Chính hệ thống các từ Hán Việt cổ này đã góp phần tạo nên màu sắc trang trọng, cổ
kính, đậm tính ước lệ của thi pháp văn học Trung đại Việt Nam. Nhưng cùng với xu
hướng hiện đại hóa ngôn ngữ, một bộ phận rất lớn các từ Hán Việt này không còn được
sử dụng trong từ vựng tiếng Việt hiện đại, chúng chỉ còn là dấu tích ngôn ngữ của một
thời kỳ đã qua trong lịch sử dân tộc. Hiện nay rất ít người bản ngữ có thể hiểu và lý giải
được ý nghĩa thực sự của chúng, nhất là khi đứng độc lập khỏi văn bản.
Chính tự vị của Taberd đã hệ thống hóa lại những từ ngữ cổ của tiếng Việt, cung
cấp diện mạo từ vựng tiếng Việt trong thế kỷ XVII, làm cơ sở cho chúng ta nghiên cứu
và đối chiếu với diện mạo tiếng Việt ngày hôm nay. Số lượng các đơn vị từ vựng cổ này
là nguồn tư liệu quí báu và vô giá để những người yêu quí và nghiên cứu tiếng Việt có
thể tìm hiểu tiếng Việt trong các thời kì trước, phát hiện ra những qui luật phát triển và
biến đổi của tiếng Việt. Nó tạo cơ sở nền tảng cho các chuyên ngành ngữ âm lịch sử, từ
nguyên học và cho ta nhận diện được tiếng Việt trong suốt chiều dài lịch sử. Từ đó,
chúng ta có cơ sở để hiểu biết, giải thích và có những phương pháp xử lí các vấn đề của
tiếng Việt hiện đại phù hợp, khoa học, góp phần vào sự chuẩn hoá và làm giàu đẹp thêm
cho tiếng Việt.
9 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 810 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Từ tiếng việt cổ trong Dictionarium Anamitico - Latinum của J.L.Taberd - Đỗ Thùy Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
TỪ TIẾNG VIỆT CỔ TRONG DICTIONARIUM
ANAMITICO - LATINUM CỦA J.L.TABERD
Đỗ Thùy Trang
Trường Đại học Quảng Bình
Tóm tắt. Tiếng Việt như chúng ta đang sử dụng ngày nay đã trải qua một quá trình lâu dài
hình thành, biến đổi và phát triển, đã được rèn giũa, chuẩn hoá để trở thành một thứ tiếng giàu
đẹp, phong phú, diễn đạt hết các ý tưởng. Trong quá trình đó, bằng nhiều cơ chế khác nhau,
tiếng Việt không ngừng sản sinh ra các đơn vị từ vựng mới nhằm cập nhật và hiện đại hóa ngôn
ngữ, đáp ứng sự đòi hỏi của xã hội. Đồng thời tiếng Việt cũng dần mất đi một bộ phận từ ngữ
hoặc chúng bị đẩy lùi xuống lớp từ vựng tiêu cực, thu hẹp phạm vi sử dụng. Đó chính là hệ thống
từ ngữ cổ. Đối với đa số người bản ngữ đương đại, hệ thống từ cổ này thực sự như những “tử
ngữ”, chúng không được tri nhận, lưu giữ trong ý thức và sử dụng trong đời sống hàng ngày.
Chúng ta chỉ có thể bắt gặp chúng như một hình ảnh của quá khứ xa xôi trong các tác phẩm văn
chương cổ, đặc biệt chúng được ghi chép và lưu giữ trong những cuốn từ điển của các giáo sĩ
phương Tây và các linh mục Việt Nam biên soạn vào thời kỳ bình minh của chữ quốc ngữ như từ
điển Anam-Lusitan-Latinh (thường gọi là từ điển Việt-Bồ-La) của Giáo sĩ Alexandre de Rhodes,
Dictionarium Anamitico -Latinum (tự vị Việt - Latinh) do giám mục Taberd biên soạn và Đại
Nam Quốc âm tự vị của P.Huỳnh Tịnh Của. Trong đó, không thể không nhắc đến hệ thống từ
ngữ tiếng Việt cổ trong Dictionarium Anamitico- Latinum của giám mục J.L.Taberd.
1. VỀ DICTIONARIUM ANAMITICO - LATINUM
Dictionarium Anamitico -Latinum (Nam Việt dương hiệp tự vị; Tự vị Việt - Latinh)
do giám mục Jean Louis Taberd biên soạn tại Việt Nam từ cuối thế kỉ XVIII (từ năm
1772 đến năm 1773) nhưng mãi đến đầu thế kỉ XIX mới được xuất bản tại Ấn Độ (năm
1838). Là “một tài liệu không thể bỏ qua vì nó đánh dấu một chặng đường quan trọng
trong lịch sử hình thành nền quốc học Việt Nam” (Trần Văn Toàn - Cựu GS ĐH Công
giáo Lile, Pháp) nhưng đến nay tự vị Việt - Latinh hầu như đã tuyệt bản.
Ngay từ thế kỉ XVII, các giáo sĩ Tây phương sang Việt Nam truyền giáo đã ra sức
quan sát phong tục tập quán, đồng thời học cả tiếng nói và chữ viết của người bản xứ để
dễ bề chia sẻ niềm tin tôn giáo của họ. Trong thời kỳ này các giáo sĩ phương Tây không
chỉ là những nhà truyền bá tôn giáo mà họ còn tỏ ra là những người am hiểu văn hóa, ngôn
ngữ của nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Điều này thể hiện qua những cuốn
sách, những công trình nghiên cứu về các lĩnh vực khác nhau như tôn giáo, văn hóa, ngôn
ngữ... họ còn để lại cho hậu thế.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
Bìa và trang nhất tự vị Việt - Latinh của J.Taberd
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
Đầu thế kỉ XVII, giáo sĩ Girolamo Maiorica (Ý) đã soạn ra hàng chục cuốn sách đạo
bằng chữ Nôm. Sau đó giáo sĩ Alexandre de Rhodes (Pháp) đã cho in tại Roma năm 1651
sách giáo lí bằng chữ quốc ngữ, sách về ngữ học Việt Nam bằng tiếng Latinh và tự vị
Việt-Bồ-La. Sáng tạo ra các công trình ấy vốn là những người có học thức, có đầu óc cởi
mở và được giúp sức bởi những người bản xứ, vốn là những thầy giảng đi theo cộng tác
trong việc truyền giáo. Họ cũng là những người biết chữ Hán, chữ Nôm và hiểu biết các
phong tục tập quán nước ta.
Mấy thế kỉ về trước, tiếng Latinh là ngôn ngữ dùng trong giáo hội Công giáo đồng
thời cũng là ngôn ngữ của giới học giả châu Âu, cũng như vị trí của chữ Hán ở miền
Đông châu Á. Các giáo sĩ, các học giả thời đó ngoài tiếng mẹ đẻ còn am hiểu cả tiếng
Latinh. Vì thế, Taberd cũng như các giáo sĩ khác viết sách và tự điển bằng tiếng Latinh,
không chỉ dành cho người Công giáo mà còn hướng đến giới học giả châu Âu nhằm giới
thiệu ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam. Thật thú vị khi A.de Rhodes, J.Taberd là những
người nói tiếng Pháp nhưng đã soạn tự vị Việt - Latinh chứ không soạn tự vị Việt - Pháp.
Lý do thật đơn giản, họ là những người đi giảng đạo, chia sẻ niềm tin Công giáo chứ
không phải là người đi truyền bá văn hoá, chính trị và học thuật nước Pháp. Về sau này,
khi người Pháp can thiệp vào Việt Nam và đặt nền móng thống trị trên đất nước Việt
Nam, thì lúc đó mới xuất hiện tự vị Pháp-Việt, Việt-Pháp.
Nét độc đáo của Tự vị Taberd là có cả chữ Latinh, chữ Nôm lẫn chữ quốc ngữ. Chữ
quốc ngữ được ghi khá chính xác cách phát âm, còn chữ Nôm chỉ ghi bằng mặt chữ. Phần
đầu cuốn từ điển, tác giả trình bày những nhận xét sơ bộ về tiếng Việt, sau đó giảng về
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
âm học, thanh học và văn phạm Việt Nam. Soạn giả viết tỉ mỉ về chính âm, phụ âm đầu
và phụ âm cuối, đặc biệt là về hệ thống sáu thanh điệu của tiếng Đàng Ngoài. Phần chính
của tự vị gồm 620 trang, mỗi trang chia làm hai cột. Các chữ trong tự vị được xếp theo
trật tự ABC của mẫu tự Latinh nhưng mỗi từ đều được viết bằng chữ Nôm trước, sau đó
viết theo mẫu tự Latinh rồi dịch nghĩa ra tiếng Latinh. Tiếp theo là thêm các kiểu nói sử
dụng các từ đó. Vì J.Taberd hoạt động truyền giáo ở Đàng Trong nên tự vị nặng về tiếng
Đàng Trong. Ngoài những từ ngữ thông thường, tự vị có 40 trang dành cho những từ ngữ
chuyên môn về thực vật học, cây cối, hoa quả, rau cỏ ở Đàng Trong.
Nội dung và cấu trúc của tự vị Việt - Latinh đã chứng tỏ sự am tường và uyên thâm
của soạn giả Taberd cùng những người cộng sự không những trong lĩnh vực ngôn ngữ
học (tiếng Latinh, tiếng Nôm, tiếng Việt, tiếng Hán) mà còn cả lĩnh vực khoa học tự
nhiên. Chúng ta có thể tra cứu tự vị theo chữ Hán, chữ Nôm hay chữ quốc ngữ đều dễ
dàng.
2. VỀ TỪ CỔ TRONG TIẾNG VIỆT
Xung quanh thuật ngữ từ cổ, giới Việt ngữ học vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến khác
nhau, chưa thực sự thống nhất. Nhưng chúng tôi quan niệm từ cổ là những từ thuộc hai
nhóm sau đây:
Một là những từ đã được sử dụng phổ biến trong lịch sử nhưng hiện nay không còn
tồn tại trong từ vựng đồng đại, chúng biểu thị những đối tượng mà trong tiếng Việt hiện
nay đã có các từ đồng nghĩa tương ứng để thay thế. Bản thân chúng bị đẩy ra ngoài hệ
thống từ vựng hiện đại, bởi trong quá trình phát triển ngôn ngữ đã xảy ra những xung đột
về ý nghĩa hoặc về ngữ âm, kết quả là chúng đã được các đơn vị từ vựng khác thay thế
hoàn toàn. Vì vậy trong từ vựng đồng đại, chúng thuộc về lớp từ cổ.
Hai là từ vị trí toàn dân, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, nay chúng đã bị thu hẹp
phạm vi sử dụng, trở thành lớp từ vựng tiêu cực như từ địa phương, trở thành từ cổ.
Dù thuộc nhóm nào thì tựu trung lại, từ cổ chỉ xuất hiện trong phạm vi hẹp, như
trong các tác phẩm văn học, lịch sử, ghi chép cổ, hoặc được dùng theo vùng miền địa lý,
không mang tính phổ biến, kết quả là không phải người bản địa nào hiện nay cũng hiểu
được ý nghĩa của từ cổ. Có thể có những từ vẫn được dùng như một số yếu tố trong từ
ghép nhưng đã bị mất nghĩa hoàn toàn về mặt đồng đại, đa số người sử dụng không lí giải
được ý nghĩa từ nguyên của chúng. Do đó, một căn cứ được sử dụng để xác định từ cổ là
cảm thức của người bản ngữ đương đại. Tuy nhiên, tiêu chí này chỉ mang tính chất tương
đối, vì nó phụ thuộc nhiều vào khả năng ngôn ngữ của người dùng nên mang tính chủ
quan.
3. HỆ THỐNG TỪ CỔ TRONG TỰ VỊ VIỆT – LATINH CỦA J.TABERD
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
Xuất phát từ quan niệm này, chúng tôi đã thống kê được gần 600 đơn vị được xem
là cổ trong tự vị của Taberd. Tuy nhiên, so với các từ điển khác, như của A.de Rhodes,
Huỳnh Tịnh Củathì tự vị của Taberd có điểm khác biệt cơ bản, đó là trong khi làm tự
điển, Taberd chỉ thống kê các đơn vị trong sự đối chiếu Hán- Nôm- quốc ngữ - Latinh
chứ không hề giải thích nghĩa của các đơn vị từ đó. Vì vậy, việc thống kê từ cổ trong tự
vị của Taberd gặp nhiều khó khăn khi phải thực hiện thao tác nhận diện nghĩa của từ.
Mặt khác, tác giả làm tự vị lấy đơn vị cơ bản không phải là từ mà các tiếng (âm tiết), các
yếu tố cấu tạo từ, trên cơ sở đó mới dẫn giải minh họa một số từ thường gặp có chứa các
tiếng đó. Cách làm này tuy có gây khó khăn cho người làm thống kê nhưng nó xuất phát
từ bản chất loại hình và truyền thống âm tiết của tiếng Việt, phản ánh nhận thức bước đầu
tuy còn cảm tính nhưng hết sức chính xác của Taberd về loại hình ngữ âm đơn lập, âm
tiết tính cao độ của tiếng Việt. Do đó, kết quả 600 đơn vị ở đây là âm tiết (đương nhiên
nhiều khi trùng với các từ đơn) chứ không phải hoàn toàn là các từ. Số lượng từ cổ trong
tự vị trên thực tế vì thế sẽ lớn hơn con số 600 rất nhiều, vì mỗi âm tiết như vậy, Taberd
có thể dẫn nhiều từ khác nhau, mà chúng tôi chỉ lấy một số để minh hoạ.
Khảo sát tự vị, có thể nhận thấy hệ thống từ cổ tiếng Việt gồm các nhóm sau đây:
Trước hết chúng ta có thể tìm thấy trong tự vị những từ đã hoàn toàn biến mất trong
hệ thống tiếng Việt hiện đại. Cùng biểu thị những sự vật ấy nhưng chúng đã được thay
thế bằng các hình thức ngữ âm hoàn toàn khác.
Ví dụ: xâm (nói xâm), sằn (sằn dã), rấn (rấn thuyền,) phãng (cái phãng), nhăp
(thức nhăp), lế (cách lế), chệc (chệc a), ác vàng, bai (thanh bai, bẻ bai)
Có thể khẳng định hiện nay những từ này đã không còn tồn tại trong hệ thống từ
vựng tiếng Việt đồng đại. Người bản ngữ không còn tri nhận ý nghĩa về chúng nữa,
không sử dụng chúng trong giao tiếp hằng ngày. Chỉ trừ một bộ phận rất nhỏ những
người nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ, văn hóa, văn học...có thể hiểu được ý nghĩa đã từng
có của những đơn vị này. Sự biến mất của những đơn vị ngôn ngữ này là hiện tượng phổ
biến và có tính quy luật tất yếu trong ngôn ngữ. Từ vựng của ngôn ngữ là một kho sẵn có,
chỉ mang tính ổn định tương đối. Trong lòng hệ thống ổn định thống nhất đó luôn luôn
diễn ra những quá trình vận động trái chiều nhau của các yếu tố. Một quá trình không
ngừng làm giàu, phát triển vốn từ bằng nhiều cơ chế khác nhau (các phương thức chuyển
nghĩa, vay mượn, ghép...) để sản sinh từ mới nhằm đáp ứng xu hướng cập nhật và hiện
đại hóa ngôn ngữ. Ngược lại, có một quá trình triệt tiêu, làm biến mất hoặc tiêu cực hóa
một số đơn vị tỏ ra lỗi thời, tần suất sử dụng ít. Hai quá trình đối lập này luôn diễn ra
song song, thể hiện quy luật vận động tất yếu của bất kỳ ngôn ngữ nào, trong đó tiếng
Việt cũng không phải là ngoại lệ. Do đó, xét về phương diện lịch sử, tự vị của Taberd có
một ý nghĩa vô cùng to lớn, là pho tư liệu quý báu lưu giữ tiếng nói của dân tộc ta trong
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
một thời kỳ dài của quá khứ đã qua. Đây là một trong những cơ sở hiếm hoi cung cấp
những minh chứng ngôn ngữ cho những ai quan tâm đến lịch sử ngữ âm, lịch sử từ vựng
lẫn văn hóa Việt Nam. Đây cũng là luận chứng không thể bác bỏ được chứng minh cho
sự phát triển không ngừng của từ vựng tiếng Việt qua các thời kỳ lịch sử. Đồng dạng với
kiểu từ cổ này, chúng ta còn bắt gặp trong tự vị của Taberd những âm tiết hiện vẫn còn
được sử dụng, nhưng hoàn toàn không có khả năng độc lập, tự nghĩa mà chúng chỉ xuất
hiện trong những tổ hợp từ ghép. Chúng chỉ có chức năng như một yếu tố cấu tạo từ
mang ý nghĩa ngữ pháp đơn thuần trong các từ phức (láy hoặc ghép) chứ người bản ngữ
không giải thích được ý nghĩa từ vựng của chúng:
Vạng (chạng vạng), chạ (chung chạ), vạy (chạy vạy), ken (đông ken), lòn (cơm lòn),
khem (kiêng khem), thuyên (thuyên bệnh), chạ (chung chạ), lện (sợ lện)...
Với tự vị Việt- Latinh của Taberd, ông đã cho chúng ta thấy rõ rằng vào thời ông
làm tự vị, các tiếng này vẫn được dùng với tư cách độc lập và có nghĩa. Sự biến mất
nghĩa của chúng chính là quá trình nhòe nghĩa, hư hóa ý nghĩa trong quá trình vận động
của ngôn ngữ. Ý nghĩa của chúng đã được chuyển di vào trong yếu tố đi kèm, cho đến
một lúc bản thân chúng hoàn toàn trống nghĩa, phải tồn tại phụ thuộc vào yếu tố kèm
theo. Người nghiên cứu ngôn ngữ có thể dễ dàng tìm lại được nét nghĩa từ nguyên của
chúng qua những tự vị có tính lịch sử như Việt- Latinh của Taberd. Từ đó, chúng ta có
thể hiểu thêm về cơ chế ổn định cũng như biến đổi lớp vỏ ngữ âm lẫn nội dung ý nghĩa
bên trong những tổ hợp từ tưởng như đã hoàn toàn cố định.
Nhóm từ cổ thứ hai lại có liên quan đến từ vựng tiếng Việt hiện đại, nhưng không
phải là mối liên quan với lớp từ toàn dân mà chỉ với lớp từ vựng địa phương. Trong tự vị,
thật thú vị khi chúng ta nhận diện được một lượng lớn các từ hiện đang sống đời sống của
một sinh ngữ thật sự ở một số vùng địa lý của Việt Nam. Phần lớn chúng phân bố ở vùng
phương ngữ Bắc Trung Bộ, cụ thể là ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Trong tự vị của Taberd, hệ thống những từ này chiếm đến
gần 40%. Có thể kể ra như:
Rứa (răng rứa); sỉnh (làm sỉnh); sún (sún cơm); quải (đơm quải, quải lạy); nỏ
(nỏ tiếng, nỏ giọng); nhợ (dây nhợ, nhợ câu); nhởi (đi nhởi); nạy (xeo nạy); mén
(trấng mén); khín (ăn khín); khén (lúa khén); bãm (người bãm); đò (giả đò); bươi
(bươi móc); lện (sợ);chùng (vụng); nghẹ (lọ nghẹ); ngoả (ngoả nguê)...
Trong lịch sử ngôn ngữ học Việt Nam, vùng địa lý thường được gọi là Khu IV cũ,
từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế là một
vùng hết sức đặc biệt. Nói như GS Nguyễn Tài Cẩn trong Giáo trình Lịch sử ngữ âm
tiếng Việt thì đây (vùng Bắc Trung Bộ) “là kho tàng cứ liệu vô cùng quý báu của tiếng
Việt”, bởi chính nơi đây vẫn còn lưu giữ một cách sinh động nhiều nét cổ của tiếng Việt,
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
mang dáng dấp của tiếng Việt khoảng 500 năm trở về trước mà hiện nay hầu như đã hoàn
toàn biến mất khỏi hệ thống từ vựng tiếng Việt toàn dân. Sự bảo lưu ngôn ngữ này xuất
phát chủ yếu từ yếu tố địa lý. Như chúng ta đều biết, Bắc Trung Bộ là một vùng có địa
hình chia cắt bởi biển, núi, sông, đèo; do đó ảnh hưởng văn hóa và ngôn ngữ từ Trung
Quốc, Ấn Độ... không đáng kể. Chính vì vậy, nó vô tình trở thành “bảo tàng sống” cho
tiếng Việt hàng trăm năm qua. Những từ mà Taberd ghi lại trong tự vị hiện nay vẫn được
đông đảo người Bắc Trung Bộ sử dụng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Có thể
chứng minh được mối liên quan về ngữ âm học giữa những đơn vị này với các đơn vị
đồng nghĩa trong từ vựng toàn dân hiện đại:
Bảng đối chiếu một số từ cổ (phương ngữ BTB) với từ toàn dân hiện nay
Từ cổ (Phương ngữ
BTB)
Từ toàn dân Từ cổ (Phương ngữ
BTB)
Từ toàn dân
Trụng /ţ/ Nhúng /ŋ/ Bui /b/ Vui /v/
Chùng /c/ Vụng /v/ Bụ /b/ Vú /v/
Bàm /b/ Phàm /f/ Bẹo /b/ Véo /v/
Băm /b/ Phăm /f/ Bưa /b/ Vừa /v/
Cụ /k/ Gấu /γ/ Quều /k/ Khều /x/
Quan sát bảng đối chiếu trên chúng ta dễ dàng nhận ra sự biến đổi ngữ âm có tính
phổ biến và theo qui luật trong lịch sử phát triển tiếng Việt. Đó là quá trình xát hóa các
phụ âm tắc, diễn ra trong tiếng Việt khoảng 500 năm trở lại đây, mà vào thế kỷ XVII, khi
Taberd soạn tự vị chúng vẫn còn là các phụ âm tắc. Cùng với đó là sự biến đổi thanh điệu
theo âm vực từ thấp lên cao, giữ nguyên âm điệu (thanh nặng thành thanh sắc) hoặc biến
đổi âm điệu từ bằng sang trắc nhưng giữ nguyên âm vực (thanh huyền thành thanh nặng).
Vì vậy, tự vị Việt - Latinh của Taberd đã nối lại sợi dây lịch sử tưởng như đã đứt đoạn
trong ngữ âm tiếng Việt, từ tiếng Việt cổ (bằng chứng là giai đoạn khoảng thế kỷ XVII)
với phương ngữ Bắc Trung Bộ đến tiếng Việt hiện đại mà chúng ta đang sử dụng ngày
nay.
Nhóm từ cổ thứ ba chúng ta có thể tìm thấy trong tự vị Việt - Latinh là hệ thống
những từ Hán cổ mà hiện nay đã biến mất trong kho từ vựng tiếng Việt hiện đại: triến
mối, tĩ phương, lảo thảo, khỉ binh, khảm lãm, thung huyên, áng ná, thỉ mạt, ám
hạpChúng là các từ gốc Hán được tiếng Việt trung đại vay mượn và sử dụng khá phổ
biến trong các kiểu văn bản hành chính quan phương của Nhà nước phong kiến, đặc biệt
là trong phong cách ngôn ngữ văn chương:
- Em về thưa với thung huyên,
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
Chốn này ta đã thành duyên nhau rồi." (Ca dao)
- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)
- Xót thay huyên cỗi thung già "(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
- Mối tình đòi đoạn vò tơ
Giấc hương quan luống lần mơ canh dài (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
- Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn
Phận đẩu thăng đâu dám than trời (Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)
Chính hệ thống các từ Hán Việt cổ này đã góp phần tạo nên màu sắc trang trọng, cổ
kính, đậm tính ước lệ của thi pháp văn học Trung đại Việt Nam. Nhưng cùng với xu
hướng hiện đại hóa ngôn ngữ, một bộ phận rất lớn các từ Hán Việt này không còn được
sử dụng trong từ vựng tiếng Việt hiện đại, chúng chỉ còn là dấu tích ngôn ngữ của một
thời kỳ đã qua trong lịch sử dân tộc. Hiện nay rất ít người bản ngữ có thể hiểu và lý giải
được ý nghĩa thực sự của chúng, nhất là khi đứng độc lập khỏi văn bản.
Chính tự vị của Taberd đã hệ thống hóa lại những từ ngữ cổ của tiếng Việt, cung
cấp diện mạo từ vựng tiếng Việt trong thế kỷ XVII, làm cơ sở cho chúng ta nghiên cứu
và đối chiếu với diện mạo tiếng Việt ngày hôm nay. Số lượng các đơn vị từ vựng cổ này
là nguồn tư liệu quí báu và vô giá để những người yêu quí và nghiên cứu tiếng Việt có
thể tìm hiểu tiếng Việt trong các thời kì trước, phát hiện ra những qui luật phát triển và
biến đổi của tiếng Việt. Nó tạo cơ sở nền tảng cho các chuyên ngành ngữ âm lịch sử, từ
nguyên họcvà cho ta nhận diện được tiếng Việt trong suốt chiều dài lịch sử. Từ đó,
chúng ta có cơ sở để hiểu biết, giải thích và có những phương pháp xử lí các vấn đề của
tiếng Việt hiện đại phù hợp, khoa học, góp phần vào sự chuẩn hoá và làm giàu đẹp thêm
cho tiếng Việt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Tài Cẩn (1997), Giáo trình Lịch sử ngữ âm tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
[2] Trần Trí Dõi (2005), Giáo trình Lịch sử tiếng Việt, Nxb ĐHQG Hà Nội.
[3] J.Taberd (1838), Dictionarium Anamitico - Latinum, Nxb J.C.MARSHRMAN -SERAMPORE
(BENGALE), Ấn Độ.
[4] Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển tiếng Việt , Nxb Đà Nẵng.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
OLD VIETNAMSES WORDS IN DICTIONNATIUM
A MAMINTICO-LATIUM OF JL TABERD
Do Thuy Trang
Quang Binh University
Abstract. The paper is about “Dictionarium Anamitico - Latinum" compiled by Bishop
J.L.Taberd in 1770s. It is one of the earliest lexicons of Vietnamese script in which many old
words had disappeared in our current Vietnamese language. We can not recognize, understand
and use them now. But this lexicon had taken notes and remarked the past image of culture in the
old literary works or in the old dictionaries of Western and Vietnamese bishops and clergies in
the early history of our script. The study result is focused on the old word system in this lexicon,
compared with current Vietnamese words and given some viewpoints in order to help linguistic
students to know deeply their mother tongue.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12_do_thuy_trang_3731_2024783.pdf