Through a brief introduction to Thainguyen University’s strategic development
orientations of scale, types of training, manpower, facilities and equipment, etc., the article has
highlighted the role and position of Thainguyen University with its important contribution to the
industrialization and modernization process, its promotion of social-economic development and
public security assurance as well in the Northern midland and mountainous area of Vietnam.
By using concepts of teaching pedagogy, the author specifically analyzed the nature and
characteristics, advantages and disadvantages of innovation of training method following the
credit-based training system, trends as well as its preeminent features.
Provided figures in the article have reflected the stable development following the right
orientation of Thai Nguyen University. Those have proved the far-seeing vision of the University
regarding effective investment and application of information technology (IT) and
telecommunications to training, research and management.
8 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông trong đổi mới phương pháp dạy và học theo học chế tín chỉ, tầm nhìn chiến lược của Đại học Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009 Khoa học Xã hội Hành vi
1
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – VIỄN THÔNG TRONG
ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ,
TẦM NHÌN CHIẾN LƢỢC CỦA ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Nguyễn Minh Tân (Đại học Thái Nguyên)
1. Phát triển hệ thống đào tạo vừa chuyên sâu, vừa đa dạng đáp ứng yêu cầu nguồn
nhân lực cho vùng và đất nƣớc - Định hƣớng chiến lƣợc của Đại học Thái Nguyên
Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) với 17 đơn vị thành viên, gồm 6 trường đại học, 1 trường
cao đẳng, 2 khoa trực thuộc, 3 viện nghiên cứu, 3 trung tâm và 1 nhà xuất bản, đảm đương
những nhiệm vụ quan trọng trong công tác đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có chuyên môn và
trình độ cao, triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho
các tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.
Là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực của vùng, ĐHTN
đã và đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp nhằm đổi mới quản lí giáo dục, đổi mới phương
pháp dạy và học, tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, thực hiện
nghĩa vụ cộng đồng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát
triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, chính trị của khu vực.
Theo kế hoạch, đến năm 2010, về quy mô, ĐHTN sẽ đạt 30.000 học sinh, sinh viên chính
quy; 2000 học viên cao học, chuyên khoa cấp I; trên 200 nghiên cứu sinh. Đến năm 2015: đạt
34.000 học sinh, sinh viên chính quy; 3000 học viên cao học, chuyên khoa cấp I và 330 nghiên
cứu sinh, số ngành đào tạo hệ đại học là 45, các chuyên ngành thạc sĩ: 56, tiến sĩ: 32 đưa tổng số
các ngành, chuyên ngành đào tạo của Đại học đến năm 2015 là 133 (đến 2009, chỉ tiêu trên hầu
như đã đạt được: tổng số các ngành, chuyên ngành hiện tại đã đạt con số 132).
Cùng với việc mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo, trong những năm tới, ĐHTN sẽ đa
dạng hóa các loại hình đào tạo để phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng người học trong xã
hội; chú trọng những loại hình đào tạo liên kết, phối hợp, đào tạo theo địa chỉ, cử tuyển... để
phục vụ trực tiếp cho vùng.
Nhằm hiện thực hóa định hướng nói trên, ĐHTN đã và đang triển khai một số giải pháp
chủ yếu như: nâng cao chất lượng giảng dạy, xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên, tăng cường bổ
sung sách, tài liệu, trang thiết bị, phòng thí nghiệm, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy và học,
đổi mới quản lí theo hướng tạo sự chủ động cao trong đào tạo cho các trường, đơn vị thành viên,
tạo môi trường và điều kiện tốt để học sinh sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh học tập, nghiên
cứu và rèn luyện...
Theo dự kiến đến 2010, các trường thành viên và các khoa trực thuộc ĐHTN sẽ hoàn tất
việc chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, đồng thời tích cực ứng dụng công
nghệ thông tin và thiết bị hiện đại vào công tác giảng dạy, tăng cường khả năng thực hành, ứng
dụng cho người học.
2. Đào tạo theo học chế tín chỉ, xu thế tất yếu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo
Từ những năm 1990 về trước, hầu hết các nước trên thế giới đều tổ chức giảng dạy và
học tập ở các bậc đại học, sau đại học theo các chương trình đào tạo định sẵn hay còn gọi là
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009 Khoa học Xã hội Hành vi
2
phương thức đào tạo theo niên chế, chỉ có một số nước như Mỹ, Anh, việc tổ chức đào tạo ở
đại học đã thực hiện theo học chế tín chỉ.
Gần đây hơn, nhiều nước Châu Âu đã hình thành hệ chuyển đổi tín chỉ học tập (ECTS –
Europeen Credit Transfer System) để tổ chức quá trình đào tạo đại học trong từng nước và hợp
tác đào tạo giữa các nước.
Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và
toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020 xác định: "...Xây dựng và thực hiện lộ
trình chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ..." tạo điều kiện thuận lợi cho người học tích lũy
kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước
và ở nước ngoài...
Thực hiện nghị quyết của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các trường đại
học và cao đẳng trên cả nước bắt đầu nghiên cứu và tiến tới hoàn thiện chuyển đổi từ đào tạo
niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ vào năm 2010.
Trong khi đó, ngay từ năm học 2008 - 2009 cả 5 trường đại học và 2 khoa trực thuộc
ĐHTN đã đồng loạt triển khai việc đào tạo theo tín chỉ, đồng thời tích cực ứng dụng công nghệ
thông tin và thiết bị hiện đại vào công tác giảng dạy, đổi mới chương trình, nội dung, phương
pháp đào tạo, đánh giá và kiểm định chất lượng...
Đặc trưng của học chế tín chỉ là kiến thức được cấu trúc thành các học phần. Quá trình
học tập là sự tích lũy kiến thức của người học theo từng học phần (đơn vị: tín chỉ). Khác với học
chế niên chế là lớp học được tổ chức theo một chương trình chung áp dụng nhất loạt cho tất cả
người học, ở học chế tín chỉ, lớp học được tổ chức theo từng học phần, đầu mỗi học kỳ, sinh viên
được đăng ký các môn học thích hợp với năng lực và hoàn cảnh của họ và phù hợp với quy định
chung.
Về cách đánh giá kết quả học tập, sẽ không tổ chức bằng một kỳ thi như hiện nay mà hệ
thống tín chỉ dùng cách đánh giá thường xuyên, và dựa vào sự đánh giá đó đối với các môn học
tích lũy để cấp bằng. Đối với các chương trình đào tạo sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ) ngoài các
kết quả đánh giá thường xuyên còn có các kỳ thi tổng hợp và các luận văn.
Việc áp dụng hệ thống đào tạo này có rất nhiều ưu điểm. Học chế tín chỉ cho phép ghi
nhận kịp thời tiến trình tích lũy kiến thức và kĩ năng của sinh viên để đạt được văn bằng, cho
phép sinh viên chủ động xây dựng kế hoạch học tập thích hợp nhất, cho phép rút ngắn hoặc kéo
dài thời gian học tập đối với riêng bản thân họ, cho phép ghi nhận cả những kiến thức và kĩ năng
tích lũy được ngoài trường lớp để đạt được văn bằng, khuyến khích việc học chủ động của sinh
viên, tạo điều kiện cho các sinh viên từ các nguồn khác nhau có thể tham gia học đại học một
cách thuận lợi.
Chương trình đào tạo sẽ mang tính mềm dẻo và có khả năng thích ứng cao. Với việc
được chủ động ghi tên học các học phần khác nhau, sinh viên dễ dàng thay đổi chuyên ngành
trong tiến trình học tập khi thấy cần thiết mà không phải học lại từ đầu. Với học chế tín chỉ, các
trường có thể mở thêm ngành học mới một cách dễ dàng, giúp cho việc quản lí đạt được hiệu quả
cao và giảm giá thành đào tạo. Kết quả học tập của sinh viên được tính theo từng học phần chứ
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009 Khoa học Xã hội Hành vi
3
không phải theo năm học, do đó việc hỏng một học phần nào đó không cản trở quá trình học tiếp
tục. Đó là chưa kể, nếu triển khai học chế tín chỉ trong một trường đại học lớn đa lĩnh vực, có thể
tổ chức những môn học chung cho sinh viên nhiều trường, nhiều khoa, tránh các môn học trùng
lặp ở nhiều nơi; ngoài ra sinh viên có thể học những môn học lựa chọn ở các khoa khác nhau.
Cách tổ chức nói trên cho phép sử dụng được đội ngũ giảng viên giỏi nhất và phương tiện tốt
nhất cho từng môn học.
Một câu hỏi đặt ra là, việc áp dụng hệ thống này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc học
và dạy hiện nay? Liệu sự thay đổi như thế có gây khó khăn gì không?
Trước hết, giáo viên sẽ phải thay đổi phương pháp giảng dạy từ kiểu thầy dạy, trò ghi
sang việc phải lấy người học làm trung tâm. Giảng viên rút được 1/3 thời gian lên lớp nhưng
tăng thời gian chuẩn bị giờ giảng. Giảng viên dạy được nhiều học phần, một học phần được
nhiều giảng viên dạy.
Tiếp nữa là, triển khai phương thức này, các trường phải thay đổi về cách quản lí và tổ
chức đào tạo, phải ổn định và công khai hóa chương trình đào tạo, phải thay đổi phương thức
quản lí sinh viên bằng việc xây dựng hệ thống cố vấn học tập thay cho hình thức giáo viên chủ
nhiệm hiện nay.
Tất nhiên, trong thời kỳ quá độ của việc chuyển đổi, từ thầy giáo đến sinh viên, thậm chí
cả những cán bộ quản lí đào tạo cũng sẽ gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ.
Tuy đa số sinh viên tỏ ra háo hức với mô hình dạy học mới này, nhưng một số khác lại tỏ
ra tiếc nuối với mô hình cũ - dạy học theo niên chế. Không phải vì mô hình cũ có hứng thú và
hiệu quả hơn với họ mà chỉ vì một lí do hết sức đơn giản: họ ngại thay đổi, họ muốn giữ thói
quen học - thi - trả bài từ bao lâu nay. Bản thân nhiều giảng viên cũng chưa thích ứng ngay được
với cường độ và tính chất của hình thức giảng dạy mới này. Vì vậy, trước tiên đòi hỏi cả thầy và
trò phải thực sự bứt phá, có ý thức thay đổi để thoát khỏi những thói quen cũ.
Học theo chương trình tín chỉ, muốn được điểm cao và hiệu quả học tập tốt, không đơn
giản chỉ là phải lên thư viện đọc sách từ sáng đến tối, “cày” chăm chỉ, đến kì thi học thuộc bài
mà quan trọng hơn là kĩ năng và sự sáng tạo trong những công việc quen thuộc ấy. Điểm khác
biệt lớn nhất của tín chỉ so với cách học truyền thống là ở chỗ thời lượng sẽ dành nhiều hơn cho
thảo luận, làm việc nhóm và tự đọc sách,qua đó, họ được nói, được bộc lộ quan điểm, họ là chủ
thể chứ không phải “người ngoài cuộc”...
Khi thuyết trình trên lớp, điều đầu tiên là chúng ta nghe, thảo luận, thậm chí “bác bỏ” nó
với một tinh thần hoàn toàn dân chủ và có tính chất tích cực, tức đóng góp để cùng nhau tiến bộ.
Tuy nhiên, có một vướng mắc hay gặp là không ít sinh viên thường tỏ thái độ không bằng lòng
hoặc phản đối gay gắt với các ý kiến “nghe có vẻ không hợp lí” và cũng không ít người nghĩ
rằng những ý kiến phản hồi là do sự đố kị cá nhân.
Trong dạy học theo tín chỉ, thầy tuy không còn là người nói nhiều nhất, cũng không còn
vị trí duy nhất là ở trên bục giảng nữa nhưng vẫn nhất thiết là người “cầm cân nảy mực” sáng
suốt trong việc điều khiển, định hướng cho lớp học cũng như các cuộc thảo luận, đồng thời trong
cả các hình thức kiểm tra và đánh giá. Người thầy do vậy không những phải đáp ứng cho học trò
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009 Khoa học Xã hội Hành vi
4
về mặt kiến thức mà còn về phương pháp: xử lí tài liệu, cập nhật thông tin, tổ chức các nhóm
học, các chương trình xêmina, các buổi thuyết trình hay trình chiếu
Để tiếp cận phương pháp học tập mới và các kĩ năng mới. Một sinh viên trong thời điểm
hiện nay không thể không biết đến tin học, cách sử dụng máy tính cũng như khả năng thuyết
trình trước đám đông hay làm việc nhóm. Điều quan trọng nhất - nhân tố chủ đạo xuyên suốt quá
trình này vẫn là ý thức và cách suy nghĩ của cả người dạy lẫn người học về vấn đề học thực chất
và tích cực đổi mới.
Chính vì vậy, để đảm bảo việc chuyển đổi sang học chế tín chỉ thực sự thành công theo
đúng mục tiêu đặt ra thì vấn đề cốt lõi là: Thầy phải thay đổi cách dạy, trò phải thay đổi cách học
và nhà trường phải thay đổi cách quản lí.
3. Đại học Thái Nguyên đã khẳng định tầm nhìn chiến lƣợc bằng việc đi trƣớc một
bƣớc trong đầu tƣ cơ sở hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin – truyền thông trong những thập niên
cuối thế kỷ XX đã tạo ra những khả năng và cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế, xã hội trên
phạm vi toàn cầu. Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, đã thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và làm thay đổi căn bản cách quản lí, học tập và
làm việc của con người.
Một kinh nghiệm đã được tổng kết, và đang được phổ biến rộng rãi, đó là: để chuyển đổi
sang học chế tín chỉ, yêu cầu hàng đầu lúc này là phải đổi mới phương pháp dạy, học theo 3C:
Giáo viên chỉ hướng dẫn Cách học, tăng cường hơn nữa quyền Chủ động của sinh viên và khai
thác tối đa ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông vào nhà trường.
Vì vậy, nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về tin học, kiến thức lí thuyết
tốt, khả năng thực hành thông thạo, ứng dụng tin học một cách có hiệu quả, góp phần phục vụ
cho nền kinh tế nước nhà trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang là một
nhiệm vụ trọng tâm mà ĐHTN hết sức chú trọng hiện nay.
Với quan điểm trên, trong vòng 3 năm gần đây, ĐHTN đã và đang nỗ lực trên mọi
phương diện, đặc biệt, hệ thống hạ tầng CNTT – truyền thông và đã tạo ra một bước phát triển
đột biến về mọi mặt: Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị nghiên cứu, thực hành, thí
nghiệm, các labo nghiên cứu chuyên sâu, trung tâm thư viện, nhà xuất bản, các viện nghiên cứu
và bệnh viện thực hành..., phát triển đội ngũ, mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế, đa dạng hóa
các loại hình và ngành nghề đào tạo.
Tính đến thời điểm cuối năm 2008, toàn Đại học đã được trang bị trên 1500 máy tính các
loại, hàng chục phòng máy tính chuyên dụng và thiết bị điện tử viễn thông được đầu tư nâng cấp
phục vụ giảng dạy, thi trắc nghiệm, hội nghị, hội thảo trực tuyến...
Năm 2007, Trung tâm Học liệu Thái Nguyên, một trong những mô hình thư viện điện
tử hoàn thiện và hiện đại bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á, đã được hoàn thiện và đưa
vào khai thác với tổng số vốn đầu tư trên 100 tỉ đồng. ĐHTN cũng đã dành thêm 10 tỉ đồng
từ kinh phí đối ứng để xây dựng hệ thống mạng cáp quang và đường truyền leasline kết nối
Đại học với tất cả các đơn vị thành viên và hòa vào xa lộ thông tin quốc gia, cho phép giáo
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009 Khoa học Xã hội Hành vi
5
viên, sinh viên của tất cả các đơn vị thành viên có thể sử dụng và khai thác, chia sẻ nguồn tài
nguyên khổng lồ của Trung tâm Học liệu Thái Nguyên và các thư viện điện tử của các đơn vị
thành viên.
Đặc biệt trong năm 2008 và 2009, ĐHTN tập trung trên 20 tỉ đồng từ nguồn vốn ODA
của Dự án giáo dục đại học 2 (TRIG-2) và kinh phí đối ứng để hoàn thiện hệ thống thông tin điện
tử, mạng WAN, hệ thống máy chủ quản trị mạng, quản lí cơ sở dữ liệu, các thiết bị đầu cuối và
hệ thống phần mềm tổng thể quản lí Đại học theo 2 cấp, đặc biệt phần mềm quản lí đào tạo theo
tín chỉ... đã mở ra một bước ngoặt quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc
quản lí, điều hành toàn diện công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học nói chung và đổi mới phương
thức đào tạo từ niên chế sang phương thức đào tạo theo tín chỉ mà ĐHTN bắt đầu triển khai từ
năm học 2008 - 2009 này.
Bên cạnh đó, nhận thức rõ vai trò và vị trí quan trọng của CNTT đối với hầu hết các lĩnh
vực trong thực tiễn xã hội, tầm quan trọng của khả năng và kĩ năng về CNTT nói chung của đội
ngũ cán bộ kĩ thuật được đào tạo trong thời đại CNTT. Trong 3 năm 2006 - 2008, trung bình mỗi
năm ĐHTN đã dành khoảng trên dưới 5 tỉ đồng từ các dự án đầu tư để bổ sung và nâng cấp các
phòng máy tính, hệ thống mạng, thiết bị điện tử viễn thông cho các đơn vị thành viên. Điển hình
là phòng thí nghiệm điện tử viễn thông khoa Công nghệ thông tin, Trung tâm nghiên cứu Ứng
dụng và Phát triển kinh tế xã hội của trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh
(KT&QTKD), phòng thực hành CAD/CAM khoa Cơ khí, phòng thực hành phần mềm ứng dụng
khoa Điện, phòng thực hành Tin học khoa Điện tử, phòng Thí nghiệm và thực hành công nghệ
dạy học khoa Sư phạm kĩ thuật của trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp (KTCN), trường Đại
học Sư phạm, hệ thống máy CNC, máy tự động tạo mẫu nhanh của trường Cao đẳng Kinh tế -
Kỹ thuật, các phòng thi trắc nghiệm của 6 trường thành viên, hệ thống máy chấm thi trắc nghiệm
cho Trung tâm Khảo thí, Kiểm định chất lượng của Đại học... Bước đầu, các dự án đã mang lại
những hiệu quả khả quan.
Song song với việc đầu tư các thiết bị phần cứng, ĐHTN còn chú trọng đến việc đầu tư
các phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và phần mềm quản lí đào tạo.
Từ các nguồn kinh phí khác, hàng năm Đại học Thái Nguyên còn dành một khoản
ngân sách hợp lí cho việc đầu tư, bổ sung và nâng cấp các phần mềm. Chẳng hạn, từ năm
2006, trường Đại học KTCN đã dành hàng tỉ đồng cho phần mềm quản lí đào tạo theo tín chỉ,
trường Đại học KT &QTKD trong 3 năm liên tục đều đầu tư cho các phần mềm xử lí thông
tin kinh tế, trường Đại học Y Dược đầu tư kinh phí cho phần mềm xây dựng ngân hàng câu
hỏi và tổ chức thi trắc nghiệm (Iteam bank), phần mềm xử lí số liệu và thống kê y tế (Epi
info và SPSS)...
Cuối cùng, cũng không thể không nói đến chiến lược về đào tạo nguồn nhân lực công
nghệ thông tin bằng việc kiện toàn hệ thống các phòng - ban chuyên trách công nghệ thông tin
tại Đại học và tất cả các đơn vị thành viên, tuyển mới và tăng cường thêm hàng chục kĩ sư công
nghệ thông tin cho các phòng, ban, bộ phận, tổ chức nhiều khóa đào tạo, tập huấn chuyên viên
quản lí hệ thống, quản trị mạng, bảo trì hệ thống máy tính và mạng...
3. Kết luận và kiến nghị
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009 Khoa học Xã hội Hành vi
6
Việc chú trọng, mạnh dạn và đi trước một bước trong việc thay đổi nhận thức, đầu tư
cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực của ĐHTN đã phát huy tác dụng và
hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển của ĐHTN
giai đoạn 2006 - 2020 đó là: “Tập trung xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng CNTT phục
vụ cho công tác quản lí, đào tạo và nghiên cứu khoa học theo hướng hiện đại, đồng bộ”. Kết
quả của việc đầu tư là nhân tố có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với việc thực hiện thành
công các nhiệm vụ của “Kế hoạch chiến lược phát triển của ĐHTN giai đoạn 2006 - 2020”.
Cụ thể là:
Đối với giảng viên: Tạo điều kiện và cơ hội tốt cho công tác tự học tập, tự bồi dưỡng
chuyên môn một cách toàn diện.
Đối với sinh viên: Hỗ trợ toàn diện cho người học về thông tin học tập; cung cấp trực
tuyến tài nguyên, cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức.
Đối với công tác quản lí, lãnh đạo: Cho phép nâng cao năng lực một cách toàn diện trong
các công tác quản lí và lãnh đạo của toàn Đại học.
Hỗ trợ đổi mới quản lí đào tạo: Đổi mới công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo
dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
Hòa nhập với xã hội: Tăng cường khả năng giao lưu với các cơ sở đào tạo và nghiên
cứu trong và ngoài nước tạo điều kiện giao lưu, trao đổi học thuật và quảng bá, góp phần gắn
nhà trường với xã hội, tạo điều kiện nhanh chóng đưa các kết quả nghiên cứu đến với thực
tiễn.
Tuy nhiên, để biến tầm nhìn chiến lược đúng đắn trên thành kết quả cụ thể, để thực sự
phát huy chất lượng hiệu quả của việc đầu tư, mỗi cán bộ, công chức, mỗi giáo viên, sinh
viên, đều phải nhận thức rõ, phải quán triệt sâu sắc thế mạnh và những lợi ích to lớn mà
CNTT - truyền thông có thể mang lại cho công tác chuyên môn của bản thân và cho sự phát
triển chung của toàn xã hội. Mỗi đơn vị thành viên và toàn ĐHTN cần có chương trình và kế
hoạch cụ thể, kịp thời trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có đủ trình độ, kĩ năng
và đặc biệt là tâm huyết với việc ứng dụng và phát triển CNTT – truyền thông trong lĩnh vực
của mình.
Bên cạnh đó, các trường, các đơn vị vẫn cần tiếp tục duy trì định hướng chiến lược, duy
trì tính nhất quán và sự phát triển bền vững trong lĩnh vực CNTT – truyền thông nhằm đáp ứng
được yêu cầu biến đổi và phát triển từng ngày của Đại học nói riêng và của xã hội hiện đại nói
chung
Tóm tắt
Thông qua việc trình bày vắn tắt định hướng chiến lược xây dựng và phát triển, quy mô,
các lĩnh vực, ngành nghề, loại hình đào tạo, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, trang thiết bị..., bài
viết đã nêu bật vai trò và vị thế của Đại học Thái Nguyên góp phần quan trọng vào sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, chính trị của khu vực
trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009 Khoa học Xã hội Hành vi
7
Vận dụng các quan điểm của lí luận dạy học, tác giả cũng phân tích chi tiết bản chất, đặc
điểm, những khó khăn và thuận lợi của việc đổi mới phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, xu
thế tất yếu và tính ưu việt của phương thức này.
Các số liệu đưa ra trong bài viết phản ánh sự phát triển vững chắc và đúng hướng của
Đại học Thái Nguyên, khẳng định tầm nhìn của Đại học trong việc chú trọng đầu tư và ứng
dụng CNTT - viễn thông một cách có hiệu quả vào nhà trường.
Summary
Application of IT-Telecommunications into innovation of teaching method to
credit-based training, a strategic vision of Thainguyen University
Through a brief introduction to Thainguyen University’s strategic development
orientations of scale, types of training, manpower, facilities and equipment, etc..., the article has
highlighted the role and position of Thainguyen University with its important contribution to the
industrialization and modernization process, its promotion of social-economic development and
public security assurance as well in the Northern midland and mountainous area of Vietnam.
By using concepts of teaching pedagogy, the author specifically analyzed the nature and
characteristics, advantages and disadvantages of innovation of training method following the
credit-based training system, trends as well as its preeminent features.
Provided figures in the article have reflected the stable development following the right
orientation of Thai Nguyen University. Those have proved the far-seeing vision of the University
regarding effective investment and application of information technology (IT) and
telecommunications to training, research and management.
Tài liệu tham khảo
[1]. Quyết định số 773/2005/QĐ-TTg của chính phủ về việc thực hiện nghị quyết
37/2004/QH11 của Quốc hội về giáo dục.
[2]. Nghị quyết số 14/2005/-NQ-CP của chính phủ về đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục
VN giai đoạn 1006-2020.
[3]. Quyết định số 331/QD-TTg về Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền
thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
[4]. Đề án Quy hoạch phát triển tổng thể ĐHTN giai đoạn 2006-2020.
[5]. Dự án Tăng cường năng lực đào tạo, và ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực chuyên
ngành của Đại học Thái nguyên giai đoạn 2006-2010.
[6]. Dự án giáo dục Đại học 2 (TRIG-2) của Đại học Thái Nguyên.
[7]. Dự án đầu tư trang thiết bị cho các Viện nghiên cứu và các PTN trọng điểm cuả
ĐHTN pha 1 (Giai đoạn 2008-2010).
[8]. Sơ kết 2 năm ( 2006 -2007) thực hiện các Chương trình hành động 2006-2010 của
Đảng bộ ĐHTN.
[9]. Báo cáo đánh giá kết quả triển khai các dự án CTMT, Tăng cường năng lực 3 năm
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009 Khoa học Xã hội Hành vi
8
2006-2008, dự án mạng cáp quang và hạ tầng CNTT-TT năm 2007 của ĐHTN.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_1020_9501_5_5863_2053120.pdf