Truyện thần thoại và cổ tích Việt Nam từ góc nhìn văn hóa

Myths and tales are traditional stories about gods and humans in the early time of the world creation. Being categorised as folklore type but myths and tales deposit in its many values and cultural nuances of the nation. Wovening of the characteristics of culture and literature has created special features of these two categories. Read mythology and tales to capture the aesthetic perception and recognition of cultural values encoded in the images of literature to understand explanations of the origin of human of the Vietnamese people. Myths and tales is considered as the childhood stage, and is the starting point of the dreams and aspirations to help people overcome to develop but still do not forget to preserve the ethnic-soul characters. These are values that we can gain when reading folklore in general and myths and tales in particular.

pdf6 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Truyện thần thoại và cổ tích Việt Nam từ góc nhìn văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 02(18)/2011: tr. 35-40 TRUYỆN THẦN THOẠI VÀ CỔ TÍCH VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA LÊ KHÁNH TÙNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Thần thoại và cổ tích là những chuyện kể dân gian về các vị thần và con người vào thưở khai thiên lập địa. Là thể loại của văn học dân gian nhưng thần thoại và cổ tích lại trầm tích trong lòng nó rất nhiều giá trị và sắc thái văn hóa của dân tộc. Sự đan kết giữa đặc trưng của văn hóa và văn học đã tạo nên nét riêng của hai thể loại này. Đọc thần thoại và cổ tích là để nắm bắt quan niệm thẩm mỹ và nhận diện giá trị văn hóa được mã hóa trong các hình tượng văn học để hiểu và lý giải về cội nguồn và tâm thức của con người Việt Nam. Thần thoại và cổ tích là chặng đường ấu thơ, là điểm khởi dầu của những ước mơ và khát vọng giúp con người vượt lên phía trước để phát triển nhưng vẫn không quên giữ gìn những nét hồn của dân tộc. Đó là những giá trị mà chúng ta có được khi tiếp xúc với văn học dân gian nói chung, thần thoại và cổ tích nói riêng. 1. Văn học và văn hóa là hai ngành khoa học có đối tượng, nội dung nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu khác nhau. Nếu chúng ta quan niệm, “văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn” [5, tr. 22], thì sẽ xác định được sự ảnh hưởng của văn hóa đối với văn học nói chung và văn học dân gian (VHDG) nói riêng. Với văn học, văn hóa luôn đóng vai trò là cái chung và chi phối ở tầm bao quát, còn văn học sẽ được nhìn nhận ở vị trí của cái riêng trong sự tác động đa chiều của văn hóa. Nói như thế, không có nghĩa là văn học đánh mất chính mình khi hội tụ vào khái niệm văn hóa và điều này càng không có nghĩa là văn hóa có đối tượng nghiên cứu bao trùm cả các vấn đề của văn học, mà thực chất văn hóa chỉ luôn đi tìm những dấu ấn của mình, hoặc xem xét các vấn đề của văn học hay các ngành khoa học khác dưới góc nhìn văn hóa mà thôi. 2. Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa, thì VHDG không thể nằm ngoài mối quan hệ ấy. Bởi vì VHDG là bộ phận văn học ra đời đầu tiên, phản ánh tư duy nguyên thủy tổng hợp của con người, vì vậy nhiều nhà nghiên cứu đã xem VHDG là mảnh đất trù phú lưu giữ nhiều trầm tích của văn hóa dân tộc qua các mốc thời gian. VHDG nói chung, thần thoại và cổ tích nói riêng một mặt chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa nhưng nó cũng luôn có những tác động ngược đối với văn hóa. Nếu nhìn thần thoại và cổ tích từ góc độ ngôn ngữ, chúng ta không chỉ nhận thấy hình thức của những câu truyện kể, mà nó còn là phương tiện để chuyển tải những nội dung của văn hóa. Những sản phẩm văn hóa luôn có dấu ấn của lịch sử cộng đồng và trở thành những giá trị chi phối trở lại với cộng đồng. Còn văn học lại thường sử dụng những giá trị văn hóa đặc trưng được đúc kết trong những giá trị đạo đức, tư tưởng, phong tục tập quán... để mô tả và phản ánh. Như vậy, ngôn ngữ không đơn giản là hình thức để chuyển tải nội dung, không thuần túy là công cụ và phương tiện để diễn đạt tư duy mà thực tế bản thân nó đã hàm chứa một lớp nghĩa được mã hóa từ giá trị cuộc sống. Vì lẽ đó, trong hoạt LÊ KHÁNH TÙNG 36 động tiếp nhận người ta ví tiếp nhận văn học nói chung như một quá trình giải mã các vấn đề được tác giả mã hóa trong văn bản và tất nhiên trong đó không thể thiếu mã văn hóa. Trong thực tế, sự bóc tách các lớp vỏ ngôn ngữ được xem là một hoạt động không dễ dàng, nhất là khi chúng ta cố bóc tách để đi tìm hạt nhân văn hóa được kết tinh và ngưng tụ trong các hình tượng thẩm mỹ của văn học. Điều này cũng là dễ hiểu, bởi vì văn học là một yếu tố thuộc hệ thống của văn hóa nên nó không thể phản ánh hiện thực một cách “trần trụi” (cách nói của Đỗ Lai Thúy) mà phải thông qua lăng kính văn hóa. Bên cạnh vai trò phương tiện và phản ánh các giá trị văn hóa thần thoại và cổ tích còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa. Mỗi một tác phẩm văn học đều mang đậm hơi thở của cuộc sống và dấu ấn của thời đại. Nội hàm của các tác phẩm tự sự dân gian không chỉ là thế giới hình tượng nghệ thuật được xây dựng và biểu đạt từ những phương thức nghệ thuật nhất định, mà nó còn bị không gian văn hóa chi phối để hướng tới những giá trị thẩm mỹ được xây dựng từ hiện thực cuộc sống và sàng lọc qua hệ thống các giá trị và sắc thái văn hóa. Các tác phẩm văn học chính là nơi biểu hiện tinh túy nhất những giá trị văn hóa được ẩn tàng trong các hình tượng văn học. Và thật khó có thể nói một tác phẩm văn học hay mà lại không liên quan đến sức khái quát về các giá trị văn hóa, bởi “nhà văn... dù sáng tạo tới đâu, viết ra hay nói ra vấn đề gì thì cũng vẫn thể hiện tâm thái văn hóa và những kết cấu tâm lý văn hóa độc đáo của dân tộc mình” [Trần Lê Bảo - Giải mã văn hóa trong tác phẩm văn học, truy cập ngày 6/5/2009, trang 1, ]. Mặt khác, văn hóa không chỉ thể hiện trình độ phát triển về mặt nhận thức của con người qua các giai đoạn phát triển của lịch sử mà thực chất mà nó còn cung cấp ngữ liệu cho văn học. Nếu văn học lấy thế giới hình tượng nghệ thuật làm yếu tố trung tâm thì văn hóa lấy hệ thống các biểu tượng làm nền tảng cơ bản cho sự tồn tại của nó. Vì vậy, có thể xem hệ thống biểu tượng là sự cô đúc các giá trị văn hóa, là sự mã hóa của cộng đồng về một vấn đề đồng thời nó cũng là sản phẩm sáng tạo của con người trong những điều kiện sinh tồn nhất định. Nó chuyên chở những giá trị của cộng đồng nhưng lại có khả năng “buộc người ta phải thừa nhận nó nếu người ta muốn tồn tại” [Đoàn Văn Chúc - Văn hóa học (Phần Biểu tượng), truy cập ngày 31/7/2009, trang 4, ]. Vì vậy, khi văn học sử dụng các biểu tượng của văn hóa để sáng tác thì bản thân các biểu tượng đó đã có giá trị nội dung tương đối độc lập. Chỉ có điều, phương tiện của văn học là một kiểu phương tiện độc đáo, linh hoạt trong thể hiện nên nó có thể tạo ra nhiều lớp nghĩa đa dạng cho biểu tượng, khiến người đọc phải khó khăn hơn nhiều lần mới nhận diện được cái lõi sâu của văn hóa trong văn học. Tuy nhiên, dựa vào các thành tố văn hóa (ngôn ngữ, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội) cũng có thể xem là một con đường để khám phá những giá trị được đúc kết. Như vậy, mối quan hệ giữa văn hóa - VHDG nói chung, với truyện thần thoại và cổ tích nói riêng là tất yếu. Thực chất, đây là mối quan hệ luôn được khẳng định và đôi khi người ta còn nhìn nhận chúng như những hiện tượng đồng nhất. Với thế giới thần thoại và cổ tích người ta vẫn xác định đó là trí tuệ thời ấu thơ của loài người. Ở giai đoạn này, nhận thức của con người vẫn còn rất đơn giản và “trình độ lý trí chỉ mới là ban đầu” [2, tr. 42]. Sự logic trong cách đánh giá nguyên nhân và kết quả của các hành động hay sự TRUYỆN THẦN THOẠI VÀ CỔ TÍCH VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA 37 việc không phải là cách mà thần thoại hay cổ tích lựa chọn. Kiểu tư duy nguyên hợp được xem là đặc điểm, một loạt các vấn đề như tôn giáo, triết học, đạo đức, khoa học... đều được tích hợp trong cách suy nghĩ, giải thích và mô tả thế giới. Kiểu tư duy này là sản phẩm tất yếu của một điều kiện không thời gian và môi trường nhất định mà con người đã phải tham gia bằng cả phần vô thức và ý thức, bị động và chủ động... nhằm tạo ra sự tương thích cao nhất có thể. Nếu xét ở góc độ thể hiện trình độ tư duy của con người, mà đặc biệt là kiểu tư duy nguyên hợp thì không đâu cho chúng ta dữ liệu dồi dào hơn thần thoại, bởi “hệ thần thoại là sự cấu thành của tư tưởng cổ xưa nhất, có tính nguyên hợp. Trong thần thoại có sự đan kết những yếu tố phôi thai của tôn giáo, triết học, khoa học và nghệ thuật... Là phương tiện nhận thức quan trọng của người nguyên thủy, cũng là một trong những nguồn gốc hình thành những giá trị tinh thần truyền thống đầu tiên của dân tộc” [3, tr. 77; 80]. Ngoài vai trò là phương tiện chính để nhận thức và tư duy, ngôn ngữ trong thần thoại và cổ tích còn có chức năng chuyển tải các đặc điểm văn hóa (quan niệm của Trần Lê Bảo). Tuy vậy, trong mỗi ngành khoa học, ngôn ngữ đều có những nét đặc trưng riêng bị chi phối bởi bản thân nội dung của khoa học đó. Đọc giá trị của thần thoại và cổ tích từ góc nhìn ngôn ngữ của văn hóa, trước hết chúng ta gặp nhau ở giá trị chức năng của ngôn ngữ nói chung, khi nó được sử dụng làm phương tiện để chiếm lĩnh thế giới. Chỉ có điều khác biệt là, văn hóa chiếm lĩnh thế giới thông qua biểu tượng thì văn học lại chiếm lĩnh bằng hình tượng nghệ thuật. Đối với thần thoại, nội dung có bản của nó chủ yếu nhằm vào sự giải thích nguồn gốc của thế giới tự nhiên và con người bằng trí tưởng tượng của nhân dân lao động. Hay có thể xem trí tưởng tượng là phương thức nghệ thuật cơ bản chuyên chở nội dung của thần thoại. Vì vậy, ngôn ngữ trong thần thoại không thuần túy là ngôn ngữ của những câu chuyện kể mà nó còn là ngôn ngữ mang nội dung nghi lễ ma thuật có tính chất thần bí của người xưa. Do vậy, thần thoại ngoài sức mạnh về giá trị tinh thần, nó còn là biểu tượng về sự hiểu biết của người xưa về tôn giáo nguyên thủy, khoa học nguyên thủy... Nếu thần thoại là sự không minh bạch giữa các phạm trù thẩm mỹ thì điều này được cải tổ dần trong cổ tích. Kiểu chiếm lĩnh khá tách bạch về các vấn đề của thế giới tự nhiên và con người dần được hình thành, ngay trong bản tính của nhân vật cái tốt và cái xấu cũng được phân hóa khá rạch ròi. Ở kết thúc truyện, phần hậu tốt đẹp bao giờ cũng dành cho người tốt và cái chết luôn là kết cục cho những kẻ sống thiếu thiện tâm ở đời. Mặt khác, ngôn ngữ còn có khả năng làm phương tiện để chuyển giao và được ví như "một chiếc chìa khóa" vạn năng và nhờ nó chúng ta có thể đi sâu tìm hiểu về quá khứ, về đời sống tinh thần của một dân tộc. Tín ngưỡng và tôn giáo là hai thành tố văn hóa đôi khi sử dụng không có ranh giới phân biệt. Bản chất của tín ngưỡng và tôn giáo đều lấy "niềm tin" của con người làm yếu tố trọng tâm. Mặc dù hai thành tố trên không hề đồng nhất nhưng khả năng chuyển giao giữa chúng là một khoảng cách không dài. Chính vì vậy sự đồng nhất trong cách sử dụng hoặc tách bạch trong sử dụng thuật ngữ chỉ phụ thuộc cơ bản vào mục đích nghiên cứu mà thôi. Đọc thần thoại và cổ tích từ tín ngưỡng hoặc tôn giáo thực chất là một cách làm khá phù hợp bởi sự xuất hiện của các tôn giáo ít nhiều đã có tác động đến đời sống tâm linh của con người và tất yếu sẽ được chuyển hóa bằng những sáng tác tinh thần của họ. Dấu vết của hệ thống tín ngưỡng và tôn giáo thể hiện trong thần thoại và được LÊ KHÁNH TÙNG 38 thần thoại bảo lưu một cách khá chắc chắn, đồng thời, nó luôn biểu hiện những đặc điểm gốc của một vùng văn hóa nông nghiệp. Những cư dân lao động sản xuất nông nghiệp thường rất coi trọng yếu tố mưa thuận gió hòa. Vì vậy, ngay từ thưở ban đầu con người đã ứng xử với tự nhiên trên tinh thần tôn trọng và gắn kết. Đây cũng là cơ sở để hình thành tín ngưỡng sùng bái tự nhiên của người Việt và được biểu hiện ở tục thờ Tứ pháp, thờ Mẫu... Kiểu tín ngưỡng thứ hai được thể hiện trong thần thoại và cổ tích là tín ngưỡng phồn thực. Sự sinh sôi nảy nở của con người và tự nhiên luôn là ước muốn của người bình dân xưa. Niềm tin ấy đã được hóa thân trong lễ nghi, phong tục cụ thể ở nhiều vùng địa phương khác nhau trong việc thờ sinh thực khí hoặc thờ cả hành vi giao phối. Chiếc trống đồng Đông Sơn (thế kỷ V-II TCN) được xem là biểu tượng đặc trưng tiêu biểu nhất của văn hóa nói chung và nó cũng là nơi hội tụ nhiều tín hiệu của tín ngưỡng phồn thực. Kiểu tín ngưỡng thứ ba được ẩn tàng trong thần thoại và cổ tích đó là tín ngưỡng sùng bái con người. Tiêu biểu và nổi bật nhất cho tín ngưỡng này là tục thờ cúng Tổ tiên, Thổ công, Thành hoàng, Vua, Tứ bất tử, hoặc những vị anh hùng... Tồn tại song song với tín ngưỡng là thành tố tôn giáo. Phải thừa nhận rằng yếu tố tôn giáo ở Việt Nam hầu hết là các yếu tố ngoại lai nhưng lại được tiếp nhận có biến đổi và bị khúc xạ qua tâm thức của người bản địa. Trong thần thoại và cổ tích, sự thể hiện của tư tưởng Phật giáo tập trung nhất ở hình ảnh ông Bụt hoặc một số quan niệm triết lý về sự ứng xử như: Từ bi hỷ xả, ở hiền gặp lành, thuyết nhân quả... Tư tưởng Nho giáo của Trung Quốc đã sớm trở thành một hệ thống giáo lý về việc tổ chức xã hội và một loạt các nghi lễ qui định con người trong hầu hết các mối quan hệ ứng xử. Với những nét chính như đề cao nhân nghĩa, tư tưởng trung quân, đề cao chữ hiếu, học thuyết tu thân... là những giá trị trong các học thuyết của Nho giáo được người Việt thu nhận. Bên cạnh đó,việc coi trọng tri thức sách vở, và việc tiến thân bằng con đường học vấn, khoa bảng cũng là một nội dung giàu giá trị nhân bản có ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của người Việt Nam. Đạo giáo thể hiện sự ảnh hưởng cơ bản của mình ở hình tượng những ông Tiên có khả năng biến hóa thần thông, thường đưa ra những giải pháp thích hợp giúp nhân vật vượt qua tình trạng hiện tại. Mang trong mình yếu tố ma thuật cùng các nghi lễ cúng tế thờ tự, Đạo giáo đã dễ dàng hòa mình vào thế giới tín ngưỡng dân gian của người bản địa... Mỗi tôn giáo đều để lại một dấu ấn riêng biệt trong đời sống văn hóa của người Việt. Nếu Đạo giáo thiên về tính phù chú ma thuật, Phật giáo thiên về những triết lý răn dạy con người và hướng tới sự vĩnh hằng ở cõi Niết Bàn thì Nho giáo lại hướng con người trở về với cuộc sống hiện thực và xác lập các mối quan hệ để con người tồn tại và phát triển trong môi trường ấy. Cùng với sự phát triển của lịch sử, có những yếu tố không thích hợp bị đào thải nhưng những giá trị nhân bản trong từng tư tưởng đều được người Việt tiếp thu cải biến để dung hòa với nhiều giá trị tinh thần khác nhằm tạo nên nét đặc sắc trong kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam. Lễ hội, cũng được xem là một thành tố văn hóa nhưng nó chỉ có tính tương đối. Bởi trong thực tế, phần lễ hội, không thuần túy là chỉ để tổ chức hội hè, đình đám vui chơi của người xưa, mà thực chất nó luôn gắn liền với các nghi lễ để chuyển mong ước của con người đến với lực lượng siêu nhiên và các vị Thần thánh. Chính vì vậy, lễ hội được TRUYỆN THẦN THOẠI VÀ CỔ TÍCH VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA 39 xem là "sản phẩm và biểu hiện của nền văn hóa. Tham gia lễ hội là một thế ứng xử văn hóa" [5, tr. 193]. Trong thần thoại và cổ tích, phần lễ hội của người xưa tập trung chủ yếu ở phần lễ hội nông nghiệp, hoặc có liên quan đến nông nghiệp. Trong các lễ hội gắn với nội dung của thần thoại hoặc cổ tích mà dân gian vẫn còn lưu giữ cho đến tận ngày nay thì tiêu biểu nhất đó là lễ hội Đền Hùng, Hội Gióng và Sơn Tinh - Thủy Tinh. Lễ hội Đền Hùng, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam. Từ những câu chuyện cổ xưa cho đến việc hình thành tập tục thờ tự các vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh cao 175m thuộc tỉnh Phú Thọ. Đây có thể xem là biểu tượng của tâm linh dân tộc qua hàng ngàn năm lịch sử. Vua Hùng tồn tại trong tâm thức của người Việt trước hết là ở tục thờ cúng Tổ Tiên và người có công đối với non sông đất nước. Nhưng lớp nghĩa này ngày càng sâu hơn và cũng trở nên rộng hơn bởi Vua Hùng đã trở thành biểu tượng của Cội nguồn, nơi quê cha đất tổ. Thánh Gióng và Sơn Tinh Thủy Tinh ngoài việc tồn tại bằng những câu truyện kể nó còn được dân gian bảo tồn và lưu giữ thông qua những lễ nghi rất trang trọng. Thực chất đây là hai biểu tượng đặc sắc của người Việt với lớp nghĩa văn hóa sơ khai là gắn với nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Theo nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh, các nghi lễ được người dân thể hiện trong Hội Gióng là những nghi lễ mang biểu tượng cầu mưa, một nghi lễ của cư dân nông nghiệp.Với những nghi lễ cụ thể trong từng lễ hội nó đã phản ánh và mô tả lại các sự tích ngày xưa. Như vậy, tham gia lễ hội không chỉ là để vui chơi mà thực chất là sự “nghiệm sinh” của con người trước các giá trị tinh thần thiêng liêng của dân tộc. Thông qua cấu trúc của lễ hội người đời sau vẫn có thể nhìn thấy phần ý thức sâu xa của dân tộc. Lễ hội truyền thống xuất phát từ dân, được nuôi dưỡng và bảo tồn trong lòng dân có thể xem là điều kiện tuyệt vời để ngưng tụ và trầm tích các lớp văn hóa của dân tộc Việt Nam. 3. Đọc thần thoại và cổ tích Việt Nam từ các thành tố văn hóa thực chất là chúng tôi đã sử dụng những kiến thức cơ bản của khoa học về văn hóa làm phương tiện khám phá giá trị của hai thể loại văn học dân gian này. Mục tiêu của chúng tôi là phân biệt được nét riêng giữa tự sự dân gian và tự sự hiện đại nhằm trả lại cho tự sự dân gian những sắc màu riêng biệt của nó. Sự giới thuyết ở trên một mặt là khẳng định sự kế thừa phần kiến thức văn hóa cơ bản, đặc biệt là về cách xác định và gọi tên các thành tố văn hóa, bên cạnh đó chúng tôi muốn xác định thêm một hướng tiếp cận thần thoại và cổ tích nhưng không xuất phát từ các vấn đề lý thuyết của khoa học về văn học. Dẫu biết rằng đây không phải là con đường tối ưu và mới mẻ nhưng nó cũng có khả năng gợi ý về một cách đọc có khả năng trả lại những giá trị đặc trưng của hai thể loại này./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trương Đăng Dung (cb) (1990). Các vấn đề của khoa học văn học. NXB Giáo dục. [2] Vũ Ngọc Khánh (1999). Tiếp cận kho tàng Folklore Việt Nam. NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. [3] Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) (2003). Văn học dân gian những công trình nghiên cứu. NXB Giáo dục. [4] Nguyễn Đức Tồn (2008). Đặc trưng văn hóa-Dân tộc của ngôn ngữ và tư duy. NXB Khoa học Xã hội. [5] Trần Quốc Vượng (2003). Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm. NXB Văn học. LÊ KHÁNH TÙNG 40 Title: VIETNAMESE MYTHS AND TALES FROM THE CULTURAL VIEW Abstract: Myths and tales are traditional stories about gods and humans in the early time of the world creation. Being categorised as folklore type but myths and tales deposit in its many values and cultural nuances of the nation. Wovening of the characteristics of culture and literature has created special features of these two categories. Read mythology and tales to capture the aesthetic perception and recognition of cultural values encoded in the images of literature to understand explanations of the origin of human of the Vietnamese people. Myths and tales is considered as the childhood stage, and is the starting point of the dreams and aspirations to help people overcome to develop but still do not forget to preserve the ethnic-soul characters. These are values that we can gain when reading folklore in general and myths and tales in particular. ThS. LÊ KHÁNH TÙNG Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf15_218_lekhanhtung_08_le_khanh_tung_9135_2021002.pdf