Tư vấn Tâm lý học đường hãy là chính mình

Cháu dám đòi hỏi anh ta chứng tỏ tình yêu với cháu bằng m ột m i nh chứng khác là sự tôn trọng cháu không? Nếu anh ta đáp ứng được chừng đó mới là tình yêu. Nếu không và anh ta bỏ cháu thì là một đi ều đáng mừng, v ì thật ra anh ta không yêu cháu. Cháu còn rất trẻ, sẽ có cơ hội gặp nhi ều bạn t rai khác v à chắc chắn cháu sẽ gặp những người không chỉ khăng khăng đòi “chuyện ấy ” ở cháu. Chúc cháu bình t ĩnh v à suy nghĩ chín chắn.

pdf218 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 1777 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tư vấn Tâm lý học đường hãy là chính mình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lâm, nghe radio, tivi (nhất là thời sự) bằng tiếng Anh. Chỉ cần cháu hiểu đại khái, đừng quan tâm tra từng chữ. Có nhiều bạn trẻ chỉ có đi chơi hay giúp đỡ khách du lịch, Tây ba lô mà tiến bộ. Cháu cũng nên tập một số bài hát tiếng Anh để hát cho vui. Khi nào tiếng Anh của cháu nhuần nhuyễn thì sự tiếp thu kiến thức cũng đi theo. Đọc sách nhiều phục vụ cho cả hai mục đích: biết thêm tiếng Anh và trau dồi kiến thức. Chúc cháu thật thoải mái. Created by AM Word2CHM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN III. CHUYỆN HỌC HÀNH, HƯỚNG NGHIỆP Cháu sắp thi đại học. Cháu băn khoăn không biết nên thi vào trường nào: trường mình thích hay trường ba mẹ cháu mong muốn và thị trường lao động đang cần. Ba mẹ muốn cháu thi vào Đại học Y vì ba mẹ đều là bác sĩ, có phòng mạch riêng. Cháu chỉ thích trở thành nhà bào, mà nghe nói nghề này vất vả, chẳng dễ trở thành nhà báo giỏi, mà làm nhà bào lằng nhằng thì cháu lại không thích. Cháu cũng muốn liều thi đại vào trường Đại học Khoa học Xã hội – Nhân văn, học thử rồi tính sau, vì cháu còn trẻ, có thể làm lại được, phải không cô? Trước tiên cô muốn nói với cháu một điều về nghề nghiệp và nhu cầu của xã hội. Một công việc không thể trở thành một nghề nếu xã hội không cần. Có điều là ở mỗi thời có những nghề nổi lên và được coi như thời thượng. Ví dụ như hiện nay người ta ùn ùn chạy theo công nghệ thông tin và các ngành khoa học kỹ thuật. Chọn trường nào? Kế đó, cô muốn bàn với cháu về nguyên tắc chọn nghề. Cuộc sống con người có hai mặt quan trọng nhất: gia đình và sự nghiệp. Công việc ta làm phải mang lại cho ta niềm vui, ta mới hạnh phúc. Do đó, yếu tố quyết định không phải mức thu nhập hay ý kiến của người khác, mà là tiềm năng và sở thích của chính ta. Thành công trong công việc đem lại cho ta niềm vui và sự hãnh diện. Uy tín đối với xã hội cung đem lại niềm vui. Làm một công việc có ích cho tha nhân ta lại càng thấy thêm ý nghĩa, niềm hạnh phúc càng to lớn hơn. Chọn nghề không nên căn cứ trên sự nhàn nhã hay vất vả vì với nghề mà mình yêu thích hay đam mê thì cực hay vất vả lại trở thành mềm vui sướng, cháu ạ. Vấn đề là cháu có niềm say mê nào không? Cháu giỏi các môn tự nhiên hay xã hội? Cháu có thích viết lách, đi đây đi đó không? Nghề báo như mọi nghề khác đều có những đòi hỏi riêng. Ví dụ như phải đi nhiều, giờ giấc bất thường v.v… Nhưng ngược lại niềm vui cũng không ít. Việc cháu muốn thi vào Đại học Khoa học Xã hội – Nhân văn cũng tốt. Những trước tiên, cháu phải xác định sở thích của mình để chọn một ngành chuyên môn như tâm lý học, xã hội học, sử học… Sau đó, theo ngành báo chí, cháu sẽ có cái nền kiến thức xã hội vững chắc hơn. Cháu có thể xin làm một trắc nghiệm tâm lý để biết sở thích hay mặt mạnh của mình. Created by AM Word2CHM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN III. CHUYỆN HỌC HÀNH, HƯỚNG NGHIỆP Cháu sắp tốt nghiệp đại học. Lúc trước cháu định ra trường đi làm vài năm, rồi sẽ học tiếp cao học. Nay cháu lại có ý định tiếp tục học thạc sĩ hai năm rồi sau đó đi làm. Học 1 lèo, ra trường có bằng cấp cao cũng dễ xin việc hơn, nhất là cháu cũng có ý định đi dạy và làm việc thêm một trung tâm tư vấn tâm lý. Nhưng cha mẹ cháu lại nói cháu không thực tế, nên làm việc để có kinh nghiệm, kiếm tiền sinh sống trước rồi khi có điều kiện tiếp tục học lên. Vì chưa chắc người có bằng cấp cao đã xin việc dễ hơn người có bằng cử nhân, nhưng lại có nhiều kỹ năng khác như giao tiếp, năng động… Mong cô góp ý cho cháu. Cô đồng quan điểm với cha mẹ cháu: vài năm làm việc sẽ vô cùng quý giá cho việc học thạc sĩ, vì những kiến thức cháu học ở trường sẽ được củng cố trong công tác và cháu cũng trưởng thành hơn. Bên cạnh đó, có nhiều người vì hoàn cảnh, sau nhiều năm tốt nghiệp đại học mới học tiếp cao học. Như cô, sau Có nên học cao học? 15 năm lấy bằng cử nhân mới học thạc sĩ. Cô đã học thật dễ dàng và hứng thú. Nhờ kinh nghiệm thực tiễn, cô hiểu bài giảng nhanh hơn các bạn chưa làm việc rất nhiều. Có một điều cô hơi ngạc nhiên, là cháu định làm tham vấn tâm lý trong khi không học ngành này? Cháu có biết đây là ngành đòi hỏi những tố chất, kiến thức và kỹ năng rất đặc biệt. Khoa giáo dục học trong Đại học Khoa học Xã hội – Nhân văn có dạy môn này. Một chứng chỉ tham vấn tâm lý học đường sẽ rất có ích cho cháu. Created by AM Word2CHM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN III. CHUYỆN HỌC HÀNH, HƯỚNG NGHIỆP Cháu đang học Đại học Kinh tế năm thứ nhất. Cháu muốn học thêm chương trình đại học do một trường trong nước liên kết với một trường đại học nước ngoài, đào tạo hai năm trong nước và hai năm ở nước ngoài. Đầu vào chương trình đại học liên kết này cháu đủ sức vượt qua vì điểm học bạ, Anh văn đều đạt chuẩn. Những cháu hơi băn khoăn vì hiện nay có nhiệu chương trình đào tạo đại học liên kết b ị mang tiếng là kém chất lượng, “sợt” trên mạng tìm kiếm thì thông tin về trường đại học ở nước ngoài lại không nhiều. Cháu muốn có bằng do đại học nước ngoài cấp vì nghe nói như thế sẽ danh giá hơn, dễ kiếm việc làm hơn, và sau khi tốt nghiệp, tiếng Anh của cháu cũng tốt hơn nhiều, một công đôi việc. Cô thấy cháu suy nghĩ vậy đúng không? Thương hiệu của một ngôi trường quan trọng thật, nhưng điều quyết định là chính người đi xin việc Một công đôi việc làm. Thời nay, người ta có đủ cách để đánh giá một ứng viên. Vấn đề đáng quan tâm là con người và năng lực thật của cháu. Chọn chương trình liên kết, với hai năm học ở nước ngoài không chỉ giúp cháu trau dồi tiếng Anh mà còn đem lại cho cháu những kinh nghiệm sống phong phú. Chính kinh nghiệm sống (nếu cháu tận dụng cơ hội học hỏi ở một nước phát triển) sẽ làm tăng giá trị của cháu khi đi xin việc. Cháu không nên chỉ nghĩ tới chuyện dễ tìm việc làm, mà hãy tự hỏi “mình sẽ làm được gì” cho xã hội. Created by AM Word2CHM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN III. CHUYỆN HỌC HÀNH, HƯỚNG NGHIỆP Chúng cháu đang học là 12, sang năm sẽ thi đại học. Chúng cháu bàn với nhau về chuyện sẽ chọn ngành vào. Một số bạn chọn công nghệ thông tin, số khác lại chọn Bách khoa, Y, Quản trị kinh doanh… Riêng cháu chọn thi vào Đại học Sư phạm. Các bạn chế giễu bảo cháu dở hơi. Họ nói rằng, nghề giáo thời nào cũng là nghề nghèo đói, lận đận, sao cháu không thi vào những trường thời thượng mà lại cho nghề giáo. Cháu lại nghĩ khác, ngay nghề các bạn chọn, một thời được coi là thời thượng thì nay cung đã nhiều hơn cầu, chẳng dễ tìm việc, nhiều SV ra trường b ị thất nghiệp. Trong khi nghề giáo của má cháu, dạy môn kinh tế chính trị (một thời b ị coi là hạng ruồi) thì nay lại thu nhập cao, chạy show như ca sĩ ngôi sao. Vấn đề là làm nghề yên thích, hợp với khả năng mình, phải không cô? Chọn một nghề không nên chỉ nghĩ đến tình Cháu có dở hơi? thời thượng, khả năng tìm việc làm hay lương bổng. Trong một xã hội phát triển, tất cả các ngành nghề đều cần thiết và luôn có sự chênh lệch về thu nhập. Tuy nghiên, điều chúng ta mong muốn nhất trong cuộc đời là hạnh phúc, mà hạnh phúc không phải là có nhiều tiền hay được nhiều vinh quang. Hạnh phúc là khi ta làm được điều mình muốn và ưa thích. Cái gì mình thích và phù hợp với năng khiếu thì mình sẽ làm giỏi. Làm giỏi thì được khen ngợi, đề cao và điều này đem lại cho ta sự tự tin, niềm vui to lớn. Tiền không còn là quan trọng nhất, vì trong một xã hội tiến bộ, thu nhập ở bất cứ nghề nào cũng đủ sống. Và khi ta làm thật giỏi, trở thành chuyên gia thì sẽ được mời mọc nhiều, thu nhập tăng. Má cháu chạy show vì bà có năng lực. Và cô biết một số người trong lãnh vực khoa học xã hội có thu nhập cao nhờ tài năng của họ. Cô mong rằng cháu thích nghề giáo không chỉ vì yêu mẹ và muốn bắt chước mẹ, mà vì cháu hiểu sứ mạng cao cả của nghề này. Chúc cháu lựa chọn đúng. Created by AM Word2CHM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN III. CHUYỆN HỌC HÀNH, HƯỚNG NGHIỆP Hai năm nữa cháu sẽ thi đại học. Ba mẹ muốn cháu thi khối A, nhưng cháu tự b iết mình không thể. Cháu mơ ước trở thành một chuyên gia tư vấn tâm lý, giống cô nhưng ba mẹ lại cho rằng nghề này không hợp thời. Cháu không hiểu, tại sao cứ phải học đại học. Ta nên chọn nghề nuôi sống ta hay chọn nghề ta yêu thích? Nếu có hai nghề, một chính một phụ được không cô? Làm sao định hướng được nghề nghiệp cho đúng để sau này không hối hận? Mong cô cho cháu lời khuyên. Cháu biết lo định hướng nghề nghiệp cho bản thân sớm là tốt, vì nghề nghiệp cũng như tình yêu, là chuyện của cả đời mình. Việc làm không chỉ để kiếm sống mà còn để sống, sống có ý nghĩa. Sống với nghề mình không thích cũng như kết hôn với người mình không yêu. Trong thẳm sâu của mỗi người, điều chúng ta tìm là hạnh phúc, không đơn thuần là sự thành đạt. Chọn nghề “nuôi sống” hay “yêu thích”? Sống hạnh phúc là thấy mình có ích, phát huy được tài năng và đem lại niềm vui cho người khác. Có những người giàu sụ mà bất hạnh, có những người lao động bình thường mà hạnh phúc. Để tự định hướng, có hai yếu tố phải quan tâm: sở thích và năng khiếu của bản thân và nhu cầu của xã hội. Cháu chỉ một thích trở thành nhà tư vấn tâm lý thôi thì chưa đủ. Cháu cần có các tố chất và năng khiếu phù hợp. Để xác định xem mình có xu hướng nghễ nghiệp nào, cháu có thể tới Trung tâm Hướng nghiệp của Đại học Sư phạm TP.HCM để làm trắc nghiệm, và có sự hướng dẫn của chuyên gia. Ví dụ, muốn trở thành nhà tham vấn tâm lý, cháu phải quan tâm đến những vấn đề của con người, học tốt các môn tâm lý học, xã hội học, giao tiếp tốt… Xã hội ta đang có những vấn nạn như: tội phạm, bạo hành, stress, tự tử… một phần cũng vì các ngành khoa học xã hội, nhất là những ngành ứng dụng như công tác xã hội, tư vấn tâm lý… chưa phát triển đúng lúc. Khi xã hội tiến bộ hơn, các ngành nghề phát triển đồng bộ, sẽ có quy chế và những điều kiện bảo đảm cuộc sống. Thật ra, sự chênh lệch thu nhập giữa các ngành xã hội và các ngành kinh tế, kỹ thuật hiện nay là do xã hội ta đang phát triển không cân bằng. Nhưng không giấu gì cháu, các cô thầy trong ngành tâm lý đắt “sô” lắm vì nhu câu của xã hội hiện nay quá lớn. Việc làm không hết. Cháu cũng không nên nghĩ tới hai nghề không liên quan gì với nhau chỉ để đảm bảo vừa kiếm sống và thỏa mãn niềm yêu thích của mình. Bởi như thế sẽ bị phân tâm. Xin nhắc cháu một điều: hạnh phúc của mình chỉ bản thân mình mới xác định được. Created by AM Word2CHM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN III. CHUYỆN HỌC HÀNH, HƯỚNG NGHIỆP Cháu và ba mẹ đang chiến tranh lạnh, kể từ khi cháu nói với ba là cháu sẽ thi vào trường cao đẳng Sân khấu và Điện ảnh, trong khi ba mẹ muốn cháu thi vào Đại học Kinh tế hoặc Y. Cháu yêu thích nghệ thuật và muốn thử sức mình ớ lĩnh vực này, nhưng ba mẹ lại bảo cháu dại, yên bình không muốn lại muốn nghèo khổ. Đâu phải ai trong giới nghệ thuật cũng đói nghèo, quan trọng là mình sống như thế nào, phấn đấu ra sao, hết lòng và đi đến tận cùng đam mê của mình. Cô thấy cháu nghĩ thế có đúng hay là “lý thuyết” như ba mẹ cháu nói? Cháu không sai, vì con người chỉ thành đạt khi làm được công việc mà mình ưa thích và có năng khiếu, chỉ hạnh phúc khi làm được việc mình muốn làm và thích thú. Khi quyết tâm đi vào lĩnh vực sân khấu, cháu đã đánh giá năng khiếu của mình đầy đủ chưa? Có những dấu hiệu thực tế nào bảo đảm là cháu sẽ thành công? Chỉ yêu thích, chưa đủ! Sự yêu thích mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ. Đây là một lĩnh vực đòi hỏi phải có năng khiếu, và để thành đạt còn phải hội đủ nhiều điều kiện khác. Nhưng cô hy vọng rằng sự quyết tâm “đi đến tận cùng” của cháu sẽ giúp cháu thành công. Cha mẹ cháu lo cũng phải. Nhưng cháu dám làm phải dám chịu. Đừng để cha mẹ tốn kém về chuyện “phiêu lưu” của mình. Chúc cháu thành công. Created by AM Word2CHM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN III. CHUYỆN HỌC HÀNH, HƯỚNG NGHIỆP Cháu học hết lớp 9 thì phải nghỉ học vì hoài cảnh gia đình khó khăn. Từ tỉnh Vĩnh Phúc, cháu vào TP.HCM tìm việc mong kiếm tiền giúp đỡ gia đình. Hiện cháu phụ việc rửa chén bát cho một nhà hàng, tiền lương hàng tháng cháu dành dụm gửi về cho gia đình. Một thân một mình ở nơi xa lạ, không người thân, bạn bè, nhiều lúc cháu buồn hay đau bệnh, tủi thân cháu cũng khóc nhiều nhưng sau đó luôn cố gắng làm việc. Dù khó khăn, cực nhọc nhưng cháu luôn ước mơ được đi học trở lại. Cháu muốn ôn thi để vào trường trung cấp nghiệp vụ du lịch nhưng vô trường này đòi hỏi phải có ít nhất một ngoại ngữ, nên cháu đang dành tiền học thêm tiếng Anh. Cháu cũng băn khoăn, ở hoàn cảnh cháu có nên mơ cao xa thế không? Cô rất mến phục sự kiên trì và ý chí vươn lên của cháu. Với một thái độ tích cực như vậy, chắc chắn Cháu nên học nghề nào? cháu thành công. Cháu yên tâm ôn luyện tiếng Anh để rồi thi vào trường du lịch. Cháu cứ ước mơ, miễn ước mơ nằm trong tầm với của cháu. Còn theo ngành nghề nào thì tùy theo sở thích và khả năng của cháu. Công việc tương lai phải phù hợp với cá tính và năng khiếu của cháu thì cháu mới thành công và đi xa hơn. Cháu cứ phấn đấu từng bước, luyện ngoại ngữ và nên nhớ rằng kiến thức tổng quát cũng rất quan trọng. Có giờ rảnh, cháu nên đọc thêm sách báo để luôn nâng cao trình độ. Created by AM Word2CHM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN III. CHUYỆN HỌC HÀNH, HƯỚNG NGHIỆP Cháu là sinh viên kinh tế năm ba. Ở phổ thông, cháu học giỏi cả môn tự nhiên và xã hội. Thi đại học cháu đã chọn ngành kinh tế, nhưng sau ba năm học tập, cháu cảm thấy hình như mình không thích lắm ngành đã chọn. Thực sự cháu yêu thích nghề báo, phù hợp với mơ ước, sở thích và tính cách của cháu. Nhưng bây giờ bỏ học kinh tế, thi lại vào báo chí thì mất thời gian, tiếc công sức của mình và gia đình. Ba mẹ cháu bảo, cứ học kinh tế xong, cùng lúc học thêm đại học báo chí. Ra trường đi làm trong ngành kinh tế, nếu lúc ấy không thích hợp chuyển sang nghề báo cũng được. Trong thời gian này vừa học, cháu vừa cộng tác viết bài cho các báo. Cháu đi đường vòng như thế theo cô có khả thi? Cháu không đi đường vòng đâu, vì một nhà báo giỏi phải là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Đây cũng là lời khuyên của cô với các nhà báo trẻ. Một phóng viên về hôn nhân gia đình sẽ sâu sắc hơn Cháu có nên đi đường vòng? nhiều nếu có học tâm lý học hay xã hội học. Một phóng viên chuyên viết về kinh tế sẽ giỏi nghề hơn nếu ngoài khả năng tinh thông nghiệp vụ báo chí, còn là chuyên gia hoặc được đào tạo về chuyên ngành kinh tế. Tương tự, phóng viên chuyên về mảng luật pháp sẽ vững tin hơn nếu trước đó đã học qua ngành luật… Cháu cứ tiếp tục học kinh tế song song với học báo chí hoặc học báo chí sau khi tốt nghiệp kinh tế. Chúc cháu thành công. Created by AM Word2CHM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN III. CHUYỆN HỌC HÀNH, HƯỚNG NGHIỆP Thưa cô, cháu đang học năm thứ nhất Đại học Báo chí. Cháu rất yêu thích nghề báo vì tính chất, mục đích cao đẹp của nghề này. Cháu mơ ước trở thành một nhà báo giỏi, năng động trong tương lai… nhưng gần đây cháu lại hơi thiếu tự tin khi thấy mình không có những tôi chất cần thiết ở một nhà báo như hoạt bát, năng động, tự tin, giao tiếp giỏi và quan trọng nhất là có năng khiếu. Cháu học văn cũng được, viết lách cũng suôn sẻ, nhưng thiếu những tố chất trên liệu cháu có thể trở thành nhà báo. Người ta bảo, không thể chỉ học mà trở thành nhà báo, đúng không cô? Theo cô, ta không nên chỉ thích trở thành “nhà này” hay “nhà kia” mà phải đặt câu hỏi xa hơn nữa. Đó là ta muốn làm gì để cuộc sống thật sự có ý nghĩa, muốn làm gì để có ích cho đời. Một nhà báo không chỉ cần tự tin, sáng tạo, giao tiếp giỏi, viết lách hay mà phải tự trả lời viết lách để làm gì, phục vụ hay bênh vực ai? Anh có đam mê sự thật và quyết đi tới cùng? Anh Muốn làm nhà báo có xông xáo tới một vùng xa xôi hẻo lánh, thậm chí nguy hiểm để tìm cho ra manh mối của một tình huống bí ẩn mà nạn nhân là người đã phải chịu nhiều thiệt thòi? Anh có nhạy bén với những thực tế hằng ngày của cuộc sống và quan tâm đến thân phận con người, nhất là những con người bé nhỏ? Anh có dám hy sinh tính mạng để bảo vệ chân lý bằng ngòi bút không? Một người viết hay có thể trở thành nhà thơ, nhà văn, nhưng để trở thành nhà báo, người đó phải biết dấn thân với cuộc sống hơn. Trên đây là một vài tố chất mà cháu tự ra lại xem mình có không. Nó không nhất thiết thể hiện ra ngoài bằng sự năng động hay khéo léo trong giao tiếp. Cháu cũng có thể thử mình với vài bài phóng sự hay bình luận nhỏ gửi tới các báo xem sao. Created by AM Word2CHM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN III. CHUYỆN HỌC HÀNH, HƯỚNG NGHIỆP Cháu vừa học xong lớp 10. Gia đình khá giả, nhưng hè này mẹ muốn cháu đi làm thêm để rèn luyện kỹ năng. Mẹ bảo, kiếm tiền không phải là điều quan trọng với cháu lúc này, qua công việc, mẹ muốn cháu hiểu được giá trị của lao động. Cháu muốn chơi cả mùa hè cho thoải mái sau một năm học mệt mỏi, nhưng mẹ không đồng ý. Theo cô, có cần phải… giả vờ lao động, nhất thiết phải lao động thì cháu mới trở thành con người có giá trị. Cô mừng vì cháu có một người mẹ hiểu biết. Cô nhận được nhiều thư của các bạn trẻ từ các gia đình khá giả, than rằng họ bị cha mẹ bảo bọc quá nhiều. Sướng thì có sướng nhưng không có cơ hội để trưởng thành. Mẹ cháu muốn cháu lao động trong dịp hè là chính đáng. Ở các nước tiên tiến, học sinh – sinh viên vào hè lại lăn xả làm việc. Kẻ bán hàng, người bỏ báo hay phục vụ các nhà hàng… Bạn nào không đi làm sẽ bị Cháu có nên kiếm tiền? chê cười. Giàu nghèo gì cũng đi làm. Như vậy mẹ cháu hợp thời lắm đó. Lao động dù hết sức giản đơn nhưng dạy cho ta nhiều thứ: tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, giao tiếp, tháo vát, biết quý trọng thời gian… và quan trọng nhất là biết giá trị đồng tiền để không tiêu xài phung phí. Hồi nhỏ, khi mới qua Mỹ du học, cô hết sức xấu hổ vì từ giặt giũ tới ủi quần áo cho bản thân cô cũng không biết làm. Trong khi đó, các bạn đồng lứa lại giỏi đủ thứ và không ngại lao động. Mấy đứa con trai nhỏ 9–10 tuổi lo đi bỏ báo kiếm tiền, lớn một chút thì mùa Giáng sinh làm bán thời gian, phát thư cho bưu điện. Khi cô vê nước, ba cô rất mong với tấm bằng cử nhân xã hội học của cô, nhưng ông còn vui hơn khi thấy sự tháo vát và siêng năng lao động mà cô học được từ cuộc sống. Suốt mấy năm đại học, như các bạn Mỹ, cô đã trải qua nhiều công việc từ lau chùi quét dọn, giữ em, nuôi bệnh, công việc văn phòng đến quản lý thư viện… Bởi lẽ, dù cô nhận học bổng toàn phần nhưng vẫn phải làm việc như một yêu cầu giáo dục của nhà trường. Hãy vào cuộc với lao động hè, cháu nhé. Chẳng lẽ cháu chơi rong mấy tháng trời? Rồi cháu xem, cháu sẽ hãnh diện với bạn bè và hài lòng về bản thân. Created by AM Word2CHM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN III. CHUYỆN HỌC HÀNH, HƯỚNG NGHIỆP Cháu vẫn b ị cha mẹ la là lười b iếng, thiếu ý thức trong việc rèn luyện và hoàn thiện bản thân. Cháu thì nghĩ rằng, tuổi nào cũng có ngưỡng phát triển của tuổi ấy. Không thể đòi hỏi trẻ ba, bốn tuổi b iết đọc, mà dĩ nhiên sáu tuổi nó sẽ đi học và b iết chữ. Cũng vậy, lớn tí nữa thì b iết làm việc nhà, lớn nữa thì tự khắc phải làm việc nuôi sống mình. Cháu cũng đồng ý với ba mẹ là cần phải học một số kỹ năng: làm việc nhà, thu dọn tủ áo quần ngăn nắp; rộng hơn là học tự lập, sinh hoạt tập thể, học để tự tin, năng động hơn… Nhưng đâu phải cứ học là giỏi, còn tuỳ thuộc rất nhiều vào năng khiếu, sự quyết tâm và ý thức nữa, phải không cô? Cô có đồng ý là từ từ mọi chuyện cũng đâu vào đấy, giống như luật sinh tồn, trời sinh voi phải sinh cả cỏ? Học để biết mà thôi chưa đủ. Phải biết làm và biết sống nữa, cháu ạ! Hai chữ kỹ năng (biết làm) được nhắc đến nhiều và về mặt này, tuổi trẻ Việt Nam Học kỹ năng có cần thiết? vẫn còn yếu so với thanh niên các nước, nên họ khó vào đời. Vì ở trường thì chỉ học chữ hay lý thuyết suông, còn trong gia đình nhiều khi cha mẹ cưng chiều, không dạy con làm việc. Sách vở nhắc rằng, cha mẹ nên dạy con làm giúp việc nhà ngay từ khì con còn nhỏ. Mục đích không chỉ để rèn luyện mà còn giúp cho con tự khẳng định và tự tin, nhất là lớn lên, ra đời không bỡ ngỡ. Học phải đi đôi với hành, tốt nhất là ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày, để trở thành thói quen sinh hoạt bình thường. Điều quan trọng là những kỹ năng ấy phải gắn liền với ý thức: biết chăm sóc bản thân, quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ người khác. Mọi thứ đều phải học và từ từ sẽ quen, tiến đến thành thạo. Đừng đợi khi cần, “đến tuổi” mới học, sẽ dễ lúng túng, bị động. Được trang bị tốt những kỹ năng sống, cháu đã có được phương tiện, nền tảng tốt để bước vào đời, dễ đạt được thành công trong cuộc sống. Cô không nghĩ rằng “rồi mọi việc sẽ đâu vào đó”, mà phải có sự tập tành dần dần. Giỏi giang còn là một nét không thể thiếu trong cái đẹp của người phụ nữ hiện đại. Created by AM Word2CHM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN III. CHUYỆN HỌC HÀNH, HƯỚNG NGHIỆP Con sắp tốt nghiệp phổ thông. Suốt 12 năm qua, kết quả học tập của con luôn đạt từ trung bình đến khá, thỉnh thoảng mới giỏi. Con rất bằng lòng với kết quả này và nó cũng tương xứng với công sức con bỏ ra trong học tập. Con học hành rất thoải mái, không bị áp lực điểm số, danh hiệu vì con nghĩ, điểm số cao, danh hiệu giỏi chỉ là một lợi thế, muốn thành công người ta cần phải có thêm nhiều kỹ năng sống khác, phải không cô? Cô thấy quan điểm của con vậy có đúng đắn và thông minh không? Quan điểm của cháu rất đúng. Trên đời này không ít người hồi đi học thì rất xuất sắc nhưng ra đời lại không thành công. Như các nhà giáo dục nói, “học không chỉ để biết mà còn để biết sống”. Trên thế giới, trước đây người ta thường dùng trắc nghiệm để đo IQ (Intelligent quotient hay chỉ số thông minh) nhưng rồi thấy chỉ thông minh thôi, chưa đủ. Bây giờ người ta quan tâm thêm chỉ số EQ Học lực hay kỹ năng sống? (Emotional quotient hay chỉ số cảm xúc). Nghĩa là khả năng ứng xử tốt trong các mối quan hệ và trong công việc. Như cháu nói, phải có kỹ năng sống. Trước tiên là biết mình, hiểu người khác, biết nắm bắt thời cơ, giải quyết vấn đề, quyết định đúng v.v… Sách vở ngày nay viết nhiều về vấn đề này. Nói chung là phải biết sống có mục đích, có ý nghĩa. Created by AM Word2CHM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN III. CHUYỆN HỌC HÀNH, HƯỚNG NGHIỆP Trong lớp cháu, các bạn chơi theo nhóm, hễ bình bầu hay tranh cãi vấn đề gì, mọi người sẽ phân thắng bại bằng cách b iểu quyết, đa số sẽ thắng. Có những khi cháu thuộc về phía thiểu số đành phải phục tùng, mà sao thấy ấm ức bởi số đông đôi khi a dua nhau mà thắng, chưa chắc đã đại điện cho chân lý. Cháu nghe nói ở các nước tiên tiến, HS được khuyến khích làm việc theo nhóm. Liệu cách làm việc đó có rơi vào tình trạng “lấy thịt đè người”? Trong cuộc sống thường ngày, thiểu số phục tùng đa số là một nguyên tắc phổ biến, mặc dù chân lý không phải bao giờ cũng thuộc về số đông. Điều đáng mừng là ngày nay, các ngành khoa học xã hội ứng dụng giúp chúng ta có những quyết định đúng vì lợi ích chung. Khoa học về truyền thông và giao tiếp, vẻ tâm lý nhóm, phương pháp làm việc theo nhóm, phương pháp lấy quyết định và giải quyết vấn đề là các môn rất quan trọng giúp chúng ta lấy quyết “Kỹ năng mềm” định tập thể một cách dân chủ và khách quan. Các phương pháp làm việc trên còn được gọi là kỹ năng xã hội hay “kỹ năng mềm” mà thanh niên Việt Nam chúng ta thiếu trầm trọng, vì các kiến thức này chưa được phổ biến. Muốn biết thêm, cháu có thể tìm đọc những cuốn sách về quản lý nhân sự truyền thông và giao tiếp, làm việc theo nhóm. Created by AM Word2CHM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH Tình bạn bị đe dọa Cô ơi cháu và bạn thân nhau từ đầu năm học cấp III, nhưng càng ngày cháu càng cảm thấy chán nản. Không còn quý mến và tín trọng bạn như xưa. Bạn luôn lấn lướt cháu, không thích cháu chơi với các bạn gái khác trong lớp. Khi cháu có bạn trai, giới thiệu với bạn thì bạn có vẻ thích bạn trai cháu và cố tình gây sự chú ý, lôi cuốn bạn kia. Bạn bè thì phải vì nhau, vun đắp cho nhau phải không cô? Cháu buồn nhưng không b iết phải nói với bạn như thế nào, chia tay với bạn thì cháu lại đau khổ. Tình bạn rất quan trọng và khó kiếm, đâu thể mất bạn này thì có liền bạn khác phải không cô? Tình bạn là một trong những điều quý nhất trên đời, cho dù ở tuổi nào. Cô thông cảm với cháu và cũng hiểu nỗi đau khi phải chấm dứt tình bạn. Tuy nhiên, là bạn thì phải chia sẻ những giá trị sống giống nhau, quý trọng và giúp đỡ nhau, không PHẦN IV. TÌNH BẠN, TÌNH YÊU lấn lướt hay giành giựt bạn bè của nhau. Nếu bạn ấy hành xử đúng như cháu nói thì… bạn đâu có xem cháu là bạn nữa, do vậy cháu cũng sẽ bớt luyến tiếc đi phần nào. Cũng chẳng cần chính thức nói lời chia tay, cháu chỉ nên xem bạn ấy như những người bạn không thân khác. Ở đời, chuyện hợp tan là bình thường, cháu cũng đừng nghĩ ngợi nhiêu. Từ từ cháu sẽ gặp những người bạn chân chính khác. Mong cháu bình tâm. Tan vỡ tình bạn Bạn trai và bạn gái Chỉ “tốt” với một người! Dùng vũ khí của “địch” để đánh “địch” Tỏ tình thế nào? Bạn có yêu cháu không? Yêu là độc chiếm? Cháu đang thất tình Chia tay tình đầu ... Created by AM Word2CHM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN IV. TÌNH BẠN, TÌNH YÊU Hai đứa cháu thân nhau từ thời học phổ thông, đến giờ là sinh viên đại học, cùng lớp vẫn thân. Tự nhiên xuất hiện một người thứ ba khác giới, thế là hiểu lầm, tan vỡ tình bạn. Cả hai đứa đều cảm mà anh chàng kia. Bạn cháu tâm sự là thầm yêu anh chàng, cháu chỉ mến còn yêu thì chưa rõ. Nhưng cháu cảm thấy ghen tỵ, không thoải mái mỗi khi hai người kia tách khỏi mình, có vẻ riêng tư với nhau. Đáng nói là tuy tỏ ra gần gũi bạn cháu, nhưng gần đây anh chàng lại ngỏ lời yêu cháu. Khi cháu hỏi, anh ta bảo gần gủi người kia chỉ để tìm hiểu về cháu. Khi b iết anh chàng yêu cháu thì bạn cháu đã sốc và buồn bã tránh mặt cháu. Chuyện bộ ba này rắc rối dữ à! Nhưng đó cũng là chuyện thường xảy ra trong cuộc sống. Anh chàng đó cũng có lỗi vì đã gây hiểu lầm cho bạn cháu, những lý do anh ấy đưa ra cũng có lý, chia sẻ được Tan vỡ tình bạn Theo cô, câu chuyện của các cháu sẽ còn dài. Dẫu sao, cô mong cháu hay thật tế nhị với bạn mình. Dù có giận nhau tạm thời, tình bạn rồi sẽ nối lại. Một tình bạn chân chính, thật sự, sẽ trải qua nhiều thử thách, có vui có buồn. Khi nào bình tâm nghĩ lại, có thể bạn cháu sẽ hiểu, sẽ thay đổi thái độ. Vì chẳng ai đánh đổi tình bạn quý giá chỉ vì ngộ nhận hay ích kỷ. Hãy chân thành và hết sức thương yêu bạn mình, cháu sẽ thành công. Created by AM Word2CHM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN IV. TÌNH BẠN, TÌNH YÊU Là coi gái nhưng cháu chỉ thích chơi với bạn trai vì bạn trai không nhiều chuyện, không ganh tỵ, hay chìu cháu. Một số bạn trai trong lớp mến cháu và chúng cháu là bạn thân của nhau. Những bạn gái khác có vẻ ganh tỵ, nói cạnh khóe là cháu “rù quến trai”, rằng “chơi với con trai rồi cũng thành… con trai”… Điều ấy làm cháu cũng e ngại. Cháu chưa có tình cảm, tình yêu trai gái mà chỉ đơn thuần là bạn bè thôi. Cháu có nên tránh chơi với các bạn trai, chỉ kết thân với các bạn gái? Cháu sợ rủi mà cháu cũng thành con trai thì chết… Theo cô, trên đời này điều gì thái quá cũng làm mất cân bằng và không tự nhiên. Thái độ của cháu không có gì đáng phê phán nhưng có thể dẫn tới hai hậu quả: 1. Chỉ chơi với con trai riết cháu sẽ trở nên mạnh bạo, ồn ào giống “tụi nó” và đánh mất cái duyên con gái. Bạn trai và bạn gái 2. Tự cô lập mãi với bạn gái cũng không hay. Chính cháu cũng đã thấy không ổn trong việc này. Cháu sẽ sống chung với phụ nữ suốt đời, chẳng lẽ tránh họ hoài? Ngoài ra, chuyện “ganh tỵ nói nhiều”, không phải bẩm sinh mà do thói quen trong xã hội. Và điều này có thể sửa chữa được. Nếu cháu chơi với bạn gái với tính của con trai là không nhiều chuyện, ganh tỵ thì tốt lắm, vì như thế sẽ giúp các bạn bớt tật xấu. Cháu cũng có nói là thích con trai vì được chúng nuông chìu. Có lẽ chính điều này làm cho các bạn khó chịu. Có lửa mới có khói Bớt lập dị, sống hòa đồng sẽ tốt hơn cháu à! Created by AM Word2CHM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN IV. TÌNH BẠN, TÌNH YÊU Cháu có đứa bạn gái học cùng là rất thân. Chúng cháu đều học giỏi, rất thương mến nhau. Đối với cháu bạn rất quan tâm, ân cần và tốt bụng. Bạn chia sẻ với cháu mọi buồn vui trong cuộc sống, cháu cần gì bạn đều giúp, rất nhiệt tình. Những đều làm cháu khó hiểu là trong khi rất tốt với cháu thì bạn lại khó chịu, khắt khe với các bạn khác, và đôi khi hơi ích kỷ, ít nhường nhịn mọi người. Đều này làm cháu thất vọng, cháu nghĩ một người tốt, chân thành là tốt với tất cả mọi người, một cách tự nhiên, chứ không phải chỉ tốt với một người. Cô thấy cháu nghĩ vậy có đúng không? Cháu là người có óc nhận xét tinh tế. Người tốt, phải tốt với mọi người chứ không chỉ với một người. Là bạn tốt, cháu nên giúp cô ấy mở lòng mình ra, biết đau xót với người thiệt thòi, đau khổ. Thiếu gì chuyện để quan tâm: nạn nhân bão lụt, động đất ở Myanmar, Trung Quốc; trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS… Chỉ “tốt” với một người! Cháu hãy rủ bạn quyên góp cho các cuộc cứu trợ, đi thăm trẻ em nạn nhân chất độc màu da cam, trẻ khuyết tật v.v… Là bạn thân, cháu có thể nhẹ nhàng góp ý cho bạn ấy về những hành động, lời nói làm người khác buồn chẳng hạn. Làm bạn là giúp nhau sống tốt hơn. Nếu bạn ấy không đón nhận sự giúp đỡ của cháu, có nghĩa là bạn ấy chưa phải là người bạn thật. Created by AM Word2CHM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN IV. TÌNH BẠN, TÌNH YÊU Thưa cô, chúng cháu học cùng lớp. Bạn xinh đẹp, học giỏi, dễ thương, cháu rất cảm mến bạn, có thể nói là yêu cũng được. Nhưng bạn có vẻ khó gần. Bạn nói chuyện với cháu nhã nhặn, vừa đủ, không tạo cho cháu cơ hội để tiếp cận, làm thân và tiến xa hơn. Cô có thể chỉ cho cháu cách nào để thể hiện tình cảm với bạn một cách tự nhiên, không ngớ ngẩn, cháu sợ mình quá lố sẽ không tốt cho mối quan hệ bạn bè, nhất là chung lớp, các bạn sẽ để ý. Chà! Lần đầu tiên cô nhận một câu hỏi của phái nam về nghệ thuật “cưa đổ” một bạn gái, vì thường chỉ nhận những câu hỏi của “phe ta” về cách chinh phục đối tượng thôi. Nói vậy chứ cảm xúc của con người dù thuộc “phe” nào cũng vậy thôi. Hãy dùng vũ khí của “địch” đánh “địch”. Biết đâu nàng cũng chút cảm tình với cháu nên tỏ ra “lạnh” như vậy. Đây là cách tự vệ tích Dùng vũ khí của “địch” để đánh “địch” cực, vì càng tỏ ra không quan tâm tới người ta thì càng thu hút người ta. Cháu hãy cứ “lạnh” (giả vờ thôi) với nàng, cư xử đúng mực, không dồn dập. Quan trọng nhất là tỏ ra một chàng trai học giỏi, có những đức tính tốt, luôn luôn giúp đỡ bạn bè. Muốn chinh phục, cháu phải có cái gì đó cho người ta phục, vì trong tình yêu, sự nể nang và tôn trọng rất quan trọng, nhất là đối với người con trai. Dĩ nhiên đây là ứng xử chân thật chứ không phải đóng kịch. Khi đôi nam nữ quen nhau, người ta thường tìm cách làm vừa lòng đối phương để chiếm được trái tim họ. Nhưng khi về với nhau, những tính xấu mới lòi ra, đó là đóng kịch mà diễn viên cũng không hay biết. Hy vọng qua “trận chiến” này cháu sẽ tự biết mình và tự hoàn thiện hơn. Created by AM Word2CHM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN IV. TÌNH BẠN, TÌNH YÊU Tuần tới là sinh nhật người bạn gái lớp bên mà cháu thương thầm nhớ trộm. Bạn cũng có cảm tình với cháu, chúng cháu cũng một vài lần đi chơi với nhau (bạn luôn dẫn theo bạn gái thân của mình). Cháu đang trong thời kỳ theo đuổi bạn nên cũng muốn gây sự chú ý với bạn, chứng tỏ mình. Cháu rất quan tâm, chăm chút bạn qua những món quà nhỏ như một cuốn sách hay, một cái thiệp cháu vẽ bằng tay nhân ngày 8/3, Valen–tine day… nhưng sắp kết thúc năm học, chúng cháu sẽ vào đại học, sẽ trở thành người lớn, cháu muốn tặng một quà gì thật đặc b iệt cho bạn nhân sinh thật lại thứ 17, và nhân tiện sẽ tỏ tình với bạn luôn. Xin cô tư vấn cháu nên tặng quà gì và tỏ tình thế nào cho ấn tượng? Quà tặng không phải là cách quan trọng nhất để chứng tỏ tình yêu, mà chính sự quan tâm, đồng cảm, sẵn sàng chia sẻ mới đem lại niềm vui sâu sắc cho người kia. Nhưng chẳng lẽ mừng sinh nhật mà Tỏ tình thế nào? không có gì cho bạn? Thật khó để cô tư vấn quà tặng cho cháu, vì cô không biết bạn gái của cháu ưa thích gì. Nhưng cô một số nguyên tắc cháu có thể tham khảo. Ví dụ như: – Hợp gu người nhận (mà chắc cháu đã quan sát được). – Không quá rẻ nhưng cũng không quá đắt tiền khiến người ta ngại. – Không quá riêng tư khi chưa đủ thân thiết, ví dụ như quần áo. – Cái gì đó mà người kia sử dụng bền lâu và qua đó nhớ tới mình. Cô nghĩ tới một bó hoa trong cái bình đẹp, có giá trị để khi hoa tàn thì nàng vẫn sử dụng cái bình. Còn tỏ tình sao cho ấn tượng thì cô không dám khuyên, vì mỗi người, mỗi hoàn cảnh mỗi khác. Tuy nhiên, việc này càng nhẹ nhàng, càng kín đáo càng tốt. Có khi bạn đã đoán được tình cảm của cháu rồi. Lỡ tình cảm của bạn chưa chín muồi mà cháu làm “nà” quá thì bạn sẽ bị sốc. Vả lại thời gian còn dài, dù học khác trường các cháu vẫn có thể gặp nhau thường xuyên thôi, nếu muốn. Chúc các cháu một ngày sinh nhật thật ý nghĩa! Created by AM Word2CHM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN IV. TÌNH BẠN, TÌNH YÊU Chúng cháu cùng học lớp 12. Cháu và bạn đều học giỏi, quý mến nhau, đôi khi hơi ganh tỵ trong học hành một tí. Cháu rất yêu mến bạn, gọi rõ tên thì đó là tình yêu trai, gái cô ạ. Nhưng cháu chưa tỏ tìm với bạn. Trong lớp có một bạn đẹp trai hơn cháu, có tài lẻ như đàn, hát, nhưng học tập trung bình. Bạn ấy theo đuổi người cháu yêu và cháu cảm nhận được cô bạn gái hình như cũng thích người kia. Cháu nghe nói, người ta có thể say mê một người chẳng tốt, chẳng giỏi giang, trong khi lại không thể yêu người giỏi, tốt, có phải không cô? Ở tuổi này, trong hoàn cảnh hiện tại, điều mà cháu gọi là tình yêu có lẽ chỉ mới dừng lại ở sự cảm mến. Vả lại cháu cũng chưa tỏ tình. Khi cảm xúc còn mơ hồ, người ta có thể thích một lần nhiều đối tượng. Vì thế cháu đừng vội thất vọng vì chưa biết kết cục ra sao mà. Câu nói mà cháu trích, theo cô không phải là Bạn có yêu cháu không? một quy luật. Sự giỏi giang và cái đẹp của người nam cũng như người nữ là một lợi thế trong cuộc sống, nhưng chúng không nhất thiết là yếu tố thu hút trong tình yêu. “Tình địch” của cháu không giỏi và đẹp trai như cháu, nhưng có thể anh ta có gì đó mà người bạn gái thấy “dễ thương”. Ví dụ, sự khiêm tốn, không tự cao tự đại. Người ta dùng chữ “duyên nợ” để nói không biết yếu tố nào đã khiến hai người nam nữ trở thành lứa đôi. Cô xin chia sẻ với cháu một kinh nghiệm sống. Không bao giờ nên đánh giá quá cao về mình và coi thường người khác (nhất là tình địch) để rồi tự chuốc lấy sự thất vọng. Chưa biết kết cục ra sao, nhưng chúc cháu rút được cho mình những kinh nghiệm sống tích cực nhất. Created by AM Word2CHM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN IV. TÌNH BẠN, TÌNH YÊU Thưa cô, Chúng cháu là sinh viên năm thứ hai, học cùng lớp. Tụi cháu yêu nhau đa được hơn nửa năm. Bạn gái cháu xinh đẹp, tính tình tương đối hiền hậu, cô ấy rất yêu cháu nhưng lại làm khổ cháu không ít vì tính hay ghen. Cô ấy không thích cháu nói chuyện với các bại gái khác trong lớp, cháu đi đâu cô ấy cũng trông chừng, cật vấn… làm cháu thấy nghẹt thở, mất tự do. Cháu sợ kéo dài thế này, tình yêu của chúng cháu sẽ không dẫn đến kết thúc tốt đẹp. Cháu có nên tiếp tục mối quan hệ này, hoặc có phải vì cháu quan trọng hóa vấn đề mà “kết tội” người yêu? Từ trước đến nay, vẫn có những phụ nữ mắc “bệnh” chiếm hữu. Là bạn gái họ ghen tuông; làm vợ, làm mẹ, họ xem chồng, con như vật “sở hữu”. Khổ cho người khác và cho chính họ. Có những chàng trai không lớn lên nổi và lệ thuộc vào mẹ cho tới khi con cái đùm đề, vì lý do này. Yêu là độc chiếm? Cô nghĩ đây là một căn bệnh mà không ai muốn rơi vào. Gọi là bệnh vì nó khó chữa và vì một nguyên nhân tâm lý sâu xa nào đó. Có khi họ có cảm giác thiếu tình thương qua một kinh nghiệm tiêu cực lúc nhỏ chẳng hạn. Như vậy, bạn của cháu cũng là nạn nhân, bỏ ngang rất tội nghiệp. Cháu hãy nhẹ nhàng nhưng thẳng thắn trao đổi với bạn ấy. Giúp bạn ấy suy nghĩ về lý do có thể dẫn tới tình trạng tâm lý ngày hôm nay. Nếu cần, bạn ấy có thể tìm tới nhà tâm lý, vì nếu không tự chữa trị được bạn ấy sẽ khổ dài dài. Nếu có chia tay, bạn ấy cũng hiểu được lý do. Nếu cháu im lặng “đánh bài chuồn”, bạn ấy sẽ “bệnh” nặng hơn với người kế tiếp vì sợ mất người yêu một lần nữa. Cháu suy nghĩ kỹ và giúp bạn ấy nhé? Created by AM Word2CHM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN IV. TÌNH BẠN, TÌNH YÊU Cháu buồn lắm cô ạ. Chúng cháu thương nhau từ năm lớp 10. Bạn yêu cháu và hứa sẽ bên cháu suốt đời. Vậy mà vừa thi đại học xong, bạn đa nói lời chia tay với cháu, viện lý do: hai đứa còn trẻ, tình cảm tuổi học trò không phải là tình yêu thật sự, chỉ là cảm tính, phải dành thời gian, tâm trí cho học tập… cháu buồn khổ quá, con gái không thể tin cậy được, thề thốt như thế mà trở mặt cái một. Liệu cháu còn tin tưởng được phụ nữ không? Cô chia sẻ nỗi buồn của cháu, nhưng bạn gái cháu nói cũng có lý tuổi học trò thường chưa có tình yêu thật sự. Tuy nhiên, đó chưa phải là lý do chính đáng để các cháu chia tay. Có thể có nhiều lý do: bạn không còn yêu cháu nữa, nhận thức của bạn về tình yêu, cảm nhận về cháu đã thay đổi; hoặc đơn giản lý do chia tay đúng như bạn nói. Hứa hẹn rồi thay đổi là điều đáng tiếc, những đôi khi không hẳn xấu. Và không phải sự thay lòng đổi Cháu đang thất tình dạ, sự chia lìa nào cũng dẫn đến hậu quả tiêu cực. Trong tương lai, cháu sẽ quen biết nhiều bạn gái, sự trải nghiệm vui, buồn trong tình yêu, tình bạn sẽ đem lại cho cháu kinh nghiệm để cảm nhận, đánh giá và lựa chọn người bạn đời phù hợp. Không còn yêu nhau, các cháu vẫn có thể duy trì tình bạn. Cháu đang buồn nhiều, cố gắng học tập nhé. Nhiều cơ hội đang chờ cháu phía trước. Created by AM Word2CHM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN IV. TÌNH BẠN, TÌNH YÊU Con mới chia tay với người yêu hôm qua. Chúng con học cùng trường, quen nhau từ năm lớp 10. Hai tháng nữa chúng con sẽ thi vào đại học mà con chẳng còn tâm tư nào cho chuyện ôn luyện, dù biết điều ấy sẽ ảnh hưởng tương lai. Cô ơi, chúng cháu đã rất say mê nhau, thề thốt đủ thứ nhưng cô ấy nói là “tự nhiên hết yêu” cháu. Cháu rất tuyệt vọng, cô ạ. Đây là mối tình đầu của cháu, cháu không còn thiết sống nữa. Cô rất thông cảm với cháu, nhưng cô thấy cháu là con trai mà hơi mềm yếu đó! Chừng vài ba năm nữa nhớ lại việc này thì cháu sẽ cười to về “tình yêu trẻ con”. Điều xảy ra với các cháu ở tuổi này là những cảm xúc của sự thu hút ban đầu giữa hai người khác phái. Đó mới là cảm xúc. Tình yêu còn đòi hỏi cả sự tham gia của lý trí để thực sự hiểu biết nhau, vì hiểu rõ nhau mới sống với nhau suốt đời được. Sống với Chia tay tình đầu nhau suốt đời thì phải có trách nhiệm. Không chỉ có hai người mà còn con cái, gia đình hai bên, rồi trách nhiệm đối với xã hội v.v… Ở tuổi của các cháu chưa có sự chín chắn để đáp ứng đòi hỏi toàn diện của tình yêu như cô vừa nói. Cũng có khi trong quá trình tìm hiểu, bạn gái của cháu khám phá nơi cháu một điểm nào đó không hợp với bạn ấy mà không dám nói ra. Mọi kinh nghiệm thất bại đều là một bài học vô cùng quý giá. Ví dụ là thi rớt, cháu sẽ cố gắng chăm học hơn. Lỡ một lần mất người yêu, cháu sẽ suy nghĩ kỹ về mình hơn. Một đời người sẽ có vài lần hợp tan rồi mới gặp được phân nửa kia của mình. Cô khuyên cháu hãy tập trung học thật giỏi để thi đậu vào đại học. Tương lai còn dài và mọi sự tùy thuộc vào ý chí của cháu. Chưa gì mà cháu “xẹp như chiếc bánh bao về chiều” thì thật đáng tiếc cho một nam nhi như cháu. Nếu cháu biết đá banh hay chơi môn thể thao nào đó, cô đề nghị cháu ra sân làm vài trận “xả sú– páp” rồi tập trung học hành. Chúc cháu thi đậu. Created by AM Word2CHM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN IV. TÌNH BẠN, TÌNH YÊU Cô ơi, cháu 17 tuổi, tuổi này có thể gọi là người lớn, cô hả? Cháu khá xinh (bạn bè cháu bảo thế) nên có nhiều bạn trai muốn làm quen. Mẹ cháu cứ cảnh báo cháu từ năm lớp 10: “Phải 10 học, tốt nghiệp phổ thông xong hay nghĩ đến chuyện có bạn trai. Hôm qua mẹ cháu lại bảo: “Phải vô được đại học mới được yêu đương, mà tốt nhất là học xong đại học hẵng tính”. Mẹ cháu buồn cười thật, tình yêu đến rất tự nhiên, như người ta nói là duyên số nữa, ai mà lập trình được trước là đến ngày này sẽ gặp người này, đến năm kia sẽ yêu. Theo cô thì tuổi nào yêu là hợp lý nhất? 17 tuổi là mới bắt đầu bước vào giai đoạn người lớn. Để trở thành “người lớn”, cần có sự chín chắn thông qua kinh nghiệm sống. Đặc biệt những thất bại thử thách sẽ giúp ta trưởng thành. Tình yêu rất cần sự chín chắn để mang lại hạnh phúc thật. Tóm lại cần có thời gian, nghĩa là phải chờ ít lắm năm bảy Lập trình… tuổi yêu? năm nữa mới có sự chín chắn này. Ở tuổi của cháu xuất hiện những tình cảm khác giới là bình thường, nhưng đó chưa hẳn là tình yêu. Tình yêu, chính xác là rung động đầu đời tới một cách bất chợt, ta không lập trình nó được. Nhưng cuộc sống thì ta phải lập trình, nghĩa là có một kế hoạch để thời điểm nào làm việc nấy. Chuyện học hành cũng là cách chuẩn bị cho hạnh phúc tương lai, vì phải có nghề nghiệp để xây dựng cơ sở vật chất cho gia đình. Và mỗi hoạt động đều đòi hỏi sự tập trung. Cháu hỏi “yêu tuổi nào là hợp lý”? Theo cô, không phải tuổi tính theo thời gian mà tuổi tâm lý, nghĩa là sự chín chắn, có bạn 20 tuổi đã biết suy nghĩ nghiêm túc, còn có người trên 50 tuổi vẫn còn “con nít”. Có người “già đầu” rồi vẫn chọn sai đối tượng. Vì sao? Chỉ biết được người khi biết rõ chính mình. Mong cháu suy nghĩ thật kỹ. Created by AM Word2CHM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN IV. TÌNH BẠN, TÌNH YÊU Cháu 15 tuổi xinh đẹp. Cháu chưa đến tuổi yêu đương, chưa là người lớn phải không cô? Nhưng thực sự cháu đang gặp một thử thách lớn. Hiện tại có sáu người yêu cháu, các anh ấy đều lớn hơn cháu một, hai tuổi, học giỏi và rất đẹp trai, được nhiều bạn gái thích. Cháu rất ngưỡng mộ tính cách của các anh ấy và cháu đang đứng giữa… sáu đường, không b iết nên chọn ai. Cháu b iết cháu chưa đủ lớn để có người yêu, nhưng các anh ấy cứ theo đuổi, làm cháu bối rối và khó xử, bạn bè thì ganh ghét vì có nhiều “cái đuôi” theo. Bắt cá hai tay đã khó chấp nhận chẳng lẽ cháu lại bắt cá… sáu tay? Xin cô chỉ cháu cách giải quyết tốt nhất. Giữa cháu và sáu người bạn trai kia chưa thật sự là tình yêu. Đó chỉ là sự thu hút giữa những người khác phái ở tuổi mới lớn. Sắc đẹp bên ngoài của cháu hay sự học giỏi và đẹp trai của các bạn chưa phải là Bắt cá sáu tay những yếu tố bảo đảm một tình yêu đúng nghĩa. Bởi yêu nhau là bước khởi đầu để một đôi nam nữ tiến tới hôn nhân, xây dựng gia đình hạnh phúc… và qua đó góp phần xây dựng xã hội. Mà điều này đòi hỏi sự chín chắn, tinh thần trách nhiệm, sự hy sinh cho nhau. Đây là những giá trị tinh thần chỉ hình thành qua thời gian, mà các cháu lại còn quá trẻ. Sở dĩ cháu chưa biết chọn ai trong họ vì ở cháu chưa hình thành những giá trị tinh thần mà cô vừa kể. Nói cho cùng, các bạn ấy cũng là trẻ con như cháu. Các cháu cứ chơi với nhau như bạn bè và khoan nghĩ tới chuyện yêu đương. Vì chưa đủ chín chắn để biết mình và biết người, mà đùa cợt với tình yêu, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Cháu cũng động nên chủ quan rằng có sắc đẹp là có tất cả. Sắc đẹp chỉ đóng vai phụ trong cuộc sống và lắm khi nó dẫn đến thất bại khi người khác phái chỉ bị thu hút bởi bề ngoài của cháu. Có khi vì nó mà cháu quên trau dồi những đức tính khác, bảo đảm cho hạnh phúc đích thực. Created by AM Word2CHM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN IV. TÌNH BẠN, TÌNH YÊU Cháu và bạn học cùng lớp, thân nhau từ năm lớp 10 đến giờ. Chúng cháu luôn gặp gỡ, đi đâu cũng có nhau. Các bạn trong lớp cũng nghiễm nhiên xem chúng cháu là một cặp. Không nói ra nhưng chúng cháu đều hiểu là có cảm tình với nhau. Cháu thấy thế là đủ để vui vẻ, có động lực để học hành hơn. Nhưng không hiểu sao hôm qua bài viết cho cháu một lá thư tỏ tình với cháu, nói là “I love you”. Hôm nay gặp cháu bạn có vẻ ngượng ngùng làm cháu cũng mất tự nhiên. Vấn đề là cháu… thất vọng về bạn, con gái không nên tỏ tình trước với con trai, có thể tự làm mất giá trị. Thật tình cháu cũng cảm thấy hơi coi thường bạn. Yêu cháu đến cỡ nào thì bạn cũng nên để cháu nói lời yêu. Còn bây giờ cháu không thể b iết phải làm sao đây. Không có luật lệ nào quy định ai phải tỏ tình trước. Trong một số nền văn hóa khác, phụ nữ tỏ tình trước cũng được chấp nhận. Không cân phải nói “I love you” mới là tỏ tình. Qua cử chỉ, sự quan tâm sâu Con gái không nên tỏ tình trước? sắc, sự thông cảm… người ta dễ dàng nhận biết là người kia yêu mình. Cô nghĩ cháu thất vọng vì cháu chưa yêu bạn gái, mới có chút cảm tình thôi. Giờ đây nếu cháu thẳng thừng nói “tôi không yêu bạn” hay nghỉ chơi thì bạn sẽ bị sốc nặng… Nói yêu khi cháu chưa rõ tình cảm thật sự của mình lại càng không nên. Cô nghĩ, cháu có thể nói với bạn rằng hai cháu còn trẻ, khoan nghĩ tới tình yêu mà chỉ quý nhau trong tình bạn thôi. Nếu chưa hoặc không yêu bạn, trong cuộc sống hằng ngày cháu nên cẩn thận với những cử chỉ có thể làm cho bạn ngộ nhận là tình yêu. Nếu bạn “tấn công” quá thì hãy nói thật và chân thành là cháu không yêu, nhưng cháu quý mến bạn, quý trọng tình bạn giữa hai người. Vài năm nữa nhìn lại, các cháu sẽ thấy vui vui với chuyện tình yêu học trò. Đáng quý hơn nữa là sau những chuyện xảy ra, tình bạn của các cháu vẫn còn lại. Created by AM Word2CHM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN IV. TÌNH BẠN, TÌNH YÊU Thưa cô, cháu 16 tuổi và đang yêu cô ạ. Anh ấy học cùng trường, trên cháu hai lớp. Anh ấy học giỏi, đẹp trai, dễ thương. Chúng cháu thích nhau thật lòng, đi đâu cũng có nhau. Dù chưa nói lời yêu nhưng chúng cháu và bạn bè cùng lớp đều nghiễm nhiên cho là một cặp đẹp đôi. Bạn cũng tử tế, đứng đắn, thường mời cháu đến nhà chơi. Gia đình bạn cũng quý mến cháu. Nói chung là cháu yêu bạn nhưng chỉ không thích một điều: bạn hay đòi cháu thể hiện tình yêu bằng cách làm “chuyện ấy” nhất là những khi chỉ có hai đứa với nhau trong phòng riêng nhà bạn. Cháu có nên cho bạn hay giữ cho mình, để chứng tỏ tình yêu? “Chuyện đó” rất quan trọng khi người ta yêu nhau, nhưng trong tình yêu không chỉ có chuyện đó? “Không cho là không yêu”! Bộ cháu không theo dõi báo chí để thấy đây là điệp khúc muôn thuở của những chàng trai ích kỷ, hơi “thô sơ”, hay hát để dụ khi những Cháu có nên “cho”? bạn gái nhẹ dạ để rồi… chàng cao chạy xa bay và nàng phải nạo phá cái bào thai vô tội… cháu có biết Việt Nam mình đứng hàng top 5 toàn cầu về tỷ lệ trẻ vị thành niên phá thai? Cháu mới 16 tuổi, nghĩa là chưa đủ chín để quyết định. Sự thiếu chín chắn của cháu biểu hiện qua sự đánh giá anh ta là “đứng đắn”, trong khi anh ta chỉ muốn lợi dụng cháu. Cháu đừng vì sợ “bạn giận” rồi làm chuyện dại dột. Cháu cũng đừng thử vì tò mò để rồi phải trả một giá quá đắt. Cháu dám đòi hỏi anh ta chứng tỏ tình yêu với cháu bằng một minh chứng khác là sự tôn trọng cháu không? Nếu anh ta đáp ứng được chừng đó mới là tình yêu. Nếu không và anh ta bỏ cháu thì là một điều đáng mừng, vì thật ra anh ta không yêu cháu. Cháu còn rất trẻ, sẽ có cơ hội gặp nhiều bạn trai khác và chắc chắn cháu sẽ gặp những người không chỉ khăng khăng đòi “chuyện ấy” ở cháu. Chúc cháu bình tĩnh và suy nghĩ chín chắn. Created by AM Word2CHM Created by AM Word2CHM TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HÃY LÀ CHÍNH MÌNH à PHẦN IV. TÌNH BẠN, TÌNH YÊU Em và bạn ấy yêu nhau từ khi còn là sinh viên năm nhất. Gần đây, bạn ấy bỗng lạnh nhạt với em, quay sang thân thiết với lớp trưởng. Anh này đẹp trai, có tài, được nhiều bạn gái nễ phục, yêu thích. Trong lớp, các bạn bắt đầu xì xào chuyện lớp trưởng cướp bồ của em. Em đã đề cập vấn đề này với bạn ấy, nhưng bạn ấy nói, giữa họ chưa có chuyện yêu đương, mà nếu có thì cũng là b ình thường, tình yêu không có lỗi. Phản bội mà là… bình thường được sao? Em đau khổ và tuyệt vọng, muốn làm tất cả, kể cả điều xấu để có được người em yêu… Cô chia sẻ sâu sắc nỗi buồn của em, nhưng cũng khuyên em nên lắng lòng để suy nghĩ kỹ và quyết định đúng. Chừng vài năm nữa, nhìn lại thời điểm này, em sẽ cười chính mình “vì sao mình bồng bột dữ vậy?” Tình yêu ở tuổi sinh viên chưa có gì là cố định và chín chắn. Có cũng như không Đời em còn dài, còn nhiều điều tốt đẹp đang chờ. Đừng lỡ dại làm điều không hay để tiếc cả đời. Trong chúng ta có một cảm xúc đặc biệt mà em nên coi chừng: đó là khát khao “chiếm đoạt”, khác với tình yêu vốn rộng lượng, tha thứ, khoan dung. Em muốn làm tất cả để có người mình yêu. Nhưng nếu tâm hồn người ấy không thuộc về em thì có cũng như không. Mong em nghĩ lại. Created by AM Word2CHM Phần I. Gia đình - Con cái với cha mẹ - Cha mẹ với con cái Phần II. Bạn trẻ suy nghĩ về giá trị sống, nói về mình, tìm bản sắc của mình Phần III. Chuyện học hành, hướng nghiệp Phần IV. Tình bạn, tình yêu ---//--- TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG HÃY LÀ CHÍNH MÌNH Tác giả: Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh Chịu trách nhiệm xuất bản: Ts. Quách Thu Nguyệt Biên tập: Kim Tuyến Bìa: Bùi Nam Sửa bản in: Công Anh Kỹ thuật vi tính: Thanh Hà NHÀ XUẤT BẢN TRẺ - BÁO PHỤ NỮ TP.HCM MỤC LỤC 161 Lý Chính Thắng – Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh. ĐT: 39316289 – 39316211 – 38465595 – 38465596. Fax: 84. 8. 8437450 – E–mail: nxbtre@hcm.vnn.vn. Website: CHI NHÁNH NHÀ XUẤT BẢN TRẺ TẠI HÀ NỘI 20 ngõ 91, Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa – Hà Nội ĐT & Fax: (04)377734544 E-mail: vanphongnxbtre@hn.vnn.vn Khổ 14x20cm. Số: 83–2009/CXB/807–12/Tre. Quyết định xuất bản số: 474A/QĐ – Tre, ngày 20 tháng 5 năm 2009. In 3.000 cuốn, tại Xí nghiệp In Nguyễn Minh Hoàng. Địa chỉ: 100 Lê Đại Hành, P.7, Q.11, TP HCM. ĐT: 38555812. In xong và nộp lưu chiểu tháng 5 năm 2009. Created by AM Word2CHM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhay_la_chinh_minh_1858.pdf
Tài liệu liên quan