Trong nghiên cứu của chúng tôi, phân tích hồi quy đa biến cho thấy phụ nữ
mãn kinh có tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường cao gấp 3,65 lần phụ nữ
đang còn kinh (trong phân tích đơn biến là 3,70). Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p=0,012; PR=3,65 và khoảng tin cậy 95% là 1,33-10,01. Phụ nữ ở nông
thôn Bình Chánh chưa có thói quen làm phết tế bào cổ tử cung mặc dù chúng tôi
đã thực hiện Pap smear rộng rãi cho tất cả phụ nữ có dịp đến Bệnh Viện khám
phụ khoa từ 2 năm qua. Trong 19 trường hợp Pap bất thường ở nghiên cứu của
chúng tôi có 8 trường hợp đã mãn kinh (trong đó có 4 trường hợp ung thư tế bào
gai). Cả 8 phụ nữ này đều chưa từng làm Pap. Như vậy, bệnh có thể đã diễn tiến
âm thầm từ lâu, dịp tầm soát này vào lúc đã mãn kinh mới phát hiện có phết tế
bào cổ tử cung bất thường. Nếu chương trình tầm soát triển khai sớm và sâu
rộng trong cộng đồng thì mức độ nặng của bệnh có thể đã khác đi
19 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 836 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 18 - 60 tuổ tại huyện Bình Cánh năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Ấ Ƣ
-
Nguyễn Duy Tài*, Lê Thị Kim Tuyến**
Ó Ắ
Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường và các yếu tố
liên quan ở phụ nữ 18-60 tuổi tại huyện Bình Chánh – TP Hồ Chí Minh năm
2008.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 1.244 phụ nữ trong thời
gian từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2008. Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu
nhiên phân tầng
Kết quả: Mẫu nghiên cứu có 19 trường hợp phết tế bào cổ tử cung bất
thường, chiếm tỷ lệ 1,53%, bao gồm 9 trường hợp ASC-US, 1 trường hợp AGUS,
4 trường hợp LSIL, 1 trường hợp HSIL và 4 trường hợp ung thư tế bào gai. Các
yếu tố liên quan với phết tế bào cổ tử cung bất thường bao gồm: phụ nữ mãn
kinh và cổ tử cung có tổn thương.
Kết luận: Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường ở phụ nữ 18-60 tuổi tại
huyện Bình Chánh – TP Hồ Chí Minh năm 2008 là 1,53%. Các yếu tố liên quan:
phụ nữ mãn kinh và cổ tử cung có tổn thương.
Từ khóa: Phết mỏng tế bào cổ tử cung, phết tế bào cổ tử cung bất
thường, ung thư cổ tử cung, mn kinh, cổ tử cung có tổn thương
2
ABSTRACT
RATES OF ABNORMAL PAP’SMEAR AND RELATING FACTORS IN
WOMEN AGED 18-60 YEARS AT BINH CHANH DISTRICT IN 2008
Nguyen Duy Tai, Le Thi Kim Tuyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 1 - 2010: 333 - 340
Objectives: To determine the prevalence of abnormal Pap smear and
associated factors of women from 18 to 60 years old in Binh Chanh District, Ho
Chi Minh City.
Method: A cross-section study conducted on 1,244 women from August to
December, 2008
Results: The study sample has 19 cases of abnormal Pap smear including 9
cases ASCUS, 1 case AGUS, 4 cases LSIL, 1 case HSIL and 4 cases squamous
cell carcinoma. The factors which associated to abnormal Pap smear are
menopause women, injurious cervix.
Conclusion: The prevalence of abnormal Pap smear of women from 18 to
60 years old in Binh Chanh District, Ho Chi Minh City is 1.53%. The factors
associated are menopause women, injurious cervix.
Keywords: Papanicolaou smear, anormal Pap smear, cervical cancer,
menopause, injurious cervix.
3
ĐẶ Ấ ĐỀ
Ung thư cổ tử cung là ung thư phụ khoa thường gặp nhất ở phụ nữ và được
Tổ chức Y tế Thế giới xếp ưu tiên trong chương trình kiểm soát ung thư. Năm
2005, thế giới có 500.000 trường hợp ung thư được phát hiện và có 250.000
trường hợp tử vong, 80% xảy ra ở các nước đang phát triển(6). Ở Hoa Kỳ, năm
2007 có 11.150 trường hợp mới mắc và 3.670 trường hợp tử vong(4).
Ung thư cổ tử cung có thể điều trị và phòng ngừa với chương trình tầm soát
rộng rãi. Ở Bắc Mỹ và Tây Âu, tần suất ung thư cổ tử cung đã giảm đáng kể so
với các nước đang phát triển nhờ hiệu quả của chương trình này(3,4,6).
Phết mỏng tế bào cổ tử cung (Pap smear) là một xét nghiệm thường qui, sử
dụng để phát hiện sớm những biến đổi bất thường ở cổ tử cung trước khi những
tế bào này chuyển thành tế bào ung thư(8). Từ một biến đổi tân sinh trong biểu
mô cổ tử cung có thể cần trên 10 năm mới chuyển thành ung thư cổ tử
cung(9,12,19). Những trường hợp diễn tiến nhanh hơn thường do không thực
hiện tầm soát hoặc những trường hợp bất thường phát hiện được khi tầm soát
mà không được theo dõi hợp lý. Vì vậy, việc thực hiện tầm soát ung thư cổ tử
cung định kỳ làm giảm khả năng diễn tiến thành ung thư xâm lấn đến 95%(15).
Ung thư cổ tử cung được giả định là một tiến trình tiếp diễn từ tân sinh trong
biểu mô qua ung thư tại chỗ đến xâm lấn. Vì vậy, việc tầm soát ung thư cổ tử
cung hiệu quả có ý nghĩa trong việc làm giảm tỷ suất mới mắc và tử vong do
ung thư cổ tử cung xâm lấn bằng cách loại bỏ các tổn thương tiền xâm lấn(20).
Ngày nay, ung thư cổ tử cung có thể được phát hiện bằng nhiều cách, trong
đó Pap smear thường là phương pháp đầu tay được lựa chọn trong bước đầu tầm
soát nhằm phát hiện sớm các biến đổi bất thường của tế bào cổ tử cung. Đây là
phương pháp gợi ý chẩn đoán đơn giản, dễ thực hiện, rẻ tiền, phù hợp với kinh
tế các nước đang phát triển và khả thi để thực hiện tầm soát trong cộng đồng.
4
Trong chương trình tầm soát ung thư giai đoạn 2000-2010 tại Việt Nam, tầm
soát ung thư cổ tử cung đặc biệt được chú trọng.
Bình Chánh là một huyện vùng ven thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến cuối
năm 2007, tổng số dân là 294.468 người, trong đó có 56.060 phụ nữ độ tuổi 18-
60 (Nguồn: Ủy Ban Dân Số Gia Đình Huyện Bình Chánh).
Từ năm 2006, Bệnh Viện Bình Chánh chúng tôi tiến hành làm Pap smear đại
trà để tầm soát ung thư cổ tử cung cho phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh
Viện. Năm 2007, tỷ lệ Pap bất thường chung cho mọi lứa tuổi là 5,1% (số liệu
thu thập tại Khoa Sản Bệnh Viện Bình Chánh). Con số này thực chất không
phản ánh được tỷ lệ bệnh lưu hành trong cộng đồng cũng như không nói lên
được các yếu tố liên quan với bệnh lý này tại địa phương chúng tôi. Vậy phụ nữ
huyện Bình chánh từ 18-60 tuổi có tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường trong
năm 2008 là bao nhiêu? Có yếu tố nào liên quan đến phết tế bào cổ tử cung bất
thường không? Hiện tại, chúng tôi hiện chưa có nghiên cứu nào để trả lời cho
câu hỏi này. Với số lượng đáng kể 56.060 phụ nữ tuổi từ 18 đến 60, việc đặt ra
vấn đề tầm soát ung thư cổ tử cung cho đối tượng này hoàn toàn phù hợp và cần
thiết. Là những người hàng ngày trực tiếp làm công tác khám và điều trị phụ
khoa, chúng tôi thấy mình phải có trách nhiệm quan tâm đến sức khỏe sinh sản
của phụ nữ tại đây.
Chúng tôi xin được phép tiến hành đề tài nghiên cứu « ỷ lệ phết tế bào cổ
tử cung bất thƣờng và các yếu tố liên quan ở phụ nữ - tuổi tại huyện
ình hánh năm ». Với kết quả có được, chúng tôi sẽ đưa ra những giải
pháp cụ thể góp phần vào việc phát hiện sớm, theo dõi và điều trị có hiệu quả
những trường hợp tế bào cổ tử cung biến đổi bất thường trước khi chúng chuyển
thành ung thư cổ tử cung.
5
Đ ƢỢ - ƢƠ Ứ
Đây là nghiên cứu cắt ngang thực hiện từ 1/8/08 đến 31/12/08 tại huyện Bình
Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
iêu chuẩn nhận vào
Phụ nữ có hộ khẩu tại huyện Bình chánh hoặc định cư ở huyện Bình chánh
từ 6 tháng trở lên, từ 18-60 tuổi, đã lập gia đình, có tên trong danh sách quản lý
tại địa phương.
Không quan hệ tình dục, thụt rửa âm đạo, đặt thuốc âm đạo trong vòng 24
giờ trước đó.
Đồng ý tham gia nghiên cứu (đồng ý phỏng vấn, khám phụ khoa, phết mỏng
tế bào cổ tử cung).
iêu chuẩn loại trừ
Đang ra huyết âm đạo.
Đang bị viêm nhiễm đường sinh dục cấp
Đang có thai hoặc bệnh nặng, bệnh tâm thần.
Đã cắt tử cung hoàn toàn.
Phết tế bào cổ tử cung không đạt
ỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu
Cỡ mẫu
Mục đích chủ yếu là xác định tỷ lệ tế bào cổ tử cung bất thường trong cộng
đồng, vì vậy mẫu nghiên cứu được ước lượng theo công thức:
Trong đó:
= 0,05 (độ tin cậy 95%).
Z: Trị số từ phân phối chuẩn.
Z (1-á/2): giá trị ngưỡng của độ tin cậy, Z (1-á/2) =1,96, p: Tỷ lệ bệnh ước
tính trong quần thể:
Độ chính xác tuyệt đối d = 1% = 0,01.
6
Vậy n=827 phụ nữ. Vì đây là nghiên cứu cộng đồng, để cỡ mẫu có tính hiệu
ứng thiết kế chúng tôi nhân mẫu lên 1,5 lần. Do đó, cỡ mẫu cần có là N=1.244
Cách chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng.
Kỹ thuật
Để xét nghiệm đạt giá trị tối đa, phết cần được bảo quản tốt và có sự hiện
diện của tế bào từ vùng chuyển tiếp, nơi phát sinh của hầu hết ung thư cổ tử
cung. Nếu được, mẫu nên lấy ở nửa đầu chu kỳ, khi đó tác dụng của Estrogen
làm hình ảnh tế bào rõ ràng hơn. Với điều kiện hiện tại, que Ayre được chọn lựa
để lấy bệnh phẩm cổ ngoài và cổ trong.
Người phụ nữ không được giao hợp, thụt rửa âm đạo, đặt thuốc hay dùng bôi
trơn trong vòng 24 giờ trước đó, không đang hành kinh hay rong kinh rong
huyết.
Việc lấy mẫu nên tiến hành trước khi khám âm đạo hay làm xét nghiệm khác.
Điền đầy đủ các thông tin và mã số nghiên cứu vào phiếu xét nghiệm tế bào
học.
Lame: Tên, tuổi, mã số nghiên cứu, CN (cổ ngoài) hoặc CT (cổ trong).
Đặt mỏ vịt, bộc lộ rõ cổ tử cung.
Một tay cầm 2 lame đã được kẹp dính vào nhau. Đặt đầu ngắn của que Ayre
tựa chắc lên cổ tử cung xoay một vòng 360 độ (hoặc hơn), phết mặt que (cùng
bên với chiều xoay) lên mặt lame CN dài độ 2/3 dọc thân lame, trải mỏng, đều
và nhanh tay. Sau đó, đặt đầu dài que vào kênh cổ tử cung, tựa vào thành kênh
xoay một vòng 360 độ (hoặc hơn), phết tương tự lên lame CT. Đặt ngay 2 lame
vào dung dịch cồn 95 độ sao cho ngập hết phần lame có tế bào.
Chú ý, nắp lọ dung dịch cồn luôn được đậy kín để cồn không bay hơi và cố
định tế bào tốt.
Thời gian từ lúc lấy mẫu cổ ngoài cho đến lúc cố định 2 lame không quá 1
phút vì để lâu ngoài không khí mẫu tế bào sẽ bị khô và biến dạng. Cố định bệnh
7
phẩm trong cồn 95 độ ít nhất là 30 phút. Bệnh phẩm được nhuộm theo phương
pháp Papanicolaou và đọc theo hệ thống Bethesda
hân tích thống kê
Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được nhập, mã hóa và xử lý bằng phần mềm thống kê
SPSS 11.5 và Stata 10.
Phân tích số liệu
Sử dụng thống kê mô tả như tần số, tỷ lệ phần trăm để mô tả đặc tính mẫu và
tỷ lệ Pap bất thường.
Sử dụng phương pháp phân tích đơn biến để phát hiện mối liên quan thô
giữa các biến độc lập với phết tế bào cổ tử cung bất thường. Kiểm định bằng
phép kiểm chi bình phương hoặc Fisher chính xác. Sau đó, chúng tôi sử dụng
phương trình hồi quy đa biến để loại bỏ tác động của các yếu tố gây nhiễu,
nhằm xác định mối liên quan thật sự với phết tế bào cổ tử cung bất thường. Kết
quả các phép kiểm định với giá trị p<0,05 được xem là có ý nghĩa về mặt thống
kê.
Trị số PR (Prevalence Ratio) và khoảng tin cậy 95% được dùng đo lường các
mối liên quan.
Kết quả nghiên cứu được trình bày dưới dạng bảng phân phối và biểu đồ
minh họa.
8
K Ả Ứ
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại 16 Trạm Y tế xã- thị trấn trong
huyện Bình Chánh, thời gian từ tháng 8/2008 đến hết tháng 12/2008. Chúng tôi
chọn vào mẫu 1.244 đối tượng nghiên cứu, tuổi từ 18 đến 60. Tất cả phụ nữ
được chọn đều đến tham gia nghiên cứu qua 2 đợt khám tại Trạm. Như vậy, có
1.244 phụ nữ đã được phỏng vấn, khám phụ khoa và làm phết tế bào cổ tử cung.
Kết quả nghiên cứu được trình bày như sau:
ỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thƣờng
Biểu đồ1: Biểu đồ phân nhóm kết quả phết tế bào cổ tử cung
Nhận xét: Mẫu nghiên cứu có 19 trường hợp phết tế bào cổ tử cung bất
thường, chiếm tỷ lệ 1,53%, bao gồm 9 trường hợp ASC-US, 1 trường hợp
AGUS, 4 trường hợp LSIL, 1 trường hợp HSIL và 4 trường hợp ung thư tế bào
gai.
9
ối liên quan giữa các đặc điểm nghiên cứu và kết quả smear bất
thƣờng (PAP +)
Bảng 1: Bảng phân tích đơn biến
Đặc điểm Pap + n(%) PR KTC 95% p
Nhóm tuổi
18-25
26-35
36-45
46-60
TĐ học vấn
Mù chữ, cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Hôn nhân
Sống với
chồng
Ly dị/ l thân/
góa
Tuổi qhtd lần
đầu
<18
18-30
>30
Kinh nguyệt
Còn kinh
Mãn kinh
Số lần sanh
2 lần
>2 lần
Tt ctc hiện tại
Trơn láng
Có tổn thương
3 (2,34)
3 (0,81)
5 (1,25)
8 (2,32)
10 (1,8)
8 (1,6)
1 (0,5)
16(1,41)
3 (2,83)
6 (3,35)
12(1,24)
1 (1,02)
11(1,06)
8 (3,92)
8 (1,01)
11(2,45)
5 (0,66)
14(2,85)
1
0,34
0,53
0,98
1
0,93
0,29
1
2,01
1
0,37
0,30
1
3,70
1
2,43
1
4,27
0,07-1,68
0,12-2,20
0,26-3,67
0,36-2,37
0,03-2,35
0,59-6,79
0,14-0,97
0,03-2,49
1,51-9,10
1,01-5,80
1,55-11,8
0,18
0,38
0,98
0,87
0,25
0,21*
0,044
0,26
0,007*
0,046
0,002
10
*Phép kiểm chính xác Fisher
Nhận xét:Khi tiến hành phân tích đơn biến, có 4 yếu tố liên quan có ý nghĩa
thống kê với phết tế bào cổ tử cung bất thường với p < 0,05.
Sau đây, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích đa biến. Chúng tôi đưa vào phương
trình hồi quy đa biến 4 biến số có giá trị p <0,05 (bao gồm: tuổi quan hệ tình
dục lần đầu, kinh nguyệt, số lần sanh, tình trạng cổ tử cung) và kết quả Pap
smear.
Bảng2: Bảng phân tích hồi quy đa biến
Đặc điểm PR KTC 95% p
Tuổi
QHTD lần
đầu
<18 1
18-30 0,47 0,18-1,23 0,12
>30 0,38 0,04-3,16 0,37
Kinh
nguyệt
Còn kinh 1
Mãn kinh 3,65 1,33-10,01 0,012
Số lần sanh 2 con 1
>2 con 1,46 0,53-4,02 0,46
Tt ctc hiện
tại
Trơn láng 1
Có tổn thương 4,95 1,79-13,70 0,002
Nhận xét: Sau khi tiến hành phân tích hồi quy đa biến, chúng tôi nhận thấy:
- Tuổi quan hệ tình dục lần đầu và số lần sanh không có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê với phết tế bào cổ tử cung bất thường, các giá trị p đều > 0,05.
- Nhóm phụ nữ mãn kinh có tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường cao
gấp 3,65 lần so với nhóm còn kinh (tương tự 3,70 trong phân tích đơn biến). Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê vớip=0,012; PR=3,65; khoảng tin cậy 95% là
1,33-10,01.
- Nhóm phụ nữ có tổn thương cổ tử cung có tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất
thường cao gấp 4,95 lần so với người cổ tử cung trơn láng (trong phân tích đơn
11
biến là 4,27). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,002; PR=4,95; khoảng
tin cậy 95% là 1,79-13,70.
Vậy qua phân tích hồi quy đa biến còn lại 2 yếu tố liên quan có ý nghĩa
thống kê với phết tế bào cổ tử cung bất thường trong nghiên cứu của chúng tôi
là tình trạng mãn kinh và cổ tử cung có tổn thương.
Ậ
Huyện ngoại thành Bình Chánh là cửa ngõ phía Tây Nam thành phố Hồ Chí
Minh đi về các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đây là huyện có diện tích lớn
nhất nhì thành phố, bao gồm 15 xã và 1 thị trấn.
Tại đây, hàng tháng Khoa Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản Huyện đều có kế
hoạch đi khám phụ khoa định kỳ miễn phí cho chị em phụ nữ, nhưng chưa thể
làm phết tế bào cổ tử cung định kỳ cho chị em vì không có nguồn kinh phí hỗ
trợ. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu cắt ngang phụ nữ 18-60 tuổi đã có gia đình
hầu xác định tỷ lệ tế bào cổ tử cung bất thường và các yếu tố liên quan ở các đối
tượng này. Qua đó, chúng tôi sẽ cùng ngành Y tế và Chính quyền địa phương
lên kế hoạch cho việc vận động chị em phụ nữ đã có quan hệ tình dục đi khám
phụ khoa và làm phết tế bào cổ tử cung định kỳ bằng ý thức của chính mình,
ngay cả khi không được miễn phí. Có như vậy mới góp phần nâng cao sức khỏe
sinh sản cho phụ nữ nông thôn vốn đã có nhiều chênh lệch với phụ nữ thành thị.
Nghiên cứu của chúng tôi nhận được hỗ trợ nhiệt tình của Bệnh Viện Bình
Chánh, Khoa Sản Bệnh Viện Bình Chánh, Khoa Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản
Huyện Bình Chánh, Ủy Ban Dân Số Huyện, cán bộ y tế các xã cùng đội ngũ
cộng tác viên nhiệt tình, năng nổ. Ghi nhận có 100% phụ nữ tham gia vào
nghiên cứu. Chúng tôi không thể hoàn thành nghiên cứu nếu không được sự
giúp đỡ quí báu này.
12
àn luận về tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thƣờng
Hiện nay, việc phết tế bào cổ tử cung bằng que Ayre rồi nhuộm theo phương
pháp Papanicolaou và phân loại theo hệ thống Bethesda vẫn là một xét nghiệm
đáng tin cậy để tầm soát ung thư cổ tử cung tại nước ta. Tầm soát ung thư cổ tử
cung không phải là vấn đề mới nhưng hiện nay vẫn là vấn đề thời sự.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, sau 2 đợt khám, số liệu thu thập được là
1.244 mẫu Pap.
Mẫu nghiên cứu có tất cả 19 phết tế bào cổ tử cung bất thường, chiếm tỷ lệ
1,53%. Trong đó nhiều nhất là ASC-US có 9 trường hợp, có 1trường hợp
AGUS, 4 trường hợp LSIL, 1 trường hợp HSIL và 4 trường hợp ung thư tế bào
gai. Tuổi trung bình của nhóm phụ nữ có Pap bất thường là 41,3. Người nhỏ
nhất là 24 tuổi, lớn nhất là 60 tuổi. Cả 4 phụ nữ bị ung thư tế bào gai có tuổi từ
50- 60.
Bảng3: So sánh tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường qua một số nghiên cứu
trong nước:
ác giả ăm ơi nc ỡ mẫu Pap%
Ng. C.Hùng(16)
H. Văn Nhàn (10)
P.T. N. Xuân (18)
P. Hồng Vân (17)
L.T.Kim Tuyến
2000
2001
2005
2007
2008
TP HCM
B.Đăng
T.Thừa
H.Thành
B.Chánh
10.112
625
625
1.126
1.244
1,21
2,24
1,44
6,04
1,53
Tất cả các nghiên cứu trên đều sử dụng que Ayre làm phết tế bào cổ tử cung,
lấy bệnh phẩm cổ ngoài và cổ trong, nhuộm theo phương pháp Papanicolaou.
Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường trong nghiên cứu chúng tôi (1,53%)
tương tự tác giả Phạm Thị Ngọc Xuân (1,44%). Có lẽ vì cùng là vùng nông thôn
lại gần gũi nhau về địa bàn, điều kiện sống, phong tục tập quán. nên 2 tỷ lệ này
cũng gần giống nhau.
Tỷ lệ của chúng tôi (1,53%) cao hơn của tác giả Nguyễn Chấn Hùng (1,22%),
có thể vì nghiên cứu này bao gồm cả thành phố Hồ Chí Minh còn nghiên cứu
13
của chúng tôi chỉ khu trú vùng nông thôn Bình Chánh, một phần nữa có thể là
do cỡ mẫu trong nghiên cứu chúng tôi chỉ bằng 1/10 cỡ mẫu của tác giả Nguyễn
Chấn Hùng, nên cùng nghiên cứu ở địa bàn là thành phố Hồ Chí Minh nhưng
kết quả cũng có khác nhau ít nhiều.
Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung của chúng tôi thấp hơn nhiều so với nghiên cứu
của tác giả Phan Hồng Vân và tác giả Huỳnh Văn Nhàn, có thể vì cùng là vùng
nông thôn nhưng 2 địa bàn này cách xa địa bàn chúng tôi, các yếu tố dịch tễ
cũng khác nhau nên kết quả đặc trưng cho từng nơi có sự khác biệt. Hơn nữa,
nghiên cứu của tác giả Huỳnh Văn Nhàn tiến hành ở địa phương có nhiều dân
tộc ít người sinh sống, nơi đây với điều kiện sống thiếu thốn thường xuyên -
trình độ dân trí còn thấp so với vùng đồng bằng... nên tỷ lệ phết tế bào cổ tử
cung bất thường cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi.
Bảng4: Tỷ lệ Pap bất thường qua một số nghiên cứu của các tác giả nước
ngoài:
ác giả ăm ỡ mẫu ỷ lệ%
Altaf JF(1)
Jamal AA(11)
El-HakeemHA(7)
Fadwa J. Altaf(2)
2001
2003
2004
2006
3.088
22.089
2.100
5.132
2,2
1,6
7,9
4,7
Lê Thị Kim Tuyến 2008 1244 1,53
Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường là
1,53%, tương đương với tác giả Jamal AA (1,6%) khi thực hiện nghiên cứu ở
vùng Tây Saudi Arabia và thấp hơn các tác giả còn lại, đặc biệt là so với tác giả
El-Hakeem HA (có tỷ lệ bất thường là 7,9%). Các tác giả trên tiến hành nghiên
cứu tại các vùng khác nhau của Saudi Arabia, một đất nước cùng châu Á có
nhiều điểm tương đồng với chúng ta. So với nghiên cứu của chúng tôi cũng như
một số tác giả khác tại Việt Nam, tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường của 2
tác giả Fadwa J. Altaf và El-Hakeem HA là khá cao. Điều này cho thấy các
14
quốc gia thuộc lãnh địa Châu Á - các nước đang phát triển - tỷ lệ tiền ung thư và
ung thư cổ tử cung khá cao.
àn luận về các yếu tố liên quan với ap bất thƣờng
Tuổi, trình độ học vấn, hôn nhân
Trong nghiên cứu này phụ nữ có tuổi thấp nhất là 18 và cao nhất là 60.
Chúng tôi chọn giới hạn tuổi 18 vì luật pháp Việt Nam cho phép phụ nữ được
quyền kết hôn ở tuổi này. Tuổi trung bình của các đối tượng tham gia nghiên
cứu là 38,77. Nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận tuổi trung bình của phụ
nữ có phết tế bào cổ tử cung bất thường là 41,3, người ít tuổi nhất là 24, người
cao tuổi nhất là 60.
Theo đánh giá của chương trình phòng chống ung thư cổ tử cung của Trung
tâm Ung bướu cho phụ nữ TPHCM, ghi nhận tỷ lệ CIN và ung thư cổ tử cung
hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ học vấn của người phụ nữ. Trình độ học vấn
càng cao, tỷ lệ CIN và ung thư cổ tử cung càng thấp.
Nhóm phụ nữ mù chữ - cấp 1 trong mẫu nghiên cứu chiếm 45,7%. Đặc biệt,
vẫn còn có 54 phụ nữ mù chữ tập trung ở nhóm tuổi 46-60.
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 16 trường hợp phụ nữ đang chung
sống với chồng và 3 trường hợp phụ nữ ly dị, ly thân, góa có phết tế bào cổ tử
cung bất thường. Điều này cho thấy rằng không chỉ phụ nữ đang duy trì quan hệ
tình dục mới bị tiền ung thư - ung thư cổ tử cung mà cả những phụ nữ đã từng
có quan hệ tình dục đều có thể mắc bệnh.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, mối liên quan giữa tuổi, trình độ
học vấn và hôn nhân với phết tế bào cổ tử cung bất thường không có ý nghĩa
thống kê.
Tuổi quan hệ tình dục lần đầu
Ung thư cổ tử cung có thể bắt đầu hình thành ngay từ những lần đầu của đời
sống tình dục. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa tuổi quan hệ tình dục lần đầu với phết tế bào cổ tử cung bất
15
thường khi phân tích đơn biến, nhưng khi phân tích hồi quy đa biến thì mối liên
quan này không có ý nghĩa thống kê
Kinh nguyệt
Trong nghiên cứu của chúng tôi, phân tích hồi quy đa biến cho thấy phụ nữ
mãn kinh có tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường cao gấp 3,65 lần phụ nữ
đang còn kinh (trong phân tích đơn biến là 3,70). Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p=0,012; PR=3,65 và khoảng tin cậy 95% là 1,33-10,01. Phụ nữ ở nông
thôn Bình Chánh chưa có thói quen làm phết tế bào cổ tử cung mặc dù chúng tôi
đã thực hiện Pap smear rộng rãi cho tất cả phụ nữ có dịp đến Bệnh Viện khám
phụ khoa từ 2 năm qua. Trong 19 trường hợp Pap bất thường ở nghiên cứu của
chúng tôi có 8 trường hợp đã mãn kinh (trong đó có 4 trường hợp ung thư tế bào
gai). Cả 8 phụ nữ này đều chưa từng làm Pap. Như vậy, bệnh có thể đã diễn tiến
âm thầm từ lâu, dịp tầm soát này vào lúc đã mãn kinh mới phát hiện có phết tế
bào cổ tử cung bất thường. Nếu chương trình tầm soát triển khai sớm và sâu
rộng trong cộng đồng thì mức độ nặng của bệnh có thể đã khác đi.
Số lần sanh
Bình Chánh là địa phương vẫn còn nhiều người đa sản. Nghiên cứu chúng
tôi ghi nhận có đến 36,09% người sanh > 2 lần, người sanh nhiều nhất là 12 lần.
Khi phân tích đơn biến, nhận thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số
lần sanh và Pap bất thường. Tuy nhiên, trong phân tích hồi quy đa biến thì mối
liên hệ này lại không có ý nghĩa thống kê.
Tình trạng cổ tử cung hiện tại
Trong 19 phết tế bào cổ tử cung bất thường có 14 trường hợp cổ tử cung có
tổn thương. Sau khi phân tích hồi quy đa biến, chúng tôi ghi nhận những phụ nữ
tổn thương cổ tử cung có tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường cao
gấp 4,95 lần so với người cổ tử cung trơn láng (trong phân tích đơn biến là 4,27).
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,002; PR=4,95; khoảng tin cậy 95% là
1,79-13,70.
16
hƣ vậy: Có hai yếu tố liên quan đến phết tế bào cổ tử cung bất thường
là mãn kinh và cổ tử cung có tổn thương. Các mối liên quan này có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05.
Cùng thiết kế nghiên cứu, tác giả Mohammad Shoaib Khan(13) ở Pakistan
ghi nhận tình trạng kinh tế xã hội thấp, kết hôn sớm, sanh nhiều lần, nhiều bạn
tình là những yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với phết tế bào cổ tử cung
bất thường.
Theo một nghiên cứu ở châu Mỹ Latinh, tỷ lệ ung thư và tử vong do ung thư
cổ tử cung liên quan với nghèo nàn, thu nhập kém, sống ở nông thôn và học vấn
thấp(14).
Năm 1992, tại Anh có 1.647 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung trong đó 95%
trên 35 tuổi. Trong 5 năm gần đây, những tổn thương tiền ung thư gần như được
phát hiện 100% nhờ vào việc thúc đẩy chương trình tầm soát. Tại nước này, phụ
nữ có tình trạng kinh tế xã hội thấp có tỷ lệ ung thư cổ tử cung cao hơn(5).
Phần lớn ung thư cổ tử cung được phát hiện muộn do việc tầm soát chưa trở
thành phổ biến, mạng lưới tầm soát chưa được mở rộng đến những phụ nữ có
nhiều nguy cơ: nghèo, kết hôn sớm, sanh nhiều...
17
K Ậ
Nghiên cứu cắt ngang trên 1.244 phụ nữ từ 18-60 tuổi tại cộng đồng huyện
Bình Chánh, chúng tôi đã thu được những kết quả sau:
- Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường là 1,53%. Mẫu nghiên cứu chúng
tôi có 19 trường hợp phết tế bào cổ tử cung bất thường, gồm 9 trường hợp ASC-
US, 1 trường hợp AGUS, 4 trường hợp LSIL, 1 trường hợp HSIL và 4 trường
hợp ung thư tế bào gai. Tuổi trung bình của phụ nữ có Pap bất thường là 41,3.
Người nhỏ tuổi nhất là 24, lớn nhất là 60. Các trường hợp ung thư tế bào gai có
tuổi từ 50-60
- Các yếu tố liên quan tới phết tế bào cổ tử cung bất thường trong nghiên cứu
này là Mãn kinh và Cổ tử cung có tổn thương. Các mối liên quan này có ý nghĩa
thống kê với các giá trị p < 0,05.
ĐỀ Ị
Qua kết quả từ nghiên cứu, chúng tôi có một số kiến nghị với ngành Y tế và
Chính quyền địa phương như sau:
- Tiếp tục tầm soát rộng rãi khi người phụ nữ đến khám phụ khoa tại bệnh
Viện Bình Chánh.
- Tập huấn kỹ năng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung cho BS, NHS tại Bệnh
Viện và tuyến xã. Đặc biệt, NHS tuyến xã cần kết hợp tầm soát khi người phụ
nữ đến Trạm khám miễn phí hàng tháng.
- Phối hợp các ban ngành như Phụ nữ, Hội Chữ Thập đỏ, Dân số... để có thể
lồng ghép tầm soát ung thư cổ tử cung vào các chương trình khác khi có dịp.
- Tuyên truyền về tầm soát ung thư cổ tử cung thông qua các hình thức mà
người phụ nữ tiếp cận được: tờ bướm, đài phát thanh huyện - xã, tư vấn trực tiếp
khi khám phụ khoa... Người phụ nữ cần phải hiểu rằng ung thư cổ tử cung có
thể phát hiện sớm và có cơ hội điều trị khỏi.
18
- Bệnh viện và các cấp chính quyền địa phương cần phối hợp thực hiện
chương trình phòng chống ung thư lâu dài và liên tục.
- Các trường hợp bất thường bất thường sẽ chuyển lên tuyến trên để soi cổ tử
cung, sinh thiết, theo dõi và điều trị triệt để.
- Thực hiện một nghiên cứu bệnh chứng để xác định các yếu tố liên quan đến
phết tế bào cổ tử cung bất thường.
K Ả
1. Altaf JF (2001). Pattern of Cervical Smear Cytology in the Western Region
of Saudi Arabia. Ann Saudi Med; 21: 94-96.
2. Altaf JF(2006). Cervical cancer screening with pattern of Pap smear. Review
of multicenter studies, Saudi Med J; 10: 1498-1502.
3. Aristizabel N et al (1984). The impact of vaginal cytology on cervical cancer
risks in Cali, Colombia. International Journal of Cancer, 34, 5-9.
4. Camus CLG-; Phumaphi J(2006). Preface. Comprehensive Cercical Cancer
Control, WHO, 3-4.
5. Cervical screening Programme, England: 2006 – 2007
6. Dennis C (2007). Cervical Cancer. Cancer Management: A Multidisciplinary
Approach, 10th Edition. Chapter 20.
7. El-Hakeem HA, Al-Ghamdi AS, AL-Maghrabi JA (2005). Cytopathological
Pattern of cervical pap smear accordingto the Bethesda System in Southwestern
Saudi Arabia, Saudi Med J; 26: 588-592.
8. Ferlay J et al (2001). Cancer incidence mortality and prevalence
Worldwide. Version 1.0.IARC Cancer Base no.5.IARC Press, Lyon.
9. Frame PS, Frame JS (1998). Determinants of cancer screening frequency: the
example of screening for cervical cancer. Journal of the American Board of
Family practice,11: 87-95.
10. Huỳnh Văn Nhàn (2002). Tầm soát ung thư cổ tử cung trong cộng đồng dân cư
huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước. Luận văn thốt nghiệp Chuyên khoa II, Bộ môn
Sản Phụ khoa Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Jamal AA, Al-Maghrabi JA (2003). Profile of Pap smear Cytology in the
Western region of Saudi Arabia. Saudi Med J; 24: 1225-1229
12. Kenter GG et al (1996). The cytological screening history of 496 patients with
squamous cell carcinoma exist. Acta Obstetricia et Gynecologica scandinavica,75:
400-3
19
13. Khan MS et al (2005). Pap smear Screening for Pre-cancerous Conditions of
the Cervical Cancer. Pak J Med Res, 44 (3).
14. Lewis MJ (2004). A situational analysis of cervical cancer in Latin America
and the Caribbean. Washington, D.C. PAHO:2004.
15. McCrory DC et al (1999). Evidence report/technology assessment
no.5. Rockvile, Maryland, Agency for Health Care Policy and Research, (AHCPR
publication no.99 –E010)
16. Nguyễn Chấn Hùng, Suba E, Raab S, Lê Văn Xuân, Phó Đức Mẫn, Lê Trường
Giang và cộng sự (2001). Một số nhận định về dịch tễ học của CIN- ung thư cổ tử
cung trong chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung Việt Mỹ. Hội thảo Việt Pháp
2001, 21-31
17. Phan Hồng Vân (2007). Tỷ lệ tổn thương tiền ung thư – ung thư cổ tử cung ở
phụ nữ 25-65 tuổi tại Huyện Hòa Thành Tỉnh Tây Ninh. Luận văn Thạc sĩ Y học,
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
18. Phạm Thị Ngọc Xuân, Trần Thị Lợi (2008). Tầm soát ung thư cổ tử cung ở các
xã vùng sâu huyện Thủ thừa- Tỉnh Long An. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí
Minh, 12: 197-200.
19. Schwartz PE et al (1996). Rapidly progresssive cervical cancer. American J of
Obstetrics and Gynecology, 175: 1105-9
20. Trần Thị Minh Châu (2008). Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung, Sản Phụ Khoa,
Nhà Xuất bản Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 787-800.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_phet_te_bao_co_tu_cung_bat_thuong_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_phu_nu_18_60_tuoi_tai_huyen_binh_c.pdf