Tư tưởng, quan đi ểm , phương pháp t i ếp cận
này còn được v ận dụng, bắt đầu từ nghi ên cứu s ự phát
t ri ển nghĩa của từ. Ngôn ngữ học cũ x ưa, theo
V ưgốtx ki , "không nhận thấy rằng t rong quá t rình l ị ch s ử
phát t ri ển ngữ ngôn, bản thân cấu t rúc ý t rong nghĩa
của từ có bi ến đổi v à bản chất tâm l ý của nghĩa t rong
từ cũng bi ến đổi ; không nhận thấy ý tưởng được bi ểu
đạt bằng ngôn ngữ chuy ển từ các hình thái khái quát
thấp, s ơ khai l ên các hình thái cao hơn, phức tạp hơn
phản ánh t rong các khái ni ệm t rừu tượng.
1476 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 2954 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tuyển tập tâm lý học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề lý luận chung về sự phát triển tâm lý của trẻ.
Từ đấy theo Gíp, mới có cách đặt vấn đề một cách mới
mẻ về sự phát triển các khái niệm khoa học. Vưgốtxki
đánh giá cao cách phân tích tâm lý mới mẻ - đó là sự
phân tích luôn luôn theo nguyên tắc và quan điểm phát
triển trong phạm vi giảng dạy hệ thống các khái niệm
khoa học. Khi nói đến các khái niệm khoa học và các
khái niệm sinh hoạt có mấy điểm cần chú ý:
1. Sự khác nhau của chúng về điều kiện hình
thành, do các động cơ bên trong thúc đẩy trẻ đi tới hai
loại khái niệm này khác nhau và nhiệm vụ đặt ra để có
hai loại khái niệm này cũng khác nhau. Mỗi loại có cái
mạnh riêng, cái yếu riêng và có thể cái mạnh của khái
niệm này lại là cái yếu của khái niệm kia.
2. Các khái niệm sinh hoạt có thể gọi là các
khái niệm ngẫu nhiên, tự nhiên mà có; sự phát triển
của chúng tựa như sự phát triển tiếng mẹ đẻ của một
con người. Còn khái niệm khoa học có thể gọi là các
khái niệm không ngẫu nhiên, không tự nhiên mà có;
sự phát triển của các khái niệm này tựa như sự phát
triển ngoại ngữ của một con người. Mỗi loại khái niệm
có một cách quan hệ với sự vật. Riêng với ngoại ngữ,
giữa nó với sự vật còn có ngữ nghĩa của tiếng mẹ đẻ;
nói chung giữa các khái niệm không ngẫu nhiên và
các sự vật thường có các khái niệm đã có trước đó
làm trung gian. Vưgốtxki viết: "... Việc nắm được hệ
thống các khái niệm khoa học đòi hỏi có chất liệu khái
niệm rộng rãi, chất liệu này được hình thành nhờ vào
tính tích cực tự nhiên của sự suy nghĩ của trẻ". Việc
nắm các khái niệm khoa học có dựa vào các khái
niệm sinh hoạt đã có, nhưng nó có đặc điểm riêng,
yêu cầu riêng: "Việc hình thành khái niệm khoa học đòi
hỏi loại hành động tư duy hoàn toàn khác - đó là các
hành động tư duy có vận động riêng trong hệ thống
các khái niệm, dựa vào sự khái quát của các khái quát
đã có trước đó, một sự khái quát gắn bó với việc sử
dụng các khái niệm có trước đó một cách có ý thức
hơn, chủ ý hơn".
3. Sự hình thành các khái niệm khoa học dựa
vào những suy nghĩ có tính chất phát minh (ơrístích).
4. Tuy các khái niệm khoa học cũng mang
tính chất thực tiễn, nhưng đó không phải là các kỹ
năng, kỹ xảo trí tuệ; quan hệ giữa giảng dạy và sự phát
triển các khái niệm khoa học phức tạp hơn mối quan
hệ giữa giảng dạy và sự hình thành kỹ năng, kỹ xảo.
Nói tóm lại, có thể phân biệt hai loại khái
niệm này theo con đường phát triển cũng như theo
phương thức vận hành của chúng.
Các khái niệm khoa học phát triển theo con
đường ngược lại sự phát triển các khái niệm sinh
hoạt: nói một cách đại thể, một đằng từ khái niệm đến
sự vật và một đằng từ sự vật tới khái niệm. Nói chính
xác hơn, sự nảy sinh khái niệm khoa học không xuất
hiện trực tiếp từ chỗ gặp vật thể, mà qua một yếu tố là
trung gian, quá độ (từ khái quát thấp đến khái quát
cao, v.v..). "Các khái niệm sinh hoạt của trẻ được phát
triển từ dưới lên, từ các thuộc tính thấp, sơ giản lên
các thuộc tính cao hơn, còn các khái niệm khoa học
được phát triển từ trên xuống, từ các thuộc tính phức
tạp, cao hơn xuống các thuộc tính sơ đẳng, thấp hơn".
Các khái niệm sinh hoạt nảy sinh do sự gặp
gỡ trực tiếp với sự vật, rồi sau đó mới xuất hiện ý thức
về chính khái niệm và cuối cùng mới có thao tác trừu
tượng với khái niệm. Còn khái niệm khoa học nảy sinh
một cách có ý thức ngay từ đầu.
Hai loại khái niệm này có mối liên quan nội
tại và sâu sắc với nhau: phải đạt tới mức phát triển nào
đó của các khái niệm thường ngày mới có thể lĩnh hội
khái niệm khoa học và nhận biết ra khái niệm khoa
học. Ngược lại, khái niệm khoa học giúp khái niệm
sinh hoạt có được các tính chất cao của khái niệm,
như là tính ý thức và tính chủ ý. Khái niệm thường ngày
giúp các khái niệm khoa học có được kinh nghiệm và
sự ứng dụng cụ thể.
Mối liên hệ của tuyến phát triển khái niệm
khoa học và tuyến phát triển khái niệm sinh hoạt là
mối liên hệ giữa vùng phát triển và trình độ phát triển
hiện có. Tính ý thức và tính chủ ý nằm trong vùng phát
triển gần, nhờ đó khái niệm khoa học đưa các khái
niệm sinh hoạt lên từng bậc cao hơn. Sự hình thành
và phát triển các khái niệm khoa học không lặp lại con
đường phát triển các khái niệm sinh hoạt. Việc lĩnh hội
các khái niệm khoa học đi trước sự phát triển một
chút. Nếu chỉ lặp lại các khái niệm sinh hoạt, thì không
có chất lượng mới. Tóm lại, sự khác biệt giữa chúng
là:
Khái niệm sinh hoạt
Khái niệm khoa
học
Tựa như tiếng mẹ đẻ
Ngôn ngữ nói
Tựa như ngoại ngữ
Ngôn ngữ viết
Lô gích tư duy trực
quan
Lô gích tư duy ngôn
ngữ
Có nhiều cách giải thích mối quan hệ giữa
hai loại khái niệm, và hai con đường hình thành nên
chúng. Ví dụ, Piagiê đưa ra quy luật chuyển dần, lặp
lại, mở rộng. Còn Vưgốtxki thì đưa ra vùng phát triển
gần, quy luật phát triển hai loại khái niệm nghịch chiều
nhau, quy luật gắn bó hai loại khái niệm với nhau.
Theo Piagiê, trong khái niệm sinh hoạt (tự
nhiên có) vai trò quyết định thuộc về ý tưởng của bản
thân trẻ, còn trong khái niệm khoa học là do tác động
nhất định của tri thức do trẻ lĩnh hội được từ ngoài. Cả
hai loại khái niệm đều là phản ứng đối với các ấn
tượng tiếp thu được, đều cùng có cội rễ sâu xa trong ý
tưởng của trẻ. Trẻ càng lớn hai loại khái niệm càng trở
nên có nhiều cái chung hơn, đều giữ được lâu trong ý
thức và cùng bộc lộ ra trong các trả lời đúng đầu tiên
của trẻ.
Theo Vưgốtxki, ở đây cần xem lại những điểm
sau trong luận điểm của Piagiê:
- Chỉ có các khái niệm đời thường (tự nhiên
có) mới phản ánh đặc điểm của chính tư duy ở trẻ;
- Chưa thấy hết mối quan hệ tương hỗ qua lại
giữa hai loại khái niệm;
- Bản chất phát triển trí tuệ ở trẻ là quá trình xã
hội hoá ý tưởng của trẻ, còn giáo dưỡng chỉ là một
dạng chủ yếu của phát triển, chứ không liên quan với
chính quá trình nội tại của quá trình phát triển, thậm chí
quá trình xã hội hoá còn được coi là tách biệt với quá
trình phát triển trí tuệ.
Vưgốtxki đưa ra nhận xét rằng, sự phát triển
các khái niệm khoa học (không tự nhiên có) bộc lộ tất
cả những đặc điểm chất lượng chủ yếu trong ý tưởng
của trẻ ở lứa tuổi này; các khái niệm này nảy sinh và
hình thành nhờ trẻ đưa tư duy của mình tới tình trạng
tích cực, căng thẳng. Nhấn mạnh những điểm chung
của hai loại hình khái niệm này với sự hỗ trợ qua lại
cho nhau, từ đây đi đến giải quyết vấn đề quan hệ giữa
giáo dưỡng và phát triển.
Nhân đây, khi đề cập đến vấn đề phát triển trí
tuệ của trẻ nói chung, Piagiê viết: "Bản chất sự phát
triển trí tuệ của trẻ là ở chỗ quá trình xã hội hoá tư duy
của trẻ được tăng dần lên". Như thế theo ông, sự phát
triển trí tuệ của trẻ là quá trình mất dần các đặc điểm
tư duy của trẻ và tiệm cận tới đỉnh hoàn thiện của sự
phát triển, do các phẩm chất và tính chất riêng của tư
duy ở trẻ bị chèn ép dần bởi tư duy mạnh mẽ, mãnh
liệt hơn của người lớn. Vưgốtxki nhận xét: xuất phát
điểm phát triển được Piagiê mô tả như là độc thoại ý
thức của trẻ, trong khi trẻ dần thích nghi với tư duy của
người lớn quá trình này dần dần nhường chỗ cho tự kỷ
trung tâm trong tư duy của chúng; và quá trình xã hội
hoá được xem như là các đặc điểm cá thể của tư duy
trẻ bị chèn ép một cách máy móc, từ bên ngoài vào.
Về quan hệ giữa giáo dưỡng (giảng dạy) và
phát triển, Piagiê cho rằng có quan hệ đối kháng. Theo
ông, hình thái tư duy của trẻ ngay từ đầu đối nghịch với
hình thái tư duy của người lớn; không phải từ hình thái
này nảy sinh hình thái kia, mà chúng loại trừ nhau;
khái niệm sinh hoạt và khái niệm khoa học đối nghịch
với nhau, loại trước từ người lớn vào, loại sau do chính
tính tích cực tư duy của trẻ tạo ra, và đến 11 - 12 tuổi
các khái niệm khoa học kết thúc việc chèn ép các khái
niệm sinh hoạt. Ở đây, đặc điểm tư duy của trẻ là
chúng không có khả năng nhận biết (ý thức) các mối
quan hệ mà nó có, nhưng lại phải sử dụng các mối
quan hệ này đúng một cách máy móc.
Piagiê chịu ảnh hưởng của thầy học Claparét
- người đưa ra quy luật nhận biết (ý thức): cái gì giống
nhau thì dễ thích nghi hơn cái khác nhau, nhận biết cái
giống nhau có sau nhận biết cái khác biệt. Ý thức của
ta tuỳ thuộc vào mức độ khó thích nghi mà ta gặp phải.
Nói về cấu trúc và chức năng của ý thức, Claparét viết
về phương tiện dùng để ý thức: ý thức một thao tác
nào đó là chuyển thao tác đó từ bình diện hành động
sang bình diện ngôn ngữ, tức là tái tạo lại thao tác đó
trong tưởng tượng để có thể biểu đạt nó ra bằng ngôn
ngữ. Nói cách khác, ý thức xuất hiện như là một sự
chuyển dịch thao tác từ bình diện khó khăn này sang
bình diện khó khăn kia, chẳng hạn từ ở bình diện hành
động sang bình diện ý tưởng, tư duy. Tâm lý học gọi
đó là quy luật ý thức của Claparét.
Nhận xét về quy luật này, Vưgốtxki cho rằng
không phải cứ có nhu cầu phải ý thức là có ý thức
ngay, có nhu cầu là có hành động ngay, tựa như con
chim có cánh vì nó phải bay và như vậy là không thấy
được quá trình phát triển dẫn tới chỗ có ý thức. Còn sự
nhận biết cái khác biệt xảy ra sớm hơn cái giống nhau
là do đâu? Đây là một nhận xét hay, cần nghiên cứu.
Có phải là do chỗ chưa thích nghi kịp hay không?
Theo Vưgốtxki, việc nhận biết ra điểm giống nhau đòi
hỏi phải có khái quát ban đầu và khái niệm, còn việc
nhận biết ra chỗ khác nhau thì cần phải có khái quát
hay khái niệm. Như thế là trình tự phát sinh, phát triển
ý thức ở đây không giống với trình tự phát sinh, phát
triển hành động, thậm chí có thể ngược nhau. Ta thấy
hành động có trước tri giác mang theo ý, nhưng ý thức
về hành động lại có sau ý thức về tri giác. Vưgốtxki rút
ra kết luận: "Trẻ phản ứng với hành động sớm hơn
phản ứng với đối tượng đã được tách biệt, nhưng trẻ
có suy nghĩ về đối tượng sớm hơn suy nghĩ về hành
động". Tuy ông đồng ý với Rút xô rằng, đúng là mọi cái
mở đầu đều là thầy học của mỗi người, nhưng ông
không cho rằng sự không thành công lại tạo ra trình độ
phát triển cao nhất trong sự phát triển khái niệm, lại
tạo nên ý thức về khái niệm.
Về phần thứ hai trong quy luật của Claparét
(có thể gọi là quy luật chuyển dịch), Vưgốtxki nhận xét
rằng nó không giải thích được vì sao trẻ lại không ý
thức về khái niệm, hay không chủ định ý thức về nó,
tựa như hành động ở trẻ trước tuổi học có lôgích
không ý thức và không chủ định; quy luật này không
giải thích được sự chuyển hoá từ các khái niệm chưa ý
thức sang các khái niệm có ý thức. Đây là một vấn đề
rất cần nghiên cứu. Theo Piagiê, đây là di chứng của
tự kỷ trung tâm đang mất dần; trẻ càng nhỏ càng nặng
về độc tôn cá nhân (soloip-sisme), tự ngã trung tâm
(égocentrisme), cho nên lúc đầu nó chỉ có thế giới vô
thức, dần dần mới chuyển sang ý tưởng (tư duy) được
xã hội hoá và có ý thức; ở đây hình như có sự thoả
hiệp của ý tưởng ở người lớn và ý tưởng ở trẻ em.
Như thế, theo Piagiê, trẻ nhận biết được khái niệm
trong đầu mình là nhờ ý tưởng (tư duy) đã chín chắn
chèn ép ngôn ngữ tự kỷ trung tâm, tức là quá trình
nhận biết không nảy sinh, xuất hiện như là một tầng
bậc phát triển tất yếu của các khái niệm chưa nhận
biết ra trước đó, mà được mang từ ngoài vào như là
một hành động này chèn ép cách hành động kia.
Vưgốtxki nhấn mạnh rằng các khái niệm bao
giờ cũng phải nằm trong một hệ thống: "... chỉ có trong
hệ thống, khái niệm mới được nhận biết và mới có tính
chủ định. Đối với các khái niệm, tính nhận biết được và
tính hệ thống là hai từ đồng nghĩa”. Quá trình hình
thành khái niệm đi liền theo với quá trình khái quát và
quá trình nhận biết ra khái niệm. Nhờ khái quát mà có
khái niệm bậc cao và trong hệ thống khái quát, khái
niệm bậc cao bao hàm các khái niệm mà trong đó,
mỗi khái niệm là một trường hợp cá lẻ.
Vưgốtxki cho rằng khả năng nhận biết ra khái
niệm không phải từ ngoài du nhập vào trẻ, mà trước
hết nó đòi hỏi trẻ phải có đủ các khái niệm chín chắn
để hệ thống hoá và xuất hiện đối tượng để nhận biết.
Lúc đầu chúng có các khái niệm sinh hoạt, rồi sau có
hệ thống ban đầu các khái niệm khoa học, hệ thống
này sau đó là thay đổi và sắp xếp lại các khái niệm
sinh hoạt. Khái niệm khoa học có đặc điểm là nó dùng
một khái niệm khác làm trung gian giữa nó và đối
tượng, vì vậy một khái niệm khoa học bao giờ cũng có
mối quan hệ với đối tượng và mối quan hệ với một
khái niệm khác, từ đây ta có những thành tố ban đầu
của hệ thống khái niệm, và mối quan hệ thứ nhất đòi
hỏi phải có mối quan hệ thứ hai. Khái niệm khoa học
không phản ánh khách thể dưới dạng các biểu hiện bề
ngoài của vật thể như khái niệm ở trình độ kinh
nghiệm chủ nghĩa. Các Mác đã nói: "Nếu hình thức
biểu hiện ra ngoài và bản chất sự vật trùng khít với
nhau, thì mọi khoa học trở nên thừa", tức là chúng có
thể trùng khớp, nhưng không trùng khớp trực tiếp, mà
gián tiếp qua các khái niệm khác, do đó phải có một
hệ thống khái niệm. Thực nghiệm và quan sát cho thấy
ở trẻ bao giờ cũng có "khái niệm chung” sớm hơn
"khái niệm riêng". Ví dụ, trẻ biết "hoa" chung chung
trước "hoa hồng". Nếu trẻ nói cả hai từ này, thì chúng
cũng chưa phân biệt một từ chỉ chung các loại hoa, và
một từ chỉ một loại hoa, mãi về sau mới xuất hiện hệ
thống một loài hoa trong tất cả các thứ gọi là hoa.
Vưgốtxki đi đến một kết luận cực kỳ quan
trọng là: vấn đề các khái niệm khoa học thực chất là
vấn đề giảng dạy và phát triển. Về vấn đề này có ba loại
lý thuyết khác nhau:
1. Giảng dạy và phát triển là hai quá trình độc
lập: quá trình phát triển của trẻ được coi là quá trình
diễn ra theo quy luật tự nhiên và do cơ chế chín muồi
mà có; còn giảng dạy được hiểu là quá trình sử dụng
hoàn toàn bề ngoài của các khả năng nảy sinh trong
quá trình phát triển. Tất cả tiềm năng nằm trong tố
chất, chỉ chờ nó chín muồi và giảng dạy là dựa trên cái
đó.
2. Đồng nhất giảng dạy và phát triển: chẳng
hạn Giêmxơ, nhà triết học và tâm lý học Mỹ, cho rằng
quá trình hình thành liên tưởng và kĩ xảo dựa trên cơ
sở của giảng dạy cũng như trên cơ sở của quá trình
phát triển trí tuệ, chủ yếu ở đây là theo thuyết liên
tưởng và phản xạ học.
3. Loại lý thuyết đứng ở giữa hai loại lý thuyết
trên: vừa coi phát triển là sự chín muồi của cơ thể, vừa
coi sự phát triển là giảng dạy. Thực chất đây là cách
hiểu phát triển theo tinh thần nhị nguyên. Trong loại
này đáng chú ý tới sự đóng góp của Cốpca, đại diện
của tâm lý học ghestan, cụ thể là Cốp ca: a) công
nhận có mối liên hệ phụ thuộc giữa giảng dạy và phát
triển; b) đưa ra một quan niệm mới về giảng dạy là sự
xuất hiện, hình thành các cấu trúc mới và hoàn thiện
các cấu trúc cũ; c) chú ý tới quan hệ thời gian giữa
giảng dạy và phát triển. Về vấn đề này Cốpca viết:
giảng dạy có thể không chỉ đi theo sau phát triển,
không chỉ đi cùng nhịp bước với phát triển, mà còn có
thể đi trước phát triển, thúc đẩy sự phát triển và tạo ra
trong phát triển các cấu tạo mới. Vưgốtxki đánh giá cao
ý kiến này và đi đến kết luận: việc giảng dạy ở phổ
thông chính là để phát triển các chức năng tâm lý cấp
cao.
Vấn đề là phải xác định đúng tương quan
giữa giảng dạy và phát triển. Các công trình nghiên
cứu cho thấy giảng dạy bao giờ cũng đi trước phát
triển, chứ không đi song song với nhau, mà thường trẻ
nắm được một số kỹ năng, kỹ xảo nhất định nào đó
trước khi biết sử dụng chúng một cách có ý thức và
chủ ý.
Trong khi nghiên cứu vấn đề giảng dạy và
phát triển, Vưgốtxki đi đến một phát triển quan trọng là
đề xuất lý thuyết về vùng phát triển gần mà trong cuốn
sách này đã có cơ may trích dịch. Trong tài liệu thực
nghiệm về tập viết, ông đã chỉ rõ tập viết không phải
đơn thuần là tri giác và vận động cơ ngón tay, mà đó là
sự phát triển từ ngôn ngữ ngoài qua ngôn ngữ trong
tới ngôn ngữ viết. Nếu so sánh ngôn ngữ nói (ngôn
ngữ ngoài) như là số học, thì ngôn ngữ viết là đại số,
đòi hỏi một trình độ trừu tượng cao hơn. Chính trong
quá trình tập viết và xuất hiện ngôn ngữ viết, các chức
năng tâm lý chủ yếu mới bắt đầu phát triển thực sự.
Khi tập viết có quá trình bắt chước, khi vận
động tập làm xiếc cũng có hiện tượng bắt chước. Cần
phải hiểu đúng quá trình này. Không phải bắt chước gì
cũng được và không phải bắt chước là không có trí tuệ.
Thực ra, trẻ chỉ có thể bắt chước cái gì trong phạm vi
khả năng trí tuệ của chính nó; cần phân biệt bắt chước
có suy nghĩ, có trí tuệ với bắt chước một cách máy
móc. Ở đây có ranh giới giữa bắt chước và cùng làm
việc (học tập) dưới sự hướng dẫn của người lớn, giữa
bắt chước và vùng phát triển gần mà ở mỗi đứa trẻ có
thể khác nhau. Vưgốtxki viết: “Vùng phát triển gần có ý
nghĩa trực tiếp đối với sự chuyển động, vận động của
sự phát triển trí tuệ và nhất là với trình độ hiện thời của
sự phát triển". Động vật có thể tập luyện làm xiếc được,
nhưng không có khả năng dùng kết quả của bắt chước
và luyện tập để phát triển năng lực trí tuệ của chúng;
động vật về cơ bản học được cái gì thì dừng lại ở đấy,
chứ không tự mình tạo ra những điều mới mẻ. Còn ở
đứa trẻ thì hoàn toàn khác: từ cái ta dạy, chúng tạo ra
sự phát triển. Ông kết luận: "... vấn đề trung tâm của
tâm lý học giảng dạy chính là làm sao cho trẻ tự nâng
cao khả năng hợp tác với người lớn lên trình độ cao
hơn của các khả năng trí tuệ", tức là toàn bộ ý nghĩa
của giảng dạy là làm cho trẻ phát triển; giảng dạy là
một nguồn chủ yếu để phát triển các khái niệm ở trẻ, là
một lực lượng mạnh nhất định hướng và quyết định
toàn bộ sự phát triển trí tuệ của chúng. Như vậy các
khái niệm khoa học (một chức năng tâm lý cấp cao)
phải xuất phát từ khái quát các loại hình khái niệm sơ
khai, thấp hơn mà ra, chứ không phải từ ngoài áp đặt
vào cho trẻ.
Trong lý thuyết về vùng phát triển gần có khái
niệm "thời kỳ giảng dạy tối ưu một môn học nào đó",
có khi còn gọi là "thời kỳ nhạy cảm" (theo kiểu nói của
nhà sinh vật Pháp Đờ Phơrít đó là thời kỳ cơ thể nhạy
bén nhất đối với một loại tác động nào đó, mà ở thời kỳ
khác tác động đó có thể chỉ là trung tính, hay tác động
kém. Vưgốtxki viết: "Vì vậy việc giảng dạy chỉ có kết quả
nhất khi nó được tiến hành trong một thời kỳ nhất định,
thời kỳ này được xác lập bởi vùng phát triển gần - có
khi còn gọi là thời kỳ có ngưỡng thấp (nhạy cảm cao)
của giảng dạy; thời kỳ ngược lại gọi là thời kỳ có
ngưỡng cao (kém nhạy cảm)”. Theo Môngtêôsori, từ
4,5 đến 5 tuổi là dạy viết kết quả nhất. Nhưng khác với
các tác giả được trích dẫn trong đoạn này, Vưgốtxki
khẳng định: "... trong các thời kỳ nhạy cảm ở đây có
bản chất thuần tuý xã hội của các quá trình phát triển
các chức năng tâm lý cấp cao - các chức năng nảy
sinh từ sự phát triển văn hoá của trẻ và có nguồn gốc
từ sự hợp tác với người lớn và trong giảng dạy. Nhận
định này sau trở thành một quan điểm cơ bản của ông
và trường phái của ông; có khi nó được gọi là trường
phái tâm lý học văn hoá - lịch sử, mà trong tập sách
này các bạn đã thấy.
Một vấn đề rất quan trọng đối với giáo dục là
các khái niệm khoa học hình thành như thế nào trong
những năm trẻ học ở trường. Trước hết cần phê phán
quan niệm trẻ lĩnh hội khái niệm chỉ đơn thuần là tiếp
nhận chúng dưới dạng có sẵn với sự suy nghĩ, thông
hiểu và lĩnh hội, không thấy mỗi một khái niệm trong
đầu trẻ có cả một lịch sử hình thành, phát triển, của nó.
Chúng ta phải hiểu ở đấy diễn ra cả một loạt hành
động tư duy phức tạp thực sự, chứ không phải chỉ là
sự tổ hợp các mối liên hệ liên tưởng có thể ghi nhớ
thuộc lòng là được, cũng không phải là một kỹ xảo trí
tuệ máy móc. Để hình thành khái niệm nhất thiết đòi
hỏi phải có sự phát triển nội tại, đưa ý tưởng lên tầm
cao và làm cho khái niệm xuất hiện trong ý thức. Bản
chất tâm lý của khái niệm là một hành động tư duy với
các nghĩa của các từ tạo ra sự khái quát và tự khái
niệm chính nó cũng phát triển. Bản chất của sự phát
triển này là quá trình chuyển từ một cấu trúc này của
khái quát sang một cấu trúc khác của nó. Ở trẻ bản
thân sự khái quát phát triển, nghĩa của từ cũng phát
triển và khái niệm cũng phát triển. Khi trẻ học một từ
mới, rồi đến một khái niệm mới - tất cả mới chỉ là
bước đầu, sau đó tất cả đều phát triển, tuỳ thuộc vào
quá trình giảng dạy và học tập, cho đến khi hình thành
được các khái niệm đích thực.
Quá trình phát triển các nghĩa của từ và các
khái niệm đòi hỏi sự phát triển một loạt các chức năng
tâm lý cấp cao, như chú ý có chủ định, trí nhớ lôgích,
trừu tượng hoá, so sánh, phân tích. Quá trình phát
triển khái niệm khoa học luôn luôn mang tính xã hội:
tiến trình ấy là một dạng thức chuyên biệt của sự hợp
tác một cách hệ thống giữa nhà giáo dục và đứa trẻ.
Chính trong quá trình hợp tác này, các chức năng tâm
lý cấp cao của trẻ trở nên chín muồi nhờ có sự tham
gia, giúp đỡ của người lớn. Chính quá trình hợp tác
này là yếu tố trung tâm của quá trình giáo dục, qua đó
các tri thức được truyền thụ đến đứa trẻ theo một thể
thống nhất định. Nó giải thích cho ta sự chín muồi của
các khái niệm khoa học và trình độ phát triển của các
khái niệm ấy như là một vùng khả năng gần so với các
khái niệm thường ngày.
Nói thêm về sự phát triển tâm lý nói chung
của trẻ. Theo Vưgốtxki, không phải là sự phát triển và
hoàn thiện từng chức năng riêng lẻ, mà chính là sự
biến đổi mối liên hệ và quan hệ giữa các chức năng
này quy định sự phát triển từng chức năng tâm lý.
Toàn bộ các chức năng tâm lý cấp cao và các mối liên
hệ, quan hệ giữa chúng tạo ra ý thức. Ý thức phát triển
như là cái chỉnh thể và ở từng giai đoạn phát triển, nó
biến đổi cấu tạo bên trong và các mối liên hệ giữa các
bộ phận, chứ không phải là tổng của các biến đổi bộ
phận diễn ra trong từng chức năng riêng rẽ. Ông kết
luận: "... sự biến đổi các mối liên hệ giữa các chức
năng, tức là sự biến đổi cấu tạo chức năng của ý thức,
chính là nội dung trung tâm, cơ bản của toàn bộ quá
trình phát triển tâm lý nói chung". Đây là một cách nhìn
rất mới mẻ về ý thức và sự phát triển ý thức. Nó giúp ta
thấy rõ nội dung tâm lý cụ thể của ý thức cũng như vai
trò, chức năng rất hữu hiệu của ý thức.
Ở lứa tuổi học sinh, nhất là từ trung học cơ
sở, các chức năng tâm lý cấp cao của trẻ dần dần nổi
lên và đứng vào vị trí trung tâm. Đặc điểm nổi bật của
các chức năng này chính là quá trình trí tuệ hoá và lĩnh
hội, tức là quá trình nhận biết và quá trình chủ định mà
nhờ chúng, các chức năng tâm lý cấp thấp chuyển
thành cấp cao. Có thể nói rằng: chúng ta chỉ nắm
được một chức năng nào đó trong chừng mực chức
năng ấy được trí tuệ hoá. Ví dụ, chức năng trí nhớ
được trí tuệ hoá, thì ta có ghi nhớ có chủ định, tức là ta
nắm được, điều khiển được việc ghi nhớ. Dần dần trẻ
có khả năng nhận biết và có chủ định, chứ không phải
do tự kỷ trung tâm mà trẻ không có khả năng này.
Như thế là từ vấn đề tư duy và ngôn ngữ, ta có
một cách tiếp cận cụ thể vấn đề ý thức. Chính là nhờ đi
vào nghiên cứu vấn đề ngôn từ và ý thức, nghiên cứu
một ý của ngôn ngữ, mà ta thấy rõ quan hệ của từ với
đối tượng, với thực tiễn, chứ không phải con người chỉ
dùng từ để chỉ một vật thể. Và nhờ vậy ta thấy rõ sự
khác biệt giữa ý thức cảm giác và ý thức tư duy - đó là
hai phương thức phản ánh thực tiễn khác nhau về chất
lượng, cũng có thể gọi là hai loại hình ý thức. Vưgốtxki
kết luận: "Vì vậy tư duy và ngôn ngữ là chìa khoá mở ra
sự hiểu biết bản chất của ý thức ở con người. Như
Các Mác đã viết, ngữ ngôn cũng có cơ sở như ý thức
vậy, và ngữ ngôn là ý thức thực tiễn tồn tại cả cho
người khác cũng như cho chính bản thân mình, như
vậy đương nhiên là không phải chỉ có ý tưởng, mà
toàn bộ ý thức nói chung trong sự phát triển đều gắn
bó với sự phát triển của từ. Các công trình nghiên cứu
nghiêm túc luôn luôn chứng minh rằng từ giữ vai trò
trung tâm trong ý thức nói chung, chứ không phải trong
từng chức năng riêng rẽ của ý thức. Chính từ ở trong ý
thức là cái, theo cách nói của Phơbách, không thể có ở
một người và chỉ có thể ở hai người. Từ là sự biểu đạt
trực tiếp nhất của bản chất lịch sử trong ý thức con
người".
H. Ý TƯỞNG VÀ TỪ
Ý tưởng và từ là vấn đề trung tâm của tác
phẩm mà giải quyết được nó tức là có thể đi đến kết
luận về vấn đề tư duy và ngôn ngữ. Trong chương này
ta gặp nhiều tư tưởng hết sức độc đáo của tác giả mà
càng về sau này, vào cuối thế kỷ XX, lại càng thấy tính
độc đáo và tính đúng đắn của chúng trong tâm lý học
Vưgốtxki.
Trước hết Vưgốtxki đã chỉ ra rằng tư tưởng và
từ có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng không phải
các mối liên quan này vốn sẵn có từ đầu. Đó không
phải là tiền đề mà là sản phẩm của quá trình từng
người trở thành người. Các mối liên hệ giữa ý tưởng
và từ nảy sinh, tự thay đổi và lớn lên trong chính quá
trình phát triển của chúng. Muốn giải quyết vấn đề đặt
ra ở chương này phải dùng phương pháp phân tích ra
đơn vị, nhờ đó ta có thể thấy được đơn vị của tư duy
ngôn ngữ là nghĩa của từ và ở đây, đề cập đến vấn đề
quan trọng nhất trong công trình này là tác giả phát
hiện ra rằng nghĩa của từ cũng phát triển. Phát hiện
này mà giải toả được các bế tắc trong nghiên cứu ý
tưởng và từ.
Vưgốtxki phê phán các trường phái tâm lý học
khác, như các thuyết tâm lý học theo trường phái tự
nhiên chủ nghĩa (thuyết liên tưởng coi mối liên hệ giữa
ý tưởng và từ chẳng qua là các mối liên hệ liên tưởng;
thuyết hành vi coi ý tưởng là ngôn ngữ không có âm
thanh, v.v...) và các lý thuyết tâm lý học theo duy linh
chủ nghĩa (tâm lý học ghestan coi mối liên hệ này nằm
trong một trường, tạo nên một cấu trúc như cái gậy và
quả chuối trong thực nghiệm với khỉ; hay tâm lý học
Viubua ở Đức coi ý tưởng là một hành động thuần tuý
tinh thần; còn Bécxông lại coi ý tưởng và từ hoàn toàn
độc lập với nhau...). Đặc điểm chung của cả hai trường
phái này là họ chống lại nguyên tắc lịch sử một cách
sâu sắc nhất vì họ xem xét ý tưởng và từ, tư duy và
ngôn ngữ ngoài lịch sử của chúng. Từ đó họ công
nhận sự đồng nhất mối liên hệ giữa nghĩa và từ như
mối liên hệ của bất kỳ hai vật thể nào khác, không thấy
nghĩa của từ cũng phát triển, tức là họ không thấy trong
bản chất tâm lý của từ có một yếu tố trung tâm, chủ
yếu, làm cho từ thành từ, mà không có yếu tố đó thì từ
chấm dứt tồn tại - đó là sự khái quát ở trong từ như là
một dạng thức đặc biệt phản ánh thực tại trong ý thức,
và sự khái quát này có nảy sinh và phát triển. Các
thuyết tâm lý học khác đều không thấy điều này. Nói
tóm lại, tư tưởng phát triển, quan điểm phát triển và
phương pháp tiếp cận phát triển là chìa khoá để giải
quyết vấn đề.
Tư tưởng, quan điểm, phương pháp tiếp cận
này còn được vận dụng, bắt đầu từ nghiên cứu sự phát
triển nghĩa của từ. Ngôn ngữ học cũ xưa, theo
Vưgốtxki, "không nhận thấy rằng trong quá trình lịch sử
phát triển ngữ ngôn, bản thân cấu trúc ý trong nghĩa
của từ có biến đổi và bản chất tâm lý của nghĩa trong
từ cũng biến đổi; không nhận thấy ý tưởng được biểu
đạt bằng ngôn ngữ chuyển từ các hình thái khái quát
thấp, sơ khai lên các hình thái cao hơn, phức tạp hơn
phản ánh trong các khái niệm trừu tượng. Cuối cùng
phải thấy rằng chẳng những nội dung đối tượng của
từ, mà ngay cả tính chất của sự phản ánh và khái quát
thực tiễn trong từ cũng biến đổi trong tiến trình phát
triển lịch sử ngữ ngôn".
Muốn hiểu được quan hệ giữa ý tưởng và từ,
thì phải nghiên cứu quá trình vận hành của các nghĩa
trong tiến trình sống động của tư duy ngôn ngữ, tức là
sớm hiểu vai trò chức năng của nghĩa của từ trong
hành động tư duy của quá trình tư duy ngôn ngữ nói
chung (từ lúc nảy sinh ý nghĩ còn mù mờ đến sự biểu
đạt ngôn ngữ cuối cùng của ý nghĩ đó). Vưgốtxki viết:
"... mối quan hệ giữa ý tưởng và từ trước hết là một
quá trình - quá trình vận động từ ý tưởng tới từ và
ngược lại từ từ tới ý tưởng". Chính mối quan hệ này là
quá trình phát triển qua một loạt pha và giai đoạn và
sự vận động nói trên cũng ở trong quá trình phát triển.
"Ý tưởng không phải được biểu đạt trong từ, mà được
hoàn thiện trong từ, tức là ý tưởng được hình thành
trong từ". Quá trình tư duy chính là sự vận động đó.
Chính vì vậy phải phân biệt hai bình diện trong
ngôn ngữ:
1. Mặt bên trong, mặt ý, mặt ngữ nghĩa của
ngôn ngữ;
2. Mặt bên ngoài, mặt âm thanh, mặt câu của
ngôn ngữ.
Hai mặt này có sự thống nhất thực sự, nhưng
mỗi mặt lại có quy luật vận động riêng; mặt thứ nhất đi
từ cái toàn thể đến bộ phận - các đơn vị ý (ví dụ, trẻ
mới bắt đầu nói, thì mỗi từ nó nói là cả một câu, rồi từ
câu đến từ); mặt thứ hai đi từ bộ phận đến cái toàn thể,
bắt đầu là một, rồi hai, rồi ba từ... sau đến một câu
nghĩa là từ một từ đến một câu. Những nghiên cứu
ngôn ngữ của học sinh tiểu học cho thấy ở trẻ ngữ
pháp đi trước lôgích.
Từ, sự phân biệt hai bình diện ngôn ngữ, ta
mới rõ ngôn ngữ bên trong, để từ đó mới thấy quan hệ
giữa ý tưởng (tư duy) và từ (ngôn ngữ). Về ngôn ngữ
bên trong, có nhiều cách hiểu khác nhau: (1) các tác
giả Pháp thì coi ngôn ngữ bên trong như là trí nhớ
bằng ngôn ngữ, tức là ngôn ngữ bên trong giống các
biểu tượng khác về sự vật, còn ngôn ngữ bên ngoài
tương tự như sự vật thật; (2) các nhà hành vi chủ
nghĩa, các nhà phản xạ học coi ngôn ngữ bên trong là
ngôn ngữ câm, không thành tiếng, không phát âm ra,
thậm chí coi đó là ngôn ngữ ngoài trừ bỏ đi phần âm
thanh; (3) Gônđơstêin ở Đức cho rằng ngôn ngữ bên
trong bao gồm động cơ của ngôn ngữ và trải nghiệm
ngôn ngữ, tức là có hoạt động tư duy và hoạt động tình
cảm - ý chí. Ý kiến này rất đáng được chú ý.
Vưgốtxki nhấn mạnh rằng phải phân biệt từ,
ngôn ngữ bên trong và ý tưởng. Ông viết: "Ngôn ngữ
ngoài là quá trình chuyển ý tưởng thành từ, tức là quá
trình vật chất hoá và khách thể hoá ý tưởng. Ngôn ngữ
trong là quá trình ngược lại, đi từ ngoài vào trong, là
quá trình ngôn ngữ chuyển thành ý tưởng". Phải dùng
phương pháp phát sinh để nghiên cứu vấn đề này -
vấn đề ý tưởng, vấn đề ngôn ngữ bên trong. Đó là một
chức năng bên trong rất phức tạp của ý thức con
người. Và ở đây ta lại gặp vấn đề quan hệ giữa ngôn
ngữ tự kỷ trung tâm và ngôn ngữ bên trong. Piagiê,
như chúng ta đã thấy, là người đầu tiên chú ý tới ngôn
ngữ tự kỷ trung tâm, nhưng lại bỏ qua mối liên hệ và
cội nguồn phát sinh của ngôn ngữ tự kỷ trung tâm và
ngôn ngữ bên trong. Theo Vưgốtxki, ngôn ngữ tự kỷ
trung tâm là một tầng bậc có trước sự phát triển ngôn
ngữ bên trong. Ta thấy giữa hai loại ngôn ngữ này - tự
kỷ trung tâm và bên trong - có những điểm giống nhau:
về mặt chức năng, ngôn ngữ tự kỷ trung tâm có chức
năng trí tuệ như ngôn ngữ bên trong; về mặt cấu trúc,
nó gần tiến tới ngôn ngữ bên trong; về mặt nguồn gốc
phát sinh, bắt đầu vào tuổi học sinh ngôn ngữ tự kỷ
trung tâm chuyển dần thành ngôn ngữ bên trong. Từ
đây ta có thể lấy ngôn ngữ tự kỷ trung tâm làm vật liệu
để nghiên cứu ngôn ngữ bên trong.
Vưgốtxki quan niệm "... ngôn ngữ tự kỷ trung
tâm là một trong những hiện tượng của quá trình
chuyển hoá các chức năng tâm lý bên ngoài vào các
chức năng tâm lý bên trong, tức là từ các dạng ý thức
hoạt động tập thể xã hội của trẻ em chuyển sang các
chức năng cá thể của trẻ". Đây là quy luật chung của
sự hình thành các chức năng tâm lý cấp cao. Ông gọi
ngôn ngữ tự kỷ trung tâm là ngôn ngữ cho bản thân và
cho rằng "ngôn ngữ cho bản thân nảy sinh ra bằng
cách phân hoá chức năng của ngôn ngữ cho người
khác, chức năng này từ đầu đã mang tính chất xã hội.
Không phải là xã hội hoá từ ngoài dần dần đi vào trẻ,
mà quá trình cá thể hoá dần dần nảy sinh trên cơ sở
tính xã hội nội tại của đứa trẻ là đại lộ chính của sự
phát triển của. Đây là một kết luận hết sức quan trọng
trong lý thuyết phát triển tâm lý do Vưgốtxki đúc kết.
Với cách nhìn đó, ông thấy ngôn ngữ tự kỷ
trung tâm có chức năng rất đặc trưng là "chức năng
độc lập, âm điệu độc lập, và chỉ có phần nào là đi theo,
phụ thuộc; đó là chức năng phục vụ mục đích định
hướng trí tuệ, nhận biết, khắc phục khó khăn và cản
trở, suy tính và tư duy; đó là ngôn ngữ cho chính mình,
phục vụ thực sự nhất cho tư duy của trẻ". Chính ngôn
ngữ đó chuyển dần thành ngôn ngữ bên trong.
Vưgốtxki viết: "Theo quan điểm của chúng tôi, ngôn
ngữ tự kỷ trung tâm là ngôn ngữ bên trong đứng về
chức năng tâm lý, và là ngôn ngữ bên ngoài đứng về
cấu trúc của nó". Ngôn ngữ tự kỷ trung tâm tách biệt
khỏi ngôn ngữ bên ngoài và giảm dần phần âm thanh,
chuyển thành ngôn ngữ bên trong.
Vưgốtxki cùng với cộng sự làm một số thực
nghiệm để thấy rõ hơn bản chất của ngôn ngữ tự kỷ
trung tâm, và từ đó đi sâu vào ngôn ngữ bên trong.
Theo ông, có thể nêu lên ba đặc điểm của ngôn ngữ
tự kỷ trung tâm:
1. Đó là độc thoại tập thể, gắn liền với tập thể
của trẻ. Bây giờ đặt trẻ vào một tập thể không quen
biết, hoặc chỉ để chúng với người thực nghiệm, rồi
ngồi một mình và làm một việc gì đó một mình thì ngôn
ngữ tự kỷ trung tâm giảm xuống chỉ còn bằng 1/6 khi
trẻ ở trong một tập thể nào đó.
2. Độc thoại đó đi kèm với ảo giác thông hiểu
khi trẻ có ngôn ngữ tự kỷ trung tâm ở trong nhóm trẻ
bình thường, như Piagiê đã thực nghiệm. Bây giờ nếu
cho một bé bình thường vào chơi với một nhóm trẻ
câm hay trẻ nói tiếng nước ngoài, thì trong trường hợp
đầu xuất hiện ảo giác thông hiểu, trong trường hợp thứ
hai không có ảo giác thông hiểu và tỉ lệ ngôn ngữ tự kỷ
trung tâm giảm xuống còn 1/8 hoặc bằng 0. Điều đó
chứng tỏ rằng không phải ảo giác thông hiểu giảm
xuống thì ngôn ngữ tự kỷ trung tâm tăng lên.
3. Đó là ngôn ngữ mang tính chất ngôn ngữ
bên ngoài. Bây giờ ta thực nghiệm làm giảm và mất
phần âm thanh đi bằng cách thử để trẻ ngồi xa các
bạn hoặc cạnh phòng thí nghiệm có tiếng ồn, không
nghe được tiếng nói của người khác và không nghe
thấy cả tiếng nói của bản thân, hoặc ra lệnh cho trẻ
không được nói to, mà chỉ được nói thầm thôi. Kết quả
là ngôn ngữ tự kỷ trung tâm giảm xuống còn 1/5.
Kết quả các thực nghiệm chứng tỏ rằng ngôn
ngữ tự kỷ trung tâm đứng giữa, là nơi quá độ của ngôn
ngữ ngoài và ngôn ngữ trong. Ngôn ngữ trong và ngôn
ngữ ngoài là hai mặt của sự thống nhất các chuyển
hoá từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong
của ngôn ngữ.
Cần phân biệt đối thoại và độc thoại. Đối thoại
có trước độc thoại, đó là hình thái tự nhiên của ngôn
ngữ. Độc thoại có sau và là một hình thái phức tạp
hơn, cao hơn đối thoại. Phần lớn ngôn ngữ trẻ là đối
thoại. Ngôn ngữ độc thoại có các dạng thức là ngôn
ngữ viết và ngôn ngữ bên trong, tuỳ theo chức năng
mà các dạng ngôn ngữ có vốn từ riêng, ngữ pháp
riêng và cấu tạo câu riêng. Ngôn ngữ viết là dạng phát
triển nhất, phức tạp nhất, chính xác hơn - đó là hình
thức ngôn ngữ trọn vẹn.
Ngôn ngữ trong có những đặc điểm sau:
1. Có cấu tạo câu một cách đặc biệt: tựa như
đứt đoạn, từng mẩu một;
2. Có tính vị ngữ một cách tuyệt đối: thường
bỏ chủ ngữ, giữ lại vị ngữ;
3. Có phong cách điện tín. Đôi khi chỉ có vị
ngữ, không có chủ ngữ.
Có thể ngôn ngữ trong là bản nháp ý tưởng
của ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ nói thường ngắn gọn
hơn viết, có ngữ cảnh cụ thể và ngữ điệu mà ngôn ngữ
viết không có, nên phải trình bày đầy đủ (trọn vẹn). Còn
ngôn ngữ bên trong thì rất chú trọng vị ngữ, bao giờ
cũng phải có vị ngữ (vị ngữ tuyệt đối). Nếu nói về mức
độ ngắn gọn, thì ngôn ngữ bên trong ngắn gọn nhất,
sau chuyển lên ngôn ngữ nói rồi đến ngôn ngữ viết (ít
ngắn gọn nhất).
Đối với ngôn ngữ bên trong, cấu tạo câu và
âm thanh giảm xuống đến mức tối thiểu, đơn giản đến
mức tối đa, gần như đã chưng cất. Với ngôn ngữ bên
trong, “…hàng đầu là nghĩa của từ. Ngôn ngữ bên
trong chủ yếu sử dụng ngữ nghĩa, chứ không phải
phát âm. Ở đây tính độc lập tương đối giữa nghĩa của
từ và mặt âm thanh của từ được bộc lộ rất rõ rệt",
Vưgốtxki khẳng định như vậy. Từ đó ông đã đi vào
nghiên cứu mặt ngữ nghĩa của ngôn ngữ bên trong và
thấy nó có ba đặc điểm như sau:
1. Đặc điểm chủ yếu của ngôn ngữ bên trong
là ý chiếm ưu thế hơn nghĩa.
Vấn đề quan hệ giữa ý, nghĩa và từ là vấn đề
phức tạp, được trình bày ở nhiều chỗ trong tập sách
này. Trong ngôn ngữ nói ta đi từ ý của từ tới nghĩa.
Trong ngôn ngữ bên trong ta thấy ý được coi trọng hơn
nghĩa, câu hơn từ, toàn bộ ngữ cảnh hơn câu. Đó là
luật thường trực của ngôn ngữ bên trong.
2. Đặc điểm kết dính (agglutinatio - chữ La
tinh): cả một nhóm từ tổng hợp, gộp lại thành một từ
để chỉ một khái niệm phức tạp.
3. Đặc điểm tập hợp và thấm nhập các nghĩa
vào một dòng và các ý vào một dòng. Hai dòng này
diễn ra vừa riêng rẽ vừa ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Trong ngôn ngữ trong, theo đặc điểm thứ nhất đã trình
bày ở trên, ý của từ là chủ yếu, đậm đặc hơn trong
ngôn ngữ ngoài. Ở ngôn ngữ so với các ý thấm nhập
vào nhau, ý thức tựa như sau đó mới xuất hiện trong ý.
Một từ ở trong ngôn ngữ trong, chứa đựng cả ý của các
từ trước nó lẫn cả ý của các từ sau nó, nhờ vậy phạm
vi nghĩa mở rộng của từ ra đến gần như vô hạn, tạo
nên một nội dung ý khổng lồ chảy vào một bình chỉ
chứa ở một từ hợp nhất trong ngôn ngữ bên trong.
Chính vì vậy đó là ngôn ngữ cho bản thân, chứ không
phải ngôn ngữ để thông báo. Cấu tạo ý của ngôn ngữ
bên trong rất đặc thù và do đó chức năng của ngôn
ngữ này cũng rất đặc thù. Tất nhiên ta cũng thấy và
thường nói: hiểu ý nhau. Có được như vậy là vì cuộc
sống của những người hiểu ý nhau có cùng một sự
biện chứng. Phần lớn ngôn ngữ trong có ý, tức là có
nghĩa riêng của từng người.
Tóm lại, ngôn ngữ trong là một chức năng
hoàn toàn riêng biệt, hoàn toàn khác với ngôn ngữ
ngoài, cho nên Vưgốtxki viết: "Chúng ta có quyền coi
ngôn ngữ trong là bình diện bên trong đặc biệt của tư
duy ngôn ngữ và giữ vai trò của mối quan hệ cơ động
trung gian giữa ý tưởng và từ". Quan hệ giữa hai loại
ngôn ngữ này là một sự chuyển hoá rất phức tạp. Về
mối quan hệ này ông viết: "Chúng tôi không đồng ý với
ai coi ngôn ngữ trong là cái đi trước ngôn ngữ ngoài
hay như mặt bên trong của ngôn ngữ ngoài. Nếu ngôn
ngữ ngoài là quá trình chuyển ý tưởng vào từ, quá trình
vật chất hoá và khách quan hoá ý tưởng, thì ở đây ta
quan sát thấy một quá trình xảy ra theo hướng ngược
lại, quá trình tựa như đi từ ngoài vào trong, quá trình
ngôn ngữ chuyển thành ý tưởng... Ngôn ngữ trong vẫn
cứ là ngôn ngữ, tức là ý tưởng gắn với từ. Nhưng nếu
trong ngôn ngữ ngoài ý tưởng biến hoá vào từ, thì
trong ngôn ngữ trong từ mất đi để sinh ra ý tưởng. Ở
một mức độ đáng kể, ngôn ngữ trong là tư duy bằng
các nghĩa thuần tuý... Ngôn ngữ trong là thành tố cơ
động giữa từ và ý tưởng. Ý tưởng là một bình diện mới
của tư duy ngôn ngữ, ý tưởng nối cái này với cái kia,
xác lập các mối quan hệ và nhằm giải quyết một
nhiệm vụ nào đó. Đó là một dòng chảy, một sự vận
động dòng chảy. Sự vận động của ý tưởng không trùng
khớp trực tiếp với sự phát triển ngôn ngữ kèm theo.
Đơn vị của ý tưởng và đơn vị của ngôn ngữ không
trùng với nhau, chúng thống nhất, nhưng không đồng
nhất. Đôxtôépxki, nhà văn Nga vĩ đại, đã có nhận xét:
có trường hợp ý tưởng không chuyển ra thành từ. Ví
dụ, tiếng nói vọng của các vai kịch bao giờ cũng ngầm
ẩn chứa một ý nào đó (gọi là dưới câu). Ý tưởng
không trùng khớp trực tiếp với sự biểu đạt ngôn ngữ. Ý
tưởng không cấu tạo bởi các từ riêng rẽ như ngôn
ngữ. Ta thấy các diễn giả thường phát triển một ý có
khi đến vài phút hoặc lâu hơn. Một khi ý tưởng đã được
hình thành ở trong đầu như một cái chỉnh thể, thì khi
xuất hiện nó không xuất hiện dần dần theo từng đơn vị
riêng rẽ như ngôn ngữ. Có thể nói rằng: cái tồn tại
đồng thời trong ý tưởng lại được trình bày theo một
trình tự nhất định trong ngôn ngữ. Vưgốtxki viết: "Có thể
ví ý tưởng như một đám mây kéo đến một cơn mưa từ.
Vì vậy, quá trình chuyển hoá từ ý tưởng sang từ là một
quá trình cực kỳ phức tạp của sự tách ý và chuyển nó
vào từ. Con đường từ ý tưởng đến từ là con đường
chạy qua nghĩa".
Trong quá trình phân tích các bình diện bên
trong của tư duy ngôn ngữ thì ý tưởng không phải là
công đoạn cuối cùng. Vấn đề dẫn đến chỗ phải nghiên
cứu động cơ của tư duy. Một cách đặt vấn đề rất toàn
diện cũng như ở một số phần khác trong tập sách này,
tác giả đã chỉ ra mối liên quan mật thiết giữa tư duy và
tình cảm, lên án thuyết duy lý thuần lúy.
Một lần nữa Vưgốtxki lại nhấn mạnh nguyên
tắc gián tiếp trong sự vận hành các chức năng tâm lý.
Ông viết: "Các dấu hiệu không chỉ đứng trung gian
giữa các ý tưởng, mà đứng cả bên trong nghĩa của các
từ. Vấn đề là ở chỗ không thể có giao lưu trực tiếp giữa
các ý thức, cả về mặt vật lý lẫn về mặt tâm lý. Ý thức
giao lưu với nhau chỉ bằng con đường gián tiếp. Con
đường gián tiếp bên trong: của ý tưởng lúc đầu thông
qua các nghĩa, rồi sau thông qua các từ. Vì vậy không
bao giờ có ý tưởng bằng nghĩa trực tiếp của từ. Nghĩa
đứng trung gian trên con đường ý tưởng tiến tới biểu
đạt bằng ngôn từ, tức là con đường từ ý tưởng đến từ
không phải là con đường thẳng, mà là con đường gián
tiếp ở bên trong".
Từ đó ta mới hiểu hơn quan hệ của từ và ý
thức, cũng như quan hệ của tư duy và từ Kết thúc tác
phẩm vĩ đại Tư duy và ngôn ngữ, tác phẩm tổng kết cả
cuộc đời nghiên cứu tâm lý học rất ngắn ngủi nhưng
đầy sáng tạo đã trở thành bất diệt của mình, Vưgốtxki
viết: "ý thức tự phản ánh vào từ như mặt trời trong giọt
nước. Đối với ý thức, từ là một tiểu thế giới đối với
hoàn cầu, như một tế bào sống đối với toàn bộ cơ thể,
như một nguyên tử đối với cả vũ trụ bao la. Từ chính là
một thế giới nhỏ của ý thức. Một từ được đem ra suy
nghĩ chính là kính hiển vi soi vào ý thức con người".
Created by AM Word2CHM
TUYỂN TẬP TÂM LÝ HỌC
I - Tác giả
1. Nhập môn tâm lý học. NXB Giáo dục, Hà
Nội, 1980.
2. Giáo dục và khoa học giáo dục. NXB Giáo
dục, Hà Nội, 1986.
3. Hành vi và hoạt động. NXB Giáo dục, Hà
Nội, 1989.
4. Góp phần đổi mới tư duy giáo dục. NXB
Giáo dục, Hà nội, 1991.
5. Một số vấn đề tâm lý học đại cương. NXB
Giáo dục, Hà Nội, 1992.
6. Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới.
KX.07, Hà Nội, 1994.
7. Giáo dục con người hôm nay và ngày mai.
NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995.
SÁCH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
8. Phát triển văn hoá, giữ gìn bản sắc dân tộc,
tiếp thụ tinh hoa nhân loại. NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1996.
9. Mười năm đổi mới giáo dục. NXB Giáo dục,
Hà Nội, 1996.
10. Phát triển giáo dục - phát triển con người
phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội, 1996.
11. Tâm lý học Vưgốtxki. T.1. NXB Giáo dục,
Hà Nội, 1996.
12. Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực.
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
13. Giáo dục Việt Nai trước ngưỡng cửa thế
kỷ XXI. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 1999, 2002.
II - Đồng tác giả và tổng chủ biên
14. Tâm lý học. Sách giáo khoa Đại học Sư
phạm. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1970.
15. Tâm lý học. Sách giáo khoa Đại học Sư
phạm. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1987, 1988.
16. Tâm lý học. Sách giáo khoa Cao đẳng Sư
phạm. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1981, 1985.
17. Tâm lý học. Sách giáo khoa Trung học Sư
phạm. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1987.
18. Sơ thảo lịch sử giáo dục Việt Nam. NXB
Giáo dục, Hà Nội, 1992.
19. Về phổ cập giáo dục. NXB Giáo dục, Hà
Nội, 1984.
20. 50 năm diệt giặc dốt. NXB Giáo dục, Hà
Nội, 1995.
21. Vấn đề con người trong sư nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1996.
22. Tổng kết 10 năm (1990-2000) xoá mù chữ
và phổ cập giáo dục tiểu học. NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2000.
23. Giáo dục Nhật Bản. NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2001.
24. Hiện đại hoá giáo dục Nhật Bản. NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
III - Đồng chủ biên
25. Triển khai Nghị quyết Đại hội IX trong lĩnh
vực khoa giáo. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
26. Tiến tới kiện toàn hệ thống cơ quan quản
lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở Việt Nam. NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
27. Nghiên của con người. Niên giám số 1,
2001. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001.
28. Giáo dục thế giới bước vào thế kỷ XXI.
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
IV - Sách tiếng Anh (đồng tác giả và chủ
biên)
29. 45 năm phát triển giáo dục Việt Nam. NXB
Giáo dục, Hà Nội, 1990.
30. Giáo dục ở Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà
Nội, 1991.
31. Giáo dục ở Việt Nam: Hiện trạng, vấn đề
và các chính sách. Bộ Giáo dục và Đào tạo 1998.
32. Giáo dục cho mọi người ở Việt Nam: Các
thách thức hiện nay và tương lai, Bộ Giáo dục và Đào
tạo, 1994.
33. Sự phát triển giáo dục ở Việt Nam, Hà
Nội, 1994.
34. Giáo dục Việt Nam: Thực trạng và triển
vọng. NXB Thế giới, Hà Nội, 1998 (tác giả).
35. Giáo dục cho mọi người ở Việt Nam
(1990-2000). NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
V - Sách dịch
36. A.Gaiđa. Hội đồng quân sự cách mạng,
NXB Kim Đồng, 1959.
37. Giáo dục học mẫu giáo. NXB Giáo dục,
1965.
38. Tuyển chọn, giới thiệu: Tâm lý học Liên
Xô. NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1977.3
39. A.N. Lêônchiép. Hoạt động. Ý thức. Nhân
cách. (Cùng dịch với Phạm Hoàng Gia). NXB Giáo dục,
Hà Nội, 1989.
40. Tuyển chọn, giới thiệu: Tâm lý học Piagiê,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996.
Created by AM Word2CHM
Tiểu sử tác giả
Lời tựa
Nhập đề: Tâm lý học và cuộc sống - bước
đầu xây dựng tâm lý học Việt Nam QUYỂN I
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Phần 1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1962 - 1968
I. Vài số liệu về ghi nhớ máy móc của học
sinh Việt Nam II. ý kiến về một cuốn tâm lý học xuất
bản ở Sài Gòn
III. Khoa học tâm lý
IV. Cơ sở sinh lý thần kinh của tâm lý (các
hiện tượng tâm lý) V. Sự nảy sinh và hình thành tâm lý,
ý thức
Phần 2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG Ở VIỆT
NAM NĂM 1971-1972
I. Kết quả của đợt nghiên cứu một số đặc
MỤC LỤC
điểm tâm lý của học sinh Bắc Lý II. Thu hoạch tổng
quát và suy nghĩ bước đầu
Phần 3. NHỮNG NGHIÊN CỨU SAU NĂM 1977
I. Tìm hiểu nguyên nhân trẻ em phạm pháp và
nghiên cứu nhân cách II. Một số vấn đề về trí nhớ
A - Đặt vấn đề
B - Phân loại trí nhớ
C - Bản chất của trí nhớ
D - Nghiên cứu giải pháp định khu về
trí nhớ
E - Nghiên cứu trí nhớ
Phần 4. NHỮNG NGHIÊN CỨU SAU NĂM 1980
I. Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lý
người
II. Ý nghĩa của tâm lý học đối với người thầy
giáo
III. Hoạt động chủ đạo của học sinh phổ thông
cơ sở
IV. Học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể
của hoạt động dạy - học V. Tâm lý học và hoạt động
dạy - học
VI. Hoạt động, giao lưu, tâm lý, ý thức
VII. Nhân cách là chủ thể của hoạt động và
giao lưu
VIII. Đại hội tâm lý học quốc tế lần thứ XXII
IX. Tâm lý học năng lực - một cơ sở lý luận
của việc phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi
Phần 5. GIĂNG PIAGIÊ NHÀ TÂM LÝ HỌC LỖI LẠC
CỦA THẾ KỶ XX
I. Thần đồng khoa học
II. Lý thuyết phát triển thao tác
III. Nhà nghiên cứu thực nghiệm và quan sát
tâm lý tinh tế vào bậc nhất IV. Khoa học luận sinh
trưởng
V. Nhà giáo dục nổi tiếng
VI. Piagiê và thời đại ngày nay
Phần 6. ĐỊNH HƯỚNG CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN TÂM
LÝ HỌC VIỆT NAM
I. Tâm lý học Việt Nam với sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước II. Tâm lý học đi vào
thế kỷ XXI
III. Thay lời kết: Tâm lý học và khoa học
nghiên cứu con người QUYỂN II
HÀNH VI VÀ HOẠT ĐỘNG
Thay lời tựa: Tâm lý học hành vi hay tâm lý
học hoạt động Phần 1. Vài nhận xét về tình hình của
tâm lý học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Phần 2. Tâm lý học hành vi
Chương I. Thuyết hành vi cổ điển
Chương II. Thuyết hành vi mới
Chương III. Thuyết hành vi xã hội và tâm lý
học hành vi tạo tác của Skinơ
Chương IV. Nguyên nhân tan rã của tâm lý
học hành vi
Phần 3. Tâm lý học hoạt động
Chương V. Tư tưởng tâm lý học mác-xít ra đời
Chương VI. Quan điểm của L.X. Vưgốtxki
trong sự phát triển hệ thống tâm lý học mác-xít
Chương VII. Vấn đề hoạt động trong các tác phẩm của
X.L. Rubinstêin Chương VIII. Giai đoạn phát triển hiện
nay của việc phân tích hoạt động từ góc độ tâm lý học
Kết luận. Phương pháp tiếp cận hoạt động - nhân cách
QUYỂN III
NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC
Chương I. Vài nét về lịch sử tâm lý học
I. Tác phẩm đầu tiên của tâm lý học
II. Xôcrát và châm ngôn "Hãy tự biết mình"
III. Điểm qua lịch sử tâm lý học thế giới
IV. Vấn đề đối tượng của tâm lý học trong tâm
lý học Liên Xô Chương II. Tâm lý học ra đời với tư
cách là một khoa học độc lập
I. Tiếp thu một cách có phê phán nền tâm lý
học trước mác-xít II. Năm 1879 trong lịch sử tâm lý học
III. Sự bế tắc của tâm lý học duy tâm
Chương III. Những con đường phát triển tâm lý học
khách quan
I. Tâm lý học hành vi
II. Tâm lý học ghestan
III. Tâm lý học Phrớt
IV. Sự khủng hoảng của tâm lý học tư sản
hiện đại: Tâm lý học hiện sinh hay tâm lý học nhận
thức?
Chương IV. Sự hình thành tâm lý học mác-xít
I. Chủ nghĩa Mác - Lênin và tâm lý học khách
quan
II. Cương lĩnh mở đầu cho việc xây dựng nền
tâm lý học mácxít III. Các nguyên tắc cơ bản của tâm lý
học mác-xít
Chương V. Phương pháp hệ thống trong tâm lý học
I. Các quan điểm chủ yếu trong nghiên cứu
tâm lý
II. Lý thuyết cấu trúc trong tâm lý học tư sản
Chương VI. Xây dựng tâm lý học ở Việt Nam
I. Tâm lý học nội quan trong cuốn sách giáo
khoa tâm lý học xuất bản ở Sài Gòn (nay là thành phố
Hồ Chí Minh) II. Học tập tâm lý học xô-viết
III. Thực nghiệm tâm lý học
IV. Mười nguyên tắc, hai tiền đề xuất phát
V. Tâm lý học phục vụ thực tiễn xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc QUYỂN IV
TÂM LÝ HỌC VƯGỐTXKI
Lời nói đầu
Phần 1: Khảo cứu
I. Lép Xêmiônôvích Vưgốtxki - nhà tâm lý học
kiệt xuất của thế kỷ XX
II. Thân thế và sự nghiệp
Phần 2: Ghi chép, tóm tắt, bình luận
III. Các công trình nghiên cứu lịch sử hành vi
A. Hành vi của vượn (khỉ hình người)
B. Con người mông muội và hành vi của nó C.
Trẻ em và hành vi của trẻ
IV. Lịch sử phát triển các chức năng tâm lý
cấp cao
A. Vấn đề phát triển các chức năng
tâm lý cấp cao B. Phương pháp nghiên cứu C.
Phân tích các chức năng tâm lý cấp cao D.
Cấu trúc của các chức năng tâm lý cấp cao E.
Nguồn gốc các chức năng tâm lý cấp cao V.
Tư duy và ngôn ngữ
A. Đặt vấn đề và phương pháp
nghiên cứu B. Vấn đề ngôn ngữ và tư
duy trẻ em trong học thuyết Piagiê C.
Vấn đề phát triển ngôn ngữ trong học
thuyết của U.Stécnơ
D. Nguồn gốc phát sinh tư duy và
ngôn ngữ
E. Thực nghiệm nghiên cứu sự phát
triển các khái niệm G. Sự phát triển
các khái niệm khoa học ở trẻ em H.
Ý tưởng và từ
SÁCH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
---//---
TUYỂN TẬP TÂM LÝ HỌC
Tác giả: PHẠM MINH HẠC
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC
Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc NGÔ TRẦN ÁI
Tổng biên tập: VŨ DƯƠNG THỤY
Biên tập nội dung và sửa bản in: VÕ HỒNG VÂN - TẠ
HOÀI NAM
Biên tập kỹ thuật: NGUYỄN LIÊN HƯƠNG
Trình bày bìa và vẽ hình minh hoạ: TẠ TRỌNG TRÍ
Biên tập mỹ thuật: NGUYỄN MẠNH HÙNG
Chế bản: PHÒNG CHẾ BẢN (NXB GIÁO DỤC) In 1.000
bản, khổ 16 x 24cm tại Nhà máy in Quân đội. Số in:
2266. Số xuất bản: 302/3-02. In xong và nộp lưu chiểu
tháng 7 năm 2002.
Created by AM Word2CHM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuyen_tap_tam_ly_hoc_4569.pdf