Tỷ lệ thất nghiệp

tỷ lệ thất nghiệp Ông Lê Duy Đồng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng ban điều tra lao động việc làm Trung ương đưa ra giải thích vì sao nguyên nhân tỷ lệ thất nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm lại cao hơn các vùng khác. + So với năm 2004, tỷ lệ thất nghiệp giảm đáng kể nhưng lại tăng cao ở những vùng kinh tế trọng điểm. Nguyên nhân do đâu, thưa ông? Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội từ năm 2001 tới nay cho thấy, lực lượng lao động đang tiếp tục tăng với tốc độ cao; bình quân mỗi năm tăng 2,4%, tương đương với khoảng hơn 1 triệu lao động. Trong đó, khu vực thành thị tăng gấp 2,5 lần so với nông thôn. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị trong cả nước từ 15 tuổi trở lên là 5,1% và trong độ tuổi lao động là 5,3%, giảm 0,3% so với năm 2004; trong độ tuổi từ 15-24 là 13,4%, giảm 0,5%. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động lại cao ở Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng (5,6%) tiếp đến là Đông Bắc và duyên hải miền Trung (5,1%-5,5%); các vùng khác tỷ lệ này ở mức dưới 5%. Trong ba vùng kinh tế trọng điểm, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là 5,7%; hai vùng còn lại ở mức 5,6%. Các vùng kinh tế trọng điểm giữ vị trí đứng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ tiên tiến cho nên thị trường lao động phát triển sâu rộng và đòi hỏi chất lượng lao động cao. Trong khi đó, không ít ngành nghề đào tạo lại không phù hợp với yêu cầu của thị trường, dẫn đến lao động không có nghề có tỷ trọng lớn ngày càng khó có cơ hội tìm việc làm. Điều này có thể giải thích vì sao ở các vùng kinh tế trọng điểm tuy quy mô đầu tư lớn, tốc độ tăng trưởng cao nhưng tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động, đặc biệt là lao động ở độ tuổi 15-24 cao hơn so với tỷ lệ trung bình của cả nước và cao hơn hẳn so với các vùng kinh tế chậm phát triển. + Như vậy có đáng lo ngại trước tình trạng số lượng lao động tăng không song hành với chất lượng lao động, thưa ông? So với năm 2004, lực lượng lao động nước ta được bổ sung 1,143 triệu người, hầu hết là lao động trẻ, nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo không cao. Chất lượng lao động và số lượng lao động tăng không song hành đang làm gia tăng áp lực việc làm ở nước ta. Theo kết quả từ cuộc điều tra, bình quân hàng năm giai đoạn 2001- 2005, số lao động đã qua đào tạo tăng 12,9%, như vậy mỗi năm có 983.000 lao động đã qua đào tạo bổ sung vào lực lượng lao động. Tuy nhiên, đến nay, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo mới chiếm 24,8% tổng lực lượng lao động, chưa đạt chỉ tiêu 30% được xác định tại Đại hội Đảng lần thứ IX. Đó là chưa kể tới chất lượng lao động đã qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động phát triển, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, các khu đô thị tập trung. Khoảng trống việc làm ở các vị trí có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi vẫn chưa được lấp đầy, mặc dù trong lực lượng lao động vẫn đang có một số lượng không nhỏ lao động đã qua đào tạo, kể cả bậc cao đẳng, đại học thiếu việc làm. Bên cạnh đó, sự cách biệt về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn còn lớn, điều này sẽ gây bất lợi cho khu vực nông thôn trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dưới tác động ngày càng mạnh của kinh tế thị trường và xu thế hội nhập, toàn cầu hoá về kinh tế. + Vậy sức ép việc làm không chỉ đối với lao động nông thôn mà với lực lực lao động trẻ ở khu vực thành thị sẽ là rất lớn và đây sẽ là một khó khăn lớn khi chúng ta đang chuẩn bị bước vào hội nhập kinh tế quốc tế, thưa ông? Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trẻ (15 -24 tuổi) tại khu vực thành thị là 13,4%, cao hơn 8% so với tỷ lệ thất nghiệp chung của lực lượng lao động khu vực này. Điều này xảy ra phổ biến tại các khu đô thị tập trung, các vùng kinh tế trọng điểm, vì khoảng cách giữa cung và cầu trên thị trường lao động vẫn đang có độ dãn lớn. Đây là bất cập đáng lo ngại, đặc biệt khi Việt Nam hội nhập sâu hơn và yêu cầu về đổi mới khoa học - công nghệ không ngừng tăng. Ví dụ ở một doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam, chủ doanh nghiệp này nhất quyết đưa lao động sang nhà máy tại Việt Nam làm việc cho dù mức lương phải trả tới 5.000 USD/tháng chỉ vì không tuyển được lao động địa phương có đủ trình độ. Nếu tuyển lao động nước ta tại vị trí đó, doanh nghiệp chỉ phải trả 200- 500 USD/tháng. Điều này cho thấy sự hạn chế về trình độ đào tạo của người lao động đang làm giảm khả năng tiếp cận với khoa học - công nghệ, đồng thời tiếp tục tăng sức ép việc làm lên chính những lao động đã qua đào tạo. + Để cải thiện dần tình trạng trên, theo ông cần phải có những cơ chế và giải pháp gì? Cần đưa ra một cơ chế phù hợp tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển. Song hành là những giải pháp tăng đào tạo cho lực lượng lao động, bao gồm cả đào tạo lực lượng lao động chất xám. Một trong những chính sách quan trọng nhất là tiền lương, thu nhập của người lao động. Chính sách tiền lương cần được mở theo xu hướng không quy định mức lương khung đồng đều cho từng vị trí ở các thành phần doanh nghiệp khác nhau, mà điều này phải để cho thị trường lao động điều tiết. Với độ thoáng của tiền lương, ở đâu có chất lượng lao động tốt, ở đó tiền lương, thu nhập của người lao động sẽ cao. Theo Thời Báo Kinh Tế Việt Nam Thông tin trên vừa được công bố tại hội nghị Công bố kết quả điều tra lao động việc làm năm 2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 17/11. Theo ông Nguyễn Trọng Phu, Vụ trưởng, Uỷ viên thường trực ban chỉ đạo điều tra lao động việc làm Trung ương, trong ba vùng kinh tế trọng điểm, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị vùng Bắc bộ là 5,7%, hai vùng còn lại ở mức 5,6%. Số lao động thất nghiệp có tuổi từ 15 trở lên ở khu vực thành thị là 567.771 người, chiếm 5,13%. Còn trong độ tuổi lao động là 562.269 người, chiếm 5,31% trong tổng số lao động. Tính trung bình tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trẻ từ 15-24 tuổi là 13,4%, giảm hơn 0,5% so với năm 2004. Nguyên nhân tỷ lệ thất nghiệp cao ở khu vực thành thị là do thị trường lao động phát triển sâu rộng đòi hỏi chất lượng lao động cao, trong khi đó không ít ngành nghề đào tạo lại không phù hợp với yêu cầu của thị trường. Cùng đó, lao động không nghề có tỷ trọng lớn nên càng ngày càng khó có cơ hội tìm việc làm.

doc27 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 5880 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tỷ lệ thất nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trí đứng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ tiên tiến cho nên thị trường lao động phát triển sâu rộng và đòi hỏi chất lượng lao động cao. Trong khi đó, không ít ngành nghề đào tạo lại không phù hợp với yêu cầu của thị trường, dẫn đến lao động không có nghề có tỷ trọng lớn ngày càng khó có cơ hội tìm việc làm. Điều này có thể giải thích vì sao ở các vùng kinh tế trọng điểm tuy quy mô đầu tư lớn, tốc độ tăng trưởng cao nhưng tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động, đặc biệt là lao động ở độ tuổi 15-24 cao hơn so với tỷ lệ trung bình của cả nước và cao hơn hẳn so với các vùng kinh tế chậm phát triển. + Như vậy có đáng lo ngại trước tình trạng số lượng lao động tăng không song hành với chất lượng lao động, thưa ông? So với năm 2004, lực lượng lao động nước ta được bổ sung 1,143 triệu người, hầu hết là lao động trẻ, nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo không cao. Chất lượng lao động và số lượng lao động tăng không song hành đang làm gia tăng áp lực việc làm ở nước ta. Theo kết quả từ cuộc điều tra, bình quân hàng năm giai đoạn 2001- 2005, số lao động đã qua đào tạo tăng 12,9%, như vậy mỗi năm có 983.000 lao động đã qua đào tạo bổ sung vào lực lượng lao động. Tuy nhiên, đến nay, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo mới chiếm 24,8% tổng lực lượng lao động, chưa đạt chỉ tiêu 30% được xác định tại Đại hội Đảng lần thứ IX. Đó là chưa kể tới chất lượng lao động đã qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động phát triển, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, các khu đô thị tập trung. Khoảng trống việc làm ở các vị trí có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi vẫn chưa được lấp đầy, mặc dù trong lực lượng lao động vẫn đang có một số lượng không nhỏ lao động đã qua đào tạo, kể cả bậc cao đẳng, đại học thiếu việc làm. Bên cạnh đó, sự cách biệt về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn còn lớn, điều này sẽ gây bất lợi cho khu vực nông thôn trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dưới tác động ngày càng mạnh của kinh tế thị trường và xu thế hội nhập, toàn cầu hoá về kinh tế. + Vậy sức ép việc làm không chỉ đối với lao động nông thôn mà với lực lực lao động trẻ ở khu vực thành thị sẽ là rất lớn và đây sẽ là một khó khăn lớn khi chúng ta đang chuẩn bị bước vào hội nhập kinh tế quốc tế, thưa ông? Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trẻ (15 -24 tuổi) tại khu vực thành thị là 13,4%, cao hơn 8% so với tỷ lệ thất nghiệp chung của lực lượng lao động khu vực này. Điều này xảy ra phổ biến tại các khu đô thị tập trung, các vùng kinh tế trọng điểm, vì khoảng cách giữa cung và cầu trên thị trường lao động vẫn đang có độ dãn lớn. Đây là bất cập đáng lo ngại, đặc biệt khi Việt Nam hội nhập sâu hơn và yêu cầu về đổi mới khoa học - công nghệ không ngừng tăng. Ví dụ ở một doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam, chủ doanh nghiệp này nhất quyết đưa lao động sang nhà máy tại Việt Nam làm việc cho dù mức lương phải trả tới 5.000 USD/tháng chỉ vì không tuyển được lao động địa phương có đủ trình độ. Nếu tuyển lao động nước ta tại vị trí đó, doanh nghiệp chỉ phải trả 200- 500 USD/tháng. Điều này cho thấy sự hạn chế về trình độ đào tạo của người lao động đang làm giảm khả năng tiếp cận với khoa học - công nghệ, đồng thời tiếp tục tăng sức ép việc làm lên chính những lao động đã qua đào tạo. + Để cải thiện dần tình trạng trên, theo ông cần phải có những cơ chế và giải pháp gì? Cần đưa ra một cơ chế phù hợp tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển. Song hành là những giải pháp tăng đào tạo cho lực lượng lao động, bao gồm cả đào tạo lực lượng lao động chất xám. Một trong những chính sách quan trọng nhất là tiền lương, thu nhập của người lao động. Chính sách tiền lương cần được mở theo xu hướng không quy định mức lương khung đồng đều cho từng vị trí ở các thành phần doanh nghiệp khác nhau, mà điều này phải để cho thị trường lao động điều tiết. Với độ thoáng của tiền lương, ở đâu có chất lượng lao động tốt, ở đó tiền lương, thu nhập của người lao động sẽ cao. Theo Thời Báo Kinh Tế Việt Nam Thông tin trên vừa được công bố tại hội nghị Công bố kết quả điều tra lao động việc làm năm 2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 17/11. Theo ông Nguyễn Trọng Phu, Vụ trưởng, Uỷ viên thường trực ban chỉ đạo điều tra lao động việc làm Trung ương, trong ba vùng kinh tế trọng điểm, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị vùng Bắc bộ là 5,7%, hai vùng còn lại ở mức 5,6%. Số lao động thất nghiệp có tuổi từ 15 trở lên ở khu vực thành thị là 567.771 người, chiếm 5,13%. Còn trong độ tuổi lao động là 562.269 người, chiếm 5,31% trong tổng số lao động. Tính trung bình tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trẻ từ 15-24 tuổi là 13,4%, giảm hơn 0,5% so với năm 2004. Nguyên nhân tỷ lệ thất nghiệp cao ở khu vực thành thị là do thị trường lao động phát triển sâu rộng đòi hỏi chất lượng lao động cao, trong khi đó không ít ngành nghề đào tạo lại không phù hợp với yêu cầu của thị trường. Cùng đó, lao động không nghề có tỷ trọng lớn nên càng ngày càng khó có cơ hội tìm việc làm. Hơn 76% lao động chưa qua đào tạo Lực lượng lao động của nước ta hiện nay có 44.385 nghìn người, tăng gần 2,6% so với năm 2004. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo mới chỉ đạt 24,8%. Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của của thị trường lao động phát triển, đặc biệt là ở các vùng kinh tế trọng điểm và các khu đô thị tập trung (cả về cơ cấu ngành nghề cũng như kỹ năng tay nghề). Theo kết quả điều tra, tỷ lệ mù chữ của LĐ VN là 4%. Trong tỷ lệ mù chữ này lại có sự cách biệt quá cao giữa các vùng miền và khu vực. Trong 8 vùng lãnh thổ thì vùng có tỷ lệ LĐ mù chữ cao nhất là Tây Bắc (17%) và Tây Nguyên (10%), thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng (0,6%) và Bắc Trung Bộ (1,9%). Sự cách biệt này càng trở nên “trời - vực” khi so sánh nông thôn - thành thị, đồng bằng - miền núi, vùng sâu, vùng xa... Kết quả điều tra cũng công bố một con số buồn về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng LĐ hùng hậu này. Tỷ lệ LĐ qua đào tạo mới chỉ là 24% (tăng 2,2% so với năm 2004); trong đó, tỷ lệ LĐ đã qua đào tạo nghề nói chung mới chiếm 15%. Đây thực là một kết quả gây “sốc”! Ông Nguyễn Trọng Phu - Vụ trưởng, Giám đốc Trung tâm Tin học, Uỷ viên thường trực Ban chỉ đạo điều tra lao động- việc làm TW nhận xét: “Sự cách biệt về trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn đã, đang và sẽ gây bất lợi cho các khu vực nông thôn trong giai đoạn phát triển CNH, HĐH dưới tác động ngày càng mạnh mẽ của kinh tế thị trường và xu thế hội nhập, toàn cầu hoá về kinh tế”. Thông tin về việc làm được các bạn trẻ quan tâm. Trong thời gian qua, một số cơ quan không có chức năng phát ngôn đã công bố những số liệu không chính xác liên quan đến tình trạng lao động thất nghiệp của Việt Nam hiện nay. Ông Đỗ Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê - cơ quan phát ngôn chính thức về số liệu thống kê của Chính phủ, đã có cuộc trả lời phỏng vấn xung quanh vấn đề này. Xin ông cho biết số liệu thống kê chính thức về tình trạng thất nghiệp hiện nay, đặc biệt là số lao động bị mất việc làm do suy giảm kinh tế? Trước tiên, tôi phải nhấn mạnh rằng lâu nay chúng ta vẫn hiểu chưa đúng về vấn đề thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố trong những năm qua và được Tổng cục Thống kê thống kê trong hai năm lại đây thực ra chỉ được tính cho khu vực thành thị, cho những người trong độ tuổi từ 15 - 60 đối với nam và 15 - 55 đối với nữ. Người thất nghiệp cần phải hiểu là những người tại thời điểm điều tra không đi làm, đang có nhu cầu tìm việc làm và nếu có việc làm là phải đi làm ngay. Tuy nhiên, để đánh giá về tình hình lao động và việc làm trong nền kinh tế, chúng ta cần biết thêm một tiêu chí khác là tỷ lệ lao động thiếu việc làm. Đây là tiêu chí quan trọng được tính cho cả lao động ở khu vực nông thôn và thành thị nhưng chưa được công bố từ trước đến nay. Ở Việt Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp; trong đó tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn thường cao hơn thành thị. Với cách hiểu như vậy, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam hiện nay là 4,65%, tăng 0,01% so với năm 2007. Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện nay là 5,1%, tăng 0,2% so với năm 2007. Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn lên tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2,3%. Có một thực tế là từ cuối năm 2008 đến nay, nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã cắt giảm lao động do suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, không thể nói rằng tất cả những lao động này bị thất nghiệp vì phần lớn những người này đã trở về quê và tìm kiếm một công việc mới (có thể là công việc không phù hợp) nhưng vẫn cho thu nhập, dù có thể là thu nhập thấp. Chính vì vậy, cần hết sức thận trọng khi nói về tình trạng thất nghiệp hiện nay. Với những diễn biến của nền kinh tế thế giới và tình hình kinh tế trong nước hiện nay, xin ông dự báo về tỷ lệ thiếu việc làm năm 2009? Mọi công bố bây giờ là quá sớm nhưng với kinh nghiệm của chúng tôi, tỷ lệ người lao động thiếu việc làm của Việt Nam năm 2009 sẽ tăng từ mức 5,1% hiện nay lên 5,4%; trong đó riêng khu vực nông thôn lên tới 6,4%. Tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cao như vậy là do diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần trong khi lao động nông thôn lại chưa được đào tạo nghề phù hợp để thích nghi với sự biến đổi quá nhanh này. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng mặc dù Chính phủ và các bộ, ngành địa phương đã triển khai nhiều giải pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong tình hình suy giảm kinh tế nhưng xem ra tỷ lệ thiếu việc làm đang tiếp tục tăng. Xin ông đánh giá về hiệu quả những giải pháp này? Theo tôi, từ cuối năm 2008 đến nay, Chính phủ đã có những giải pháp tổng thể, kịp thời như "Giải pháp chống suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội", giải pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng… để thúc đẩy sản xuất phát triển trở lại, tạo thêm việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, các chính sách này triển khai vào thực tế thường có độ trễ. Bên cạnh đó, để các chính sách này phát huy tác dụng, vấn đề quan trọng nhất cần được đặc biệt quan tâm chính là công tác giám sát để các giải pháp này được triển khai trong thực tế đúng với mục tiêu đề ra ở tất cả các cấp. Với chính sách hỗ trợ tín dụng 4% để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm cho người lao động đang triển khai hiện nay, Chính phủ và các bộ, ngành cần giám sát để số tiền vay ưu đãi này được sử dụng đúng mục đích bởi trên thực tế, một số doanh nghiệp lại lợi dụng chính sách này để lấy tiền trả cho các món nợ đến hạn phải thanh toán, chứ không mở rộng sản xuất. Do vậy, chủ trương thì tốt nhưng hiệu quả thực tế sẽ không như ý muốn. Theo tôi, các giải pháp, chủ trương của Chính phủ đã có là các giải pháp định hướng mang tầm vĩ mô. Còn thực tế, các bộ, ngành, địa phương đang triển khai lại thực sự lúng túng. Vậy theo ông đâu là những giải pháp cần thiết trong thời điểm này để giảm tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm? Cùng với tăng cường giám sát việc thực hiện các giải pháp trong thực tế, Chính phủ cần chú trọng hơn nữa đến chính sách đào tạo việc làm thích hợp cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn để họ có thể bắt kịp với sự biến đổi nhanh về nhu cầu lao động của nền kinh tế. Theo tôi, con số 73% người lao động thất nghiệp và thiếu việc làm hiện nay là những người không qua đào tạo" thực sự là điều đáng lưu tâm đối với các cơ quan có chức năng đào tạo nghề cho người lao động. Sáng nay, tại Hà Nội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố kết quả điều tra lao động việc làm năm 2003. Theo đó, trong tám vùng lãnh thổ, đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao nhất với 6,37%, trong khi tỷ lệ này của cả nước là 5,78%. Hiện toàn quốc có 42,1 triệu người trong độ tuổi lao động (trên 15), số sống ở khu vực thành thị là 10,1 triệu người, chiếm 24,18%. Vùng Tây Nguyên có tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị thấp nhất cả nước với 4%. Trong 61 tỉnh thành, Hải Phòng có tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao nhất với 7,12%, chỉ giảm được 0,08% so với năm ngoái . Tiếp đó là Hà Nội 6,84%, Quảng Ninh 6,83% và TP HCM 6,58%. Tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị thấp nhất nước là Đăk Lăk với 3,38%. Ông Nguyễn Trọng Phu, Giám đốc Trung tâm Thông tin Thống kê lao động xã hội - cơ quan tiến hành điều tra - khẳng định, việc chuyển dịch lao động vào nhóm ngành công nghiệp và xây dựng vẫn còn chậm. Hiện tỷ lệ lao động làm việc trong trong nhóm ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm 59%, nhóm ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 16,4%, nhóm ngành dịch vụ là 24,6%. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, số người có trình độ từ sơ cấp hoặc có chứng chỉ nghề trở lên là 8.844.000 người, chiếm 20,99%. Đông Nam Bộ có tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất với 30,13%, thấp nhất là Đông Bắc 10,75%. Tỷ lệ lao động chưa biết chữ có chiều gia tăng, trong năm 2002 là 3,74%, năm nay lên tới 4,52%. Cuộc điều tra này được tiến hành từ 1/7 với trên 109.000 hộ dân trong cả nước. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2005 giảm mạnh Cập nhật lúc 01:16, Thứ Năm, 29/12/2005 (GMT+7) ,(VietNamNet) - Số liệu từ Tổng cục Thống kê công bố cuối năm cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị trong năm 2005 đã giảm đáng kể so với năm 2004. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2005 giảm mạnh trên cả nước Cụ thể, năm 2005, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị trên cả nước chỉ còn 5,3%, trong khi năm ngoái, tỷ lệ này vẫn là 5,6%. Tỷ lệ người thất nghiệp năm 2005 giảm mạnh so với năm 2004. Nổi bật nhất là sự sụt giảm ở khu vực Đồng bằng sông Hồng. Nếu như năm ngoái, tỷ lệ thất nghiệp ở đây còn cao hơn hẳn các vùng miền khác trong cả nước, với 6,0%, thì năm nay, con số ấy giảm mạnh nhất, xuống chỉ còn 5,6%, tương đương với tỷ lệ ở Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, 5,6% vẫn là tỷ lệ cao nhất nước hiện nay. Do đó, tiếp tục tạo thêm nhiều việc làm mới vẫn là nhiệm vụ bức thiết của chính quyền các địa phương ở khu vực này trong năm 2006. Nhiệm vụ ấy cũng hết sức quan trọng ở vùng kinh tế trọng điểm còn lại là khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn tới 5,5%, chỉ giảm được ít so với con số năm ngoái là 5,7%, dù rất nhiều nỗ lực và ưu tiên của Chính phủ đã được dành cho nơi đây trong năm 2005. Ở chiều ngược lại, tuy chỉ giảm nhẹ, song tỷ lệ thất nghiệp ở Tây Nguyên vẫn nằm mức thấp nhất nước, với chỉ 4,2%. Nằm trong nhóm có tỷ lệ thất nghiệp thấp hiện nay còn phải kể đến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Bắc, đều ở mức 4,9%. Ở các khu vực còn lại, tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị cũng đều giảm so với năm trước. Bắc Trung bộ chỉ còn 5,0%, Đông Bắc 5,1%. Càng ở vùng kinh tế trọng điểm, càng dễ thất nghiệp! Từ số liệu thống kê trên có thể thấy, ở các vùng kinh tế trọng điểm tuy quy mô đầu tư lớn, tốc độ tăng trưởng cao nhưng tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động vẫn cao hơn so với tỷ lệ trung bình của cả nước và cao hơn hẳn so với các vùng kinh tế chậm phát triển. Nguyên nhân là do các vùng kinh tế trọng điểm giữ vị trí đứng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ tiên tiến cho nên đòi hỏi chất lượng lao động cao. Trong khi đó, không ít ngành nghề đào tạo lại không phù hợp với yêu cầu của thị trường, dẫn đến lao động không có nghề phù hợp, khó tìm kiếm việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2005 giảm mạnh trên cả nước. Song để tiếp tục giảm như mục tiêu Nhà nước đề ra, giáo dục phải định hướng tốt hơn. Thống kê cũng cho thấy, từ năm 2001 tới nay, lực lượng lao động đang tiếp tục tăng với tốc độ cao; bình quân mỗi năm tăng 2,4%, tương đương với khoảng hơn một triệu lao động. Trong đó, khu vực thành thị tăng gấp 2,5 lần so với nông thôn. Riêng năm 2005, so với năm 2004, lực lượng lao động Việt Nam được bổ sung 1,143 triệu người nhưng tỷ lệ đã qua đào tạo không cao. Đến nay, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo mới chiếm 24,8% tổng lực lượng lao động, chưa đạt chỉ tiêu 30% đã đặt ra. Đó là chưa kể tới chất lượng lao động đã qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động phát triển, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, các khu đô thị tập trung. Rõ ràng, khoảng trống việc làm ở các vị trí có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi vẫn chưa được lấp đầy. Chất lượng lao động và số lượng lao động tăng không song hành đang làm gia tăng áp lực việc làm ở Việt Nam Do tốc độ tăng cầu lao động thấp hơn so với tốc độ tăng cung lao động và do một số vấn đề bất cập như vấn đề chất lượng lao động, trình độ lao động,...nên tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Nội những năm gần đây tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao 5,2%. Hà Nội sau khi mở rộng có qui mô dân số lớn thứ hai toàn quốc (sau thành phố Hồ Chí Minh). Số người bước vào tuổi lao động hàng năm khoảng 80 nghìn người, số lao động dôi dư mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp 30 nghìn người/năm; số người cần tìm việc hàng năm khoảng 120 nghìn người. Trên thực tế, người lao động thường tìm việc làm qua các kênh: các tổ chức giới thiệu việc làm; mạng internet; ngày hội việc làm, ngày tuyển dụng trực tiếp,...Tuy nhiên, hoạt động của các kênh này còn có nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều trung tâm chủ yếu chỉ hoạt động dạy nghề ngắn hạn, số lao động tiếp cận qua các dịch vụ này chỉ chiếm khoảng 15-20%... Bà Đỗ Thị Xuân Phương, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, để phát huy tác dụng của sàn giao dịch việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng cơ hội việc làm đối với người lao động, bắt đầu từ quí 2 năm 2009, Hà Nội sẽ tăng tần suất hoạt động của các phiên giao dịch việc làm lên 2 phiên/tháng, tại trụ sở Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội số 1 (thay vì 1 phiên/tháng như trước đây), số 285 phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, Hà Nội; Trung tâm giới thiệu việc làm số 2 sẽ tổ chức mỗi quí 1 phiên giao dịch việc làm tại 2 thành phố Sơn Tây, Hà Đông. Dự kiến đến năm 2010, Hà Nội sẽ thành lập thêm một số sàn giao dịch việc làm vệ tinh, 2 huyện sẽ liên kết thành lập một sàn giao dịch việc làm như: Đông Anh - Sóc Sơn; Long Biên - Gia Lâm; Từ Liêm – Cầu Giấy; Hoàng Mai – Thanh Trì…Hai trung tâm giới thiệu việc làm số 1 và 2 sẽ được sửa chữa, nâng cấp theo hướng nâng cao công năng phục vụ hoạt động tổ chức các phiên giao dịch việc làm. Đội ngũ cán bộ, nhân viên các trung tâm cũng được đào tạo, tập huấn theo hướng chắp nối giữa cung và cầu lao động, nâng cao chất lượng quá trình tuyển dụng lao động. Ngày 12/5/2007, sàn giao dịch việc làm Hà Nội được khai trương và chính thức đi vào hoạt động. Tính hết tháng 11/2008, sàn giao dịch việc làm Hà Nội đã tổ chức được 16 phiên giao dịch, bao gồm: 1432 doanh nghiệp (bình quân 90 doanh nghiệp/phiên); 46.578 lao động được phỏng vấn và tiếp nhận hồ sơ; 20.807 lao động được các doanh nghiệp tuyển dụng qua các phiên. Nhu cầu tuyển dụng lao động đáp ứng được 23,47% nhu cầu tuyển dụng các doanh nghiệp. Ước tính có tổng số 76.800 người đến các phiên giao dịch. Kết quả trên đã khẳng định việc quyết định tổ chức các phiên giao dịch việc làm định kỳ hàng tháng của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội là đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển của thị trường lao động thủ đô hiện nay; đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động và doanh nghiệp, khắc phục được tính hình thức của các hội chợ việc làm trước đây. Theo bản báo cáo mới đây của bà Nguyễn Thị Hải Vân, phó cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nói rằng theo dự đoán của Bộ Lao động thì khoảng 300,000 công nhân sẽ mất việc trong nửa đầu năm 2009, và khoảng hơn 100,000 công nhân nữa sẽ bị giảm biên chế trong nửa cuối năm 2009. Một quan chức khác con cho biết tỷ lệ thất nghiệp trong năm nay sẽ tăn cao gấp 5 lần so với con số 80 ngàn công nhân mất việc làm trong năm 2008. Đây mới chỉ là những còn số dự đoán trong công việc chính, có thông kê theo dõi, còn những người lao động, kinh doanh tự do lề đường chưa có con số nào thông kê về tỷ lệ sẽ bị mất việc làm trong năm nay. Chính phủ đang chỉ đạo các cơ quan có liên qua thu thập, thông kê dữ liệu và so sánh số việc làm tạo được và số việc làm mất đi. Bà Bùi thị Thuý Quỳnh, một giới chức cao cấp của Cục Việc làm cho biết là 70% số công nhân bị sa thải ở Thành phố Hồ Chí Minh đã tìm được việc làm mới. Ngành dệt may, giày dép và chế biến thuỷ hải sản là những khu vực có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất do hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự phụ thuộc vào xuất khẩu của nền kinh tế Việt Nam, thì rõ ràng sự suy giảm kinh tế toàn cầu sẽ khiến cho tình trạng thất nghiệp trở nên trầm trọng. Hiện nước ta vẫn chưa có cơ chế bảo hiểm thất nghiệp nào được áp dụng hỗ trợ cho người lao động. Theo dự kiến thì hệ thống này sẽ có hiệu lực vào năm 2010. Vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết sẽ hỗ trợ cho những doanh nghiệp nào sa thải trên 30% công nhân được vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi là 0% để có thể trả lương cho công nhân bị mất việc làm. Lượng lao động trên cả nước vào khoảng 45 triệu người, trong khi mỗi năm lại có thêm hơn 1 triệu người nữa tham gia vào lực lượng này, khiến cho áp lực đối với chính phủ phải tạo thêm nhiều việc làm ngày một gia tăng. Tỷ lệ thất nghiệp không phản ánh đúng bức tranh kinh tế Tỷ lệ thất nghiệp tại Đông Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, tăng lên nhanh chóng kể từ đầu cuộc khủng hoảng. Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng số liệu chỉ phản ánh một phần nhỏ bức tranh kinh tế ảm đạm. Tháng 1 năm ngoái, tỷ lệ thất nghiệp của khu vực Đông Á Thái Bình Dương chỉ là 1 triệu người, nhưng đã tăng nhanh chóng lên 23,6 triệu theo báo cáo mới nhất do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hôm qua 7/4. Tính đến cuối năm 2008, số lượng người thất nghiệp tại Việt Nam là 0,4 triệu người, Thái Lan là 0,5 triệu, Trung Quốc là 8,9 triệu. Tuy nhiên, số liệu này chưa phản ánh chính xác tính nguy cấp của nền kinh tế, do nhiều nước trong khu vực không có hệ thống quản lý trợ cấp thất nghiệp. Tại các quốc gia đang phát triển tại Đông Á, số lượng những người không có việc làm chỉ là thống kê không đầy đủ và con số thực tế có thể gấp đôi. Tuy thống kê cho thấy Đông Á Thái Bình Dương có 23,6 triệu người thất nghiệp, nhưng chỉ tính riêng Trung Quốc cho đến nay có thêm 25 triệu lao động di cư bị sa thải. Ông Vikram Nehru, Chuyên gia Kinh tế trưởng của Khu vực Đông Á thuộc Ngân hàng Thế giới, cho rằng những người nghèo bị sa thải phải tìm mọi cách để kiếm được việc làm, dù là lao động thời vụ với đồng lương bèo bọt. Tuy vậy, những người này vẫn được xem là không thất nghiệp. Trong khi thống kê tại các nước chưa phản ánh chính xác tình hình thực tế, nhiều khả năng làn sóng sa thải nhân công sẽ còn tăng cao trong năm nay. Tại Thái Lan, ngân hàng trung ương thống kê sẽ có thêm khoảng 1,1 triệu người bị sa thải tại nước này trong 2009. Tại các quốc gia đang phát triển, nhóm người thất nghiệp là những nạn nhân dễ bị tổn thương nhất. Các nước đã có nhiều hành động gấp rút nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng đối với đối tượng này. Chính phủ Trung Quốc trợ cấp bằng tiền mặt một lần cho cả các hộ ở nông thôn và đẩy mạnh chính sách lao động nhằm giảm thiểu thất nghiệp. Ở Indonesia, trong quý 1/2009 có 19,2 triệu gia đình, tương đương với khoảng 1/3 dân số, sẽ được trợ cấp bằng tiền mặt. Trong khi đó, Campuchia đang triển khai chương trình trợ cấp lương thực tại các trường học. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn 4,9%07:48, 31/12/2008 (GMT+7) Sáng 30-12, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2008 và triển khai nhiệm vụ năm 2009. Báo cáo của Sở LĐ-TB&XH cho biết, trong năm 2008, toàn thành phố có 5.171 hộ thoát nghèo, đạt 149%  kế hoạch; đã tạo việc làm cho 34 nghìn lao động; tuyển sinh đào tạo nghề cho hơn 31 nghìn học sinh; giải quyết chế độ trợ cấp cho 5.423 lượt đối tượng chính sách; đưa 219 lao động đi làm việc tại Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Năm 2009, ngành LĐ-TB&XH tập trung giải quyết việc làm cho 35.000 lao động, trong đó có 19.500 lao động nữ, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn 4,9%; hỗ trợ cho vay 550 dự án với doanh số cho vay 17 tỷ đồng; tổ chức thường xuyên phiên giao dịch chợ việc làm; xuất khẩu 350 lao động đi làm việc ở nước ngoài; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 35%. Đồng thời, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia còn 0,25%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn cũ của thành phố còn 0,85%, chuẩn mới của thành phố còn 16,38%. Để hoàn thành những chỉ tiêu đề ra, Sở LĐ-TB&XH tiếp tục triển khai thực hiện các đề án “Giải quyết việc làm cho người trong độ tuổi lao động trên địa bàn thành phố”, “Thông tin thị trường lao động” nhằm góp phần đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm theo chương trình “3 có” của thành phố. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2008 giảm còn 4,9%07:59, 27/11/2008 (GMT+7) Năm 2008, thành phố Đà Nẵng đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ thực hiện đề án “có việc làm” như tổ chức phiên chợ việc làm, tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ vốn vay giải quyết việc làm. Kết quả có 34.000 lao động được giải quyết việc làm, đạt 100% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND thành phố đề ra. Tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,9%. Khu vực ngoài quốc doanh giải quyết nhiều việc làm nhất, chủ yếu ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ, trong đó, doanh nghiệp có vốn nước ngoài giải quyết việc làm cho gần 7.000 lao động, tăng gấp 1,5 lần so với năm ngoái. Chợ tuyển sinh học nghề lần thứ nhất năm 2008-2009 được tổ chức với 20 cơ sở dạy nghề, đã tuyển được gần 700 người học nghề. Ngoài ra thành phố đã chi 3 tỷ đồng cho đào tạo nghề miễn phí. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2008 đạt 43%.        S.T Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn nông thôn Tuesday, 29. April 2008, 08:45:21 Social structure, Social problems Ở những vùng kinh tế trọng điểm với quy mô đầu tư lớn, tốc độ tăng trưởng cao nhưng tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt là lao động ở độ tuổi 15-24, lại cao hơn so với tỷ lệ trung bình của cả nước và cao hơn hẳn so với các vùng kinh tế chậm phát triển. Thông tin trên vừa được công bố tại hội nghị Công bố kết quả điều tra lao động việc làm năm 2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 17/11. Theo ông Nguyễn Trọng Phu, Vụ trưởng, Uỷ viên thường trực ban chỉ đạo điều tra lao động việc làm Trung ương, trong ba vùng kinh tế trọng điểm, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị vùng Bắc bộ là 5,7%, hai vùng còn lại ở mức 5,6%. Số lao động thất nghiệp có tuổi từ 15 trở lên ở khu vực thành thị là 567.771 người, chiếm 5,13%. Còn trong độ tuổi lao động là 562.269 người, chiếm 5,31% trong tổng số lao động. Tính trung bình tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trẻ từ 15-24 tuổi là 13,4%, giảm hơn 0,5% so với năm 2004. Nguyên nhân tỷ lệ thất nghiệp cao ở khu vực thành thị là do thị trường lao động phát triển sâu rộng đòi hỏi chất lượng lao động cao, trong khi đó không ít ngành nghề đào tạo lại không phù hợp với yêu cầu của thị trường. Cùng đó, lao động không nghề có tỷ trọng lớn nên càng ngày càng khó có cơ hội tìm việc làm. Hơn 76% lao động chưa qua đào tạo Lực lượng lao động của nước ta hiện nay có 44.385 nghìn người, tăng gần 2,6% so với năm 2004. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo mới chỉ đạt 24,8%. Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của của thị trường lao động phát triển, đặc biệt là ở các vùng kinh tế trọng điểm và các khu đô thị tập trung (cả về cơ cấu ngành nghề cũng như kỹ năng tay nghề). Theo kết quả điều tra, tỷ lệ mù chữ của LĐ VN là 4%. Trong tỷ lệ mù chữ này lại có sự cách biệt quá cao giữa các vùng miền và khu vực. Trong 8 vùng lãnh thổ thì vùng có tỷ lệ LĐ mù chữ cao nhất là Tây Bắc (17%) và Tây Nguyên (10%), thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng (0,6%) và Bắc Trung Bộ (1,9%). Sự cách biệt này càng trở nên “trời - vực” khi so sánh nông thôn - thành thị, đồng bằng - miền núi, vùng sâu, vùng xa... Kết quả điều tra cũng công bố một con số buồn về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng LĐ hùng hậu này. Tỷ lệ LĐ qua đào tạo mới chỉ là 24% (tăng 2,2% so với năm 2004); trong đó, tỷ lệ LĐ đã qua đào tạo nghề nói chung mới chiếm 15%. Đây thực là một kết quả gây “sốc”! Ông Nguyễn Trọng Phu - Vụ trưởng, Giám đốc Trung tâm Tin học, Uỷ viên thường trực Ban chỉ đạo điều tra lao động- việc làm TW nhận xét: “Sự cách biệt về trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn đã, đang và sẽ gây bất lợi cho các khu vực nông thôn trong giai đoạn phát triển CNH, HĐH dưới tác động ngày càng mạnh mẽ của kinh tế thị trường và xu thế hội nhập, toàn cầu hoá về kinh tế”. 2009: Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam sẽ tăng gấp 5 lần Tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu hiên nay sẽ khiến tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam trong năm 2009 tăng 5 lần so với năm 2008. Theo bản báo cáo mới đây của bà Nguyễn Thị Hải Vân, phó cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nói rằng theo dự đoán của Bộ Lao động thì khoảng 300,000 công nhân sẽ mất việc trong nửa đầu năm 2009, và khoảng hơn 100,000 công nhân nữa sẽ bị giảm biên chế trong nửa cuối năm 2009. Một quan chức khác con cho biết tỷ lệ thất nghiệp trong năm nay sẽ tăn cao gấp 5 lần so với con số 80 ngàn công nhân mất việc làm trong năm 2008. Đây mới chỉ là những còn số dự đoán trong công việc chính, có thông kê theo dõi, còn những người lao động, kinh doanh tự do lề đường chưa có con số nào thông kê về tỷ lệ sẽ bị mất việc làm trong năm nay. Chính phủ đang chỉ đạo các cơ quan có liên qua thu thập, thông kê dữ liệu và so sánh số việc làm tạo được và số việc làm mất đi. Bà Bùi thị Thuý Quỳnh, một giới chức cao cấp của Cục Việc làm cho biết là 70% số công nhân bị sa thải ở Thành phố Hồ Chí Minh đã tìm được việc làm mới. Ngành dệt may, giày dép và chế biến thuỷ hải sản là những khu vực có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất do hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự phụ thuộc vào xuất khẩu của nền kinh tế Việt Nam, thì rõ ràng sự suy giảm kinh tế toàn cầu sẽ khiến cho tình trạng thất nghiệp trở nên trầm trọng. Hiện nước ta vẫn chưa có cơ chế bảo hiểm thất nghiệp nào được áp dụng hỗ trợ cho người lao động. Theo dự kiến thì hệ thống này sẽ có hiệu lực vào năm 2010. Vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết sẽ hỗ trợ cho những doanh nghiệp nào sa thải trên 30% công nhân được vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi là 0% để có thể trả lương cho công nhân bị mất việc làm. Lượng lao động trên cả nước vào khoảng 45 triệu người, trong khi mỗi năm lại có thêm hơn 1 triệu người nữa tham gia vào lực lượng này, khiến cho áp lực đối với chính phủ phải tạo thêm nhiều việc làm ngày một gia tăng. Nguyên nhân Trong lịch sử loài người, thất nghiệp chỉ xuất hiện trong xã hội tư bản. Ở xã hội cộng đồng nguyên thủy, việc phải duy trì trật tự trong bầy đàn buộc mọi thành viên phải đóng góp lao động và được làm việc. Trong xã hội phong kiến châu Âu, truyền đời đất đai đảm bảo rằng con người luôn có việc làm. Ngay cả trong xã hội nô lệ, chủ nô cũng không bao giờ để tài sản của họ (nô lệ) rỗi rãi trong thời gian dài. Các nền kinh tế theo học thuyết Mác-Lênin cố gắng tạo việc làm cho mọi cá nhân, thậm chí là phình to bộ máy nếu cần thiết (thực tế này có thể gọi là thất nghiệp một phần hay thất nghiệp ẩn nhưng đảm bảo cá nhân vẫn có thu nhập từ lao động). Trong xã hội tư bản, giới chủ chạy theo mục đích tối thượng là lợi nhuận, mặt khác họ không phải chịu trách nhiệm cho việc sa thải người lao động, do đó họ vui lòng chấp nhận tình trạng thất nghiệp, thậm chí kiếm lợi từ tình trạng thất nghiệp. Người lao động không có các nguồn lực sản xuất trong tay để tự lao động phải chấp nhận đi làm thuê hoặc thất nghiệp. Các học thuyết kinh tế học giải thích thất nghiệp theo các cách khác nhau. Kinh tế học Keynes nhấn mạnh rằng nhu cầu yếu sẽ dẫn đến cắt giảm sản xuất và sa thải công nhân (thất nghiệp chu kỳ). Một số khác chỉ rằng các vấn đề về cơ cấu ảnh hưởng thị trường lao động (thất nghiệp cơ cấu). Kinh tế học cổ điển và tân cổ điển có xu hướng lý giải áp lực thị trường đến từ bên ngoài, như mức lương tối thiểu, thuế, các quy định hạn chế thuê mướn người lao động (thất nghiệp thông thường). Có ý kiến lại cho rằng thất nghiệp chủ yếu là sự lựa chọn tự nguyện. Chủ nghĩa Mác giải thích theo hướng thất nghiệp là thực tế giúp duy trì lợi nhuận doanh nghiệp và chủ nghĩa tư bản. Các quan điểm khác nhau có thể đúng theo những cách khác nhau, góp phần đưa ra cái nhìn toàn diện về tình trạng thất nghiệp. Việc áp dụng nguyên lý cung - cầu vào thị trường lao động giúp lý giải tỷ lệ thất nghiệp cũng như giá cả của lao động. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới ở Châu Phi, Trung Đông và Châu Mỹ Latinh chỉ ra, ở các nước đang phát triển, tình trạng thất nghiệp cao trong phụ nữ và thanh niên còn là hậu quả của những quy định về trách nhiệm chủ lao động Thất nghiệp gia tăng do suy giảm kinh tế toàn cầu  Thanh Phương Bài đăng ngày 12/01/2009 Cập nhật lần cuối ngày 12/01/2009 15:49 TU Th ực tr ạngTheo số liệu của Tổng Cục Thống Kê, số người thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay là khoảng trên 1 triệu người. Trên báo chí Việt Nam tuần trước, ông Nguyễn Đại Đồng, Cục trưởng Việc Làm thuộc bộ Lao Động cho biết là trong năm 2009, sẽ có thêm 300 người thất nghiệp, giảm việc. Nhưng báo chí trong nước dự đoán là con số người thất nghiệp có thể lên tới cả triệu, chứ không phải chỉ có 300 ngàn. Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ vào tuần trước, kinh tế gia Lê Đăng Doanh cũng cho rằng con số cả triệu người thất nghiệp là không xa với thực tế. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Bạch Hồng cho biết bảo hiểm thất nghiệp sẽ được áp dụng từ đầu 2009. Thưa ông, có thể khẳng định việc ra đời bảo hiểm thất nghiệp sẽ là một phần trong chính sách trợ giúp cho người lao động khi bị thất nghiệp? Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường và bước vào hội nhập với kinh tế thế giới, bên cạnh những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội, thì tình trạng thất nghiệp đang là một trong những vấn đề nan giải và hết sức bức xúc. Hàng năm có từ 1,1 đến 1,2 triệu người bước vào tuổi lao động, nhưng khả năng thu hút lao động của nền kinh tế lại có hạn. Bên cạnh đó, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, một bộ phận không nhỏ lao động do nhiều nguyên nhân khác nhau bị mất việc làm, đời sống rất khó khăn, ảnh hưởng đến trật tự an sinh xã hội. Bảo hiểm thất nghiệp ra đời sẽ góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc. Bên cạnh đó bảo hiểm thất nghiệp còn giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp. Có thể khẳng định, bảo hiểm thất nghiệp là một biện pháp hỗ trợ người lao động trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh việc hỗ trợ một khoản tài chính đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động trong thời gian mất việc thì mục đích chính của bảo hiểm thất nghiệp là thông qua các hoạt động đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm, sớm đưa những lao động thất nghiệp tìm được một việc làm mới thích hợp và ổn định. Vậy những đối tượng nào sẽ được tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thưa ông? Dự thảo Nghị định bảo hiểm thất nghiệp có 8 chương, 49 điều. Nghị định đề cập đến các vấn đề như quyền và trách nhiệm của người lao động; sử dụng người lao động của doanh nghiệp; thủ tục thực hiện khiếu nại; các chế độ; cách thức tổ chức quỹ và các điều khoản thi hành… Theo dự thảo Nghị định, người lao động là công dân Việt Nam làm việc trong cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể; làm việc cho cơ quan, tổ chức, cho cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ và sử dụng lao động Việt Nam…, có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12-36 tháng, đều thuộc diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Theo dự thảo, loại hình bảo hiểm thất nghiệp này có sự tham gia của 3 bên là Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Dự thảo cũng quy định chi tiết, cụ thể trách nhiệm của mỗi bên trong việc giải quyết chế độ, trợ cấp cho người lao động khi bị thất nghiệp. Còn về quyền lợi, khi tham gia họ sẽ được hưởng gì từ chính sách bảo hiểm thất nghiệp này? Để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp và có đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu do tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp quy định; chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp. Theo Luật Bảo hiểm xã hội quy định, người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần. Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền hằng tháng được trả cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau: 3 tháng, nếu có đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; 6 tháng nếu có đủ từ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; 9 tháng nếu có đủ từ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; 12 tháng nếu có đủ từ 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên. Trong thời gian này, người lao động được hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm và sau hai lần từ chối nhận việc làm do tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp. Xin ông cho biết khi nào chính sách bảo hiểm thất nghiệp sẽ được thực thi? Hiện, dự thảo Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chính phủ và lấy ý kiến rộng rãi. Dự kiến, chính sách bảo hiểm thất nghiệp sẽ được thực thi từ ngày 1/1/2009. Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam Tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta là 6,5% Hà Nội Mới - 28/10/2004 Đó là một trong những kết quả Điều tra Lao động-Việc làm, do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng cục Thống kê thực hiện theo Quyết định số 27/TTg ngày 8/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Điều tra Lao động-Việc làm hàng năm (giai đoạn 2001-2005), vừa được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa công bố sáng nay 28/10. Cuộc điều tra được tiến hành trên phạm vi cả nước với 3.356 địa bàn mẫu được lựa chọn, trong đó thành thị là 2.058 địa bàn, còn lại là nông thôn, với tổng cộng 100.680 hộ, tương đương khoảng 453 nghìn nhân khẩu. Theo kết quả công bố, đến thời điểm 1/7/2004, cả nước ta có 43.255,3 nghìn người trong và trên độ tuổi lao động, tăng 1.130,6 nghìn người so với thời điểm này năm trước. Về cơ cấu lực lượng lao động (LLLĐ), chia theo khu vực thành thị, nông thôn, LLLĐ thành thị chiếm 24,4%, tăng 0,2%; chia theo giới tính, LLLĐ nam chiếm 51%, tăng 0,3%, tỷ lệ nữ giảm tương ứng với 0,3%; chia theo nhóm tuổi, LLLĐ ở nhóm tuổi 15-24% chiếm 21,5% (không thay đổi), 25-34 tuổi chiếm 25,3% (giảm 1,3%); 33-44 tuổi chiếm 27,1% (giảm 0,3%); 45-54 tuổi chiếm 18,4% (tăng 1,2%), còn lại là nhóm tuổi từ 55 tuổi trở lên, tăng 0,4%. Tỷ lệ LLLĐ mù chữ là 5,01%, tăng gần 0,7% so với thời điểm 1/4/2003; tốt nghiệp PTCS chiếm 32,8%, tăng 2,6%; tốt nghiệp PTTH chiếm 19,7%, tăng 1,4%. Trong đó, tỷ lệ LLLĐ mù chữ cao nhất là ở Tây Bắc (24,2%), Tây Nguyên (11,1%), thấp nhất là ở Đồng Bằng sông Hồng (1,3%). LLLĐ đã qua đào tạo là 22,5% (tăng 1,5% so với 1/7/2003), trong đó tỷ lệ đã qua đào tạo nghề chiếm 13,3% (tăng 0,8%), tốt nghiệp THCN 4,4% (tăng 0,3), tốt nghiệp CĐ, ĐH trở lên đạt 4,8% (tăng 0,4%). Về tỷ lệ thất nghiệp, số lao động ở thành thị thất nghiệp chiếm 5,4%, giảm 0,2% so với năm trước; ở nông thôn chiếm 1,1%. Theo điều tra, nguyên nhân thất nghiệp ở khu vực thành thị chủ yếu là do chưa tìm được việc làm sau khi thôi học hoặc tốt nghiệp các cơ sở đào tạo (73,7%), tiếp đến là do người lao động đơn phương chấm dứt hợp động, làm hết hợp đồng, bị sa thải... Trong tổng số LLLĐ có việc làm, có 57,9% số lao động làm việc chính ở khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (giảm 1,7%); 17,4% làm việc ở khu vực công nghiệp và xây dựng (tăng 0,1%), còn lại là ở khu vực dịch vụ. Tính theo loại hình kinh tế, có 10,3% trong tổng số lao động có việc làm đang làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước, tăng 0,2%; 88,2% đang làm việc trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước, giảm tương ứng 0,4%; còn lại là đang làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tăng 0,2%. Về tình hình di chuyển lao động để có việc làm, tính chung cả nước, trong tổng số lao động có việc làm, đa số đang làm việc tại tỉnh, thảnh phố-nơi họ thường trú (chiếm 98,5%), chỉ có 1,5% đang làm việc ở các tỉnh, thành phố nơi họ không thuộc nhân khẩu thực tế thường trú. Trong 8 vùng lãnh thổ, vùng có tỷ lệ lao động đang làm việc ở các tỉnh, thành phố họ không thuộc nhân khẩu là Duyên Hải Nam Trung Bộ (3,8%), tiếp đến là cùng Đồng bằng sông Hồng (2,3%), Tây Bắc (2,1%), ĐBSCL (1,3%). Cũng theo điều tra, thu nhập bình của một lao động làm công ăn lương là 845 nghìn đồng/tháng, trong đó ở khu vực thành thị là 899 nghìn đồng/tháng, gấp 1,3 lần so với khu vực nông thôn... Chiều 17-11, Bộ Lao động-Thương binh Xã hội phối hợp với Ban Chỉ đạo điều tra lao động-việc làm Trung ương công bố kết quả điều tra lao động-việc làm ngày 1-7-2005. Cuộc điều tra lao động-việc làm 1-7-2005 được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng cục Thống kê thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Điều tra lao động-việc làm hàng năm (giai đoạn 2001-2005). Cuộc điều tra này được tiến hành trên phạm vi cả nước. Tổng số địa bàn điều tra là 3.356 địa bàn, trong đó thành thị là 2.058 địa bàn. Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ mù chữ của lực lượng lao động cả nước là 4%; tốt nghiệp phổ thông cơ sở là 32,6%; tốt nghiệp PTTH là 21,2%. Trong 8 vùng lãnh thổ, vùng có tỷ lệ LLLĐ mù chữ cao nhất là Tây Bắc với 17,6%, thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng với 0,6%. Trong 3 vùng kinh tế trọng điểm, LLLĐ ở vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ có trình độ học vấn phổ thông cao nhất (tỷ lệ tốt nghiệp PTTH chiếm tới 32,7%), thấp nhất là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (tốt nghiệp PTTH chiếm 20,6%). Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ LLLĐ cả nước đã qua đào tạo là 24,8% (tăng thêm 2,2% so với thời điểm 1/7/2004); trong đó tỷ lệ đã qua đào tạo nghề nói chung là 15,2% (tăng 1,8%), tỷ lệ tốt nghiệp THCN là 4,3%; tỷ lệ tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học và trên Đại học là 5,3% (tăng 0,4%). Đông Nam Bộ là vùng lãnh thổ có tỷ lệ LLLĐ đã qua đào tạo cao nhất trong 8 vùng lãnh thổ với 37,4%, thấp nhất là vùng Tây Bắc với 13,5%. Chia thành 3 khu vực ngành kinh tế, cả nước có 24677 nghìn người làm việc chính ở khu vực I (nông, lâm nghiệp và thuỷ sản), chiếm 56,8%; 7769,6 nghìn người làm việc chính ở khu vực II (công nghiệp và xây dựng), chiếm 17,9%, 11010 nghìn người làm việc chính ở khu vực II (dịch vụ). Vùng có cơ cấu lao động tiến bộ nhất là Đông Nam Bộ (27,8%; 30,9%; 41,3%), lạc hậu nhất là vùng Tây Bắc (84,9%; 5,2%; 9,9%) và Tây Nguyên (72,9%; 8,1%; 19%). Chia theo loại hình kinh tế, cả nước có 4413 nghìn người làm việc ở khu vực Nhà nước, chiếm 10,2%; 38355,7 nghìn người làm việc ở khu vực ngoài Nhà nước, chiếm 88,2%; còn lại là số người làm việc ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Theo quan hệ lao động, cả nước có 11106,6 nghìn người làm công ăn lương, chiếm 25,6% và 32350 nghìn người làm công không ăn lương trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. So với thời điểm 1/7/2004, số lao dộng lằm công ăn lương của cả nước tăng thêm 287,7 nghìn người. Đáng chú ý, theo kết quả công bố, tỷ lệ thất nghiệp của LLLĐ trong độ tuổi lao động ở thành thị là 5,3%, giảm 0,3% so với thời điểm 1-7-2004. Theo đánh giá chung, thực trạng và xu thế phát triển lao động-việc là giai đoạn 2001-2005 của nước ta có nhiều chuyển biến tích cực về đào tạo, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, tăng tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động …Đến năm 2005, trừ tỷ lệ lao động qua đào tạo, các mục tiêu do Đại hội Đảng IX đề ra đều đạt và vượt. Một số giải pháp hạn chế tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam: - Đào tạo nghề cho bà con ở nông thôn đặc biệt là con cái của họ, khi diện tích đất sản xuất của họ bị thu hồi thì có thể dể dàng chuyển sang làm những ngành nghề khác. - Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là nơi mà không những giải quyết được tình trạng thất nghiệp ở trong nước mà còn thu được nguồn ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia. - Chú trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo. - Hạn chế tăng dân số. Trên là một vài ý kiến của mình bạn xem thao khảo nha Trích: Nước ta còn nghèo, vốn đầu tư còn phải đi vay, kỹ thuật - công nghệ còn phải đi mua. Để sản xuất sản phẩm xuất khẩu cũng cần phải bỏ ra nhiều ngoại tệ để nhập nguyên-phụ liệu, có loại phải nhập đến 80-90%... Nhưng ta lại có nguồn lực lao động khá dồi dào, giá rẻ. Đây là những vấn đề cần được phân tích, trên cơ sở khắc phục những mặt tồn tại, phát huy thế mạnh, để lực lượng lao động mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhất, đồng thời góp phần bình ổn xã hội. Thực tế đang thu hút và yêu cầu sự quan tâm từ phía Nhà nước, các ngành kinh tế cũng như mỗi người lao động. Trong các vấn đề quan trọng hàng đầu, nổi cộm nhất là việc sử dụng lao động và thất nghiệp là 1 trong 5 đỉnh của “ngũ giác mục tiêu” (tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, tỉ lệ nghèo thấp, cán cân thanh toán có số dư). Thất nghiệp không chỉ là sự lãng phí mà còn làm cho thu nhập, sức mua có khả năng thanh toán của dân cư thấp, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng kinh tế trong nước, cũng như việc “gọi” các nhà đầu tư nước ngoài. Thất nghiệp làm cho tỉ lệ nghèo cao và sự phân hóa giàu nghèo tiếp tục gia tăng. Thất nghiệp cũng làm phát sinh nhiều tệ nạn xã hội do “nhàn cư vi bất thiện”, trở thành vấn đề bức bối mà nhiều gia đình cũng như cộng đồng phải tốn nhiều tiền của, công sức để khắc phục. Chúng ta có thể rất vui mừng khi thấy tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị đã giảm liên tục từ 6,9% năm 1998 xuống còn 5,6% năm 2004. Song, tình trạng thất nghiệp hiện nay ở nước ta vẫn có một số vấn đề đáng lưu ý. Nếu nhìn kỹ vào cơ cấu, tỉ lệ thất nghiệp của lao động ở khu vực thành thị cũng còn nhiều điều cần quan tâm. Theo nhóm tuổi, ở nhóm tuổi càng trẻ thì tỉ lệ thất nghiệp càng cao: nhóm 15-19 tuổi tỉ lệ thất nghiệp lên đến 13,9%, nhóm 20-24 tuổi 13,8%, nhóm 25-29 tuổi 7,2%, nhóm 30-34 tuổi 5,2%, nhóm 35-39 tuổi 4%, nhóm 40-44 tuổi 3,9%... Theo trình độ chuyên môn, thất nghiệp không chỉ có ở lực lượng lao động chưa qua đào tạo (8%), mà còn ở các nhóm lao động đã qua đào tạo, như qua đào tạo nghề 1,8% đã tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp 4,4%, đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học 3,8%. Thực tế trên là rất đáng lo ngại. Trong tổng số lao động thất nghiệp ở thành thị, số người chưa tìm được việc làm sau khi thôi học hoặc tốt nghiệp các cơ sở đào tạo chiếm tới 73,7%. Đó là sự đáng tiếc vì những người này còn trẻ tuổi, có sức khỏe, có trình độ học vấn, tay nghề... Theo mức độ thất nghiệp, số người thất nghiệp dài hạn (từ 12 tháng trở lên) chiếm 56,7%, từ 6 đến dưới 12 tháng chiếm 21,4%, cộng hai loại này đã chiếm 78,1%; còn từ 1 đến dưới 6 tháng chiếm 18,2% và dưới 1 tháng chỉ chiếm 3,7%. Một chuyển biến đáng vui mừng là tỉ lệ thời gian lao động ở khu vực nông thôn chưa được sử dụng đã giảm từ 28,9% năm 1998 xuống còn 21% năm 2004. Nhưng, do tỉ trọng lực lượng lao động ở nông thôn lớn, nên nếu quy số thời gian chưa được sử dụng trên ra số người thất nghiệp, thì tỉ lệ số người chưa có việc làm của cả nước lên đến khoảng 15%. Vấn đề đặt ra là cần phát triển mạnh hơn nữa các thành phần kinh tế, bởi chính khu vực ngoài Nhà nước mới là khu vực thu hút được nhiều nhất số lao động tăng thêm (năm 2004 so với năm 1990 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tăng gần 13 triệu người, khu vực Nhà nước chỉ tăng 1 triệu người, chiếm 8,4% tổng số tăng, còn khu vực ngoài Nhà nước tăng hơn 11,8 triệu người, chiếm tới 91,6% tổng số tăng. Nói một cách công bằng, sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có vốn đầu tư nước ngoài trong những năm qua đã trực tiếp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, vấn đề đầu tiên cũng là cuối cùng quyết định sức sống của một nền kinh tế, quyết định mức độ giàu nghèo của xã hội vẫn là con người. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ châu á đã trở nên giàu mạnh nhờ có chiến lược đào tạo nghề, bồi đắp nguồn nhân lực một cách bài bản, lâu dài. Từ đó, họ chuyển dịch nền kinh tế theo cơ cấu hiện đại, lấy dịch vụ làm động lực để tăng nhanh thu nhập, đặc biệt là từ đó tạo điều kiện cho sức lao động có thêm giá trị gia tăng. Thiết nghĩ, Việt Nam cần có quan điểm đào tạo nghề, tạo việc làm rõ ràng và phù hợp với xu hướng phát triển trong nước cũng như quốc tế để đón cơ hội, nhất là đối với mục tiêu xuất khẩu lao động chất xám ra nước ngoài hoặc tại chỗ. Quý 1 năm nay, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 16 ngàn lao động, trong đó có cả việc đưa nhân công sang những thị trường “xịn” như Canada, Anh... hay gõ cửa thị trường Nam Âu, Trung Đông bên cạnh một số thị trường truyền thống như Đài Loan, Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc. Việc xuất khẩu lao động vẫn đã và đang là hướng mở cho đáp ứng mục tiêu giải quyết một phần việc làm trong nước. Ngoài ra, nguồn nhân lực trí thức, trước hết tại khu vực đô thị, cần được định hướng sớm và cụ thể về nghề nghiệp chuyên môn, phải có tính chuyên nghiệp cao (như sáng tạo phần mềm, chuyên gia máy tính) để tự tạo việc làm, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTỷ lệ thất nghiệp.doc