Năm 1938, khi đại chiến thế giới lần
thứ hai sắp bùng nổ, R. Tagore đã phát đi
thông điệp về sự cần thiết phải đoàn kết
các dân tộc để đấu tranh vì một thế giới
hoà bình, phát triển. Ông viết: "Tương lai
của chúng ta là ở chỗ, biết đoàn kết lực
lượng của mình với lực lượng tiến bộ trên
trái đất - những người đang khao khát xoá
bỏ chế độ người bóc lột người, và sự
thống trị của nước này đối với nước
khác"9. Trước đó, vào những năm đầu của
thế kỷ XX, khi lò lửa chiến tranh đang lan
rộng đến nhiều nước, thế giới đứng trước
nguy cơ bị phân hoá, chia cắt, R. Rolland
đã chỉ rõ, chỉ có sự thống nhất Đông - Tây
mới đảm bảo cho văn hoá nhân loại một
sự phát triển bền vững. Trong phần kết tác
phẩm Cuộc đời Vivekananda, ông viết:
"sự thống nhất ý chí của phương Đông và
phương Tây sẽ tạo nên một hình thức tư
duy mới, tự do hơn và phong phú hơn".
Và cũng một cái nhìn đó, trong một bức
thư gửi cho Kalidas Naga, nhà bác học,
nhà văn Ấn Độ (1925), ông viết: "Trong
điện Panthéon thờ những linh hồn vĩ đại,
người ta dành chỗ cho R. Tagore và M.
Gandhi. Mỗi người trong số họ đều cứu
vớt một phần đáng kể tài sản chung của
loài người chúng ta"
6 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng R. Tagore về quan hệ giữa dân tộc và nhân loại trong văn hóa hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TƯ TƯỞNG R. TAGORE VỀ QUAN HỆ GIỮA DÂN TỘC
VÀ NHÂN LOẠI TRONG VĂN HÓA HIỆN ĐẠI
NGUYỄN VĂN HẠNH*
Vừa*tròn một thế kỷ, kể từ khi
Rabindranath Tagore (1861 -1941) trở
thành người châu Á đầu tiên được trao tặng
giải Nobel văn học (1913). Đó là sự thừa
nhận mang tính toàn cầu tài năng và tư
tưởng của R. Tagore. Nó đặt ông vào một
vị trí rõ ràng hơn trong đời sống tinh thần
nhân loại thế kỷ XX với tư cách là người
đã phục hưng những giá trị tinh thần truyền
thống Ấn Độ, góp phần rút ngắn khoảng
cách giữa hai nền văn hóa Đông - Tây,
buộc nhân dân Ấn Độ đi ra khỏi thói quen
tư duy, hướng tới một cái nhìn lớn lao
mang tầm nhân loại. Con người ông, tài
năng, tư tưởng của ông đã thuộc về nhân
loại. Theo cách nói của triết gia Albert
Schweitzer, “Trong bản hoà tấu hùng vĩ
của tư tưởng R. Tagore, những hoà âm và
những biến khúc là của Ấn Độ, nhưng chủ
đề lại kết thân với các chủ đề của tư tưởng
châu Âu”1. Đời sống, trong bản chất của nó
là vận động biến đổi không ngừng. Tính
tích cực chủ động và đóng góp của những
tài năng cho tiến trình vận động của văn
hoá nhân loại là ở chỗ, nắm bắt được quy
luật và tác động thúc đẩy sự phát triển của
nó. Đóng góp của R. Tagore cho văn hóa,
văn học thế kỷ XX trước hết là ở đó.
Là một nghệ sĩ, đồng thời là một nhà tư
tưởng lớn của Ấn Độ thế kỷ XX, nhưng
thực tế, R. Tagore rất ít bàn về tư tưởng.
Tư tưởng của ông thấm một cách tự nhiên,
nhuần nhuyễn vào những sáng tạo nghệ
* PGS.TS. Trường Đại học Vinh.
thuật, được nghệ thuật hoá. Ở ông, trí và
hành, đạo và đời, tư tưởng và hành động đã
thông nhất làm một. Tác phẩm thể hiện
một cách có hệ thống và tập trung nhất
quan điểm tư tưởng của R. Tagore là Thực
hiện toàn mãn (Sadhana), tập hợp những
bài giảng của ông ở trường Santiniketan
trong ba năm (1906 - 1909), sau đó là ở
trường Harvard và nhiều trường đại học
danh tiếng ở phương Tây. Tác phẩm được
ông dịch ra tiếng Anh và xuất bản vào năm
1913. Ngoài ra, ông còn có một số bài viết
ngắn, như: Tôn giáo con người (The
Religion of Man), Một cái nhìn lịch sử Ấn
Độ (A Vision of India's History), Nghệ
thuật là gì (What is art ?), Trung tâm văn
hoá Ấn Độ (The Centre of Indian Culture);
một số bài phát biểu ở nước ngoài, hồi ký,
những bức thư R. Tagore gửi những nhà
văn hoá, những chính khách Đông - Tây. Ở
đó, ông luôn thể hiện một tinh thần Ấn Độ,
không chỉ coi trọng tín ngưỡng mà cả sự
hoài nghi, ngay cả những điều từng được
xem là chân lý. Ông đối thoại với các nhà
hiền triết, những bậc thánh nhân đã đánh
dấu buổi bình minh của nền văn minh Ấn
Độ. Và cũng tinh thần ấy, tâm thế ấy, ông
đối thoại với những nhà tư tưởng phương
Tây trong thời hiện đại, nhằm tìm kiếm
một sự hài hoà cho các lý tưởng Đông,
Tây; dân tộc, nhân loại; truyền thống, hiện
đại, mở rộng các cơ sở của chủ nghĩa dân
tộc Ấn Độ.
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam – 1/2013 96
Vào đầu thế kỷ XIX, phương Tây đã
bước vào thời hiện đại với những thành tựu
rực rỡ của khoa học, kỹ thuật và đang tiến
những bước dài trên con đường hiện đại
hoá. Trong khi đó, Ấn Độ vẫn chìm trong
đêm trường trung cổ, trì trệ, tách biệt với
phần còn lại của thế giới. Gánh nặng quá
khứ, bao gồm cả cái tốt và cái xấu, là hết
sức nặng nề. Như một thứ hôn mê, nó đẩy
văn hoá Ấn Độ rơi vào cuộc khủng hoảng
và có nguy cơ bị đồng hoá trước làn sóng
xâm lăng ngày càng mạnh mẽ của văn hoá
phương Tây. Xung đột văn hoá đã xuất
hiện, và ngày càng trở nên sâu sắc. Về cơ
bản, đó là xung đột giữa các quan niệm,
các giá trị văn hoá, giữa yếu tố nội sinh và
yếu tố ngoại lai, giữa truyền thống và hiện
đại. Thực tế đó đòi hỏi phải có một cuộc
cách mạng, trước hết là trong tư tưởng, đưa
văn hoá Ấn Độ thoát khỏi tình trạng bế tắc,
hội nhập vào thế giới hiện đại. Nhiều nhà
tư tưởng có đầu óc cấp tiến đã xuất hiện,
với những tên tuổi lớn như Raja
Rammohun Roy (1774-1833),
Debendranath Tagore (1817-1905), Keshab
Chandra Sen (1838-1884), Dayanand
Sarasvati (1824-1833), Rama Kritshna
(1834-1886), Svamin Vivekananda (1862-
1902), Bal Gandhar Tilak (1855-1920),
R.Tagore (1861-1941), Mahatma Gandhi
(1869-1948), Aurobindo Ghose (1871-
1950). Theo cách nói của bà Indira Gandhi,
họ là “những người Ấn Độ nhất”. Trong số
đó, R. Tagore “đã vượt cao trên tất cả
dần dần đạt tới đỉnh cao không ai thách
thức được”2 trở thành “người dẫn đường”
(J. Nehru), nhà khai sáng của thời kỳ phục
hưng Ấn Độ.
Là một đất nước rộng lớn, nhiều chủng
tộc, Ấn Độ có nền văn hoá phong phú, giàu
bản sắc được kiến tạo trên cái nôi của nền
văn minh sông Ấn - một trong những nền
văn minh cổ xưa nhất của nhân loại. Đó là
lợi thế, và cũng là khó khăn của Ấn Độ
trong quá trình hội nhập vào thế giới hiện
đại. Cũng như nhiều nước ở phương Đông,
ở Ấn Độ niềm kiêu hãnh tự hào về truyền
thống luôn gắn liền với nỗi sợ hãi về sự
tràn ngập những yếu tố ngoại lai. Hậu quả
của nó là trong suốt nhiều thế kỷ, Ấn Độ
đã tự cô lập mình, ngăn cản những ý niệm
của mình hướng ra bên ngoài. Các giá trị
văn hoá ngày càng bị tổn thương và có
nguy cơ bị xói mòn. Trong hoàn cảnh đó,
nhận thức, lý giải về sự tương đồng, khác
biệt trong văn hoá Đông - Tây có một ý
nghĩa hết sức đặc biệt. Nó là cơ sở để tìm
kiếm sự hài hoà cho các lý tưởng Đông -
Tây, loại bỏ tư tưởng kỳ thị và các cuộc
xâm lăng văn hoá. Tuy nhiên, việc kiếm
tìm giải pháp cho sự hài hoà các lý tưởng
Đông - Tây , dân tộc - nhân loại, lại tiềm
ẩn những quan điểm bất đồng, mà trước
hết là trong thái độ đối với văn hoá Ấn Độ
truyền thống và văn hoá phương Tây.
Nhiều khuynh hướng tư tưởng mang màu
sắc cực đoan đã xuất hiện. Điều đó càng
làm cho cuộc khủng hoảng trở nên trầm
trọng và tồi tệ hơn. Vượt lên những người
cùng thời, R. Tagore đã hướng tới một lý
tưởng hoà hợp với tinh thần "cả thế giới là
nhà của tôi". Mục đích của ông là tìm kiếm
một sự hài hoà cho các giá trị. Triết lý hoà
hợp trong tinh thần Ấn Độ đã được ông cụ
thể hoá thành nguyên tắc ứng xử căn bản
trong các quan hệ văn hoá, nhằm đạt được
sự hài hoà giữa quá khứ và hiện tại,
phương Đông và phương Tây, dân tộc và
nhân loại. R. Tagore luôn đặt mình vào một
không khí tự do, một thứ tự do tuyệt đối
trong tinh thần, tư tưởng. Và với ông, chỉ
có thứ tự do ấy mới kiếm tìm được chân lý.
Tư tưởng R. Tagore về quan hệ giữa dân tộc... 97
Việc phục hưng tinh thần Ấn Độ trong giới
hạn của một chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi,
theo R. Tagore, là không thể. Vượt lên
những cái nhìn chật hẹp, thiển cận, R.
Tagore đã hướng tới một nền văn hoá, mà
ở đó mọi dân tộc đều có phần cho đi và lấy
lại, như biển cả và những dòng sông. Năm
1916, trong bài Tâm hồn Nhật đọc tại
trường Đại học Tokyo, ông viết: "Trách
nhiệm của mỗi dân tộc là phải thể hiện cho
thế giới thấy rõ bản chất dân tộc của mình.
Nếu một dân tộc không đem lại cho thế
giới điều gì cả, thì phải xem đó là tội lỗi
của dân tộc, đúng hơn, phải xem nó còn tồi
tệ hơn cả cái chết, và sẽ không bao giờ
được lịch sử nhân loại tha thứ. Mỗi dân tộc
có trách nhiệm làm cho cái ưu tú nhất mà
nó có trở thành tài sản chung của nhân loại.
Tinh thần cao thượng là kho báu của dân
tộc, nhưng tài sản thực sự của nó là ở chỗ,
biết vượt qua những quyền lợi riêng và
mời cả thế giới cùng tham gia vào nền văn
hoá tinh thần của nó"3. Với cách nhìn ấy,
ông cho rằng, con đường phục hưng văn
hoá Ấn Độ không phải là ở chỗ phủ định
hay khẳng định truyền thống dân tộc và
những yếu tố ngoại lai, mà là sự kết hợp
giữa chúng. Mọi khác biệt chỉ là bề mặt, là
cái nhất thời,chỉ có sự thống nhất là vĩnh
hằng. Năm 1923, trong bài Một cái nhìn
lịch sử Ấn Độ (A Visison of India’s
History), R. Tagore viết: “chúng ta sẽ học
được rằng, chúng ta có thể vươn tới thế
giới lớn lao của loài người không phải
bằng cách tự xoá mình đi, mà bằng cách
mở rộng bản sắc của chính mình”4. Đó là
cái nhìn của một nhà tư tưởng lớn, vượt lên
những giới hạn chật hẹp của một chủ nghĩa
dân tộc hẹp hòi. Sức sống của một nền văn
hoá là biết kế thừa tinh hoa từ hai nguồn
truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân
loại, dung hợp cái muôn đời và khoảnh
khắc. Lịch sử đã cho thấy, không một nền
văn hoá nào trên trái đất này lại tuyệt đối
cổ xưa, thuần khiết, và không bị ảnh hưởng
của một nền văn hoá nào khác. Sự phát
triển văn hoá của một cá nhân hay của một
dân tộc không thể nào cắt rời với truyền
thống. Bởi lẽ, truyền thống trước hết là sự
tích luỹ những kinh nghiệm, trí tuệ và sự
khôn ngoan của nhiều thế hệ. Tuy nhiên,
bên cạnh truyền thống, cùng với truyền
thống, sự mở rộng tiếp xúc, giao lưu văn
hoá là yếu tố không thể thiếu cho sự phát
triển. Cũng như mọi nền văn hoá khác, tầm
vóc, sự đóng góp lớn lao của văn hoá Ấn
Độ cho nhân loại trước hết là ở bản sắc của
nó. Mặt khác, chỉ trong sự hoà hợp với tâm
thức nhân loại, Ấn Độ mới có thể làm
phong phú thêm bản sắc của chính mình.
Nghiên cứu lịch sử Ấn Độ, J. Nehru cho
rằng, "Chúng ta có thể đo được sự phát
triển và tiến bộ cũng như sự suy thoái của
nó bằng cách gắn chúng với những thời kỳ
mà Ấn Độ mở mang đầu óc với thế giới
bên ngoài với những thời kỳ đóng kín nó
lại"5. Sự phát triển của một nền văn hoá
không nằm trong sự lặp lại hay chối bỏ quá
khứ. Nó cần phải đạt được sự cân bằng
giữa bên trong và bên ngoài, quá khứ và
hiện tại, dân tộc và nhân loại. Đây là một
một quan điểm có ý nghĩa khai sáng,
không chỉ đối với tinh thần Ấn Độ.
Cho đến những năm đầu của thế kỷ XX,
ở phương Tây, lý thuyết về "chủng tộc
thượng đẳng" đang tồn tại và được nhiều
người nói đến. Nó được xem như một điểm
tựa để biện minh cho chính sách của thức
dân, đế quốc ở các nước thuộc địa. Trên
các diễn đàn tư tưởng và trong các tác
phẩm của mình, nhà thơ, triết gia
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam – 1/2013 98
J. Kipling (1865-1936) luôn hô hào duy trì
sự tách biệt Đông, Tây. Bởi theo ông,
"Đông là Đông, Tây là Tây, không thể nào
hoà hợp được". Vượt lên những tư tưởng
lỗi thời, phản động ấy, R. Tagore đã chủ
trương một tinh thần hoà hợp, tìm đến hợp
lưu của mọi nền văn hoá. Ở đó không còn
ranh giới Đông, Tây. Tất cả đều hướng tới
một mục đích tối thượng là vì sự tiến bộ
của con người và cuộc sống. Sự biệt lập
Đông, Tây đã lỗi thời và trở thành lực cản
cho sự phát triển và tiến bộ xã hội. Chỉ có
tinh thần hoà hợp mới đạt tới sự hài hoà
cho các lý tưởng Đông, Tây. Trong tác
phẩm Tôn giáo của con người (The
Religion of Man), R. Tagore viết: “Trong
sự riêng lẻ, cách biệt, con người là một
sinh vật thất bại; chỉ trong mối quan hệ mở
rộng với đồng loại, con người mới tìm thấy
cái tôi của mình lớn hơn và thật hơn. Thân
thể con người với muôn vàn tế bào sinh ra
và chết đi, nhưng cái nhân thể, cái chất
người bao gồm tất cả mọi người thì bất tử.
Trong sự hoà hợp lý tưởng này, con người
thực hiện được tính vĩnh cửu trong cuộc
đời của mình, và tính vô biên trong tình
yêu thương của mình. Sự hoà hợp không
trở thành một ý kiến chủ quan đơn thuần
mà là một chân lý khích lệ”6. Với cách
nhìn ấy, năm 1921, trong bài diễn thuyết
tại Paris, R. Tagore đã phát đi Lời tuyên
cáo của phương Đông, kêu gọi một tinh
thần đoàn kết, hoà hợp Đông, Tây, cùng
hướng tới một mục tiêu hoà bình, bác ái,
dân chủ, tự do. Ông đã phân tích một cách
sâu sắc sự khác biệt cũng như giới hạn của
hai nền văn minh phương Đông và phương
Tây. Và theo ông, không có nền văn hóa
nào là tuyệt đối ưu việt. Từ đó, ông chỉ rõ,
chỉ có sự liên kết Đông, Tây mới đảm bảo
một sự tồn tại và phát triển vững bền cho
nhân loại. Trước đó, năm 1916 khi đến
Nhật Bản ông đã bày tỏ sự khâm phục của
mình trước những thành tựu rực rỡ của
công cuộc duy tân do Nhật Hoàng Minh
Trị khởi xướng (1868). Để có được những
thành tựu đó, theo ông, là "nhờ những mối
quan hệ và va chạm với phương Tây" và
do người Nhật đã "sống bằng hơi thở của
thời đại chứ không phải bằng những thần
thoại hão huyền của quá khứ". Thế giới là
ngôi nhà chung, đó là thông điệp tư tưởng
của R. Tagore, và là điểm gặp gỡ giữa ông
với những nhà văn hoá lỗi lạc như
J. Nehru, Einstein, R. Rolland.
Cũng như Svamin Vivekananda,
R. Tagore đã đến nhiều nước trên thế giới
ở cả phương Đông và phương Tây. Ở đâu,
ông cũng mang trong mình một ý thức đối
thoại nhằm tìm kiếm sự hài hoà cho các lý
tưởng Đông - Tây, dân tộc – nhân loại. R.
Tagore tận mắt chứng kiến những thành
tựu khoa học kỹ thuật ở các nước phương
Tây và sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nước
phương Đông như Nhật Bản. Nhờ đó ông
có một cái nhìn sâu sắc hơn về tình trạng
lạc hậu, trì trệ của Ấn Độ. Tuy nhiên, ông
không hề tỏ ra choáng ngợp, tuyệt đối hoá
sức mạnh của khoa học, kỹ thuật phương
Tây. Khi bàn về Thời hiện đại, R. Tagore
đã đưa ra lời cảnh báo: “Hình như phương
Tây không ý thức được rằng, khoa học khi
cho họ thêm hết sức mạnh này đến sức sức
mạnh khác, thì cũng đang dẫn họ đến tự sát
và đang khuyến khích họ chấp nhận sự
thách thức của kẻ tay trắng, họ không biết
rằng những thách thức đến từ một nguồn
Tư tưởng R. Tagore về quan hệ giữa dân tộc... 99
lớn hơn”7. Ông phản đối tư tưởng kỹ trị và
chủ nghĩa thực dụng đang có nguy cơ lan
rộng trong tư tưởng của tầng lớp trí thức
Tây học ở Ấn Độ bấy giờ. Sống trong xã
hội đô thị, ý thức của họ dường như chỉ
hướng tới đời sống vật dục, cắt đứt mối
quan hệ với tự nhiên và môi trường sống
xung quanh. Thấm một cách tự nhiên, sâu
sắc minh triết Ấn Độ, R. Tagore đã chỉ ra
rằng, đó thực sự là một thảm hoạ. Theo
ông, mỗi cá nhân cần phải duy trì mối quan
hệ khăng khít với thiên nhiên, đồng thời
phải li khai phần thần bí, sùng bái thiên
nhiên trong triết học, tôn giáo truyền
thống. Hoà hợp với thiên nhiên là con
đường của sự sống, là thực hiện sự toàn
mãn vĩnh hằng. Theo ông, “Con người phải
biết rằng, khi nó cắt đứt mọi tiếp xúc sinh
khí và thanh tịnh với cõi vô cùng, và chỉ
còn kể đến tự kỷ mình sống được và mạnh
khoẻ ra thôi, thì nó đâm ra điên cuồng, nó
tự xâu xé tan tành chính bản chất của nó"8.
Trong cái nhìn của ông, Ấn Độ bấy giờ
đang rơi vào bi kịch, ngộ nhận trước sức
mạnh và vẻ hào nhoáng của văn minh vật
chất. Người Ấn đang tự đánh mất mình bởi
lối sống thực dụng, coi trọng đời sống vật
chất, xem nhẹ đời sống tinh thần - những
điều vốn hết sức xa lạ với Ấn Độ truyền
thống. Nhận xét về điều này, trong bài nói
chuyện ở Trung Quốc năm 1924, R.
Tagore cho rằng, “việc đề cao sức mạnh
vật chất đã trở nên lỗi thời. Sự phát hiện ra
trí tuệ trong con người mới là hiện đại”. Sự
phát triển của trí tuệ là thước đo trình độ
phát triển và tiến bộ của nhân loại. Tuy
nhiên, nhận thức được “sự bất túc của trí
tuệ” (Upanishad), R. Tagore đã phản đối
mạnh mẽ thái độ sùng bái trí tuệ, tuyệt đối
hoá trí tuệ, xem đó là mầm mống cho
những bi kịch của nhân loại. Đây là điểm
gặp gỡ trong tư tưởng R. Tagore và Albert
Einstein, người đã sớm đưa ra lời cảnh báo
"hãy thận trọng, đừng biến trí tuệ thành
Chúa của chúng ta" (Take care not to make
the intellect our God). Sự phát triển mạnh
mẽ của khoa học thế kỷ XX cũng như
những giới hạn của nó trong việc khám
phá, chinh phục thiên nhiên là minh chứng
cho tính xác thực và sự đúng đắn trong
quan điểm trên đây của R. Tagore.
Năm 1938, khi đại chiến thế giới lần
thứ hai sắp bùng nổ, R. Tagore đã phát đi
thông điệp về sự cần thiết phải đoàn kết
các dân tộc để đấu tranh vì một thế giới
hoà bình, phát triển. Ông viết: "Tương lai
của chúng ta là ở chỗ, biết đoàn kết lực
lượng của mình với lực lượng tiến bộ trên
trái đất - những người đang khao khát xoá
bỏ chế độ người bóc lột người, và sự
thống trị của nước này đối với nước
khác"9. Trước đó, vào những năm đầu của
thế kỷ XX, khi lò lửa chiến tranh đang lan
rộng đến nhiều nước, thế giới đứng trước
nguy cơ bị phân hoá, chia cắt, R. Rolland
đã chỉ rõ, chỉ có sự thống nhất Đông - Tây
mới đảm bảo cho văn hoá nhân loại một
sự phát triển bền vững. Trong phần kết tác
phẩm Cuộc đời Vivekananda, ông viết:
"sự thống nhất ý chí của phương Đông và
phương Tây sẽ tạo nên một hình thức tư
duy mới, tự do hơn và phong phú hơn".
Và cũng một cái nhìn đó, trong một bức
thư gửi cho Kalidas Naga, nhà bác học,
nhà văn Ấn Độ (1925), ông viết: "Trong
điện Panthéon thờ những linh hồn vĩ đại,
người ta dành chỗ cho R. Tagore và M.
Gandhi. Mỗi người trong số họ đều cứu
vớt một phần đáng kể tài sản chung của
loài người chúng ta"10. Sự gặp gỡ trong tư
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam – 1/2013 100
tưởng và mối quan hệ tuyệt đẹp giữa
Albert Einstein, R. Rolland với R. Tagore
là một biểu tượng sinh động cho lý tưởng
hoà hợp Đông, Tây. Nhiều quan điểm, tư
tưởng của R. Tagore về mối quan hệ giữa
dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện
đại trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân
tộc vẫn ven nguyên ý nghĩa trong bối cảnh
toàn cầu hóa ngày nay.
__________________
Chú thích
1. R. Tagore, 1973. Thực hiện toàn mãn, (Nguyễn
Ngọc Thơ dịch), Nxb.An Tiêm, Sài Gòn, tr.257.
2. J. Nehru, 1999. Phát hiện Ấn Độ, tập 2, Nxb.
Văn học, Hà Nội, tr.203.
3. Nguyễn Văn Hạnh, 2006. Rabindranath Tagore
với thời kỳ phục hưng Ấn Độ, Nxb. Đại học Quốc
gia Hà Nội, tr.62.
4. Tagore, R. Collected Poems and Play, London,
Macmillan & CoLTD, p. 195.
5. J. Nehru, 1999. Phát hiện Ấn Độ, tập 2, Nxb.
Văn học, Hà Nội, tr.82.
6. Tagore, R. Collected Poems and Play, London,
Macmillan & CoLTD, p. 256
7. R. Tagore, 2004. Tuyển tập, tập 2, Nxb. Lao
Đông & Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây,
Hà Nội, tr.415.
8. R. Tagore, 1973. Thực hiện toàn mãn, (Nguyễn
Ngọc Thơ dịch), Nxb. An Tiêm, Sài Gòn, tr.25.
9. R. Tagore, 1984. Tuyển tập, tập 1 (Tiếng Nga),
Nxb. Văn học nghệ thuật, Matxcơva, tr.27.
10. Chuyển dẫn từ Lưu Đức Trung, Romain
Rolland với Rabindranath Tagore, TBKH, Đại học
Sư phạm số 3, 1999, tr.89.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24789_83139_1_pb_4412_2009889.pdf