Tỷ lệ sảy thai và một số yếu tố liên quan đến sảy thai ở huyện Phù Cát - Bình Định

Nghiên cứu cắt ngang nhằm xác định tỷ lệ sẩy thai và một số yếu tố liên quan đến sẩy thai ở huyện Phù Cát - Bình Định trên 6.600 phụ nữ 15 - 49 tuổi đã có gia đình, đã từng mang thai ở 30 thôn thuộc 18 xã, thị trấn của huyện Phù Cát - Bình Định ở thời điểm tháng 1/2012. Kết quả cho thấy tỷ lệ bà mẹ bị sẩy thai là 9,58%. Tỷ lệ bà mẹ bị sẩy thai tăng dần từ lần mang thai thứ 3: tỷ lệ sẩy thai lần mang thai thứ 3 là 5,53%; lần mang thai thứ 4 là 7,89% (OR3-4 = 7; 95% CI: 4 - 12,3). Tỷ lệ sẩy thai ở phụ nữ bị hút thuốc lá thụ động là 4,21% và phụ nữ không hút thuốc lá thụ động là 2,85% (p < 0,05). Tỷ lệ sẩy thai ở phụ nữ bị phơi nhiễm với thuốc bảo vệ thực vật là 4,68%; không phơi nhiễm là 3,14% (p < 0,05).

pdf7 trang | Chia sẻ: Mịch Hương | Ngày: 29/03/2025 | Lượt xem: 23 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ sảy thai và một số yếu tố liên quan đến sảy thai ở huyện Phù Cát - Bình Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
144 TCNCYH 83 (3) - 2013 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC TỶ LỆ SẢY THAI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SẢY THAI Ở HUYỆN PHÙ CÁT - BÌNH ĐỊNH Trương Quang Đạt1, Trần Đức Phấn2, Ngô Văn Toàn2 1Trường Cao đẳng Y tế Bình Định, 2Trường Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu cắt ngang nhằm xác định tỷ lệ sẩy thai và một số yếu tố liên quan đến sẩy thai ở huyện Phù Cát - Bình Định trên 6.600 phụ nữ 15 - 49 tuổi đã có gia đình, đã từng mang thai ở 30 thôn thuộc 18 xã, thị trấn của huyện Phù Cát - Bình Định ở thời điểm tháng 1/2012. Kết quả cho thấy tỷ lệ bà mẹ bị sẩy thai là 9,58%. Tỷ lệ bà mẹ bị sẩy thai tăng dần từ lần mang thai thứ 3: tỷ lệ sẩy thai lần mang thai thứ 3 là 5,53%; lần mang thai thứ 4 là 7,89% (OR3-4 = 7; 95% CI: 4 - 12,3). Tỷ lệ sẩy thai ở phụ nữ bị hút thuốc lá thụ động là 4,21% và phụ nữ không hút thuốc lá thụ động là 2,85% (p < 0,05). Tỷ lệ sẩy thai ở phụ nữ bị phơi nhiễm với thuốc bảo vệ thực vật là 4,68%; không phơi nhiễm là 3,14% (p < 0,05). Từ khóa: sẩy thai, thuốc bảo vệ thực vật, hút thuốc lá thụ động I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sẩy thai là việc mang thai kết thúc một cách tự nhiên trước khi thai nhi đạt tới độ tuổi có thể sống bên ngoài tử cung. Theo chuẩn quốc gia của Việt Nam hiện nay, sẩy thai là trường hợp thai và rau bị tống ra khỏi buồng tử cung trước 22 tuần (kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối) [1]. Sẩy thai là một trong những bất thường sinh sản phổ biến nhất. Tỷ lệ sẩy thai khác nhau tùy theo nơi nghiên cứu ở bệnh viện hay tại cộng đồng. Ở Việt Nam, tỷ lệ mẹ bị sẩy thai từ 8 - 12% [2; 3]. Nguyên nhân của bất thường sinh sản là do di truyền, do tác động của các tác nhân vật lý, hóa học và sinh vật học. Ở Việt Nam, ngoài các nguyên nhân như các nước, ở một số vùng còn chịu ảnh hưởng của chất độc hóa học trong chiến tranh [3]. Ở Việt Nam, tỷ lệ bất thường sinh sản nói chung hay từng loại bất thường sinh sản nói riêng trong các nghiên cứu có thể khác nhau (do cỡ mẫu, cách chọn mẫu, phương pháp điều tra, cách đánh giá...) nhưng tất cả các tác giả đều thống nhất: tỷ lệ bất thường sinh sản ở vùng đã từng nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh đều cao hơn so với vùng không bị ô nhiễm. Có nhiều dự án can thiệp, nhưng tỷ lệ bất thường sinh sản vẫn còn ở mức cao. Phù Cát - Bình Định có sân bay Phù Cát, là nơi chứa chất độc hóa học trong chiến tranh; huyện Phù Cát cũng là nơi bị rải chất độc hóa học trong chiến tranh. Nghiên cứu của Trịnh Văn Bảo và cộng sự (2006) ở một số xã xung quanh sân bay Phù Cát: tỷ lệ mẹ bị sẩy thai: 8,7%, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sẩy thai ở đây cao hơn so với các nơi khác [3]. Tuy nhiên, tình hình bất thường sinh sản luôn thay đổi theo thời gian, đồng thời nghiên cứu này cũng chỉ tập trung vào vùng gần sân bay. Xuất phát từ những lí do trên, nghiên cứu đã được tiến hành nhằm mục tiêu xác định tỷ lệ sẩy thai và một số yếu tố liên quan ở huyện Phù Cát - Bình Định. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng: tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (tuổi từ 15 - 49) và đã từng có thai tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. 2. Phương pháp Địa chỉ liên hệ: Trương Quang Đạt, Trường Cao đẳng Y tế Bình Định Email: bstruongquangdat@yahoo.com Ngày nhận: 25/02/2013 Ngày được chấp thuận: 20/6/2013 TCNCYH 83 (3) - 2013 145 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC - Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả mô tả cắt ngang nhằm xác định tỷ lệ sẩy thai và một số yếu tố liên quan ở huyện Phù Cát - Bình Định . - Phương pháp thu thập thông tin: sử dụng phiếu điều tra theo hộ gia đình bằng cách hỏi đáp trực tiếp. - Cỡ mẫu: được tính theo công thức: Trong đó: p là tỷ lệ mẹ có bị sẩy thai = 8,7% (Theo Trịnh Văn Bảo và cộng sự (2006), tỷ lệ mẹ bị sẩy thai ở Phù cát năm 2002 là 8,7%) [3]. d: sai số tuyệt đối và DE: hệ số thiết kế mẫu = 2. Cỡ mẫu điều tra là 6,600 bà mẹ. - Chọn mẫu: Áp dụng kỹ thuật chọn mẫu 30 cụm ngẫu nhiên đối với 118 thôn của huyện. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn để chọn các phụ nữ vào diện nghiên cứu. - Xử lý thông tin Nhóm tuổi mẹ khi sẩy thai: để tính toán tỷ lệ sẩy thai theo nhóm tuổi của mẹ khi sẩy thai, chúng tôi xác định tuổi của người mẹ ở lần sẩy thai đầu tiên và phân nhóm độ tuổi khi mang thai theo nhóm 5 năm. Phơi nhiễm thuốc bảo vệ thực vật: Khi tìm hiểu các yếu tố liên quan giữa phơi nhiễm thuốc bảo vệ thực vật với tình trạng sẩy thai, chúng tôi sử dụng biến định tính (có hay không có phơi nhiễm trước và trong thời gian mang thai một hoặc nhiều hơn một loại thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục được quy định tại Thông tư 10 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) [4]. Hút thuốc lá thụ động: Chúng tôi sử dụng khái niệm hút thuốc lá được sử dụng trong Báo cáo kết quả điều tra Y tế Quốc gia 2001- 2002 [5]: người đã từng hút trên 100 điếu thuốc trong cả cuộc đời và trung bình hút trên 7 điếu trong 1 tuần được coi là người có hút thuốc. Người không hút thuốc là người chưa bao giờ hút thuốc hoặc hút dưới 100 điếu thuốc trong cuộc đời. Một điếu thuốc lá được tính tương đương với một điếu thuốc lào. Khi phân tích mối liên quan giữa hút thuốc lá thụ động và tình trạng sẩy thai, chúng tôi chỉ sử dụng biến định tính có hay không có hút thuốc lá thụ động. 3. Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng phần mềm Stata 10.0. 4. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, nguyên tắc, chuẩn mực về đạo đức nghiên cứu y sinh học của Việt Nam, phù hợp với các chuẩn mực chung của Quốc tế. Nghiên cứu không gây nguy hiểm và tác dụng xấu đến đối tượng nghiên cứu. Tất cả các đối tượng đều tự nguyện tham gia.Tất cả các số liệu thu thập được nếu mang tính chất cá nhân đều được giữ bí mật. Nội dung nghiên cứu đã được Hội đồng khoa học kỹ thuật tỉnh Bình Định thông qua. III. KẾT QUẢ Bảng 1 cho thấy số các bà mẹ bị sẩy thai là 9,58%, trong đó chủ yếu là sảy thai 1 lần (7,92%). Tỷ lệ các bà mẹ có sảy thai 2 lần và 3 lần là ít hơn rất nhiều (1,27% và 0,38%). Bảng 2 cho thấy tỷ lệ sẩy thai ở mang thai lần thứ 1 là 3,64%; ở lần mang thai thứ 2 là 3,42%; ở lần mang thai thứ 3 là 5,53%. Các lần mang thai từ thứ 3 trở lên có xu hướng tăng cao. Trong số 6,600 phụ nữ được điều tra có ít nhất một lần mang thai và đã kết thúc thai kỳ. Trong lần mang thai đầu tiên có 240 phụ nữ bị sẩy thai. Ở đây chúng tôi chỉ phân tích một số yếu tố liên quan đến sẩy thai ở lần mang thai đầu tiên. n = Z2(1-α/2) p (1 - p) d2 x DE 146 TCNCYH 83 (3) - 2013 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Bảng 1. Tỷ lệ phụ nữ sẩy thai và số lần sẩy thai Bảng 2. Tỷ lệ sẩy thai ở các lần mang thai Đặc điểm Tần số (n = 6.600) % Phụ nữ không bị sẩy thai 5,968 90,42 Phụ nữ bị sẩy thai 632 9,58 Trong đó Sẩy thai 1 lần 523 7,92 Sẩy thai 2 lần 84 1,27 Sẩy thai từ 3 - 5 lần 25 0,38 Lần mang thai Số phụ nữ có thai Số phụ nữ bị sẩy thai % 1 6,600 240 3,64 2 5,533 189 3,42 3 3,145 174 5,53 4 1,356 107 7,89 5 494 37 7,49 6 156 15 9,62 7 49 7 14,29 8 13 2 15,38 9 4 1 25,00 Tổng 17.350 772 4,45 So sánh (OR2-3 = 5,1; 95% CI: 3,1 - 8,2); (OR3-4 = 7; 95% CI: 4 - 12,3); (OR4-5 = 15; 95% CI: 6,4 - 35,3); (OR5-6 = 102,3; 95% CI: 32,2 - 324,6) Bảng 3 cho thấy có 4 biến: tuổi mẹ, trình độ học vấn, tình trạng hút thuốc lá thụ động và phơi nhiễm với thuốc bảo vệ thực vật. Tuổi mẹ có thai lần đầu được phân theo nhóm 5 tuổi; nhóm dưới 20 tuổi có tỷ lệ sẩy thai cao nhất 3,86% và nhóm 30 - 34 tuổi có tỷ lệ sẩy thai thấp nhất 2,7%. Trình độ hoc vấn được chia theo 3 nhóm tiểu học, trung học và sau trung học phổ thông; tỷ lệ sẩy thai ở phụ nữ có trình độ tiểu học 3,31%. Phụ nữ hút thuốc lá thụ động có tỷ lệ sẩy thai 4,21%; phơi nhiễm với thuốc bảo vệ thực vật có tỷ lệ sẩy thai 4,68%. TCNCYH 83 (3) - 2013 147 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Bảng 3. Một số yếu tố liên quan đến sẩy thai ở lần mang thai thứ nhất Đặc trưng Tình trạng Bị sẩy thai Không bị sẩy thai n % n % Tuổi lúc sẩy thai < 20 tuổi 28 3,86 698 96,14 > 0,05 20 - 24 tuổi 147 3,73 3,790 96,27 25 - 29 tuổi 52 3,44 1,459 96,56 30 - 34 tuổi 10 3,17 305 96,83 > 34 tuổi 3 2,7 108 97,3 Trình độ học vấn Tiểu học 56 3,31 1,694 96,69 > 0,05 Trung học 166 3,75 4,258 96,25 Trên phổ thông 16 3,77 408 96,23 Hút thuốc lá thụ động Có 160 4,21 3,636 95,79 < 0,05 Không 80 2,85 2,724 97,15 Phơi nhiễm thuốc bảo vệ thực vật Có 99 4,68 2,015 95,32 < 0,05 Không 141 3,14 4,345 96,86 p IV. BÀN LUẬN Huyện Phù Cát - Bình Định, trong thời gian chiến tranh bị rải chất độc hóa học với mật độ rất cao, nhất là vùng hồ Hội Sơn và vùng núi Bà, đồng thời lại có sân bay Phù Cát là nơi chứa chất độc hóa học và nơi máy bay thực hiện các phi vụ rải chất độc hóa học trong chiến tranh. Như vậy nguy cơ phơi nhiễm với chất độc hóa học trong chiến tranh của người dân huyện Phù Cát có thể do tồn lưu chất độc hóa học trong chiến tranh tại sân bay hoặc từ các vùng bị rải. Trong năm 2002 - 2003 có một điều tra tại Phù Cát, cách chọn mẫu thuận tiện và khảo sát 8 xã xung quanh sân bay và vùng Hội Sơn. Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện vào cuối năm 2011 và trên diện rộng với 30 cụm trên toàn huyện. Kết quả tỷ lệ mẹ bị sẩy thai 9,58%. Tỷ lệ mẹ bị sẩy thai 9,58%, cao hơn 8,7% so với khảo sát 8 xã vào những năm 2002 (của Trịnh Văn Bảo). Một điều tra vào năm 2002, tỷ lệ sẩy thai ở Đà Nẵng là 3,57% và ở Thái Bình là 2,84% [3]. Như vậy, tỷ lệ sẩy thai ở Phù Cát cao hơn so với kết quả một số nơi ở Việt Nam. Có 2 lý do giải thích các tỷ lệ này là sự điều tra ở 2 thời điểm khác nhau (10 năm), thứ 2 là diện điều tra rộng hơn. Tuy nhiên các tỷ lệ cao có thể cho thấy giả thuyết về sự tồn tại các yếu tố liên quan đến sẩy thai ở Phù Cát mà yếu tố môi trường cần xem xét đến. Khi nghiên cứu mối liên quan giữa độ tuổi người vợ khi mang thai và nguy cơ gây sẩy thai, hầu hết các tác giả đều cho rằng tỷ lệ sẩy thai tăng lên ở những người vợ cao tuổi, đặc biệt là từ 35 tuổi trở lên [6]. Bảng 3 cho thấy chưa có mối liên quan giữa tuổi mẹ có thai lần đầu và tình trạng sẩy thai; tuy nhiên ở bảng 2 cho thấy tỷ lệ sẩy thai tăng cao từ lần mang 148 TCNCYH 83 (3) - 2013 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC thai thứ 3 trở đi với p < 0,05, điều này có thể lý giải là chúng tôi chỉ phân tích ở lần mang thai đầu tiên nên số phụ nữ mang thai lần đầu ở tuổi từ 35 trở lên rất thấp nên mối liên quan chưa được thể hiện rõ. Trong nghiên cứu này chúng tôi còn nhận thấy tỷ lệ sẩy thai trong nhóm những người vợ mang thai dưới 20 tuổi (3,86%) cũng cao hơn so với những người vợ mang thai ở độ tuổi từ 20 đến 34 tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê. Có thể lý giải rằng ở những người vợ dưới 20 tuổi, do cơ thể chưa phát triển một cách hoàn thiện để có thể mang thai một cách tốt nhất do đó dễ gây ra sẩy thai. Ngoài ra công việc chưa ổn định, chưa sẵn sàng về mặt tâm lý, về kinh tế cho việc sinh con... có thể cũng góp phần làm tăng tỷ lệ sẩy thai ở những người vợ trẻ tuổi này. Nghiên cứu của Katz J. và cộng sự ở vùng nông thôn của Nepal (2009) cho thấy phụ nữ trẻ dưới 18 tuổi có nguy cơ bị sẩy thai [7]. Phụ nữ có trình độ học vấn bậc trên trung học có tỷ lệ sẩy thai 3,77% cao hơn ở phụ nữ có bậc học thấp hơn, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ảnh hưởng của hút thuốc thụ động đến sẩy thai cũng đã được một số tác giả nghiên cứu [8, 9, 10]. Kết quả nghiên cứu của các tác giả này đều cho thấy có mối liên quan giữa hút thuốc thụ động và nguy cơ sẩy thai. Thực trạng hút thuốc lá khá phổ biến ở đàn ông Phù Cát và tỷ lệ phụ nữ sống trong hộ gia đình bị phơi nhiễm với khói thuốc lá do tình trạng hút thuốc lá thụ động là khó tránh khỏi. Tỷ lệ sẩy thai ở nhóm phơi nhiễm khói thuốc lá 4,21% cao hơn nhóm không phơi nhiễm với p < 0,05. Trong nghiên cứu, chúng tôi chỉ phân tích mối liên quan ở biến định tính mà chưa có điều kiện đi sâu phân tích số lượng thuốc lá hút mỗi ngày. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hành vi hút thuốc của người chồng và các thành viên trong gia đình khi người vợ mang thai đều có thể làm tăng nguy cơ bị sẩy thai. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Blanco-Munoz, J., L. Torres-Sanchez và L. Lopez-Carrillo (2009) [11] và Cupul - Uicab L. A. và cộng sự (2011) [8]. Các loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong nông nghiệp ngày càng phong phú và số lượng hóa chất được sử dụng hàng năm cũng không ngừng tăng lên. Tất cả các nghiên cứu về thuốc bảo vệ thực vật đều không thể phủ nhận tác hại của nó đến sức khỏe con người đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với sức khỏe con người có thể biểu hiện ngay sau khi tiếp xúc hoặc rất lâu sau đó phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng và thời gian tiếp xúc [12]. Trong nghiên cứu, chúng tôi chỉ phân tích mối liên quan ở biến định tính là có hay không phơi nhiễm thuốc bảo vệ thực vật với sẩy thai mà chưa có điều kiện đi sâu phân tích với từng loại thuốc bảo vệ thực vật cụ thể; nhận thấy tỷ lệ sẩy thai ở nhóm có phơi nhiễm với thuốc bảo vệ thực vật cao hơn so với nhóm không phơi nhiễm một cách có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sẩy thai tăng lên theo thứ tự của lần mang thai, càng mang thai nhiều lần thì nguy cơ bị sẩy thai của người phụ nữ càng tăng lên với OR khá cao. Theo chúng tôi, những lý do làm cho tỷ lệ sẩy thai tăng lên theo số lần mang thai của người phụ nữ là độ tuổi khi mang thai của người chồng và người vợ tăng lên; người phụ nữ bị giảm sút sức khỏe sau những lần mang thai trước đó; tăng hiệu giá kháng thể của mẹ trong những trường hợp có bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai. V. KẾT LUẬN Tỷ lệ mẹ bị sẩy thai ở Phù Cát 9,58%. Tỷ lệ bà mẹ sẩy thai tăng theo số lần mang thai. Có một số yếu tố liên quan đến sẩy thai ở TCNCYH 83 (3) - 2013 149 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC lần mang thai đầu tiên là tình trạng hút thuốc lá thụ động và phơi nhiễm với thuốc bảo vệ thực vật. Lời cảm ơn Nhóm tác giả chúng tôi chân thành cảm ơn cố giáo sư tiến sỹ Trịnh Văn Bảo, Viện Y học dự phòng và Y tế công cộng - Trường Đại học Y Hà Nội đã cho chúng tôi ý tưởng và hướng dẫn khoa học để thực hiện nghiên cứu; cảm ơn Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã cung cấp kinh phí; cảm ơn Trung tâm Y tế huyện Phù Cát đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi thực hiện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2009). Chuẩn quốc gia về sức khỏe sinh sản. Hà Nội. 2. Đào Quang Vinh, (2000). Khả năng ảnh hưởng của môi trường (đất, nước) lên sức khỏe bệnh tật của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại xã Nam Sơn - Sóc Sơn - Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Y học Trường Đại học Y Hà Nội. 3. Trịnh Văn Bảo và cộng sự (2006). Tư vấn di truyền: biện pháp hạn chế sinh con dị tật bẩm sinh. Tạp chí độc học, 2, 14 - 21. 4. Bộ Nông nghiệp va Phát triển nông thôn (2012). Thông tư số 10/2012/BNNPTNT ngày 22 tháng 2 năm 2012 về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. 5. Bộ Y tế và Tổng cục Thống kê (2003). Báo cáo kết quả điều tra Y tế Quốc gia 2001- 2002. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 6. Minoo Rajaee et al (2010). The Effect of Maternal Age on Pregnancy Outcome. Asian Journal of Medical Sciences, 2(3), 159 - 162. 7. Katz J. et al (2009). Miscarriage but not stillbirth rates are higher among younger nul- liparas in rural Southern Nepal. J Adolesc Health, 42(6), 587 - 595. 8. Cupul Uicab, L. A. et al (2011). In utero exposure to maternal smoking and women's risk of fetal loss in the Norwegian Mother and Child Cohort (MoBa). Hum Reprod, 26(2), 458 - 465. 9. Dechanet C. et al (2010). Effects of cig- arette smoking on reproduction. Hum Reprod Update, 17(1), 76 - 95. 10. Meeker J.D. et al (2007). Risk of spontaneous abortion in women with childhood exposure to parental cigarette smoke. Am J Epidemiol, 166(5), 571 - 575. 11. Blanco-Munoz J., L. Torres Sanchez and L. Lopez Carrillo (2009). Exposure to maternal and paternal tobacco consumption and risk of spontaneous abortion. Public Health Rep, 124(2), 317 - 322. Summary RISK FACTORS RELATED TO SPONTANEOUS ABORTION IN PHU CAT - BINH DINH Samples were selected by PPS and single random method. We conducted a cross-sectional survey in 6.600 pregnant women from 15 to 49 years old, in 30 villages from 18 communes and townships of Binh Dinh Phu Cat - in 1/2012. The results showed that there are 9.58% of sponta- neous abortion The proportion of spontaneous abortion increases with the 3rd pregnancy; the proportion of spontaneous abortion is 5.53% at the 3rd pregnancy 7/89 % at the 4th pregnancy 150 TCNCYH 83 (3) - 2013 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC (OR3-4 = 7; 95% CI: 4 - 12.3). The proportion of spontaneous abortion in women with passive smoking is 4.2%; in women without passive smoking was 2.81% (p < 0.05). The proportion of spontaneous abortion in women exposed to pesticides is 4.68%; in women without exposure is 3.14% (p < 0.05). Key words: spontaneous abortion, pesticides, passive smoking

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_say_thai_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_den_say_thai_o_huy.pdf
Tài liệu liên quan