373701 Máy khách (clients) / máy trạm (workstation) là?
1) Máy tính không cài đặt hệ điều hành mạng.
2) Máy tính tại đó có người sử dụng ngồi ở trước.
3) Máy tính tại đó không có người sử dụng ngồi ở trước.
4) Máy tính làm việc trong mạng và tiếp nhận các thông tin từ máy chủ.
383801 Card mạng là gì?
1) Là một thiết bị để phát tín hiệu sóng radio (Wi-Fi).
2) Là một thiết bị kết nối với máy tính bằng dây cáp mạng.
3) Là một bộ phần phần cứng lắp đặt bên trong máy tính để máy tính kết nối với mạng diện rộng.
4) Là một bộ phận phần cứng được lắp đặt bên trong máy tính để máy tính kết nối vào một mạng cục bộ.
404001 Internet ra đời từ mạng nào?
1) Mạng DecNET.
2) Mạng ARPANET.
3) Mạng DigitalNET.
4) Mạng NFSNET.
18 trang |
Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm môn Tin học đại cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRắC NGHIệM THĐC
010101 Thông tin là gì?
1) Thông tin là nguồn tài nguyên quý giá không kém gì tiền bạc.
2) Thông tin là các thông báo nhằm mang lại một sự hiểu biết nào đó cho đối tượng nhận tin.
3) Thông tin là những gì nhận được qua các phương tiện truyền thông đại chúng.
4) Thông tin là sự lưu thông của tin tức từ người này đến người khác.
0102 Nói đến thông tin là phải nói đến hai chủ thể: Chủ thể phản ánh (phát thông tin) và chủ thể nhận thông tin.
Mệnh đề trên thể hiện tính chất gì của thông tin?
1) Tính chất truyền thông.
2) Tính chất quảng bá.
3) Tính chất phản ánh.
4) Tính chất đối ứng.
0103 Dữ liệu là gì?
1) Dữ liệu là những số liệu thu thập được từ thực tế.
2) Dữ liệu là kết quả của việc quan sát và đo lường.
3) Dữ liệu là các số liệu hoặc tài liệu cho trước chưa được xử lý.
4) Dữ liệu là những con số cần nạp vào máy tính để giải một bài toán nào đó.
0104 Thông tin kinh tế là gì?
1) Thông tin kinh tế là huyết mạch của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế.
2) Thông tin kinh tế là thông tin tồn tại và vận động trong các thiết chế kinh tế, các tổ chức và các doanh nghiệp nhằm phản ánh tình trạng kinh tế của các chủ thể đó.
3) Thông tin kinh tế là phương tiện để đánh giá hoạt động, mức độ phát triển, triển vọng và nguy cơ tiềm ẩn của các doanh nghiệp cũng như các tổ chức kinh tế nói chung.
4) Cả ba phương án 1, 2 và 3 đều đúng.
0105 Xử lý thông tin kinh tế là gì?
1) Xử lý thông tin kinh tế là quy trình sử dụng các công cụ tính toán điện tử và các phương pháp chuyên dụng để biến đổi các dòng thông tin nguyên liệu ban đầu thành các dòng thông tin kết quả.
2) Xử lý thông tin kinh tế là quá trình sử dụng máy tính điện tử và các công cụ tính toán khác để giải quyết các bài toán kinh tế.
3) Xử lý thông tin kinh tế là quá trình phân tích tình hình kinh tế của một nước, một tổ chức hay một doanh nghiệp để hỗ trợ việc ban hành những quyết định có liên quan đến kinh tế.
4) Xử lý thông tin kinh tế là quá trình xử lý thông tin sao cho đạt được hiệu quả cao về mặt kinh tế .
0106 Hãy liệt kê những công đoạn chính của quy trình xử lý thông tin kinh tế theo trình tự thông thường về thời gian.
1) Thu thập TTKT; Lưu trữ TTKT; Xử lýTTKT; Truyền đạt TTKT.
2) Thu thập TTKT; Xử lý TTKT; Lưu trữ TTKT; Truyền đạt TTKT.
3) Thu thập TTKT; Truyền đạt TTKT; Lưu trữ TTKT; Xử lý TTKT.
4) Thu thập TTKT;Phân tích TTKT; Xử lý TTKT; Lưu trữ TTKT; Truyền đạt TTKT.
0107 Người ta thường tiến hành những công việc nào trong công đoạn xử lý của toàn bộ quy trình xử lý thông tin kinh tế?
1) Sắp xếp thông tin, tập hợp hoặc phân chia thông tin thành nhóm, tính toán theo các chỉ tiêu.
2) Chọn mẫu, thiết kế lại các phiếu điều tra hay bảng hỏi cho phù hợp hơn, kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu thu thập được, nạp, xử lý các phiếu điều tra để đưa ra những con số thống kê.
3) Nạp dữ liệu từ các phiếu điều tra, dùng các phần mềm để phân tích thống kê, phân tích tài chính, giải các bài toán kinh tế để tìm ra những phương án tối ưu.
4) Người ta thường tiến hành những công việc theo phương án 1, phương án 3 và một số công việc khác nữa.
0108 Các kết quả xử lý thông tin kinh tế được truyền đạt đến đâu?
1) Đến các tổ chức có nhu cầu sử dụng thông tin.
2) Đến các bộ phận bên trong của hệ thống quản lý để hướng dẫn thực hiện.
3) Đến các cơ quan và tổ chức bên ngoài hệ thống quản lý để báo cáo.
4) Cả ba phương án 1, 2 và 3 đều đúng.
020201 Công nghệ thông tin là gì?
1) Công nghệ thông tin là công nghệ xử lý thông tin bằng máy tính điện tử.
2) Công nghệ thông tin là công nghệ xử lý thông tin bằng máy tính điện tử và truyền thông tin qua các phương tiện truyền thông như điện thoại, mạng máy tính, Internet ...
3) Công nghệ thông tin là sự kết hợp của công nghệ máy tính với công nghệ liên lạc viễn thông được thực hiện trên cơ sở công nghệ vi điện tử.
4) Cả ba phương án 1, 2, 3 đều đúng.
0202 Công nghệ liên lạc viễn thông đã bắt đầu phát triển từ những năm nào?
1) Từ những năm đầu của thế kỷ 20.
2) Từ những năm 1840.
3) Từ những năm 1870.
4) Từ những năm 1780.
0203 Công nghệ máy tính ra đời từ khi nào?
1) Từ những năm 1940.
2) Từ những năm 1960.
3) Từ năm 1890, khi một nhà toán học người Anh tên là Bếp - Bip - Giơ đưa ra ý tưởng chế tạo một chiếc máy tính điện tử vạn năng hoạt động theo chương trình.
4) Từ những năm 1950.
0204 Công nghệ vi điện tử ra đời từ khi nào?
1) Từ những năm 1960.
2) Từ những năm 1970.
3) Từ năm 1965, khi chiếc MTĐT đầu tiên dùng mạch tích hợp IC ra đời.
4) Từ cuối thế kỷ 20.
0205 Alexander Bell sáng chế ra chiếc máy điện tín đầu tiên vào năm nào?
1) 1840
2) 1876
3) 1890
4) 1910
0206 Hãy ước lượng quãng thời gian trong đó liên lạc viễn thông luôn thuộc về độc quyền của nhà nước hay một công ty tư nhân chịu sự kiểm soát của nhà nước.
1) Khoảng 5 thập kỷ.
2) Gần 100 năm.
3) Khoảng 130 năm.
4) Gần 120 năm.
0207 Hãy chọn mệnh đề đúng trong bốn phương án:
1) Công nghệ vi điện tử đã sớm dẫn đến sự hội tụ nhanh chóng của công nghệ liên lạc viễn thông và công nghệ máy tính.
2) Công nghệ thông tin là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của công nghệ liên lạc viễn thông.
3) Công nghệ thông tin là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của công nghệ máy tính.
4) Công nghệ máy tính là nền tảng cho sự ra đời và phát triển của công nghệ liên lạc viễn thông.
0208 Hãy liệt kê các loại công nghệ (Công nghệ liên lạc viễn thông, Công nghệ máy tính, Công nghệ thông tin) kèm theo những nhiệm vụ quản lý mà mỗi loại công nghệ hỗ trợ.
1) Liên lạc viễn thông - Truyền tin
Máy tính - Quản lý thông tin
Công nghệ thông tin - Xử lý thông tin
2) Liên lạc viễn thông - Truyền tin
Máy tính - Xử lý thông tin
Công nghệ thông tin - Xử lý thông tin và truyền tin
3) Liên lạc viễn thông - Truyền tin
Máy tính - Xử lý thông tin
Công nghệ thông tin - Quản lý thông tin
4) Cả hai phương án 2 và 3 đều đúng.
0209 Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các nhà quản lý cần có thái độ thế nào?
1) Thái độ thụ động cho rằng các công cụ và phương tiện mới của công nghệ thông tin sẽ phải tự tìm đến với người dùng.
2) Các nhà quản lý phải luôn luôn tỉnh táo, năng động để nhận biết các công cụ hay phương tiện mới do công nghệ thông tin mang lại, đánh giá chi phí, lợi ích, tiềm năng và hạn chế của từng loại công cụ hay phương tiện khi sử sụng cho cơ quan mình.
3) Các nhà quản lý phải xác định đúng nhu cầu thông tin của cơ quan mình, lợi dụng những thành quả của công nghệ thông tin để góp phần cải tổ cơ quan sao cho nó hoạt động có hiệu quả hơn và có sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn.
4) Cả hai phương án 2 và 3 đều đúng.
030301 Hệ thống thông tin là gì?
1) Hệ thống thông tin là một hệ thống bao gồm máy tính điện tử và các phương tiện truyền thông hiện đại để xử lý và truyền đạt thông tin từ tổ chức này đến tổ chức khác hay từ người này đến người khác.
2) Hệ thống thông tin là một hệ thống bao gồm các cơ sở dữ liệu để lưu trữ dữ liệu, các máy tính điện tử để xử lý dữ liệu thành thông tin và các mạng máy tính (kể cả Internet) để truyền tin.
3) Hệ thống thông tin là một hệ thống có tổ chức bao gồm các đối tượng phát tin, nhận tin cùng các công cụ xử lý và truyền tin trong đó máy tính điện tử đóng vai trò quan trọng nhất.
4) Hệ thống thông tin là một tập hợp các yếu tố có liên quan với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền đạt thông tin để hỗ trợ việc ra quyết định, phân tích tình hình, lập kế hoạch, điều phối và kiểm soát các hoạt động trong một cơ quan.
0302 Một hệ thống thông tin nhất thiết phải có:
1) Máy tính điện tử.
2) Giấy và bút.
3) Con người.
4) Con người và máy tính điện tử.
0303 Trong số các công cụ sau đây, công cụ nào nhất thiết phải có trong hệ thống thông tin?
1) Máy tính điện tử.
2) Mạng máy tính.
3) Cơ sở dữ liệu.
4) Trong số cả ba công cụ nêu trên, không công cụ nào nhất thiết phải có trong hệ thống thông tin.
0304 Ngân hàng dữ liệu là gì?
1) Ngân hàng dữ liệu là kho chứa dữ liệu mà tại đây khách hàng có thể gửi dữ liệu rồi sau đó có thể nhận lại dữ liệu đã gửi.
2) Ngân hàng dữ liệu là một hệ thống dùng máy tính điện tử để lưu trữ, quản lý tập trung dữ liệu nhằm phục vụ cho nhiều người và nhiều mục đích quản lý khác nhau.
3) Ngân hàng dữ liệu là một hệ thống quản lý tập trung dữ liệu nhằm phục vụ cho nhiều người và nhiều mục đích quản lý khác nhau. Trong ngân hàng dữ liệu không nhất thiết phải sử dụng máy tính điện tử.
4) Cả hai phương án 1 và 2 đều đúng.
0305 Khi phân chia một hệ thống thông tin quản lý tổng hợp thành các phân hệ theo hoạt động hay mức quản lý thì sẽ có các phân hệ:
1) Quản lý cấp cao
Quản lý cấp trung gian
Quản lý cấp thấp
2) Quản lý chung
Quản lý bộ phận
Quản lý chi tiết
3) Quản lý giao dịch
Quản lý tác nghiệp
Quản lý chiến thuật
Quản lý chiến lược
4) Quản lý nhân lực
Quản lý sản xuất
Quản lý vật tư
Quản lý tài chính
Quản lý dự án
0306 Khi phân chia một hệ thống thông tin quản lý tổng hợp thành các phân hệ theo chức năng sản xuất kinh doanh thì sẽ có các phân hệ:
1) Bán hàng, tiếp thị
Sản xuất
Hậu cần
Tài chính, kế toán
Điều động nhân lực
2) Hành chính tổng hợp
Quản trị thiết bị
Báo cáo
Văn thư, lưu trữ
Xây dựng
3) Cung ứng vật tư
Phân phối sản phẩm
Xử lý nghiệp vụ
Tài chính, kế toán
4) Vận chuyển
Sản xuất
Bán hàng
Quan hệ khách hàng
Thống kê, báo cáo
0307 Chọn một nhóm ứng dụng điển hình thuộc về phân hệ "Quản lý giao dịch" (khi phân chia hệ thống thông tin tổng hợp thành các phân hệ theo các hoạt động quản lý hay mức quản lý).
1) Xử lý các đơn đặt hàng, các danh đơn và hóa đơn; trả lời các câu hỏi về hiện trạng ...
2) Lên lịch hoạt động; điều phối công việc hàng ngày; lập báo cáo về kết quả công tác ...
3) Lập, theo dõi, điều chỉnh kế hoạch cho từng thời kỳ ngắn hạn; hình thành các khoản ngân sách, phân bổ các nguồn tài lực ...
4) Đề ra mục tiêu; lập, theo dõi, điều chỉnh kế hoạch dài hạn; hoạch định chính sách đối nội và đối ngoại của cơ quan ...
0308 Chọn một nhóm ứng dụng điển hình thuộc về phân hệ "Quản lý tác nghiệp" (khi phân chia hệ thống thông tin tổng hợp thành các phân hệ theo các hoạt động quản lý hay mức quản lý).
1) Xử lý các đơn đặt hàng, các danh đơn và hóa đơn; trả lời các câu hỏi về hiện trạng ...
2) Lên lịch hoạt động; điều phối công việc hàng ngày; lập báo cáo về kết quả công tác ...
3) Lập, theo dõi, điều chỉnh kế hoạch cho từng thời kỳ ngắn hạn; hình thành các khoản ngân sách, phân bổ các nguồn tài lực ...
4) Đề ra mục tiêu; lập, theo dõi, điều chỉnh kế hoạch dài hạn; hoạch định chính sách đối nội và đối ngoại của cơ quan ...
0309 Chọn một nhóm ứng dụng điển hình thuộc về phân hệ "Quản lý chiến thuật" (khi phân chia hệ thống thông tin tổng hợp thành các phân hệ theo các hoạt động quản lý hay mức quản lý).
1) Xử lý các đơn đặt hàng, các danh đơn và hóa đơn; trả lời các câu hỏi về hiện trạng ...
2) Lên lịch hoạt động; điều phối công việc hàng ngày; lập báo cáo về kết quả công tác ...
3) Lập, theo dõi, điều chỉnh kế hoạch cho từng thời kỳ ngắn hạn; hình thành các khoản ngân sách, phân bổ các nguồn tài lực ...
4) Đề ra mục tiêu; lập, theo dõi, điều chỉnh kế hoạch dài hạn; hoạch định chính sách đối nội và đối ngoại của cơ quan ...
0310 Chọn một nhóm ứng dụng điển hình thuộc về phân hệ "Quản lý chiến lược" (khi phân chia hệ thống thông tin tổng hợp thành các phân hệ theo các hoạt động quản lý hay mức quản lý).
1) Xử lý các đơn đặt hàng, các danh đơn và hóa đơn; trả lời các câu hỏi về hiện trạng ...
2) Lên lịch hoạt động; điều phối công việc hàng ngày; lập báo cáo về kết quả công tác ...
3) Lập, theo dõi, điều chỉnh kế hoạch cho từng thời kỳ ngắn hạn; hình thành các khoản ngân sách, phân bổ các nguồn tài lực ...
4) Đề ra mục tiêu; lập, theo dõi, điều chỉnh kế hoạch dài hạn; hoạch định chính sách đối nội và đối ngoại của cơ quan ...
0311 Chọn một nhóm ứng dụng điển hình thuộc về phân hệ "Bán hàng, tiếp thị" (khi phân chia hệ thống thông tin tổng hợp thành các phân hệ theo chức năng sản xuất kinh doanh).
1) Theo dõi, dự báo doanh số bán; lập kế hoạch bán hàng; phân tích tình hình bán hàng, khách hàng và thị trường ...
2) Lập kế hoạch, theo dõi tiến độ, điều độ sản xuất ...
3) Lập kế hoạch và kiểm soát việc mua bán vật tư; theo dõi, phân phối vật tư trong kho ...
4) Phân tích tài chính; phân tích chi phí; lập kế hoạch và theo dõi nhu cầu về vốn; tính thu nhập ...
0312 Chọn một nhóm ứng dụng điển hình thuộc về phân hệ "Sản xuất" (khi phân chia hệ thống thông tin tổng hợp thành các phân hệ theo chức năng sản xuất kinh doanh).
1) Theo dõi, dự báo doanh số bán; lập kế hoạch bán hàng; phân tích tình hình bán hàng, khách hàng và thị trường ...
2) Lập kế hoạch, theo dõi tiến độ, điều độ sản xuất ...
3) Lập kế hoạch và kiểm soát việc mua bán vật tư; theo dõi, phân phối vật tư trong kho ...
4) Phân tích tài chính; phân tích chi phí; lập kế hoạch và theo dõi nhu cầu về vốn; tính thu nhập ...
0313 Chọn một nhóm ứng dụng điển hình thuộc về phân hệ "Hậu cần" (khi phân chia hệ thống thông tin tổng hợp thành các phân hệ theo chức năng sản xuất kinh doanh).
1) Theo dõi, dự báo doanh số bán; lập kế hoạch bán hàng; phân tích tình hình bán hàng, khách hàng và thị trường ...
2) Lập kế hoạch, theo dõi tiến độ, điều độ sản xuất ...
3) Lập kế hoạch và kiểm soát việc mua bán vật tư; theo dõi, phân phối vật tư trong kho ...
4) Phân tích tài chính; phân tích chi phí; lập kế hoạch và theo dõi nhu cầu về vốn; tính thu nhập ...
0314 Chọn một nhóm ứng dụng điển hình thuộc về phân hệ "Tài chính, kế toán" (khi phân chia hệ thống thông tin tổng hợp thành các phân hệ theo chức năng sản xuất kinh doanh).
1) Theo dõi, dự báo doanh số bán; lập kế hoạch bán hàng; phân tích tình hình bán hàng, khách hàng và thị trường ...
2) Lập kế hoạch, theo dõi tiến độ, điều độ sản xuất ...
3) Lập kế hoạch và kiểm soát việc mua bán vật tư; theo dõi, phân phối vật tư trong kho ...
4) Phân tích tài chính; phân tích chi phí; lập kế hoạch và theo dõi nhu cầu về vốn; tính thu nhập ...
0315 Chọn một nhóm ứng dụng điển hình thuộc về phân hệ "Điều động nhân lực" (khi phân chia hệ thống thông tin tổng hợp thành các phân hệ theo chức năng sản xuất kinh doanh).
1) Theo dõi, dự báo doanh số bán; lập kế hoạch bán hàng; phân tích tình hình bán hàng, khách hàng và thị trường ...
2) Lập kế hoạch về nhu cầu nhân lực; phân tích kết quả công tác; quản lý việc nâng bậc lương ...
3) Lập kế hoạch và kiểm soát việc mua bán vật tư; theo dõi, phân phối vật tư trong kho ...
4) Phân tích tài chính; phân tích chi phí; lập kế hoạch và theo dõi nhu cầu về vốn; tính thu nhập ...
040401 Máy tính điện tử vạn năng bao gồm các loại?
1) Máy tính mạch tổng hợp, máy tính vi mạch cực cao, máy tính có bộ vi xử lý.
2) Máy tính qui mô lớn, máy tính qui mô vừa, máy vi tính.
3) Máy tính siêu hạng, máy tính cỡ lớn, máy tính vừa và nhỏ, máy tính siêu nhỏ.
4) Máy tính tốc độ cực nhanh, máy tính tốc độ nhanh, máy tính tốc độ trung bình.
0402 Phần cứng của máy tính là gì?
1) Là hệ thống các chương trình và các thiết bị công nghệ để cho máy tính có thể hoạt động được.
2) Là hệ thống các chương trình để vận hành máy tính.
3) Là bộ xử lý trung tâm CPU và các thiết bị nhớ.
4) Là tập hợp các thiết bị công nghệ tạo thành một máy tính điện tử.
050501 Bộ nhớ ngoài được gọi là bộ nhớ phụ vì
1) MTĐT vẫn hoạt động được ngay cả khi không có bộ nhớ ngoài.
2) Dữ liệu và chương trình được lưu trữ lâu dài và chủ yếu ở bộ nhớ trong, chỉ những dữ liệu và chương trình thứ yếu mới lưu ở bộ nhớ ngoài.
3) Bộ nhớ ngoài bị hạn chế về dung lượng và chỉ dùng để lưu trữ dữ liệu và chương trình một cách tạm thời.
4) Cả 3 phương án trên đều đúng.
0502 Đặc điểm của ROM (một phần của bộ nhớ trong) là
1) ROM chứa những lệnh quan trọng nhất, thường xuyên cần tới để duy trì trạng thái sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của máy. Người dùng có thể ghi thêm những lệnh quan trọng khác của mình vào ROM và xoá đi nếu không dùng đến nữa.
2) ROM chứa những lệnh quan trọng nhất, thường xuyên cần tới để duy trì trạng thái sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của máy. Chính các nhà sản xuất máy tính ghi sẵn các lệnh quan trọng đó vào ROM. Thông tin trong ROM không bị xoá đi khi mất điện hoặc tắt máy.
3) Giống như RAM, người dùng không những có thể đọc thông tin từ ROM mà còn ghi được thông tin vào ROM. Điểm khác biệt ở đây là những thông tin được ghi vào ROM không bị xoá đi khi mất điện hoặc tắt máy như đối với những thông tin được ghi vào RAM.
4) ROM chứa những lệnh quan trọng nhất, thường xuyên cần tới để duy trì trạng thái sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của máy. Những lệnh này được nạp vào ROM trong quá trình khởi động máy và bị xoá đi khỏi bộ nhớ trong khi mất điện hoặc tắt máy.
060601 Đặc điểm chung của các thiết bị ngoại vi của máy tính là gì?
1) Tạo thành các kênh liên lạc để truyền đưa thông tin qua lại giữa các bộ phận của một máy tính.
2) Có chứa các thành phần cơ điện nên khó thu nhỏ kích thước và tốc độ hoạt động chậm.
3) Được chế tạo bằng các vật liệu rẻ tiền như đĩa từ cứng, đĩa từ mềm, băng từ, đĩa quang học...
4) Có chứa các mạch vi điện tử nên kích thước nhỏ.
0602 Các bộ phận chính của máy vi tính bao gồm:
1) Bộ vào, bộ ra, bộ nhớ, bộ số học - logic và bộ điều khiển.
2) ROM, RAM, Bus, CPU, đĩa từ mềm, đĩa từ cứng, đĩa CD.
3) Bàn phím, màn hình, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, máy in, chuột, loa, micro.
4) Bộ xử lý, đồng hồ nhịp, bộ số học - logic, bộ nhớ trong, bus, card ngoại vi và ghép nối.
070701 Các thành phần của phần mềm ứng dụng bao gồm:
1) Phần mềm tăng năng suất lao động, phần mềm sản xuất kinh doanh, phần mềm dịch chương trình Compiler.
2) Phần mềm năng suất, phần mềm khoa học kỹ thuật, phần mềm MS DOS, Windows.
3) Phần mềm năng suất, phần mềm kinh doanh, phần mềm giải trí, phần mềm giáo dục và tham khảo.
4) Phần mềm năng suất, phần mềm sản xuất kinh doanh, ngôn ngữ PASCAL, C++.
0702 Các thành phần của phần mềm hệ thống bao gồm:
1) Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các phần mềm giáo dục, các chương trình giải trí.
2) Các chương trình nhận dạng, các bộ chương trình lập bảng tính, các chương trình lập lịch và các chương trình thiết kế.
3) Hệ điều hành, các chương trình tiện ích, các chương trình điều khiển thiết bị và các chương trình dịch.
4) Các chương trình phục vụ kinh doanh, các chương trình dịch, các chương trình tiện ích và hệ soạn thảo.
080801 Khái niệm hệ đếm thập phân?
1) Hệ đếm thập phân là hệ thống dùng 10 chữ số để ghi chép các con số đếm được trong dãy số tự nhiên.
2) Hệ đếm thập phân (còn gọi là hệ cơ số 10 hay hệ 10) là hệ thống số biểu diễn bằng mười chữ số: 0, 1, 2,..., 9 (và có thể có thêm dấu cộng, dấu trừ hay dấu phẩy thập phân).
3) Hệ đếm thập phân là hệ thống các con số biểu diễn bằng một dãy các chữ số 0,1 (có thể có dấu cộng, trừ và dấu phẩy). Tuỳ theo vị trí trong dãy, mỗi chữ số biểu thị số đn vị, số chục, số trăm, nghìn..., số phần chục, phần trăm, phần nghìn...
4) Hệ đếm thập phân là hệ thống tổng thể các quy tắc ghi và đọc các số biểu diễn bằng 10 chữ số theo một trật tự nào đó.
0802 Đổi số thập phân 1999 thành số hệ bát phân (Hệ 8)?
1) Số bát phân là: 3716.
2) Số bát phân là: 7317.
3) Số bát phân là: 2716.
4) Số bát phân là : 3717.
0803 Kết quả của phép nhân (2 x 6) trong hệ 8 là:
1) 11.
2) 12.
3) 13.
4) 14.
090901 Khái niệm về thuật toán? (Thuật toán là gì?)
1) Là một tập hợp tuỳ ý các lệnh máy tính nhằm thực hiện một quá trình tính toán nào đó trong khoa học, kỹ thuật và kinh tế.
2) Là một bản qui tắc bao gồm các thao tác qui định công việc cho lập trình viên và các thao tác viên khi quản lý dự án phần mềm giải quyết một một bài toán hay một nhiệm vụ nào đó.
3) Là một bản hướng dẫn bao gồm một số hữu hạn các mệnh lệnh qui định chính xác những phép toán và động tác cần thực hiện theo một trình tự đã vạch rõ để giải quyết một loại bài toán hay một nhiệm vụ nào đó.
4) Là một chương trình viết trên ngôn ngữ lập trình dùng cho người sử dụng trong quá trình sử dụng máy tính.
0902 Xác định kết qủa S khi thực hiện thuật toán sau đây:
Bước 1: Đặt S = 0, đặt i = 1
Bước 2: Tính S = S + i * i
Bước 3: Tính i = i +1
Bước 4: Kiểm tra điều kiện i<= 5? Nếu đúng thì quay lại bước 2, nếu sai thì dừng.
1) 45.
2) 55.
3) 50.
4) 35.
0903 Chỉ ra nhiều nhất một bước cần sửa trong các bước sau của thuật toán tìm giá trị trung bình của một dãy gồm n số thực bất kỳ để thuật toán đúng? (a[i] là 1 số thực, i = 1, 2, ..., n)
Bước 1: Gán tb = 0; i=1.
Bước 2: Gán i= i+1.
Bước 3: Kiểm tra điều kiện i>n ? Nếu đúng thì thông báo kết qủa tb và kết thúc thuật toán, nếu sai tiếp bước 4.
Bước 4: Gán tb =tb+a[i]/n .
Bước 5: Quay về bước 2.
1) Cần sửa bước 3.
2) Cần sửa bước 4.
3) Cần sửa bước 2.
4) Cần sửa bước 1.
101001 Lĩnh vực Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật nghiên cứu
1) Cấu trúc dữ liệu.
2) Các thuật toán.
3) Cả 2 phương án 1 và 2.
4) Không có phương án nào đúng.
1002 Con người không thể giao tiếp với máy tính bằng cách nào dưới đây?
1) Gõ lệnh từ bàn phím.
2) Ra lệnh bằng giọng nói.
3) Ra ký hiệu bằng tay.
4) Cả phương án 1 và 2.
111101 Trong các chức năng sau chức năng nào không phải là chức năng của hệ điều hành ?
1) Quản lý các luồng thông tin vào ra.
2) Dịch và thực hiện các chương trình nguồn.
3) Quản lý các tệp tin.
4) Bảo mật.
1102 Trong các tệp tin sau, tệp tin nào không đúng là tệp tin chính (system files) của hệ điều hành MS-DOS ?
1) IO.SYS
2) HIMEM.SYS
3) COMMAND.COM
4) MSDOS.SYS
121201 Chế độ đa chương trình là gì, chế độ ấy có tác dụng gì?
1) Là quá trình kết hợp nhiều chương trình vào một hệ thống chương trình duy nhất để dễ bảo trì. Chế độ này đã làm giảm giá thành phần mềm một cách đáng kể.
2) Là quá trình đưa vào bộ nhớ trong nhiều chương trình cùng một lúc rồi dùng hệ điều hành để điều phối CPU luân phiên thực hiện các chương trình ấy. Chế độ này khai thác tối đa khả năng làm việc của CPU tránh gây lãng phí do CPU làm việc không hết công suất.
3) Là quá trình thực hiện song song nhiều chương trình khác nhau bởi nhiều CPU trong máy tính cỡ lớn. Chế độ này làm tăng tốc độ xử lý của các máy tính cỡ lớn lên đến hàng trăm tỉ phép tính trong 1 giây.
4) Là quá trình liên kết nhiều máy tính vào một mạng máy tính để đồng thời thực hiện nhiều chương trình trên nhiều máy tính nhằm tăng năng suất xử lý của toàn bộ hệ thống.
1202 Ký hiệu * và ? được dùng đại điện cho một nhóm tệp trong phần tham số chỉ tên của tệp dùng trong các lệnh của hệ điều hành MS-DOS. Trong đó:
1) 1. Ký hiệu * được dùng để thay thế cho một nhóm ký tự bất kỳ.
2. Ký hiệu ? được dùng để thay thế cho một nhóm ký tự bất kỳ tại vị trí có dấu ? trở đi.
2) 1. Ký hiệu * được dùng để thay thế cho một nhóm ký tự bất kỳ từ vị trí có dấu * trở đi. nhưng chỉ ở phần tên tệp, không ở trong phần mở rộng của tên tệp
2. Ký hiệu ? được dùng để thay thế cho một nhóm ký tự bất kỳ tại vị trí có dấu ? trở đi ở cả phần tên tệp và ở cả phần mở rộng của tên tệp.
3) 1. Ký hiệu ? được dùng để thay thế cho một nhóm ký tự bất kỳ từ vị trí có dấu ? trở đi.
2. Ký hiệu * được dùng để thay thế cho một ký tự bất kỳ tại vị trí có dấu *.
4) 1. Ký hiệu * được dùng để thay thế cho một nhóm ký tự bất kỳ từ vị trí có dấu * trở đi.
2. Ký hiệu ? được dùng để thay thế cho một ký tự bất kỳ tại vị trí có dấu ?.
131301 Cho đoạn chương trình nhập dữ liệu của chương trình Pascal như sau:
Giả sử mọi điều kiện để đoạn chương trình được thoả mãn. Hãy cho biết người sử dụng phải thực hiện công việc gì trong quá trình nhập liệu từ bàn phím:
Write (' Nhap n = ') ;
Readln(n);
For i := n Downto 1 Do
Begin
Write('Nhap HT[', i,'] la ');
Readln(HT[i]);
Write('Muc TN cua nguoi do la ');
Readln(TN[i]);
End;
1) Nhập giá trị N là nguyên dương
Nhập giá trị cho các biến TN tuần tự từ phần tử N đến phần tử 1.
Nhập giá trị cho các biến HT tuần tự từ phần tử 1 đến phần tử N.
2) Nhập giá trị N là nguyên dương
Nhập giá trị cho các biến HT tuần tự từ phần tử N đến phần tử 1.
Nhập giá trị cho các biến TN tuần tự từ phần tử 1 đến phần tử N.
3) Nhập giá trị N là nguyên dương
Nhập giá trị cho các biến HT tuần tự từ phần tử 1 đến phần tử N.
Nhập giá trị cho các biến TN tuần tự từ phần tử N đến phần tử 1.
4) Nhập giá trị cho N là nguyên dương.
Nhập giá trị cho các biến HT và TN tuần tự từ phần tử N đến phần tử 1.
1302 Gọi TN[N] là thu nhập của N công nhân trong một xí nghiệp dệt may (Với N là nguyên dương). Có đoạn chương trình nhập dữ liệu vào dưới đây, lựa chọn dữ liệu nhập sao cho phù hợp với đầu bài đã cho.
Var
N, I:Integer;
TN:Array[1..] Of Real;
Begin
Writeln ('Nhap so lieu vao');
Write (' Nhap n = ') ; Readln(n);
For i := 1 To n Do
Begin
Write('Muc TN cua nguoi thu [', i,'] la ');
Readln(TN[i]);
End;
End.
1) 3
400000
1000000
324000
2) 2
400000
1000000
324000
3) 3.5
400000
1000000
324000
4) 5
400000
1000000
324000
151501 Hệ điều hành windows đầu tiên hỗ trợ khả năng "cắm và chạy" (plug and play) là?
1) windows 95
2) windows 3.1
3) windows 98
4) windows XP
1502 Windows là hệ điều hành đa nhiệm có nghĩa là:
1) Có thể đáp ứng yêu cầu của nhiều người sử dụng cùng lúc.
2) Có thể đáp ứng nhiều yêu cầu về xử lý dữ liệu cùng lúc.
3) Có thể thực hiện cùng lúc nhiều chương trình.
4) Có thể thực hiện cùng lúc nhiều phần mềm ứng dụng.
1503 Trong bảng chọn khởi động (Menu Start), mục RUN có chức năng:
1) Hiện ra cửa sổ cho phép người dùng gõ dòng lệnh để khởi động một ứng dụng hoặc một phần mềm hệ thống.
2) Hiện ra bảng chọn để khởi động các phần mềm được cài đặt trong hệ thống.
3) Hiện ra cửa sổ cho phép người dùng khởi động một phần mềm hệ thống của windows.
4) Thực hiện chức năng cài đặt thêm một ứng dụng mới vào hệ thống.
161601 Khi muốn cài đặt một ứng dụng vào hệ thống, người dùng có thể:
1) Sao chép tệp thi hành của ứng dụng vào đĩa cứng.
2) Sao chép các tệp tin của ứng dụng vào đĩa cứng.
3) Sao chép tệp thi hành của ứng dụng vào đĩa cứng.
4) Không có phương án nào đúng trong số 3 phương án trên.
1602 Phát biểu nào sai?
1) Người dùng có thể tìm kiếm tệp tin với nội dung có chứa một từ khóa tìm kiếm theo yêu cầu.
2) Người dùng có thể tìm kiếm tệp tin có kích thước thỏa mãn một điều kiện nào đó.
3) Người dùng có thể tìm kiếm tệp tin được sửa đổi lần cuối trong một khoảng thời gian nào đó.
4) Người dùng không thể tìm kiếm các tệp tin mà không cung cấp từ khóa tìm kiếm.
1603 Mệnh đề nào đúng nhất?
1) Trong windows, người dùng có thể tìm kiếm các tệp được sửa chữa lần cuối trong 1 tháng gần nhất.
2) Trong windows, người dùng có thể tìm kiếm các tệp được sửa chữa lần cuối trong 1 năm gần nhất.
3) Trong windows, người dùng có thể tìm kiếm các tệp được sửa chữa lần cuối trong một khoảng thời gian bất kỳ do người dùng xác định.
4) Bao gồm cả 3 phương án trên.
171701 Để sao chép tệp KEHOACH.DOC từ thư mục HANOI sang thư mục DUAN trong cửa sổ WINDOWS EXPLORE, phương pháp nào sau đây sẽ không cho kết quả như mong muốn?
1) Kích chuột chọn folder có tên HANOI ở phần bên trái cửa sổ, kích chọn tiếp biểu tượng của tệp KEHOACH.DOC. Nhấn tổ hợp phím CTRL + C. Kích chọn folder có tên là DUAN. Nhấn tổ hợp phím CTRL + V.
2) Kích chuột chọn folder có tên HANOI ở phần bên trái cửa sổ. Giữ phìm CTRL, dùng chuột rê biểu tượng của tệp KEHOACH.DOC và thả vào biểu tượng của folder có tên DUAN.
3) Kích chuột chọn folder có tên HANOI ở phần bên trái cửa sổ. Dùng chuột rê biểu tượng của tệp KEHOACH.DOC và thả vào biểu tượng của folder có tên DUAN.
4) Kích chuột chọn folder có tên HANOI ở phần bên trái cửa sổ, kích nút phải vào biểu tượng của tệp KEHOACH.DOC. Kích vào chữ Copy trên thực đơn thả xuống. Kích nút phải vào Folder có tên là DUAN. Kích vào chữ Paste trên thực đơn thả xuống.
1702 Khi dùng Windows Explore, để lựa chọn được ít nhất là 3 đối tượng liền nhau ta có thể theo một trong các cách sau đây:
a. Nhấn và giữ Shift, nhấp trái chuột vào đối tượng đầu rồi nhấp trái chuột vào đối tượng cuối,
b. Nhấn và giữ Shift, nhấp trái chuột vào đối tượng cuối rồi nhấp trái chuột vào đối tượng đầu,
c. Nhấn và giữ Shift, nhấp trái chuột lần lượt vào các đối tượng từ đầu đến cuối,
d. Nhấn và giữ Shift, nhấp trái chuột lần lượt vào các đối tượng từ cuối đến đầu,
e. Nhấn và giữ Ctrl, nhấp trái chuột vào đối tượng đầu rồi nhấn vào đối tượng cuối,
f. Nhấn và giữ Ctrl, nhấp trái chuột lần lượt vào các đối tượng từ đầu đến cuối,
g. Nhấn và giữ Ctrl, nhấp phải chuột lần lượt vào các đối tượng từ cuối đến đầu.
Kể tên những mệnh đề sai trong mọi trường hợp trong số các mệnh đề a), b) ...
1) Mệnh đề sai là: g)
2) Những mệnh đề sai là: e), g)
3) Mệnh đề sai là: f)
4) Những mệnh đề sai là: b), g)
252501 Kết quả thực hiện chương trình sau đây được hiện ra như thế nào?
var OK: Boolean;
begin
OK := 'Ty' < 'Teo'; write(OK); writeln(NOT OK:8); readln
end.
1) TRUE TRUE
2) FALSETRUE
3) FALSE TRUE
4) FALSE FALSE
2502 Hãy cho biết kết luận nào sau đây đúng (với x là số thực):
1) Nếu X>=0 thì ROUND(x)=TRUNC(x+0.5), ngược lại nếu X<0 thì ROUND(x)=TRUNC(x-0.5).
2) Nếu X=0 thì ROUND(x)=TRUNC(x-0.5).
3) ROUND(x)=TRUNC(x+0.5) với mọi x.
4) Không có kết luận nào đúng cả.
303001 Kết quả thực hiện chương trình sau đây là gì?
var
x, y, z, S: real;
begin
write('Nạp 3 số thực '); readln(x, y, z);
if x > y then S := x else S := y; if z > S then S := z;
writeln(S:10:2); readln
end.
1) Hiện số nhỏ nhất trong 3 số thực.
2) Hiện số lớn nhất trong 3 số thực.
3) Hiện số đứng cuối trong 3 số thực.
4) Cả 2 và 3 đều đúng.
3002 Kết quả thực hiện chương trình sau đây là gì?
var
x, y: real;
begin
write('x = ?, y = ? '); readln(x, y);
if x < 0 then y := -1 else if x = 0 then y := 0 else y:= 1; writeln(y:8:2); readln
end.
1) Xét dấu và hiện dấu của x.
2) Sao chép dấu của x vào y rồi hiện ra.
3) Tính và hiện giá trị của hàm Sg(x) = -1 nếu x < 0, 0 nếu x = 0 và 1 nếu x =1.
4) Cả 2 và 3 đều đúng.
333301 Những số nào sẽ được hiện ra khi thực hiện chương trình sau đây?
var
i: integer;
begin
for i := 1 to 9999 do
if (i mod 100 0) and (i mod 4 = 0)
or (i mod 400 = 0) then writeln(i:5);
readln
end.
1) Những số nguyên là bội số của 4 trong phạm vi từ 1 đến 9999.
2) Những số nguyên là bội số của 4 hay 400 nhưng không là bội số của 100.
3) Những số nguyên không chia hết cho 100 mà chia hết cho 4 hoặc những số nguyên chia hết cho 400 trong phạm vi từ 1 đến 9999.
4) Những số nguyên cách nhau 4 trong phạm vi từ 1 đến 9999.
3302 Đầu năm 1998 một khách hàng gửi S đồng vào ngân hàng, Lãi suất cố định hàng năm trong thời kỳ từ 1998 đến 2006 là P%. Trong thời kỳ này khách hàng không gửi thêm hay rút ra. Chương trình sau đây có tác dụng gì?
const
m = 1998;
n = 2006;
var
i: integer;
S, P, SD: real;
begin
write('Nap S va P? '); readln(S, P);
SD := S;
for i := m+1 to n do
begin
SD := SD + P/100*SD; writeln(SD:15:2)
end;
readln
end.
1) Tính khoản tiền lãi tăng thêm hàng năm từ 1998 đến 2006.
2) Tính và hiện số dư của tài khoản vào đầu năm 2006.
3) Chương trình có lỗi nên không hiện ra được gì.
4) Tính và hiện số dư trong tài khoản của khách hàng vào đầu các năm từ 1999 đến 2006
3303 Gửi tiết kiệm S đô với lãi suất cố định hàng năm là P%, X là số cho trước. S > 0, P > 0 và S < X. Chương trình sau đây có tác dụng gì?
var
S, X, P, SD: real;
i: integer;
begin
write('S, X, P? '); readln(S, X, P);
SD := S; i:=0;
while SD < X do
begin
SD := SD + SD*P/100; i := i +1
end;
writeln(i); readln
end.
1) Tính số dư (vốn + lãi) sau mỗi năm gửi tiền.
2) Hiện số năm cần chờ đợi để số dư đạt từ X trở lên.
3) Đếm và hiện số lần phải cộng thêm tiền lãi vào số dư của tài khoản tiết kiệm sao cho số dư vẫn không lớn hơn X.
4) Chương trình có lỗi nên không thể xác định được kết quả.
3304 Giá trị ban đầu của tài sản cố định là B, tỉ lệ khấu hao sau mỗi năm là K%. TL là giá trị thanh lý. TL > 0, K > 0 và B > TL. Chương trình sau đây có tác dụng gì?
var
B, TL, K, GTCL: real;
i: integer;
begin
write('B, TL, K? '); readln(B, TL, K);
GTCL := B; i:=0;
while GTCL > TL do
begin
GTCL := GTCL - GTCL*K/100; i := i +1
end;
write(i); readln
end.
1) Đếm và hiện số lần phải trừ giá trị khấu hao khỏi giá trị còn lại của tài sản sao cho giá trị còn lại của tài sản vẫn chưa giảm quá mức phải thanh lý.
2) Chương trình có một nhóm lệnh lặp lại vô hạn lần nên phải ấn Ctrl+Break để ngừng.
3) Tính giá trị còn lại của tài sản sau mỗi năm sử dụng đồng thời đếm số năm ấy.
4) Hiện số năm sử dụng tài sản trước khi giá trị còn lại giảm tới hay giảm quá mức phải thanh lý.
3305 Có n người, 1< n <= 150. ti là tuổi của người thứ i (i = 1...n). Chương trình sau đây làm việc gì?
var
n, i, j, temp, count: integer;
t: array[1..150] of integer;
begin
write('Co may nguoi? '); readln(n);
for i := 1 to n do
begin
write('Tuoi cua nguoi thu ', i, '? '); readln(t[i])
end;
for i:=1 to n do
for j:=1 to n-i do
if t[j]>t[j+1] then
begin temp:=t[j]; t[j]:=t[j+1]; t[j+1]:=temp end;
i:=1;
while i<=n do
begin
count:=0; temp:=t[i];
repeat
count:=count+1; i:=i+1
until (t[i]temp) or (i>n);
writeln(temp:3, ':', count)
end; readln
end.
1) Hiện tuổi của từng người theo thứ tự tăng dần.
2) Hiện tuổi của từng người theo thứ tự giảm dần.
3) Sắp tuổi theo thứ tự tăng dần rồi hiện số người thuộc cùng mức tuổi.
4) Hiện các mức tuổi khác nhau theo thứ tự tăng dần, sau mỗi mức hiện dấu : rồi hiện số người thuộc cùng mức tuổi ấy.
3306 Có n công nhân (CN), 1< n <= 100. ti là tuổi và li là lương của CN thứ i (i = 1...n). Chương trình sau đây làm việc gì?
var
n, i, j, temp1, count: integer; sum, temp2: real;
t: array[1..100] of integer; l: array[1..100] of real;
begin
write('Co may CN? '); readln(n);
for i:= 1 to n do
begin
write('Tuoi va luong cua CN thu ', i, '? ');
readln(t[i],l[i])
end;
for i:=1 to n do
for j:=1 to n-i do
if t[j]>t[j+1] then
begin
temp1:=t[j]; t[j]:=t[j+1]; t[j+1]:=temp1;
temp2:=l[j]; l[j]:=l[j+1]; l[j+1]:=temp2
end;
i:=1;
while i<=n do
begin
count:=0; sum:=0; temp1:=t[i];
repeat
count:=count+1; sum:=sum+l[i]; i:=i+1
until (t[i]temp1) or (i>n);
writeln(temp1:10,':' , count:10, sum/count:10:2)
end; readln
end.
1) Hiện tuổi và lương của từng CN theo thứ tự tăng dần.
2) Hiện tuổi và lương trung bình của từng nhóm tuổi theo thứ tự giảm dần.
3) Hiện các mức tuổi khác nhau theo thứ tự tăng dần, sau mỗi mức hiện dấu : rồi hiện số người và lương trung bình của những người thuộc cùng mức tuổi ấy.
4) Sắp tuổi và lương theo thứ tự tăng dần của tuổi rồi hiện số người và lương ở mỗi mức tuổi.
3307 Chương trình sau đây có tác dụng gì?
var
n, i, j: integer;
a: array[1..50, 1..50] of integer;
B: array[1..50] of Boolean;
begin
write('n=? '); readln(n);
for i := 1 to n do
begin
B[i] := true;
for j := 1 to n do
begin
write('a[',i,',',j,']=? '); readln(a[i,j]);
if a[i,j] < 5 then B[i] := false
end;
end;
for i := 1 to n do if B[i] then writeln(i); readln
end.
1) Đọc các phần tử của ma trận a rồi hiện ra số thứ tự của những cột có phần tử < 5.
2) Đọc các phần tử của ma trận a rồi hiện ra số thứ tự của những dòng có phần tử < 5.
3) Đọc các phần tử của ma trận a rồi hiện ra số thứ tự của những dòng không có phần tử < 5.
4) Đọc các phần tử của ma trận a rồi hiện ra số thứ tự của những cột có các phần tử >= 5.
3308 Kết quả thực hiện chương trình sau đây được hiện ra như thế nào?
var
ChuCai: Char;
begin
writeln;
for ChuCai := 'A' to 'Z' do write(ChuCai);
writeln;
for ChuCai := 'z' downto 'a' do write(ChuCai);
readln
end.
1) Hiện các chữ cái Anh hoa từ A đến Z rồi hiện các chữ cái Anh thường từ z đến a.
2) Hiện các chữ cái Anh hoa từ A đến Z thành một cột rồi hiện các chữ cái Anh thường từ z đến a thành một cột khác.
3) Hiện các chữ cái Anh hoa theo chiều xuôi từ A đến Z trên một dòng rồi hiện các chữ cái Anh thường theo chiều ngược từ z đến a trên một dòng tiếp theo.
4) Chương trình có lỗi vì biến điều khiển chu trình không phải là biến nguyên.
373701 Máy khách (clients) / máy trạm (workstation) là?
1) Máy tính không cài đặt hệ điều hành mạng.
2) Máy tính tại đó có người sử dụng ngồi ở trước.
3) Máy tính tại đó không có người sử dụng ngồi ở trước.
4) Máy tính làm việc trong mạng và tiếp nhận các thông tin từ máy chủ.
383801 Card mạng là gì?
1) Là một thiết bị để phát tín hiệu sóng radio (Wi-Fi).
2) Là một thiết bị kết nối với máy tính bằng dây cáp mạng.
3) Là một bộ phần phần cứng lắp đặt bên trong máy tính để máy tính kết nối với mạng diện rộng.
4) Là một bộ phận phần cứng được lắp đặt bên trong máy tính để máy tính kết nối vào một mạng cục bộ.
404001 Internet ra đời từ mạng nào?
1) Mạng DecNET.
2) Mạng ARPANET.
3) Mạng DigitalNET.
4) Mạng NFSNET.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tracnghiemthdc_0735.doc