng nên đã đe dọa đến sự phát triển bền vững
của nghề cá nước này. Chính vì thế, Chính phủ
nước này đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kỹ
thuật nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của
nghề khai thác thủy sản. Với chương trình phát triển
nghề cá ven bờ, cải thiện chất lượng môi trường
sống cho các loài thủy sinh, ngăn cản nghề lưới kéo
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
192 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
hoạt động bất hợp pháp, bảo vệ bãi đẻ của cá, phát
triển du lịch lặn biển và bảo vệ nghề khai thác quy
mô nhỏ ven bờ họ đã xây dựng 08 vùng rạn nhân
tạo với diện tích khoảng 1.500m3. Sau 8 năm thực
hiện, kết quả đạt được là thành phần loài cá ở vùng
rạn nhân tạo tăng lên khoảng trên 40%, môi trường
sống được cải thiện và sinh kế của ngư dân nghèo
ven biển được ổn định [5].
2.3. Ở Anh
Quốc gia này đã xây dựng rạn nhân tạo từ năm
1984, đến nay đã lắp đặt khoảng 35.000 đơn vị rạn,
chia thành 6 vùng rạn ở vùng biển ven bờ. Mục tiêu
của dự án xây dựng rạn nhân tạo tập trung vào 5
lĩnh vực chính: (1) Tạo điều kiện để phát triển du lịch
lặn biển; (2) Khôi phục lại môi trường sống của các
loài thủy sản; (3) Phát triển kinh tế - xã hội của cộng
đồng ngư dân ven biển; (4) Giảm xung đột các hoạt
động liên quan đến biển và (5) phát triển nguồn lợi
thủy sản cho nghề cá thương mại.
Việc xây dựng rạn nhân tạo không những làm
tăng đáng kể nguồn lợi cá Tuyết, tôm Hùm, cá Hồng,
cá Mú và các loài nhuyễn thể ở Vịnh Poole, Torness
và Loch Linne mà còn tái sử dụng và giải tỏa sức ép
các loại phế liệu trên bờ như lốp xe cũ, xỉ than từ nhà
máy nhiệt điện. Đối với quốc gia này, các chương
trình, dự án xây dựng rạn nhân tạo phục vụ nghề cá
chủ yếu được tài trợ bởi các tổ chức phi chính phủ,
chính quyền địa phương ven biển và ngư dân.
Hình 1. Cấu trúc rạn nhân tạo ở Anh
2.4. Ở Mỹ
Quốc gia này có nhiều chương trình xây dựng
rạn nhân tạo, thiết lập trên nhiều vùng biển ở các
Bang. Mục đích của họ là thu hút cá nhằm phát
triển nghề cá giải trí, nghề cá thương mại, bảo tồn
và phát triển đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, các
chương trình này cũng nhằm mục đích xử lý chất
thải trên đất liền. Chính vì thế, vật liệu sử dụng để
làm rạn nhân tạo là các dạng rác thải lớn như bê
tông, đá, gạch xây dựng, lốp xe, các loại ô tô, ca bin
tàu lửa, các loại tàu biển. Các khu rạn nhận tạo đầu
tiên được xây dựng ở Nam Carolina vào những năm
1980 bằng việc sử dụng các ngôi nhà cũ nát trên
bờ. Vào thời điểm đó, có trên 80% các bãi rạn nhân
tạo ở Mỹ sử dụng các vật liệu cũ. Hầu hết các bãi
rạn này được xây dựng bởi các nhà từ thiện quan
tâm đến sự phát triển của nghề cá nước nhà. Chính
vì thế, các bãi rạn được xây dựng và bảo vệ rất
thành công trên cơ sở quản lý dựa vào cộng đồng.
Cụ thể, các điểm du lịch câu cá giải trí và lặn biển
đã thu hút hơn 65% lượng khách so với các năm
trước khi xây dựng rạn, lợi nhuận của nghề cá ven
bờ tăng từ 5% lên 40% và nghề cá thương mại tăng
từ 10% lên 15%.
Đến những năm 1970, các nhà khoa học ở Mỹ
bắt đầu thiết kế và thử nghiệm các loại rạn với các
loại vật liệu khác nhau nhằm tạo nơi sinh cư tốt nhất
cho các loài sinh vật biển. Kết quả cho thấy, các
bãi rạn được chế tạo bằng bê tông cho hiệu quả
cao nhất. Cụ thể, độ ổn định và tuổi thọ cao, không
ảnh hưởng xấu đến môi trường, tạo môi trường cho
thực vật, sinh vật bám trú và phát triển [1].
Hình 2. Sử dụng vật liệu cũ tạo rạn nhân tạo ở Florida
(1: xác máy bay, 2: xác xe bọc thép)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 193
2.5. Ở Ấn Độ
Vào những năm 60 của thế kỷ XX, với sự phát
triển không có kiểm soát của nghề lưới kéo đáy đã
làm cho năng suất đánh bắt ở các ngư trường sụt
giảm nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến các cộng
đồng ngư dân sống phụ thuộc vào nghề đánh bắt
thủy sản. Để trả lại môi trường sống cho các loài hải
sản, Chính phủ, các tổ chức chính phủ và phi chính
phủ đã lên kế hoạch, đầu tư phát triển hệ thống rạn
nhân tạo dọc theo bờ biển ở Trivandrum. Sau 4 năm
hoạt động, các nhà khoa học đã kết luận rằng: Tại
những khu vực thả rạn nhân tạo có mức đa dạng sinh
học cao hơn 90,8% so với các vùng lân cận không
có rạn; năng suất đánh bắt cao hơn 70% đối với các
loài cá, 60% cho động vật thân mềm, 87% cho các
loại động vật không xương sống [9, 11]. Ở bờ biển
Karaikal, Chính phủ đã có chương trình xây dựng
rạn nhân tạo nhằm phát triển nguồn lợi thủy sản và
tạo sinh kế cho cộng đồng ngư dân ven biển. Thông
qua dự án này, môi trường sống của các loài sinh vật
biển được phục hồi, tạo mắt xích đầu tiên trong chuỗi
thức ăn của cá. Chính vì thế, mật độ cá tập trung dày
hơn, phục vụ đánh bắt tốt hơn, giảm chi phí nhiên liệu
nhiều hơn. Dự án cũng đã hỗ trợ cho 500 hộ ngư dân
sống ở 4 làng cá trong khu vực vay vốn và chuyển
đổi nghề nghiệp. Sau 2 năm thực hiện dự án, sản
lượng cá đánh bắt tăng lên 30 lần [10].
2.6. Ở Malaysia
Khu rạn nhân tạo đầu tiên được xây dựng ở
Sabah vào năm 1975 nhằm tăng năng suất sinh
học, tập trung nguồn lợi thủy sản để phục vụ nghề
cá giải trí và ngăn chặn nghề khai thác hải sản bằng
lưới kéo. Tổng diện tích rạn san hô nhân tạo mà
quốc gia xây dựng cho đến nay ước tính khoảng 30
km2 được chia thành 8 vùng rạn, độ sâu lắp đặt từ
5-30 mét. Vật liệu sử dụng để làm rạn nhân tạo bao
gồm tàu thuyền cũ, lốp xe, máy móc hỏng, đá tảng,
kim loại và sau này là bê tông cốt thép.
Với chương trình xây dựng rạn nhân tạo này đã
giúp cho khoảng 300 hộ ngư dân xung quanh khai
thác có hiệu quả cao. Bên cạnh, đó ngành du lịch và
dịch vụ cũng đạt được nhiều kết quả. Chính vì thế,
họ đang tiếp tục thực hiện nhiều dự án tương tự để
phục vụ phát triển kinh tế thủy sản và du lịch, giảm
mức chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và vùng
sâu, vùng xa [12].
2.7. Ở Philippin
Philippine là một quốc gia đầu tư khá mạnh vào
việc xây dựng rạn nhân tạo, khởi đầu là dự án ở
Dumaguete vào năm 1977. Đến nay, quốc đảo này
đã xây dựng và lắp đặt được gần 100.000 đơn vị rạn,
chia thành 11 vùng và đạt diện tích khoảng 40.000
km2. Sau khi dự án kết thúc, người ta đã đánh giá và
có kết luận rất khả quan về việc sử dụng rạn nhân tạo
trong phát triển nghề cá, du lịch và kinh tế xã hội của
vùng ven biển. Cụ thể là lợi ích từ nghề cá thương
mại tăng lên 30%, từ nghề cá giải trí tăng lên 31,5%.
Qua 9 lần theo dõi (khoảng 25% diện tích) vùng rạn
nhân tạo, kết quả đạt được là sản lượng đánh bắt ở
rạn nhân tạo cao hơn 150 lần so với sản lượng ở các
vùng rạn tự nhiên. Bên cạnh đó, sức sản xuất sinh
học cũng được phục hồi đáng kể, chất lượng môi
trường sống cho các loại sinh vật biển được cải thiện
và đó là giá trị rất to lớn nhất mà dự án mang lại.
Hình 3. Cấu trúc rạn nhân tạo ở Philippin
2.8. Ở Đài Loan
Từ năm 1951 với chương trình cắt giảm số
lượng tàu thuyền đánh cá để giảm cường lực khai
thác, bảo vệ, khôi phục nguồn lợi hải sản và phát
triển đa dạng sinh học của chính phủ. Số lượng
tàu thuyền dư thừa đã được chính phủ mua lại gần
1.000 chiếc, số tàu này khi cắt giảm được đánh đắm
tạo thành các bãi rạn nhân tạo cung cấp môi trường
sống của các loài hải sản [2].
Năm 1974, Đài Loan tiến hành xây dựng các
khu rận nhân tạo tại miền Bắc. Sau 1 năm thiết lập,
kết quả thu được là rất khả quan, có 24 loài thủy sản
đến sinh sản so với trước khi thả rạn.
Năm 1990, các nhà khoa học bắt đầu nghiên
cứu và xây dựng khu rạn nhân tạo ở miền Nam Đài
Loan. Sau 1 năm khi thành lập, người ta đã ghi nhận
là sản lượng đánh bắt tăng 1,6 - 2,7 lần so với trước
khi xây dựng, năng suất đánh bắt của 1 tấm lưới rê
trong bán kính 50m so với vùng rạn đạt 1,24 - 3,56 kg
và ngoài bán kính đó chỉ đạt 0,45 - 0,95kg. Ở
Hsinkang Pier, sau 6 tháng lắp đặt, họ đã khai thác
được 20 tấn hải sản các loại, sản lượng trung bình
trước khi làm rạn chỉ đạt 180 kg/tàu/ngày, nhưng sau
đó đã tăng lên 400 kg/tàu/ngày. Bên cạnh sản lượng
khai thác tăng lên, chi phí nhiên liệu còn được giảm
xuống khoảng 15% so với trước khi xây dựng rạn.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
194 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Hình 4. Sử dụng lốp xe kết hợp bê tông làm rạn nhân tạo
(1: Đài Loan, 2: Hồng Kông)
3. Vật liệu và cấu trúc rạn nhân tạo
Các nhà khoa học đã tổng kết có 02 nhóm vật
liệu chính được sử dụng để xây dựng rạn nhân tạo,
tùy thuộc vào mục đích tạo rạn và vùng biển lắp đặt.
Đối với nhóm vật liệu tự nhiên, bao gồm: Tre cây,
cành cây, lá dừa, đá rạn, đá tảng, dây thừng, gỗ,...
Được lắp đặt ở đại dương và vùng cửa sông phục
vụ cho nghề cá thủ công, nghề cá thương mại và
một số ít là nghề cá giải trí. Đối với nhóm vật liệu
nhân tạo, bao gồm: Bê tông, cao su, nhựa PVC,
thép, bồn chứa nhiên liệu, tàu thuyền cũ và các khối
bê tông cốt thép được chế tạo chuyên biệt lắp ở đại
dương và biển khơi phục vụ cho nghề cá thương
mại, khôi phục môi trường sống và tập trung các
đàn cá đại dương phục vụ khai thác.
Cũng giống như các lĩnh vực khác, mô hình
và cấu trúc rạn nhân tạo trên thế giới cũng được
phát triển theo lộ trình phát triển của khoa học công
nghệ. Vào thời kỳ đầu, hầu hết các loại rạn trên thế
giới được chế tạo đơn giản hoặc chỉ đơn thuần là
vật thể cũ (đồ dùng gia đình, cấu kiện bê tông từ
nhà, cầu đường), đá tảng hay một số kết cấu bằng
tre, gỗ, lốp xe, tàu thuyền cũ... [7, 8]. Tuy nhiên, các
cấu kiện rạn nhân tạo tự nhiên và tái sử dụng ít
hấp dẫn các loài sinh vật biển. Hơn nữa, một số
vật liệu cũ sử dụng làm rạn nhân tạo có tác động
không tốt đến môi trường nước và nguồn lợi sinh
vật như lốp xe, xác máy và cấu kiện khác sắt [10].
Như vậy, trong quá trình xây dựng rạn nhân tạo phát
triển nghề cá cần chú ý đến loại vật liệu nhằm đảm
bảo độ bền cao, không gây tác động môi trường và
nguồn lợi thủy sản.
Cùng với lịch sử ra đời rạn nhân tạo, Nhật Bản
là quốc gia khởi đầu cho việc nghiên cứu, thiết kế
và thử nghiệm các cấu trúc rạn hiện đại phục vụ
phát triển nghề cá. Đây là cơ sở làm nền tảng cho
các nước và các nhà khoa học trên thế giới tiếp tục
triển khai các nghiên cứu, ứng dụng vào từng khu
vực với mục tiêu và cấu trúc rạn khác nhau. Qua
quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã kết luận
rằng sử dụng rạn nhân tạo bằng bê tông đạt kết
quả cao nhất, đó là: (1) Không tác động tiêu cực
lên môi trường sống; (2) Độ bền lớn, dễ chế tạo
và lắp đặt; (3) Kiến tạo được nhiều dạng hình thể,
kích thước và khối lượng theo mong muốn và (4)
có khả năng thu hút các các loài thủy sinh cao. Tuy
nhiên, xây dựng rạn nhân tạo bằng bê tông cũng
khá tốn kém và tùy thuộc vào điều kiện của từng
quốc gia, vùng miền mà lựa chọn phương án cho
phù hợp [6].
Hình 5. Cấu trúc và kích thước một số rạn nhân tạo trên thế giới
(1, 2: Pháp; 3, 4: Nhật Bản và 5: Hồng Kông)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 195
Cho đến nay, trên thế giới có rất nhiều loại cấu
trúc rạn nhân tạo khác nhau và chưa có công trình
nào khẳng định cấu trúc nào tối ưu nhất cho việc
bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Các nhà
khoa học cũng đã chứng mình rằng đối với các loại
rạn có kết cấu phức tạp và đồ sộ có khả năng thu
hút được nhiều loài sinh vật biển đến sinh sống.
Ngược lại, các loại rạn có kết cấu đơn điệu, độ che
phủ nhỏ sẽ ít hấp dẫn các loài thủy sinh. Bên cạnh
đó, việc lắp đặt rạn nhân tao cũng ảnh hướng đến
mật độ và số loài thủy sinh đến trú ngụ. Nếu lắp đặt
rạn nhân tạo thành từng cụm, sẽ thu hút nhiều loài
thủy sinh với mật độ cao hơn so với lắp đặt riêng lẻ.
Vì vậy, khi xây dựng rạn nhân tạo để tăng cường,
bảo vệ và phát triển nguồn lợi nên xây dựng quy
mô đủ lớn, lắp đặt thành từng cụm để tăng độ che
phủ lớn.
4. Khả năng ứng ụng ở Việt Nam
Với chiều dài bờ biển khoảng 3.260 km, trên
2.000 loài hải sản, mức đa dạng sinh học cao, có
nhiều cửa cửa sông, rừng ngập mặn và bãi đẻ của
nhiều loài hải sản - điều kiện tốt cho ngành khai
thác thủy sản phát triển. Tuy nhiên, đội tàu khai
thác hải sản của nước ta phát triển ngoài tầm kiểm
soát đạt gần 130.000 phương tiện, cơ cấu ngành
nghề không hợp lý (18,5% tàu lưới kéo, 41,4% tàu
lưới rê, 5,7% tàu lưới vây, 17,1% tàu câu và số còn
lại là các nghề khác) và tỷ trọng đội tàu khai thác
ven bờ chiếm gần 92% nên đã gây áp lực lớn lên
nguồn lợi hản sản và đặc biệt ở khu vực ven bờ [4].
Bên cạnh đó, công tác quản lý còn nhiều bất cập
nên tình trạng vi phạm các quy định về quản lý khai
thác của ngư dân rất phổ biến (100% tàu lưới kéo vi
phạm quy định kích thước mắt được phép sử dụng
ở đụt lưới) [3]. Chính vì vậy, nguồn lợi thủy sản đã
và đang suy giảm rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất
lớn đến sinh kế của ngư dân ven biển và chiến lược
phát triển ngành thủy sản của nước ta.
Để bảo vệ và phục hồi nguồn lợi thủy sản phục
vụ phát triển nghề cá theo hướng bền vững, ngoài
các biện pháp đã thực hiện như hiện nay cần triển
khai nghiên cứu và xây dựng các bãi rạn nhân tạo
tại vùng biển ven bờ là rất cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, 2001. Một số vấn đề về sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản.
2. Nguyễn Quang Hùng, 2004. Vai trò của rạn nhân tạo trong việc khôi phục và bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản. Proceeding of the
2nd Regional Workshop on Enhancing Coastal Resources. Training Department, SEAFDEC/TD, Thailand. Trang 4-8.
3. Nguyễn Trọng Lương, 2013. Báo cáo chuyên đề Thực trạng bảo quản sản phẩm trên tàu lưới kéo xa bờ tại Việt Nam.
4. Viện Kinh tế Quy hoạch Thủy sản, 2012. Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Tiếng Anh
5. Altan Lo and Adnan Tokac, 2002. Artificial reefs in Turkey. ICES Journal of Marine Science, 59: S192–S195.
6. Alevizon, W. S., and Gorham, J. C., 1989. Effects of artificial reef deployment on nearby resident fishes.
7. Artifi cial Reef Subcommittees, 2004. Guidelines for marine artifi cial reef materials.
8. Clark. S, A.J. Edwards, 1999. An evaluation of artifi cial reef structures as tools for marine habitat rehabilitation in the
Maldives.
9. Collins, K., Jensen. A., Robert, P & Rajan. J.B., 1995. Artisanal artifi cial reefs in Kerala, India.
10. Collins. K. J. Collins, et al, 2002. Environmental impact assessment of a scrap tyre artificial reef.
11. Devaraj. M., 1996. Artifi cial reef for artisanal fi sheries enhancement an attempt off trivandrum coast.
12. Edward Wong Fa1 Hung, 1989. Artifi cial reef development and management in Malaysia.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ung_dung_ran_nhan_tao_trong_viec_bao_ve_va_phat_trien_nguon.pdf