3. Quy trình ứng dụng phần mềm LectureMaker để thiết kế một số bài giảng
- Chuẩn bị nội dung cần soạn thảo
- Giai đoạn trên máy vi tính:
+ Soạn nội dung trên các slide
+ Soạn thảo các hiệu ứng theo kịch bản đã dự kiến
+ Trình diễn thử, chỉnh sửa và đưa vào sử dụng.
4. Các yêu cầu sƣ phạm khi thiết kế và sử dụng bài giảng có sử dụng
phần mềm LectureMaker
- Yêu cầu về nội dung
+ Đảm bảo tính khoa học
+ Đảm bảo tính thống nhất
+ Đảm bảo tính chính xác
- Yêu cầu kĩ thuật
+ Về font chữ: chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Times New
Roman, Tahoma ), hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI–times.) vì dễ mất nét
khi trình chiếu.
+ Về size chữ: giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một
slide nên hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, trong kĩ thuật video, khi
trình chiếu trên màn hình ti vi (25 inches) cho vài người xem hay dùng máy chiếu
(Projector) chiếu lên màn hình cho khoảng 50 người xem thì size chữ thích hợp phải
từ cỡ 28 trở lên.
+ Về trình bày nội dung trên nền hình: giảng viên không nên trình bày nội
dung tràn lấp đầy nền hình từ trên xuống, từ trái qua phải mà cần chừa ra khoảng
trống đều hai bên và trên dưới theo tỉ lệ thích hợp ( thường là 1/5), để đảm bảo tính
mĩ thuật, sự sắc nét và không bị mất chi tiết khi chiếu lên màn.
+ Các hiệu ứng: không nên dùng quá nhiều hiệu ứng gây mất tập trung của
sinh viên vào trọng tâm bài học.
52 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Triết lý giáo dục khổng tử và sự tương thích đối với quá trình xây dựng con người mới ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi, đặc biệt trong thay đổi văn hoá kinh doanh. Khi tiến
hành Bancassurance, các bên cần phải vượt qua sự mâu thuẫn về các mục tiêu,
khách hàng. Việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng có thể dẫn đến
sự mâu thuẫn về cơ sở khách hàng vì sản phẩm bảo hiểm có thể thay thế các sản
phẩm ngân hàng ở mức độ nhất định và ngược lại.
5. Kết luận
Thị trường bảo hiểm tại Việt Nam ngày càng cạnh tranh gay gắt với sự xuất
hiện của nhiều công ty bảo hiểm Việt Nam cũng như công ty bảo hiểm nước ngoài
hứa hẹn một thị trường bảo hiểm ngày càng sôi động, các công ty bảo hiểm và các
ngân hàng nên sát cánh cùng nhau, cố gắng phát huy mọi tiềm lực để đứng vững và
phát triển trong điều kiện mới. Tận dụng những lợi thế sẵn có và khắc phục những
tồn tại là chìa khoá thành công cho hoạt động liên kết bảo hiểm – ngân hàng tại Việt
Nam trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Nguyễn Hữu Hiểu (2011), Tìm hiểu Bancassurance dưới góc độ ngân hàng,
Trường Đào tạo & Phát triển nguồn nhân lực Vietinbank.
[2] Phan Hồ Trung Phong (2006), “Phát triển kênh phân phối “Bán bảo hiểm qua ngân
hàng”- xu thế tất yếu trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ giai đoạn hội nhập
quốc tế”, Thời báo Kinh tế ngày 15/10/2006, Hà Nội.
[3] Trung tâm đào tạo Bảo Việt (2009), Marketing trong bảo hiểm Nhân thọ, Nxb Thống
kê, Hà Nội.
[4] PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền (2009), Giáo trình Marketing ngân hàng, Học viện
Ngân hàng, Nxb Thống kê.
31
PHƢƠNG PHÁP HẠCH TOÁN HÀNG TỒN KHO
ỨNG DỤNG TRONG HOẠT ĐỘ
Tiêu Thị Kim Chi
Lớp: 05KS4.3
gày nay, với quá trình hội nhập và phát triển không ngừng của cả thế giới
thì sự gia nhập mạnh mẽ của các mô hình kinh doanh nhỏ lẻ trung
vào nền kinh tế đang ngày một lớn hơn, điển hình là các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ
. Như các đơn vị kinh doanh thương
mại, sản xuất thì hoạt động kinh doanh nhà
hàng cũng phát sinh các nghiệp vụ liên quan
đến hàng tồn kho như nguyên liệu, vật liệu,
công cụ dụng cụĐể hạch toán hàng tồn kho
thì kế toán cần sử dụng một trong hai phương
pháp cho đơn vị của mình đó là phương pháp
kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm
kê định kỳ. Mỗi phương pháp đều có ưu và
nhược điểm riêng, tuy nhiên tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của mỗi đơn vị mà
có cách lựa chọn phương pháp khác nhau. Vậy hoạt động kinh doanh nhà hàng lựa
chọn phương pháp nào để phù hợp với đặc điểm kinh doanh, để làm rõ tác giả
nghiên cứu đặc điểm hoạt động kinh doanh nhà hàng, sự khác biệt của hai phương
pháp; từ đó tác giả đưa ra cách lựa chọn phương pháp hạch toán hàng tồn kho ứng
dụng phù hợp trong hoạt động kinh doanh nhà hàng.
:
-
.
-
.
- .
Nguyên liệu, vật liệu dùng chế biến trong nhà hàng thường đa chủng loại, giá trị của
mỗi đơn vị nguyên liệu, vật liệu thường là không lớn.
-
.
-
.
N
Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)
32
2. Những nét khác biệt giữa các phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho
- Khái niệm phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên và phƣơng pháp kiểm kê
định kỳ
+ Phương pháp kê khai thườ
.
Theo phương pháp này, cuối kỳ căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng tồn kho đối
chiếu với số liệu tồn trên sổ sách kế toán để xác định số lượng vật tư thừa, thiếu và
truy tìm nguyên nhân để có biện pháp xử lý.
+ Phương pháp kiểm kê định kỳ: Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương
pháp chỉ theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình nhập kho hàng hóa,
vật tư trong kỳ. Đối với hàng hóa, vật tư xuất trong kỳ được xác định trên cơ sở số
liệu thực tế của hàng hóa, vật tư kiểm kê tồn cuối kỳ.
Giá trị hàng hóa,
vật tư xuất trong
kỳ
=
Giá trị hàng
hóa, vật tư tồn
đầu kỳ
+
Giá trị hàng
hóa, vật tư
mua trong kỳ
-
Giá trị hàng hóa,
vật tư thực tế
kiểm kê cuối kỳ
- Những nét khác biệt giữa phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên và
phƣơng pháp kiểm kê định kỳ trong hoạt động kinh doanh nhà hàng
Hoạt động kinh doanh nhà hàng chủ yếu là cung cấp thức ăn chế biến và đồ
uống sẵn cho khách hàng. Để kết thúc một quá trình chu chuyển tiền tệ đối với hoạt
động cung cấp thức ăn chế biến cho khách trải qua giai đoạn mua, chế biến và cuối
cùng là tiêu thụ; đối với hoạt động cung cấp thức uống sẵn cho khách hàng như bia,
rượu, nước ngọt,chỉ trải qua hai giai đoạn đó là mua và tiêu thụ. Tuy nhiên, đối với
hoạt động cung cấp thức ăn chế biến và thức uống sẵn thường xảy ra đồng thời nên
tác giả biểu diễn trên cùng một quy trình như sau:
Cung cấp thức uống sẵn
MUA HÀNG CHẾ BIẾN TIÊU THỤ
Cung cấp thức ăn chế biến
Với quy trình trên, ở giai đoạn mua hàng, chế biến hay tiêu thụ đều liên quan
đến hàng tồn kho cần hạch toán. Hạch toán hàng tồn kho trong hoạt động nhà hàng
có thể sử dụng đến phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê
định kỳ. Để giảm bớt sự nhầm lẫn trong công tác hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ, sau đây tác
giả chỉ ra một số nét khác biệt của hai phương pháp như sau:
ệ ản sử dụ
.
Chỉ tiêu Phƣơng pháp KKTX Phƣơng pháp KKĐK
Tài khoản sử
dụng chủ yếu
trong hoạt động
kinh doanh nhà
hàng
- Theo dõi hàng tồn kho
đầu kỳ, cuối kỳ; nhập, xuất
trong kỳ:
Nhóm tài khoản hàng tồn
kho: 151, 152, 153, 154,
1561, 1562
- Theo dõi hàng tồn kho thời điểm đầu
kỳ và cuối kỳ:
Nhóm tài khoản hàng tồn kho: 151,
152, 153, 1561, 1562 chỉ dùng vào thời
điểm đầu kỳ và cuối kỳ.
- Theo dõi mua hàng, nhập hàng và
xuất hàng: TK611 “mua hàng”.
TK611 “mua hàng” có hai tài khoản cấp
2: TK6111 “ mua nguyên liệu, vật liệu”,
33
- Tài khoản tập hợp chi phí
và tính giá thành cho hoạt
động chế biến TK154 “chi
phí sản xuất kinh doanh
dở dang”
TK6112 “ mua hàng hóa”.
- Tài khoản tập hợp chi phí và tính giá
thành cho hoạt động chế biến TK631
“giá thành sản xuất”
Thời điểm ghi
chép hàng tồn
kho
Theo dõi một cách thường
xuyên, liên tục về tình hình
nhập – xuất – tồn kho.
Nghĩa là giá trị hàng nhập,
xuất, tồn được xác định
được ngay thời điểm
nhập, xuất hàng.
Theo dõi thường xuyên về tình hình
nhập kho hàng. Còn đối với tình hình
xuất và tồn được xác định vào thời
điểm cuối kỳ.
Từ sự khác nhau trên, làm ảnh hưởng đến việc hạch toán hàng tồn kho giữa
hai phương pháp như sau:
Nội dung PP KKTX PP KKĐK
I.
Không hạch toán, chỉ
chuyển từ số dư cuối kỳ
trước sang đầu kỳ này ở
các tài khoản thuộc
nhóm hàng tồn kho.
Kết chuyển số dư cuối kỳ trước
được phản ánh trên nhóm tài
khoản hàng tồn kho sang TK611
611
151,152, 153, 1561, 1562
kho
152, 153, 153,
1561, 1562
)
111, 112, 331,
611
1331 (nếu có)
111, 112, 331,
621
152
Chưa hạch toán
627, 142, 242
153
Chưa hạch toán
Tại thời điểm cung cấp
thức ăn chế biến và
thức uống sẵn cho
khách hàng đã hoàn
thành
Ghi nhận bút toán giá
vốn và doanh thu
- Nợ TK632
Có TK154, 1561
- Nợ TK liên quan
Có TK511
Có TK3331
- Chưa ghi nhận giá vốn
- Ghi nhận bút toán doanh thu
Nợ TK liên quan
Có TK511
Có TK3331
Xác định và hạch toán
giá trị hàng tồn kho cuối
kỳ
Đã xác định sau mỗi lần
nhập, xuất hàng trên sổ
sách
, kế toán ghi:
Nợ TK151, 152, 153, 1561, 1562
Có TK611
Xác định và hạch toán
giá trị hàng xuất kho sử
dụng, bán
Xác định và hạch toán
hàng ngày khi nghiệp vụ
phát sinh
Hạch toán một lần vào thời điểm
cuối kỳ sau khi đã kiểm kê hàng
tồn cuối kỳ.
- Đối với nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ xuất sử dụng
Nợ TK621, 627, 142, 242
Có TK611
Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)
34
- Đối với hàng hóa xuất bán, ghi
nhận giá vốn
Nợ TK632
Có TK611
Tập hợp và kết chuyển
chi phí tính giá thành
thức ăn chế biến
Nợ TK154
Có TK621
Có TK622
Có TK627
Nợ TK631
Có TK621
Có TK622
Có TK627
Ghi nhận giá vốn Ghi nhận ngay khi
nghiệp vụ phát sinh
Nợ TK632
Có TK631
Kết chuyển giá trị hàng
tồn kho cuối kỳ
Không kết chuyển, chỉ rút
số dư trên các tài khoản
phản ánh hàng tồn kho:
151, 152, 153, 1561,
1562
Kết chuyển giá trị hàng tồn kho
cuối kỳ trên TK611 sang tài khoản
phản ánh hàng tồn kho: 151, 152,
153, 1561, 1562
ứng dụng trong
hoạt động kinh doanh nhà hàng
Thông qua đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhà hàng sử dụng nhiều loại
nguyên liệu, vật liệu khác nhau, giá trị mỗi đơn vị nguyên liệu, vật liệu thường nhỏ,
hoạt động nhập, xuất nguyên liệu, vật liệu và cung cấp thức ăn cho khách xảy ra
thường xuyên và số lượt cung cấp hàng ngày lớn, đặc biệt là các nhà hàng chuyên
cung cấp các món ăn hàng ngày cho khách vãng lai. Nếu đơn vị hạch toán hàng tồn
kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, việc quản lý hàng tồn kho sẽ chặt chẽ
và bớt bị thất thoát hàng hóa, nguyên vật liệu. Tuy nhiên với đặc điểm của nhà hàng
như trên, ứng dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên rất tốn nhiều thời gian, chi phí ở đơn vị. Do đó để giảm nhẹ công việc hạch
toán xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và ghi nhận giá vốn, theo tác giả nên ứng
dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Tuy nhiên để việc ứng dụng phương pháp kiểm kê định kỳ được thuận lợi hơn
trong hạch toán, tác giả xin đề xuất một số nội dung sau:
- TK611 “mua hàng” chỉ có hai tài khoản cấp 2 đó là TK6111 “mua nguyên liệu,
vật liệu” và TK6112 “mua hàng hóa”. Hai tài khoản này theo dõi cả về tình hình mua
nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa đang đi đường, nhập kho và xuất
kho sử dụng, gửi đi bán, bán. Như vậy làm cho việc theo dõi nguyên vật liệu, hàng
hóa mua đang đi đường, nhập kho, xuất bán, sử dụng và gửi bán giữa các đơn vị
chi tiết khác nhau, làm cho các cơ quan ban ngành quản lý theo dõi, kiểm soát và
thống kê gặp khó khăn. Do đó Bộ Tài chính nên mở thêm tài khoản chi tiết để theo
dõi cho từng đối tượng tương tự như tài khoản phản ánh hàng tồn kho.
- Bộ Tài chính nên bổ sung thêm TK6113 “mua công cụ dụng cụ” để theo dõi
riêng, tách toán với TK 6111 “mua nguyên liệu, vật liệu”. Điều này làm hoàn thiện
hơn chế độ theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC - việc quản lý, theo dõi tình hình
nhập – xuất – tồn sẽ dễ dàng và cụ thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006, Hướng dẫn
kế toán thực hiện sáu chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-
BTC ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
[2] Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 Ban hành
chế độ Kế toán doanh nghiệp.
[3] TS. Lê Thị Thanh Hải (chủ biên, 2009), Giáo trình Kế toán doanh nghiệp dịch vụ,
Nxb Giáo dục.
35
SOẠN BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ BẰNG PHẦN MỀM
ThS. Đinh Phạm Thảo
Bộ môn Cơ bản
in giới thiệu với các quý thầy cô giáo phần mềm soạn bài giảng điện
tử LectureMaker. Đây là một trong các phần mềm nằm trong danh mục
các sản phảm phần mềm được Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích sử
dụng để tạo các bài giảng điện tử. Điểm khác biệt so với Powerpoint
của LectureMaker là phầm mềm chuyên dụng trong việc soạn các bài giảng chứ
không như PowerPoint là phần mềm tạo các bản trình diễn nói chung.
1. Giới thiệu các tính năng của phần mềm
- Tạo định dạng chung cho bài giảng.
- Hỗ trợ nhiều công cụ soạn thảo: textbox, table, công thức toán học, đồ thị,
biểu đồ.
- Hỗ trợ chèn nhiều loại ứng dụng Multimedia vào bài giảng.
- Khả năng điều khiển Video bài giảng bằng các bookmark, ghi lại bài giảng
đang diễn ra, đồng bộ âm thanh, hình ảnh với bài giảng.
- Các tính năng khác
+ Cung cấp sẵn đa dạng các mẫu layout, nhiều dạng nội dung e-learning có
thể kết hợp với nhau như video với text, sound với text,...
+ Tạo khả năng tương tác với người học bằng câu hỏi và trả lời, bằng các
hộp thông điệp,..
+ Kết quả có thể kết xuất ra nhiều định dạng file: .exe, web, html, gói
Scorm,...
2. Tính hiệu quả của phần mềm LectureMaker trong dạy học
- Đối với sinh viên
+ Nâng cao tốc độ tri giác thông tin mà không làm giảm tốc độ lĩnh hội những
thông tin đó. Phát triển trí nhớ và tư duy tốt cho sinh viên
+ Cho phép diễn đạt một cách tường minh, sâu sắc và sinh động các khái
niệm hoặc những hiện tượng phức tạp.
+ Phát huy tối đa tính tích cực của sinh viên, làm nảy sinh nhu cầu nhận
thức, phát triển năng lực tư duy, bồi dưỡng năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn
đề và năng lực hành động.
+ Tạo ra môi trường học tập sinh động mà trong đó người học đóng vai trò
chủ thể, người học hoạt động thực sự với các phương tiện dạy học hiện đại.
- Đối với giảng viên
+ Việc cải tiến, chỉnh sửa giáo án theo định hướng đổi mới phương pháp dạy
học hết sức thuận lợi.
+ Thực hiện được nhiều phương pháp dạy học cho nhiều đối tượng sinh
viên trong lớp thông qua các phần mềm dạy học.
X
LECTUREMAKER
Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)
36
+ Giảng viên cũng đóng vai trò là người học thường xuyên nhằm hoàn thiện
mình, thích ứng với sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ.
3. Quy trình ứng dụng phần mềm LectureMaker để thiết kế một số bài giảng
- Chuẩn bị nội dung cần soạn thảo
- Giai đoạn trên máy vi tính:
+ Soạn nội dung trên các slide
+ Soạn thảo các hiệu ứng theo kịch bản đã dự kiến
+ Trình diễn thử, chỉnh sửa và đưa vào sử dụng.
4. Các yêu cầu sƣ phạm khi thiết kế và sử dụng bài giảng có sử dụng
phần mềm LectureMaker
- Yêu cầu về nội dung
+ Đảm bảo tính khoa học
+ Đảm bảo tính thống nhất
+ Đảm bảo tính chính xác
- Yêu cầu kĩ thuật
+ Về font chữ: chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Times New
Roman, Tahoma), hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI–times...) vì dễ mất nét
khi trình chiếu.
+ Về size chữ: giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một
slide nên hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, trong kĩ thuật video, khi
trình chiếu trên màn hình ti vi (25 inches) cho vài người xem hay dùng máy chiếu
(Projector) chiếu lên màn hình cho khoảng 50 người xem thì size chữ thích hợp phải
từ cỡ 28 trở lên.
+ Về trình bày nội dung trên nền hình: giảng viên không nên trình bày nội
dung tràn lấp đầy nền hình từ trên xuống, từ trái qua phải mà cần chừa ra khoảng
trống đều hai bên và trên dưới theo tỉ lệ thích hợp ( thường là 1/5), để đảm bảo tính
mĩ thuật, sự sắc nét và không bị mất chi tiết khi chiếu lên màn.
+ Các hiệu ứng: không nên dùng quá nhiều hiệu ứng gây mất tập trung của
sinh viên vào trọng tâm bài học.
+ Trình chiếu giáo án điện tử: khi giảng viên trình chiếu LectureMaker , để
sinh viên có thể ghi chép kịp thì nội dung trong mỗi slide không nên xuất hiện dày
đặc cùng lúc. Ta nên phân dòng hay phân đoạn thích hợp, cho xuất hiện theo hiệu
ứng thời gian tương ứng. Trong trường hợp có nội dung dài mà nhất thiết phải xuất
hiện trọn vẹn cùng một lúc ta trích xuất từng phần thích hợp để giảng, sau đó đưa về
lại trang có nội dung tổng thể, sinh viên sẽ dễ hiểu và dễ chép hơn.
5. Một số lƣu ý để sử dụng phần mềm hiệu quả
- Xác định chính xác mục đích, nội dung bài giảng phù hợp với kiến thức bài
học, phù hợp với phương pháp dạy của giảng viên và trình độ nhận thức của sinh
viên.
- Xây dựng các hình ảnh minh họa, các thí nghiệm ảo dễ nhìn, bắt mắt, sinh
động để thiết kế cấu trúc bài giảng sao cho phù hợp
- Kết hợp với các câu hỏi, các bài kiểm tra dưới nhiều hình thức để định hướng
cho sinh viên tự kiểm tra, đánh giá, tổng kết và rút ra kết luận cho bản thân.
- Kết hợp nhiều phương tiện dạy học, các phần mềm dạy học khác.
- Định hướng cho sinh viên khả năng tư duy, phát hiện và xử lí thông tin.
6. Địa chỉ file nguồn
Cài đặt phần mềm từ đĩa CD, hoặc download và cài đặt từ địa chỉ website
Hoặc
nglishSetup.exe (tham khảo thêm tại địa chỉ ).
37
7. Hƣớng dẫn cài đặt
- Tải file về giải nén
- Chạy file LectureMaker2EnglishSetup_3.exe để cài đặt
- Mở thư mục Patch, copy file LM Patcher.exe vào đúng vị trí cài đặt phần mềm (mặc
định là: "C:\Program Files\DaulSoft\LectureMAKER2\)
- Chạy file LM Patcher.exe, nhấn nút Do it - Exit
8. Hƣớng dẫn sử dụng
8.1. Giao diện chính
Vùng 1: Chứa menu và các nút lệnh
Vùng 2: Chứa danh sách các slide trong bài giảng
Vùng 3: Vùng thao tác các slide đang được chọn
Vùng 4: Danh sách các đối tượng có trong slide đang được chọn
8.2. Các bước cơ bản để tạo 1 bài giảng điện tử
- Bƣớc 1: Tạo một tệp mới
Chọn biểu tượng hình bút, sau đó chọn New (Ctrl+N)
- Bƣớc 2: chọn mẫu cho frame
Chọn Design/Template, chọn mẫu thích hợp
- Bƣớc 3: nhập dữ liệu cho frame
Chèn
Video Chèn các
đối tượng
thích hợp
Chèn
Text
Chỉnh
sửa
Menu
Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)
38
- Bƣớc 4: Sau khi nhập dữ liệu cho frame, chúng ta tiến hành chạy thử
Chọn View/Run Current Frame
Tiếp tục tạo các frame khác theo cách tương tự
- Bƣớc 5: Xuất ra định dạng mong muốn
Chọn biểu tượng hình bút, chọn Save As, chọn định dạng để xuất.
Để hiểu rõ chi tiết cách sử dụng các chức năng của phần mềm LectureMaker,
giảng viên có thể tham khảo tài liệu hướng dẫn trên Internet theo 1 vài địa chỉ như
sau:
-
-
4267-a720-705bd62090a3Huong-dan-su-dung-LECTUREMAKER.swf
-
9. Kết luận
LectureMaker có giao diện được thiết kế trực quan, dễ dùng, gần giống với các
phần mềm thuộc bộ Microsoft Office 2007, nên phù hợp với cả những giảng viên
không giỏi Tin học. Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích một phần cho người đọc để
bước đầu làm quen với công cụ soạn bài giảng hữu ích này.
39
Ứng dụng của
ĐẠO HÀM TRONG PHÂN TÍCH KINH TẾ
ThS. Hồ Thị Lệ Sƣơng
Bộ môn Cơ bản
I. Khái niệm và ý nghĩa của đạo hàm
1. Khái niệm đạo hàm
Cho hàm số y=f(x) xác định trên (a,b), ( , )ox a b . Lấy x khá bé (gọi là số gia
của đối số) sao cho ( , )o xx a b và đặt ( ) ( )o oy f x x f x gọi là số gia của
hàm số.
Nếu tồn tại hữu hạn giới hạn
0
lim
x
y
x
thì hàm f được gọi là có đạo hàm tại ox và
giới hạn đó gọi là đạo hàm của f tại ox kí hiệu '( )of x . Hàm có đạo hàm còn gọi là
hàm khả vi.
2. Một số hàm số trong phân tích kinh tế
Hàm sản xuất: Q=f(L), Q là lượng sản phẩm, L là lượng lao động.
Hàm doanh thu: R=R(Q)
Hàm chi phí: C=C(Q)
Hàm lợi nhuận: ( )Q . Ta có ( ) ( ) ( )Q R Q C Q
Hàm cung: ( )s S pQ , p là giá. Hàm cung tăng theo p, do đó có hàm ngược
là 1( )sP S Q
Hàm cầu: ( )d D pQ .
3. Ý nghĩa của đạo hàm
Giả sử 2 biến x và y có mối quan hệ hàm y=f(x) (chẳng hạn x là giá của một loại
hàng và y là số lượng hàng đó bán ra). Trong thực tế người quan tâm tới xu hướng
biến thiên của biến y tại ox khi x thay đổi một lượng nhỏ x .
Lượng thay đổi của y khi x thay đổi một lượng x là ) ( )( o ox f xy f x
Trong đó ox x x
Tốc độ thay đổi trung bình của y theo x trong khoảng từ ox đến ox x là
y
x
Tốc độ thay đổi (tức thời) của y theo x tại ox là
Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)
40
0 0
( ) ( )
lim lim '( )o o o
x x
f x x f xy
f x
x x
Khi x khá bé thì '( )of x
y
x
hay '( ).oy f x x
Vậy x thay đổi một lượng x thì y thay đổi một lượng xấp xỉ bằng '( ).oy x x
(chẳng hạn giá thay đổi một lượng x thì số hàng bán ra thay đổi một lượng là
'( ).oy x x ).
II. Ứng dụng đạo hàm trong phân tích kinh tế
1. Giá trị cận biên
Trong kinh tế, đại lượng đo tốc độ thay đổi của biến phụ thuộc khi biến độc lập
x thay đổi một lượng nhỏ gọi là giá trị cận biên của y đối với x, kí hiệu là My(x).
Từ định nghĩa của đạo hàm, ta có ( ) '( )
y
My x y x
x
Ta thường chọn xấp xỉ ( )My x y
Tức là My(x) gần bằng lượng thay đổi y của y khi x tăng lên 1 đơn vị ( 1x ).
1.1. Giá trị cận biên của chi phí
Cho hàm chi phí C=C(Q). Khi đó ta gọi MC(Q) là giá trị cận biên của chi phí.
Giá trị này có thể coi là lượng thay đổi của chi phí khi Q tăng lên 1 đơn vị.
Ví dụ: Cho chi phí trung bình để sản xuất một đơn vị sản phẩm là
2 70,0001 0,1 32C Q Q
Q
Tìm giá trị cận biên của chi phí đối với Q. Áp dụng với Q=10
Giải: Hàm tổng chi phí sản xuất Q đơn vị sản phẩm là
3 2. 0,0001 0,1 32 7C QC Q Q Q
Từ đó, giá trị cận biên của chi phí là
2( ) '( ) 0,0003 0,2 32MC Q C Q Q Q
Khi Q=10 thì (10) 34,003MC
Nhận xét: Như vậy, nếu Q tăng lên 1 đơn vị từ 10 đến 11 sản phẩm thì chi phí
tăng lên khoảng 34,003 đơn vị.
1.2. Giá trị cận biên của doanh thu
Cho hàm doanh thu R=P.Q trong đó P là giá, Q là sản lượng. Khi đó ta gọi
MR(Q) là giá trị cận biên của doanh thu.
Nếu Q do thị trường quyết định, giá do doanh nghiệp quyết định, thì MR(Q) hay
giá trị cận biên của doanh thu là đại lượng đo sự thay đổi của doanh thu khi sản
lượng tăng thêm một đơn vị.
Nếu Q do doanh nghiệp quyết định, giá do thị trường quyết định thì MR(Q) hay
giá trị cận biên của doanh thu là đại lượng đo sự thay đổi của doanh thu khi giá tăng
1 đơn vị.
Ví dụ: Một sản phẩm trên thị trường có hàm cầu là: Q= 1000 - 14P, Q là sản
lượng, P là giá bán.
Tìm doanh thu cận biên khi P = 40 và P = 30
Giải: Ta có doanh thu (1000 14 ).R PQ P P
Do đó R( ) 1000 28M Q P
Khi P=40 thì Q=440 R(440) 1000 28.40 120M
Nhận xét: Như vậy khi doanh nghiệp tăng giá từ 40 lên 41 (tăng 1 đơn vị tiền
tệ), thì doanh thu sẽ giảm 120 đơn vị tiền tệ.
Khi Q=30 thì Q=580 R(580) 1000 28.30 160M
41
Nhận xét: Như vậy khi doanh nghiệp tăng giá từ 30 lên 31 (tăng 1 đơn vị tiền
tệ), thì doanh thu sẽ tăng 160 đơn vị tiền tệ.
Ta tính MR(Q) ở một số mức khác nhau:
P 30 32 34 35 35.5 36 38 40
MR(Q) 120 104 48 20 6 -8 -64 -120
2. Xu hƣớng tiêu dùng và tiết kiệm cận biên
Hàm tiêu dùng C = C(I), trong đó I là tổng thu nhập quốc dân.
Xu hướng tiêu dùng cận biên MC(I) là tốc độ thay đổi của tiêu dùng theo thu
nhập ( ) '( )MC I C I
Ta gọi S = I – C là hàm tiết kiệm. Khi đó xu hướng tiết kiệm cận biên là
S( ) '( ) 1 '( ) 1 ( )M I S I C I MC I
Ví dụ 4: Một quốc gia có hàm tiêu dùng
35(2 3)
10
I
C
I
Xác định xu hướng tiêu dùng cận biên và xu hướng tiết kiệm cận biên khi I =
100.
Giải:
3
2
5[( 10)3 (2 3)]
( )
( 10)
I I I
MC I
I
=
3
2
5[ 30 3]
( 10)
I I
I
Từ đó
1297
MC 100 5. 0,536
12100
MS 100 1 – MC 100 0,464
Nhận xét: Như vậy, với tổng thu nhập quốc dân là 100 đơn vị tiền tệ thì tốc độ
thay đổi tiêu dùng sẽ tăng lên 0,536 lần và xu hướng tiết kiệm sẽ tăng 0,464 lần.
3. Lựa chọn tối ƣu trong kinh tế
Nhiều bài toán kinh tế được đưa về bài toán tìm cực trị của một hàm y = f(x)
nào đó.
Ta gọi P là đơn giá, hàm sản lượng Q = Q(P); hàm doanh thu R = P.Q; hàm chi
phí C=C(Q); hàm lợi nhuận = R – C.
Trong kinh tế ta thường phải giải các bài toán sau:
- Tìm P để sản lượng Q đạt tối đa (cực đại);
- Tìm P hoặc Q để doanh thu R đạt tối đa;
- Tìm Q để chi phí C đạt tối thiểu (cực tiểu).
Ví dụ: Một nhà máy sản xuất ra 1 loại sản phẩm và có hàm cầu Q = 300 – P, hàm chi
phí là C = Q3 – 19Q2 + 333Q +10. Tìm sản lượng sản xuất để lợi nhuận là lớn nhất.
Giải: Q = 300 – P hay P = 300 – Q.
Từ đó doanh thu là R = (300 – Q)Q và hàm lợi nhuận là
Q(300 – Q) – (Q3 – 19Q2 + 333Q +10) = - Q3 +18 Q2 -33Q - 10
Ta có 23Q 36Q – 33'( )Q
'( ) 0 1 hoaëc 11Q Q Q
2 6Q 36' ( )Q
2' (1) 30 0 , 2' (11) 30 0
Từ đó đạt cực đại khi Q = 11, ax (11) 474m .
Nhận xét: Như vậy với sản lượng là 11 thì nhà máy sẽ có lợi nhuận là lớn nhất.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Đình Trí (2007), Toán cao cấp, Tập 1, Nxb Giáo dục;
[2]
Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)
42
GIỚI THIỆU MỘT SỐ CHỨC NĂNG
SOẠN THẢO
VĂN BẢN MỞ RỘNG
Nguyễn Thị Hiền
Bộ môn Cơ bản
oạn thảo văn bản trên máy vi tính là việc làm thường xuyên của cán bộ,
nhân viên văn phòng nói chung, của giảng viên nhà trường nói riêng. Tuy
nhiên, nhiều người vẫn còn gặp khó khăn trong quá trình xử lý một số
chức năng định dạng trong Microsoft Word như Section, TrackChanges và
Comment. Nhằm giúp bạn đọc có thêm những chỉ dẫn để vận dụng vào việc soạn
thảo văn bản, viết luận văn, giáo trình, bài giảng ..., xin giới thiệu với bạn đọc một số
chức năng soạn thảo văn bản mở rộng như sau:
1. Section
Section có thể được hiểu là phần, chương hay mục lớn của một văn bản trong
Microsoft Word, giúp người sử dụng: Thiết lập được nhiều hệ thống lề (Margin) cho
văn bản; hướng giấy khi in ấn; nhiều hệ thống header, footer khác nhau; nhiều hệ
thống thứ tự số trang, trong cùng một tập tin văn bản.
Để thực hiện những định dạng khác nhau nói trên thì chúng ta phải phân chia
văn bản thành nhiều phần (Section) khác nhau.
Cách thực hiện:
Bước 1: Đặt con trỏ văn bản tại vị trí muốn tạo Section
Bước 2: Kích chọn Page Layout / Page Setup / Breaks / Next Page
Lưu ý: Chúng ta không thể thấy được các Section trong chế độ view Print
Layout mặc định, do vậy hãy chuyển sang Draft bằng cách nhấn View / Draft. Tại
đây, chúng ta sẽ thấy các đường kẻ chấm cũng như các kiểu định dạng của Section
Break hiện tại.
Để xóa Section Break, nhấn vào đường kẻ chấm đó và nhấn phím Delete.
- Thiết lập nhiều hệ thống lề (Margin) và hƣớng giấy in (Orientation) trong
cùng một tập tin
Bước 1: Đặt con trỏ vào Section muốn thiết lập lề, chọn Page Layout / Page
setup / Margin.
Bước 2: Thiết lập lề cho trang in bình thường theo ý muốn
Bước 3: Tại mục Apply to ta chọn This section để chế độ lề vừa thiết lập chỉ
áp dụng cho Section chứa con trỏ
- Thiết lập nhiều hệ thống tiêu đề trên và tiêu đề dƣới (header and footer)
cho các Section.
Tại Section sau, ta muốn có tiêu đề trên và tiêu đề dưới khác với Section trước
ta làm như sau:
Bước 1: Đặt con trỏ tại Section sau, chọn tab Insert / Header (Footer)
Bước 2: Nhấn vào nút Link to previous nhằm loại bỏ tuỳ chọn các header và
footer của tất cả các Section đều giống nhau.
Bước 3: Soạn nội dung cho tiêu đề
S
43
Lúc này các header và footer mà ta gõ vào, sẽ khác với các header và footer
của Section trước đó. Bằng cách này, chúng ta có thể tạo các header và footer khác
nhau cho riêng từng section.
* Thiết lập nhiều hệ thống số trang trên cùng một văn bản
Bước 1: Đặt con trỏ tại Section muốn tạo hệ thống số trang riêng
Bước 2: Thực hiện đánh số trang (Insert / Page Number)
Như vậy văn bản có bao nhiêu section sẽ có bấy nhiêu hệ thống số trang riêng
biệt tùy theo người sử dụng.
* Cách làm chi tiết bạn đọc tham khảo tại:
2. Chia cột và đánh số trang
Bình thường chúng ta hay đánh số trang theo kiểu 1 số / trang. Tuy nhiên, nếu
chúng ta chia văn bản thành nhiều cột sau đó đánh số trang thì chúng ta có thể đánh
nhiều hơn 1 số / 1 trang văn bản.
- Cách thực hiện:
Bước 1: Chia văn bản thành 2 cột (Page Layout / Column)
Bước 2: Thiết lập 2 tab tại vị trí muốn đánh số trang
Bước 3: Thiết lập công thức cho số trang lẻ là {=2*{page}-1} và số trang chẵn
là {=2*{page}}
* Cách làm chi tiết bạn đọc tham khảo tại:
3. TrackChanges và Comment
Track Changes cho phép bạn lưu lại những thay đổi trên văn bản, mọi sự thay
đổi trong văn bản: xóa đi, thêm vào hay sửa chữa đều được lưu lại. TrackChanges
kết hợp với Comment sẽ giúp bạn lưu lại tất cả những thay đổi trên văn bản khi sửa
chữa và tạo ra những chú thích nhắc nhở bạn những điểm cần lưu ý.
* Cách thực hiện:
Bước 1: Trên tab Review, mục Tracking, nhấp chọn TrackChanges
Bước 2: Thực hiện những thao tác chỉnh sửa văn bản như bình thường, Track
Changes sẽ lưu lại những thay đổi đó.
Bước 3: Tạo các ghi chú hoặc giải thích bằng cách thêm Comment
Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)
44
* Cách làm chi tiết bạn đọc tham khảo tại:
4. Mark as Final
Mark as Final là chức năng khóa văn bản để không còn có thể biên tập được
nữa. Ví dụ khi bạn soạn thảo một tài liệu về các điều khoản quy định, một hợp đồng
giao dịch với đối tác, một dự án cùng phối hợp với các đồng nghiệp khác và quyết
định đây là bản cuối cùng, một văn bản có giá trị áp dụng cho nhiều người mà bạn
muốn nó tới tay người nhận một cách chính xác như nội dung gốc, Bạn có thể
dùng chức năng Mark as Final với các văn bản nêu trên để đánh dấu nó là văn bản
cuối cùng và khóa nó lại để không còn chỉnh sửa thêm được nữa.
* Cách thực hiện:
Bước 1: Kích chọn biểu tượng Office ở góc trên bên trái cửa sổ làm việc. Chọn
Prepare / Mark as Final
Bước 2: Xuất hiện hộp thoại, kích chọn OK
Bước 3: Thực hiện lưu tài liệu, sau đó kích chọn Ok tại hộp thoại
Sau khi văn bản đã được đánh dấu bằng Mark as Final, bạn đọc chỉ có thể đọc
nó, không còn chỉnh sửa gì được nữa.
Với những chỉ dẫn nói trên, hy vọng có thể giúp bạn đọc vận dụng vào công
việc của mình một cách hiệu quả. Các chỉ dẫn chi tiết, cụ thể hơn, bạn đọc có thể tra
cứu thêm trên mạng trong một số đường dẫn đã nêu ở trên.
45
ỨNG DỤNG PHÉP NHÂN MA TRẬN
TRONG VIỆC MÃ HÓA MẬT THƢ
ThS. Huỳnh Văn Tuấn
Bộ môn Cơ bản
âu nay, khi nói đến toán cao cấp các bạn sinh viên thường nghĩ ngay đến
những gì khô khan và khó tiếp thu. Trong nội dung bài viết này, tác giả
chia sẻ với các bạn một ứng dụng khá thú vị của phép nhân ma trận và
bài toán giải mật thư trong các trò chơi lớn của Đoàn thanh niên.
Trước tiên, xin nhắc lại kiến thức cơ bản về phép nhân ma trận và đồng dư.
1. Phép nhân 2 ma trận
Cho 2 ma trận
pmij
aA ,
npij
bB , (Số cột của ma trận A bằng số hàng
của ma trận B).
Tích của hai ma trận A, B được kí hiệu là A.B, là ma trận C được định nghĩa
như sau:
nxmij
cC gồm m hàng, n cột, trong đó:
p
k
kjikpjipjijiij babababac
1
2211 ....
Ví dụ:
20
14
12
14
20
14
1.20.13.42.3
1.10.43.32.2
1.40.33.22.1
0.23.12.41.3
0.13.42.31.2
0.43.32.21.1
1
0
3
2
0
3
2
1
.
2143
1432
4321
2. Đồng dƣ
Cho
*; ,m N a b Z . Nếu a và b khi chia cho m có cùng số dư, ta nói a và
b đồng dư theo modun m . Kí hiệu: moda b m được gọi là đồng dư thức; Ví dụ:
12 41 mod29
Trên cơ sở kiến thức cơ bản trên, ta đi vào ứng dụng khá thú vị. Cho
ij 3 3
A a ma trận vuông cấp 3 với các phần tử thuộc 29Z và det 0A (trong 29Z ).
Chọn bất kỳ một từ hay một câu văn cần “mã hóa”, chia các chữ cái của từ cần mã
hóa thành nhóm có 3 chữ cái.
Nếu nhóm cuối cùng chỉ có 1 chữ cái thì ta thêm 2 dấu cộng (+) và trừ (–) vào
cho đủ nhóm. Nếu nhóm cuối cùng có 2 chữ cái thì ta thêm dấu sao (*) vào cho đủ
nhóm. Sau đó, tiến hành thay thế các ký tự này bởi các con số từ 0 28 tương ứng
như sau:
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
A B C D E F G H I J K L M N
*
14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
O P Q R S T U V W X Y Z
L
Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)
46
Mỗi nhóm ký tự được chuyển thành nhóm 3 số
1 2 3
x x x trong 29Z và coi đó là
ma trận cấp 1 3 . Đem ma trận đó nhân với ij 3 3
A a ta được:
1 2 3 1 3 1 2 3
x x x A y y y
Sau đó, chuyển các nhóm
1 2 3
y y y thành những ký tự theo quy tắc trên và
sắp sếp chúng theo đúng trình tự nhóm ban đầu. Vậy là ta đã mã hóa từ đã cho với
ma trận
ij 3 3
A a .
Ví dụ mã hóa từ “COMMERCE” bởi ma trận
1 2 0
1 3 1
1 1 1
A
Ta có: det 6 mod29 6 0A
Chia từ trên thành 3 nhóm theo thứ tự, ta có: (COM) (MER) (CE*). Tiến hành
mã hóa:
1 2 0
2 14 12 2 14 12 1 3 1 28 34 26
1 1 1
28mod 29 34mod 29 26mod 29 28 5 26 * F
COM
1 2 0
12 4 17 12 4 17 1 3 1 33 29 21
1 1 1
33mod 29 29mod 29 21mod 29 4 0 21 E A V
MER
1 2 0
* 2 4 28 2 4 28 1 3 1 34 20 32
1 1 1
34mod 29 20mod 29 32mod 29 5 20 3 F U D
CE
Vậy “COMMERCE” được mã hóa thành “*F+EAVFUD”
Quá trình giải mã được được thực hiện tương tự quá trình mã hóa nhưng thay
ma trận A bởi ma trận nghịch đảo
1A .
Trong quá trình mã hóa và giải mã, quan trọng nhất vẫn là ma trận A. Để tìm
ma trận A bằng cách “mò mẫm” trong 29Z ta có: 29
9 cách. Đó chỉ là các giá trị dương
trong 29Z . Do đó, việc “mò mẫm” là không có khả năng và việc mã hóa sẽ rất an
toàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2] Bộ môn Cơ bản (2011), Trường Cao đẳng Thương mại, Bài giảng Toán cao cấp;
[3] Nguyễn Đình Trí (chủ biên, 2007), Toán học cao cấp tập 1, 2, 3, Nxb Giáo dục.
47
GIẢI PHÁP RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH
GIỮA SINH VIÊN VÀ GIẢNG VIÊN TRONG HỌC TẬP
KỸ NĂNG MỀM TẠI
TRƢỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI
Trần Thị Thanh Nhàn
Lớp: 05KT5.1
Đặt vấn đề
Theo nhiều nguồn thông tin khác
nhau, hiện nay, rất nhiều sinh viên (SV)
sau khi tốt nghiệp ra trường luôn mong
rằng với tấm bằng loại khá, giỏi sẽ rất
nhanh chóng tìm được một việc phù hợp
với mình, mức lương ổn định.
Tuy nhiên, hiện thực và nhu cầu xã
hội khác xa so với tưởng tượng cũng
như mong muốn của các bạn SV mới ra
trường, cùng một tấm bằng tốt nghiệp
như nhau nhưng khi doanh nghiệp tuyển
dụng, lại có SV đậu SV rớt, chắc chắn
không phải nằm ở yếu tố hên xui mà còn
là vì rất nhiều lí do khác. Các nhà tuyển
dụng hiện nay đều đã đổi quan điểm và
tư duy so với khi xưa, họ cần người làm
việc cho họ có khả năng chứ không cần
những tấm bằng được chứng nhận là
loại khá, giỏi để rồi lại phải tốn thêm
công đào tạo những điều cơ bản không
có trong sách vở.
“Bà Dương Thị Quỳnh Trang giám
đốc nhân sự tập đoàn Big C Việt Nam
cho hay ứng viên bị đánh rớt khi tham
gia thi tuyển vào Big C là do đào tạo, lộ
trình nghề nghiệp không phù hợp với vị
trí tuyển dụng, ứng viên thiếu các tiêu
chí mà vị trí tuyển dụng yêu cầu như về
chuyên môn, kinh nghiệm, khả năng tư
duy, kỹ năng xử lý, tính cách và thái độ
làm việc. Để cân nhắc tuyển dụng, họ sẽ
phỏng vấn kỹ lưỡng bằng các tính huống
để kiểm tra khả năng thích ứng, kỹ năng
xử lý tình huống, kiến thức ứng viên có
tiềm năng nhưng bằng cấp không tốt
chúng tôi vẫn tuyển, đi kèm đó sẽ tổ
chức đào tạo chuyên sâu về nghề và
về pháp lý để ứng viên có cơ hội
thăng tiến, đảm trách những vị trí
quan trọng’’ [1]
Kiến thức ở trường học chỉ đáp
ứng một phần nhỏ so với yêu cầu thực
tế, kiến thức sách vở và thực tế luôn có
một khoảng cách. Chính vì vậy, việc học
kỹ năng mềm cần và rất cần thiết cho
hành trang bước vào đời của mỗi bạn
SV chúng ta. Nhưng làm thế nào để việc
học và dạy học được tốt đó mới là điều
quan trọng.
Quá trình học kỹ năng mềm tại
Trƣờng Cao đẳng Thƣơng mại
Qua quá trình học tập kỹ năng
mềm tại Trường Cao đẳng Thương mại,
tôi nhận thấy rằng: những hạt giống kiến
thức mà thầy cô truyền lại là vô cùng quý
giá và bổ ích, nó tạo điều kiện và là nền
tảng cho sinh viên sẵn sàng bước vào
đời.
Tuy nhiên, ngọn lửa mà các thầy,
các cô khơi dậy trong sinh viên vẫn chưa
thực sự bùng cháy. Bên cạnh đó, sự dè
dặt trong quá trình học của sinh viên vẫn
còn, phong cách học thụ động vẫn chưa
rời bỏ được trong hầu hết các bạn.
Chính vì vậy, các bạn chưa bộc lộ hết
khả năng của mình vào các hoạt động,
Bản tin khoa học - Số 24 (QuýIV, 2013)
48
quá trình động não, tư duy, và đặc biệt là
chưa nhìn thấy được bản thân của chính
các bạn.
Theo các kết quả nghiên cứu xã
hội học của các nhà khoa học dẫn đến
kết luận thống nhất là “trong các yếu tố
quyết định sự thành công của con
người thì kỹ năng sống chiếm đến
85% còn kiến thức chuyên môn hay
kỹ năng cứng chỉ chiếm 15%’’. Kết quả
này sẽ trả lời cho sự thắc mắc của các
bạn sinh viên khi học kỹ năng mềm “học
như thế này liệu có ứng dụng vào
thực tế được không’’.
Giải pháp nhằm rút ngắn khoảng
cách giữa sinh viên và giảng viên
(GV) trong học tập kỹ năng mềm tại
Trƣờng Cao đẳng Thƣơng mại
Ở các trường đại học, cao đẳng thì
SV, những người đã ở độ tuổi trưởng
thành, họ luôn cần ở người dạy sự chia
sẻ về chuyên môn, về các vấn đề trong
cuộc sống. Chúng ta thường thấy rằng
hình ảnh một người GV chuẩn mực là
một người GV ở mọi nơi, mọi lúc trong
mọi trường hợp phải luôn nghiêm nghị,
mực thước, GV là một người rất uy
trước học sinh, SV nhưng chúng ta đâu
biết rằng chính hình ảnh đó của người
GV này sẽ làm SV nhận định rằng giữa
người học và người dạy có một khoảng
cách rất lớn.
Học kỹ năng mềm là học về cách
tự tin, bản lĩnh trước cuộc sống, học
cách định hướng cho tương lai và nó
cũng chính là chìa khóa của sự thành
công. Nhưng nếu nó luôn bị ràng buộc
trong một môi trường học truyền thống
“thầy đọc, trò chép, thầy nói, trò
nghe’’ thì điều này không chỉ hạn hẹp về
kiến thức, không giúp hình thành kỹ
năng mà còn làm mất đi tư duy độc lập
và sáng tạo của người học.
Theo Tiến sĩ, Thạc sĩ Dương Tấn
Diệp, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học
Kinh tế Tài chính TP. Hồ Chí Minh cho
hay ‘’với mô hình đào tạo theo kiểu
truyền thống trước đây, những người
thành công, những nhà lãnh đạo,
doanh nhân việt chủ yếu xuất phát từ
vốn có của bản thân và từ sự tự học,
tích lũy trong quá trình tiếp cận thực
tế nhiều hơn là từ kết quả đào tạo
trong trường học’’.
Nhưng không phải vì vậy mà chúng
ta lại quên đi cách học truyền thống. Nếu
ta chỉ dùng vỗ tay với một bàn tay thì
không có tiếng, nếu vỗ bằng cả hai tay
thì chắc chắn sẽ có tiếng. Vì vậy, trong
học tập kỹ năng mềm ta cũng phải khôn
khéo phối hợp thật đều đặn giữa hai
phương pháp học truyền thống và học
hiện đại nhưng học theo phương pháp
hiện đại vẫn giữ ưu thế hơn.
Từ kiến thức, hiểu biết và học tập
các khóa học bên ngoài, tôi đã rút ra
được một số kinh nghiệm và thông qua
đây tôi muốn chia sẻ phương pháp học
kỹ năng mềm để có hiệu quả tốt hơn và
đồng thời tạo điều kiện để SV và GV có
thể hòa đồng và gần gũi nhau hơn.
1. Cách thức tổ chức lớp học
Lớp học sẽ được tổ chức theo vòng
tròn khép kín với sự hòa quyện giữa GV
và SV. Không gian trống bên trong như
là dòng sông và không có sự giới hạn
hay cản trở nào chỉ bằng sự kiên trì và
quyết tâm chúng ta có thể vượt qua
được. Ở đây vị trí giữa GV và SV tương
đương nhau. Không ai có thể khẳng định
được rằng trong lĩnh vực nào đó SV lại
không thể giỏi hơn GV. Chính vì vậy, SV
và SV như những người anh em với
nhau và người GV chính là người anh cả
trong lớp học.
2. Hình thức học tập và rèn luyện
Trong quá trình học tập, thầy và
trò cùng thảo luận về một vấn đề, sau đó
trao đổi, đưa sáng kiến, chia sẻ với cả
lớp, ai cũng có thể tham gia và chia sẻ ý
kiến của mình tạo sự tự tin và dám nói ra
những suy nghĩ của mình. Đối với mỗi
SV khi học kỹ năng mềm, SV đều mong
muốn được trải nghiệm thực tế, tuy
nhiên các bạn SV luôn tỏ ra sợ hãi khi
nói ra những suy nghĩ của mình và hình
thành nên một thói quen, bạn dám nghĩ
nhưng không dám bày tỏ, chia sẻ và
hành động. Ở đây, tất cả các ý kiến của
SV đều được tôn trọng, không có sự
khích bác, bôi nhọ hoặc vặn vẹo, những
thông tin đưa ra càng nhanh càng tốt,
càng mới càng hay, nếu có được
49
những câu trả lời hấp dẫn và hết sức ấn
tượng thì sẽ được động viên khích lệ, từ
đó giúp SV biết được mình đang học gì
và hiểu vấn đề đến đâu, cần học thêm
gì, học hỏi lẫn nhau chứ không phải là
sự tiếp nhận thụ động từ GV.
Bên cạnh đó, GV cần phải tạo cơ
hội học tập thông qua các hoạt động kích
thích SV khám phá, áp dụng, phân tích,
đánh giá các ý tưởng hơn là thông tin
một chiều. SV sẽ có cơ hội thắc mắc và
nêu lên vấn đề và họ sẽ cảm thấy luôn ý
thức được quá trình học của họ hình
thành thói quen và nâng cao cách xây
dựng động cơ học tập. Đồng thời tạo
cho SV sự ham học, khơi dậy nội lực
vốn có của mỗi con người, kết quả học
tập sẽ được nâng lên.
Tuy nhiên cũng cần phải phát huy
tối đa vai trò của SV bằng cách tạo các
thử thách, những câu hỏi khuyến khích
và thử nghiệm, sửa lỗi và tạo các ngữ
cảnh để học viên tập trung động não và
trọng tâm vào bài học, giúp truyền đạt
được kỹ năng, kiến thức cho SV, phát
triển tầm nhìn và cách tiếp cận mới, từ
đó SV hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn, thúc
đẩy động cơ học tập và áp dụng vào
thực tế sau mỗi bài học như câu nói
“nghe sẽ quên, nhìn sẽ nhớ, trải
nghiệm sẽ thấu hiểu’’.
Cuối cùng, sau mỗi buổi học, tạo
điều kiện thuận lợi để SV được tham gia
đánh giá lẫn nhau và rút kinh nghiệm.
Tự đánh giá đúng, điều chỉnh hoạt động
kịp thời và đánh giá trong suốt quá trình
học, một khi biết tự đánh giá bản thân thì
sẽ sớm nhận ra điểm yếu để thay đổi
mình và những lỗi lầm nhận ra hôm nay
sẽ là bài học đắt giá.
Kết luận
Kỹ năng mềm là một khái niệm
được nhiều người đề cập đến, vai trò
của kỹ năng mềm đối với sự thành công
của một người được đánh giá rất cao.
Học kỹ năng mềm đòi hỏi tính chủ động
của SV rất nhiều trong việc tự rèn luyện
bản thân vì nó đóng vai trò rất quan
trọng sau khi SV ra trường, chính thức
công tác tại các công ty, các doanh
nghiệp.
Các bạn SV đang ngồi trên ghế nhà
trường hãy tự trang bị cho mình kiến
thức, kỹ năng cần thiết tạo nền tảng
vững chắc cho tương lai. Hãy bắt đầu
ước mơ của mình từ những bậc thấp
nhất, thành công chỉ đến với những ai có
đủ kiên nhẫn và tài trí để chinh phục nó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
hoc/bang-gioi-van-that-nghiep-doanh-
nghiep-dang-can-gi-774101.htm
50
VỀ BÀI BÁO KHOA HỌC GỬI ĐĂNG
BẢN TIN KHOA HỌC
Ban Biên tập
Nhằm từng bước chuẩn hoá và nâng cao chất lượng Bản
tin Khoa học, Ban Biên tập quy định về bài báo khoa học
như dưới đây. Đề nghị tác giả gửi bài phải đáp ứng được các
quy định này; Ban Biên tập có thể không đăng tải những bài
viết không phù hợp.
1. Quy định gửi bài đăng
1.1. Phần nội dung bài viết: Bản thảo bài báo gửi đăng
phải là bài viết nguyên tác của chính tác giả/nhóm tác giả
(sau đây gọi là tác giả) gửi đăng và chưa từng được công
bố trước đó. Tác giả phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp về bản quyền của bài
viết. Tác giả không được gửi đăng bản thảo bài viết trên tạp chí khác cho đến khi có
quyết định xét duyệt cuối cùng là “Không chấp nhận bài viết” của Ban biên tập.
Tác giả phải chịu trách nhiệm về nội dung bản thảo và tính chính xác của các trích
dẫn trong bài viết. Tác giả phải đảm bảo việc sử dụng các dữ liệu đã được sự đồng
ý của các cá nhân hay tổ chức sở hữu các dữ liệu này. Đối với các công trình
nghiên cứu chưa được công bố mà được sử dụng trong bài viết, tác giả phải
cung cấp cho Ban biên tập văn bản xác nhận đồng ý của cá nhân hay tổ chức là tác
giả thực hiện nghiên cứu đó. Phần nội dung chính của bài viết không chứa đựng bất
kỳ thông tin nào về tác giả.
1.2. Trình bày văn bản: Các bài viết gửi đăng phải được viết bằng ngôn ngữ
tiếng Việt. Bài viết phải được soạn thảo bằng phần mềm MsWord, font chữ
Times New Roman, cỡ chữ 13 hoặc Arial, cỡ chữ 12; khoảng cách dòng single.
Bài viết có độ dài tối đa 4 trang khổ A4 (bao gồm cả bảng biểu, hình vẽ, chú thích,
tài liệu tham khảo và phụ lục). Hình và Bảng nếu trích dẫn phải ghi tên nguồn.
1.3. Bản quyền: Tác giả đồng ý trao bản quyền khai thác nội dung bài viết, bao
gồm cả phần tóm tắt cho Bản tin. Đây là điều kiện cho việc đăng tải bài viết. Các
tác giả phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tác quyền nội dung đối với các bài viết
đăng trên Bản tin. Trong trường hợp xảy ra các tranh chấp về quyền tác giả đối với
bài viết, Bản tin bảo lưu quyền không đăng tải, đình chỉ việc phát hành đối với các
bài viết không phải do chính tác giả viết hay bài viết là tập hợp một phần hoặc
toàn bộ bài viết của tác giả khác. Việc sử dụng các bài viết và tài liệu của tác giả
khác phải được chỉ dẫn một cách rõ ràng.
1.4. Gửi bài: Tác giả gửi bản cứng cho Phòng Khoa học và Đối ngoại đồng
thời gửi bài bằng bản mềm (soft copy) qua Email của Phòng Khoa học và Đối ngoại:
phongkhdn.cms@moet.edu.vn; kèm theo các thông tin liên hệ như địa chỉ, số điện
thoại.
QUY
ĐỊNH
Bản tin khoa học - Số 24/Quý IV/2013
51
2. Quy chuẩn các thành phần nội dung bài báo khoa học
2.1. Tựa bài (Title): Tựa bài phải nói lên được nội dung chính của bài viết, nêu bật vấn
đề muốn giải quyết và nên có yếu tố mới (từ 10-15 từ - words). Sau tựa bài là tên tác giả,
ghi chú chức danh khoa học và học vị, tổ chức tác giả công tác.
2.2. Tóm lược (Summary or Abstract): Mục đích của phần tóm lược (Tóm tắt) là giúp
độc giả nhận biết bài viết có phù hợp với chủ đề mà họ đang quan tâm hay không. Phần
này được thể hiện thành một đoạn văn duy nhất (Paragraph) tóm tắt công trình nghiên
cứu của bài báo, ngắn gọn (từ 100 đến 200 từ). Nội dung nên thể hiện đầy đủ các mặt:
(1) Tầm quan trọng và mục đích của nghiên cứu; (2) Phương pháp nghiên cứu sử dụng;
và (3) Những kết quả chính của nghiên cứu.
2.3. Từ khóa (Keywords): Từ khóa trong bài báo khoa học là những từ mà bài báo đó
cho là quan trọng đối với nội dung nghiên cứu của mình và đặc trưng cho chủ đề của bài
báo đó. Bài báo sẽ được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của các tạp chí, cơ quan nghiên cứu,
các trang Web, do đó mục đích chính của mục này là nhằm giúp cho người đọc và những
nhà nghiên cứu dễ dàng dùng các từ khóa này để truy cập vào các cơ sở dữ liệu để tìm
kiếm. Nên chọn những từ khóa thể hiện được: (1) Sử dụng những cụm từ khóa gồm hai
tới bốn từ; (2) Tránh những từ khóa quá nhiều người sử dụng; (3) Thể hiện sự riêng biệt
nhưng đừng quá xa lạ; và (4) Nên lựa chọn những từ khóa được coi là quan trọng đối với
tác giả.
2.4. Giới thiệu (Introduction): Việc quan trọng trong
phần giới thiệu là phải thuyết phục người đọc quan tâm
đến bài báo và kết quả của nghiên cứu. Hơn nữa, phần
giới thiệu này còn giúp cho Ban biên tập thẩm định tầm
quan trọng của nó. Phần giới thiệu cần thể hiện được: (1)
Tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu; (2) Xác định vấn
đề nghiên cứu, đặc biệt làm rõ cái mới của nghiên cứu;
và (3) Nội dung chính mà bài báo sẽ tập trung giải quyết.
2.5. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu: Phần cơ sở lý thuyết nêu các
nội dung lý luận làm nền tảng cho nghiên cứu, qua đó đề xuất khung lý thuyết cụ
thể liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Phần phương pháp nghiên
cứu chỉ rõ tiến trình nghiên cứu và các phương pháp, công cụ sử dụng trong
nghiên cứu như dữ liệu và cách thức thu thập và xử lý dữ liệu; mô hình và cách
thức tổ chức phân tích để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra; và cách thức
mà đề tài kết nối những phát hiện của nghiên cứu và các đề xuất, hàm ý chính
sách (nếu có).
2.6. Kết quả và thảo luận
- Kết quả nghiên cứu (Results): Phần kết quả nghiên cứu trình bày tóm tắt
những kết quả nghiên cứu rút ra từ việc phân tích dữ liệu và các suy luận logic. Dữ
liệu được trình bày theo bảng biểu, đồ thị, hình vẽ v.v Những số liệu và bảng
biểu tự chúng đã trình bày đầy đủ thông tin mà không cần phải giải thích thêm
bằng lời.
- Thảo luận kết quả nghiên cứu (Discussion): Phần thảo luận cho biết các
nhận định của tác giả về sự khác biệt của kết quả nghiên cứu của đề tài so với
các nghiên cứu cùng lĩnh vực nhằm cho thấy các đóng góp của nghiên cứu vào tri
thức khoa học ở các mặt lý luận và/hoặc thực tiễn cũng như những hạn chế của
nghiên cứu. Tác giả có thể đề xuất những nghiên cứu trong tương lai để làm
sáng tỏ những vấn đề còn hạn chế trong kết quả nghiên cứu của mình.
2.7. Kết luận kèm theo gợi ý chính sách và kiến nghị giải pháp (Conclusion and
Policy implication): Phần này đưa ra các kết luận ngắn gọn rút ra trực tiếp từ kết
52
quả của nghiên cứu. Đồng thời, phần này tác giả cũng có thể nêu các gợi ý chính
sách và kiến nghị giải pháp dựa trên chính kết quả nghiên cứu này.
2.8. Tài liệu trích dẫn
Trích dẫn tài liệu tham khảo được chia làm 2 dạng chính: trích dẫn trong bài và danh
sách tài liệu tham khảo (reference list). Danh sách tài liệu tham khảo được đặt cuối bài
viết, mỗi trích dẫn trong bài viết phải tương ứng với danh mục nguồn tài liệu được liệt kê
trong danh sách tài liệu tham khảo.
2.8.1. Trích dẫn trong bài (in-text reference)
Có hai hình thức cách trích dẫn trong đoạn văn:
- Trích dẫn nguyên văn (quotation): sao chép chính xác từ ngữ, câu, đoạn văn mà
tác giả dùng. Câu trích dẫn nguyên văn phải được để trong dấu ngoặc kép. Trường hợp
này bắt buộc phải ghi cả số trang của nguồn trích.
Ví dụ:
+ Theo ABC (2013, tr. 11), “Câu trích dẫn”
+ “Câu trích dẫn” (ABC 2013, tr. 11-12)
+ Trong một công trình nghiên cứu của BCD, ông cho rằng: “Câu trích dẫn”
[3, tr.124]. Trong trường hợp này ở mục Tài liệu tham khảo có mục thứ 3 ghi tài
liệu của ABC có nội dung trích dẫn này tại trang 124.
- Trích dẫn diễn giải (paraphrasing): diễn giải câu chữ của tác giả khác bằng câu
chữ của mình, sử dụng từ ngữ khác mà không làm khác đi nghĩa nguyên gốc. Khi trích
dẫn kiểu diễn giải thì không bắt buộc phải ghi số trang.
Ví dụ: Theo ý kiến của ABC (2013), nội dung trích dẫn diễn giải. Hoặc tương tự như
trích dẫn nguyên văn nêu trên nhưng không để nội dung trích dẫn trong ngoặc kép.
2.8.2. Trích dẫn trong danh sách tài liệu tham khảo (References)
Có 3 nhóm tài liệu tham khảo phổ biến với các nguồn trích khác nhau. Mỗi tài liệu
phải được ghi liên tiếp các thành phần thông tin như sau:
- Tài liệu tham khảo là sách, giáo trình, luận án, báo cáo, tài liệu nghiệp vụ
+ Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành
+ Năm xuất bản, (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
+ Tên sách, luận án, báo cáo, tài liệu (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
+ Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
+ Nơi xuất bản, (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo)
- Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, chương, bài trong một cuốn
sách, bài viết hội thảo
+ Tên tác giả
+ (Năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
+ “Tên bài’’, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
+ Tên tạp chí hoặc tên sách (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
+ Tập (không có dấu ngăn cách)
+ Số (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
+ Các số trang (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)
- Tài liệu tham khảo trên Internet
Tên tác giả (thời gian công bố), tên tài liệu, đường dẫn tới nội dung trích dẫn. Ví dụ:
thời gian trích dẫn.
Đối với bài báo thì không phân biệt ngôn ngữ, thể loại của tài liệu tham khảo; sắp
xếp theo thứ tự tên tác giả và đánh số từ 1 đến hết. Tên tác giả người Việt lấy chữ cái
đầu của tên gọi, tên tác giả nước ngoài lấy chữ cái đầu của họ để làm căn cứ sắp xếp thứ
tự.
(Soạn thảo trên cơ sở tham khảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và một số tạp chí,
bản tin khác ở trong nước)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- btkh24_quy_iv_2013_6912.pdf