Triệu Đà và nước Nam Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam

Triệu Đà và nước Nam Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam 1. Những mô tả về nước Nam Việt của hiến sử Việt Nam trước năm 1400 Tập hiến sử đầu tiên của Việt Nam còn bảo tồn dược đến hôm nay là An Nam Chí Lược của Lê Tắc (viết năm 1335). Ở quyển Đệ nhất Lê Tắc xếp nhà Triệu là khởi triều, nếu không kể một ít nguồn gốc Giao Chỉ - Việt Thường dựa vào tích "Giao Chỉ chi nam hữu Việt Thường quốc" được nhiều sách đời sau dẫn từ Thượng Thư Đại truyện. Song có một phần sự kiện liên quan được kê cứu như cổ tích. Nhà Tần (246-207 trước công nguyên) lấy Giao Chỉ làm Tượng-Quận; đến khi nhà Tần loạn thì Đô-uý quận Nam-hải là Triệu-Đà nổi binh đánh lấy hết các quận quốc, rồi tự lập làm vua. Khi ấy, Hán-Cao-Tổ sai Lục-Giả qua lập Đà làm Việt-Vương. Sau khi Cao-Tổ băng, Cao-Hậu cấm Nam-Việt mua đồ sắt của Trung-Quốc, Đà tiếm hiệu xưng đế, rồi phát quân đi đánh Trường-Sa. Văn-đế lại sai người đưa thư qua trách Đà. Đà có ý sợ, bèn bỏ hiệu đế, nguyện làm tôi và cống hiến phẩm vật. Năm Kiến-Nguyên thứ 3, (vua Võ-đế, 142 trước công nguyên) Đà mất, con cháu họ Triệu truyền xuống bốn đời, kể được hơn chín mươi năm. Võ-đế sai Chung-Quân đi sứ qua Nam-Việt để dụ vua Việt tên là Hưng vào chầu, Hưng muốn đi, nhưng bị tướng Lữ-Gia can ngăn, vua không nghe, Gia làm phản, nổi binh đánh giết vua và cả sứ-gả nhà Hán, lập Kiến-Đức là anh khác mẹ lên làm vua Nam-Việt. Năm Nguyên-Đinh thứ 5 (112 trước công nguyên), Vệ-Uý là Lộ-Bác-Đức xuất mười vạn quân qua đánh Nam-Việt, năm thứ sáu, mới đánh bại người Việt, lấy đất đó chia làm các quận: Nam-Hải, Thương-Ngô, Uất-Lâm, Hợp-Phố, Giao-Chỉ, Cửu-Chân, Nhật-Nam, Châu-Nhai và Đam-Nhỉ, mỗi quận đặt Thái-thú để cai trị. Phần "Cổ tích" Việt-Vương-Thành, tục gọi là thành Khả-Lũ, có một cái ao cổ, Quốc-vương mỗi năm lấy ngọc châu, dùng nước ao ấy rửa thì sắc ngọc tươi đẹp. Giao-Châu Ngoại-Vực-Ký chép: hồi xưa, chưa có quận huyện, thì Lạc-điền tuỳ theo thuỷ-triều lên xuống mà cày cấy. Người cày ruộng ấy gọi là Lạc-Dân, người cai-quản dân gọi là Lạc-Vương, người phó là Lạc-Tướng, đều có ấn bằng đồng và dải sắc xanh làm huy hiệu. Vua nước Thục, thường sai con đem ba vạn binh, đi chinh phục các Lạc-Tướng, nhân đó cử giữ đất Lạc mà tự xưng là An-Dương-Vương. Triệu-Đà cử binh sang đánh. Lúc ấy có một vị thần tên là Cao-Thông xuống giúp An-Dương-Vương, làm ra cái nỏ thần, bắn một phát giết được muôn người. Triệu Đà biết địch không lại với An Dương Vương, nhân đó trú lại huyện Võ Ninh, khiến Thái Tử Thuỷ làm chước trá hàng để tính kế về sau. Lúc Cảo Thông đi, nói với vua An Dương Vương rằng: "Hễ giữ được cái nỏ của ta, thì còn nước, không giữ được thì mất nước".

docx14 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2113 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Triệu Đà và nước Nam Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Triệu Đà và nước Nam Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam 1. Những mô tả về nước Nam Việt của hiến sử Việt Nam trước năm 1400 Tập hiến sử đầu tiên của Việt Nam còn bảo tồn dược đến hôm nay là An Nam Chí Lược của Lê Tắc (viết năm 1335). Ở quyển Đệ nhất Lê Tắc xếp nhà Triệu là khởi triều, nếu không kể một ít nguồn gốc Giao Chỉ - Việt Thường dựa vào tích "Giao Chỉ chi nam hữu Việt Thường quốc" được nhiều sách đời sau dẫn từ Thượng Thư Đại truyện. Song có một phần sự kiện liên quan được kê cứu như cổ tích. Nhà Tần (246-207 trước công nguyên) lấy Giao Chỉ làm Tượng-Quận; đến khi nhà Tần loạn thì Đô-uý quận Nam-hải là Triệu-Đà nổi binh đánh lấy hết các quận quốc, rồi tự lập làm vua. Khi ấy, Hán-Cao-Tổ sai Lục-Giả qua lập Đà làm Việt-Vương. Sau khi Cao-Tổ băng, Cao-Hậu cấm Nam-Việt mua đồ sắt của Trung-Quốc, Đà tiếm hiệu xưng đế, rồi phát quân đi đánh Trường-Sa. Văn-đế lại sai người đưa thư qua trách Đà. Đà có ý sợ, bèn bỏ hiệu đế, nguyện làm tôi và cống hiến phẩm vật.  Năm Kiến-Nguyên thứ 3, (vua Võ-đế, 142 trước công nguyên) Đà mất, con cháu họ Triệu truyền xuống bốn đời, kể được hơn chín mươi năm. Võ-đế sai Chung-Quân đi sứ qua Nam-Việt để dụ vua Việt tên là Hưng vào chầu, Hưng muốn đi, nhưng bị tướng Lữ-Gia can ngăn, vua không nghe, Gia làm phản, nổi binh đánh giết vua và cả sứ-gả nhà Hán, lập Kiến-Đức là anh khác mẹ lên làm vua Nam-Việt.  Năm Nguyên-Đinh thứ 5 (112 trước công nguyên), Vệ-Uý là Lộ-Bác-Đức xuất mười vạn quân qua đánh Nam-Việt, năm thứ sáu, mới đánh bại người Việt, lấy đất đó chia làm các quận: Nam-Hải, Thương-Ngô, Uất-Lâm, Hợp-Phố, Giao-Chỉ, Cửu-Chân, Nhật-Nam, Châu-Nhai và Đam-Nhỉ, mỗi quận đặt Thái-thú để cai trị.  Phần "Cổ tích" Việt-Vương-Thành, tục gọi là thành Khả-Lũ, có một cái ao cổ, Quốc-vương mỗi năm lấy ngọc châu, dùng nước ao ấy rửa thì sắc ngọc tươi đẹp. Giao-Châu Ngoại-Vực-Ký chép: hồi xưa, chưa có quận huyện, thì Lạc-điền tuỳ theo thuỷ-triều lên xuống mà cày cấy. Người cày ruộng ấy gọi là Lạc-Dân, người cai-quản dân gọi là Lạc-Vương, người phó là Lạc-Tướng, đều có ấn bằng đồng và dải sắc xanh làm huy hiệu.  Vua nước Thục, thường sai con đem ba vạn binh, đi chinh phục các Lạc-Tướng, nhân đó cử giữ đất Lạc mà tự xưng là An-Dương-Vương. Triệu-Đà cử binh sang đánh. Lúc ấy có một vị thần tên là Cao-Thông xuống giúp An-Dương-Vương, làm ra cái nỏ thần, bắn một phát giết được muôn người. Triệu Đà biết địch không lại với An Dương Vương, nhân đó trú lại huyện Võ Ninh, khiến Thái Tử Thuỷ làm chước trá hàng để tính kế về sau. Lúc Cảo Thông đi, nói với vua An Dương Vương rằng: "Hễ giữ được cái nỏ của ta, thì còn nước, không giữ được thì mất nước".  An-Dương-Vương có con gái tên là Mỵ-Châu, thấy Thái-Tử Thuỷ lấy làm đẹp lòng, rồi hai người lấy nhau. Mỵ-Châu lấy cái nỏ thần cho Thái-Tử Thuỷ xem, Thuỷ xem rồi lấy trộm cái lẩy nỏ mà đổi đi. Về sau Triệu-Đà kéo quân tới đánh thì An-Dương-Vương bại trận, cầm cái sừng tê vẹt được nước vào biển đi trốn, nên Triệu-Đà chiếm cả đất của An-Dương-Vương. Nay ở huyện Bình-Địa, dấu tích cung điện và thành trì của An-Dương-Vương hãy còn.  Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu – 1272). Năm 1272 Lê Văn Hưu viết xong bộ Đại Việt sử ký gồm 30 quyển. Hiện nay sách này đã thất truyền. Theo Trần Trọng Kim, quyển sử ấy chép việc từ Triệu Vũ Vương đến Lý Chiêu Hoàng. Đại Việt sử lược (Khuyết danh - năm 1388). Sách này đầu tiên kể đến Hoàng Đế, một vị vua truyền thuyết của Trung Hoa không thống thuộc được Giao Chỉ. Qua đời Trang Vương (696 - 682 TCN) thì vua Hùng xuất hiện. Phần truyền thuyết về họ Triệu trong An Nam Chí Lược đã được biên tập bớt hoang đường.  Cuối đời nhà Chu, Hùng Vương bị con vua Thục là Phán đánh đuổi rồi lên thay. Phán đắp thành ở Việt Thường, lấy hiệu là An Dương Vương rồi không cùng với họ Chu thông hiếu nữa. Cuối đời nhà Tần, Triệu Đà chiếm cứ Uất Lâm, Nam Hải, Tượng quận rồi xưng vương đóng đô ở Phiên Ngung, đặt quốc hiệu là Việt, tự xưng là Võ Vương.  Lúc bấy giờ An Dương Vương có thần nhân là Cao Lổ chế tạo được cái nỏ liễu bắn một phát ra mười mũi tên, dạy quân lính muôn người. Võ Hoàng biết vậy bèn sai con là Thủy xin sang làm con tin để thông hiếu. Sau nhà vua đãi Cao Lỗ hơi bạc bẽo. Cao Lỗ bỏ đi, con gái vua là Mỵ Châu lại cùng với Thủy tư thông. Thủy phỉnh Mỵ Châu mong được xem cái nỏ thần, nhân đó phá hư cái lẫy nỏ rồi sai người trình báo với Võ Hoàng. Võ Hoàng lại cất binh sang đánh. Quân kéo đến, vua An Dương Vương lại như xưa là dùng nỏ thần thì nỏ đã hư gẫy, quân lính đều tan rã. Võ Hoàng nhân đó mà đánh phá, nhà vua ngậm cái sừng tê đi xuống nước. Mặt nước cũng vì ngài mà rẽ ra. Đất nước vì thế mà thuộc nhà Triệu.  Câu cuối cùng trong phần trích trên là lí do căn bản để Đại Việt sử lược xếp nhà Triệu là một triều đại Việt Nam, kéo dài 93 năm với các đời vua: Triệu Vũ Đế, Triệu Văn Vương, Triệu Minh Vương, Triệu Ai Vương, Triệu Vệ Dương Vương. Cái nhìn của hiến sử Việt Nam với nhà Triệu và nước Nam Việt phải đặt trong toàn cảnh lịch sử chính trị - xã hội Việt Nam cùng thời. Dưới lăng kính tiến hóa chính trị và vận động xã hội mới nêu bật được những mâu thuẫn nội tại của sử sách Việt Nam và con người Việt Nam trên cùng một dữ liệu lịch sử.  Học giả người Nhật, Yumio Sakurai, qua nghiên cứu cách định cư và nông nghiệp thời Lý đã lập luận nhà Lý là một triều đại địa phương, nhiều thế lực địa phương khác đến thế kỉ 13 mới bị nhà Trần trấn áp hoàn toàn (1). Đây phải chăng là tàn tích của nạn "xứ quân" từ thế kỉ 10. Tuy vậy, tác giả bài này không tin rằng thế kỉ 13 mô hình nhà nước phân quyền kia đã được thay bằng công thức phong kiến tập quyền tuyệt đối. Bằng chứng nằm tại "Hịch tướng sĩ" năm 1284 của Trần Hưng Đạo. Mặc dù là "Tiết chế" thống lĩnh toàn quân, lời văn của Trần Hưng Đạo trong "hịch tướng sĩ" mang phong thái khuyến dụ hơn là quân lệnh bắt buộc phải tuân theo. Như vậy tại đỉnh cao đoàn kết chống ngoại xâm, ở thời thịnh trị nhất của nhà Trần, dấu vết phân quyền chưa phai nhạt thì không có lẽ nào đến khi Trần mạt hình thức ấy có nhiều thay đổi.  Niên đại 1388 của Đại Việt sử lược là thời kì Trần mạt. Lúc này một nhân vật lịch sử còn nhiều tranh cãi sắp bước lên vũ đài chính trị Việt Nam là Hồ Quí Ly. Các chính sách cai trị của họ Hồ một lần nữa khẳng định quyết tâm tập quyền của ông:  1. Làm tiền giấy, cải cách thuế má, thống nhất tài chính.  2. Định phục phẩm quan lại, cải tổ địa giới hành chính như đổi một vài lộ làm trấn, đặt thêm quan chức ở lộ, phủ, qui ước các lộ ghi chép sổ sách và đem về kinh báo cáo mỗi cuối năm. 3. Cải cách giáo dục, thi cử, đưa toán pháp vào quá trình chọn người tài v.v..  Với nhà nước phong kiến phân quyền, tính chính thống của kẻ mạnh nhất đặt trên cơ sở cầu phong Bắc phương. Tệ phân quyền ấy là căn nguyên của những hành động mà sau này sử sách Việt Nam qui là "phản quốc": từ thời Trần qua đến đầu thời Lê, nhiều lần quí tộc Việt Nam sang Trung Hoa "rước giặc" về để mong thiết lập vương triều cho chi họ mình. Đến thời Hồ Quí Ly, việc nhập khẩu Nho Giáo vào Việt Nam đã hạ bệ tính chính thống kia và cố gắng chuyển việc cầu phong thành quan hệ ngoại giao, tuy chưa được bình đẳng nhưng cũng nói lên sự trưởng thành to lớn của đất nước Việt Nam.  Chính Hồ Quí Ly, chứ không ai khác đã đặt nền móng cho việc nhìn nhận lại nước Nam Việt và dòng họ Triệu trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.  2. Các quan điểm sau năm 1400  Ở Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên - dưới triều Lê Thánh Tông 1460 đến 1497), lần đầu tiên hiến sử Việt Nam truy nguyên gốc tích của mình từ kỷ Hồng Bàng với Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân rồi mới đến Hùng Vương, An Dương Vương và Triệu Vũ Vương  Lê Thánh Tông là ông vua đã rút ra được bài học nóng vội của Hồ Quí Ly, để áp dụng thành công đường lối chính trị Nho Giáo Trung Hoa vào đất nước Việt Nam. Nhu cầu "chính danh" đã đưa rất nhiều huyền thoại, cổ tích trong dân gian thành chính sử. Ngô Sĩ Liên được thay mặt trí thức Việt Nam đương thời trả lời câu hỏi "Ta là ai? Từ đâu tới?" cho dân tộc Việt Nam. Những quyển sử cũ chỉ đuợc thêm vào chứ không bớt đi hoặc tách ra, và họ Triệu được để yên cho đến khi xuất hiện Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ năm 1775:  Xét sử cũ: An Dương Vương mất nước, để quốc thống về họ Triệu, chép to 4 chữ: "Triệu Kỷ Vũ Đế". Người đời theo sau đó không biết là việc không phải. Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là Đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Triệu Đà khởi ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mi lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta. Nếu coi là đã làm vua nước Việt, mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi ở đất Bàn Dương, Hưu Nghiễm khởi ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho theo Quốc kỷ được ư? Triệu Đà kiêm tính Giao Châu, cũng như Ngụy kiêm tính nước Thục, nếu sử nước Thục có thể đưa Ngụy tiếp theo Lưu Thiện, thì quốc sử ta cũng có thể đưa Triệu tiếp theo An Dương. Không thế, thì xin theo lệ ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy.  Với lý do này, Ngô Thì Sĩ đã loại họ Triệu khỏi chính sử Việt Nam. Ông gộp năm đời Triệu Vương thành một kỷ Ngoại thuộc, tương đương với các kỷ ngoại thuộc Hán, Tùy, Đường sau đó. Thực ra lí luận của Ngô Thì Sĩ mang tính nhất thời, trong cái nhìn địa phương hãn hữu. Ông phân biệt rạch ròi "Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là Đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam", nghĩa là Việt Nam ngày nay chẳng dính dáng gì đến cương vực bao la của Nam Việt khi xưa.  Vì không cùng quan điểm với họ Ngô nên Tự Đức vẫn cho Quốc Sử Quán ghi danh các vua Triệu như là tiền triều trong Khâm Định Việt sử thông giám cương mục (giữa TK 19). Hơn nữa lời phê của ông sau khi nhà Hán diệt nhà Triệu là câu trả lời dứt khoát: ngày xưa bờ cõi của tổ tiên ông bao gồm nhiều quận trong Giao Chỉ bộ !  Lời phê - Xét chung từ trước đến sau, đất đai của nước Việt ta bị mất về Trung Quốc đã đến quá một nửa, tiếc rằng vua sáng tôi hiền các triều đại cũng nhiều người lỗi lạc hiếm có ở trên đời, mà vẫn không thể nào lấy lại được một tấc, đó là việc đáng ân hận lắm! Thế mới biết việc thu hồi đất đai đã mất, từ đời trước đã là việc khó, chứ không những ngày nay mà thôi. Thật đáng thương tiếc.  Sau khi Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ thực dân năm 1945, nền sử học cộng sản non trẻ áp dụng ngay phép biện chứng duy vật lịch sử vào môn lịch sử. Tình cờ nhãn quan của Ngô Thì Sĩ rất hợp với quyết tâm xây dựng nền móng bản địa cho lịch sử Việt Nam, cộng với chủ nghĩa dân tộc dâng cao, vấn đề Nam Việt và Triệu Đà giờ đây có thể tóm gọn trong một đoạn văn của Đào Duy Anh: Nhà Triệu không phải là quốc triều. Sách Toàn thư, sau khi nêu lên quốc thống của ta bắt đầu từ Hồng Bàng Thị, đến Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, mười tám đời Hùng Vương, rồi đến Thục An Dương Vương, thì chép luôn nhà Triệu làm một triều đại chính thống. Các sử thần thời Lê, kế tục phương pháp và quan điểm Lê Văn Hưu ở đời Trần (quan niệm lịch sử phản dân tộc) không thấy rằng Triệu Đà làm vua nước Nam Việt ở miền Quảng Đông, Quảng Tây, đối với nước Âu Lạc mà nghĩ xâm lược, chỉ là một tên giặc cướp nước chứ không phải là một đế vương chính thống. Mãi đến cuối đời Lê mới thấy có một nhà sử học là Ngô Thì Sĩ, tác giả sách Việt sử tiêu án, phản đối việc cho họ Triệu tiếp nối quốc thống của An Dương Vương. Có lẽ do ảnh hưởng của ý kiến ấy cho nên sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục của triều Nguyễn không chép riêng nhà Triệu làm một kỷ chính thống nữa, nhưng vẫn cứ chép cả lịch sử nhà Triệu vào phạm vi quốc sử của ta. Các nhà sử học tư sản của ta cũng chịu ảnh hưởng của quan điểm phản dân tộc ấy, cho nên Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim cũng chép kĩ càng về lịch sử nhà Triệu, và Những trang sử vẻ vang của Nguyễn Lân thì biểu dương Lữ Gia là trung thần của nhà Triệu làm vị anh hùng dân tộc đầu tiên của chúng ta. Đối với dân tộc ta thì Triệu Đà là giặc cướp nước, mà lịch sử của nhà Triệu ở nước Nam Việt không thể nằm trong phạm vi lịch sử Việt Nam. Cố giáo sư Đào Duy Anh là ông thầy uyên bác của đa số các nhà sử học có tiếng Việt Nam hiện nay, nhóm người mê tín thuyết bản địa của văn hóa và văn minh Việt Nam. Nhưng trớ trêu, những tác phẩm nghiên cứu lịch sử quan trọng nhất trong sự nghiệp của ông Đào, lại khẳng định người Việt "có thể" di cư bằng thuyền đến đồng bằng sông Hồng sau khi nước Việt của Câu Tiễn bị xóa sổ thời Chiến Quốc ! Lời lẽ nặng nề của Đào Duy Anh ở trên, xét cho cùng mang khẩu khí chính trị nhiều hơn là tinh thần nghiên cứu trung thực, khách quan vốn luôn hiện hữu ở nhiều công trình mang tên ông.  3. Lời bình  Trong "Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam" tôi đã đưa ra giả thuyết mới về ngữ nghĩa của từ Âu Lạc. Thật may mắn, khi dùng giả định Âu Lạc = Đất nước = Non nước = Xứ sở trên chủ đề Nam Việt này thì mâu thuẫn của các nhà sử học Việt Nam phần nào sáng tỏ.  Quả tình, thuật ngữ Âu Lạc nếu không phải là tên của vương quốc do An Dương Vương lập ra, thì nó sẽ thống nhất một vùng đất rộng lớn là Quảng Tây, Quảng Đông và Bắc bộ Việt Nam thành một lãnh thổ khá tương đồng về văn hóa. Như vậy, nếu nhìn nhận cương giới của người dân Việt trước thời Triệu Đà gồm Quảng Đông, Quảng Tây và Bắc Bộ Việt Nam thì việc Nhà Triệu tiếp nối An Dương Vương như một triều đại chính thống là hợp lí. Bản thân An Dương Vương cũng đã "cướp nước" của các vua Hùng kia mà! Nếu đã loại Triệu Đà, nên chăng loại luôn An Dương Vương, cùng xếp họ vào kỷ nội thuộc.  Rõ ràng cái gọi là "quan niệm lịch sử phản dân tộc" của cố Giáo sư Đào Duy Anh rất khiên cưỡng và khó đứng vững.  Nước Nam Việt cùng năm đời Việt Vương là một hiện hữu lịch sử không thể phủ nhận và có liên quan hữu cơ với lịch sử Việt Nam. Tài liệu xưa nhất đã nhắc đến nó và gần như cùng thời với nó là Sử Kí của Tư Mã Thiên. Tuy nhiên do đặc điểm quá cô đặc, gãy gọn của cổ văn Trung Hoa mà hiện hữu ấy không ngừng được tranh cãi, mổ xẻ, suy luận theo những chiều hướng nhiều khi mâu thuẫn đến hoàn toàn trái ngược.  Về phía Việt Nam, nước Nam Việt của Triệu Đà trong những trang sách còn phải ngụp lặn giữa quá trình tiến hóa nhận thức, xã hội và chính trị không ngừng của con người Việt Nam hàng ngàn năm qua. Giả sử nếu mai này thuyết các vua Hùng từng xuất phát từ Động Đình Hồ rồi di cư xuống đồng bằng sông Hồng qua Quảng Tây được chấp nhận rộng rãi, thì việc tái chấp nhận Triệu Đà như một vương triều phong kiến chính thống lại sẽ được đặt ra.  Nói cho cùng, càng nhiều suy biện, càng nhiều giả thuyết, càng nhiều nỗ lực cày xới trên những bình nguyên quá khứ mang tên hiến sử, chẳng qua cũng là việc phải làm vì sự phát triển sử học mà thôi. Không bao giờ nên để các trang sử bất biến. Tĩnh tức là tử. Không chỉ có ngày hôm qua là đối tượng nghiên cứu của lịch sử, mà bản thân khoa học lịch sử cũng rất cần phân luận, bởi nó là gương mặt, là tư duy, là trình độ phát triển, là thước đo vận động (tiến hoặc lùi) của chính thời đại dung dưỡng nó.  Trương Thái Du Về nguồn gốc người Việt Hỏi một người Việt bình thường về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, câu trả lời mà người ta thường nghe là tổ tiên của chúng ta xuất phát từ Trung Quốc. Ngay cả người có kiến thức rộng, có quan tâm đến dân tộc và văn hóa Việt cũng có những ý kiến tương tự. Đào Duy Anh, trong Việt Nam văn hóa sử cương; và Trần Trọng Kim, trong Việt Nam sử lược, cũng từng cho rằng người Việt có nguồn gốc hoặc từ Trung Quốc hay từ Tây Tạng , dù họ có chút dè dặt và thận trọng trong phát biểu. Có lẽ cái quan điểm dân tộc Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc đã ăn sâu vào tâm trí của chúng ta, nên văn minh Việt Nam cũng được nghiễm nhiên suy luận là bắt nguồn từ văn minh Trung Quốc. Quan điểm này phù hợp với sách vở của Trung Quốc. Chẳng hạn như trong Hậu Hán thư , các sử gia của Trung Quốc, với một giọng văn cực kì trịch thượng và kì thị chủng tộc, viết rằng tổ tiên ta ngày xưa giống như loài “cầm thú”, xã hội thì chẳng có tôn ti trật tự gì cả, phải đợi đến khi hai quan Thái thú của họ là Tích Quang và Nhâm Diên dạy cho tổ tiên ta cách ăn mặc và cách trồng lúa. Sau đó các nhà sử học này thản nhiên kết luận: “Miền Lĩnh Nam theo phong hóa Trung Quốc là bắt đầu từ hai Thái thú ấy” . Điều thú vị là nhận xét này đã được giới có học của Việt Nam tiếp nhận và lấy làm một thứ kinh điển, một câu văn giáo khoa, mà không có một chất vấn tính trung thực, hay thách thức tính khoa học của nó. Tính dễ dãi chấp nhận sử liệu ngoại bang của giới có học người Việt đã vô tình gieo vào lòng nhiều người Việt một tâm lí tự ti, đánh giá thấp nền văn hóa Việt Nam khi so sánh với các nền văn hóa khác, như của Trung Hoa chẳng hạn. Thực ra, chẳng riêng gì giới trí thức Việt Nam, ngay cả một phần lớn trong giới sử học Tây phương cũng từng quan niệm, hay nói đúng hơn là giả định, rằng các nền văn minh Đông Nam Á (kể cả của Việt Nam) chỉ là những chi nhánh của hai nền văn hóa lớn hơn: Trung Hoa và Ấn Độ. Giả định này đã được dùng như là một sử liệu, một thuyết đáng tin cậy để dạy học cho học sinh (trong đó có cả học sinh người Việt); và một cách vô tình, nó được lưu truyền hết thế hệ này sang thế hệ khác như là một sự thật! Bởi vì qua nhiều năm, chẳng ai chất vấn lý thuyết này, nên một cách nghiễm nhiên, nó được xem là một “thuyết chính thống”. Mãi đến thập niên 1960s, một số nhà khảo cổ học rất uy tín (phần lớn là Mĩ), dựa vào nhiều kết quả của một loạt nghiên cứu ở Việt Nam và Thái Lan, đã bắt đầu chất vấn sự chính xác và tính logic của thuyết chính thống trên đây . Có thể nói họ là những “con cừu đen” trong giới tiền sử học, vì đã can đảm thách thức một quan điểm mà đại đa số đồng nghiệp đều mặc nhiên công nhận. Nhưng họ không phải là những người đơn độc. Gần đây, đã có một số nhà nghiên cứu từ Việt Nam, Thái Lan, và Nam Dương công bố nhiều dữ kiện khảo cổ học cho thấy rằng thuyết văn hóa Đông Nam Á xuất phát từ văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ không còn đứng vững nữa. Nhưng trong những nhà nghiên cứu chuyên môn này, chưa ai trình bày dữ kiện một cách có hệ thống và nghiên cứu một cách sâu xa bằng một nhà nghiên cứu “tài tử” là ông Stephen Oppenheimer trong cuốn sách Eden in the East: The Drowned Continent of Southeast Asia (tạm dịch là “Thiên đàng ở phương Đông: Lục địa chìm đắm của Đông Nam Á) . Trong tác phẩm này, qua những dữ kiện dồi dào được thu thập một cách công phu từ nhiều ngành nghiên cứu khác nhau, Oppenheimer trực tiếp thách thức cái thuyết chính thống, và làm thay đổi những quan niệm về thời tiền sử mà chúng ta từng hiểu và từng được dạy. Đặc biệt, cuốn sách đặt trọng tâm vào việc thẩm định lại các quan điểm về văn minh vào thời tiền sử ở Đông Nam Á, tác giả cho rằng: (a) Trận đại hồng thủy được đề cập đến trong Kinh Thánh là có thật và xảy ra vào cuối thời đại Băng hà (Ice Age). (b) Trận đại hồng thủy này xảy ra khoảng 8000 năm về trước làm chìm đắm lục địa Đông Nam Á, và làm cho dân chúng phải di tản đi các vùng đất khác để sống. Họ chính là những người gầy dựng nên nền văn hóa Tân Đồ Đá (Neolithic cultures) của Trung Quốc, Ấn Độ, Mesopotamia, Ai Cập và vùng đông Địa Trung hải, và do đó, họ là những người cha đẻ và vun đắp các nền văn minh vĩ đại ở phương Tây. (c) Những dân tộc thuộc quần đảo Polynesian không phải xuất phát từ Trung Quốc, nhưng có nguồn gốc từ Đông Nam Á. (d) Người Trung Quốc không phải là người sáng chế ra kĩ thuật trồng lúa. Khoảng 9,000 đến 10,000 năm về trước, một số dân thuộc vùng Đông Nam Á đã là những nhà canh nông chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới (chứ không chỉ sống bằng nghề săn bắn), họ đã phát triển kĩ thuật trồng khoai và qua đó làm một cuộc cách mạng nông nghiệp. Nói một cách khác cho rõ ràng hơn, qua công trình nghiên cứu này, Oppenheimer đề xuất một thuyết cho rằng Đông Nam Á là cái nôi của văn minh nhân loại ngày nay. Thuyết này thể hiện một thách thức rất lớn đến các tri thức về thời tiền sử đã và đang được lưu truyền trong giới khoa bảng. Và do đó, Oppenheimer đã, lần đầu tiên, đặt vùng Đông Nam Á vào vị trí xứng đáng của một vùng đất thường bị lãng quên bên cạnh hai nền văn minh lớn là Trung Hoa và Ấn Độ. Theo thuyết của Oppenheimer thì người Trung Quốc và Ấn Độ ngày nay có gốc gác từ Đông Nam Á, chứ không phải nguồn gốc của người Đông Nam Á là ở Trung Quốc hay Ấn Độ. Đây cũng là một đảo vòng xoay 180 độ về nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Mà, xem ra thuyết của Oppenheimer có nhiều “đồng minh.” Một số học giả khác (như M. Colani, J. Hornell, P. van Stein, H. Geldern, B, Karlgren, NJ Krom) cũng cho rằng làn sóng người từ Bắc Việt tràn xuống phía Nam và vào Ấn Độ trước khi vùng này bị giống dân Aryan xâm chiếm. Giáo sư Solheim II căn cứ trên những dữ kiện khảo cổ thì thấy rằng giống người Hòa Bình tràn lan xuống phía Nam, lên hướng Bắc, và sang hướng Tây. Tại mỗi nơi, người Hòa Bình phối hợp với dân địa phương để tạo thành các chủng tộc mới của mỗi vùng. Thuyết của Oppenheimer có cơ sở khoa học. Sau khi cuốn sách Eden in the East xuất bản, một loạt nghiên cứu di truyền học cung cấp nhiều bằng chứng quí báu về hành trình của con người. Tưởng cần nhắc lại rằng trong quá khứ người ta thường tập trung vào nghiên cứu các đặc tính nhân trắc và ngôn ngữ để xác định nguồn gốc con người, và xu hướng này làm xao lãng các dữ kiện có thể cho chúng ta nhiều thông tin hơn: đó là gien. Không giống như xương sọ, những thay đổi trong gien thường xảy ra theo những qui luật mà chúng ta hiểu khá rõ, và vì thế gien và các đặc điểm của gien, như tầng số gien, cấu trúc DNA, phân phối gien, v.v… cho chúng ta những thông tin cực kì quí giá về sự tiến hóa của con người. Ngày nay, những tiến bộ phi thường trong ngành di truyền học và sinh học phân tử (molecular biology) trong mấy năm gần đây đã cung cấp cho ngành nhân chủng học một phương tiện cực kì quan trọng trong việc xác định lịch sử tiến hóa của con người và mối liên hệ giữa các dân tộc. Giá trị của di truyền học trong việc truy tầm nguồn gốc dân tộc đã được đánh giá cao về mức độ tin cậy. Di truyền học là một cửa sổ để chúng ta nhìn lại quá khứ của chúng ta. Tuy nhiên, những nghiên cứu về di truyền học trong người Việt còn cực kì khiêm tốn, nếu không muốn nói là không đáng kể. Trong thời gian khoảng 10 năm trở lại đây, đã có một số bằng chứng, tuy gián tiếp, nhưng cũng đủ để chúng ta có lí do để xem xét lại lịch sử tiến hóa của dân tộc Việt. Những bằng chứng này là: (a) Năm 1998, Giáo sư Chu và đồng nghiệp (thuộc Trường Đại học Texas) phân tích 15 đến 30 mẫu “vi vệ tinh” DNA (microsatellites) để thử nghiệm sự khác biệt di truyền trong 24 nhóm dân từ nhiều tỉnh khác nhau ở Trung Quốc, 4 nhóm dân vùng Đông Nam Á (hai thuộc thổ dân Mĩ, một thuộc thổ dân Úc châu, và một thuộc Tân Guinea), 4 nhóm dân da trắng (Caucasian), và 3 nhóm dân Phi châu. Bằng một phương pháp phân tích thống kê có tên là “phân tích phát sinh chủng loại” (Phylogenetic analysis)”, một số kết quả đáng ghi nhận như sau: (i) hai nhóm dân có sự khác biệt rõ ràng nhất là Phi châu và các dân không thuộc Phi châu; (ii) tất cả các nhóm dân Đông Nam Á “tập hợp” thành một nhóm, và nhóm dân có đặc tính di truyền gần họ nhất là người thổ dân Mĩ châu, kế đến là thổ dân Úc châu, và Tân Guinea (Những kết quả này cũng phù hợp với thời gian định cư ở Úc châu (khoảng 60,000 đến 50,000 năm trước đây, và thời gian định cư ở Mĩ châu (từ 30,000 đến 15,000 năm trước đây); (iii) các nhóm dân miền nam Trung Quốc phân phối thành ba nhóm, gọi là S1, S2, và S3 (ngoại trừ nhóm S2 là người Hán từ tỉnh Henan, phần còn lại (S1 và S3) gồm các sắc dân trong vùng Yunnan); và (iv) các sắc dân miền bắc Trung Quốc phân phối thành hai nhóm, gọi là N1 và N2. Nhóm N1 gồm 6 sắc dân nói tiếng Altaic, một nhóm Hán tộc miền Bắc từ tỉnh Yunnan. Nhóm N2 gồm 4 sắc tộc thiểu số có lịch sử sinh sống lâu đời ở miền Bắc, trong đó có một sắc tộc từ tỉnh Ninxia. Từ những phát hiện trên, một số mô hình có thể đặt ra để giải thích, nhưng mô hình thích hợp với dữ kiện của Giáo sư Chu và đồng nghiệp là các dân tộc miền Bắc Á được tiến hóa từ các dân tộc Đông Nam Á châu. Các dữ kiện liên quan đến răng, sọ [8-9] cũng nhất quán với mô hình này. Do đó, Giáo sư Chu và đồng nghiệp kết luận rằng: “Tổ tiên của các nhóm dân Đông Á ngày nay có nguồn gốc từ Đông Nam Á”. Nói một cách khác, các dữ kiện di truyền học của Giáo sư Chu và đồng nghiệp cho thấy tổ tiên của những người nói tiếng Altaic từ Đông Á đã di cư vào Á châu từ ngả Đông Nam chứ không phải từ ngả Trung Á. (b) Nhưng nghiên cứu của Giáo sư Chu và đồng nghiệp có một điểm yếu, đó là họ dựa vào vi vệ tinh DNA, một chất liệu di truyền rất “nhạy” (sensitive) và dễ bị đột biến (mutation). Để khắc phục nhược điểm này, một nhóm nghiên cứu khác đã tiến hành một nghiên cứu độc lập và qui mô hơn để xác định nguồn gốc Đông Nam Á của dân tộc Trung Hoa. Nhóm nghiên cứu Mĩ – Trung Quốc phân tích DNA trong nhiễm sắc thể Y trong các nhóm dân Hán (thuộc 22 tỉnh của Trung Quốc), 3 nhóm dân Đông Bắc Á (Buryat, Đại Hàn, và Nhật Bản), 5 nhóm dân Đông Nam Á (Cambốt, Thái Lan, Mã Lai, Batak, và Java), và 12 nhóm dân ngoài Á châu (3 nhóm từ Phi châu, 3 từ Mĩ châu, 2 từ Âu châu, và 4 từ châu Đại dương). Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng mức độ biến thiên đa hình thái (polymorphic variation) trong các nhóm dân Đông Nam Á cao hơn trong các nhóm dân thuộc vùng Bắc Á. Điều này có nghĩa là các sắc dân ở Đông Nam Á có một quá trình định cư lâu dài hơn là các nhóm dân Bắc Á. Dùng các phương pháp phân tích di truyền quần thể (population genetics), các nhà nghiên cứu kết luận rằng con người thời đó đã di cư từ Phi châu sang đến Đông Nam Á vào khoảng 60 ngàn năm về trước, và sau đó đã di chuyển lên phía Bắc Á (kể cả Trung Quốc ngày nay) và Siberia . Ngoài ra, còn có bằng chứng di truyền cho thấy các nhóm dân Polynesians cũng có nguồn gốc từ Đông Nam Á . (c) Trong một nghiên cứu trên 103 người ở Hà Nội , các nhà nghiên cứu Việt – Pháp phân tích DNA trong hai gien (HLA-DR và DQB1), và so sánh kết quả này với các sắc dân thuộc châu Đại Dương (Oceania) và Đông Á. Sau khi ước tính khoảng cách di truyền [14] giữa các sắc dân, các nhà nghiên cứu kết luận rằng cấu trúc di truyền của hai gien này trong người Việt gần với người Thái và người Hoa. Các nhà nghiên cứu này kết luận rằng dữ kiện của họ phù hợp với giả thuyết người Việt có nguồn gốc từ người Trung Hoa và Thái-Nam Dương. Tuy nhiên, sau khi xem xét kĩ phần phương pháp nghiên cứu, tôi có lí do để cho rằng kết luận này rất có thể không đúng. Những lí do này là: Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ dựa vào hai gien mà thôi (con người có khoảng 35 đến 39 ngàn gien), và với những điểm yếu của mtDNA, các ước đoán về khoảng cách di truyền không ổn định. Thứ hai, ngay cả trong bài báo các nhà nghiên cứu không xây dựng được một cây di truyền nào, và cũng chẳng phân tích phát sinh chủng loại thì không thể phán đoán về chiều hướng di cư hay nguồn gốc dân tộc được. (d) Khoảng 2 năm sau, các nhà nghiên cứu này lại tiến hành một nghiên cứu khác trên 50 người cũng ở Hà Nội, và cũng qua dùng kĩ thuật PCR (polymerase chain reaction) họ phân tích 6 “restriction enzymes”, và ghi nhận khoảng cách di truyền giữa người Việt và người Hoa rất thấp (chỉ 0.0022), nhưng giữa người Việt và Ấn Độ thì tương đối cao hơn (0.0468), có nghĩa là quan hệ giữa giống người Việt và Hoa gần nhau hơn so với quan hệ Việt và Ấn. Nghiên cứu này cũng có những điểm yếu như nghiên cứu trình bày phần (c), tức là số lượng gien quá ít (trong trường hợp này chỉ có một gien), và tác giả cũng không tính toán mức độ biến thiên của chỉ số khoảng cách di truyền, nên không thể nào phát biểu khoảng cách giữa Việt – Hoa gần hơn khoảng cách giữa Việt – Ấn. Thực ra, sau khi tính toán lại, tôi thấy hai khoảng cách di truyền (Việt – Hoa và Việt – Ấn) không có sự khác biệt đáng kể (non-significant)! (e) Tuy nhiên, một nghiên cứu khác trên 5 gien trong nhiễm sắc thể Y trong hai nhóm dân: Bắc Á (Bắc Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, và Mông Cổ), và Nam Á (Nam Dương, Phi Luật Tân, Thái, và Việt Nam) cho thấy người Việt gần với các nhóm dân Bắc Á (nhất là Hàn Quốc) hơn là các nhóm dân Nam Á [16]! Chúng ta biết rằng, qua nghiên cứu của Giáo sư Chu, người Hoa phía Bắc Trung Quốc có cấu trúc di truyền khác với người Hoa phía Nam Trung Quốc. Do đó, phát hiện này quả rất khó giải thích. Càng khó giải thích hơn nữa khi phần lớn những người Việt trong nghiên cứu này là cư dân ở Hà Nội, tức gần miền Nam Trung Quốc. (f) Trong một nghiên cứu dùng mtDNA, Ballinger và đồng nghiệp ghi nhận rằng chỉ số biến thiên (trong di truyền học gọi là F-value) trong người Việt cao nhất trong các sắc dân vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên, các tác giả kết luận một cách mơ hồ rằng các dữ kiện này cho thấy “người Á châu có nguồn gốc từ nhóm dân Nam Mông” (nguyên văn: “The greatest mtDNA diversity and the highest frequency of mtDNA with HpaI/HincII morph 1 were observed in the Vietnamese suggesting a Southern Mongoloid origin of Asians”). Thực ra, các dữ kiện mà tác giả trình bày không cho phép họ kết luận như thế, bởi vì họ chỉ 7 nhóm dân Á châu mà thôi, và cũng chỉ nghiên cứu trên vài mẫu gien rất nhỏ. Nhưng qua số liệu của các nhà nghiên cứu này, chúng ta có thể phát biểu rằng trong hai gien mà họ nghiên cứu, người Việt có lẽ là một sắc dân cổ nhất trong vùng Đông Nam Á. Qua các nghiên cứu di truyền dựa vào nhiễm sắc thể Y và mtDNA mà tôi vừa tóm lược và nhận xét cho chúng ta thấy rằng các nhóm dân Đông Á có cùng một nguồn gốc chung: đó là tất cả đều xuất phát từ Phi châu. Cũng dựa theo các dữ kiện mới này, các nhà nghiên cứu ước đoán rằng đợt người đầu tiên di cư đến Đông Nam Á xảy ra vào khoảng 18.000 đến 60.000 năm trước đây, và sau đó từ đây một đợt di cư về phía Bắc. Một đợt khác cũng từ Đông Nam Á di cư sang các quần đảo Thái Bình Dương qua ngả Mã Lai Á ngày nay. Tất nhiên, đây chỉ là “câu chuyện” mới được phác họa, nhiều chi tiết vẫn còn trong vòng nghiên cứu thêm. Các kết quả của các nghiên cứu này đã cung cấp thông tin cho chúng ta để phát biểu một giả thuyết mới, rằng người Hoa ngày nay, nhất là người Hoa ở phía Nam Trung Quốc, có thể xuất phát từ Đông Nam Á; và có bằng chứng [tuy chưa đầy đủ] cho thấy người Việt có thể là một dân tộc cổ nhất trong vùng Đông Nam Á; cho nên có thể người Việt cũng có thể chính là tổ tiên của người Hoa ngày nay, nhất là các sắc dân ở miền Nam Trung Quốc. Cố nhiên, đó chỉ là một giả thuyết cần được thử nghiệm. Nguồn gốc con người hiện đại, mà đặc biệt là nguồn gốc dân tộc Việt, là một câu hỏi đơn giản, nhưng câu trả lời thì không đơn giản chút nào. Tổ tiên chúng ta xuất phát từ đâu, họ đến Việt Nam bằng cách nào, vẫn còn là những vấn đề khoa học “nóng”, đòi hỏi nhiều nghiên cứu về di truyền học, khảo cổ học, và ngôn ngữ học. Tuy nhiên, với sự tiến bộ phi thường về khoa học di truyền và công nghệ sinh học trong khoảng mười năm qua, tin rằng việc nghiên cứu quá trình lịch sử di truyền của người Việt chúng ta sẽ đem lại nhiều kết quả thích thú và làm sáng tỏ hơn về nguồn gốc tổ tiên của chúng ta. thay đổi nội dung bởi: Tamduongkhach, 05-10-2011 lúc 08:18 AM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTriệu Đà và nước Nam Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.docx