Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng và nâng cao sức khỏe của con người

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, luyện tập thể dục thể thao là biện pháp rèn luyện thân thể không chỉ có tác dụng giữ gìn, nâng cao sức khỏe của thể lực mà còn tăng cường sức mạnh tinh thần. Mục đích của thể dục thể thao là nhằm đạt được một cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tật, không ốm đau, có sức khỏe bền bỉ, dẻo dai trong hoạt động và làm việc, nâng cao ý chí và nghị lực. Quan điểm đó của Người mang ý nghĩa mới mẻ, cao đẹp, định hướng cho sự hình thành và phát triển nền thể dục thể thao cách mạng của nước ta kể từ sau ngày cách mạng Tháng Tám thành công.

pdf9 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng và nâng cao sức khỏe của con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng và nâng cao sức khỏe của con người 45 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BỒI DƯỠNG VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI LÊ THỊ HƯƠNG * Tóm tắt: Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng lớn của dân tộc Việt Nam. Trong di sản lý luận của Người, tư tưởng về bồi dưỡng và nâng cao sức khỏe con người, chứa đựng những giá trị khoa học vô cùng to lớn. Tư tưởng đó gắn với các tư tưởng về giải phóng và phát triển con người, phát triển xã hội. Bài viết phân tích tư tưởng của Hồ Chí Minh về sức khỏe và vai trò của sức khỏe con người đối với sự phát triển xã hội, về biện pháp nhằm bồi dưỡng và nâng cao sức khỏe con người. Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh, bồi dưỡng và nâng cao sức khỏe con người. 1. Sức khỏe và vai trò của sức khỏe con người đối với sự phát triển xã hội Chúng ta đều biết trong thang bậc giá trị cuộc sống thì sức khỏe con người thuộc vào nhóm được ưu tiên nhất. Kể từ khi con người còn là thai nhi trong bụng mẹ đến khi sinh ra, lớn lên và trưởng thành rồi tuổi cao, sự sống còn và phát triển của con người tùy thuộc trước hết vào yếu tố sức khỏe. Sức khỏe là yêu cầu cần thiết và tất yếu của con người phát triển toàn diện. Theo Hồ Chí Minh “khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là khỏe”(1). Khí huyết lưu thông nghĩa là cơ thể không ốm đau, bệnh tật, có điều kiện tăng cường các tố chất thể lực. Nói cách khác, đó là sức khỏe của thể chất. Tinh thần đầy đủ tức là khí chất sung mãn, năng động, hăng hái, dẻo dai, linh hoạt. Sức khỏe của thể chất và sức khỏe của tinh thần hợp thành sức khỏe của con người. Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, sức khỏe của con người không chỉ là sức mạnh về cơ bắp mà còn có sự dẻo dai, linh hoạt của hệ thần kinh, của ý chí và nghị lực. Trước Tuyên ngôn Alma Ata của Tổ chức Y tế thế giới gần nửa thế kỷ, Hồ Chí Minh đã có quan niệm đầy đủ và khoa học về sức khỏe.(1) Với tầm nhìn xa, trông rộng, với tư duy biện chứng, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn coi sức khỏe của con người là yếu tố rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi cá nhân, là tài sản quý báu, là hạnh phúc của mỗi người. Người từng nói: ở đời không ốm đau chính là (*) Thạc sĩ, Trường Đại học Tây Bắc. (1) Hồ Chí Minh (1995) Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 212. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3(76) - 2014 46 tiên thật sự. Không chỉ có vậy, sức khỏe con người còn là yếu tố vô cùng quan trọng trong cuộc sống của cả cộng đồng; nó còn là một trong những yếu tố tiền đề ảnh hưởng to lớn đối với sự nghiệp xây dựng nước nhà giàu mạnh và hưng thịnh. Trong tư tưởng của Người, khi mọi người dân khỏe mạnh thì cả nước khỏe mạnh, sức khỏe của toàn dân là sức mạnh của cả nước, là nhân tố to lớn thực hiện thành công công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Người chỉ rõ: “mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe”(2); “Dân cường thì quốc thịnh”(3). Tư tưởng này của Người được thể hiện một cách cụ thể ở trong mỗi hoàn cảnh cụ thể. Ở hậu phương, con người có khỏe mạnh thì mới sản xuất ra nhiều của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu của bản thân, gia đình và xã hội, “sức càng khỏe thì lao động sản xuất càng tốt”(4), “giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công”(5); “sức khỏe của cán bộ và nhân dân được đảm bảo... thì kiến quốc càng mau thành công”(6). Ở tiền tuyến, con người khỏe mạnh để chiến đấu, “sức khỏe của cán bộ và nhân dân được đảm bảo... thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi”(7). Trong lịch sử, những người theo chủ nghĩa nhân văn phương Tây cũng đề cao vẻ đẹp của thể chất; cùng với đó, họ khởi xướng giáo dục thể chất quốc dân. Nhưng họ chưa đạt tới tầm tư tưởng về vai trò của sức khỏe con người đối với sự phát triển của đất nước như Hồ Chí Minh.(7) Quan điểm về vai trò sức khỏe của con người đối với sự phát triển xã hội của Hồ Chí Minh thể hiện triết lý nhân sinh cao đẹp. Triết lý đó xuất phát từ con người, do con người và vì con người. Giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước cũng chính là hướng đến con người, giải phóng và phát triển con người toàn diện. Chính vì vậy, trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ III do Hồ Chí Minh đứng đầu Ban soạn thảo đã chỉ rõ: con người là vốn quý của chế độ xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe con người là mục tiêu cao quý của chế độ mới. Ở đây, bồi dưỡng và nâng cao sức khỏe con người được Hồ Chí Minh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thể hiện tính ưu việt và bản chất của chế độ xã hội mới - xã hội chủ nghĩa. 2. Biện pháp nhằm bồi dưỡng và nâng cao sức khỏe của con người Kế thừa và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về con người và xây dựng con người, Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm xây dựng con người về (2),,(3) Sđd., tập 4, tr. 212. (4) Sđd., tập 10, tr. 322 (5) Sđd., tập 4, tr. 212. (6) Sđd., tập 7, tr. 88. (7) Sđd., tập 7, tr. 88. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng và nâng cao sức khỏe của con người 47 đạo đức, trí tuệ, năng lực thẩm mỹ, mà còn rất quan tâm đến bồi dưỡng và nâng cao sức khỏe của con người. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, các biện pháp để bồi dưỡng và nâng cao sức khỏe con người là: Thứ nhất, chăm lo và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giải phóng con người thoát khỏi xiềng xích nô lệ, thoát khỏi sự áp bức, bóc lột, tàn bạo cũng đồng thời là giải phóng con người thoát khỏi tình trạng suy thoái về thể chất, suy nhược và đần độn về tinh thần. Để bảo vệ và xây dựng nước nhà giàu mạnh thì cần phải bồi dưỡng và nâng cao sức khỏe con người. Thực chất của việc bồi dưỡng và nâng cao sức khỏe của con người là quan tâm đến đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân. Thực tế cho thấy, muốn duy trì sự tồn tại và phát triển con người về mặt sinh học, trước hết cần phải đáp ứng những nhu cầu vật chất cơ bản, như ăn, ở, mặc, đi lại... Theo đó, chăm lo đến đời sống của con người, trước hết là phải làm cho con người được ăn no, mặc ấm. Do vậy, với Người, nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền cách mạng là cải thiện đời sống của nhân dân, là “Làm cho nhân dân có ăn. Làm cho nhân dân có mặc. Làm cho nhân dân có chỗ ở”(8). Mục đích của việc làm này chính là biện pháp chủ động đưa đời sống nhân dân thoát khỏi đói nghèo do hậu quả cai trị và bóc lột của thực dân, đế quốc để lại. Bởi thực tế cho thấy, sự suy kiệt về thể chất, sự thiếu hụt về năng lượng sống do đói nghèo có thể làm méo mó nhân cách con người. Ngay trong những năm đầu khi chính quyền cách mạng mới được thành lập cũng như trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến sự cần thiết phải nâng cao dần mức sống của nhân dân, “làm cho đời sống của nhân dân dồi dào hơn”(9) để tăng cường sức khỏe. Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên các cấp, các ngành phải quan tâm đến đời sống vật chất của nhân dân, từ các cháu nhi đồng đến các cụ phụ lão, các gia đình thương binh liệt sĩ và đồng bào ở những vùng bị bắn phá trong các cuộc chiến tranh, bị thiên tai... Người căn dặn “chính sách của Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”(10). Sức khỏe của thể chất phát huy sức mạnh của tinh thần, nhưng ngược lại sức mạnh của tinh thần cũng có tác dụng thúc đẩy sự tăng thêm sức khỏe của thể chất. Tinh thần khỏe mạnh làm cho thể chất khỏe khoắn, thần kinh linh (8) Sđd., tập 8, tr. 512. (9) Sđd., tập 7, tr. 341. (10) Sđd., tập 7, tr. 572. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3(76) - 2014 48 hoạt. Tinh thần yếu ớt, thấp kém sẽ tác động xấu đến thể chất của con người. Nhận thấy mối quan hệ biện chứng giữa thể chất và tinh thần trong sức khỏe của con người, Hồ Chí Minh cho rằng, để nâng cao sức khỏe cho con người còn phải chăm lo đến đời sống tinh thần của nhân dân. Chăm lo đến đời sống tinh thần của nhân dân chính là đưa tinh thần của người dân thoát khỏi sự nhu nhược, đần độn do chính sách cai trị của thực dân để lại; làm cho tinh thần của nhân dân năng động, hăng hái, linh hoạt, dẻo dai và bền bỉ, có ý chí và nghị lực. Biện pháp cơ bản nhất mà Hồ Chí Minh đề cập đến nhằm nâng cao sức khỏe tinh thần cho nhân dân là xây dựng nền văn hóa mới của dân tộc. Trong xây dựng nền văn hóa mới của dân tộc, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến việc xây dựng đời sống mới và nếp sống mới. Trong lối sống mới, con người phải yêu lao động, biết quý trọng thời gian, ít ham muốn về chức quyền - danh - lợi, phải giàu lòng yêu thương và quý trọng con người. Trong nếp sống mới, cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ đi, cái gì cũ mà tốt thì giữ lại bổ sung thêm và phát triển. Xây dựng lối sống mới và nếp sống mới làm cho tinh thần của dân tộc - mà trước hết bắt đầu từ mỗi con người - ngày càng văn minh và linh hoạt hơn. Khi đi thăm các bệnh viện, Người luôn dặn dò các thầy thuốc không chỉ chữa bệnh cứu người về thể xác, mà còn phải động viên khích lệ, cảm thông về mặt tinh thần. Trong thư gửi Hội nghị Quân y (3 - 1948), Người viết: “người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần của những người ốm yếu”(11). Lời căn dặn của Hồ Chí Minh đối với các thầy thuốc thể hiện tinh thần nhân văn cao cả, tấm lòng rất mực nhân hậu vì con người của Người. Là lãnh tụ của Đảng và là người đứng đầu Nhà nước, mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng Người vẫn thường xuyên quan tâm đến sức khỏe của nhân dân. Sự quan tâm ấy của Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện qua những chỉ thị, mà còn thể hiện ở cả những việc làm cụ thể. Chẳng hạn, trong những chuyến đi thăm công nhân, bộ đội, học sinh..., Người đều kiểm tra nơi ăn, chốn ở của họ xem có đảm bảo dinh dưỡng, hợp vệ sinh hay không. Trên cơ sở đó có những chính sách mới hoặc có sự điều chỉnh chính sách cho phù hợp để đảm bảo và không ngừng nâng cao đời sống cho mọi tầng lớp nhân dân. Có thể nói, hiếm có một vị lãnh tụ nào trên thế giới lại luôn dành sự quan tâm sát sao và cụ thể đến việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân như Hồ Chí Minh. Thứ hai, tăng cường vệ sinh phòng bệnh, phát triển y tế và đẩy mạnh các (11) Sđd., tập 5, tr. 395. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng và nâng cao sức khỏe của con người 49 phong trào luyện tập thể dục, thể thao trong quần chúng. Tăng cường vệ sinh phòng bệnh là một điều kiện vô cùng quan trọng để phát triển thể lực, sức khỏe của con người và của cả cộng đồng. “Phòng bệnh hơn trị bệnh”(12) là một phương châm cơ bản của việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, một phương châm của Y học dự phòng mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho y tế Việt Nam và toàn dân ta cần phải thực hiện triệt để. Vệ sinh phòng bệnh nhằm ngăn chăn sự xâm nhập trực tiếp hoặc gián tiếp bệnh tật từ môi trường vào cơ thể. Để thực hiện tốt vệ sinh phòng bệnh, theo Hồ Chí Minh, trước hết mỗi người cần phải nhận thức rằng “sạch sẽ tức là một phần của đời sống mới. Sạch sẽ thì ít ốm đau”(13). Người còn nhấn mạnh rằng, cần phải “làm cho đồng bào hiểu rõ phải giữ gìn vệ sinh, ăn sạch, uống sạch, ở sạch thì sức mới khỏe”(14). Người cũng đề nghị mọi người cần phải giữ gìn môi trường sống trong sạch, làm cho không khí trong lành bằng cách trồng nhiều cây xanh, lấp các ao tù, nước đọng, tiêu diệt ruồi muỗi và các côn trùng gây dịch bệnh. Người nói: “Phải kết hợp việc tiêu diệt ruồi muỗi với những công tác vệ sinh khác như diệt chuột, quét dọn nhà cửa, đường sá, lấp các vũng nước bẩn, v.v”(15), “phải ra sức tiêu diệt những kẻ địch độc ác là ruồi muỗi, để tiêu diệt bệnh tật, bảo vệ sức khỏe của nhân dân”(16). Cùng với đó, mọi người phải thực hiện “ăn sạch, uống sạch, ở sạch”(17). Không chỉ có vậy, theo Hồ Chí Minh, chúng ta cần phải gây dựng phong trào vệ sinh phòng bệnh rộng khắp và bền bỉ thì mới có thể giải quyết tốt vấn đề chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người. Để hiện thực hóa quan điểm của mình, Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Vệ sinh yêu nước” và được nhân dân ta nhiệt tình hưởng ứng. Hồ Chí Minh nhận thấy rất rõ ý nghĩa của vệ sinh phòng bệnh đối với việc chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Nhận thức đó của Người không chỉ thể hiện bằng các quan điểm cụ thể mà còn được thể hiện bằng các việc làm cụ thể. Cứ mỗi lần về thăm các địa phương, đến thăm các cơ quan, trường học, nhà máy, bệnh viện... trước hết Người đi thăm các bếp ăn, nhà ăn tập thể, các công trình vệ sinh. Những nơi giữ được vệ sinh tốt thì Người khen; còn những nơi chưa giữ được vệ sinh thì Người nhắc nhở để sửa chữa và nâng cao ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh. Hồ Chí Minh là người có ý thức rất cao về việc giữ gìn vệ sinh (12) Sđd., tập 9, tr. 190. (13) Sđd., tập 5, tr. 96. (14) Sđd., tập 10, tr. 321. (15) Sđd., tập 9, tr. 191. (16) Sđd., tập 9, tr. 190. (17) Sđd., tập 10, tr. 322. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3(76) - 2014 50 trong cuộc sống cá nhân và quan tâm đến giữ vệ sinh trong cộng đồng. Cùng với việc yêu cầu nhân dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh một cách tích cực, chủ động, Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh đến việc phát triển y tế để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Trong tư tưởng của Người, để thực hiện tốt vấn đề này, một mặt, cần phải có đội ngũ những người thầy thuốc giỏi về chuyên môn để cứu chữa bệnh tật cho nhân dân; phải có những người thầy thuốc luôn có ý thức học tập, nghiên cứu để luôn tiến bộ, để nâng cao năng lực khám chữa bệnh cho nhân dân. Mặt khác, người thầy thuốc cần phải có lương tâm nghề nghiệp “Lương y phải như từ mẫu”(18). Theo Người, lương tâm của người thầy thuốc phải được thể hiện ở việc làm và thái độ yêu thương người bệnh. Người chỉ rõ: “cán bộ cần phải yêu thương săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”(19). Mục đích hoạt động của người thầy thuốc là chữa bệnh cứu người, vì vậy không nên phân biệt sang hèn, giàu nghèo, thân sơ, không được cầu lợi kể công mà căn cứ vào bệnh nặng, nhẹ, nguy, lành mà sắp xếp việc cứu chữa. Lúc sinh thời, Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở các cán bộ Đảng và Nhà nước, các cán bộ y tế phải quan tâm chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là các cụ già, trẻ em, những người nghèo vùng xa xôi hẻo lánh, bộ đội và thương binh... Bên cạnh đó, Người còn cho rằng, để chăm sóc tốt sức khỏe cho nhân dân, ngành y tế phải tìm mọi cách chế tạo được nhiều loại thuốc mới, có hiệu quả, hoặc nghĩ ra cách gì mới làm cho ngành y tế tiến bộ, nhân viên y tế cần phải nâng cao y đức. Người khuyến khích “người nào hoặc bộ phận nào tìm được, chế tạo được một thứ thuốc mới có hiệu quả hoặc nghĩ ra cách gì mới làm cho việc y tế tiến bộ mau chóng hơn thì sẽ được trọng thưởng”(20). Coi con người là vốn quý của xã hội, trong tư tưởng về nâng cao sức khỏe con người, Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc luyện tập thể dục thể thao. Người coi đây là biện pháp tiện lợi, dễ làm, có hiệu quả và có tác dụng to lớn đối với việc nâng cao thể lực, bảo vệ sức khỏe của con người, phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Người nhấn mạnh: “Muốn giữ gìn sức khỏe thì nên thường xuyên tập thể dục, thể thao”(21). Theo Người, việc tập thể dục, thể thao thường xuyên với những loại hình và phương pháp thích hợp sẽ giúp con người luôn dẻo dai về sức khỏe, sảng khoái về tinh thần, luôn năng động, hăng hái, ham học, ham làm. Trong tư (18) ,(19) Sđd., tập 7, tr. 476. (20) Sđd., tập 5, tr. 396. (21) Sđd., tập 10, tr.116. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng và nâng cao sức khỏe của con người 51 tưởng của Người, việc luyện tập thể dục thể thao không phải là thứ tiêu khiển dành riêng cho những kẻ phong lưu mà nó còn trở thành một hoạt động chung của quần chúng. Đó chính là sự khác biệt giữa chế độ mới và cũ. Người chỉ rõ: “dưới chế độ tư bản và phong kiến, thể thao và thể dục là một thứ tiêu khiển dành riêng cho những kẻ “phong lưu”. Dưới chế độ dân chủ, thể thao và thể dục thành hoạt động của quần chúng nhằm mục đích làm tăng sức khỏe của nhân dân”(22). Người cho rằng, luyện tập thể dục thể thao là một biện pháp không tốn kém, trong điều kiện bình thường, ai cũng có thể thực hiện được. Trong tư tưởng của Người, luyện tập thể dục thể thao - ít nhất cũng là bài thể dục buổi sáng - đầy đủ và đúng động tác một cách thường xuyên cũng làm tăng dần các yếu tố thể lực và tinh thần. Theo Người “Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ”(23). Nhận thấy tác dụng to lớn của biện pháp rèn luyện thân thể đối với sức khỏe của con người, trong chương trình Việt Minh năm 1941, Hồ Chí Minh đã nêu ra chủ trương khuyến khích và giúp đỡ nền thể dục quốc dân làm cho nòi giống ngày thêm mạnh. Chủ trương này của Người có tính cương lĩnh trong xúc tiến việc hình thành và phát triển nền thể dục thể thao mới ở nước ta. Ngay sau ngày đọc Tuyên ngôn độc lập không lâu, vào ngày 30 tháng 01 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 14 - SL thành lập Nha thể dục Trung ương (thuộc Bộ Thanh niên lúc bấy giờ), trong đó chỉ rõ: xét vấn đề thể dục rất cần thiết để tăng bổ sức khỏe quốc dân và cải tạo giống nòi Việt Nam. Có thể nói, sự ra đời của Sắc lệnh số 14 thể hiện mục tiêu có tính chiến lược về phát triển con người Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Sau khi Nha thể dục Trung ương ra đời, vào ngày 27 tháng 03 năm 1946, Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: “luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ, ai cũng nên làm và ai cũng làm được... Tôi mong đồng bào ta ai cũng cố gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào cũng tập”(24). Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục thể thao của Hồ Chí Minh xuất phát từ nhận thức “Dân cường thì nước thịnh” của Người. Cùng với lời kêu gọi toàn dân luyện tập thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, Hồ Chí Minh còn chủ trương “phát triển phong trào thể (22) Trương Quốc Uyên (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục thể thao, Nxb Thể dục thể thao, tr. 107. (23) Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 212. (24) Sđd., tập 4, tr. 212. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3(76) - 2014 52 dục thể thao rộng khắp”(25), và coi luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Một thời gian sau phong trào “Khỏe vì nước” (một phong trào thể dục thể thao yêu nước do đích thân Hồ Chí Minh phát động) đã được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Đây là lần đầu tiên ở nước ta dấy lên một phong trào thể dục thể thao có tính chất đại chúng, vì sức khỏe của nhân dân, vì sự nghiệp kháng chiến kiến quốc. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, luyện tập thể dục thể thao là biện pháp rèn luyện thân thể không chỉ có tác dụng giữ gìn, nâng cao sức khỏe của thể lực mà còn tăng cường sức mạnh tinh thần. Mục đích của thể dục thể thao là nhằm đạt được một cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tật, không ốm đau, có sức khỏe bền bỉ, dẻo dai trong hoạt động và làm việc, nâng cao ý chí và nghị lực. Quan điểm đó của Người mang ý nghĩa mới mẻ, cao đẹp, định hướng cho sự hình thành và phát triển nền thể dục thể thao cách mạng của nước ta kể từ sau ngày cách mạng Tháng Tám thành công. Hồ Chí Minh là một trong số ít những lãnh tụ đề cập nhiều nhất đến bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Những quan điểm của Người trên lĩnh vực này có tác động tích cực trong việc phát triển con người toàn diện; có ảnh hưởng to lớn đến đường lối, chính sách của Đảng trong việc bồi dưỡng, nâng cao sức khỏe cho con người nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn nước ta hiện nay. Trong giai đoạn hiện nay, kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn coi sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhằm nâng cao sức khỏe của nhân dân, Đảng ta đã đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình xóa đói, giảm nghèo nhằm nâng cao đời sống vật chất của nhân dân. Đồng thời, Đảng ta cũng đề xướng và đẩy mạnh các phong trào thể dục thể thao, phát động toàn dân luyện tập thể dục thể thao; phát triển giáo dục thể chất trong nhà trường để nâng cao sức khỏe và tầm vóc con người Việt Nam. Trên tinh thần vì sức khỏe của nhân dân, mạng lưới y tế cũng ngày càng được mở rộng với nhiều chính sách như bảo hiểm y tế, trợ giúp khám chữa bệnh cho người nghèo, người có công với cách mạng..., đảm bảo cho mọi người dân được khám chữa bệnh khi ốm đau. Cùng với đó, các hoạt động văn hóa cũng ngày càng được mở rộng nhằm tăng cường sự thoải mái và linh hoạt của tinh thần người Việt Nam.(25) (25) Sđd., tập 10, tr. 116. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng và nâng cao sức khỏe của con người 53

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf23249_77726_1_pb_5614_2009630.pdf
Tài liệu liên quan