Tổng quan về thừa cân béo phì

Tên đề tài : Tổng quan về thừa cân béo phì Trình bày được các nguyên nhân gây thừa cân – béo phì và các hậu quả cho cá thể và xã hội Biết các nguyên tắc điều trị thừa cân – béo phì ở người lớn và trẻ em. NỘI DUNG BÀI HỌC Thừa cân và béo phì chỉ mới xuất hiện trong một thời gian ngắn khoảng dưới 10 năm so với “bề dầy lịch sử” suy dinh dưỡng trường diễn hàng ngàn năm nay của dân tộc ta, nhưng gia tăng một cách nhanh chóng và đang trở thành một vấn đề xã hội đáng được chú ý. Những nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của trong những năm gần đây tại TP Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung cho thấy một xu hướng gia tăng béo phì rất nhanh ở tất cả các đối tượng điều tra trong xã hội, trong đó nghiêm trọng nhất là trẻ em, phụ nữ từ độ tuổi trung niên và một nhóm các đối tượng khác như doanh nhân, người làm việc văn phòng, nhân viên y tế . Số liệu điều tra của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia năm 2007 cho thấy có đến trên 16% người Việt Nam trưởng thành bị thừa cân béo phì, và khoảng 20% người Việt Nam trưởng thành bị béo bụng, tức là có những nguy cơ về sức khỏe. Béo phì gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ nặng, nhất là ở các nhóm trẻ sống ở các quận nội thành, học chương trình bán trú, những phụ nữ làm các công việc tĩnh tại hay buôn bán . ĐỊNH NGHĨA Béo phì được xác định khi sự tích lũy mỡ trong cơ thể tăng lên quá mức thông thường, có thể dẫn đến những nguy cơ về mặt sức khỏe và tinh thần, do năng lượng ăn vào nhiều hơn nhu cầu năng lượng hàng ngày liên tục trong một thời gian dài. Định nghĩa này loại bỏ tất cả các đối tượng sau ra khỏi chẩn đoán béo phì Những người có cơ bắp phát triển : vận động viên thể hình, người chơi thể thao nặng liên tục thường xuyên . Những người có tình trạng ứ nước trong cơ thể do bệnh lý hay tác dụng phụ của thuốc: dùng nội tiết tố sinh dục, corticoide, phù do bệnh thận, bệnh tim . Tình trạng gia tăng khối xương do các nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý: xương to do di truyền, các tích tụ trong xương bất thường Một số tình trạng tích nước và tăng cân khác: Mang thai, u bướu khổng lồ . Đồng thời, có những trường hợp cân nặng cơ thể không cao nhưng vẫn được chẩn đoán là béo phì do khối mỡ trong cơ thể tăng nhiều hơn so với tỉ lệ cơ thể của các khối khác : xương, cơ, nước. Cũng theo định nghĩa, béo phì không thể xuất hiện trong một thời gian ngắn. Thời gian thông thường để một cơ thể bình thường đạt đến cân nặng được chẩn đoán là béo phì tối thiểu vào khoảng 1 năm. SINH LÝ BỆNH Béo phì là do sự phát triển quá mức của mô mỡ, là tập hợp của các tế bào mỡ ở dưới da, cạnh các phủ tạng. Các tế bào mỡ trong mô mỡ tăng dự trữ mỡ theo hai cách : Gia tăng kích thước tế bào mỡ. Gia tăng số lượng tế bào mỡ. Trong giai đoạn đầu, sự tích lũy mỡ trong mô mỡ chủ yếu là gia tăng kích thước tế bào, do đó chế độ can thiệp phù hợp trong giai đoạn này có thể giúp cân nặng giảm nhanh và ổn định lâu dài. Béo phì càng kéo dài, bên cạnh sự gia tăng kích thước tế bào sẽ có hiện tượng tăng phân bào để thành lập các tế bào mỡ mới. Khi béo phì đã đến giai đoạn này, các can thiệp có thể gíup giảm cân nặng trong giai đoạn đầu, chủ yếu là do hiện tượng giảm kích thước tế bào mỡ, nhưng trong giai đoạn tiếp theo cân nặng thường giảm chậm và rất khó duy trì cân nặng lâu dài, do số lượng tế bào mỡ thường rất khó giảm. Bên cạnh các tế bào mỡ tập trung thành mô mỡ, trong các trường hợp béo phì nặng cũng có kèm theo hiện tượng gia tăng lượng lipid tự do trong tuần hoàn máu và sự hiện diện của tế bào mỡ trong các mô của cơ quan. CÁC THỂ BÉO PHÌ VÀ TIÊN LƯỢNG Béo phì trung tâm : Mô mỡ tập trung chủ yếu ở vùng bụng, thường gặp ở nam giới, nguy cơ với sức khoẻ thường cao do mỡ tập trung ở phủ tạng nhiều Béo phì vùng

doc12 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2937 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan về thừa cân béo phì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN VỀ THỪA CÂN - BÉO PHÌ Đào Thị Yến Phi * ĐỐI TƯỢNG Sinh viên năm thứ 4 - Khoa Sinh Học - Đại Học Khoa Học Tự Nhiên MỤC TIÊU BÀI HỌC Biết được tình hình dịch tễ chung về béo phì tại Việt nam và TP. Hồ Chí Minh Nắm vững định nghĩa thừa cân - béo phì và Đánh giá được thừa cân – béo phì ở người lớn và trẻ em. Biết các đối tượng có nguy cơ cao về béo phì Trình bày được các nguyên nhân gây thừa cân – béo phì và các hậu quả cho cá thể và xã hội Biết các nguyên tắc điều trị thừa cân – béo phì ở người lớn và trẻ em. NỘI DUNG BÀI HỌC Thừa cân và béo phì chỉ mới xuất hiện trong một thời gian ngắn khoảng dưới 10 năm so với “bề dầy lịch sử” suy dinh dưỡng trường diễn hàng ngàn năm nay của dân tộc ta, nhưng gia tăng một cách nhanh chóng và đang trở thành một vấn đề xã hội đáng được chú ý. Những nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của trong những năm gần đây tại TP Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung cho thấy một xu hướng gia tăng béo phì rất nhanh ở tất cả các đối tượng điều tra trong xã hội, trong đó nghiêm trọng nhất là trẻ em, phụ nữ từ độ tuổi trung niên và một nhóm các đối tượng khác như doanh nhân, người làm việc văn phòng, nhân viên y tế... Số liệu điều tra của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia năm 2007 cho thấy có đến trên 16% người Việt Nam trưởng thành bị thừa cân béo phì, và khoảng 20% người Việt Nam trưởng thành bị béo bụng, tức là có những nguy cơ về sức khỏe. Béo phì gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ nặng, nhất là ở các nhóm trẻ sống ở các quận nội thành, học chương trình bán trú, những phụ nữ làm các công việc tĩnh tại hay buôn bán... ĐỊNH NGHĨA Béo phì được xác định khi sự tích lũy mỡ trong cơ thể tăng lên quá mức thông thường, có thể dẫn đến những nguy cơ về mặt sức khỏe và tinh thần, do năng lượng ăn vào nhiều hơn nhu cầu năng lượng hàng ngày liên tục trong một thời gian dài. Định nghĩa này loại bỏ tất cả các đối tượng sau ra khỏi chẩn đoán béo phì Những người có cơ bắp phát triển : vận động viên thể hình, người chơi thể thao nặng liên tục thường xuyên... Những người có tình trạng ứ nước trong cơ thể do bệnh lý hay tác dụng phụ của thuốc: dùng nội tiết tố sinh dục, corticoide, phù do bệnh thận, bệnh tim... Tình trạng gia tăng khối xương do các nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý: xương to do di truyền, các tích tụ trong xương bất thường Một số tình trạng tích nước và tăng cân khác: Mang thai, u bướu khổng lồ... * ThS. BS – Chủ Nhiệm Bộ Môn Dinh Dưỡng & ATTP – Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Đồng thời, có những trường hợp cân nặng cơ thể không cao nhưng vẫn được chẩn đoán là béo phì do khối mỡ trong cơ thể tăng nhiều hơn so với tỉ lệ cơ thể của các khối khác : xương, cơ, nước. Cũng theo định nghĩa, béo phì không thể xuất hiện trong một thời gian ngắn. Thời gian thông thường để một cơ thể bình thường đạt đến cân nặng được chẩn đoán là béo phì tối thiểu vào khoảng 1 năm. SINH LÝ BỆNH Béo phì là do sự phát triển quá mức của mô mỡ, là tập hợp của các tế bào mỡ ở dưới da, cạnh các phủ tạng. Các tế bào mỡ trong mô mỡ tăng dự trữ mỡ theo hai cách : Gia tăng kích thước tế bào mỡ. Gia tăng số lượng tế bào mỡ. Trong giai đoạn đầu, sự tích lũy mỡ trong mô mỡ chủ yếu là gia tăng kích thước tế bào, do đó chế độ can thiệp phù hợp trong giai đoạn này có thể giúp cân nặng giảm nhanh và ổn định lâu dài. Béo phì càng kéo dài, bên cạnh sự gia tăng kích thước tế bào sẽ có hiện tượng tăng phân bào để thành lập các tế bào mỡ mới. Khi béo phì đã đến giai đoạn này, các can thiệp có thể gíup giảm cân nặng trong giai đoạn đầu, chủ yếu là do hiện tượng giảm kích thước tế bào mỡ, nhưng trong giai đoạn tiếp theo cân nặng thường giảm chậm và rất khó duy trì cân nặng lâu dài, do số lượng tế bào mỡ thường rất khó giảm. Bên cạnh các tế bào mỡ tập trung thành mô mỡ, trong các trường hợp béo phì nặng cũng có kèm theo hiện tượng gia tăng lượng lipid tự do trong tuần hoàn máu và sự hiện diện của tế bào mỡ trong các mô của cơ quan. CÁC THỂ BÉO PHÌ VÀ TIÊN LƯỢNG Béo phì trung tâm : Mô mỡ tập trung chủ yếu ở vùng bụng, thường gặp ở nam giới, nguy cơ với sức khoẻ thường cao do mỡ tập trung ở phủ tạng nhiều Béo phì vùng thấp : Mô mỡ tập trung ở bụng dưới và đùi, thường gặp ở nữ giới. Nguy cơ với sức khoẻ tương đối ít hơn so với béo phì trung tâm Béo phì ngoại biên : Mô mỡ tập trung ở các vùng ngoại biên như tay chân, nách, ngực... thường gặp ở trẻ em, nguy cơ với sức khoẻ không nhiều và có thể phục hồi nếu can thiệp đúng cách Tụ mỡ bất thường : thường gặp trong bệnh lý tuyến nội tiết, hoặc tai biến do dùng nội tiết tố. Mô mỡ tập trung bất thường ở vùng gáy, cổ... làm hình dáng mất cân đối. Tiên lượng thường xấu. XÁC ĐỊNH BÉO PHÌ VÀ ĐÁNH GIÁ BÉO PHÌ Đánh giá tình trạng béo phì là một bước quan trọng trong việc quyết định chế độ can thiệp đối với bất kỳ bệnh nhân nào. Hiện vẫn còn nhiều bàn cãi về phương pháp đánh giá béo phì, nhất là ở trẻ em, do cơ thể trẻ phát triển và thay đổi thường xuyên, việc tăng cân là hiện tượng sinh lý cần được tôn trọng, sự tích lũy mỡ trong cơ thể thay đổi nhiều theo độ tuổi. Sự tích lũy mỡ trong suốt đời người thường tập trung vào 3 giai đoạn chính : năm đầu sau sinh tiền dậy thì và dậy thì. sau tuổi trung niên Sự tích lũy mỡ trong 2 giai đoạn đầu thường có giá trị quan trọng đối với việc phát triển chiều cao và quyết định tầm vóc của một người. Giai đoạn tích lũy mỡ thứ ba, ngoại trừ trường hợp tích lũy mỡ ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai và cho con bú, thường không cần thiết, thậm chí còn là nguyên nhân của những rối loạn và bệnh lý liên quan đến thừa dinh dưỡng như cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn chuyển hoá lipid... . Tùy theo điều kiện và mục đích trong việc đánh giá béo phì, có thể sử dụng các phương pháp khác nhau như sau : - Nhìn : Béo phì có thể đuợc nhìn thấy bằng mắt thường. Đó là những người có khuôn mặt tròn, má phính sệ, cắm có ngấn mỡ lấp mất cổ, bụng phệ có nhiều ngấn mỡ dày, ngực, nách, đùi, bẹn... có nhiều ngấn mỡ. Bệnh nhân hay đổ mồ hôi khi vận động... Tuy nhiên khi nhìn thấy các biểu hiện trên thường bệnh nhân đã béo phì ở mức độ nặng, việc phục hồi trong giai đoạn này thường khó khăn hơn nhiều lần so với các giai đoạn sớm - Biểu đồ tăng trưởng : Là phương pháp đơn giản nhất để ước lượng béo phì ở trẻ em, có thể áp dụng cho bà mẹ ngay tại gia đình để theo dõi sự phát triển thường xuyên của trẻ. Tuy nhiên đường biểu diễn theo biểu đồ là đường biểu diễn cân nặng so với tuổi nên không thể dùng để đánh giá hay xác nhận tình trạng béo phì của trẻ, vì trẻ có thể nặng cân hơn so với độ tuổi của mình tuy nhiên cân nặng đó lại phù hợp với chiều cao của trẻ do chiều cao cũng phát triển tốt hơn so với tuổi. Vì vậy biểu đồ tăng trưởng cũng chỉ dùng gợi ý nguy cơ béo phì ở trẻ nếu đường biểu diễn cân nặng đi dốc lên quá nhanh. - Cân nặng theo chiều cao : Dành cho trẻ em dưới tuổi thành niên, được so sánh với quần thể NCHS của Mỹ hoặc WHO 2005. Đây là phương pháp được sử dụng hiện nay trong điều tra tỉ lệ béo phì ở trẻ em cũng như đánh giá tình trạng dinh dưỡng để đưa ra phương hướng điều trị cá thể. Trẻ được đánh giá là béo phì khi: CN/CC > +2SD Z-Score CN/CC > 1 - So sánh với cân nặng chuẩn: (Mỹ) 100 - 120% cân nặng chuẩn: thừa cân (overweight) 120 - 150% : béo phì (obesity) > 150% : quá béo phì (supperobesity) - BMI : Thường được dùng để đánh giá béo phì ở người lớn. Ở trẻ em chỉ áp dụng cho các trường hợp trẻ cao trên 137cm (ở nữ) và trên 145cm (ở nam) cân nặng (kg) BMI = ----------------------- Chiều cao2 (m) Chỉ số BMI ở trẻ em được đánh giá theo độ tuổi của trẻ. Trẻ béo phì khi chỉ số BMI theo tuổi này lớn hơn 95 percentile Đối với trẻ trên 18 tuổi và người lớn có thể sử dụng bảng đánh giá BMI như sau. Bình thường: 18,5 - 23 Suy dinh dưỡng: <18,5 Thừa cân: 23-24,9 Béo phì độ 1: 25 - 29,9 Béo phì độ 2: 30 - 40 Béo phì độ 3: >40 - Các phương pháp đánh giá tỉ lệ mỡ : Là phương pháp quan trọng nhất để xác định tình trạng béo phì và quyết định chế độ điều trị. Đo tỉ lệ mỡ bằng cân đo mỡ, đo các nếp gấp da, cân trong nước... . Phương pháp này chưa thông dụng tại Việt Nam, thường ít có giá trị ở trẻ em. Giới hạn tỉ lệ mỡ dùng chẩn đoán tình trạng béo phì thay đổi tuỳ theo độ tuổi, giới tính... Trung bình ở nam giới từ tuổi trung niên là 25 và nữ giới là 30. Tuổi (năm) Tỉ lệ mỡ cơ thể (%) Nam Nữ <15 thay đổi 15-30 < 22 < 27 >30 < 25 < 30 - Tỉ lệ eo/mông Thường áp dụng cho người lớn trên 18 tuổi, hữu hiệu để đánh giá các thể báo phì có nguy cơ với sức khoẻ. Giới hạn tỉ lệ eo/mông để đánh giá béo phì có nguy cơ với sức khoẻ là 0,85 ở nữ và 0,95 ở nam. - Đo vòng bụng tuyệt đối Số đo vòng bụng tuyệt đối cũng có giá trị ước lượng nguy cơ của béo phì với sức khoẻ. Giới hạn đánh giá của số đo này là 80 ở nữ và 90 ở nam. NGUYÊN NHÂN CỦA BÉO PHÌ : Trên 90% trường hợp béo phì là do yếu tố ngoại sinh, tức là do ăn uống, chế độ vận động, sinh hoạt, chỉ có không đến 10% là do di truyền và bệnh lý, thường gặp trong các bệnh lý về gen, nội tiết có thể nguyên phát hay thứ phát. Béo phì xảy ra khi năng lượng cung cấp cho cơ thể vượt lên trên nhu cầu cần thiết trong một thời gian dài, có thể do ăn quá nhiều hoặc giảm nhu cầu do giảm hoạt động thể lực hoặc cả hai xảy ra cùng lúc. YẾU TỐ THUẬN LỢI CỦA BÉO PHÌ : Ít hoạt động thể lực Có thói quen sử dụng các loại thức ăn có năng lượng cao. Sống tại các đô thị Trẻ có cha mẹ mập phì. Các cộng đồng có sự thay đổi đột ngột về chế độ ăn. Tuổi trung niên Phụ nữ sau sinh đặc biệt không cho con bú sữa mẹ NHỮNG NGUY CƠ CỦA NGƯỜI BỊ BÉO PHÌ : * Về thể chất : Tăng các nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lý mạch vành, sỏi thận, sỏi mật, rối loạn chuyển hoá lipid, các bệnh lý về xương như viêm khớp, cột sống, các biến dạng ở chân, bệnh lý da nhiễm trùng.. Do sự gia tăng các nguy cơ bệnh lý cộng với các yếu tố xã hội, người bị béo phì trung bình sẽ giảm 6-10 năm tuổi thọ. * Về tâm lý : Trẻ béo phì thường bị bạn bè cùng trang lứa trêu chọc, trở nên dễ tự ti, cô độc thậm chí có hiện tượng thoái lùi về tâm lý, coi thường bản thân mình và thường các tổn thương tâm lý này kéo dài đến khi trẻ trưởng thành. Ở người lớn, các rối loạn tâm lý thường gặp là tự ti, khó hay không hoà nhập cộng đồng, có tư tưởng nổi loạn và có ý định tự tử. * Các nguy cơ về mặt xã hội : Người béo phì thường thụ động, ít hoạt động, suy nghĩ và làm việc chậm chạp, cộng thêm tâm lý tự ti, không thích tham gia vào tập thể … nên thường thất bại trong mọi công việc từ học tập, khám phá, vui chơi… cho đến khi lớn trẻ không thể thành đạt được trong học tập cũng như trong công việc. Xã hội cũng thường nhìn những người béo phì với sự kỳ thị, không thiện cảm. Người béo phì khó tìm được việc làm tốt, gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình cảm. ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ : Điều trị béo phì rất đơn giản về mặt nguyên tắc, chỉ là việc giảm năng lượng ăn vào thông qua kiểm soát chế độ ăn và tăng năng lượng tiêu hao thông qua chế độ vận động thể lực phù hợp. Tất cả các phương pháp hỗ trợ khác như dùng thuốc, tâm lý liệu pháp, thay đổi hành vi... đều nhằm đạt 2 mục tiêu trên và duy trì chúng lâu dài nhất có thể. Tuy nhiên, một chương trình giảm cân trong thực tế sẽ bao gồm 4 hoạt động chính: Ăn kiêng Vận động thể lực Điều chỉnh hành vi và tâm lý liệu pháp Các biện pháp hỗ trợ (thuốc, phẫu thuật...) Đối với người lớn, quan điểm chung là béo phì nên được quan tâm theo dõi và có chiến lược can thiệp ngay từ khi có nguy cơ chứ không chờ đến béo phì thật sự vì : Can thiệp ngay từ giai đoạn chưa có sự gia tăng tế bào mỡ sẽ có kết quả tốt và duy trì lâu dài hơn Can thiệp sớm trước khi có tổn thương thực thể trên các cơ quan : Khi đã có tổn thương thực thể trên các cơ quan (tuỵ, mạch máu, gan...) do mỡ, giảm cân giúp các tổn thương này ngưng tiến triển chứ không phục hồi được các tổn thương. Phòng tránh được các bệnh lý di truyền có liên quan đến béo phì : Một số bệnh lý mang tính chất di truyền, nhưng chỉ biểu hiện thành bệnh khi có điều kiện thuận lợi là tình trạng thừa cân, béo phì. Ngăn chặn béo phì có thể làm giảm yếu tố thuận lợi thức đẩy các bệnh lý tiềm ẩn này tiến triển. Đối với những người thừa cân, béo phì có mắc các bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng và lối sống, giảm cân là một phần bắt buộc có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả điều trị chung. Đối với những người này, cần có chế độ ăn và tập luyện riêng phù hợp với tình trạng bệnh lý và thể trạng chung của bệnh nhân, được các chuyên viên theo dõi và điều chỉnh thường xuyên. Nguyên tắc xây dựng thực đơn - Phải xây dựng thực đơn dựa trên thực đơn hiện tại. Nếu đưa ra một thực đơn cứng nhắc, xa lạ với chế độ ăn hàng ngày thì việc thất bại hầu như nắm chắc trong tay vì bệnh nhân sẽ bỏ điều trị trong một thời gian rất ngắn. Cần có thực đơn 24giờ ghi lại trong 1-2 tuần liên tiếp, hỏi kỹ về thói quen ăn uống, giờ giấc, loại thức ăn… và can thiệp từ từ - Không được bỏ đói người bệnh dù là một bữa. Nhiều bữa ăn nhỏ với lượng thức ăn ít tốt hơn ăn ít lần với số lượng nhiều thức ăn. Thức ăn trong các bữa phụ có thể rất nghèo năng lượng nhưng có thể đảm bảo không để bệnh nhân đói - Cung cấp đủ nhu cầu về các protein qúy, sinh tố và khoáng chất. Trong thực đơn phải đảm bảo đủ lượng thịt cá, rau, trái cây. - Ăn nhiều buổi sáng và giảm về chiều tối. Bữa ăn cuối trong ngày cách lúc đi ngủ ít nhất 3 giờ. - Giảm các loại thức ăn cung cấp nhiều năng lượng : Như thức ăn chiên, quay, xào, thịt mỡ, da, lòng, bột, đường, nước ngọt, các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, jambon, đậu phộng chiên, kem, các thức ăn khô … - Tăng các thức ăn nghèo năng lượng để đảm bảo bữa ăn về mặt số lượng : Rau, trái cây không ngọt, dùng cá, đậu hũ thay các loại thịt, tăng khoai, củ thay các loại bột giàu năng lượng. - Sữa là một loại thực phẩm rất tốt cho người cần giảm cân. Vì bệnh nhân vẫn cần các đạm qúy và khoáng chất trong sữa để phát triển chiều cao ở trẻ em và bảo vệ bộ xương ở người lớn. Nên chọn dùng loại sữa không béo để giảm bớt năng lượng từ chất béo mà vẫn đảm bảo các thành phần dinh dưỡng quý khác. - Không nhịn uống nước trong khi đang thực hiện chế độ ăn và vận động để giảm cân. Nước hoàn toàn không có năng lượng nên không thể làm tăng cân, ngược lại, cơ thể cần có nước làm môi trường thuận lợi cho các phản ứng phân huỷ chất mỡ dự trữ để tạo năng lượng. Vận động thể lực Tập luyện nhằm mục đích tiêu hao năng lượng dự trữ dưới dạng mô mỡ, làm tăng khối cơ bắp và khối xương qua đó làm giảm các vùng lỏng lẻo của cơ thể, hạn chế khu vực phát triển của các tế bào mỡ. Chọn lựa cách vận động phải phù hợp với tình trạng sức khoẻ, nhu cầu, ý thích và các điều khác như điều kiện kinh tế, thời gian làm việc... của từng người để đảm bảo chế độ vận động được thực hiện đúng theo yêu cầu và duy trì lâu dài. Các hình thức vận động có thể áp dụng Vận động mạnh : Tức là các vận động gắng sức nhiều như khi chơi thể thao hay làm các công việc nặng nhọc như khiêng, xách, đẩy, kéo vật nặng... Năng lượng tiêu hao khoảng 400kcalo/ giờ (tối đa 600kcalo/giờ) Vận động vừa : Các vận động phải gắng sức ít như tập thể dục, đi bộ nhanh, chơi các trò chơi vận động,... Năng lượng tiêu hao khoảng 300kcalo/ giờ. Van động nhẹ : là các vận động không cần gắng sức như lau nhà, quét sân, đi bộ chậm... Năng lượng tiêu hao khoảng 200kcalo/ giờ Vận động rất nhẹ: nằm ngồi một chỗ, đọc sách báo, xem TV, làm việc tại bàn giấy, làm việc trên máy vi tính... Năng lượng tiêu hao khoảng 100-120kcalo/ giờ Các vấn đề cần lưu ý về vận động để giảm cân Khám tổng quát trước khi quyết định tham gia bất kỳ một hình thức vận động nào. Khi vận động, tập luyện, cơ thể luôn phải gia tăng công suất làm việc của rất nhiều hệ cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh, nội tiết, cơ xương khớp... Xác định tình trạng sức khoẻ của bản thân giúp mỗi người tìm được loại hình tập luyện phù hợp nhất với nhu cầu và khả năng của mình đồng thời phòng ngừa được các nguy cơ tai biến do vận động quá khả năng của cơ thể. Theo dõi cân nặng hàng tuần : Nên cân vào một giờ nhất định trong ngày vì trọng lượng cơ thể chênh lệch có khi gần 1kg giữa buổi sáng và buổi tối. Tập từ ít đến nhiều, từ nhẹ đến nặng : Ví dụ ngày đầu chỉ chạy bộ 2 vòng sân. đến khi đã quen tăng lên 3 vòng, rồi 4 vòng..., thời gian tạm nghỉ giữa các lần vận động ngày càng ít đi.... Trong một buổi tập nên tập với cường độ tăng dần vào đầu buổi và giảm dần vào cuối buổi để các hệ cơ quan trong cơ thể quen dần với sự thay đổi cường độ hoạt động. Không hạn chế uống nước khi tập. Hạn chế uống nước thường gây cảm giác giảm cân ảo do mất nước nhưng rất nguy hiểm vì sẽ làm xáo trộn cân bằng sinh lý của cơ thể, ảnh hưởng đến hoạt động của tất cả hệ cơ quan trong cơ thể Ngoài tập luyện luôn luôn phải chú ý đến hoạt động vận động trong đời thừơng. Thông thường mỗi lần tập năng lượng tiêu hao tối thiểu phải đạt là 300kcalo mới có thể đạt hiệu quả giảm cân. Nói chung nên tập đến khi thở nhanh, vã mồ hôi nhiều, tim đập nhanh. Mỗi tuần nên tập tối thiểu 3-4 lần . Tập dưới 3 lần mỗi tuần thường không mang lại hiệu quả tiêu bớt mỡ thừa, ngược lại chỉ có tác dụng kích thích tiêu hoá, ăn uống ngon miệng hơn Thời gian tập mỗi lần phù hợp với loại hình tập, cường độ tập và tình trạng sức khoẻ : Các loại hình tập nhẹ với cường độ không cao thường phải tập với thời gian dài hơn và ngược lại. Thay đổi hành vi và tâm lý liệu pháp Phát triển ở các nước tiên tiến nhưng hiện vẫn chưa thành hệ thống tại Việt Nam. Nguyên tắc là giúp bệnh nhân thay đổi các quan điểm và thói quen có liên quan đến ăn uống và vận động, tập luyện thói quen mới, điều trị các bệnh lý tâm lý dẫn đến tình trạng háu ăn. Các biện pháp hỗ trợ khác Thuốc giảm cân: Chỉ nên dùng với sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Cho đến nay, chỉ có hai loại thuốc dùng với mục đích giảm cân được Tổ chức Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo sử dụng lâu dài là Sibutramin và Orlistat (Xenical), trong đó Sibutramin có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương làm tăng cảm giác no gây ăn ít đi, và Orlistat có tác dụng tại chỗ trong đường tiêu hoá làm mỡ trong thức ăn không được hấp thu và thải ra ngoài. Hút mỡ: áp dụng với những trường hợp mỡ thừa đã tích luỹ nhiều, kết hợp với phẫu thuật chỉnh hình khi mô dưới da lỏng lẻo và da chùng giãn. Phẫu thuật: Thu nhỏ dạ dày, đặt bóng dạ dày... ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ Ở TRẺ EM Tùy theo quốc gia, độ tuổi được phép chẩn đoán và can thiệp điều trị béo phì ở trẻ em thay đổi khác nhau, nhưng ở trẻ em đều tựu trung ở một quan điểm chung là can thiệp nhẹ nhàng, lâu dài, lợi dụng sự phát triển tự nhiên của trẻ trong điều trị béo phì. Đây là một công việc kéo dài đòi hỏi nhiều thời gian và nghị lực của bản thân trẻ cũng như sự giúp đỡ tận tình của gia đình và bè bạn xung quanh, ngoài sự trợ giúp của các chuyên gia dinh dưỡng. Khi quyết định tiến hành can thiệp điều trị béo phì ở trẻ em cần lưu ý đến một số điểm đặc thù so với điều trị béo phì ở người lớn như sau: Về mặt sinh lý, cơ thể trẻ là cơ thể đang phát triển nên vẫn cần đến các chất dinh dưỡng cần thiết để đáp ứng cho nhu cầu gia tăng chiều cao và hoàn thiện các cơ quan chức năng trong cơ thể. Các can thiệp thô bạo trên chế độ ăn của trẻ làm cắt hẳn nguồn dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển này có thể gây ảnh hưởng đến tầm vóc và cả sự hoàn thiện các hệ cơ quan của trẻ. Về mặt nhận thức, trẻ em thường không đánh giá được các nguy cơ của béo phì như người lớn và đối với những trẻ có “tâm hồn ăn uống” thường bản năng thèm ăn có thể làm trẻ không tuân thủ chế độ điều trị, ăn vụng, đòi ăn, đòi bú, ăn bù, giấu diếm thức ăn để dành ăn dần... Về mặt tâm lý, trẻ em thường nhạy cảm, tin vào những lời nói và nhận định của những người xung quanh, ngộ nhận thái độ nghiêm cấm ăn uống hay những lời đùa giỡn của người lớn về tình trạng béo phì của mình, đồng thời tâm thần kinh còn trong giai đoạn phát triển nên các tổn thương về mặt tâm lý thường nghiêm trọng và kéo dài hơn ở người lớn. Trẻ có khuynh hướng tự tìm ra các phương pháp đối phó lại với các lời nói, hành vi chế giễu của mọi người xung quanh. Vì vậy khi tiếp cận trẻ béo phì, nên chú ý xác định các thái độ tiếp xúc đối với trẻ cũng như xác định các vấn đề cần thực hiện trong quá trình can thiệp. Cần chú ý tránh cả 2 thái độ cực đoan sau đây đối với béo phì ở trẻ em : Thái độ coi thường, không quan tâm đến béo phì, tiếp tục khuyến khích trẻ ăn uống . Một số quan niệm trước đây cho rằng trẻ nhỏ nên mập mạp, có ngấn, sổ sữa mới mát da mát thịt, dễ nuôi, khoẻ mạnh, ít bệnh hoạn... hoặc một số quan niệm cho rằng nên nuôi trẻ thật mập mạp để phòng xa những lúc trẻ bệnh, bỏ ăn, hay khi trẻ đi nhà trẻ, mẫu giáo có thể không tăng cân đủ. Thật ra, tất cả các nguy cơ về sức khoẻ như rối loạn chuyển hoá lipid, rối loạn chuyển hoá đường, tăng huyết áp, thoái hoá mỡ gan... đều xuất hiện ngay từ khi trẻ béo phì dù ở độ tuổi nhỏ thế nào. Béo phì xuất hiện từ nhỏ thường khó chữa trị hơn, thường nặng nề hơn và có đến 20-30% trẻ béo phì tiếp tục béo phì cho đến tuổi trưởng thành. Mặt khác, thói quen ăn uống của trẻ đã được hình thành và định hướng ngay từ những năm đầu sống trong gia đình (2 năm đầu tiên) nên sau đó trẻ sẽ có khuynh hướng duy trì thói quen ăn uống ấy trong những môi trường mới như nhà trẻ, lớp mẫu giáo... và béo phì sẽ tích lũy dần theo tuổi. Điều trị béo phì cho những người lớn có thời điểm bắt đầu béo phì ở độ tuổi càng nhỏ thì càng khó khăn, do béo phì ở độ tuổi càng nhỏ càng có khuynh huớng tăng sinh và tích lũy nhiều tế bào mỡ (tức gia tăng số lượng tế bào mỡ) trong khi ở người lớn hiện tượng béo phì chủ yếu liên quan đến hiện tựong gia tăng kích cỡ tế bào mỡ. Ngay cả khi việc điều trị béo phì thành công, các nguy cơ về sức khỏe và sự kém thích nghi tâm thần/xã hội vẫn cao hơn ở những người lớn có béo phì lúc nhỏ. Thái độ lo sợ, bắt trẻ kiêng khem quá mức và có lời nói hoặc hành vi giễu cợt về tình trạng béo phì ở trẻ : Tất cả những điều này đều gây những tác động không tốt đến trẻ. Sự kiêng khem quá mức có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của trẻ do cơ thể trẻ rất nhạy cảm với sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng dù là đa lượng hay là vi lượng. Trong thực tế cơ thể trẻ có khả năng tự điều chỉnh rất tốt, có đến 70-80% trẻ tự thon thả lại khi lớn lên, chỉ cần áp dụng một chế độ ăn trung bình và cho trẻ gia tăng vận động. Việc chế giễu trẻ, nhấn mạnh đến vóc dáng, vào mục tiêu giảm cân có thể tạo một sức ép tâm lý đối với trẻ, làm trẻ mất tự tin vào bản thân, trở nên mặc cảm, tự ti, cô độc, đối với những trẻ lớn hơn có thể có những rối lọan hành vi ăn uống như chứng háu ăn quá mức hoặc chán ăn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Một số điều phải chú ý trong quá trình điều trị cho trẻ béo phì: Hai công việc chính yếu phải thực hiện trong quá trình điều trị béo phì ở trẻ không có gì khác so với phác đồ điều trị béo phì chung, tức là vẫn phải giảm năng lượng ăn vào thông qua chế độ ăn phù hợp và gia tăng năng luợng tiêu thụ thông qua việc gia tăng họat động thể lực. Tuy nhiên ở trẻ em cần lưu ý đến một số chi tiết sau : Về chế độ ăn của trẻ : Việc xây dựng một chế độ ăn cho trẻ là cần thiết tuy nhiên không phải nhằm mục đích cắt giảm số năng lượng được cung cấp đến mức tối đa để đạt mục tiêu giảm cân trong điều trị béo phì, vì một nguyên tắc quan trọng trong điều trị béo phì ở trẻ em là không đặt mục tiêu giảm cân mà chỉ làm giảm tốc độ tăng cân. Thực chất là trẻ vẫn ăn chế độ phù hợp với nhu cầu sinh lý của mình hoặc chỉ phải giảm chút ít, đặc biệt vẫn phải đảm bảo nhu cầu đạm và canxi cho trẻ (sữa, thịt, trứng, đậu đỗ…). Những thức ăn cần cắt giảm là những thức ăn quá giàu năng lượng (thưc ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên quay, thức ăn ngọt...), những thức ăn cung cấp calori rỗng (bánh, kẹo, nước giải khát nhiều đường...), những bữa ăn vặt với những thức ăn không cần thiết… Cũng cần lưu ý là thông qua việc quản lý chế độ ăn của trẻ chúng ta có thể tập cho trẻ những thói quen ăn uống tốt, nền tảng của việc duy trì sức khỏe trong suốt đời người. Điều này có ý nghĩa nhiều hơn là việc áp đặt chế độ ăn cho trẻ nhằm giảm cân. Các chi tiết cụ thể cần lưu ý trong chế độ ăn là : Duy trì cho trẻ uống sữa hàng ngày. Từ 2 tuổi trở lên có thể đổi sữa béo qua sữa không béo. Cho trẻ ăn thịt nạc, các món ăn nên chế biến dưới dạng luộc, hấp, nướng, tránh chiên xào. Cho trẻ ăn chung với gia đình, tránh làm thức ăn riêng biệt cho trẻ tạo cho trẻ có cảm giác bị phân biệt, bị cô lập, khi lấy thức ăn cho trẻ nên khéo léo bớt nước váng béo, thịt mỡ, cắt bánh ít kem... Tập cho trẻ ăn được nhiều rau, các bữa ăn vặt dùng trái cây thay cho bánh kẹo, nước ngọt Chuẩn bị sẵn cho trẻ các bữa ăn nhỏ bằng các loại thức ăn ít năng lượng như trái cây, sữa không béo, khoai, bắp... tránh để trẻ quá đói ăn nhiều vào một bữa dễ dẫn đến tích lũy mỡ. Chú trọng bữa ăn sáng, giảm ăn về chiều tối Về chế độ hoạt động thể lực của trẻ: Đối với trẻ em việc vận động trẻ tập thể dục thể thao với mục tiêu điều trị béo phì thường ít được trẻ tuân thủ hơn là khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi vận động hoặc gia tăng hoạt động thường ngày. Cách tốt nhất là phối hợp nhiều biện pháp khác nhau để giúp trẻ có một lối sống năng động, nhanh nhẹn, hoạt bát. Hạn chế giờ trẻ thụ động nằm, ngồi, như xem TV, chơi game dưới 1 giờ mỗi ngày, không cho trẻ ngồi lâu một chỗ Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi vận động như trốn tìm, chuyền bóng... Nếu đuợc giúp trẻ lực chọn môn thể thao mà trẻ ưa thích nhất và tạo điều kiện để trẻ theo đuổi việc tập luyện. Tập cho trẻ làm một số công việc ở nhà, ở lớp phụ gia đình hay phụ cô giáo : dọn dẹp đồ chơi, tưới cây, quét nhà, dọn bàn ăn... Cho trẻ đi bộ bất cứ lúc nào, nơi nào có thể : lên xuống cầu thang, đi bộ đến lớp, đi bộ trong công viên... Phối hợp Gia đình – Nhà trường – Hệ thống chăm sóc sức khỏe : Trong thực tế trẻ sống cùng một lúc ở 3 môi trường là gia đình, trường học và trong xã hội. Một điều chính yếu là trẻ em không tự quyết định được chế độ ăn và hoạt động của mình mà phải phụ thuộc vào định hướng và hành vi can thiệp của cả 3 môi trường trên vì vậy để việc điều trị béo phì có hiệu quả cũng như duy trì được hậu quả đó lâu dài cần thiết phải có sự phối hợp đồng bộ của cả 3 thành phần trên. Gia đình : Trẻ chịu ảnh hưởng cách ăn uống và lối sống chủ yếu từ gia đình. Gia đình cũng là nơi cung cấp cho trẻ 50-60% khẩu phần hàng ngày. Nhà trường : Là nơi có điều kiện tổ chức các hình thức vận động, thể dục thể thao cho trẻ. Nhà trường cũng là nơi cung cấp gần một nửa khẩu phần thực ăn hàng ngày cho trẻ. Bếp ăn tập thể tại trường có thể tổ chức việc ăn uống phù hợp với nhu cầu sinh lý của trẻ. Bên cạnh đó, nhà trường là nơi có uy tín nhất đối với trẻ trong việc dạy cho trẻ các hành vi ăn uống và lối sống lành mạnh một cách có hệ thống, có chương trình cụ thể với các thông tin có tính chính xác cao và được cập nhất tốt nhất. Hệ thống chăm sóc sức khỏe : Cụ thể là các cơ sở khám và điều trị bệnh lý về dinh dưỡng, trong đó có béo phì trẻ em. Đây là nơi tư vấn cho gia đình và nhà trường các vấn đề về chuyên môn kỳ thuật như đánh giá tình trạng béo phì, đưa ra các khuyến cáo về cách ăn uống và lối sống phù hợp, cũng như quyết định các vấn đề khác về mặt chuyên môn như dùng thuốc, điều trị nội trú, phẫu thuật... Tổ chức Y tế Thế Giới khuyến cáo 3 nguy cơ có thể gặp khi tiếp cận với trẻ em béo phì là : Thiếu dinh dưỡng Rối loạn hành vi ăn uống Cô lập Trong thời gian sắp tới, theo xu hướng chung của sự phát triển xã hội, béo phì nhất là béo phì ở trẻ em vẫn là vấn đề sức khoẻ cộng đồng nghiêm trọng và ngày càng gia tăng một cách tất yếu. Việc phòng ngừa và điều trị béo phì cần đựợc sự quan tâm và đầu tư đúng mức của các cơ quan hữu trách và sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội, đòi hỏi đạt được mục tiêu là làm giảm sự gia tăng của béo phì cùng với các yếu tố nguy cơ đồng thời phải an toàn cho trẻ cả về mặt sức khoẻ lẫn tinh thần. MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĂN GIẢM CÂN THÔNG DỤNG Chế độ ăn năng lượng rất thấp (Very Low Calorie Energy Diet) Một chương trình VLCD điển hình kéo dài 12-16 tuần và thay thế hoàn toàn các thức ăn bình thường bằng thức ăn công thức ở dạng dung dịch lỏng để chỉ cung cấp cho cơ thể <800kcalo/ ngày. Sau giai đoạn này, bệnh nhân sẽ tập ăn dần thức ăn đặc lại từ từ. Các dung dịch công thức thường rất giàu Protein có giá trị sinh học cao, và được bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng cần thiết Hiệu quả : Giảm cân rất tốt có thể 20kg sau chương trình. Áp dụng trong các trường hợp béo phì nặng cần giảm cân nhanh. Nhược điểm: chỉ áp dụng đuợc trong các trung tâm điều trị nội trú, và chưa chứng minh được hiệu quả lâu dài. Tai biến nhiều nếu không được theo dõi tốt. Chi phí cho chương trình cao, không chỉ vì thực phẩm mà còn chi phí cho các chuyên viên, trang thiết bị, xét nghiệm theo dõi... Bữa ăn thay thế Thay một số các bữa ăn trong ngày bằng các dung dịch công thức Hiệu quả : Giảm cân tốt trong điều trị nội trú. Điều trị ngoại trú kết quả tuỳ thuộc vào sự hợp tác của bệnh nhân. Bảo đảm được công việc và chất lượng sống của bệnh nhân trong thời gian điều trị. Nhuợc điểm : Có thể không kiểm soát được năng lượng thu vào do bệnh nhân ăn thêm ngoài chương trình. Chế độ ăn Atkins (Dr. Atkins Diet) : Là chế độ ăn giảm cân được nhiều người Mỹ áp dụng nhất hiện nay vì phù hợp với tập quán ăn uống tại Mỹ Thời gian đầu, chế độ ăn Atkins loại bỏ hoàn toàn chất đường, tăng chất đạm và duy trì chất béo, vitamin và khoáng chất. Các thức ăn được khuyến cáo trong chế độ ăn này là thịt, cá, đậu hạt các loại, rau xanh, và chất béo tốt bao gồm dầu, mỡ cá, các loại hạt có dầu như hạt dẻ, đậu phộng. Các loại nước trái cây cần hạn chế tối đa. Về sau, với những nghiên cứu mới, BS Arkins khuyến cáo ăn thêm một phần rất nhỏ tinh bột được dưới dạng lúa mạch và gạo lức để tăng lượng chất xơ trong khẩu phần. Cơ sở lý luận: Làm giảm đường huyết liên tục, kích thích các hormone làm tăng phân giải năng lượng dự trữ, làm giảm lượng mỡ dự trữ trong cơ thể. Thiếu vắng chất đừơng trong máu sẽ làm các tế bào của cơ thể gia tăng việc sử dụng chất béo làm năng lượng. Chất béo trong thành phần thức ăn làm chậm thời gian tiêu hoá và hấp thu thức ăn nên kéo dài khoảng cách giữa các bữa ăn. Cac loại hạt có dầu cung cấp chất béo không no làm tăng HDL Cholesterol bảo vệ hệ tim mạch. Acide amin máu tăng làm giảm cảm giác đói và ngon miệng. Việc tiêu hoá chất đạm tiêu tốn nhiều năng lượng nhất so với tiêu hoá các loại chất dinh dưỡng khác. Hiệu quả : Một số nghiên cứu cho rằng chế độ ăn này giúp giảm cân tốt trong vòng 3-6 tháng, không có hiện tượng tăng triglycerid máu trong khi HDL tăng đáng kể. Nhược điểm : tất cả các nghiên cứu về hiệu quả của chế độ ăn này đều là nghiên cứu ngắn hạn, nên chưa kết luận được về hiệu quả duy trì cân nặng của nó. Những chuyên gia cũng khuyến cáo cần thận trọng theo dõi sức khoẻ thường xuyên khi theo chế độ ăn này vì các nguy cơ do tăng đạm máu, tăng lipid máu, tăng hoạt động của gan thận. Chế độ ăn giảm béo (Very Low Fat Diet) Chế độ ăn giảm chất béo đến mức tối thiểu, có khi chỉ còn 8-10% năng lượng khẩu phần, tức là lượng chất béo không nhìn thấy có trong thực phẩm. Chất đạm và chất đường duy trì ở mức bình thường. Bữa ăn được chế biến thông thường. Hiệu quả : Đạt mức giảm cân trung bình, có thể duy trì cân nặng tốt ở những người quyết tâm cao. Nhược điểm : Khó áp dụng lâu dài nếu bệnh nhân sinh hoạt trong cộng đồng. Chế độ ăn chay Bắt nguồn từ chế độ ăn mang tính chất tôn giáo. Chế độ ăn kiêng không sử dụng thực phẩm có nguồn gốc động vật. Một số truờng phái có dùng thêm sữa. Hiệu quả : Giảm cân ít và chậm do năng lượng cung cấp từ bột đường vẫn cao. Duy trì cân nặng đã giảm khá tốt. Không ảnh hưởng đến bệnh lý mãn tính khác nên có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau Nhược điểm : Thiếu acid amine thiết yếu và một số loại khoáng cần thiết nhất là chất sắt. Điều này không xảy ra với chế độ ăn chay có dùng sữa. chỉ phù hợp áp dụng cho bệnh nhân thừa cân ít. Chế độ ăn giảm năng lượng chung Ăn theo chế độ bình thường phù hợp với từng cá thể. Tỉ lệ các chất dinh dữơng hầu như không thay đổi, giảm đồng bộ các chất dinh dưỡng để đạt mức năng lượng thấp hơn. Trong một số trường hợp cần thiết có thể thay đổi cấu trúc bữa ăn để tỉ lệ chất béo giảm xuống nhưng thường không thấp hơn 15% năng lượng khẩu phần. Hiệu quả : Giảm cân thường chậm nhưng an toàn, tập được cho bệnh nhân quen dần với cách ăn uống ít năng lượng nên có thể duy trì cân nặng lâu dài. Nhược điểm : Chỉ áp dụng được cho bệnh nhân thừa cân ít, có kiến thức để lựa chọn thực phẩm và chế biến theo yêu cầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO Vitamin và khoáng chất, Nội tiết tố (1992) - Dược lý học - Trường Đại Học Y dược TPHCM. Hà Huy Khôi (1994) - Dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe - Nhà Xuất Bản Y học. Hà Huy Khôi (1996) - Mấy vấn đề dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển tiếp - Nhà Xuất Bản Y học Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (2007) - 10 lời khuyên ăn uống hợp lý. Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (2007) - Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. Alexandre R. Lucas and Diane M. Huse (1997) - Modern Nutition in Health and Diseases - 8th edition - Lea & Febiger Publisher. Douglas C. Heimburger & Roland L.Weinsier (1997) - Nutrient : Metabolism, Requirement and Sources - Handbook of Clinical Nutrition - 3rd edition - page 20-26 Michele J. Sadler and al (1999) - Encyclopedia of Human Nutrition - Harcount Brace Company Publishers Eleanor Noss Whitney and Saron Rady Rolfes (2002) - Understanding Nutrition – 9th edition – Thompson Learning Academic Publisher

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTổng quan về thừa cân béo phì.doc