3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định tính khả thi của việc ứng dụng phần mềm iMindmap
trong dạy học GDH ở trường Sư phạm. Kết quả thực nghiệm đã phản ánh việc xây dựng
quy trình đó là đúng đắn, hệ thống BĐTD nội dung bài học được thiết kế bằng phần
mềm iMindmap phát huy hiệu quả, thực hiện được mục đích nghiên cứu đã xác định.
Qua đó, cho thấy vai trò, chức năng cũng như tính thiết thực của các phần mềm thiết kế
BĐTD trong dạy học hiện đại.
3.2. Kiến nghị
+ Nhà trường cần có quan điểm chỉ đạo sát sao trong việc sử dụng các PPDH hiện đại
theo hướng đổi mới và tích cực hoá hoạt động nhận thức, thường xuyên tổ chức những
chuyên đề bồi dưỡng, hội thảo, tập huấn về lí thuyết dạy học mới; tích cực cải biến, đổi
mới cách thức biên soạn giáo trình, bài giảng. Bên cạnh đó, nhà trường cần tăng cường
đầu tư hệ thống trang thiết bị dạy học hiện đại (máy chiếu, máy tính ), tích cực cải tiến
các điều kiện sư phạm (tổ chức lớp học.) tạo môi trường giảng dạy và học tập sôi nổi
trong việc chuyển biến cách thức dạy học truyền thống và ứng dụng cái mới, hiện đại vào
dạy học. Quan trọng hơn, giáo trình biên soạn cần đảm bảo tính hệ thống, logic, khái quát
cao, cấu trúc hợp lí tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận dụng BĐTD trong dạy học.
+ Tổ chuyên môn cần tăng cường khuyến khích việc thực hiện những đề tài nghiên cứu
khoa học về PPDH; chú trọng tìm hiểu lí thuyết dạy học mới kết hợp khai thác tính tích
cực của các PPDH truyền thống; báo cáo trong sinh hoạt tổ chuyên môn; dành thời gian
sinh hoạt chuyên môn cho nội dung liên quan đến BĐTD: kĩ năng xây dựng và sử dụng,
quy trình vận dụng BĐTD trong dạy học.
+ Giảng viên cần tích cực trong việc thiết kế giáo án, cải tiến phương pháp dạy học cập
nhật những cái mới, tiến bộ trong dạy học; tích cực học hỏi, rèn luyện kĩ năng xây dựng
và sử dụng linh hoạt phần mềm thiết kế BĐTD trong dạy học; cần phối kết hợp với các
phương pháp, phương tiện dạy học tích cực, các phần mềm dạy học hiện đại nhằm khai
thác tối đa ưu điểm của BĐTD.
10 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng phần mềm Imindmap của Buzan trong dạy học Giáo dục học - Nguyễn Thanh Hùnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 02(38)/2016: tr. 63-72
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM IMINDMAP CỦA BUZAN TRONG
DẠY HỌC GIÁO DỤC HỌC
NGUYỄN THANH HÙNG - PHẠM THỊ THUÝ HẰNG
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: iMindmap của Buzan, với tư cách là một phần mềm, cùng với máy
tính sẽ hỗ trợ được nhiều mặt trong quá trình dạy học, nhất là tạo ra những
điều kiện tốt để hoạt động nhận thức của sinh viên diễn ra một cách tích cực.
Ứng dụng phần mềm iMindmap trong dạy học mang lại nhiều ý nghĩa quan
trọng, góp phần nâng cao năng lực cho người dạy và người học [2], đồng
thời, đây cũng là một bước tiến trong việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng phần mềm
iMindmap của Buzan trong dạy học môn Giáo dục học ở trường Đại học Sư
phạm – Đại học Huế.
Từ khóa: Phần mềm iMindmap, ứng dụng, dạy học, Giáo dục học
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong dạy học, có thể nói mối quan tâm hàng đầu của người dạy chính là việc làm thế
nào để thiết kế được nội dung dạy học một cách tốt nhất. Một mặt, thiết kế đó thể hiện
được đầy đủ, chính xác những nội dung kiến thức, mặt khác vừa có thể giúp người học
nhận biết và định hướng được các đơn vị kiến thức; và quan trọng hơn nữa, còn giúp
các em hiểu chính xác mối quan hệ, sự liên kết giữa các đơn vị kiến thức một cách hứng
thú, tích cực [1]. Mind map (Bản đồ tư duy - BĐTD) có nhiều ưu thế nổi trội, ngôn ngữ
Mindmap có tính trực quan, khái quát nên Mindmap là một công cụ giúp giảng viên cụ
thể hóa, mô hình hóa, khái quát hóa nội dung một bài học cũng như định ra được quá
trình dạy học một cách hợp lí để đạt hiệu quả cao nhất [5]. Ứng dụng phần mềm
iMindmap trong dạy học sẽ mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng trong hoạt động dạy –
học. Buzan’s iMindMap là phần mềm thiết kế BĐTD được phát triển bởi ThinkBuzan
Ltd. Buzan’s iMindMap là một công cụ sáng tạo mang lại sự linh hoạt, thân thiện cho
thị giác và tư duy của não. Luyện tập với chương trình này, người sử dụng sẽ hình thành
cách ghi chép và suy nghĩ tổng thể cũng như chi tiết. Chức năng chính mà iMindmap
cung cấp giúp cho người sử dụng: lập BĐTD dễ dàng; trình chiếu sinh động nhờ hiệu
ứng 3D, chèn hình ảnh, âm thanh, video; xuất ra một số định dạng file thông dụng
như: PowerPoint, dạng ảnh, video, PDF, dạng Web [4] Có thể nói iMindMap là một
chương trình rất được mong đợi của giới tin học bởi sự quy mô, giao diện đẹp. Đồng
thời đây là phần mềm giúp ích rất nhiều trong việc giảng dạy bằng công nghệ thông tin
(CNTT) của giáo viên, hỗ trợ tích cực cho giảng viên trong tổ chức dạy học bài lên lớp
và tích cực hóa quá trình nhận thức của người học.
Ở trường Sư phaṃ, việc tìm kiếm, vận dụng các phương pháp, phương tiện dạy học mới
nhằm tạo dựng môi trường học tập tích cực cho sinh viên góp phần nâng cao chất lượng
hiệu quả dạy học đang là hướng được các nhà khoa học giáo dục, giảng viên giảng dạy
64 NGUYỄN THANH HÙNG – PHẠM THỊ THÚY HẰNG
Giáo dục học (GDH) (môn học trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng và thái độ
nghề nghiệp, môn dạy nghề cho sinh viên Sư phạm) hiện nay quan tâm nghiên cứu.
Trong đó, hướng nghiên cứu ứng dụng các phần mềm thiết kế BĐTD, đặc biệt ứng dụng
phần mềm iMindmap trong viêc̣ thiết kế nội dung dạy học và tổ chức dạy học bài lên
lớp môn GDH là hướng nghiên cứu mang nhiều ý nghĩa thiết thực trong công tác dạy và
học của giảng viên và sinh viên.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Thực trạng ứng dụng phần mềm thiết kế bản đồ tư duy iMindmap trong dạy
học GDH ở trường ĐHSP, ĐH Huế
2.1.1. Nhận thức về mức độ cần thiết ứng dụng phần mềm iMindmap trong dạy học
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy phần lớn giảng viên và sinh viên được hỏi đều đánh
giá cao mức độ cần thiết của việc ứng dụng phần mềm thiết kế BĐTD iMindmap trong
dạy học GDH. Kết quả thể hiện qua hình 1.
0
50
100
Rất cần thiết Cần thiết Có hay không
cũng được
Không cần
thiết
Giảng viên
Sinh viên
Giảng viên
Sinh viên
Hình 1. Biểu đồ nhận thức của giảng viên và sinh viên về sự cần thiết của việc ứng dụng
phần mềm iMindmap trong dạy học GDH
Về phía giảng viên, có 2/11 giảng viên đánh giá sự cần thiết của việc ứng dụng phần
mềm thiết kế BĐTD trong dạy học ở mức độ rất cần thiết, 9/11 cho rằng cần thiết.
Trong khi đó, có 74,2% tổng số sinh viên được điều tra cho rằng “rất cần thiết”, và “cần
thiết” ứng dụng phần mềm vẽ BĐTD trong thiết kế nội dung dạy học môn GDH. Về
phía sinh viên, dù chưa hiểu biết nhiều về các phần mềm vẽ BĐTD, sinh viên vẫn thấy
được sự cần thiết của việc sử dụng phương tiện này trong dạy học GDH.
Để tìm hiểu thêm vấn đề liên quan đến nhận thức của giảng viên và sinh viên chúng tôi
đã tiếp tục khảo sát về lý do giảng viên và sinh viên đánh giá “rất cần thiết” và “cần
thiết” của việc ứng dụng phần mềm vẽ BĐTD iMinmap trong dạy học GDH, kết quả chỉ
ra rằng: giảng viên và sinh viên nhận thức tầm quan trọng và sự cần thiết của việc ứng
dụng phần mềm thiết kế BĐTD trong dạy học bởi rất nhiều lý do khác nhau. Trong đó,
ý kiến của giảng viên nổi bật lên với lý do: “Là công cụ hỗ trợ tích cực trong thiết kế
giáo án dạy học” ( =1,89),“Ứng dụng CNTT trong dạy học và đổi mới PPDH” ( =
1,85) Sinh viên giải thích sự đánh giá cao sự cần thiết với các lí do: “Hỗ trợ quá trình
nhận thức tích cực của sinh viên” ( = 1,78); “Tạo hứng thú học tập đối với môn học,
bài học” ( = 1,75) Như vậy, với sự lựa chọn trên đây, có thể thấy được việc ứng
ỨNG DỤNG PHÀN MỀM BUZAN’S IMINDMAP TRONG DẠY HỌC... 65
dụng phần mềm vẽ BĐTD trong dạy học được giảng viên và sinh viên quan niệm là
mang lại những lợi ích thiết thực cho chính quá trình dạy và học như: giúp sinh viên
nhận biết và định hướng được các đơn vị kiến thức, hiểu chính xác mối quan hệ, sự liên
kết giữa các đơn vị kiến thức ấy một cách hứng thú, tích cực...
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ sinh viên được khảo sát thể hiện chưa nhận thức đầy
đủ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc ứng dụng phần mềm vẽ BĐTD trong dạy học
môn GDH, cụ thể, sinh viên đưa ra lí do“Chưa hiểu biết nhiều và rõ về vai trò của
BĐTD” ( =1,79) và “E ngại thay đổi thói quen học tập truyền thống” ( = 1,93).
Những ý kiến thu được qua khảo sát cho thấy thói quen thụ động trong học tập vẫn còn
hiện hữu ở không ít sinh viên. Mặc dù có hứng thú với BĐTD, song nhiều sinh viên còn e
ngại, chưa tự tin và đặc biệt còn lo lắng khi giảng viên ứng dụng BĐTD trong dạy học.
2.1.2. Mức độ, kĩ năng, cách thức ứng dụng phần mềm thiết kế BĐTD iMindmap
trong dạy học GDH
a. Mức độ, kĩ năng ứng dụng trong dạy học
Kết quả khảo sát cho thấy, giảng viên ứng dụng phần mềm thiết kế BĐTD iMindmap
trong thiết dạy học GDH không phổ biến, chỉ ở mức độ thỉnh thoảng ( =1,41). Mặt
khác, hầu hết những giáo viên có ứng dụng các phần mềm thiết kế BĐTD trong dạy học
có kĩ năng thực hiện ở mức độ tương đối thành thạo. Cụ thể, giảng viên có thể tiến hành
“Trình chiếu BĐTD nội dung bài giảng được thiết kế” ( =1,38); giảng viên chủ động
“Tự thiết kế BĐTD nội dung bài giảng môn học” ( = 1,20). Như vậy, trong thực tế,
giảng viên chỉ thỉnh thoảng, thậm chí là không bao giờ ứng dụng phần mềm vẽ BĐTD
trong thiết kế nội dung dạy học cho bài lên lớp môn GDH. Ngoài ra, kĩ năng là một vấn
đề có tầm quan trọng đến sự thành công của tiết dạy học lên lớp có ứng dụng phần mềm
hỗ trợ thiết kế BĐTD, vì vậy, rèn luyện và nâng cao kĩ năng sử dụng phần mềm thiết kế
BĐTD cho giảng viên là vấn đề cần được quan tâm chú trọng.
b. Cách thức ứng dụng trong dạy học
Phần lớn giảng viên nhận định, BĐTD chỉ là phương tiện trực quan mang tính hỗ trợ để
giải thích, minh hoạ cho nội dung bài học. Với hình thức sử dụng này, giảng viên chưa
thực sự bồi dưỡng cho sinh viên khả năng tóm tắt, khái quát hoá, hệ thống hoá kiến
thức; hơn nữa, giảng viên chủ yếu vẫn là truyền thụ kiến thức sinh viên, ít kích thích
hoạt động nhận thức của sinh viên.
Bảng 1. Cách thức ứng dụng phần mềm thiết kế BĐTD iMindmap
trong tổ chức dạy học bài lên lớp
Cách thức ứng dụng SD
Giới thiệu BĐTD tổng quan trước khi giảng nội dung mới 0,93 0,77
Triển khai BĐTD theo tiến trình bài giảng 1,07 0,79
Sử dụng BĐTD hệ thống hóa kiến thức sau bài giảng 1,05 0,78
Tổ chức, hướng dẫn người học thiết kế BĐTD và đánh giá sản phẩm 1,10 0,83
* Ghi chú: 0 ≤ ≤ 3; : Điểm trung bình; SD: Độ lệch chuẩn
66 NGUYỄN THANH HÙNG – PHẠM THỊ THÚY HẰNG
Kết quả trình bày ở bảng 1 cho thấy các hình thức ứng dụng phần mềm thiết kế BĐTD
iMindmap trong dạy học GHD được giảng viên thực hiện với tần suất khá thấp, với mức
độ thỉnh thoảng, thậm chí, một số giảng viên chưa bao giờ tiến hành các hình thức ứng
dụng này, cụ thể: chỉ có 2/11 giảng viên thỉnh thoảng sử dụng; 7/11 giảng viên không
bao giờ sử dụng. Quan sát quá trình thực hiện bài lên lớp cho thấy hoạt động chủ yếu
của sinh viên trên lớp vẫn là thụ động ghi chép, việc gợi mở, đặt vấn đề để phát huy tính
tích cực, sáng tạo trong nhận thức nội dung bài học còn hạn chế. Với lối dạy đó, mặc dù
có sử dụng BĐTD trong dạy học nhưng sinh viên không có cơ hội cùng tích cực tham
gia xây dựng bài học nên hiệu quả sử dụng BĐTD chưa cao.
2.1.3. Những khó khăn khi ứng dụng phần mềm thiết kế BĐTD iMindmap trong dạy học
Thực tiễn khó khăn trong ứng dụng phần mềm vẽ BĐTD trong dạy học được các giảng
viên nhận định do các nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Một số nguyên nhân
khách quan có thể đề cập đến như: môi trường giảng dạy và học tập ít năng động; thiếu
phương tiện kĩ thuật và điều kiện sư phạm; sinh viên e ngại thay đổi phương pháp dạy
học truyền thống; mất nhiều thời gian, công sức hơn so với phương pháp soạn giáo án
thông thường Theo chúng tôi, những nguyên nhân này có thể tìm cách khắc phục vì
chúng cũng chỉ tác động từ bên ngoài, gây ảnh hưởng, hạn chế đến mức độ ứng dụng.
Nguyên nhân quan trọng và cốt yếu nhất vẫn là nguyên nhân chủ quan xuất phát từ
chính giảng viên. Cụ thể, các giảng viên còn gặp một số khó khăn tiêu biểu như: quỹ
thời gian hạn chế; thiếu kiến thức, kĩ năng xây dựng và sử dụng phần mềm; kĩ năng tin
học, đồ hoạ còn hạn chế; bản thân giảng viên không có nhu cầu sử dụng; duy trì thói
quen dạy học truyền thống
Như vậy, qua khảo sát thực trạng, chúng tôi nhận thấy, việc ứng dụng phần mềm thiết
kế BĐTD trong dạy học GDH hiện nay ở ĐHSP Huế còn tồn tại mâu thuẫn giữa nhận
thức về mức độ cần thiết của phần mềm và thực tế ứng dụng. Do vậy, cần có hướng
nghiên cứu ứng dụng nhằm khai thác được hiệu quả của phần mềm iMindmap trong dạy
học. Trong đó trọng tâm là xây dựng, đề xuất hệ thống quy trình sử dụng phần mềm
thiết kế BĐTD iMindmap trong dạy học bài lên lớp, góp phần nâng cao hiệu quả, chất
lượng dạy học môn GDH ở nhà trường.
2.2. Quy trình ứng dụng và thực nghiệm sư phạm ứng dụng phần mềm imindmap
6.2 trong dạy học môn giáo dục học ở trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
2.2.1. Xây dựng quy trình ứng dụng phần mềm iMindmap trong dạy học môn GDH
Chúng tôi xây dựng quy trình ứng dụng phần mềm thiết kế BĐTD iMindmap trong dạy
học GDH từ khâu soạn giáo án, thiết kế BĐTD nội dung dạy học đến khâu tổ chức dạy
học bài lên lớp có ứng dụng phần mềm BDTD trong trình chiếu, triển khai giáo án bài
lên lớp. Quy trình xây dựng bao gồm 5 bước: Bước 1. Xác định mục tiêu bài học; Bước
2: Lựa chọn nội dung thiết kế BĐTD; Bước 3: Thiết kế BĐTD nội dung dạy học bằng
phần mềm; Bước 4: Tổ chức bài lên lớp có ứng dụng phần mềm; Bước 5. Đánh giá hiệu
quả ứng dụng. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu BĐTD nội dung dạy học học phần
GDH1 được thiết kế bằng phần mềm iMindmap 6.2 của Buzan.
ỨNG DỤNG PHÀN MỀM BUZAN’S IMINDMAP TRONG DẠY HỌC... 67
Hình 2. Bản đồ tư duy về vai trò của yếu tố giáo dục đối với
sự hình thành và phát triển Nhân cách
2.2.2. Thực nghiệm sư phạm
+ Giả thuyết thực nghiệm: Nếu trong quá trình dạy học môn GDH, giảng viên ứng
dụng phần mềm iMindmap để thiết kế các BĐTD nội dung dạy học và sử dụng chúng
một cách linh hoạt, kết hợp với các phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức dạy
học phù hợp sẽ tăng tính tích cực nhận thức, khả năng sáng tạo, nâng cao hứng thú học
tập cho sinh viên, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học môn học.
+ Nội dung thực nghiệm: Thực nghiệm (TN) sử dụng quy trình và thiết kế BĐTD nội
dung để tổ chức dạy học bài lên lớp học phần GDH1 ở trường ĐHSP, ĐH Huế. Cụ thể
các tác động sư phạm ở lớp thực nghiệm được chúng tôi tiến hành như sau:
Cách thức sử dụng BĐTD Nội dung thực nghiệm
Giới thiệu BĐTD tổng quan trước khi giảng
nội dung mới
+ Giới thiệu tổng quan về các yếu tố ảnh
hưởng tới sự hình thành nhân cách
Triển khai BĐTD theo tiến trình bài giảng + Vai trò của yếu tố Bẩm sinh – Di truyền và
Giáo dục đối với sự hình thành Nhân cách.
Sử dụng BĐTD hệ thống hóa kiến thức sau
bài giảng
+ Vai trò của yếu tố Môi trường đối với sự
hình thành và phát triển Nhân cách
+ Tổng kết về vai trò của các yếu tố ảnh
hưởng tới sự hình thành và phát triển Nhân
cách
Tổ chức, hướng dẫn người học thiết kế
BĐTD nội dung kiến thức và đánh giá sản
phẩm
+ PPDH Vấn đáp; PPDH Thuyết trình; PPDH
trình bày trực quan.
+ Quy trình thực nghiệm: Quy trình thực nghiệm được thực hiện qua các giai đoạn: I.
Chuẩn bị thực nghiệm, bao gồm: 1. Biên soạn tài liệu thực nghiệm; 2. Xây dựng thang
68 NGUYỄN THANH HÙNG – PHẠM THỊ THÚY HẰNG
chuẩn đánh giá; 3. Xác định điều kiện thực nghiệm; II. Mô tả thực nghiệm, bao gồm: 1.
Tiến hành thực nghiệm: tổ chức quá trình dạy học, triển khai bài giảng và hướng dẫn
sinh viên học tập theo giáo án ứng dụng phần mềm iMindmap trong thiết kế nội dung
bài học; 2. Đánh giá kết quả thực nghiệm; III. Xử lí kết quả thực nghiệm về mặt định
lượng và mặt định tính.
+ Đối tượng và thời gian thực nghiệm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm trong học kì I
năm học 2015- 2016 đối với sinh viên năm thứ hai các khoa cơ bản ở Trường ĐHSP
Huế. Trong nghiên cứu thực nghiệm của đề tài, chúng tôi đã chọn hai nhóm sinh viên:
Nhóm thực nghiệm: nhóm 7 thuộc Lớp tín chỉ TL001032 (103 sinh viên; nhóm đối
chứng (ĐC): nhóm 1 thuộc Lớp tín chỉ TL001032 (103 sinh viên). Việc lựa chọn lớp
thực nghiệm và đối chứng tuân theo nguyên tắc số lượng sinh viên tương đối bằng nhau
và kết quả kiểm tra xác định trình độ ban đầu không có sự chênh lệch đáng kể (quá trình
xác định điều kiện thực nghiệm, chúng tôi thu được kết quả thống kê điểm bài kiểm tra
của nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm, biểu đồ phân phối tần suất tích
luỹ điểm kiểm tra của hai nhóm (biểu đồ cho thấy: Đường tích luỹ ứng với nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng gần như trùng nhau). Kết quả kiểm định T-test cũng cho
thấy không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa điểm trung bình bài kiểm tra của nhóm
thực nghiệm và đối chứng). Như vậy, về mặt nhận thức, trước thực nghiệm, hai nhóm
sinh viên thực nghiệm và đối chứng có sự tương đương nhau.
+ Kết quả thực nghiệm
* Về mặt định lượng: Sau thực nghiệm lần thứ nhất, chúng tôi tiến hành kiểm tra cùng
một nội dung trên cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng. Dựa trên các tiêu chí đã được xây
dựng trong chuẩn thang đánh giá, các kết quả kiểm tra được đánh giá theo thang điểm
10. Chúng tôi biểu diễn kết quả điểm bài kiểm tra về nội dung bài học của sinh viên qua
biểu đồ hình 3.
0 0 9.7
29.1
53.4
90.3 99 100
2.9
15.6
43.1
68.6
95.1 100
0
50
100
150
3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
Hình 3. Đồ thị phân phối tần suất tích lũy điểm kiểm tra nhóm thực nghiệm và ĐC sau thực
nghiệm (lần 1)
Từ những kết quả thu thập được, chúng tôi lập bảng tổng hợp các tham số.
Bảng 2. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng
ỨNG DỤNG PHÀN MỀM BUZAN’S IMINDMAP TRONG DẠY HỌC... 69
Nhóm Số SV S
2 S
V = 100% M =
X=
TN 103 7,18 1,52 1,02 15,7 0,01 7,18 0,01
ĐC 102 6,75 1,08 1,22 17,1 0,01 6,75 0,01
Dựa vào bảng tổng hợp các tham số đặc trưng và đồ thị đường tích lũy có thể rút ra
nhận xét:
+ Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng (TN= 7,18; ĐC=
6,75); Độ lệch chuẩn S có giá trị tương ứng nhỏ nên số liệu thu được ít phân tán, do đó
có độ tin cậy cao. (TN= 1,02; ĐC= 1,22); STN< SĐC, VTN< VĐC chứng tỏ độ phân tán
ở nhóm thực nghiệm giảm so với nhóm đối chứng; Đường tích lũy ứng với nhóm thực
nghiệm nằm bên phải, phía dưới đường tích lũy ứng với nhóm đối chứng. Điều đó
chứng tỏ tỉ lệ điểm khá, giỏi của các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng và
cũng có nghĩa là kết quả tổng hợp bài kiểm tra thực nghiệm cũng như chất lượng nắm
kiến thức của sinh viên nhóm thực nghiệm lớn hơn nhóm đối chứng.
+ Sử dụng phép kiểm chứng t-test độc lập để kiểm chứng sự khác biệt của hai giá trị
của nhóm thực nghiệm và đối chứng. Kết quả ở kiểm định cho thấy giá trị mức ý nghĩa
(quan sát hai phía) =0,004 < 0,05, như vậy, sự khác biệt giữa điểm số trung bình giữa
nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa. Kết quả kiểm định t-test ở bảng cũng chỉ
ra rằng kết quả nhận thức của nhóm thực nghiệm lớn hơn nhóm đối chứng.
+ Kết quả kiểm định t-test trước thực nghiệm và sau thực nghiệm cũng cho thấy kết quả
học tập của nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm cao hơn trước thực nghiệm (t(204) =
7,122, p < 0,001). Như vậy, kết quả nhận thức của nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm
cao hơn so với trước thực nghiệm. Điều đó chứng tỏ, thực nghiệm ứng dụng phần mềm
iMindmap trong thiết kế nội dung và tổ chức dạy học bài lên lớp môn GDH bước đầu đã
mang lại hiệu quả nhất định.
Giỏi Khá Trung bình Yếu kém
6.79
53.4
37.8
1.94
9.71
61.2
29.1
0
13.9
68.4
17.7
0
Trước TN Sau TN 1 Sau TN 2
Hình 4. Biểu đồ phân phối tỉ lệ phần trăm loại điểm số bài kiểm tra theo mức độ đánh giá trước
và sau thực nghiêm của nhóm thực nghiệm
70 NGUYỄN THANH HÙNG – PHẠM THỊ THÚY HẰNG
Chúng tôi tiếp tục tiến hành thực nghiệm lần thứ hai, sau thực nghiệm chúng tôi có căn
cứ so sánh kết quả nhận thức về cùng một nội dung bài học qua nội dung các bài kiểm
tra trước thực nghiệm và sau 2 lần thực nghiệm ở nhóm thực nghiệm. Qua kết quả,
chúng tôi nhận thấy có mức độ chênh lệch về kết quả nhận thức. Để biểu diễn mức độ
chênh lệch kết quả nhận thức thu được qua các bài kiểm tra trước và sau thực nghiệm ở
nhóm thực nghiệm chúng tôi sử dụng biểu đồ hình 4.
Qua bảng tổng hợp và biểu đồ phân phối tỉ lệ phần trăm loại điểm số bài kiểm tra theo
mức độ đánh giá trước và sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm chúng tôi rút ra các
nhận xét: Tỉ lệ sinh viên đạt điểm khá, giỏi có xu hướng tăng lên từ bài kiểm tra trước
và sau thực nghiệm lần 1, thực nghiệm lần 2; Điểm trung bình, yếu kém có xu hướng
giảm ở lần kiểm tra trước và sau thực nghiệm lần 1, lần 2; Điểm trung bình cộng các bài
kiểm tra của sinh viên nhóm thực nghiệm tăng lên từ 6,82 ở lần kiểm tra trước thực
nghiệm lên 7,18 ở lần kiểm tra sau thực nghiệm thứ 1 và đạt 7,82 ở lần kiểm tra sau
thực nghiệm thứ 2.
Như vậy, có thể khẳng định việc ứng dụng phần mềm iMindmap trong thiết kế nội dung
dạy học và tổ chức dạy học bài lên lớp môn GDH bước đầu đã mang lại hiệu quả. Kết quả
thực nghiệm cũng cho thấy, phương án thực nghiệm có ưu thế hơn phương án đối chứng.
* Về mặt định tính: Sau khi dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành điều tra mức độ
hứng thú, mức độ tiếp thu bài của sinh viên.
- Mức độ hứng thú đối với bài học: Kết quả cho thấy sinh viên có hứng thú cao với giờ
học có sử dụng BĐTD, cụ thể: 53,2% số sinh viên cảm thấy Rất hứng thú; 45,6% sinh
viên Hứng thú; chỉ có 1,24 sinh viên cảm thấy bình thường, không có sinh viên nào có ý
kiến không hứng thú đối với giờ học có sử dụng BĐTD. Những suy nghĩ trao đổi của
sinh viên thống nhất với những gì chúng tôi quan sát được trong tiến trình dạy học: sự
háo hức, hào hứng tham gia đóng góp ý kiến, giải quyết vấn đề, không khí sôi nổi của
lớp thực nghiệm.
- Mức độ lĩnh hội bài học: Qua khảo sát, chúng tôi thu được kết quả phản ánh: đa số
sinh viên tiếp thu được những kiến thức bài học với mức độ dễ hiểu: 29,5% sinh viên
lựa chọn phương án Rất dễ hiểu, 64,9 % sinh viên lựa chọn phương án Dễ hiểu, tuy
nhiên, vẫn còn 2,85% sinh viên cho biết họ nắm tri thức ở mức độ bình thường. Qua quá
trình quan sát trong tiến trình lên lớp, chúng tôi nhận thấy có những sinh viên chưa tích
cực trong việc tham gia xây dựng bài học, chưa nhiệt tình sôi nổi trong thảo luận nhóm,
không đưa ra ý kiến, không bày tỏ quan điểm. Điều này giúp chúng tôi thấy được những
tồn tại từ giờ học thực nghiệm để có hướng điều chỉnh phù hợp nhằm kích thích hứng
thú, tích cực hóa quá trình học tập và mang lại hiệu quả cao trong việc sử dụng BĐTD.
- Nhu cầu tìm hiểu và sử dụng BĐTD trong học tập của sinh viên: Tuy sinh viên còn
gặp những khó khăn nhất định trong bước đầu học tập với việc giảng viên ứng dụng
phần mềm thiết BĐTD trong tổ chức dạy học, song phần lớn sinh viên có nhu cầu và
hứng thú sử dụng phần mềm và xem BĐTD là một phương tiện học tập hữu ích. Nhiều
sinh viên mong muốn được tìm hiểu và sử dụng BĐTD vào học tập môn GDH nói riêng
ỨNG DỤNG PHÀN MỀM BUZAN’S IMINDMAP TRONG DẠY HỌC... 71
và các môn học khác nói chung. Đây là một dấu hiệu tích cực để người nghiên cứu có
được định hướng cho việc phát huy điểm mạnh, khắc phục những hạn chế của các giờ
học thực nghiệm, đồng thời có những đề xuất thiết thực trong vận dụng các phần mềm
thiết kế BĐTD vào dạy học.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định tính khả thi của việc ứng dụng phần mềm iMindmap
trong dạy học GDH ở trường Sư phạm. Kết quả thực nghiệm đã phản ánh việc xây dựng
quy trình đó là đúng đắn, hệ thống BĐTD nội dung bài học được thiết kế bằng phần
mềm iMindmap phát huy hiệu quả, thực hiện được mục đích nghiên cứu đã xác định.
Qua đó, cho thấy vai trò, chức năng cũng như tính thiết thực của các phần mềm thiết kế
BĐTD trong dạy học hiện đại.
3.2. Kiến nghị
+ Nhà trường cần có quan điểm chỉ đạo sát sao trong việc sử dụng các PPDH hiện đại
theo hướng đổi mới và tích cực hoá hoạt động nhận thức, thường xuyên tổ chức những
chuyên đề bồi dưỡng, hội thảo, tập huấn về lí thuyết dạy học mới; tích cực cải biến, đổi
mới cách thức biên soạn giáo trình, bài giảng. Bên cạnh đó, nhà trường cần tăng cường
đầu tư hệ thống trang thiết bị dạy học hiện đại (máy chiếu, máy tính), tích cực cải tiến
các điều kiện sư phạm (tổ chức lớp học...) tạo môi trường giảng dạy và học tập sôi nổi
trong việc chuyển biến cách thức dạy học truyền thống và ứng dụng cái mới, hiện đại vào
dạy học. Quan trọng hơn, giáo trình biên soạn cần đảm bảo tính hệ thống, logic, khái quát
cao, cấu trúc hợp lí tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận dụng BĐTD trong dạy học.
+ Tổ chuyên môn cần tăng cường khuyến khích việc thực hiện những đề tài nghiên cứu
khoa học về PPDH; chú trọng tìm hiểu lí thuyết dạy học mới kết hợp khai thác tính tích
cực của các PPDH truyền thống; báo cáo trong sinh hoạt tổ chuyên môn; dành thời gian
sinh hoạt chuyên môn cho nội dung liên quan đến BĐTD: kĩ năng xây dựng và sử dụng,
quy trình vận dụng BĐTD trong dạy học...
+ Giảng viên cần tích cực trong việc thiết kế giáo án, cải tiến phương pháp dạy học cập
nhật những cái mới, tiến bộ trong dạy học; tích cực học hỏi, rèn luyện kĩ năng xây dựng
và sử dụng linh hoạt phần mềm thiết kế BĐTD trong dạy học; cần phối kết hợp với các
phương pháp, phương tiện dạy học tích cực, các phần mềm dạy học hiện đại nhằm khai
thác tối đa ưu điểm của BĐTD.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Benrd Meier, Nguyễn Văn Cường (2009). Lí luận dạy học hiện đại – Một số vấn đề
về đổi mới PPDH, Tài liệu học tập, Potsdam – Hà Nội.
[2] Tony Buzan (2008). Sách hướng dẫn kĩ năng học tập theo phương pháp Buzan, Lê
Huy Lâm dịch, NXB Tổng hợp, thành phố Hồ Chí Minh.
72 NGUYỄN THANH HÙNG – PHẠM THỊ THÚY HẰNG
[3] Phạm Thị Thúy Hằng (2010). Sử dụng Bản đồ tư duy (Mind map) trong dạy học môn
Giáo dục học ở Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, Luận văn Thạc sỹ khoa học
giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội.
[4] Hoàng Đức Huy (2009). Bản đồ tư duy đổi mới dạy học, NXB Đại học Quốc gia,
thành phố Hồ Chí Minh.
Title: THE APPLICATION OF BUZAN’S IMINDMAP IN TEACHING IN EDUCATION
COURSES
Abstract: Buzan’s iMindMap can help teachers design lesson plans more easilyeas and more
flexibly, bringing more significance to teaching and learning activities. The application of
Buzan’s iMindmap greatly contributes to building teachers and learners’s competencies.
Simultaneously, it also heps teachers take another step forward in the application of information
technology in teaching. The paper presents the findings of the applied research in which Buzan's
iMindMap was used as a teaching and learning tool in Education courses in Hue University of
Education.
Keywords: iMindMap software, application, teaching, Education
TS. NGUYỄN THANH HÙNG
ThS. PHẠM THỊ THUÝ HẰNG
Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
(Ngày nhận bài: 20/4/2016; Hoàn thành phản biện: 10/6/2016; Ngày nhận đăng: 25/6/2016)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32_497_nguyenthanhhung_phamthithuyhng_10_nguyen_thanh_hung_pham_thi_thuy_hang_6631_2020313.pdf