Cùng với sự tiến bộ của các ngành khoa học kỹ thuật, kỹ thuật máy tính đã có nhiều bước đột phá. Nhiều ứng dụng của công nghệ thông tin vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống đã đóng góp rất hiệu quả và làm thay đổi đời sống của toàn nhân loại. Ngày nay, máy tính cá nhân đã có mặt trong hầu hết các cơ quan, gia đình, cũng như nó đã được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới.
Vì vậy, việc làm chủ 1 cách thật sự chiếc máy tính sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong học tập, sinh hoạt, công tác; giúp chúng ta theo kpj sự phát triển nhanh của xã hội.
Tài liệu này giúp các bạn có cái nhìn tổng quát, có thể nắm chắc những nội dung cơ bản nhất về cấu trúc, tính năng máy tính; giúp bạn có thể lắp ráp, cài đặt và tự khắc phục những hư hỏng thông thường về phần mềm và phần cứng; giúp bạn nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị hỗ trợ đắc lực này. Bố cực của tài liệu gồm:
Chương 1: Cấu trúc máy tính . 3
1-Cấu hình cơ bản của một máy tính . 3
2-Các card mở rộng trong máy tính . 3
3-Các ổ đĩa cứng, đĩa mềm, CD-ROM 8
Chương 2: Lắp ráp máy tính. Cài đặt và khai thác phần mềm 13
1-Kỹ thuật an toàn khi lắp ráp sửa chữa máy vi tính 13
2-Qui trình lắp ráp máy tính . 14
3-Qui trình cài đặt máy tính . 14
4-Giới thiệu hệ điều hành MS-DOS 15
5-Cài đặt hệ điều hành Windows 98 . 35
6-Cài đặt hệ điều hành Windows XP 35
7-Cài đặt các chương trình ứng dụng . 36
Chương 3: Bảo dưỡng máy tính . 37
1-Qui định về an toàn 37
2-Các dụng cụ cần thiết . 37
3-Môi trường tiến hành bảo dưỡng . 37
4-Các bước tiền hành bảo dưỡng . 38
Chương 4: Virus máy tính 55
1-Giới thiệu . 55
2-Cài đặt và sử dụng các chương trình diệt Virus 55
3- Cách nhận biết máy tính bị nhiễm virus 74
4- Cách sửa, diệt bằng tay một số virus cơ bản 76
Chương 5: Qui trình chẩn đoán lỗi phần cứng của máy tính 79
1. Phát hiện các bộ phận hư hỏng 79
2. Thay thế các bộ phận hư hỏng . 93
Chương 6: Các công cụ phục vụ công tác BĐKT máy tính . 94
1-Hướng dẫn khai thác và sử dụng đĩa BĐKT CNTT . 94
2-Sao lưu dữ liệu- Chương trình Norton Ghost . 95
3-Phục hồi dữ liệu –Chương trình Easy Recovery . 102
Chương 7: Thủ thuật trong Windows . 111
1. Các thủ thuật tăng tốc Windows XP . 111
2. Các thủ thuật giúp sử dụng Windows XP dễ dàng hơn 114
3. Các thủ thuật sử dụng Registry Editor 119
Chương 8: Máy in 128
1-Tổng quan về máy in 128
2-Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy in Laser . 130
3-Những hư hỏng thường gặp của máy in Laser 143
186 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2915 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về máy tính. Hướng dẫn cơ bản về cài đặt, sử dụng và sửa chữa., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mài mòn đến mức độ nào, tháo các bánh tỳ ra, đảo lại chiều của bánh tỳ như hướng dẫn ở trên. Hình 3.27 miêu tả hình dạng của ru lô thoát giấy. Đối với trường hợp ru lô thoát giấy bị gẫy hoặc cong vênh cần phải thay thế bằng ru lô thoát giấy mới. Sau khi thay ru lô thoát giấy hoặc đảo vị trí bánh tỳ xong, lắp ráp lại như ban đầu, in thử một vài bản in để chắc chắn ru lô thoát giấy đã hoạt động tốt.
Hình 3.27. Hình dạng ru lô thoát giấy trong máy in HP LaserJet 5L & 6L
b. Kẹt giấy do hư hỏng của ru lô ép giấy nằm trong bộ phận nung nhiệt
Hiện tượng: Khi ra lệnh in một bản in bất kỳ, máy in có kéo giấy vào trong máy in nhưng khi giấy đi ra khỏi máy in thì bị tắc lại ở ru lô ép giấy nằm trong bộ phận nung nhiệt, xuất hiện thông báo lỗi kẹt giấy trên bảng điều khiển. Mọi chức năng khác của máy in đều tốt. Trong trường hợp này có hai khả năng xẩy ra: Giấy có thể bị kẹt tức thì ngày khi in bất kỳ bản in nào hoặc máy in chỉ in được một hai chục bản in thì bắt đầu bị kẹt giấy trong bộ phận nung nhiệt. Khi đó giấy bị dồn lại giống như khi gấp quạt giấy.
Nguyên nhân: Ru lô ép giấy bị hỏng, do lớp cao su phủ bên ngoài ru lô ép giấy bị lão hoá, khi có nhiệt độ trong bộ phận nung nhiệt tác động vào lớp cao su làm cho lớp cao su bị mềm ra gây ra một ma sát lớn kéo giữ giấy lại trong bộ phận nung nhiệt
Tiến hành sửa chữa:
Bước 1: Dùng tuốc nô vít loại bốn cạnh tháo các ốc vít bắt giữ vỏ máy ra. Tiếp tục tháo ốc vít bắt giữ bộ phận nung nhiệt, nhấc bộ phận nung nhiệt ra ngoài. Quan sát bề mặt của ru lô ép xem lớp cao su có bị nhăn không, dùng tay ấn thử lền bề mặt cao su xem có mềm quá không (đối với một ru lô ép giấy tốt, bề mặt cao su phải nhẵn bóng, khi ấn tay vào phải có độ cứng không mềm nhũn hoặc nhăn nheo). Nếu có, tiến hành theo bước 2.
Bước 2: Tháo ru lô ép giấy ra, thay thế bằng ru lô ép giấy mới. Khi tiến hành thay thế ru lô ép giấy, nên sử dụng mỡ si li côn tra vào bạc đỡ trục của ru lô ép giấy giúp cho ru lô hoạt động được trơn tru. Sau khi thay ru lô ép giấy xong, lắp ráp lại như ban đầu, in thử một vài bản in để chắc chắn ru lô đã hoạt động tốt.
Mẹo: Đối với những ru lô ép giấy có bề mặt cao su không bị lão hoá nhiều quá (lớp cao su phủ bên ngoài chỉ hơi sần, độ đàn hồi của cao su còn tương đối tốt không mềm quá) thì vẫn có thể tận dụng được bằng cách làm giảm sức ép của ru lô lên trên bề mặt của giấy. Sử dụng tuốc nô vít 4 cạnh, điều chỉnh hai vít tăng sức ép của ru lô lên trên bề mặt giấy, sao cho phù hợp. Để biết được việc điều chỉnh đã đúng chưa, tiến hành in thử một vài bản in, nếu khi in thử liên tục khoảng 20 bản in mà giấy vẫn không bị kẹt chứng tỏ việc điều chỉnh đã đạt yêu cầu. Cách làm này có thể áp dụng đối với hầu hết các máy in laser của hãng HP.
Ví dụ: Dưới đây sẽ minh hoạ quá trình kiểm tra khắc phục và thay thế ru lô ép giấy trong máy in HP LaserJet 5L & 6 L.
Bước 1: Thực hiện từ bước 1 đến bước 4 trong ví dụ hướng dẫn ở mục 3.2.1.1.
Bước 2: Thực hiện bước 2 trong ví dụ hướng dẫn ở mục 3.2.2.1
Bước 3: Tháo bộ phận nung nhiệt
Sau khi tháo vỏ máy in và ru lô thoát giấy ra khay đựng giấy ở phía trên, tiếp tục tháo bộ phận dẫn hướng hộp mực. Dùng tay ấn vào chốt giữ bộ phận dẫn hướng hộp mực theo chiều mũi tên vị trí 1 và kéo nó thẳng ra ngoài theo chiều mũi tên vị trí 2 như hình 3.28.
Hình 3.28. Vị trí bộ phận dẫn hướng hộp mực
Tiếp tục dùng tuốc nô vít bốn cạnh tháo hai ốc vít bắt giữ vỏ che bên ngoài của bộ phận nung nhiệt như vị trí 1 hình 3.29 rồi nhấc vỏ che ra bên ngoài
Hình 3.29. Vị trí vỏ che bộ phận nung nhiệt
Sử dụng tuốc nô vít bốn cạnh tháo hai vít điều chỉnh sức ép ra như vị trí 1, sau đó dùng tuốc nô vít hai cạnh hoặc kìm nhọn đẩy hai lẫy cài miếng kim loại tạo sức ép lên trên bộ phận nung nhiệt ra theo chiều mũi tên vị trí 2. Sau đó nhấc miếng kim loại lên theo chiều mũi tên vị trí 3 rồi nhấc hẳn miếng kim loại ra ngoài như hình 3.30.
Hình 3.30. Vị trí miếng kim loại tạo sức ép lên trên bộ phận nung nhiệt
Quay mặt phải của máy in về phía người (tính theo cửa máy in), dùng tay đẩy miếng nhựa bảo vệ giắc cắm 220 V xoay chiều nối với điện trở nhiệt theo chiều mũi tên, tháo nó ra. như hình 3.31.
Hình 3.31. Vị trí giắc cắm nối điện áp 220 V xoay chiều với điện trở nhiệt
Sử dụng tuốc nô vít hai cạnh ấn giữ lẫy giắc cắm theo chiều mũi tên vị trí 1 rồi rút nó ra theo chiều mũi tên vị trí 2 như hình 3.32. Gỡ hẳn đoạn dây nối giắc cắm với điện trở nhiệt trong bộ phận nung nhiệt ra.
Hình 3.32. Vị trí giắc cắm nối điện áp 220 V xoay chiều với điện trở nhiệt
Tiếp tục dùng tay hoặc banh kẹp tháo giắc cắm nối với cảm biến nhiệt nằm ở phía bên trái bộ phận nung nhiệt ra như hình 3.33. Sau đó tháo hẳn bộ phận nung nhiệt ra ngoài như hình 3.34.
Hình 3.33. Vị trí giắc cắm nối với cảm biến nhiệt
Hình 3.34. Bộ phận nung nhiệt
Bước 4: Tháo và thay thế ru lô ép giấy
Dùng tay đẩy ru lô ép giấy theo chiều mũi tên vị trí 1 sau đó nhấc ru lô ép giấy ra ngoài theo chiều mũi tên vị trí 2 như hình 3.35.
Hình 3.35. Vị trí ru lô ép giấy
Quan sát và kiểm tra xem ru lô ép giấy còn sử dụng được không, nếu còn tận dụng được làm theo cách đã hướng dẫn ở trên. Hình 3.36 miêu tả hình dạng ru lô ép giấy. Trường hợp ngược lại không thể tận dụng được ru lô ép giấy nữa cần thiết phải thay thế bằng một ru lô ép giấy mới. Sau khi phục hồi hoặc thay ru lô ép giấy xong, lắp ráp các bộ phận lại như ban đầu, in thử một vài bản in để chắc chắn ru lô ép giấy đã hoạt động tốt.
Hình 3.36. Hình dạng ru lô ép giấy
3.2.2. Hư hỏng của hệ thống tạo ảnh
3.2.2.1. Hư hỏng của bộ phận Laser/Scanner
a. Không xuất hiện ký tự, hình ảnh trên trang giấy hoặc có nhưng rất mờ
Hiện tượng: Khi ra lệnh in một bản in bất kỳ, máy in vẫn hoạt động như bình thường, nhưng không xuất hiện ký tự hoặc hình ảnh trên trang giấy hoặc có nhưng rất mờ. Kiểm tra hộp mực vẫn tốt, thay hộp mực mới nhưng kết quả bản in vẫn như cũ.
Nguyên nhân: Do đi ốt laser trong bộ phận laser/scanner bị hỏng hoặc phát xạ kém
Tiến hành sửa chữa:
Bước 1: Dùng tuốc nô vít, loại bốn cạnh tháo các ốc vít bắt giữ vỏ máy ra. Tiếp tục tháo ốc vít bắt giữ nắp che của bộ phận laser/scanner nhấc nắp che của bộ phận laser/scanner ra. Ra lệnh in một bản in bất kỳ, quan sát xem mô tơ quét trong bộ phận laser/scanner có quay không. Nếu có, tiến hành theo bước 2.
Bước 2: Quan sát bằng mắt xem đi ốt laser có phát xạ không (khi đi ốt laser phát xạ sẽ có một tia sáng mầu đỏ mắt thường có thể nhìn thấy được). Nếu không thấy đi ốt laser phát xạ, có khả năng đi ốt đã hỏng. Sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra các mức điện áp cấp cho mạch laser (theo tài liệu kỹ thuật của từng loại máy cụ thể) xem có không, nếu không có kiểm tra mạch điều khiển. Nếu có đủ, tắt máy in, sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra đi ốt laser. Cách kiểm tra giống như đối với đi ốt thông thường, chỉ lưu ý đi ốt laser có 3 chân trong đó có 1 chân chung. Đặt thang đo của đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở que đen của đồng hồ (đối với đồng hồ chỉ thị kim) đặt vào chân chung, que đỏ lần lượt đặt vào chân 1 (LD) và chân 2 (PD) của đi ốt, khi đó kim của đồng hồ phải chỉ một giá trị nhất định, chân 1 (LD) có giá trị khoảng 200 kW (sai số ± 5 %), chân 2 (PD) có giá trị khoảng 12 kW (sai số ± 5 %). Nếu một trong các chân của đi ốt laser không đạt theo yêu cầu cần phải thay thế bằng đi ốt laser mới. Để thay thế đi ốt laser tiến hành theo bước 3.
Bước 3: Sử dụng hút thiếc hút sạch thiếc trên 3 chân của đi ốt laser chỗ gắn vào mạch in, tiếp tục tháo các chân định vị giữ đi ốt laser trên mạch laser. Nhấc đi ốt laser ra ngoài. Thay đi ốt laser mới, sử dụng mỏ hàn hàn chặt các chân của đi ốt laser vào vị trí cũ. Sau khi thay đi ốt laser xong, lắp ráp lại các bộ phận của máy in như cũ, in thử một vài bản in để chắc chắn đi ốt laser đã hoạt động tốt.
Chú ý: Khi thay đi ốt laser phải thay cả cụm laser, không nên tháo riêng đi ốt laser ra thay. Vì đi ốt laser được lắp trong một thấu kính hội tụ kín, nếu chỉ thay riêng đi ốt laser thì rất khó điều chỉnh chính xác tiêu cự của đi ốt, ngoài ra việc định vị đi ốt sẽ không chính xác theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Mẹo: Trong trường hợp đi ốt laser chỉ phát xạ kém, có thể chỉnh lại độ rõ nét của bản in bằng cách điều chỉnh hai triết áp vi chỉnh trên mạch laser. Thông thường đối với bất kỳ máy in laser nào, nhà sản xuất cũng thiết kế trên mạch laser hai chiết áp dùng để điều chỉnh độ rõ nét của bản in. Thực chất hai chiết áp này sẽ làm tăng dòng cấp cho đi ốt laser (một chiết áp điều chỉnh độ hội tụ của tia laser, một chiết áp tăng cường độ phát xạ của tia laser), có thể nhận biết được chiết áp nào làm nhiệm vụ gì bằng cách điểu chỉnh từng chiết áp, in thử một vài bản in, kiểm tra kết quả để nhận biết rõ nhiệm vụ của từng chiết áp. Chú ý, khi điều chỉnh chiết áp chỉ nên vi chỉnh từng ly một, tránh vặn mạnh chiết áp vì điều này có thể gây nên hỏng đi ốt laser vĩnh viễn. Trong trường hợp đã điều chỉnh hai chiết áp vi chỉnh mà kết quả bản in vẫn không đạt yêu cầu cần phải kiểm tra thấu kính hội tụ của đi ốt laser. Sử dụng tuốc nô vít 4 cạnh, tháo các ốc vít bắt giữ mạch laser ra, kiểm tra xem thấu kính hội tụ của đi ốt laser có bị mờ đục không (máy in laser sau một thời gian sử dụng thường có hiện tượng mờ đục thấu kính hội tụ của đi ốt laser). Nếu có, sử dụng tuốc nô vít 2 cạnh loại nhỏ, cậy lớp kính bên ngoài của thấu kính hội tụ ra, dùng bông chấm vào cồn 90o lau sạch bề mặt của thấu kính, sau đó lắp lại như ban đầu, sử dụng keo 502 nhỏ vào chỗ nối vừa tháo để định vị chắc chắn lớp kính bên ngoài của thấu kính, lắp ráp các bộ phận lại như ban đầu, ra lệnh in để kiểm tra chất lượng bản in. Nếu bản in đạt yêu cầu, việc điều chỉnh đã thành công.
Ví dụ: Dưới đây sẽ minh hoạ quá trình thay thế và khắc phục đi ốt laser trong máy in HP LaserJet 5L & 6L.
Bước 1: Thực hiện từ bước 1 đến bước 4 trong ví dụ hướng dẫn ở mục 3.2.1.1.
Bước 2: Tháo nắp đậy bộ phận laser/scanner
Tháo giắc cắm nối với mạch laser ra như hình 3.37.
Hình 3.37. Vị trí giắc cắm và ốc vít bắt giữ nắp che bộ phận Laser/Scanner
Tiếp tục dùng tuốc nô vít bốn cạnh tháo ốc vít bắt giữ nắp che mạch laser và mạch scanner, rồi dùng tay mở nắp che mạch laser và mạch scanner ra như hình 3.38.
Hình 3.38. Vị trí bố trí mạch Laser và mạch Scanner
Cắm lại giắc cắm nối mạch laser lại, cấp nguồn cho máy in, bật máy in quan sát xem mô tơ quét có quay không, nếu mô tơ quét quay. Cho giấy vào khay đựng giấy của máy in.
Chú ý: lúc này máy in chưa được lắp vỏ vào, vì vậy các cảm biến sẽ báo cho mạch điều khiển biết máy in đang trong tình trạng chưa sẵn sàng (công tắc + 12 V chưa được đóng, cảm biến báo cửa máy in đang mở). Vì vậy cần phải “bẫy” để máy in có thể hoạt động được. Để “bẫy” máy in cần phải đóng công tắc + 12 V và lẫy cảm biến báo cửa máy in. Dùng tay ấn lẫy công tắc + 12 V rồi cài vào đầu nhô ra của khung đỡ cảm biến báo hộp mực và cửa máy in như theo chiều mũi tên vị trí 3. Sử dụng một vật chèn vào lẫy báo cửa máy in để nâng nó lên theo chiều mũi tên vị trí 2 như hình 3.39.
Hình 3.39. Vị trí công tắc + 12 V, lẫy báo cửa máy in và hộp mực
Sau khi đã thực hiện xong các thao tác trên, lúc này máy in đã sẵn sàng, nên sử dụng một hộp mực mới hoặc chất lượng còn tốt lắp vào máy in để kiểm tra, sử dụng một miếng vải hoặc một tờ giấy che vào mặt trước của máy in để tránh lô sáng trống nhạy quang. Tốt nhất nên đặt máy in ở vùng có ánh sáng yếu để kiểm tra. Ra lệnh in một bản in kiểm tra bằng cách ấn vào nút nhấn trên bảng điều khiển của máy in. Quan sát xem đi ốt laser có phát xạ không, kiểm tra bản in sau khi in. Nếu không thấy đi ốt laser phát xạ (có tia sáng mầu đỏ) hoặc bản in không xuất hiện ký tự, hình ảnh. Ra lệnh in một bản in tiếp theo, sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra điện áp + 5 V (sai số ± 5 %) tại chân 1 giắc cắm J208 xem có không, nếu có tiếp tục sử dụng máy hiện sóng kiểm tra tín hiệu nhận diện sự phát xạ của đi ốt laser chân 6 giắc J208, nếu có chắc chắn đi ốt laser hỏng, tiến hành thay thế đi ốt laser như đã hướng dẫn ở trên.
Chú ý: để có thể kiểm tra tín hiệu phát xạ của đi ốt laser cần phải ra lệnh in thử một vài bản in mới có thể quan sát được tín hiệu này.
Trong trường hợp kiểm tra mà vẫn thấy có tín hiệu nhận diện sự phát xạ của đi ốt laser tại chân 6 giắc cắm J208, sử dụng tuốc nô vít bốn cạnh loại nhỏ, vi chỉnh hai chiết áp VR801 và VR802 trên mạch laser, ra lệnh in thử một vài bản in cho đến khi nào kết quả đạt được như hình 3.40a, 3.40b dưới đây là được (cũng có thể so sánh với một máy in HP LaserJet 5 L hoặc 6 L để đánh giá kết quả bản in cho chính xác). Nếu vi chỉnh hai chiết áp VR801 và VR802 mà vẫn không đạt yêu cầu, cần phải kiểm tra thấu kính hội tụ của đi ốt laser. Cách tiến hành như hướng dẫn ở phần trên.
Hình 3.40a. Kết quả của bản in kiểm tra đối với máy in HP LaserJet 5 L
Hình 3.40b. Kết quả của bản in kiểm tra đối với máy in HP LaserJet 6 L
b. Bản in bị sạm, mờ, không rõ nét
Hiện tượng: Khi ra lệnh in một bản in bất kỳ, máy in vẫn hoạt động như bình thường, có xuất hiện ký tự hoặc hình ảnh trên trang giấy nhưng bị sạm, mờ, không rõ nét. Kiểm tra hộp mực vẫn tốt, thay hộp mực mới nhưng kết quả bản in vẫn như cũ.
Nguyên nhân: Do cụm gương phản xạ trong bộ phận laser/scanner bị bẩn dẫn đến việc phản xạ lại tia sáng lên bề mặt trống nhậy quang kém đi.
Tiến hành sửa chữa:
Bước 1: Dùng tuốc nô vít loại bốn cạnh tháo các ốc vít bắt giữ vỏ máy, tháo vỏ máy ra. Tiếp tục tháo ốc vít bắt giữ nắp che của bộ phận laser/scanner nhấc nắp che của bộ phận laser/scanner ra. Quan sát xem bề mặt của cụm gương phản xạ và lăng kính gắn trên mô tơ quét có bị bẩn không. Nếu có tiến hành theo bước 2.
Bước 2: Sử dụng bông sạch chấm vào cồn 90o làm sạch các bụi bẩn bám trên bề mặt của cum gương phản xạ và lăng kính gắn trên mô tơ quét. Lắp ráp lại các bộ phận như ban đầu, in thử một vài bản in để kiểm tra. Cách đánh giá chất lượng bản in giống như mục 3.2.1.1.
Ví dụ: Dưới đây sẽ minh hoạ quá trình làm sạch bụi bẩn bám trên cụm gương phản xạ và lăng kính gắn trên mô tơ quét trong máy in HP LaserJet 5L & 6 L.
Bước 1: Thực hiện từ bước 1 đến bước 4 trong ví dụ hướng dẫn ở mục 3.2.1.1.
Bước 2: Thực hiện theo bước 2 từ 1 đến 2 trong ví dụ hướng dẫn ở mục 3.2.2.1
Bước 3: Làm sạch bụi bẩn bám vào cụm gương phản xạ và lăng kính gắn trên mô tơ quét
Quan sát bề mặt của cụm gương phản xạ và lăng kính gắn trên mô tơ quét, nếu thấy có nhiều bụi bẩn bám vào sử dụng bông sạch chấm vào cồn 90o lau sạch hết bụi bẩn. Khi lau nên làm nhẹ nhàng tránh tỳ mạch có thể gây xước các thấu kính. Sau khi lau xong, sử dụng bóng cao su thổi bụi thổi sạch bụi bẩn còn sót lại và các sợi bông có thể dính vào các thấu kính trong quá trình lau.
Sau khi đã thực hiện việc vệ sinh các thấu kính xong, lắp ráp lại các bộ phận như ban đầu, bật máy in lên, in thử một vài trang giấy để kiểm tra chất lượng bản in, cách đánh giá chất lượng bản in giống như mục 3.2.1.1.
3.2.2.2. Hư hỏng của mạch tạo cao áp
Hiện tượng: Khi ra lệnh in một bản in bất kỳ, máy in vẫn hoạt động như bình thường, có xuất hiện ký tự hoặc hình ảnh trên trang giấy nhưng bị mờ, không rõ nét, có các vết đốm li ti trên bản in. Kiểm tra hộp mực vẫn tốt, thay hộp mực mới nhưng kết quả bản in vẫn như cũ.
Nguyên nhân: Do tiếp điểm tiếp xúc cao áp bị bẩn hoặc mạch tạo cao áp hoạt động chập chờn.
Tiến hành sửa chữa:
Bước 1: Tháo hộp mực của máy in ra. Dùng tuốc nô vít loại bốn cạnh tháo các ốc vít bắt giữ vỏ máy, tháo vỏ máy ra.
Bước 2: Quan sát bằng mắt xem các tiếp điểm tiếp xúc cao áp có bị bẩn không (tiếp điểm tiếp xúc cao áp thường là các chấu có gắn lò xo hoặc dạng nhíp cài, tiếp xúc trực tiếp với các tiếp điểm trên hộp mực). Nếu có, sử dụng bông sạch chấm vào cồn 900 làm sạch bề mặt của các tiếp điểm.
Chú ý: Khi thấy có nhiều bụi bẩn bám vào các tiếp điểm tiếp xúc cao áp, cần phải tháo hẳn bảng mạch chính của máy in ra, kiểm tra xem có nhiều bụi bẩn không (các hạt mực rơi vãi trong quá trình in hoặc do hộp mực hỏng rơi xuống bề mặt của mạch tạo cao áp gây ra ngắn mạch hoặc làm cho mạch tạo cao áp bị chập chờn). Nếu có, sử dụng chổi lông kết hợp với bóng cao su thổi bụi làm sạch bụi bẩn bám trên bề mặt mạch tạo cao áp. Dùng giấy giáp hoặc đầu tuốc nô vít hai cạnh cạo sạch lớp ố mốc, ô xi hoá trên chỗ tiếp xúc của mạch tạo cao áp với tiếp điểm tiếp xúc cao áp. Sau khi vệ sinh sạch sẽ mạch tạo cao áp xong, lắp ráp lại các bộ phận như ban đầu, bật máy in, in thử một vài bản in để kiểm tra. Nếu thấy hình ảnh hiện lên rõ nét, không thấy xuất hiện các vết chấm li ti trên bản in nữa là được. Trường hợp bản in vẫn không đạt yêu cầu tiến hành theo bước 3.
Bước 3: Bật máy in, ra lệnh in một bản in kiểm tra. Sử dụng đồng hồ vạn năng đặt về thang đo điện áp một chiều. Nếu là đồng hồ chỉ thị kim que đỏ nối với đất của máy, que đen đặt lần lượt vào từng tiếp điểm tiếp xúc cao áp, quan sát mức điện áp đo được trên đồng hồ. Chân 1 phải có điện áp khoảng âm 400 V một chiều, chân 3 phải có điện áp khoảng âm 500 V một chiều với sai số ± 10 %. Nếu một trong hai chân không cho kết quả trên hoặc mức điện áp chập chờn không ổn định cần phải tiến hành kiểm tra mạch tạo cao áp. Tắt điện máy in, sử dụng tuốc nô vít tháo các vít bắt giữ bảng mạch chính của máy in, nhấc hẳn bảng mạch chính ra, kiểm tra xem các chân linh kiện trên bề mặt của cao áp có bị rỗ không (các chân linh kiện sau một thời gian sử dụng thường bị lỏng ra do thiếc bị lão hoá hoặc do nhiệt độ gây nên, thường thể hiện ở dạng, thiếc bám xung quanh chân linh kiện bị thâm lại không bóng và có một quầng tròn xám xung quanh). Nếu có, sử dụng mỏ hàn hàn chặt lại các chân linh kiện. Nếu các chân linh kiện trên mạch tạo cao áp không có hiện tượng trên, sử dụng đồng hồ vạn năng, đặt về thang đo điện trở kiểm tra các linh kiện mắc trên mạch cao áp, phát hiện linh kiện hỏng tiến hành thay thế bằng linh kiện mới. Sau khi sửa chữa xong mạch tạo cao áp. Lắp ráp lại các bộ phận như ban đầu. Bật máy in thực hiện việc kiểm tra như ở bước 2.
Ví dụ: Dưới đây sẽ minh hoạ quá trình kiểm tra, sửa chữa khắc phục hư hỏng của mạch tạo cao áp trong máy in HP LaserJet 5L & 6 L.
Bước 1: Thực hiện từ bước 1 đến bước 4 trong ví dụ hướng dẫn ở mục 3.2.1.1.
Bước 2: Kiểm tra tiếp điểm tiếp xúc cao áp.
1. Quan sát tiếp điểm tiếp xúc cao áp của máy in xem có bị bẩn không, nếu có sử dụng bông sạch chấm vào cồn 90o làm sạch các bụi bẩn bám trên bề mặt của tiếp điểm tiếp xúc cao áp. Sử dụng chổi lông kết hợp với bóng cao su thổi bụi vệ sinh sạch sẽ bên trong khoang chứa hộp mực của máy in. Tháo các giắc cắm của máy in ra, Sử dụng tuốc nô vít bốn cạnh tháo các ốc vít bắt giữ tấm đỡ bảng mạch chính của máy in như hình 3.41.
Hình 3.41. Vị trí các ốc vít bắt giữ tấm đỡ bảng mạch chính
Quan sát mạch tạo cao áp (chỗ có các chân tiếp xúc với tiếp điểm tạo cao áp là các chốt có chân bằng lò xo) xem có nhiều bụi bẩn không, nếu có sử dụng chổi lông và bóng cao su thổi bụi vệ sinh sạch các tiếp điểm tạo cao áp. Tiếp điểm cao áp của máy in HP LaserJet 5L & 6L là các chân J301, J302, J304 trên bảng mạch chính. Để có thể kiểm tra được cao áp của máy in trong tình trạng vỏ máy và hộp mực bị tháo ra, cũng cần phải “bẫy” thì máy in mới có thể hoạt động được. Để “bẫy” máy in cần phải đóng công tắc + 12 V và lẫy cảm biến báo cửa máy in và hộp mực. Dùng tay ấn lẫy công tắc + 12 V rồi cài vào đầu nhô ra của khung đỡ cảm biến báo hộp mực và cửa máy in như theo chiều mũi tên vị trí 3. Sử dụng một vật chèn vào lẫy báo cửa máy in để nâng nó lên theo chiều mũi tên vị trí 1, 2 như hình 3.42.
Hình 3.42. Vị trí công tắc + 12 V, lẫy báo cửa máy in và hộp mực
Sau khi “bẫy” máy in xong, cho giấy vào khay đựng giấy. Bật máy in lên, in thử một bản in, sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra điện áp của tiếp điểm cao áp vị trí 1 (tích điện cho trống) và 3 (tích điện cho ru lô cấp phát mực) như minh hoạ ở hình 3.43. Cách tiến hành tương tự như hướng dẫn ở bước 3 của phần trên.
Hình 3.43. Vị trí tiếp điểm tiếp xúc cao áp trong máy in HP LaserJet 5L&6L
3.2.2.3. Hư hỏng của hộp mực
a. Bản in bị mờ đều hoặc có chỗ đậm chỗ nhạt
Hiện tượng: Khi ra lệnh in một bản in bất kỳ, máy in vẫn hoạt động như bình thường, có xuất hiện ký tự hoặc hình ảnh trên trang giấy nhưng bị mờ đều có chỗ đậm chỗ nhạt. Kiểm tra bộ phận laser/scanner, mạch tạo cao áp đều tốt. Lắp một hộp mực mới vào máy in vẫn in ra được bản in rõ nét.
Nguyên nhân: Do hộp mực hết mực
Tiến hành sửa chữa:
Bước 1: Tháo hộp mực ra khỏi máy in, dùng tay lắc đều hộp mực lên, lắp lại hộp mực vào máy in, in thử một vài bản in, nếu bản in có rõ lên một chút chứng tỏ mực trong hộp mực đã hết cần phải bổ xung lại mực (trong trường hợp này trống nhạy quang và các bộ phận khác gắn trong hộp mực vẫn tốt). Thông thường một hộp mực tốt chỉ in được khoảng 2500 trang theo tiêu chuẩn của hãng HP. Khi kiểm tra thấy hộp mực đã hết mực tiến hành theo bước 2.
Bước 2: Tháo hộp mực ra khỏi máy in, để hộp mực vào vị trí kín gió, dựng đứng hộp mực lên. Sử dụng một tuốc nô vít bốn cạnh loại nhỏ có tiết diện đầu khoảng 2 mm hoặc một dụng cụ tương đương, đặt vào một đầu chốt cài của hộp mực, sử dụng búa hoặc vật nặng đóng nhẹ lên đầu tuốc nô vít để tháo chốt cài bắt giữ hai phần của hộp mực (là bộ phận chứa trống nhạy quang và bộ phận chứa mực rời ra). Sau đó quay đầu kia của hộp mực lên cũng làm tương tự như hướng dẫn ở trên (vì một hộp mực bao giờ cũng có hai chốt cài). Sau khi đã tháo chốt cài ra xong, tháo rời hai phần của hộp mực ra. Dùng kìm nhọn nhấc hẳn hai chốt cài ra. Sử dụng tuốc nô vít bốn cạnh tháo vít bắt giữ nắp che vị trí khoang đổ mực (nắp che vị trí khoang đổ mực bao giờ cũng nằm bên phía không có các bánh răng chuyển động ru lô cấp phát mực), dùng kìm nhọn hoặc tay nhấc nắp đậy lỗ đổ mực ra, chú ý làm nhẹ tay tránh để rách nắp đậy. Lấy hộp mực đổ đã chuẩn bị từ trước lắc đều hộp mực lên khoảng một vài lần, tháo nắp hộp mực ra sử dụng một cái phễu đặt vào miệng của lỗ đổ mực sau đó đổ từ từ mực vào trong khoang chứa mực cho đến khi hết mực trong hộp thì thôi (hộp mực được sản xuất từng loại cụ thể cho mỗi kiểu máy in laser khác nhau).
Chú ý: Trong quá trình đổ mực cũng như sửa chữa hư hỏng của hộp mực nên đeo khẩu trang để tránh bụi, vì các hạt mực rất có hại đối với sức khoẻ con người.
Sau khi đổ mực xong, lắp ráp lại các bộ phận của khoang chứa mực như ban đầu. Tiếp theo, sử dụng tuốc nô vít bốn cạnh tháo vít bắt giữ bộ phận đỡ trống nhậy quang ra. Tháo trống nhậy quang ra khỏi giá đỡ, chú ý khi tháo trống nhạy quang phải hết sức cẩn thận để trống không bị xây xước. Cất trống vào nơi an toàn, tránh để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào trống. Tiếp tục nhấc ru lô gạt mực ra (là một trục tròn bằng cao su nằm ngay dưới trống). Sử dụng tuốc nô vít bốn cạnh tháo hai vít bắt giữ gạt mực, nhấc gạt mực ra, đổ hết mực thải nằm trong khoang chứa mực thải. Dùng chổi lông kết hợp với bóng cao su thổi bụi (nếu có máy nén khí thì càng tốt) làm sạch hết mực thải, sau đó lắp ráp lại các bộ phận như ban đầu. Lắp hai bộ phận của hộp mực lại nhu cũ. Khi đã thực hiện xong việc đổ mực, lắp hộp mực đã được đổ mực vào trong máy in, in thử một vài bản in để đảm bảo hộp mực đã hoạt động tốt. Có thể sau khi đổ mực mới vào, bản in chữa được rõ nét ngay do trống nhạy quang bị lộ sáng, phải in một vài bản in trống mới ổn định trở lại.
Ví dụ: Dưới đây sẽ minh hoạ quá trình đổ lại mực cho hộp mực của máy in HP LaserJet 5L & 6L.
Bước 1: Tháo chốt bắt giữ khoang chứa mực và bộ phận chứa trống nhạy quang
Tháo hộp mực ra khỏi máy in, đặt đứng hộp mực lên. Sử dụng tuốc nô vít bốn cạnh hoặc dung cụ tương đương có tiết diện khoảng 2 mm. Đặt vào một đầu chốt giữ khoang chứa mực và bộ phận chứa trống nhạy quang của hộp mực. Sử dụng búa hoặc vật nặng đóng vào tuốc nô vít để tháo chốt giữ ra, lật hộp mực lại tiếp tục tháo chốt giữ của đầu còn lại (chốt này nằm đối xứng với chốt vừa tháo ra). Cách làm tương tự như lúc trước. Xem hình 3.44 để biết vị trí chốt giữ hai bộ phận của hộp mực. Sau khi tháo hai chốt giữ ra, sử dụng kìm nhọn nhấc hẳn hai chốt giữ ra ngoài.
Hình 3.44. Vị trí chốt giữ hai bộ phận của hộp mực
Chuẩn bị sẵn một hộp mực đổ, hình dạng hộp mực đổ giống như ở hình 3.45.
Hình 3.45. Hình dạng hộp mực đổ
Sau đó sử dụng tuốc nô vít bốn cạnh, tháo vít bắt giữ nắp che lỗ đổ mực. Dùng tay nhấc nắp che ra. Chú ý: Nhấc nắp che ra nhẹ nhàng tránh làm văng lò xo tiếp xúc với ru lô cấp phát mực. Sử dụng kìm nhọn hoặc tuốc nô vít hai cạnh nhấc nắp đậy lỗ đổ mực ra, đặt một cái phễu vào lỗ đổ mực. Tay phải cầm hộp mực lắc đều hộp mực đổ đã chuẩn bị sẵn một vài lần. Tay trái giữ chặt ru lô cấp phát mực để khi đổ mực không làm rơi vãi mực ra ngoài. Đổ mực từ từ vào trong khoang chứa mực cho đến khi hết mực trong hộp mực đổ thì thôi. Lắp lại nắp đậy lỗ đổ mực và nắp che lỗ đổ mực. Sử dụng chổi lông và bóng cao su thổi bụi làm sạch mực thừa bám bên ngoài khoang chứa mực. Hình 3.46 miêu tả khoang chứa mực của máy in HP LaserJ 5L & 6L.
Hình 3.46. Khoang chứa mực của máy in HP LaserJ 5L & 6L
Sau khi đã đổ xong mực, cần phải làm vệ sinh khoang chứa mực thải nằm bên bộ phận chứa trống nhạy quang (do quá trình sử dụng, mực thừa được chứa vào khoang chứa mực thải, vì vậy khi đổ mới mực cần phải làm sạch mực trong khoang chứa mực thải. Nếu không làm việc này, khoang chữa mực thải có thể bị đầy quá dẫn đến mực thải sẽ rơi vãi ra máy in làm bẩn các bộ phận bên trong máy in cũng như dẫn đến chất lượng bản in kém đi). Sử dụng tuốc nô vít bốn cạnh, tháo vít bắt giữ nắp đỡ trống nhạy quang rồi nhấc trống nhạy quang ra ngoài. Khi nhấc trống nhạy quang ra phải hết sức cẩn thận tránh làm xước trống, cất trống vào nơi không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Xem hình 3.47 minh hoạ quá trình tháo trống nhạy quang.
Hình 3.47. Quá trình tháo trống nhạy quang
Tiếp tục tháo ru lô gạt mực thừa nằm ngay dưới trống nhạy quang ra. Sau đó sử dụng tuốc nô vít bốn cạnh tháo hai vít bắt giữ tấm thu mực thừa nằm phía trên khoang chứa mực thải. Hình 3.48 miêu tả hình dạng tấm thu mực thừa.
Hình 3.48. Tấm thu mực thừa
Tháo tấm thu mực thừa ra, đổ hết mực trong khoang chứa mực thải đi. Sử dụng chổi lông kết hợp với bóng cao su thổi bụi làm sạch mực thừa trong khoang chứa mực thải. Khi đã vệ sinh xong lắp ráp lại các bộ phận như ban đầu.
Chú ý: phải vệ sinh sạch sẽ các bộ phận trước khi lắp ráp lại.
4. Sau khi thực hiện xong những công việc trên, lắp ráp lại hai bộ phận của hộp mực. Lắp lại hộp mực vào máy in. Bật máy in, in thử một vài bản in để kiểm tra chất lượng của hộp mực.
b. Bản in bị mờ, có các đường kẻ sọc nằm dọc theo tờ giấy, có các vệt mực loang lổ, chữ chỗ đậm chỗ nhạt
Hiện tượng: Khi ra lệnh in một bản in bất kỳ, máy in vẫn hoạt động như bình thường, có xuất hiện ký tự hoặc hình ảnh trên trang giấy nhưng bản in bị mờ, có các sọc kẻ nằm dọc theo tờ giấy, có các vệt mực loang lổ, chữ chỗ đậm chỗ nhạt. Kiểm tra bộ phận laser/scanner, mạch tạo cao áp đều tốt. Lắp một hộp mực mới vào máy in vẫn in ra được bản in rõ nét.
Nguyên nhân: Do hộp mực hết mực, hỏng gạt mực và trống nhạy quang
Tiến hành sửa chữa:
Bước 1: Tháo hộp mực ra khỏi máy in, dùng tay lật nắp bảo vệ trống nhạy quang lên. Quan sát bằng mắt xem bề mặt của trống nhạy quang có bị xước không (trống khi bị xước sẽ có các vết xước dọc trên bề mặt của trống hoặc có những đường kẻ mờ trên trống, bề mặt trống không mịn). Tiếp tục dùng tay lắc mạnh hộp mực lên xem mực có bị rơi vãi ra ngoài không. Nếu thấy mực rơi nhiều ra bên ngoài hộp mực và bề mặt của trống bị xước lắp. Tiến hành theo bước 2.
Bước 2: Sử dụng tuốc nô vít bốn cạnh và các dụng cụ tháo hộp mực ra, tháo trống nhạy quang ra và thay thế bằng một trống nhạy quang tương đương khác. Trong khi thực hiện việc thay trống nhạy quang, nên kiểm tra xem tấm thu mực thải có bị hỏng không (vì nếu tấm thu mực thải hỏng, mực trong khoang chứa mực thải sẽ rơi vãi ra ngoài làm cho bản in bị loang lổ). Tháo tấm thu mực thải ra, kiểm tra xem miếng nhựa dẻo gắn trên tấm thu mực thải có bị ngả sang mầu nâu vàng và bị mài mòn không. Nếu có thay thế một tấm thu mực thải khác. Lắp ráp lại các bộ phận chứa trống nhạy quang như ban đầu (xem hướng dẫn ở mực 3.2.3.1 để biết thêm chi tiết). Để bộ phận chứa trống nhạy quang ở nơi không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào sau đó tiến hành theo bước 3.
Bước 3: Dùng tay lắc mạnh khoang chứa mực xem mực có rơi vãi nhiều ra ngoài không (khoang chứa mực được thiết kế không để mực rơi ra ngoài). Nếu có, sử dụng tuốc nô vít bốn cạnh tháo nắp che lỗ đổ mực, nhấc nắp che lỗ đổ mực ra. Tháo ru lô cấp phát mực, sử dụng tuốc nô vít bốn cạnh tháo 2 vít bắt giữ gạt mực nằm ngay dưới ru lô cấp phát mực xem có bị hỏng không (khi gạt mực hỏng, miếng nhựa dẻo gắn trên gạt mực sẽ bị mài mòn do lực tiếp xúc với ru lô cấp phát mực gây ra tạo ra khe hở dẫn đến mực sẽ bị rơi ra ngoài. Gạt mực có hình dạng giống như tấm thu mực thải nhưng nhỏ hơn một phần ba). Nếu thấy miếng nhựa dẻo gắn trên gạt mực đã mòn hoặc ngả sang mầu nâu vàng, phải thay thế bằng một gạt mực khác. Chú ý: Khi có hiện tượng mực trong khoang chứa mực bị rơi ra ngoài, có nghĩa là lượng mực trong khoang đã bị mất đi một phần nên khi thay thế gạt mực xong cũng cần bổ xung thêm mực vào khoang chứa mực. Lắp ráp lại các bộ phận như ban đầu. Sau khi sửa chữa xong hộp mực cần phải vệ sinh sạch sẽ các bộ phận trong khoang chứa hộp mực của máy in, nếu cần thiết tháo cả bảng mạch chính của máy in ra và làm sạch bụi bẩn bám trên bề mặt của bảng mạch.
* Trong nội dung phần này không chỉ ra minh hoạ cụ thể, đọc hướng dẫn cách tiến hành kết hợp xem ví dụ trong mục 3.2.3.1 ở phần trên.
3.2.2.4. Hư hỏng của bộ phận nung nhiệt
a. Bản in có một vài chỗ bị sống mực (do mực chưa được nung chảy)
Hiện tượng: Khi ra lệnh in một bản in bất kỳ, máy in vẫn hoạt động như bình thường, có xuất hiện ký tự hoặc hình ảnh trên trang giấy nhưng một vài chỗ mực bị sống. Kiểm tra hộp mực vẫn tốt, thay hộp mực mới nhưng kết quả bản in vẫn như cũ.
Nguyên nhân: Do vỏ lụa sấy bao quanh bộ phận nung nhiệt bị rách, thủng.
Tiến hành sửa chữa:
Bước 1: Tắt điện máy in, tháo hộp mực của máy in ra. Dùng tuốc nô vít bốn cạnh tháo các ốc vít bắt giữ vỏ máy, tháo vỏ máy ra.
Bước 2: Sử dụng tuốc nô vít bốn cạnh tháo các vít bắt giữ bộ phận nung nhiệt, tháo các giắc cắm của bộ phận nung nhiệt nhấc hẳn bộ phận nung nhiệt ra ngoài. Quan sát xem vỏ lụa sấy của bộ phận nung nhiệt có bị rách không. Nếu có tháo vỏ lua sấy ra và thay bằng vỏ lụa sấy khác. Sử dụng chổi lông và bóng cao su thổi bụi làm sạch bụi bẩn bên trong bộ phận nung nhiệt và các chi tiết khác. Sau khi thay vỏ lụa sấy xong. Lắp ráp lại các bộ phận như ban đầu.
Chú ý: Khi thay vỏ lụa sấy cần phải cẩn thận tránh làm gẫy điện trở nhiệt gắn trong bộ phận nung nhiệt
Ví dụ: Dưới đây sẽ minh hoạ quá trình kiểm tra, thay thế vỏ lụa sấy trong máy in HP LaserJet 5L & 6L.
Bước 1: Thực hiện từ bước 1 đến bước 4 trong ví dụ hướng dẫn ở mục 3.2.1.1.
Bước 2: Thực hiện bước 2 trong ví dụ hướng dẫn ở mục 3.2.2.1
Bước 3: Thực hiện theo bước 3 trong ví dụ hướng dẫn ở mục 3.2.2.2
Bước 4: Kiểm tra và thay thế vỏ lụa sấy
1. Quan sát xem vỏ lụa sấy có bị rách hoặc thủng không, nếu có tháo vỏ lụa sấy ra. Xem hình 3.49 để biết rõ hình dạng vỏ lụa sấy.
Hình 3.49. Hình dạng vỏ lụa sấy
2. Nếu vỏ lụa sấy đã rách hoặc bị thủng hãy thay thế bằng vỏ lụa sấy mới. Chú ý: khi mua vỏ lụa sấy mới thường có kèm theo một túi nhỏ chứa chất làm tăng độ tiếp xúc của vỏ lụa sấy với điện trở nhiệt trong bộ phận nung nhiệt, hãy bôi chất này lên trên bề mặt của điện trở nhiệt sau đó mới lắp vỏ lụa sấy vào. Lắp ráp lại bộ phận như ban đầu. Bật máy in, in một vài bản in kiểm tra để chắc chắn bộ phận nung nhiệt đã hoạt động tốt.
b. Máy in xuất hiện thông báo lỗi bộ phận nung nhiệt
Hiện tượng: Bật máy in thấy xuất hiện thông báo lỗi của bộ phận nung nhiệt trên bảng điều khiển, máy in ngừng mọi hoạt động.
Nguyên nhân: Do điện trở nhiệt (đèn sấy) trong bộ phận nung nhiệt, điện trở cầu chì hoặc cảm biến báo nhiệt bị hỏng
Tiến hành sửa chữa:
Bước 1: Tắt điện máy in, tháo hộp mực của máy in ra. Dùng tuốc nô vít bốn cạnh tháo các ốc vít bắt giữ vỏ máy, tháo vỏ máy ra.
Bước 2: Tháo giắc cấp nguồn xoay chiều 220 V hoặc 110 V (đối với máy in sử dụng nguồn điện lưới 110 V). Đặt thang đo của đồng hồ vạn năng về thang đo điện áp xoay chiều. Bật máy in lên, kiểm tra điện áp xoay chiều tại giắc cấp nguồn xoay chiều cho bộ phận nung nhiệt xem có không, nếu có tắt máy in. Đặt thang đo của đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở, tháo giắc cấp nguồn xoay chiều 220 V hoặc 110 V (đối với máy in sử dụng nguồn điện lưới 110 V) cho bộ phận nung nhiệt ra. Kiểm tra giá trị điện trở tại giắc cấp nguồn xoay chiều cho bộ phận nung nhiệt, quan sát chỉ thị trên đồng hồ, nếu như đồng hồ chỉ vô cung ôm, có thể điện trở nhiệt, đèn sấy hoặc điện trở cầu chì hỏng. Thực hiện theo bước 3. Trường hợp ngược lại, nếu đồng hồ báo giá trị đo được khoảng vài chục ôm chứng tỏ điện trở nhiệt hoặc đèn sấy không hỏng thực hiện theo bước 4.
Bước 3: Sử dụng tuốc nô vít bốn cạnh tháo bộ phận nung nhiệt, tháo điện trở nhiệt hoặc đèn sấy ra. Sử dụng đồng hồ vạn năng đặt về thang đo điện trở, kiểm tra điện trở nhiệt (đèn sấy), đặt hai que đo của đồng hồ trực tiếp vào hai đầu của điện trở (đèn sấy) xem có hỏng không. Nếu đồng hồ đo điện trở sẽ chỉ ¥, chứng tỏ điện trở nhiệt hoặc đèn sấy đã hỏng. Trong trường hợp đồng hồ vẫn báo một giá trị điện trở nhất định khoảng vài chục ôm, cần phải kiểm tra điện trở cầu chì được lắp phía dưới điện trở nhiệt hoặc đèn sấy. Đồng hồ vẫn đặt ở thang đo điện trở, kiểm tra điện trở cầu chì, nếu giá trị điện trở là ¥, thì chắc chắn điện trở cầu chì hỏng. Sau khi phát hiện được linh kiện hỏng, cần phải thay thế bằng một linh kiện tương đương. Đôi khi cũng có trường hợp do tiếp xúc của giắc cắm với điện trở nhiệt kém dẫn đến máy in thông báo nhầm (chỉ áp dụng đối với những máy in sử dụng điện trở nhiệt). Cần phải sử dụng bông chấm vào cồn 90o làm sạch các bụi bẩn bám trên bề mặt tiếp điểm của giắc cắm và điện trở nhiệt.
Chú ý: Chỉ được sử dụng cồn làm sạch tiếp điểm tiếp xúc, không nên sử dụng các vật dụng khác cạo lên bề mặt của tiếp điểm vì sẽ làm mất đi lớp mạ của tiếp điểm.
Bước 4: Nếu điện trở nhiệt, đèn sấy hoặc điện trở cầu chì không hỏng cần phải kiểm tra cảm biến báo nhiệt mắc trong bộ phận nung nhiệt hoặc gắn ngay trên điện trở nhiệt. Sử dụng đồng hồ vạn năng đặt về thang đo điện trở, đặt hai que đo của đồng hồ vào hai đầu của cảm biến nhiệt (phải có giá trị điện trở khoảng 200 W sai số ± 5 %). Nếu giá trị đo được là đo điện trở là ¥, thì có khả năng cảm biến nhiệt hỏng, để chắc chắn cũng có thể sử dụng một nguồn nhiệt từ bên ngoài đưa sát vào cảm biến. Nếu thấy giá trị điện trở đo được trên đồng hồ thay đổi chứng tỏ cảm biến không hỏng, nếu không chắc chắn cảm biến đã hỏng. Thay thế bằng cảm biến nhiệt khác. Đối với cảm biến nhiệt gắn ngay trên điện trở nhiệt phải thay thế cả điện trở nhiệt. Sau khi thay cảm biến nhiệt, lắp ráp lại các bộ phận của bộ phận nung nhiệt như cũ. Lắp lại các bộ phận của máy in. Bật máy in, in thử một vài bản in để chắc chắn bộ phận nung nhiệt đã hoạt động tốt.
Ví dụ: Dưới đây sẽ minh hoạ quá trình kiểm tra, thay thế điện trở nhiệt trong máy in HP LaserJet 5L & 6L.
Bước 1: Thực hiện từ bước 1 đến bước 4 trong ví dụ hướng dẫn ở mục 3.2.1.1.
Bước 2: Thực hiện bước 2 trong ví dụ hướng dẫn ở mục 3.2.2.1
Bước 3: Thực hiện theo bước 3 trong ví dụ hướng dẫn ở mục 3.2.2.2
Bước 4: Kiểm tra và thay thế điện trở nhiệt
1. Sau khi tháo bộ phận nung nhiệt ra khỏi máy in, tiếp tục tháo vỏ lụa sấy ra. Quan sát điện trở nhiệt xem có nứt vỡ không. Nếu không nứt vỡ sử dụng đồng hồ vạn năng đặt về thang đo điện trở kiểm tra đầu nối với điện áp xoay chiều 220 V của điện trở nhiệt. Nếu chỉ số báo trên đồng hồ đo điện trở chỉ ¥ thì chắc chắn điện trở nhiệt đã hỏng. Thay thế bằng một điện trở mới như hình 3.50. Trường hợp ngược lại, khi kiểm tra đầu nối với điện áp 220 V xoay chiều của điện trở nhiệt mà giá trị đo được trên đồng hồ khoảng 30 W sai số ± 5 % thì chứng tỏ điện trở nhiệt không hỏng cần phải tiến hành kiểm tra tiếp cầu chì nhiệt. Tháo cầu chì nhiệt nằm ngay dưới điện trở nhiệt ra để kiểm tra, vẫn để đồng hồ vạn năng ở thang đo điện trở kiểm tra cầu chì nhiệt. Nếu giá trị đo được trên đồng hồ là vô cung ôm chứng tỏ cầu chì nhiệt đã hỏng, thay thế bằng một cầu chì nhiệt khác. Nếu kết quả đo được là 0 W chứng tỏ cầu chì nhiệt không hỏng cần phải kiểm tra cảm biến nhiệt theo hướng dẫn ở bước 5.
Hình 3.50. Hình dạng của điện trở nhiệt
Lắp ráp lại các bộ phận của bộ phận nung nhiệt và các bộ phận của máy in như ban đầu. Bật máy in, in thử một vài bản in để chắc chắn bộ phận nung nhiệt đã hoạt động tốt.
Bước 4: Kiểm tra cảm biến nhiệt
Nếu điện trở nhiệt và cầu chì nhiệt không hỏng cần phải kiểm tra cảm biến nhiệt. Sử dụng đồng hồ vạn năng đặt về thang đo điện trở, đặt hai đầu của que đo vào vị trí đầu nối với cảm biến nhiệt, nếu giá trị trên đồng hồ đo điện trở chỉ ¥, chứng tỏ cảm biến nhiệt đã hỏng. Vì cảm biến nhiệt của máy in HP LaserJet 5 L & 6L được gắn ngay lên trên điện trở nhiệt nên khi cảm biến nhiệt hỏng cũng có nghĩa là phải thay thế cả điện trở nhiệt.
Lắp ráp lại các bộ phận của bộ phận nung nhiệt và các bộ phận của máy in như ban đầu. Bật máy in, in thử một vài bản in để chắc chắn bộ phận nung nhiệt đã hoạt động tốt.
3.2.3. Hư hỏng của hệ thống điều khiển
3.2.3.1. Hư hỏng của mạch Formatter
a. Máy in vẫn in được bản in tự kiểm tra nhưng không in được từ máy tính
Hiện tượng: Khi ra lệnh in từ máy tính, xuất hiện thông báo lỗi không kết nối được với máy in trên máy tính, nhưng khi ra lệnh in một bản in tự kiểm tra của máy in máy in vẫn thực hiện được. Mọi hoạt động của máy in bình thường, kiểm tra cáp nối máy tính với máy in tốt.
Nguyên nhân: Do mạch I/O (mạch vào ra ghép nối máy in với máy tính) trên mạch Formatter hỏng.
Tiến hành sửa chữa:
Bước 1: Tắt điện máy in. Dùng tuốc nô vít loại bốn cạnh tháo các ốc vít bắt giữ vỏ máy, tháo vỏ máy ra.
Chú ý: Đối với một số máy in mới sản xuất về sau này, mạch Formatter được thiết kế có thể tháo ra được như dòng máy in của hãng HP mà không phải tháo rời cả vỏ máy (HP LaserJet 4V, HP LaserJet 1200, HP LaserJet 5000…). Vì vậy tuỳ từng trường hợp cụ thể mà có thể tháo vỏ máy hoặc không.
Bước 2: Tiếp tục tháo các vít bắt giữ mạch Formatter và giắc cắm sau đó nhấc mạch Formatter ra kiểm tra. Quan sát xem bề mặt mạch Formatter có nhiều bụi bẩn không, nếu có sử dụng chổi lông và bóng cao su thổi bụi vệ sinh sạch các bụi bẩn. Tiếp tục quan sát xem các chân của IC I/O và IC đệm ( Buffer) có bị ố mốc không (IC I/O là IC thường được mắc ở ngay đầu vào cổng nối cáp dữ liệu của máy in với máy tính, IC đệm là IC được thiết kế mắc đằng sau IC I/O), nếu có, sử dụng mỏ hàn nung nhiệt loại mỏ hàn được thiết kế chống tĩnh điện (tuyệt đối không nên sử dụng mỏ hàn xung, bởi vì các linh kiện trên mạch Formatter đều là các linh kiện rất nhạy cảm với điện tích tĩnh vì vậy nếu sử dụng mỏ hàn xung có thể gây ra hư hỏng các linh kiện này) hàn chặt lại các chân của IC I/O và IC đệm. Lắp lại các bộ phận của máy in như ban đầu. Bật máy in, in thử một vài bản in. Quan sát hoạt động của máy in, nếu máy in được bản in theo ý muốn chứng tỏ mạch I/O đã hoạt động tốt. Nếu máy tính vẫn xuất hiện thông báo lỗi và máy in không in được cần phải tiến hành kiểm tra IC I/O và IC đệm. Cách tiến hành như bước 2.
Bước 3: Tháo các bộ phận của máy in như hướng dẫn ở bước 2 nhưng không nhấc hẳn mạch Formatter ra mà vẫn để nguyên mạch Formatter và các giắc cắm như cũ. Lắp lại các giắc cắm của máy in.
Chú ý: Đối với bất kỳ máy in laser nào, khi đã tháo vỏ máy ra, máy in sẽ không hoạt động do các cảm biến nhận diện được sự không bình thường của máy in. Vì vậy cần phải “bẫy” các cảm biến và công tắc nhận diện cửa máy in, hộp mực, nguồn cấp cho mô tơ chính và mô tơ quét, thì máy in mới có thể hoạt động được. Do máy in của các hãng được thiết kế không giống nhau vì vậy cần phải tìm hiểu tài liệu cụ thể của từng máy để biết thêm chi tiết.
Nối cáp dữ liệu của máy tính với máy in. Bật máy in lên, ra lệnh in từ máy tính, sử dụng máy hiện sóng quan sát tín hiệu tại đầu vào của IC I/O xem có không. Nếu có, sử dụng máy hiện sóng quan sát tín hiệu tại đầu ra của IC I/O nếu không có IC I/O hỏng. Tắt máy in, tháo IC I/O ra khỏi mạch Formatter và thay thế bằng một IC khác. Lắp ráp các bộ phận của máy in như cũ. Bật máy in, ra lệnh in từ máy tính nếu máy in in được chứng tỏ kết quả sửa chữa đã thành công. Trường hợp ngược lại khi kiểm tra tín hiệu tại đầu ra của IC I/O vẫn có, tiếp tục kiểm tra IC đệm mắc ngay sau IC I/O.Cách tiến hành tương tự như khi kiểm tra IC I/O.
Ví dụ: Dưới đây sẽ minh hoạ quá trình kiểm tra, thay thế IC I/O trong máy in HP LaserJet 5L & 6 L.
Bước 1: Thực hiện từ bước 1 đến bước 4 trong ví dụ hướng dẫn ở mục 3.2.1.1.
Bước 2: Tháo bảng mạch chính
Sử dụng tuốc nô vít bốn cạnh, tháo các vít bắt giữ bảng mạch chính ra như hình 3.51. Tiếp tục tháo các giắc cắm nối với bảng mạch chính rồi nhấc hẳn bảng mạch chính ra ngoài.
Hình 3.51. Vị trí các vít bắt giữ bảng mạch chính
Sử dụng tuốcnô vít bốn cạnh tháo vít bắt giữ mạch Formatter ra như hình 3.52.
Hình 3.52. Hình dạng mạch Formatter
Quan sát xem có bụi bẩn bám trên bề mặt mạch Formatter không. Nếu có sử dụng chổi lông kết hợp với bóng cao su thổi bụi làm sạch bề mặt của mạch Formatter. Tiếp tục quan sát xem IC I/O là IC U9 (E6V2HP) trên mạch Formatter xem các chân của IC có bị ố mốc không. Nếu có sử dụng mỏ hàn, hàn lại các chân của IC. Nếu các chân của IC không ố mốc. Lắp ráp lại các cáp nối của máy in như cũ, “bẫy” máy in như đã hưỡng dẫn ở các nội dung trên. Bật máy in, ra lệnh in từ máy tính. Sử dụng máy hiện sóng quan sát tín hiệu tại đầu vào của IC các chân 1, 2, 3, 4,5, 7, 8, 9 xem có tín hiệu không, nếu có tiếp tục kiểm tra tại đầu ra của IC các chân 10, 11, 12, 13, 14, 15, 17,18, 19, 20 xem có tín hiệu không. Nếu không có chứng tỏ IC I/O hỏng, thay thế bằng một IC khác.
Chú ý: Chân 6 và 16 của IC U9 (E6V2HP) nối đất xem hình 3.53 để biết thêm chi tiết.
Hình 3.53. Sơ đồ IC E6V2HP
Trong trường hợp các tín hiệu tại đầu ra của IC I/O có đủ cần phải kiểm tra IC đệm là IC U42 (7407). Sử dụng máy hiện sóng quan sát tín hiệu tại đầu vào của IC U42 (7407) các chân 1, 3, 5, 9, 11, 13 xem có không, nếu có quan sát tiếp tín hiệu đầu ra của IC các chân 2, 4, 6, 8, 10, 12 xem có không nếu không có IC U42 (7407) hỏng cần phải thay thế bằng IC khác. Sau khi thay IC xong, lắp ráp lại các bộ phận của máy in như ban đầu. Bật máy in, ra lệnh in từ máy tính để chắc chắn mạch Formatter đã hoạt động tốt. Hình 3.54 chỉ ra hình dạng của IC U42 (7407).
Hình 3.54. Sơ đồ IC 7407
b. Máy in vẫn in được bản in tự kiểm tra nhưng khi in từ máy tính bản in bị biến dạng hoặc xuất hiện các kỹ tự loằng ngoằng
Hiện tượng: Khi ra lệnh in từ máy tính, máy in vẫn thực hiện lệnh in, nhưng bản in có thể bị biến dạng (hình ảnh bị vỡ ra) hoặc có các kỹ tự loằng ngoằng trên bản in. Máy in báo lỗi bộ nhớ trên bảng điều khiển. Nhưng khi ra lệnh in một bản in tự kiểm tra của máy in máy in vẫn thực hiện được. Mọi hoạt động của máy in bình thường, kiểm tra cáp nối máy tính với máy in tốt.
Nguyên nhân: Do RAM gắn trên mạch Formatter bị hỏng, lỗi.
Tiến hành sửa chữa:
Bước 1: Tắt điện máy in. Dùng tuốc nô vít, loại bốn cạnh tháo các ốc vít bắt giữ vỏ máy, tháo vỏ máy ra. Có thể áp dụng bước này hoặc không tuỳ từng trường hợp cụ thể như đã hướng dẫn ở mục 3.3.1.1.
Bước 2: Tiếp tục tháo các vít bắt giữ mạch Formatter và giắc cắm sau đó nhấc mạch Formatter ra kiểm tra. Quan sát xem bề mặt mạch Formatter có nhiều bụi bẩn không, nếu có sử dụng chổi lông và bóng cao su thổi bụi vệ sinh sạch các bụi bẩn. Tiếp tục quan sát xem các chân của RAM gắn trên mạch Formatter có bị ố mốc không, nếu có sử dụng mỏ hàn nung nhiệt loại mỏ hàn được thiết kế chống tĩnh điện hàn lại các chân của RAM. Lắp lại các bộ phận của máy in như ban đầu. Bật máy in, in thử một vài bản in. Quan sát hoạt động của máy in, nếu máy in in được bản in theo ý muốn chứng tỏ mạch Formatter đã hoạt động tốt. Nếu máy in vẫn ở tình trạng như ban đầu cần tiến hành theo bước 3.
Bước 3: Tháo mạch Formatter ra, thay thế RAM mới vào mạch Formatter, phải thay đúng chủng loại RAM của nhà sản xuất. Lắp ráp lại mạch Formatter và các bộ phận khác của máy in như ban đầu. Bật máy in, ra lệnh in từ máy tính, kiểm tra kết quả bản in. Nếu máy in in ra được bản in như ý muốn chứng tỏ mạch Formatter đã hoạt động tốt. Trường hợp thay thế RAM mà vẫn không được cần phait thay thế bảng mạch Formatter.
* Trong nội dung phần này không chỉ ra minh hoạ cụ thể, đọc hướng dẫn cách tiến hành kết hợp xem ví dụ trong mục 3.3.1.1 ở phần trên.
3.2.4. Hư hỏng của hệ thống nguồn cung cấp
Hiện tượng: Bật máy in, đèn báo nguồn không sáng, máy in ngừng mọi hoạt động
Nguyên nhân: Mạch nguồn bị hỏng
Tiến hành sửa chữa:
Bước 1: Tháo cáp cấp nguồn cho máy in, sử dụng đồng hồ vạn năng chuyển về thang đo điện áp xoay chiều kiểm tra nguồn điện áp lưới xem có không, nếu có. Sử dụng tuốc nô vít, loại bốn cạnh tháo các ốc vít bắt giữ vỏ máy, tháo vỏ máy ra, tiếp tục tháo mạch nguồn ra để kiểm tra. Quan sát trên mạch nguồn xem có hiện tượng linh kiện bị cháy, chập không. Sử dụng đồng hồ vạn năng đặt về thang đo điện trở kiểm tra cầu chì xem có đứt không, nếu kết quả đo được là ¥ chứng tỏ cầu chì đã hỏng. Tháo cầu chì ra, tiếp tục kiểm tra các linh kiện trên mạch lọc sơ cấp xem có hỏng không như cầu chì, tụ điện và các cuộn cảm, varicap. Phát hiện linh kiện hỏng, thay thế bằng linh kiện khác có cùng trị số. Thay cầu chì mới vào, cấp điện cho máy in, sử dụng đồng hồ đặt về thang đo một chiều kiểm tra các nguồn điện áp một chiều ổn định ở đầu ra. Nếu có đủ, lắp lại các bộ phận của máy in như cũ. Cấp điện cho máy in, quan sát hoạt động của máy in, nếu đèn báo nguồn của máy in bật sáng, và máy in khởi động được, hãy in thử một vài bản in. Nếu máy in hoạt động ổn định chứng tỏ mạch nguồn đã hoạt động tốt. Trường hợp kiểm tra các linh kiện trên mạch lọc sơ cấp không hỏng, thay cầu chì mới, cấp điện cho máy in lại tiếp tục nổ cầu chì, tiến hành theo bước 2.
Bước 2: Tắt nguồn cấp cho máy in, sử dụng đồng hồ vạn năng đặt về thang đo điện trở kiểm tra mạch chỉnh lưu sơ cấp xem có hỏng không như cầu đi ốt, tụ lọc nguồn phát hiện linh kiện hỏng thay thế bằng linh kiện mới có cùng trị số. Nếu các linh kiện trên không hỏng cần phải kiểm tra IC ngắt mở hoặc transistor ngắt mở xem có bị chập hỏng không nếu có thay thế băng linh kiện khác. Sau khi thay linh kiện xong, cách kiểm tra giống như ở bước 1. Trường hợp khác kiểm tra cầu chì không hỏng, nhưng không có các điện áp một chiều ổn định ở đầu ra cần phải kiểm tra mạch chỉnh lưu thứ cấp và IC công suất ngắt mở hoặc transistor ngắt mở. Cách tiến hành như hướng dẫn ở bước 3.
Bước 3: Sử dụng máy hiện sóng quan sát tín hiệu dao động tại đầu ra của IC công suất ngắt mở hoặc transistor ngắt mở xem có không, nếu không có. Sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra điện áp cấp cho IC công suất ngắt mở hoặc transistor ngắt mở xem có không nếu có chứng tỏ IC hoặc transistor đã hỏng thay thế bằng linh kiện khác có cùng trị số. Nếu tín hiệu dao động vẫn có, sử dụng đồng hồ vạn năng đặt về thang đo điện áp một chiều kiểm tra điện áp tại đầu ra của biến áp xung xem có không (phải nhấc tải phía sau ra). Nếu có, tắt nguồn sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra các linh kiện mắc trên mạch chỉnh lưu thứ cấp như tụ điện, điện trở, đi ốt phát hiện linh kiện hỏng thay thế bằng linh kiện khác có cùng trị số. Sau khi sửa chữa mạch nguồn xong, lắp ráp lại các bộ phận của máy in như ban đầu, sau đó cũng tiến hành kiểm tra tương tự như ở bước 1.
Ví dụ: Dưới đây sẽ minh hoạ quá trình kiểm tra, sửa chữa khối nguồn của máy in Brother Laser HL 1240/ 1250
Bước 1: Tháo khối nguồn
1. Sử dụng tuốc nô vít loại sáu cạnh, tháo các ốc vít bắt giữ vỏ máy, mặt máy. Nhấc vỏ máy mặt máy ra.
2. Tiếp tục sử dụng tuốc nô vít tháo ốc vít bắt giữ khối nguồn. Tháo các giắc cắm và sau đó nhấc khối nguồn ra. Quan sát xem bề mặt của khối nguồn có nhiều bụi bẩn không, nếu có hãy vệ sinh sạch các bụi bẩn. Sau khi đã vệ sinh khối nguồn, lắp lại khối nguồn vào máy in như ban đầu rồi làm theo bước 2.
Bước 2: Kiểm tra sửa chữa khối nguồn
1. Trước tiên cần phải kiểm tra điện áp một chiều ổn định + 24 V, + 5 V sai số ± 5 % tại đầu ra của nguồn, giắc cắm CN101. Bật nguồn, sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra điện áp một chiều ổn định tại thứ cấp của nguồn giắc cắm CN101 xem có điện áp + 24 V tại chân 5, 7 và điện áp + 5 V tại chân 2 không. Nếu không có, đặt thang đo của đồng hồ về thang đo điện áp xoay chiều kiểm tra điện áp xoay chiều trên tụ C1, điện trở R1, varistor Z1 và cuộn lọc L1, để chắc chắn có điện áp xoay chiều 220 V tại đầu vào của nguồn xem có không. nếu không có, tắt nguồn đặt thang đo của đồng hồ về thang đo điện trở kiểm tra cầu chì F1 (1,5 A/250 V), varistor Z1 phát hiện linh kiện hỏng thay thế. Trong trường hợp kiểm tra có điện áp xoay chiều ở đầu vào, đặt thang đo của đồng hồ vạn năng về thang đo điện áp một chiều kiểm tra điện áp một chiều trên tụ C5 (220 mF/400 V) tại đó phải có điện áp một chiều khoảng + 300 V. Nếu không có kiểm tra thisistor NTC1 và tụ lọc nguồn C5. Phát hiện linh kiện hỏng, tiến hành thay thế. Nếu mạch chỉnh lưu sở cấp tốt cần phải kiểm tra mạch công suất ngắt mở. Hình 3.55 chỉ ra sơ đồ nguyên lý mạch nguồn trong máy in Brother Laser HL 1240/ 1250.
2. Tắt nguồn, sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra transistor Q1, Q2, và các linh kiện mắc trên mạch công suất ngắt mở xem có hỏng không, nếu phát hiện thấy linh kiện hỏng tiến hành sửa chữa thay thế. Nếu các linh kiện trên không hỏng. Sử dụng đồng hồ kiểm tra tại chân 10 của IC 101 xem có điện áp + 5 V không, nếu có kiểm tra tại đầu ra của IC 101 chân 1 xem có điện áp + 5 V không. Nếu không có IC 101 hỏng, thay thế IC 101. Nếu chân 1 của IC 101 vẫn có điện áp + 5 V cần kiểm tra Q201 xem có hỏng không, nếu hỏng thay thế IC Q201. Đôi khi nguyên nhân hư hỏng của mạch nguồn là do mạch hồi tiêp gây ra. Đối với trường hợp này, hay dẫn đến tình trạng mạch nguồn lúc có lúc không, cần phải kiểm tra Opto copler PC1, IC101 phát hiện hỏng thay thế bằng linh kiện khác.
3. Sau khi sửa chữa xong mạch nguồn tiến hành lắp ráp lại các bộ phận của máy in như cũ. Bật máy in, in thử một vài bản in kiểm tra để chắc chắn mạch nguồn đã hoạt động tốt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TL.lop co ban.doc