Bên cạnh đó, đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin
Truyền thông thông qua các buổi giao ban báo chí hàng tuần cần
rút kinh nghiệm với lãnh đạo các cơ quan báo chí về nội dung
thông tin và hoạt động báo chí có biểu hiện lệch lạc hoặc vi phạm
thuần phong mỹ tục có ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ em;
chỉ đạo các cơ quan báo chí tích cực tuyên truyền, phổ biến
chính sách, pháp luật về bảo vệ và chăm sóc trẻ em; định hướng
thông tin cho các cơ quan báo chí về các đề tài dành cho trẻ em;
khuyến khích, biểu dương các bài viết tốt, các chương trình hay
về trẻ em. Đồng thời chỉ đạo đổi mới công tác truyền thông về
công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Nghiên cứu, đề xuất với
Chính phủ về công tác quản lý, phát huy vai trò của hoạt động
thông tin cơ sở (đội tuyên truyền, cổ động, các đài phường, xã,
các tuyên truyền viên ) với nội dung và hình thức truyền tảithông tin phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, từng
địa bàn cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này
14 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Truyền thông về trẻ em - Một số vấn đề cần quan tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Truyền thông về trẻ em - một số
vấn đề cần quan tâm
Truyền thông về trẻ em có những đặc điểm khá khác biệt với
truyền thông về những vấn đề khác, truyền thông về trẻ em có
những yêu cầu riêng phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lý của trẻ.
Nhằm bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin, bảo vệ nhân
phẩm, danh dự, thân thể và tính mạng trẻ em, điều 35 Luật Bảo
vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định rõ trách
nhiệm của các cơ quan thông tin tuyên truyền: 1. Tuyên truyền,
phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; 2. Giới thiệu mô
hình, điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong công tác bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em; phát hiện, phê phán hành vi vi
phạm quyền của trẻ em, trẻ em vi phạm những việc không được
làm.
Nhìn chung, công tác tuyên truyền về trẻ em của các cơ quan
báo chí cơ bản đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi thực tế xã hội.
Sinh thời, Bác Hồ là người luôn đau đáu nghĩ về trẻ em với mong
ước tạo những điều kiện tốt nhất để các em có cuộc sống tốt đẹp
hơn. Hai câu thơ của Bác đã đi vào lòng bao thế hệ người dân
Việt Nam : «Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn biết ngủ, biết học
hành là ngoan ». Ngay từ ngày đầu kiến quốc, Bác Hồ đã chỉ rõ
cần phải tạo điều kiện để cho các em được ăn, ngủ, học hành,
trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn cần phải bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em.
Thời gian qua, công tác tuyên truyền về bảo vệ, chăm sóc trẻ em
đã từng bước được đẩy mạnh với vai trò nổi bật của các phương
tiện thông tin đại chúng với rất nhiều hình thức truyền thông
phong phú đa dạng trên hầu hết các loại hình báo chí.
Số báo, tạp chí dành cho trẻ em có 14 tờ, chiếm 2,5% trong tổng
số các báo và tạp chí cuả cả nước. Báo in viết về trẻ em có thể
kể như: Báo Hoạ Mi, Nhi Đồng, Khăn Quàng Đỏ, Thiếu Niên Tiền
Phong, Tạp chí Gia Đình và Trẻ em, Báo Yêu trẻ, Báo Hoa Học
Trò.... Các báo, tạp chí khác không chuyên về trẻ em nhưng cũng
đều có chuyên mục hoặc thường xuyên đăng tải về các vấn đề
trẻ em, nhất là về luật pháp, cơ chế chính sách, các vấn đề bức
xúc trong công tác bảo vệ trẻ em.
Đối với hệ thống báo điện tử có trên 30 báo, tạp chí điện tử có
chuyên mục, chuyên trang, bài viết về vấn đề trẻ em. Trên các
chuyên mục “Xã hội” của các báo điện tử lớn như Đảng cộng sản
Việt Nam điện tử, Vnexpress, Vietnamnet, Dantri, các bài viết
về đề tài trẻ em xuất hiện khá thường xuyên.
Đặc biệt, các đài phát thanh, truyền hình trung ương và một số
thành phố lớn có thời lượng dành cho trẻ em khá cao và tăng
nhanh trong những năm gần đây. Điển hình là các chương trình,
chuyên mục được duy trì thường xuyên, quen thuộc với nội dung
phong phú, có chất lượng như: Thắp sáng tương lai, Người xây
tổ ấm, Chất lượng dân số, Đèn đom đóm, Trái tim cho em, Quà
tặng Cuộc sống ...trên VTV1; Con yêu của mẹ, Chúc bé ngủ
ngon, Làm cha làm mẹ, Công dân toàn cầu, Đường lên đỉnh
Olympia, Chúc bé ngủ ngon, Đoremi, ca nhạc thiếu nhi... trên
VTV3; Phim hoạt hình, Vì cuộc sống, Làm bạn với con, Tạp chí
thiếu nhi, Trò chuyện với con, Câu chuyện cuôí tuần.. trên VTV2,
Bé làm họa sĩ trên Kênh BiBi truyền hình cáp cùng nhiều
chương trình phát thanh dành cho thiếu nhi, chương trình phát
thanh về công tác bảo vệ, chăm sóc Trẻ em của Đài Tiếng nói
Việt Nam.
Hằng ngày, mở các kênh truyền hình, các trang báo giấy, mạng
điện tử... đều có thể bắt gặp các tin, bài viết về trẻ em. Toát lên
các bài viết tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ và lòng thương yêu
tha thiết của các nhà báo, của cộng đồng đối với trẻ em. Diện
mạo trẻ em được hiện lên khá rõ qua những bài viết phản ánh.
Bên cạnh những hình ảnh đẹp về những tấm gương trẻ em hiếu
thảo, ngoan hiền, khắc phục và vượt lên hoàn cảnh, vượt lên số
phận để học giỏi và sống có trách nhiệm với cha mẹ, với gia đình
và xã hội. Những tấm gương cá nhân, điển hình về chăm sóc trẻ,
nỗ lực đảm bảo quyền được học tập của trẻ em cũng được báo
chí thường xuyên phản ánh kịp thời.
Thông tin về trẻ em trên các trang báo chủ yếu được đưa vào các
chuyên mục: “Xã hội”; “Đời sống”; “Giáo dục” hay “Y tế” đây là
những chuyên mục chủ yếu thông tin về việc học hành, sức khỏe
của trẻ em để phụ huynh tiện theo dõi. Vấn đề truyền thông về trẻ
em tập trung vào một số chủ đề như: các vụ bạo hành, lạm dụng
trẻ em; trẻ lang thang, ăn xin, dính vào các tệ nạn xã hội; một số
bệnh liên quan đến trẻ em; trẻ nhiễm HIV/AIDS bị bỏ rơi không
nơi nương tựa; việc học hành, thi cử, trường lớp, sức khỏe của
các béNgoài những chủ đề trên, thông tin vui chơi, giải trí cho
trẻ em cũng được các báo phản ánh theo tính chất “xuân thu nhị
kỳ” đưa tin vào những ngày lễ, kỳ nghỉ hè của các bé
Nếu như các chủ đề về sức khỏe, học hành thi cử, trường lớp,
giải trí của các bé được các tờ báo đưa tin, viết bài với tính chất
để bố mẹ các bé tham khảo, có thông tin tốt nhất nuôi dạy con cái
khoa học thì thông tin luôn thu hút sự quan tâm của độc giả, có tít
giật giân chính là thông tin về việc trẻ bị lạm dụng; bị bạo hành
gia đình và bạo lực học đường
Ví như, hai vụ bạo hành trẻ em như vụ bạo hành em Hào Anh
(Cà Mau) và em Hồng Anh (Hoàng Mai – Hà Nội) đã gây sự chú ý
của công luận. Ngoài ra, vụ việc học sinh trường Trần Nhân Tông
(Hà Nội) đánh hội đồng bạn cùng lớp và mới đây hai học sinh nữ
trường THCS Vân Hồ (Hà Nội) đánh bạn cũng được phát lên
mạng Internet gây bức xúc trong dư luận. Điều đáng lên án chính
là thái độ thờ ơ, xa lạ, vô cảm của chính các em học sinh khi
chứng kiến bạn mình bị bạo hành mà vẫn thản nhiên quay băng
phát tán lên mạng Internet, để rồi từ đây, thông tin vụ bạo hành
tiếp tục lan nhanh với cấp số nhân trên mạng.
Vào mạng Google đánh chữ: “trẻ em bị bạo hành” có tới
3.830.000 kết quả chỉ trong vòng 0,19 giây, đánh chữ “trẻ em bị
bỏ rơi” có kết quả 3.320.000 kết quả trong vòng 0,06 giây, những
kết quả này phần nào thể hiện vấn đề bạo hành trẻ em luôn được
các tờ báo quan tâm, đăng tải.
Từ thực tế trên có thể nhận thấy, công tác thông tin, tuyên truyền
về trẻ em cũng còn nhiều hạn chế. Vẫn còn thiếu nhiều bài viết
hấp dẫn và thông tin sâu sắc về vấn đề này, thông tin về bảo vệ,
chăm sóc trẻ em còn đơn điệu, một là theo hướng khen, ngược
lại thì tập trung vào các vụ việc mang tính chất giật gân mà ít chú
ý đến khía cạnh quyền của trẻ em. Cách thức thể hiện, truyền tải
thông tin chưa hấp dẫn đông đảo bạn đọc, việc tuyên truyền về
luật pháp, chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em vẫn còn chung
chung, mới chỉ dừng lại ở quan điểm, chủ trương, chỉ mang tính
giới thiệu. Do vậy, hiệu quả và tác động xã hội chưa cao. Nội
dung các ấn phẩm báo chí chưa phản ánh kịp thời, sâu sắc và
đầy đủ về công tác này, một số chương trình phát thanh, truyền
hình về trẻ em bị thương mại hóa, làm giảm vai trò định hướng
thẩm mỹ, định hướng giáo dục nhân cách, lối sống lành mạnh
của dân cư nói chung và trẻ em nói riêng. Việc giáo dục cộng
đồng, gia đình và về kỹ năng, biện pháp bảo vệ trẻ trong nhiều
trường hợp, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo
còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp.
Hãy để các em lên tiếng
Truyền thông về trẻ em có những đặc điểm khá khác biệt với
truyền thông về những vấn đề khác, truyền thông về trẻ em có
những yêu cầu riêng phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lý của trẻ.
Bên cạnh đó các yếu tố như văn hoá, truyền thông, pháp luật,
quan niệmtrong việc đối xử với trẻ em cũng cần có những quy
định, đòi hỏi người làm báo cần năng động, linh hoạt để nắm bắt
kịp thời.
Đưa tin, viết bài về trẻ em có những thách thức riêng, trong một
số trường hợp, việc đưa tin về trẻ em có thể đẩy trẻ em vào
những tình huống khó xử, thậm chí khiến trẻ bị xa lánh. Mới đây,
tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã xây dựng bộ
nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp khi viết về trẻ em. Bộ nguyên
tắc nghề nghiệp này như một công cụ hỗ trợ các nhà báo trong
quá trình tác nghiệp về những vấn đề liên quan đến trẻ em.
UNICEF tin rằng bộ nguyên tắc sẽ giúp báo chí đưa tin về trẻ em
một cách khách quan và nhạy cảm. Những nguyên tắc này đảm
bảo các nhà báo phục vụ lợi ích tốt nhất của cộng đồng trong khi
không xâm phạm hoặc hạ thấp các quyền của trẻ em.
Những nguyên tắc đó là: phải thật sự tôn trọng các em nhỏ; khi
phỏng vấn phải chú ý đến quyền riêng tư của trẻ; Không đăng tải
một câu chuyện hoặc hình ảnh có thể đưa trẻ, anh em hoặc bạn
bè của trẻ vào tình huống khó khăn hoặc nguy hiểm ngay cả khi
những yếu tố nhận dạng được thay đổi, giấu đi hoặc không được
sử dụng. Đặc biệt phải luôn xác định, đưa thông tin nào cần cho
trẻ và có lợi cho trẻ, chứ không được đưa thống tin chỉ nhằm mục
đích bán báo
Ngoài ra, viết về trẻ em cần sinh động, cụ thể, dễ hiểu và hấp
dẫn, đây là những yêu cầu cơ bản để các bài báo về trẻ em được
đánh giá là đúng tiêu chuẩn. Phóng viên viết về chủ đề trẻ em
cần có lòng yêu nghề và yêu trẻ, lòng yêu nghề sẽ giúp phóng
viên tích cực học tập không ngừng để nâng cao kỹ năng viết bài,
lòng yêu trẻ sẽ giúp phóng viên đứng về phía đứa trẻ để hiểu
chúng và viết hay hơn. Viết về trẻ em thành phố khác viết về trẻ
em nông thôn, viết về trẻ em bị buôn bán khác với viết về trẻ em
bị bạo hành hoặc viết về việc trẻ em phạm pháp khác viết về trẻ
em bị xâm hại tình dục, tuỳ vào từng đối tượng trẻ em trong các
bài viết để phóng viên tự mình đặt câu hỏi, có nên dùng những từ
ngữ miêu tả chi tiết quá hay không? Chúng ta, các nhà báo đối
khi bắt gặp những bài viết của đồng nghiệp đi sâu vào miêu tả
quá chi tiết các vụ việc trẻ em bị xâm hại, thậm chí còn nêu rõ tên
tuổi, quê quán, bố mẹ, điều này vô hình chung lại làm các em
thêm một lần đau đớn.
Một điều cũng dễ bắt gặp trong công tác truyền thông về trẻ em là
người lớn hay nói hộ trẻ em quá nhiều, có nhiều câu hỏi phỏng
vấn được các em trả lời đều là ý kiến của người lớn gắn vào
miệng các em. Do vậy, cần tạo điều kiện để các em có thể bộc lộ
suy nghĩ, tư duy, chính kiến của mình trước những vấn đề các
em quan tâm. Hãy để các em lên tiếng.
Để vấn đề truyền thông cho trẻ em trên các báo được tốt hơn,
cần có nhiều lớp tập huấn cho phóng viên viết theo dõi lĩnh vực
này. Trên cơ sở các lớp tập huấn cho phóng viên, mạng lưới
những người viết về trẻ em trên các báo sẽ từng bước hình thành
tri thức, kỹ năng và kinh nghiệm tác nghiệp về đề tài trẻ em ngày
một nâng cao, phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề trẻ em
từng bước được thay đổi, diện mạo trẻ em trên báo chí và các
phương tiện truyền thông đại chúng dần dần được cải thiện tích
cực.
Hơn nữa, cũng cần tổ chức các cuộc thi viết chủ đề về trẻ em,
qua đó phát hiện, cổ vũ, biểu dương các nhân tố mới, các điển
hình tiên tiến trong việc giáo dục, bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt
Nam. Thông qua cuộc thi nhằm khích lệ lòng yêu nghề, say mê
sáng tạo, trách nhiệm xã hội, kỹ năng nghề nghiệp của nhà báo
viết về đề tài trẻ em. Nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết,
hoàn thiện kỹ năng tác nghiệp của các nhà báo, các nhà truyền
thông vận động xã hội đối với trẻ em, tích cực thay đổi thái độ và
hành vi của toàn xã hội với sự nghiệp giáo dục, chăm sóc và bảo
vệ trẻ em.
Bên cạnh đó, đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin
Truyền thông thông qua các buổi giao ban báo chí hàng tuần cần
rút kinh nghiệm với lãnh đạo các cơ quan báo chí về nội dung
thông tin và hoạt động báo chí có biểu hiện lệch lạc hoặc vi phạm
thuần phong mỹ tục có ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ em;
chỉ đạo các cơ quan báo chí tích cực tuyên truyền, phổ biến
chính sách, pháp luật về bảo vệ và chăm sóc trẻ em; định hướng
thông tin cho các cơ quan báo chí về các đề tài dành cho trẻ em;
khuyến khích, biểu dương các bài viết tốt, các chương trình hay
về trẻ em. Đồng thời chỉ đạo đổi mới công tác truyền thông về
công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Nghiên cứu, đề xuất với
Chính phủ về công tác quản lý, phát huy vai trò của hoạt động
thông tin cơ sở (đội tuyên truyền, cổ động, các đài phường, xã,
các tuyên truyền viên) với nội dung và hình thức truyền tải
thông tin phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, từng
địa bàn cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- truyen_thong_ve_tre_em_5667_446280.pdf