Tổng quan về thuế xuất nhập khẩu

Thuế ra đời tồn tại và phát triển là một tất yếu khách quan, nó gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước.Trong chế độ phong kiến phân quyền ý niệm về thuế rất đơn giản chỉ mang tính tượng trưng, nhưng trong chế độ phong kiến tập quyền thuế là sự đóng góp tiền bạc của dân chúng nhằm cung cấp lương bổng cho bộ máy cai trị.Khi giai cấp tư sản lên nắm chính quyền và thực hiện mô hình Nhà nước không can thiệp vào kinh tế, thuế chỉ đóng vai trò huy động nguồn lực tài chính tối thiểu để nuôi sống bộ máy Nhà nước và đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho quốc phòng an ninh.

ppt15 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan về thuế xuất nhập khẩu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN VỀ THUẾ 1 / MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ 1.1/ Một số khái niệm và đặc trưng cơ bản của thuế; 1.2/ Bản chất của thuế 1.3 / Chức năng của thuế 1.3.1 / Chức năng phân phối và phân phối lại 1.3.2 / Chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế 1.4/ Các sắc thuế ở nước ta hiện nay 1.4.1/ Nhóm thuế gián thu bao gồm: 1.4.2/ Nhóm thuế trực thu: Một số khái niệm và đặc trưng cơ bản của thuế; Thuế ra đời tồn tại và phát triển là một tất yếu khách quan, nó gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Trong chế độ phong kiến phân quyền ý niệm về thuế rất đơn giản chỉ mang tính tượng trưng, nhưng trong chế độ phong kiến tập quyền thuế là sự đóng góp tiền bạc của dân chúng nhằm cung cấp lương bổng cho bộ máy cai trị. Khi giai cấp tư sản lên nắm chính quyền và thực hiện mô hình Nhà nước không can thiệp vào kinh tế, thuế chỉ đóng vai trò huy động nguồn lực tài chính tối thiểu để nuôi sống bộ máy Nhà nước và đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho quốc phòng an ninh. Sau khủng hỏang kinh tế 1929 – 1933 mô hình này không đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội do đó mô hình kinh tế mới ra đời, đó là nền kinh tế thị trường có sự can thiệp của Nhà nước, Thuế được Nhà nước Tư bản sử dụng như là công cụ sắc bén để điều tiết nền kinh tế C. Mác định nghĩa về thuế như sau: “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy Nhà nước, là thủ đọan giản tiện cho kho bạc thu tiền” (22, tr. 493), luận bàn về thuế Ph. Ăng ghen viết “Đặc trưng thứ hai của Nhà nước là sự thiết lập một trật tự công cộng… Để duy trì quyền lực công cộng đó cần có sự đóng góp của công dân, của Nhà nước, đó là thuế má…” (23, tr.262). Lênin lại cho rằng “Thuế là cái Nhà nước thu của dân mà không bù lại …” (21, tr.177) . Ở nước ta có một số khái niệm về thuế như sau: “Thuế là một phần thu nhập mà mỗi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo luật định để đáp ứng yêu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước; người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại” “ Thuế là khỏan nộp mang tính chất bắt buộc, được Nhà nước quy định thành Luật để mọi thành viên trong xã hội phải thực hiện trong từng thời kỳ nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của ngân sách Nhà nước”. Theo Từ điển Tiếng Việt “ Thuế là một khỏan tiền hay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh tùy theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp….buộc phải nộp cho Nhà nước theo mức quy định” Từ các khái niệm trên ta thấy thuế có 3 đặc trưng cơ bản sau: Tính cưỡng chế: Người nộp thuế phải nộp một khỏan thuế theo quy định của pháp luật. Tính không hòan lại : Thuế là một khỏan thu của Nhà nước không hòan lại trực tiếp cho người nộp. Tính ổn định: Số thuế phải nộp được giữ ổn định trong một thời gian. Bản chất của thuế Nhìn nhận từ góc độ kinh tế: Thuế có tính chất kinh tế bởi vì nó được xây dựng dựa trên cơ sở giá trị hàng hóa, dịch vụ đã được tiêu thụ, hoặc tính trên cơ sở doanh thu của các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc tính trên cơ sở quy mô và tính chất họat động sản xuất kinh doanh . Nhìn từ góc độ pháp luật: thuế là một đạo luật do cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước ban hành. Nó thể hiện quyền lực của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính được Hiến pháp quy định. Nhìn trên giác độ chính trị - xã hội: Xét về bản chất, thuế ra đời là do sự đòi hỏi của Nhà nước. Nhà nước đại diện cho quyền lợi giai cấp thống trị xã hội, do đó bản chất của Nhà nước quyết định bản chất của thuế. Nhà nước mang bản chất giai cấp nào thì thuế cũng mang bản chất giai cấp đó . Chức năng của thuế Khi nói đến chức năng của thuế là nói đến công dụng vốn có của nó đối với đời sống kinh tế - xã hội, có nhiều ý kiến bàn về các chức năng của thuế: Có ý kiến cho rằng thuế có 2 chức năng : + Chức năng phân phối + Chức năng kiểm tra, giám đốc ; Hoặc có ý kiến cho rằng thuế có 4 chức năng, đó là: + Tạo lập nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. + Điều tiết vĩ mô nền kinh tế + Điều hòa thu nhập + Hướng dẫn tiêu dùng… Ở góc độ tổng quát nhất có thể nhận thấy rằng chức năng quan trọng nhất của thuế là chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập để hình thành quỹ tập trung của Nhà nước và chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế Chức năng phân phối và phân phối lại Thuế chỉ phát sinh khi có “thu nhập”. Vậy, thu nhập do đâu mà có? Xét tổng thể trong quy trình sản xuất vật chất (từ sản xuất, phân phối, trao đổi đến tiêu dùng) thì thuế tác động vào quá trình phân phối. Phân phối ở đây được hiểu là phân chia thu nhập ra cho các bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất đó là Nhà nước, tập thể và người lao động Đây là chức năng cơ bản, đặc thù nhất của thuế mà tất cả các nước đều phải sử dụng. Thông qua chức năng này của thuế, các quỹ tiền tệ của Nhà nước được hình thành và trên cơ sở đó tạo nguồn lực cho sự hoạt động và tồn tại của Nhà nước. Chính chức năng phân phối và phân phối lại của thuế đã tạo tiền đề cho Nhà nước thực hiện phân phối lại một bộ phận GDP, GNP nhằm huy động nguồn thu vào ngân sách Nhà nước . Chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế Phạm vi ảnh hưởng của thuế liên quan trực tiếp đến tổng thể nền kinh tế , liên quan trực tiếp đến SX và tiêu dùng, nó luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Sản xuất là tiền đề của tiêu dùng, tiêu dùng là mục tiêu của SX , Sản xuất - tiêu dùng được kết nối với nhau thông qua quan hệ phân phối và trao đổi. Nếu mục đích bên ngoài của SX là phục vụ tiêu dùng thi mục đích bên trong của sản xuất là thu lợi nhuận. Thuế có vị trí quan trọng trong việc hướng dẫn và khuyến khích sản xuất phát triển, góp phần điều chỉnh các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân (giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa tiền và hàng, giữa cung và cầu). Thông qua việc thu thuế, Nhà nước định hướng luồng đầu tư vào những họat động SX kinh doanh có hiệu quả, có lợi thế cạnh tranh và ngược lại. Thuế có khả năng làm thay đổi quan hệ cung - cầu hàng hoá trên thị trường, từ đó làm thay đổi cả sản xuất và tiêu dùng. Thuế góp phần đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, thông qua việc áp dụng một hệ thống thuế được thống nhất . Nhóm thuế gián thu bao gồm: Thuế Giá trị gia tăng Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Thuế tài nguyên Thuế môn bài Thuế sử dụng đất nông nghiệp Nhóm thuế trực thu bao gồm: Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao Thuế nhà đất Thuế trước bạ đối với tài sản.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptTổng quan về thuế xuất nhập khẩu.ppt
Tài liệu liên quan