Vùng rẻo thấp: là những nơi địa hình thấp, độ cao tuyệt đối trung bình dưới 300m, nguồn
nước dồi dào, cư dân chủ yếu là các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay. Điều kiện
sống và môi trường sinh thái thuận lợi hơn, do vậy, phương thức sử dụng đất tập trung vào lúa
nước; nền nông nghiệp đã định canh từ khá sớm.
Nhìn chung, sự phân chia khu vực miền núi thành 3 hệ canh tác theo độ cao địa hình
(theo rẻo) chỉ là tương đối và có tính quy ước, song có thể khẳng định, để thích ứng với điều
kiện đất đai, địa hình, khí hậu. của khu vực miền núi, đồng bào các dân tộc thích ứng với hoàn
cảnh địa lý của cuộc sống bằng những phương thức canh tác khác nhau.
Cho dù hoàn cảnh nào thì con người cũng tìm ra được các phương thức ứng xử phù hợp
với điều kiện tự nhiên và môi trường mà họ sinh sống. Trong toàn bộ hoạt động kinh tế đa dạng
của các dân tộc, hoạt động trồng trọt vẫn là nhân tố quyết định sự tồn tại của cộng đồng, hoạt
động chăn nuôi và dịch vụ hỗ trợ.
Có thể nói, trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn có nhiều dân tộc sinh sống, gắn bó lâu
đời. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, song đều có chung truyền thống yêu nước, đoàn kết,
đấu tranh cách mạng, kiên cường chống ngoại xâm, tích cực trong công cuộc đổi mới của đất
nước. Đây là một vùng văn hóa dân tộc đặc thù, điều đó thể hiện ở sự đa ngữ hệ, đa thành phần.
Tính đặc thù đó còn thể hiện trong sự khác biệt về tập quán sản xuất của các dân tộc cũng như sự
phù hợp của các hệ canh tác theo rẻo địa hình (cao, giữa và thấp). Chiến lược phát triển bền vững
vùng trung du và miền núi Bắc Bộ phụ thuộc vào việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của
các vùng văn hóa dân tộc độc đáo này
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trung du và miền núi Bắc Bộ – một vùng văn hóa dân tộc học đặc thù - (Đánh giá dưới góc độ địa lí kinh tế – xã hội) - Dương Quỳnh Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
51(3): 3 - 7 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009
1
TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ –
MỘT VÙNG VĂN HÓA DÂN TỘC HỌC ĐẶC THÙ
(Đánh giá dưới góc độ địa lí kinh tế – xã hội)
Dương Quỳnh Phương (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên)
Cơ cấu hành chính – lãnh thổ của vùng trung du – miền núi Bắc Bộ gồm 15 tỉnh, trong đó
11 tỉnh thuộc tiểu vùng Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên
Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ; 4 tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc:
Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình. Đây là vùng văn hóa có nhiều đặc thù, trong đó Việt
Bắc là một khu vực gắn bó với thời kỳ lịch sử oanh liệt của cả dân tộc, tộc người chủ thể Tày –
Nùng với lịch sử và văn hóa của họ đã góp phần vào sự thống nhất trong đa dạng văn hóa vùng
và cả nước. Tây Bắc là địa bàn cư trú của các dân tộc Thái, Mông, Dao, Mường, Khơ Mú, La
Ha, Xinh Mun, Tày... Mỗi dân tộc đều có văn hóa mang bản sắc riêng, đa dạng, thể hiện sắc nét,
không thể phủ nhận được.
1. Đặc điểm về dân cư và dân tộc
Trung du - miền núi Bắc Bộ được cả nước biết đến như một vùng địa lí dân tộc học độc
đáo. Các dân tộc trong vùng thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau: Các nhóm Hán - Hoa,
Tạng - Miến, Mông, Dao; Các nhóm Việt - Mường, Môn Khơ Me; Các nhóm: Tày - Thái, Ka
Đai.
Trong số hơn 30 dân tộc ít người cư trú xen kẽ từ lâu đời nơi đây, một số dân tộc có số
dân đông ở vùng Đông Bắc: Tày, Nùng...; Ở Tây Bắc: Thái, Mường... Các dân tộc Mông, Dao cư
trú trên rẻo cao ở cả Đông Bắc và Tây Bắc, nhưng tập trung khá đông ở các vùng cao biên giới
Việt - Trung, nhất là ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên. Một số dân
tộc cư trú vùng biên giới thường có quan hệ thân tộc với các địa phương bên kia quốc giới. Các
dân tộc ít người tuy có số dân và trình độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau, nhưng nhìn
chung mỗi dân tộc đều có kinh nghiệm trong một số lĩnh vực như trồng cây công nghiệp (bông,
chè), cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công. Các hoạt động công nghiệp, dịch vụ, văn hóa,
khoa học kĩ thuật đều có sự tham gia của các dân tộc ít người.
Trong cộng đồng các dân tộc cư trú ở trung du - miền núi Bắc Bộ, người Việt (Kinh)
chiếm số đông, tập trung nhiều nhất là ở các tỉnh trung du và đô thị các tỉnh miền núi. Dân tộc
Việt có nhiều kinh nghiệm thâm canh lúa nước, có các nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo, có
truyền thống làm nghề sông biển. Người Việt là lực lượng đông đảo có hoạt động sản xuất trong
các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật.
Theo kết quả điều tra dân số 1.4.1999, trung du - miền núi Bắc Bộ có số dân 11.092,5
nghìn người, chiếm 14,76% dân số cả nước. Năm 2005, số dân trong vùng đạt 11.924 nghìn
người, bằng 14,3% dân số cả nước. Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn về mật độ dân số giữa
Tây Bắc và Đông Bắc, tương ứng 69 và 147 người/km2. Tây Bắc là vùng có mật độ dân số
thấp nhất so với các vùng trong cả nước; trong đó Lai Châu có mật độ thấp nhất toàn quốc
(35 người/km2). Theo dự báo dân số đến năm 2024, trung du - miền núi Bắc Bộ sẽ có số dân
14.062,1 nghìn người nếu theo phương án dự báo ở mức thấp (mức sinh giảm); nếu theo mức
sinh không đổi, sẽ đạt 15.372,8 nghìn người, tương ứng chiếm 14,2% và 14,5% dân số cả
nước.
Bảng 1. Địa bàn cư trú chủ yếu của một số dân tộc theo các tỉnh vùng trung du – miền núi Bắc Bộ
51(3): 3 - 7 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009
2
Tỉnh
Dân tộc
Hà
Giang
Cao
Bằng
Bắc
Kạn
Tuyên
Quang
Lào
Cai
Yên
Bái
Thái
Nguyên
Lạng
Sơn
Quảng
Ninh
Bắc
Giang
Phú
Thọ
Điện
Biên
Lai
Châu
Sơn
La
Hòa
Bình
Kinh X x x x x x x x x x x x x x x
Tày x x x x x x x
Thái x x x x
Mường x x
Nùng x x x x x x
Mông x x x x x x x
Dao x x x x x x x x x x x x
Sán Chay x x x x x x x x
Sán Dìu x x x x
Khơ Mú x x x x
Giáy x x x x x
Hà Nhì x x x
Lào x x x x
Xinh Mun x x x
La Chí x x
Phù Lá x x x x x
La Hủ x x
Kháng x x x
Lự x x x
Pà Thẻn x x
Lô Lô x x x
Mảng x x
Bố Y x x x x
Cơ Lao x
La Ha x x
Cống x x
Ngái x x x x x x
Si La x x
Pu Péo x
Đại bộ phận dân số của vùng trung du – miền núi Bắc Bộ sống ở nông thôn. Tỉ lệ dân
sống ở thành thị rất thấp, chỉ chiếm khoảng 18% so với tỉ lệ trung bình cả nước là 27%
(2007). Quần cư nông thôn miền núi Bắc Bộ tuy đa dạng, nhưng có thể quy về hai loại hình
chủ yếu: quần cư nông thôn truyền thống và quần cư nông thôn thời kỳ đổi mới. Quần cư
nông thôn truyền thống phản ánh đặc điểm văn hóa cư trú của cộng đồng các dân tộc. Đồng
bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường thường cư trú thành các bản dựa theo địa hình
sườn núi có nguồn nước và đất bằng, dọc theo các thung lũng sông suối. Các dân tộc rẻo cao
như Dao, Mông thường sống thành các làng bản trên các địa bàn tương đối cao, trên 500m,
phân bố rải rác với các tụ cư dăm ba nóc nhà chênh vênh trên các sườn dốc địa hình núi đất
hoặc núi đá, nhất thiết phải có nguồn nước và nương rẫy bậc thang. Một số dân tộc sống ở
vùng trung du thường ở nhà trệt, rải rác trên các gò đồi, xen kẽ những cánh đồng tương đối
bằng phẳng.
2. Đặc thù sản xuất của một số dân tộc
Tập quán sản xuất của mỗi dân tộc phản ánh sự thích ứng với một hoàn cảnh địa lý nhất
định. Một vài dân tộc trong cùng một ngữ hệ có khá nhiều điểm tương đồng với nhau trong tập
quán sản xuất. Trong cộng đồng các dân tộc ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, các dân tộc
51(3): 3 - 7 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009
3
thuộc cùng ngữ hệ và cư trú trên những địa hình tương đối giống nhau đều có nhiều điểm tương
đồng nhau về tập quán sản xuất (bảng 2).
Nhìn chung, người Kinh thường cư trú trên những địa bàn có điều kiện phát triển sản
xuất. Trong nông nghiệp, do có điều kiện đất đai và nguồn nước tưới thuận lợi cho canh tác nên
từ lâu họ đã có truyền thống thâm canh, đắp đê, làm thủy lợi để trồng lúa nước và hoa màu.
Ngoài những kinh nghiệm thâm canh lúa nước, họ còn có những tập quán sử dụng đất đai hợp lý
ở những vùng đồi, núi có độ dốc nhỏ. Các thành phần cây lấy gỗ, cây ăn quả và cây nông nghiệp
được sắp xếp hợp lý theo đường bình độ hoặc kế tiếp nhau theo thời vụ với các hệ canh tác: nông
lâm kết hợp, các mô hình: VAC, RVAC.
Người Việt (Kinh) nhờ tập quán sản xuất nông lâm nghiệp thâm canh và sự nhạy bén với
nền kinh tế thị trường, nên phần lớn địa bàn cư trú của họ trở thành vùng sản xuất hàng hóa. Có
thể lấy một ví dụ điển hình ở tỉnh Thái Nguyên, nhiều xã thuộc các huyện Đại Từ, Định Hóa,
Phú Lương, các xã phía nam huyện Đồng Hỷ và một số xã dọc theo quốc lộ 1B huyện Võ Nhai
đã trở thành vùng chuyên canh chè rộng lớn. Thương hiệu chè Tân Cương đang chiếm thị phần
đáng kể trong nước và xuất khẩu. Trong thời gian gần đây, nhiều hộ gia đình người Kinh phát
triển kinh tế trang trại, kết hợp cả trồng trọt và chăn nuôi, đặc biệt là trồng các loại cây lấy gỗ, cây
ăn quả và chăn nuôi bò, dê, lợn, gia cầm.
Bảng 2. Đặc điểm phân bố và tập quán sản xuất của các dân tộc
Dân tộc Địa bàn phân bố chủ yếu Tập quán canh tác Định cư
Kinh
Phân bố rộng tại vùng
đồng bằng đồi, phân bố
xen kẽ tại vùng thấp các
huyện miền núi
Thâm canh nông nghiệp lúa nước, chăn
nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản (nuôi cá
ao hồ); thâm canh cây công nghiệp
hàng năm: lạc, đỗ tương, rau quả; cây
công nghiệp lâu năm: chè (đặc biệt là
chè đặc sản Tân Cương); quế (Yên Bái),
hồi (Lạng Sơn), vải (Bắc Giang)
Định cư thành làng lâu đời
tại các đồng bằng đồi;
định cư xen kẽ với các
dân tộc thiểu số: Tày,
Nùng, Sán Dìu và một số
dân tộc khác.
Tày
Diện phân bố rộng hầu
khắp vùng núi thấp và
thung lũng chân núi
Canh tác lúa nước là chủ yếu ở các
miền đất thấp và nương rẫy trên đất
dốc. Là cộng đồng có vai trò chính (sau
dân tộc Kinh) trong phát triển kinh tế
của tỉnh.
Định cư thành bản làng
lâu đời ở các miền đất
thấp.
Nùng
Ruộng nước và nương rẫy, trong đó
nương rẫy có vai trò quan trọng trong
sản xuất ra sản phẩm hàng ngày.
Sán Dìu
Ruộng nước, nương rẫy và cây hoa
màu
Định cư thành các bản
làng trên các triền núi thấp
và trên các gò đồi.
Sán Chay
Trồng cây lương thực chiếm vị trí hàng
đầu.
Định cư thành các bản
làng gần nguồn nước, đất
đai, rừng núi thuận lợi cho
canh tác lúa nước.
Mông
Phân bố chủ yếu ở vùng
cao
Định canh nương rẫy và ruộng bậc
thang
Định cư theo cụm bản nhỏ
và một bộ phận du cư
Dao
Phạm vi phân bố ở cả
vùng giữa và vùng cao.
Định canh nương rẫy là chủ yếu và một
phần ruộng nước
Định cư theo các cụm bản
nhỏ
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu thực địa của tác giả, năm 2003 – 2005.
51(3): 3 - 7 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009
4
Trong quá trình định cư, các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu và Sán Chay thường lựa chọn
cho mình những địa bàn thuận lợi để sinh sống và sản xuất.
Cư trú ven những cánh đồng khá màu mỡ ở các thung lũng miền núi của vùng, người Tày
đã tạo lập được một nền nông nghiệp cổ truyền khá phát triển. Trên các khu vực người Tày sinh
sống có hầu hết các loại cây trồng thích hợp với khí hậu miền Bắc nước ta. Ngoài lúa, ngô là cây
lương thực chính, đồng bào còn trồng các loại cây hoa màu như: khoai lang, khoai sọ, củ từ, rau
đậu mùa nào thức ấy. Tính đa dạng của sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
mà còn phụ thuộc vào kinh nghiệm sản xuất của đồng bào. Kỹ thuật làm đất gắn liền với tính đa
dạng của công cụ. Cơ cấu mùa vụ khá đa dạng, trên những chân ruộng nước đồng bào thường
trồng hai vụ lúa mùa và đông xuân, ở chân ruộng cạn trồng ngô, khoai lang, rau đậu, đỗ trắng
Người Nùng ít có điều kiện trồng lúa nước hơn người Tày. Nhờ tích lũy được kinh nghiệm,
người Nùng khá thành thạo trong việc làm nương rẫy. Để tăng độ ẩm cho đất và tăng năng
suất cây trồng, ngoài cách bón phân đồng bào còn trồng xen các loại cây khác như ngô xen
cây đậu nho nhe. Một bộ phận dân tộc Nùng sống ở vùng thấp thì hoạt động sản xuất chính là
làm ruộng nước và họ cũng canh tác ruộng nước giống như các dân tộc lân cận.
Đối với dân tộc Sán Chay, trồng trọt vẫn là hoạt động sản xuất chủ đạo. Họ đã tuyển
chọn và sử dụng bộ giống cây trồng tương đối phong phú. Đối với họ, giải pháp kỹ thuật
truyền thống của việc trồng trọt là gắn chặt với điều kiện tưới tiêu. Vì thế nơi khai phá ruộng
phải là những địa điểm gần nguồn nước, có thể dẫn nước vào được bằng máng hoặc mương
rãnh. Còn người Sán Dìu canh tác trên các loại ruộng nước trên những cánh đồng tương đối
bằng phẳng, ruộng cạn trên các nương đồi, ruộng bậc thang ở trên những độ cao khác nhau bao
quanh lấy các ven đồi, ven núi. Trên các loại ruộng này, bà con đã trồng lúa, ngô, khoai sắn,
các loại cây hoa màu và rau củ quả. Trong gia đình người Sán Dìu có sự phân công khá rõ nét
giữa các thành viên.
Trong chăn nuôi, các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu đều nuôi gia súc (trâu, bò, lợn, ngựa), gia
cầm (gà, vịt, chim), nghề nuôi ong cũng khá phát triển ở các xã gần rừng. Chăn nuôi chủ
yếu lấy phân bón, sức kéo, thịt Nhiều gia đình ở vùng thấp còn có ao thả cá, diện tích vài
chục đến vài trăm mét vuông. Một số nơi đồng bào còn thả cá ruộng vừa làm sạch ruộng
vừa cải thiện bữa ăn.
Các nghề thủ công tuy là nghề phụ nhưng cũng khá phát triển trong làng bản. Đối với dân tộc
Tày và Nùng, nổi bật nhất là nghề trồng bông, chàm, kéo sợi, dệt vải, nhuộm chàm. Ngoài ra
còn đan lát, nghề mộc, rèn, làm gạch ngói, nung vôi. Các nghề thủ công này đều mang tính
chất mùa vụ, chủ yếu vào thời gian nông nhàn.
Với các dân tộc Mông và Dao, xét về mặt phân hóa không gian theo đai cao, thì đây là hai
dân tộc cư trú ở độ cao cao nhất so với các dân tộc khác; đó cũng là khu vực hiện còn diện
tích rừng và đất rừng khá lớn. Về phong tục tập quán, hai dân tộc này có tập quán du canh du
cư, đốt rừng làm nương rẫy. Hiện nay, đại bộ phận người Mông, Dao về cơ bản đã ổn định
cuộc sống định canh, song hoạt động sản xuất vẫn theo phương thức cổ truyền là canh tác
nương rẫy và chăn nuôi đại gia súc. Cây lương thực chính là lúa, ngô, các loại rau mầu như:
bầu, bí, khoai lang, su hào, cải làn; vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, ngựa, lợn, gà. Các giống cây
trồng, vật nuôi lấy từ nguồn gốc địa phương và hình thức chăn thả tự nhiên.
51(3): 3 - 7 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009
5
Những năm gần đây một số nơi có đồng bào dân tộc Dao và các dân tộc khác trên địa bàn
của vùng đã tham gia vào chương trình phát triển lâm nghiệp xã hội. Nhìn chung khi triển khai
các chương trình trồng và bảo vệ rừng, một số hộ gia đình đã áp dụng theo đúng quy trình đã
được phổ biến, kết hợp với chăn nuôi và trồng thêm một số cây ăn quả, bước đầu hình thành mô
hình sản xuất phù hợp với môi trường vùng cao.
Như vậy, bên cạnh các hệ canh tác cổ truyền là làm ruộng nước, ruộng bậc thang, nương
rẫy, giờ đây cùng với sự phát triển của cả nước và sự phát triển của mỗi dân tộc, đồng thời với
việc xuất hiện một số hệ thống mới về sử dụng đất đã có thêm nhiều loại hình canh tác như:
vườn - ao - chuồng, vườn - rừng, các trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm...
3. Các hệ canh tác chủ yếu của một số dân tộc
Hoàn cảnh địa lý nào thì có hệ thống canh tác ấy. Mỗi dân tộc, mỗi tiểu vùng đều có hệ
canh tác đặc trưng, biểu thị sự thích ứng và thích nghi của mỗi dân tộc với điều kiện sống của họ
để tồn tại và phát triển. Căn cứ vào đặc điểm của môi trường tự nhiên và một số các yếu tố khác,
Ngô Đức Thịnh đã chia khu vực miền núi Việt Nam thành 3 tiểu vùng cư trú, canh tác khác nhau
theo bậc địa hình: rẻo thấp, rẻo giữa, rẻo cao. Cách phân chia này phù hợp với sự phân hóa
không gian theo đai cao ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Vùng rẻo cao: là những nơi địa hình cao, hiểm trở, thường có độ cao tuyệt đối trên
600 m. Đây là vùng sâu nhất, xa nhất và khó khăn nhất trong vùng, chủ yếu là địa bàn cư trú
của hai dân tộc Mông và Dao với hệ canh tác và phương thức canh tác truyền thống. Phương
thức sử dụng đất tập trung vào cây lương thực, nương rẫy và vật nuôi là đại gia súc. Trên
70% sản lượng lương thực của các nông hộ trên địa bàn này là ngô, lúa nương; mỗi hộ có ít
nhất là 1 con trâu, 1 con bò hoặc 1 con ngựa. Hệ canh tác này đã và đang thích ứng với điều
kiện sống của họ.
Vùng rẻo giữa: là vùng trung gian giữa rẻo cao và rẻo thấp, các dân tộc cư trú chủ yếu
là: Dao, Sán Dìu, Sán Chay, Lô Lô, Thái hệ canh tác có tính chất pha trộn giữa vùng rẻo
cao và rẻo thấp. Trên địa bàn này đồng bào vừa làm ruộng nước, vừa canh tác nương rẫy trên
những sườn dốc có khi tới 450. Do biết thích ứng với điều kiện tự nhiên và môi trường sống,
nên đồng bào đã biết đa dạng hóa phương thức sử dụng đất bằng cách trồng lúa nước ở
những nơi đất thấp ven sông suối, các thung lũng; trồng các cây lương thực chịu hạn trên
nương rẫy.
Vùng rẻo thấp: là những nơi địa hình thấp, độ cao tuyệt đối trung bình dưới 300m, nguồn
nước dồi dào, cư dân chủ yếu là các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay. Điều kiện
sống và môi trường sinh thái thuận lợi hơn, do vậy, phương thức sử dụng đất tập trung vào lúa
nước; nền nông nghiệp đã định canh từ khá sớm.
Nhìn chung, sự phân chia khu vực miền núi thành 3 hệ canh tác theo độ cao địa hình
(theo rẻo) chỉ là tương đối và có tính quy ước, song có thể khẳng định, để thích ứng với điều
kiện đất đai, địa hình, khí hậu... của khu vực miền núi, đồng bào các dân tộc thích ứng với hoàn
cảnh địa lý của cuộc sống bằng những phương thức canh tác khác nhau.
Cho dù hoàn cảnh nào thì con người cũng tìm ra được các phương thức ứng xử phù hợp
với điều kiện tự nhiên và môi trường mà họ sinh sống. Trong toàn bộ hoạt động kinh tế đa dạng
51(3): 3 - 7 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009
6
của các dân tộc, hoạt động trồng trọt vẫn là nhân tố quyết định sự tồn tại của cộng đồng, hoạt
động chăn nuôi và dịch vụ hỗ trợ.
Có thể nói, trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn có nhiều dân tộc sinh sống, gắn bó lâu
đời. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, song đều có chung truyền thống yêu nước, đoàn kết,
đấu tranh cách mạng, kiên cường chống ngoại xâm, tích cực trong công cuộc đổi mới của đất
nước. Đây là một vùng văn hóa dân tộc đặc thù, điều đó thể hiện ở sự đa ngữ hệ, đa thành phần.
Tính đặc thù đó còn thể hiện trong sự khác biệt về tập quán sản xuất của các dân tộc cũng như sự
phù hợp của các hệ canh tác theo rẻo địa hình (cao, giữa và thấp). Chiến lược phát triển bền vững
vùng trung du và miền núi Bắc Bộ phụ thuộc vào việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của
các vùng văn hóa dân tộc độc đáo này
Summary
To study northern Viet Nam moutainours areas as an original
ethnogrphi region from the point of socio - economic geographi
In the general regional scheme of ethonographical areas of Viet Nam the northern
midland and mountian region is seen as an original ethonographical one characterised by
diversifies on languages and ethnic membery features (3 of 4 langual systemes and 30 ethnic
minorities officially registrated in Viet Nam) as well as original cultural vallues. These
ethnographical features is also disposed in traditional prodution customs and habits as wel as in
cultivated systerms followed by land height (high, medium and low). In the author’s opinion
sustainable development strategy would be depend on percerving and developing cultural vallues
of the original ethnographi of the region.
Tài liệu tham khảo
[1]. Bộ Văn hóa - Thông tin, Viện Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam (2005), 45 năm Bảo
tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, (Tuyển tập bài viết của các tác giả trong và ngoài bảo tàng từ năm
1960 - 2005), Nhà in Thái Nguyên.
[2]. Kỷ yếu hội thảo Quốc tế Việt Nam học, Hà Nội 2008.
[3]. Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường (1999), Nghiên cứu phát triển bền vững
miền núi Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hội thảo quốc gia, HN.
[4]. Dương Quỳnh Phương, Cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất và rừng ở
tỉnh Thái Nguyên – hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Luận án TS, HN 2007.
[5]. Vũ Như Vân, Nguyễn Xuân Trường, Dương Quỳnh Phương (2006), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam,
Lưu hành nội bộ, Thái Nguyên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_1049_9530_9_0855_2053148.pdf