Có thể thấy, sự hình thành và phát triển tư tưởng cải cách thống trị khác biệt đã thúc đẩy
Nhật Bản giành được thành công trước trong tiến trình cận đại hóa quốc gia khi so sánh
với Trung Quốc. Điểm nổi bật cũng cần nhắc đến ở đây là, sở dĩ Nhật Bản sau này trong
công cuộc Minh Trị Duy Tân giành được thắng lợi nhanh chóng, thứ nhất là bởi vì chế
độ chính quyền nhị nguyên dưới thể chế thống trị của Mạc phủ được duy trì một cách
liên tục, là điều kiện thuận lợi cho các luồng tư tưởng cải cách thể chế tiếp tục phát
triển. Các luồng tư tưởng phê phán chính trị này khi kết hợp với các phong trào vận
động chính trị trong thực tế trực tiếp tạo nên công cuộc cải cách thể chế thống trị sau
này. Thứ hai là, Nhật Bản thời kỳ cuối Mạc phủ cũng không bị nước ngoài xâm chiếm,
việc chuyển giao quyền lực từ Mạc phủ cho Thiên hoàng diễn ra một cách hòa bình
dưới tác động và sự liên minh của các phái, vì thế Nhật Bản luôn giữ được tính thống
nhất nội bộ cao độ trước áp lực của các cường quốc phương Tây. Trong khi đó, Trung
Quốc vẫn chưa tìm ra được một tư tưởng cải cách thể chế thống trị mang tính hệ thống,
sự nhận thức về nền chính trị dân chủ Châu Âu mới dừng ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu,
giới thiệu và truyền bá, chứ chưa đi vào giai đoạn áp dụng trong thực tiễn, Trung Quốc
cũng phải đồng thời đối mặt với nhiều vấn đề như sự xâm lược của các cường quốc, sự
chia rẽ trong nội bộ quốc gia vì thế, nhiệm vụ cải cách thể chế thống trị, xây dựng
quốc gia dân tộc thời cận đại của Trung Quốc trở nên vô cùng khó khăn. Chỉ đến khi
năm 1912, Trung Quốc tiến hành cuộc cách mạng lật đổ triều Thanh, xây dựng nước
cộng hòa theo mô hình phương Tây, trật tự phong kiến truyền thống Trung Hoa mới
hoàn toàn sụp đổ.
13 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng cải cách thể chế thống trị của hai nước Trung Quốc và Nhật Bản từ thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 04(40)/2016: tr. 91-103
TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH THỂ CHẾ THỐNG TRỊ CỦA HAI NƯỚC
TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN TỪ THẾ KỶ 17 ĐẾN GIỮA THẾ KỶ 19
ĐỖ TIẾN QUÂN
Học viện Khoa học Quân sự
Tóm tắt: Từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, tư tưởng về trật tự thống trị và thể chế
thống trị của hai nước Trung - Nhật có sự biến động đáng kể. Xét dưới góc
độ thời gian, giới tư tưởng Nhật Bản đi trước Trung Quốc trong việc phê
phán thể chế thống trị đương thời, đồng thời có sự tranh luận kịch liệt và
phong phú hơn các nhà tư tưởng Trung Quốc quanh vấn đề “cải cách thể chế
thống trị”. Xét về tổng thể, ngoài một số điểm tương đồng, do đặc điểm điều
kiện tình hình đặc thù của hai nước Trung - Nhật, các luồng tư tưởng hình
thành ở hai nước có những đặc điểm khác nhau. Đây là nguyên nhân quan
trọng làm cho Nhật Bản giành được thành công trong tiến trình cận đại hóa
quốc gia trước Trung Quốc. Lịch sử đã chứng minh, diễn biến khác nhau của
tư tưởng cải cách thể chế thống trị có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình cận
đại hóa của mỗi nước.
Từ khóa: thể chế thống trị, tư tưởng, cải cách
1. MỞ ĐẦU
Từ thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19, đứng trước thách thức và sự uy hiếp mạnh mẽ của chủ
nghĩa tư bản châu Âu cùng với những biến động của tình hình trong nước, Trung Quốc và
Nhật Bản đã có những đối sách, trong đó, nổi bật là sự điều chỉnh và cải cách thể chế
thống trị quốc gia của mỗi nước. Xét dưới góc độ thời gian, giới tư tưởng Nhật Bản đi
trước Trung Quốc trong việc phê phán thể chế thống trị đương thời, đồng thời có sự tranh
luận kịch liệt và phong phú hơn các nhà tư tưởng Trung Quốc quanh vấn đề “cải cách thể
chế thống trị”. Xét về tổng thể, ngoài một số điểm tương đồng, do đặc điểm điều kiện tình
hình đặc thù của hai nước Trung - Nhật, các luồng tư tưởng hình thành ở hai nước có
những đặc điểm khác nhau, Nhật Bản hoàn thành công cuộc thay đổi tư tưởng và thể chế
thống trị một cách nhanh chóng hơn. Chúng tôi cho rằng, đây là một nguyên nhân quan
trọng làm cho Nhật Bản giành được thành công trong tiến trình cận đại hóa quốc gia trước
Trung Quốc.
2. TƯ TƯỞNG VỀ THỂ CHẾ THỐNG TRỊ CỦA HAI NƯỚC TRUNG - NHẬT THỜI
KỲ THẾ KỶ 17
Đầu thế kỷ 17, lịch sử Đông Á phát sinh nhiều biến động lớn. Năm 1600, Tokugawa
Leyasu giành chiến thắng trong cuộc chiến Sekigahara, đánh bại gia tộc Toyotomi, nắm
thực quyền thống trị đất nước, năm 1603 Tokugawa Leyasu được phong tước hiệu
“Chinh di đại tướng quân”, sáng lập Mạc phủ Edo (Giang Hộ Mạc phủ). Hơn 40 năm
sau, Gia tộc Ái Tân Giác La tiến vào Trung Nguyên, sáng lập triều Thanh. Cùng với
việc tiếp tục mở rộng Nho giáo, triều Thanh ban bố các biện pháp tăng cường thể chế
pháp trị, nhằm xây dựng một thể chế thống trị vững chắc. Đây cũng là thời kỳ xuất hiện
một số luồng tư tưởng mang màu sắc chủ nghĩa dân tộc phê phán, công kích thể chế
92 ĐỖ TIẾN QUÂN
chính trị quân chủ chuyên chế tại Trung Quốc. Cùng thời gian này, sau khi thành lập
Mạc phủ Edo, Tokugawa đẩy mạnh tuyên truyền Chu Tử học với mong muốn dùng
nguyên lý trật tự tự nhiên trong học thuyết Chu Tử để thiết lập một trật tự thống trị mới.
2.1. Học thuyết “Trật tự thống trị” của Trung Quốc thời kỳ thế kỷ 17
Về vấn đề thiết lập trật tự thống trị, nhà Thanh cũng tiếp thu những kinh nghiệm thống
trị của triều đại trước, mở rộng Nho giáo, ban bố các biện pháp tăng cường thể chế pháp
trị, nhằm mau chóng chấm dứt tình trạng mất ổn định, thiết lập lại trật tự quốc gia.
Đây cũng là thời kỳ xuất hiện một số luồng tư tưởng phê phán thể chế chính trị quân
chủ chuyên chế tại Trung Quốc, đại diện tiêu biểu cho tư tưởng này là Cố Viêm Vũ,
Hoàng Tông Hi, Vương Phu Chi [1]. Tư tưởng phê phán thể chế thống trị quân chủ
chuyên chế phong kiến của họ thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, xuất phát từ góc độ chế độ để nghiên cứu nguyên nhân dẫn tới sự diệt vong
của nhà Minh, từ đó tiến hành phê phán thể chế. Trong “Minh Di đãi phỏng lục”, sau
khi nghiên cứu, phân tích các chế độ quân sự, quan lại, khoa cử của nhà Minh, Hoàng
Tông Hi đưa ra tư tưởng cấp tiến là để tể tướng điều hành triều đình, chỉ ra “tể tướng
điều hành triều đình, mới đảm bảo chính trị, xã hội ổn định, giúp đỡ sửa chữa những
khiếm khuyết của hoàng đế, nhưng triều Minh phế bỏ tể tướng, làm cho hoàng đế mất đi
chỗ dựa, đồng thời không bị ước thúc. Hoạn quan nhân dịp đó thay thế vai trò của tể
tướng, chi phối hoàng đế” 1.
Thứ hai, xuất phát từ góc độ quan hệ giữa trung ương và địa phương để tiến hành phê
phán quyền lực quá tập trung của hoàng đế. Cố Viêm Vũ cho rằng, sự thất bại của chế độ
phong kiến là do những sai lầm của triều đình trong thực thi chế độ quan lại tại các quận
huyện 2. Ông đề xuất áp dụng chính sách cho quan huyện đảm nhiệm chức vụ cả đời, sau
đó cho con cái của họ kế nhiệm, như thế, họ sẽ coi khu vực huyện mà họ quản lý là tài sản
riêng của họ, từ đó quản lý, lãnh đạo một cách tận lực, cứ như thế, quốc gia sẽ có sự thống
trị một cách có hiệu quả 3. Có thể thấy, ông đã nhạy bén phát hiện được mâu thuẫn sâu
sắc giữa chính quyền trung ương và quan lại địa phương trong chế độ quân chủ chuyên
chế, vì thế, tuy rằng biện pháp của ông khó có thể được áp dụng, nhưng cũng phản ánh
được phần nào nội dung của luồng tư tưởng mới này trong xã hội đầu triều Thanh. Vương
Phu Chi thì cho rằng, bản thân chế độ quận huyện hai nghìn năm nay được xây dựng trên
cơ sở chuyên chính tập quyền của chính quyền trung ương đã bắt đầu bộc lộ tính mâu
thuẫn và tính phản động một cách rõ rệt, tạo thành những nguy cơ cho xã hội, ông chỉ ra,
nếu không cải cách chế độ quận huyện này, chế độ sẽ bị tiêu vong. 4
1 黄宗羲(1926). 明夷待访录,卷四,梁溪图书馆,无锡,第 10 页。(Hoàng Tông Hi (1926). Minh Di đãi
phỏng lục, quyển 4, Thư viện Lương Khê, Vô Tích, tr. 10.)
2 顾炎武(1959).古亭林诗文集,中华书局,北京,第 12 页。(Cố Viêm Vũ (1959). Cố Đình Lâm thi văn tập,
NXB Trung Hoa thư cục, Bắc Kinh, tr. 12.)
3 顾炎武(1959).古亭林诗文集,中华书局,北京,第 12 页。(Cố Viêm Vũ (1959). Cố Đình Lâm thi văn tập,
NXB Trung Hoa thư cục, Bắc Kinh, tr. 12.)
4 石冲 (1976).“略论王夫之的革新政治路线——兼评《读通鉴论》”,文史哲,1976 年第 2 期,第 29-37 页。
(Thạch Sung (1976). “Bàn về con đường cải cách chính trị của Vương Phu Chi, kiêm luận “Độc thông giám luận””,
Tạp chí Văn Sử Triết, số 2 năm 1976, tr. 29-37.)
TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH THỂ CHẾ THỐNG TRỊ... 93
Có thể thấy, các quan điểm trên thể hiện các nhà tư tưởng này chưa tìm được một chế
độ chính trị mới thay thế chế độ quân chủ chuyên chế. Họ đặt hi vọng sửa chữa những
khiếm khuyết của chế độ phong kiến vào tay hoàng đế và tể tướng. Họ cũng chưa đưa ra
được những ý tưởng chính trị mới. Những ý tưởng của họ cũng vẫn chỉ xoay quanh
phạm vi khái niệm truyền thống như “quân quyền” 5, “tướng quyền” 6, “phong kiến”,
“quận huyện”... Động cơ của họ không có “tính cận đại”, tức là bản chất tư tưởng của
họ cũng chỉ là một sự phản ứng đối với những biến động to lớn trong xã hội khi triều
Minh bị diệt vong. Vì thế đây cũng chỉ là một sự tự nhận thức, tự phê phán, tự điều
chỉnh của giai cấp thống trị mà thôi. 7
2.2. Tư tưởng về trật tự xã hội của Nhật Bản thời kỳ thế kỷ 17
Sau khi giành được quyền thống trị đất nước, ý thức được không thể dùng chính sách
trong thời chiến để áp dụng trong trị quốc trong thời bình, Tokugawa Leyasu lấy Chu
Tử học làm chỗ dựa cho tính hợp pháp của chính quyền, từ đó xây dựng trật tự quân-
thần trong vương quốc.
Xét về thời gian, Chu Tử học du nhập vào Nhật Bản cùng với Thiền tông từ thời kỳ
Kamakura. Thời gian đầu, Chu Tử học chỉ được truyền bá trong tăng lữ phật giáo và các
quan lại vùng Kyoto, có vị thế rất thấp trong Phật giáo. Sau này, nhờ sự nỗ lực của
Seika Fujiwara và Hayashi Razan, Chu Tử học thực hiện bước nhảy vọt về vị thế và ảnh
hưởng đối với xã hội Nhật Bản. Lý do chủ yếu để Mạc phủ Edo chọn Chu Tử học làm
tư tưởng chính thống cho chế độ là vì họ cho rằng, tư tưởng chính trị của Chu Tử học
phù hợp với chủ trương thống trị của mình. Do đó, đây cũng là thời kỳ thịnh hành nhất
của Chu Tử học tại Nhật Bản. Phạm trù cao nhất của Chu Tử học là lý, tức là thể thống
nhất của bản thể, quy luật, luân lý, từ đó tuyệt đối hóa trật tự xã hội trong xã hội phong
kiến, đưa lý học thành một hệ thống duy tâm khách quan hoàn chỉnh, làm cho thể chế
thống trị phong kiến trở thành lực lượng siêu việt. Kế thừa tư tưởng đó, Hayashi Razan
cho rằng: “Trời vốn ở trên, đất vốn ở phía dưới, vị thế trên dưới đã được xác lập, tức là
trên quý dưới hèn. Từ trên xuống dưới, mọi người đều phải biết cái lý của trật tự tự
nhiên đó. Lòng người cũng phải như thế, không được vi phạm cái trật tự trên dưới và
quý hèn này, như thế mới đúng đạo lý làm người. Khi thực hiện đúng cái đạo lý làm
người này thì việc trị nước sẽ yên, sự nghiệp của nhà vua sẽ thịnh” 8. Có thể thấy, tư
tưởng dùng “trật tự tự nhiên” để giải thích cho “trật tự đẳng cấp trong xã hội” chính là
tư tưởng mà Mạc phủ Edo cần để duy trì sự thống trị xã hội.
Xét từ góc độ động cơ chủ quan, Mạc phủ Edo muốn dùng Chu Tử học làm căn cứ lý
luận cho trật tự thống trị mới do họ xây dựng nên, đồng thời loại bỏ khuynh hướng “hạ
5 Quyền hành của hoàng đế.
6 Quyền hành của tể tướng.
7 张分田、萧延中(1998).中华文化通志.政治学志,上海人民出版社,上海,第 33 页。(Trương Phân Điền,
Tiêu Diên Trung (1998). Lịch sử chính trị văn hóa Trung Hoa, NXB Nhân dân Thượng Hải, Thượng Hải, tr. 33.)
8 近代日本思想研究会(1992).近代日本思想史,第一卷,商务印书馆,北京,第 6-7 页。(Hội nghị nghiên
cứu tư tưởng Nhật Bản thời cận đại (1992). Lịch sử tư tưởng Nhật Bản thời cận đại, quyển 1, NXB Thương vụ ấn thư
quán, Bắc Kinh, tr. 6-7.)
94 ĐỖ TIẾN QUÂN
khắc thượng” thịnh hành trong suốt thời kỳ chiến tranh trước đó. Trên thực tế, Chu Tử
học đã phát huy tác dụng không nhỏ, giúp Mạc phủ Edo ổn định tình hình trong nước,
củng cố địa vị thống trị của mình. Nhưng một mặt, tư tưởng này cũng đánh thức tư
tưởng “tôn vương” 9 trong tâm thức người dân, làm cho vị thế hợp pháp của Mạc phủ
Edo bị suy yếu một phần, đây cũng chính là điều mà Tokugawa Leyasu chưa nghĩ tới
được khi tiến hành tuyên truyền mở rộng tư tưởng của Chu Tử học. Đối với vấn đề này,
nhà tư tưởng Ogyu Sorai cho rằng: “Các quan lại trong nước tuy đều là gia thần của
tướng quân, thế nhưng quan tước của họ đều là do chiếu thư của vua ban cho, vì thế
trong số họ, nhất định sẽ có người cho rằng triều đình Kyoto mới thực sự là chính danh.
Họ sở dĩ phục tùng Mạc phủ, bởi vì họ tạm thời còn sợ thế lực của Mạc phủ” 10. Nhà
nghiên cứu Fukuchi Genichiro cũng nhận xét: “Hán học trở thành tư tưởng đối trọng với
tư tưởng Chu Tử học mà Mạc phủ ủng hộ, những người chống lại tư tưởng của Mạc phủ
đều bị tàn hại” 11.
Có thể thấy, sự phê phán và ý tưởng về trật tự thống trị xã hội của các nhà tư tưởng hai
nước thời kỳ thế kỷ 17 đều xuất phát từ thực tiễn xã hội hai nước, là sản phẩm của điều
kiện lịch sử đặc thù của mỗi nước, đồng thời không chịu ảnh hưởng trực tiếp của tư
tưởng phương Tây.
3. TƯ TƯỞNG ĐỔI MỚI THẾ CHẾ THỐNG TRỊ CỦA HAI NƯỚC TRUNG - NHẬT
TỪ THẾ KỶ 18 ĐẾN GIỮA THẾ KỶ 19
Từ thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19, cả hai nước Trung - Nhật đều xuất hiện tư tưởng Thực
học (Jitsugaku) 12, nội dung bao trùm hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội thế nhưng, tính chất của hai tư tưởng này tại hai nước là hoàn toàn khác nhau. Tại
Trung Quốc, đây là luồng tư tưởng sản sinh nhằm đối phó với những nguy cơ nghiêm
trọng của cuộc khủng hoảng xã hội, vì thế những chủ trương và chính sách của tư tưởng
này tại Trung Quốc không mang ý nghĩa thời cận đại. Tại Nhật Bản, tư tưởng này có
bước phát triển đáng kể và mang hơi thở của thời kỳ cải cách thể chế mới, phong phú và
đa dạng hơn. [2]
3.1. “Thuyết tự cải cách” tại Trung Quốc
Giữa thời Thanh, cùng với khủng hoảng xã hội ngày càng nghiêm trọng và tư tưởng
Thực học được truyền bá rộng rãi, nội bộ giai cấp thống trị phong kiến và giới sĩ đại phu
xuất hiện tư tưởng “tự cải cách”. Tiêu biểu là tư tưởng phê phán chính trị của Cung Tự
Trân và Ngụy Nguyên.
Trước chiến tranh Nha phiến, nhà tư tưởng Cung Tự Trân đã phê phán kịch liệt những
vấn đề của tư tưởng và xã hội đương thời. Việc phê phán của ông tập trung vào các chủ
9 Tôn vương: Tư tưởng khôi phục đế quyền.
10 升味准之辅(1997).日本政治史,第一册,商务印书馆,北京,第 6 页。(Masumi Junnosuke (1997). Lịch
sử chính trị Nhật Bản, quyển 1, NXB Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh, tr. 6)
11 福地源一郎(1967). 幕府衰亡论,平凡社,东京,第 24-26 页。(Fukuchi Genichiro (1967), Mạc phủ suy
vong luận, NXB Heibonsha, Tokyo, tr. 24-26.)
12 Phong trào tiền Duy Tân, tiền hiện đại hóa.
TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH THỂ CHẾ THỐNG TRỊ... 95
đề truyền thống. Thứ nhất, phê phán sự suy thoái của xã hội phong kiến: “Từ kinh đô
cho đến bốn phương, phú hộ biến thành người nghèo, người nghèo biến thành người
đói, người dân biến thành kẻ hạ tiện, tình trạng này diễn ra khắp các tỉnh, người dân
sống qua ngày còn khó, nói gì đến chuyện sống qua năm?” 13, “Trong tình hình này,
những người cầm quyền phải dùng văn và người tài, phải loại bỏ những người thừa,
không phân biệt rõ trắng đen, đó là những kế sách để trị quốc” 14. Thứ hai là, kêu gọi
triều đình “tự cải cách” để cứu vãn sự suy vong của chế độ: “Chính sách của tổ tiên để
lại nhất định có khiếm khuyết, nếu đợi nước ngoài ép ta cải cách, chi bằng tự cải cách?”
15. Ông ý thức một cách nhạy bén rằng, nguyên nhân căn bản dẫn đến sự suy thoái của
chế độ đương thời là do chế độ chuyên chế tập quyền một cách cực đoan của hoàng đế.
Vì thế, ông chủ trương dùng quan hệ quân thần theo kiểu “chủ - khách” để thay thế cho
quan hệ kiểu “chủ - nô bộc”. Đồng thời cho rằng, quần thần khi gặp vua đều phải quỳ
gối chào, đó là hành động làm mất đi liêm sỉ cần thiết của con người. Ông nhấn mạnh,
chỉ có thay đổi quan hệ quân thần một cách cơ bản, không bảo thủ duy trì những quy tắc
cũ, như thế mới có thể loại trừ nạn tham nhũng trong chốn quan trường, đồng thời giữ
lại được nhiều nhân tài. 16 [4]
Luận thuyết về cải cách chính trị của Ngụy Nguyên cũng có nhiều điểm tương đồng.
Ông không chỉ cho rằng, trời, đất, người, vật đều luôn thay đổi, mà xã hội loài người
cũng luôn luôn biến đổi. Ông coi các sự kiện lịch sử như một ván cờ lớn, thay đổi biến
hóa đa dạng: “Cái gọi là loạn thế, yêu ghét, cát hung, thành bại trong lịch sử cũng giống
như một ván cờ, tung hoành ngang dọc, biến hóa khó lường, thành hàng trăm hàng vạn
ván cờ khác nhau” 17. Ngụy Nguyên còn kế thừa tư tưởng của Cung Tự Trân: “Lịch sử
thay đổi theo từng triều đại, được tạo ra theo thời gian” 18 [4] khi cho rằng: “Địa, khí,
thiên thay đổi theo thời gian, lịch sử cũng thay đổi theo thời thế” 19. Vì thế, bất luận là
giới tự nhiên, hay là xã hội loài người, bất luận là phương diện vật chất hay văn hóa, cả
thế giới đều nằm trong sự biến đổi không ngừng. Ông chỉ ra, sự biến đổi của thế giới là
xu thế lịch sử tất yếu, không ai có thể cưỡng lại được, cho dù là “tổ tông, thánh hiền”,
bởi vì đó là sự “tự biến đổi” 20.
13 龚自珍(1975). 西域置行省议,龚自珍全集,上海人民出版社,上海,第 106 页。(Cung Tự Trân (1975).
Tây Vực trí hành tỉnh nghị, Cung Tự Trân toàn tập, NXB Nhân dân Thượng Hải, Thượng Hải, tr. 106.)
14 龚自珍(1975).乙丙之际著议第九,龚自珍全集,上海人民出版社,上海,第 7 页。(Cung Tự Trân (1975).
Ất Bỉnh chi tế chú nghị đệ cửu, Cung Tự Trân toàn tập, NXB Nhân dân Thượng Hải, Thượng Hải, tr. 7)
15 龚自珍(1975). 乙丙之际著议第九,龚自珍全集,上海人民出版社,上海,第 58 页。(Cung Tự Trân
(1975). Ất Bỉnh chi tế chú nghị đệ cửu, Cung Tự Trân toàn tập, NXB Nhân dân Thượng Hải, Thượng Hải, tr. 58.)
16 龚自珍(1975).乙丙之际著议第九,龚自珍全集,上海人民出版社,上海,第 58 页。(Cung Tự Trân
(1975). Ất Bỉnh chi tế chú nghị đệ cửu, Cung Tự Trân toàn tập, NXB Nhân dân Thượng Hải, Thượng Hải, tr. 58.)
17 魏源(2000).默觚,辽宁人民出版社,沈阳,第 16 页。(Ngụy Nguyên (2000), Mặc Cô, NXB Nhân dân Liêu
Ninh, Thẩm Dương, tr. 16.)
18 龚自珍(1975).乙丙之际著议第九,龚自珍全集,上海人民出版社,上海,第 51 页。(Cung Tự Trân
(1975). Ất Bỉnh chi tế chú nghị đệ cửu,Cung Tự Trân toàn tập, NXB Nhân dân Thượng Hải, Thượng Hải, tr. 51.)
19 魏源(1980).海国图志,上海辞书出版社,上海,第 12 页。(Ngụy Nguyên (1980). Hải quốc đồ chí, NXB
Thượng Hải từ thư, Thượng Hải, tr. 12.)
20 李素平 91999).“魏源以“变易”为主轴的今文经学思想”,北京社会科学,1999 年第 4 期,第 73-79 页。(Lý
Tố Bình (1999). “Ý tưởng lấy biến đổi làm trục chính trong tư tưởng kinh tế văn hóa của Ngụy Nguyên”, Tạp chí
Khoa học Xã hội Bắc Kinh, số 4 năm 1999, tr. 73-79.)
96 ĐỖ TIẾN QUÂN
Thế nhưng, xét dưới góc độ lịch sử, tư tưởng phê phán chính trị của Cung Tự Trân và
Ngụy Nguyên cũng chưa mang tính chất “ý thức cận đại” một cách thực sự, chủ yếu do
các nguyên nhân sau: Thứ nhất, trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, sự khác biệt về văn
minh Trung Quốc và phương Tây đã vô cùng rõ rệt, thế nhưng những nhà tư tưởng kêu
gọi sự “tự cải cách” của Trung Quốc đều không cảm nhận được một thời kỳ biến đổi
mạnh mẽ đã đến. Đồng thời, tư tưởng phê phán của họ cũng chưa bao giờ đề cập đến
quan niệm về thế giới trong “Trung Quốc trung tâm luận”, không thoát ra khỏi tư tưởng
Trung Quốc là nước tông chủ mà các nước khác phải thần phục. Thậm chí nhiều lúc họ
còn nhấn mạnh luận thuyết này, ví dụ như Cung Tự Trân: “Các nước thần phục triều
đình ta Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Lưu Cầu 21 và các nước Tây
Dương.” 22 Ông cho rằng, bất luận gặp phải nguy cơ hoặc khủng hoảng như thế nào, đế
quốc Trung Hoa vẫn là thiên triều trong “trật tự Hoa Di” [4]. Thứ hai, các tác phẩm của
các nhà tư tưởng thời kỳ này cũng chưa thoát khỏi phạm vi truyền thống, tập trung miêu
tả về Nho, Lễ, Tông pháp, chưa tiếp thu và khái quát những tri thức tiên tiến của
phương Tây.
3.2. Sự phát triển của luận thuyết cải cách thể chế thống trị giữa và cuối thời Mạc
phủ Edo
Cùng thời gian này, những mâu thuẫn giai cấp trong nội bộ Mạc phủ Edo trở nên
nghiêm trọng, tầng lớp trí thức nhận thức rõ những biến động to lớn của tình hình thế
giới và những mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội dưới thể chế thống trị của Mạc phủ.
Chính vì thế, đây cũng là thời kỳ sản sinh nhiều luồng tư tưởng về cải cách thể chế
thống trị trên đất nước Nhật Bản.
3.2.1. Tư tưởng Quốc học
Quốc học là phong trào văn học theo chủ nghĩa phục cổ được phát triển vào thời kỳ giữa
triều đại Mạc phủ Edo. Tôn chỉ của phong trào là tìm kiếm tinh thần dân tộc vốn có, làm
rõ “đạo xưa” (cổ đạo) của Nhật Bản qua những văn kiện và điển tích cổ điển Nhật Bản,
xem đạo lấy ra từ cổ điển Nhật Bản là tư tưởng vô thượng, đại diện tiêu biểu cho trường
phái này là Kadano Azumamaro, Kamono Mabuchi, Motoori Norinaga. Trong những
luồng tư tưởng đối lập với Chu tử học, thì Quốc học là một trong những luồng tư tưởng
có ảnh hưởng mạnh nhất tại Nhật Bản thời bấy giờ. Đến cuối thời kỳ Mạc phủ Edo,
Quốc học trở thành luồng tư tưởng chủ đạo chi phối ý thức chính trị đất nước. Sự phủ
định của tư tưởng Quốc học đối với thể chế Mạc phủ thể hiện trên hai phương diện: Thứ
nhất, trên cơ sở phê phán sự hư vi của “Đường tâm” (tư tưởng Nho giáo), “Phật tâm”
(văn hóa Phật giáo), kêu gọi khôi phục “Thái hòa tâm” (tinh thần Nhật Bản), coi Nhật
Bản là trung tâm, từ đó chĩa mũi nhọn phê phán trực tiếp vào tư tưởng Nho giáo và Phật
giáo. Quan điểm này có phần phi lý tính, nhưng trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, nó
lại mang tính chất phản phong kiến rõ rệt, làm lung lay địa vị thống trị của Chu Tử học.
Thứ hai, chủ trương “tôn vương” của Quốc học cũng là một sự phủ định đối với tính
21 Quần đảo Ryukyu.
22 龚自珍(1975). 乙丙之际著议第九,龚自珍全集,上海人民出版社,上海,第 118 页。(Cung Tự Trân
(1975). Ất Bỉnh chi tế chú nghị đệ cửu,Cung Tự Trân toàn tập, NXB Nhân dân Thượng Hải, Thượng Hải, tr. 118.)
TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH THỂ CHẾ THỐNG TRỊ... 97
hợp pháp của chế độ thống trị của Mạc phủ. Có thể nói, Quốc học sở dĩ trở thành tư
tưởng chủ đạo chi phối hình thái ý thức chính trị của đất nước thời kỳ cuối Mạc phủ, đó
là bởi vì nó phù hợp với mục đích chính trị nhằm khôi phục quyền lực trung ương tập
trung, khôi phục quyền uy tôn giáo thời cổ đại cho Thiên hoàng. 23
3.2.2. Tư tưởng Tây học
Do áp dụng chính sách bế quan tỏa cảng, Nhật Bản thời kỳ Mạc phủ Edo dường như
hoàn toàn bị ngăn cách với thế giới bên ngoài, thế nhưng thực tế không phải như vậy.
Thông qua phong trào Hà Lan học (Rangaku) 24, tri thức phương Tây liên tục được
truyền bá vào Nhật Bản, giai cấp thống trị Nhật Bản cũng vì thế có mối liên hệ tương
đối thường xuyên với bên ngoài. Mạc phủ chủ trương đưa Hà Lan học vào trong nước,
mục đích nhằm lợi dụng “tính thực dụng” của Tây học để củng cố sự thống trị của
mình. Nhưng điều Mạc phủ không ngờ được là, tư tưởng phản phong kiến trong Tây
học càng làm cho Mạc phủ đứng về phía đối lập của phong trào này. Về vấn đề này,
giáo sư Ebisawa Arimichi nhận xét: “Trong thời kỳ bế quan tỏa cảng, một số lượng
không nhỏ người Nhật Bản có đòi hỏi mãnh liệt về tìm hiểu tri thức thế giới, trên thực
tế, đòi hỏi này tự thân nó đã mang tính chất phản phong kiến, đặc biệt là, khi những tri
thức về nhân văn và địa lí được mở rộng, tính chất này càng rõ rệt” 25.
Cùng với sự tiếp nhận tri thức phương Tây, giới tri thức Nhật Bản cũng xuất hiện phong
trào quốc gia cải lương, ví dụ như tác phẩm “Dị ngôn thưởng lãm” của Arai Hakuseki
như là một cuốn sách Bách khoa toàn thư, bản thân các tri thức trong đó cũng là một
nhân tố chống lại thể chế chính trị đương thời. Năm Minh Hòa thứ 9 (1772), Hayashi
Shihei viết cuốn “Đại cương minh họa Tam Quốc” và “Hải quốc binh đàm”. Trong “Hải
quốc binh đàm”, Hayashi Shihei xác định lại những đặc điểm của đảo quốc Nhật Bản,
ông cho rằng, “Đảo quốc” chỉ “Đất nước bốn bề không có quốc gia nào liền kề trên đất
liền, bốn bề tiếp giáp với biển, nhưng đảo quốc cũng cần có sự chuẩn bị về vũ trang cho
tương xứng với tầm thế, đồng thời phải thay thế các binh pháp Trung Quốc và các học
thuyết từ cổ tới kim của Nhật Bản” 26. Trên cơ sở cách nhìn mới về đảo quốc Nhật Bản,
Hayashi Shihei chủ trương Nhật Bản phải xây dựng hải quân theo mô hình Châu Âu.
Ông cũng chỉ ra rằng, nếu muốn tăng cường tiềm lực quốc phòng thì Nhật Bản cần phải
thay đổi chế độ cát cứ phong kiến, ngăn chặn tận gốc các cuộc nội chiến, về bản chất,
đây là một lời thách thức đối với thể chế thống trị của Mạc phủ.
Có thể nói, thời kỳ giữa thế kỷ 19 về trước, một bộ phận giới trí thức Nhật Bản đã ý thức
được một cách rõ rệt rằng, đằng sau những tàu chiến bọc sắt và súng đại bác của phương
Tây ẩn dấu một chế độ mang tính chất quyết định sự tồn vong của đất nước. Đại diện tiêu
23 村上重良(1990).国家神道,商务印书馆,北京,第 61 页。(Murakami Shigeyoshi (1990), Thần đạo quốc
gia, NXB Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh, tr. 61.)
24 Phong trào học thuật truyền bá tri thức, văn hóa, khoa học kỹ thuật phương Tây vào Nhật Bản bắt đầu từ thế kỷ 18.
25 海老泽有道(1944).锁国史论,东洋堂出版社,东京,第 141 页。(Ebisawa Aramichi (1944). Lịch sử bế
quan tỏa cảng của Nhật Bản, NXB Chiyodaku, Tokyo, tr. 141.)
26 山本勋(1999).日本科学史,商务印书馆,北京,第 271 页。(Yamamoto Isao (1999). Lịch sử khoa học Nhật
Bản, NXB Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh, tr. 271.)
98 ĐỖ TIẾN QUÂN
biểu cho phái Tây học của Nhật Bản lúc bấy giờ là Shiba Kokan cũng cho rằng, Châu Âu
không chỉ có nền văn minh vật chất phát triển, mà nền văn minh tinh thần cũng hiện đại:
“Các phương diện như văn hóa, giáo dục, học vấn, sự nghiệp xã hội của Châu Âu rất
phát triển, vì thế xã hội xuất hiện nhiều nhân tài, việc giáo hóa phát triển mạnh, không có
kẻ ác giết hại người thân, hành thích người cầm quyền” 27. Điều này chứng tỏ ông đã có
sự hiểu biết đáng kể về nền văn minh phương Tây. Nhưng về tổng thể, các nhà tư tưởng
theo Tây học cũng chỉ mới dừng lại ở việc tán thưởng chế độ phương Tây, hoặc đưa ra
một số quan điểm có tính chất mơ hồ, chứ chưa phủ định hoàn toàn chế độ Mạc phủ.
3.2.3. Tư tưởng Nho giáo
Nho giáo là tư tưởng giáo học chính thống (quan học) chi phối suốt thời kỳ Mạc phủ Edo.
Thế nhưng ngay trong nội bộ Nho học cũng sản sinh luồng tư tưởng đòi hỏi cải cách
chính trị, tiêu biểu là tư tưởng phục cổ trong thời kỳ Genroku (Nguyên Lộc) (1688-1703).
Các nhà tư tưởng của trường phái này cho rằng, Chu Tử học không chứa đựng tinh thần
Nho giáo thực sự, chỉ có thể nắm được ý nghĩa thực sự của tư tưởng Khổng Tử khi đi tìm
hiểu lại điểm khởi đầu của nó. Họ cũng cho rằng, đạo lý và những sáng tạo của tiên
vương không đồng nhất với trật tự tự nhiên, họ phản đối “trật tự tự nhiên” trong học
thuyết Chu Tử học. Đồng thời, họ cũng chủ trương “tôn vương”, đây là tư tưởng cũng
được phân hóa từ tư tưởng Chu tử học, chủ trương này được truyền bá rộng rãi vào cuối
thời kỳ Mạc phủ, trở thành ngọn cờ đấu tranh chống lại thể chế Mạc phủ. 28
Các nhà tư tưởng phong trào này cũng mượn tư tưởng Nho giáo truyền thống của Trung
Quốc để làm căn cứ lý luận cho chủ trương ủng hộ Thiên hoàng, lật đổ Mạc phủ. Ví dụ
như lãnh đạo tinh thần của phong trào Duy Tân là Yoshida Shoin, trong thời gian bị
giam cầm đã viết tác phẩm “Bàn thêm về Mạnh Tử”. Trong đó, trên cơ sở tư tưởng “dị
tính cách mạng” của Mạnh Tử, ông sửa chữa, bổ sung và xây dựng tư tưởng Duy Tân
nhằm ủng hộ Thiên hoàng, lật đổ Mạc phủ. Đây là tư tưởng có ảnh hưởng lớn sau này
trong phong trào Duy Tân. 29
3.2.4. Tư tưởng của tầng lớp xã hội nghèo khổ
Thế kỷ 18, mâu thuẫn giai cấp trong xã hội Nhật Bản trở nên vô cùng sâu sắc, các cuộc
khởi nghĩa của nông dân liên tục nổ ra. Trước tình hình đó, Ando Shoeki và các học trò
của ông đại diện cho lợi ích của các tầng lớp nhân dân bị áp bức dưới đáy xã hội đã giơ
cao ngọn cờ đấu tranh chống lại trật tự thống trị đương thời. Sự phê phán của Ando
Shoeki đối với chế độ phong kiến có tính chất triệt để và hệ thống nhất thời bấy giờ. 30 [5]
27 村刚典嗣(1939).日本思想史研究,岩波书店,东京,第 244 页。(Maruoka Tsunetsugu (1939). Nghiên cứu
lịch sử tư tưởng Nhật Bản, NXB Iwanami, Tokyo, tr. 244.)
28 近代日本思想史研究会(1992).近代日本思想史,第一卷,商务印书馆,北京,第 10 页。(Hội nghị
nghiên cứu tư tưởng Nhật Bản thời cận đại (1992). Lịch sử tư tưởng Nhật Bản thời cận đại, quyển 1, NXB Thương vụ
ấn thư quán, Bắc Kinh, tr. 10.)
29 鲁霞 (2005).“吉田松阴的近代化意识”,日本研究,2005 年第 3 期,第 94-97 页。(Lỗ Hà (2005). “Ý thức cận
đại của Yoshida Shoin”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, số 3 năm 2005, tr. 94-97.)
30 依田熹家(1989). 简明日本通史,北京大学出版社,北京,第 179 页。(Yodayo Shiie (1989). Lược sử Nhật
Bản, NXB Đại học Bắc Kinh, Bắc Kinh, tr. 179.)
TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH THỂ CHẾ THỐNG TRỊ... 99
Là một trí thức ở vùng Touhoku-vùng nông thôn nghèo khó và lạc hậu nhất của Nhật
Bản, chứng kiến tận mắt sự nghèo khó của nông dân và sự bóc lột của chính quyền đối
với họ, ông suy nghĩ tìm tòi nguyên nhân của việc này, từ đó chỉ ra những mâu thuẫn
căn bản của xã hội và các giải pháp. Cuối thế kỷ 18, trong cuốn “Đường lối hoạt động
của tự nhiên”, Ando Shoeki đưa ra tư tưởng cấp tiến “Cải cách thời đại”, phản đối trật
tự thống trị đương thời. Ông cho rằng, trật tự 4 đẳng cấp trong xã hội (Thánh nhân, vua,
quan lại và phú hộ, quần chúng nhân dân) bóc lột lẫn nhau là không hợp lý, là một trật
tự như trong giới cầm thú.31 Trên cơ sở đó, ông đưa ra giả thuyết dùng “Trật tự thế giới
tự nhiên” thay thế cho “Trật tự pháp chế”, chủ trương loại bỏ “Thế giới pháp chế” thay
thế bằng “Thế giới tự nhiên”. Trong thế giới tự nhiên đó: “Người tự nhiên tự trồng trọt,
tự may mặc. Người có ruộng thì trồng ngũ cốc, người ở trong núi thì trồng cây lấy gỗ,
người ở bờ biển thì đánh bắt cá, sau đó trao đổi với nhauNhững công việc đó không
phân biệt trên dưới, thấp hèn, giàu nghèo, không có vua chúa, thánh hiền, không có kẻ
ngu dốt, không có trộm cướp, không có hình phạtĐó là một thế giới thanh bình”32. Có
thể nói, đây là thuyết không tưởng cấp tiến nhất trong lịch sử tư tưởng Nhật Bản, đồng
thời, đây cũng là sự phê phán sâu sắc đối với trật tự xã hội đương thời.
Từ tiến trình phát triển tư tưởng về thể chế chính trị của hai nước Trung-Nhật trong thế
kỷ 18 và 19, chúng ta có thể thấy rằng, Trung Quốc cũng từng xuất hiện luồng tư tưởng
phê phán chế độ quân chủ chuyên chế, thế nhưng tư tưởng này vẫn bị bó hẹp và chưa
thoát khỏi phạm vi truyền thống, chưa tiếp thu được những tri thức tiên tiến của phương
Tây. Về phía Nhật Bản, một bộ phận trí thức Nhật Bản đã ý thức được yếu tố chế độ ẩn
dấu đằng sau nền văn minh và vật chất phương Tây, tuy rằng ý thức đó còn chưa rõ rệt
và chỉ dừng lại ở cái vỏ bên ngoài. Đây cũng là thời kỳ mà các luồng tư tưởng cải cách
nở rộ trên đất nước Nhật Bản và có xu hướng đa nguyên hóa. Đó cũng là khác biệt lớn
nhất của hai nước, bởi vì, trong thời gian này Trung Quốc thực hiện chế độ trung ương
tập quyền và chính sách Nho giáo độc tôn, còn ở Nhật Bản, sự chia rẽ về quyền lực
chính trị dưới thể chế Mạc phủ làm cho các luồng tư tưởng chống Mạc phủ có không
gian tương đối tự do để phát triển. Đồng thời, tuy rằng Chu Tử học được coi là tư tưởng
chính thống, thế nhưng nó chưa bao giờ là một thể thống nhất với Mạc phủ, vị thế của
Chu Tử học cũng không đủ để áp đảo tất cả các tư tưởng khác.
3.3. Phong trào cải cách chính trị Trung - Nhật và luận thuyết cải cách thể chế
thống trị từ giữa thế kỷ 19
Chiến tranh Nha phiến có ảnh hưởng sâu sắc tới tư tưởng của hai nước Trung - Nhật,
thế nhưng các nhà tư tưởng Trung Quốc vẫn chưa kết hợp được sự tổng kết bài học kinh
nghiệm về nguyên nhân thất bại trong chiến tranh với sự phê phán đấu tranh chống chế
độ quân chủ chuyên chế. Ngược lại, các nhà tư tưởng Nhật Bản đã đẩy luận thuyết cải
cách thể chế chính trị lên một cao trào mới. Cùng thời gian này, quan điểm về thể chế
31 奈良本辰也(1967).统道真传,上册,岩波书店,东京,第 123 页。(Naramoto Tatsuya (1967). Thống đạo
chân truyền, quyển thượng, NXB Iwanami, Tokyo, tr. 123.)
32 奈良本辰也(1967).统道真传,上册,岩波书店,东京,第 48 页。(Naramoto Tatsuya (1967). Thống đạo
chân truyền, quyển thượng, NXB Iwanami, Tokyo, tr. 48.)
100 ĐỖ TIẾN QUÂN
nhà nước hiện đại theo mô hình phương Tây cũng được phát triển một cách đáng kể tại
hai nước Trung - Nhật.
Dù thời kỳ đầu thế kỷ 19, thông qua các giáo sĩ Kito giáo và phong trào Hà Lan học, hai
nước Trung - Nhật cũng nắm được một số tình hình về thể chế nhà nước hiện đại
phương Tây, tuy nhiên những hiểu biết của họ cũng tương đối hạn chế và có nhiều điểm
chưa rõ ràng, nhầm lẫn. Về phía Trung Quốc, sau thất bại trong chiến tranh Nha phiến
lần thứ nhất, dù phải chịu nỗi nhục phải cắt đất và bồi thường chiến phí, thế nhưng rất
nhiều quan lại và sĩ phu vẫn cho rằng, điểm mạnh của người Tây dương chỉ là có tàu
chiến bọc thép và đại bác mà thôi, còn về chế độ văn võ, lễ nghĩa, giáo hóa thì còn xa
mới bì kịp đế quốc Trung Hoa 33. Họ cũng không nhận ra được tính ưu việt của chế độ
dân chủ tư bản chủ nghĩa và những hạn chế của chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến
34. Nhiều lúc, họ còn hiểu sai về chế độ các nước phương Tây. Ví dụ trong “Tứ Châu
Chí”, tác giả Lâm Tắc Từ gọi chế độ nghị viện của nước Anh là “Hội nghị Nha môn”,
cho rằng đó là cơ quan thương nghị chuyện đại sự của quốc gia, những việc lớn như
chiến tranh hoặc nghị hòa, quốc vương có thể đề xuất, nhưng quyết định cuối cùng nằm
trong tay Hội nghị Nha môn.35 Trong “Hải quốc đồ chí”, Ngụy Nguyên biểu thị sự kinh
ngạc đối với chế độ tổng thống 4 năm của Mỹ 36. Từ Tục Xa cũng miêu tả chế độ nghị
viện của nước Anh: “Thủ đô có lưỡng viện, một là Thượng nghị viện, hai là Hạ nghị
viện Khi đất nước có đại sự, quốc vương sẽ ra chiếu dụ cho thủ tướng, thủ tướng yêu
cầu Thượng viện và Hạ viện thương nghị xem có thực thi được hay không” 37, ông cũng
bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với chế độ tổng thống của Mỹ: “là chủ thiên hạ hàng ngàn
dặm mà không xưng vương hiệu, không truyền ngôi cho con cháu, hết mình làm việc
công đây là điều kỳ lạ” 38. Sự tán thưởng của ông đối với chế độ nghị viện và tổng
thống của phương Tây ngầm ẩn chứa sự nghi hoặc và phê phán đối với chế độ quân chủ
chuyên chế phong kiến [3]. Qua đó có thể thấy, sự hiểu biết của Trung Quốc đối với thể
chế chính trị phương Tây còn nằm trong giai đoạn bắt đầu tìm hiểu, giới thiệu và truyền
bá, ngay cả những “người Trung Quốc hiện đại” thời bấy giờ như Ngụy Nguyên, Lâm
Tắc Từ cũng chưa đưa việc cải tạo chính thể phong kiến thành một phương pháp giúp
Trung Quốc thoát ra khỏi khủng hoảng xã hội đương thời.
33 陈胜粦 (1991).“鸦片战争前后中国人面对西方双重挑战的回应”,中山大学学报,1991 年第 1 期,第 8-21
页。(Trần Thắng Lân (1991). “Sự ứng phó của Trung Quốc với thách thức hai mặt của phương Tây trước và sau
chiến tranh Nha phiến”, Tạp chí Đại học Trung Sơn, số 1 năm 1991, tr. 8-21.)
34 徐华(1997).中国近代思想简史,吉林出版社,长春,第 59 页。(Từ Hóa (1997). Lược sử tư tưởng cận đại
Trung Quốc, NXB Cát Lâm, Trường Xuân, tr. 59.)
35 林则徐(2002). 四洲志,华夏出版社,北京,第 28 页。(Lâm Tắc Từ (2002), Tứ Châu Chí, NXB Hoa Hạ,
Bắc Kinh, tr. 28.)
36 魏源(1998). 海国图志,卷六十,岳麓书社,湖南,第 1652 页。(Ngụy Nguyên (1998). Hải quốc đồ chí,
Quyển 60, NXB Nhạc Lộc Thư xã, Hồ Nam, tr. 1652.)
37 徐续畲(2001). 瀛环志略,卷七,上海书店,上海,第 235 页。(Từ Tục Xa (2001). Doanh hoàn chí lược,
quyển 7, NXB Thượng Hải thư điếm, Thượng Hải, tr. 235.)
38 徐续畲(2001). 瀛环志略,卷七,上海书店,上海,第 277 页。(Từ Tục Xa (2001). Doanh hoàn chí lược,
quyển 7, NXB Thượng Hải thư điếm, Thượng Hải, tr. 277.)
TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH THỂ CHẾ THỐNG TRỊ... 101
Thập niên 50, 60 của thế kỷ 19, cùng với sự tiếp xúc và giao lưu với phương Tây ngày
càng nhiều hơn. Một số nhà tư tưởng Trung Quốc bắt đầu nhận ra rằng, sự lạc hậu của
Trung Quốc không chỉ thể hiện ở phương tiện vật chất thông thường, mà nó dường như
còn thể hiện ở chế độ chính trị xã hội. Từ góc độ này, họ nghiên cứu tìm hiểu nguyên
nhân sự cường thịnh của phương Tây, tiêu biểu cho tư tưởng này là Phùng Quế Phân.
Sau khi nghiên cứu so sánh hiện trạng Trung Quốc với phương Tây một cách có hệ
thống, ông chỉ ra: “Nhân tài, địa lợi, quan hệ quân thần, danh với thực của Trung Quốc
không bằng nước ngoài”. Ông cũng tán thưởng công cuộc cải cách Minh Trị của Nhật
Bản, đồng thời cho rằng, sở dĩ Nhật Bản có thể đánh bại “Thiên triều thượng quốc”
Trung Hoa, không chỉ bởi vì do họ có tàu chiến bọc sắt và đại bác, mà ẩn sau đó là tác
dụng của nhân tố “chế độ” 39. Trong lịch sử cận đại Trung Quốc, Phùng Quế Phân là
người mở ra con đường mới nghiên cứu văn minh phương Tây dưới góc độ chế độ
chính trị xã hội.
Cùng thời gian này, đất nước Nhật Bản cũng rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng về mọi
mặt từ kinh tế, chính trị đến xã hội. Các nhà tư tưởng Nhật Bản cũng bắt đầu chú ý
nghiên cứu chế độ chính trị phương Tây. So với Trung Quốc, các kênh tìm hiểu tri thức
nước ngoài của Nhật Bản phong phú và đa dạng hơn. Đây cũng là thời kỳ các luồng tư
tưởng đòi cải cách thể chế thống trị của Nhật Bản bắt đầu phát triển mạnh và có những
ảnh hưởng lớn trong xã hội, tiêu biểu là tư tưởng “Tôn vương nhương di” 40, “Công vũ
hợp thể luận” 41, “Tôn vương đảo Mạc luận” 42, “Công nghị chính thể luận” 43. Thế
nhưng thời gian đầu, các nhà tư tưởng Nhật Bản vẫn có những nhận thức sai lầm về chế
độ phương Tây, ví dụ như năm Koka (Hồng Hóa) thứ 3 (1846), Mitsukuri Shogo cho
rằng, Thượng viện và Hạ viện của các nước phương Tây là một loại “Nha môn”, năm
1851, Mitsukuri Genpo cho rằng, Quốc hội của các nước phương Tây là triều đình, các
nghị sĩ là quan lại 44. Dần dần, quá trình tìm hiểu và tiếp xúc làm cho họ càng hiểu rõ
hơn về chế độ nghị viện phương Tây. Năm Keio (Khánh Ứng) thứ nhất (1865), khi
được phái đi sứ châu Âu, Okada viết: “Nghị Sự Đường chia làm hai viện, một là
Thượng viện, hai là Hạ viện, Tể tướng và các trọng thần bàn bạc việc nước tại Thượng
viện, thành viên tham gia bàn bạc tại Thượng viện là đại biểu của nhân dân” 45. Có thể
nói, nhận định của Okada là điều hoàn toàn chính xác. Năm 1860, trong tác phẩm
“Quốc thị tam luận”, Yokoi Shonan cũng ra sức tán thưởng chế độ tổng thống của Mỹ:
“Thống lĩnh quyền hành toàn quốc, không truyền chức vụ cho con, bỏ chế độ quân thần,
39 李志茗 (2010).“在复古与学西之间——论冯桂芬的行政改革思想”,福建论坛,2010 年第 6 期,第 93-99
页。(Lý Chí Danh (2010). Giữa Phục cổ và Tây học-bàn về tư tưởng cải cách hành chính của Phùng Quế Phân, Tạp
chí Phúc Kiến luận đàm, số 6 năm 2010, tr. 93-99.)
40 Tư tưởng khôi phục đế quyền và bài ngoại.
41 Tư tưởng xây dựng quốc gia thống nhất với sự hợp tác của Thiên hoàng và Mạc phủ.
42 Tư tưởng khôi phục sự thống trị tuyệt đối của Thiên hoàng, lật đổ Mạc phủ.
43 Tư tưởng xây dựng quốc gia thống nhất theo thể chế chính trị kiểu nghị viện Châu Âu.
44 于桂芬(2003).西风东渐——中日摄取西方文化的比较研究,台湾商务印书馆,台北,第 164 页。(Vu
Quế Phân (2003). Nghiên cứu so sánh quá trình tiếp nhận văn hóa phương Tây của hai nước Trung-Nhật, NXB
Thương vụ ấn thư quán Đài Loan, Đài Bắc, tr. 164.)
45 依田熹家(1997).日中两国现代化比较研究,北京大学出版社,北京,第 87 页。(Yodayo Shiie (1997).
Nghiên cứu so sánh tiến trình hiện đại hóa hai nước Trung - Nhật, NXB Đại học Bắc Kinh, Bắc Kinh, tr. 87.)
102 ĐỖ TIẾN QUÂN
làm cho đất nước yên bình”, đồng thời ca ngợi chế độ nghị viện của nước Anh: “Tại
nước Anh, chính thể là vì dân, mọi việc nghị sự đều có dân tham gia, tạo điều kiện
thuận lợi cho cuộc sống của nhân dân”.46 Vì thế, cũng có thể thấy, sự tìm hiểu về chế độ
chính trị phương Tây thời cận đại của cả hai nước Trung-Nhật đều trải qua một quá
trình lâu dài và khó khăn.
4. KẾT LUẬN
Có thể thấy, sự hình thành và phát triển tư tưởng cải cách thống trị khác biệt đã thúc đẩy
Nhật Bản giành được thành công trước trong tiến trình cận đại hóa quốc gia khi so sánh
với Trung Quốc. Điểm nổi bật cũng cần nhắc đến ở đây là, sở dĩ Nhật Bản sau này trong
công cuộc Minh Trị Duy Tân giành được thắng lợi nhanh chóng, thứ nhất là bởi vì chế
độ chính quyền nhị nguyên dưới thể chế thống trị của Mạc phủ được duy trì một cách
liên tục, là điều kiện thuận lợi cho các luồng tư tưởng cải cách thể chế tiếp tục phát
triển. Các luồng tư tưởng phê phán chính trị này khi kết hợp với các phong trào vận
động chính trị trong thực tế trực tiếp tạo nên công cuộc cải cách thể chế thống trị sau
này. Thứ hai là, Nhật Bản thời kỳ cuối Mạc phủ cũng không bị nước ngoài xâm chiếm,
việc chuyển giao quyền lực từ Mạc phủ cho Thiên hoàng diễn ra một cách hòa bình
dưới tác động và sự liên minh của các phái, vì thế Nhật Bản luôn giữ được tính thống
nhất nội bộ cao độ trước áp lực của các cường quốc phương Tây. Trong khi đó, Trung
Quốc vẫn chưa tìm ra được một tư tưởng cải cách thể chế thống trị mang tính hệ thống,
sự nhận thức về nền chính trị dân chủ Châu Âu mới dừng ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu,
giới thiệu và truyền bá, chứ chưa đi vào giai đoạn áp dụng trong thực tiễn, Trung Quốc
cũng phải đồng thời đối mặt với nhiều vấn đề như sự xâm lược của các cường quốc, sự
chia rẽ trong nội bộ quốc gia vì thế, nhiệm vụ cải cách thể chế thống trị, xây dựng
quốc gia dân tộc thời cận đại của Trung Quốc trở nên vô cùng khó khăn. Chỉ đến khi
năm 1912, Trung Quốc tiến hành cuộc cách mạng lật đổ triều Thanh, xây dựng nước
cộng hòa theo mô hình phương Tây, trật tự phong kiến truyền thống Trung Hoa mới
hoàn toàn sụp đổ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] 陈来 (1989).“中国近代思想的回顾与前瞻”,天津社会科学,1989 年第 5
期。(Trần Lai (1989). “Tư tưởng cận đại Trung Quốc, nhìn lại và triển vọng”, Tạp
chí Khoa học xã hội Thiên Tân, số 5 năm 1989.)
[2] 向珂 (2008). “18 世纪东亚儒学思想比较研究”,国际学术动态,2008 年第
3期。(Hướng Kha (2008). “Nghiên cứu so sánh tư tưởng Nho học khu vực Đông Á
thời kỳ thế kỷ 18”, Tạp chí Hoạt động học thuật quốc tế, số 3 năm 2008. )
[3] 徐继畲(2001). 瀛寰志略,卷七,上海书店,上海。(Từ Tục Xa (2001).
Doanh hoàn chí lược, quyển 7, NXB Thượng Hải thư điếm, Thượng Hải.)
[4] 龚自珍(1975). 乙丙之际著议第九,龚自珍全集,上海人民出版社,上海。
46 渡边崋山、高野长英、佐久间象山(1978).日本思想大系,第 55 卷,岩波书店,东京,第 448 页。
(Watanabe Kazan, Takano choei, Sakuma Shozan (1978). Hệ thống tư tưởng Nhật Bản, quyển 55, NXB Iwanami,
Tokyo, tr. 448.)
TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH THỂ CHẾ THỐNG TRỊ... 103
(Cung Tự Trân (1975), Ất Bỉnh chi tế chú nghị đệ cửu, Cung Tự Trân toàn tập, NXB
Nhân dân Thượng Hải, Thượng Hải.)
[5] 依田熹家(1989). 简明日本通史,北京大学出版社,北京。(Yodayo Shiie
(1989). Lược sử Nhật Bản, NXB Đại học Bắc Kinh, Bắc Kinh.)
Title: THOUGHTS OF REFORMING INSTITUTIONAL GOVERNANCE OF CHINA AND
JAPAN FROM THE 17TH CENTURY TO THE MID OF 19TH CENTURY
Summary: From the 17th century until the 19th century, the idea of institutional order and
governance of two countries China and Japan fluctuated significantly. In terms of time,
Japanese ideologists go ahead China in criticizing the contemporary institutional dominance,
and there is a debate that is fiercer and more plentiful than Chinese thinkers around the issue of
“reforming of institutional governance”. In terms of overall, in addition to a number of
similarities, due to the difference of specific conditions of two countries, China and Japan, the
formations of thoughts in two countries also have different characteristics. This is an important
reason for Japan to achieve success in the process of national modernization before China. The
history has proved, different evolutions of thoughts of reforming institutional governance have
greatly influenced modernization process of each country.
Keywords: Institutional governance; thoughts; reform
TS. ĐỖ TIẾN QUÂN
Khoa tiếng Trung Quốc, Học viện Khoa học Quân sự
Email: quandovn@yahoo.com
(Ngày nhận bài: 22/5/2015; Hoàn thành phản biện: 27/02/2016; Ngày nhận đăng: 30/5/2016)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34_533_dotienquan_14_do_tien_quan_2017_2_24_3252_2020341.pdf