Tổng hợp Quản trị danh mục đầu tư ngân hàng
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) chín tháng năm 2010 tăng trưởng 6,52% so với chín tháng năm 2009,và dự kiến cả năm sẽ đạt 6.7%, vượt qua mục tiêu6.5% của chính phủ. trong đó quý I tăng5,83%; quý II tăng 6,4% và quý III tăng 7,16%. Đây là mức tăng khá cao so vớimức tăng 4,62% của cùng kỳ năm trước.
Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế chíntháng năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,89%, đóng góp 0,49điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,29%, đóng góp 3,02 điểmphần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,24%, đóng góp 3,01 điểm phần trăm. Trong tổngsản phẩm trong nước chín tháng, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm21,09%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 40,85%; khu vực dịch vụ chiếm38,06%
101 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng hợp Quản trị danh mục đầu tư ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức.
Vòng quay các khoản phải thu= doanh số thuần hàng năm/ các khoản phải thu trung bình
Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Vòng quay hàng tồn kho=giá vốn hàng bán/hàng tồn kho trung bình
Ta thấy,vòng quay các khoản phải thu của VIS qua các năm lần lượt là 3.9;7.42;5.0 ;3.05 và 7.82.Như vậy trong 1 năm khoản phải thu quay vòng hơn 3 lần và tăng vượt bậc vào năm 2007,6 tháng đầu năm 2010.Nhìn chung,vòng quay các khoản phải thu của công ty thường xuyên biến động.Năm 2008 do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên vòng quay các khoản phải thu giảm mạnh.Trong năm 2009 kinh tế nước ta có đã trong giai đoạn phục hồi nên vòng quay khoản phải thu vẫn giảm nhưng sang năm 2010 thì tăng vượt bậc.Điều này cho thấy tốc độ chuyển hóa khoản phải thu của công ty đang phát triển tương đối tốt, khoản phải thu được chuyển thành tiền của công ty đang ngày càng được rút ngắn nên chứng tỏ chính sách thu hồi nợ của công ty đang thực hiện là hiệu quả, hạn chế được lượng vốn bị chiếm dụng và phần nào góp phần tích cực trong thanh toán nợ của công ty.Bên cạnh đó,vòng quay hàng tồn kho của công ty lại có xu hướng giảm qua các năm.Điều này cho thấy vòng quay hàng tồn kho của công ty khá thấp vì vậy thời gian tồn kho hàng hoá của công ty khá cao nên hiệu quả hoạt động tồn kho của công ty không tốt,tốc độ kinh doanh của doanh nghiệp không cao, doanh nghiệp chưa tận dụng được tốt các chi phí cơ hội trong việc quản lý hàng tồn kho.
c-Nhóm các chỉ số phản ảnh khả năng sinh lời:
Được phản ánh rõ nét qua tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu(NPM),tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản(ROA) và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Công thức tính: NPM=Lợi nhuận / doanh thu
Nhìn chung,chỉ số NPM của công ty có xu hướng tăng qua các năm. Lợi nhuận của VIS đến từ ba nguồn chính: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các khoản thu nhập bất thường (đến từ hoạt động kinh doanh bất động sản và thanh lý tài sản cố định).Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua là tương đối hiệu quả.Trong năm 2007,nước ta đã gia nhập vào WTO làm thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng,tăng cường quan hê quốc tế tuy nhiên cũng gặp thách thức không nhỏ từ các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài.
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Công thức tính
ROE = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường /Vốn cổ phần thường
Ý nghĩa:
ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.
Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.
Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
Khi tính toán được tỷ lệ này, các nhà đầu tư có thể đánh giá ở các góc độ cụ thể như sau:
ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu công ty có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng.
ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không
Nhìn chung,chỉ số ROE của công ty qua các năm đều có xu hướng gia tăng từ 14,23% năm 2006 lên 59,75% năm 2009.Nguyên nhân là do trong những năm qua,VIS đã quản lý chi phí tốt, làm tỷ suất lợi nhuận biên quý II/2009 tăng gấp 9 lần năm 2007. Bên cạnh đó, tận dụng chính sách hỗ trợ lãi suất, VIS cũng đẩy mạnh sử dụng đòn bẩy tài chính vào hai quý đầu 2009 VIS luôn duy trì đòn bẩy tài chính cao có tác dụng làm gia tăng lợi nhuận ròng dành cho cổ đông. Mặt khác tình hình kinh doanh của công ty thờikỳ này đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt đã làm khuất đại ROE.
Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản
Công thức tính: ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/Tổng tài sản.
Ý nghĩa:
-ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets), đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.
-ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau. Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
-Ta thấy chỉ số ROA qua các năm lần lượt là 2.1;3.2;14.8;17.4 cho thấy khả năng sinh lời của công ty là tương đối cao.Điều này rất tốt bởi công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.Do lợi nhuận của công ty tăng trưởng tương đối ổn định mặt khác chi phí lãi vay của công ty không cao nên làm cho ROA tăng lên qua các năm.
Như vậy,chiếm tới 90% giá thành sản xuất thép, sự biến động trong giá phôi thép năm 2009 đã giúp không chỉ riêng VIS, nhiều DN thép như HSG, DNY, TLH đều có mức hiệu suất sinh lời cao. Ngoài ra,việc hỗ trợ lãi suất của Chính Phủ cũng đóng góp giúp gia tăng chỉ tiêu sinh lời khoảng 2 - 3%. Sang năm 2010, các DN thép đương đầu với việc giá phôi tăng đến 50%. Bài toán tăng giá còn đặt ra cho cả các yếu tố đầu vào khác gồm than, điện, chi phí lãi suất (khi không còn hỗ trợ) kéo các chỉ tiêu lợi nhuận bao gồm cả tương đối và tuyệt đối xuống thấp. Đơn cử, tỷ lệ lãi ròng trung bình cả năm 2010 của VIS ước đạt 4%, thấp hơn nhiều so với mức 11% của năm 2009 và 8% của năm 2008.
Ta thấy,với việc quản lý khá tốt chi phí nên chi phí giá vốn đã giảm dần làm cho tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của tài sản. Dẫn tới, ROA không những không giảm mà còn tăng nhanh từ 2,12% năm 2006 lên 14,82% năm 2008 và 17,37% năm 2009.Sự thiếu ổn định trong tỷ suất sinh lời đối với các DN thép như VIS là điều khó tránh khỏi do 70% nguồn nguyên liệu vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu. So với các DN cùng ngành, VIS được đánh giá là khả năng kiểm soát chi phí và sử dụng nguồn vốn tốt.
1.3 TRIỂN VỌNG VÀ TIỀM NĂNG CỦA VIS :
Theo Hiệp hội thép thế giới, nhu cầu thép thế giới sẽ tăng 10,7 trong năm 2010, đạt mức 1,241 tỷ tán và sẽ đạt mức kỷ lục 1,306 tỷ tấn năm 201 1. Trong khi đó, nguồn lực đầu tư cho xây dựng cơ sớ hạ tầng của Việt Nam còn khá lớn, mức tăng trưởng hàng năm khá cao. Kết thúc năm 2009 ngành thép được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp nặng có mức tăng trưởng cao nhất, sản xuất tăng 25 và tiêu thụ tăng 30 so với năm 2008.
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, nhu cầu thép xây dựng trong nước sẽ còn tăng mạnh kể từ tháng 9, sau khi kết thúc mùa mưa bão. Do vậy, sản lượng cũng như doanh thu các doanh nghiệp (DN) thép thường tăng vào những quý cuối năm. Các DN thép có lượng hàng tồn kho khá lớn, nên khi giá thép quốc tế tăng giá do tỷ giá, các DN thép trong nước thường tăng lợi nhuận trong ngắn hạn do giá vốn chưa tăng trong khi giá bán được điều chỉnh tăng.
Sau 4 lần giảm giá liên tiếp trong 2 tháng gần đây, giá thép trong tháng 7 đã tăng nhẹ. Hiện tại giá thép đang tăng mạnh Hầu hết các công ty thép nội địa đã điều chỉnh tăng giá bán sản phẩm từ 300.000 đồng/tấn của lần tăng gần đây nhất lên mức giá tăng thêm mới cao hơn 500.000đồng/Tấn so với giá cũ. Các thương hiệu thép Việt, VNSteel trụ sở phía Nam... cũng đồng loạt tăng giá từ 150.000 đồng đến khoảng 500.000 đồng mỗi tấn.
Theo hiệp hội thép, trong tháng 7, giá thép được giao tại nhà máy chỉ khoảng dưới 13 triệu đồng thì nay phổ biến ở mức 13,3-13,9 triệu đồng mỗi tấn (chưa bao gồm VAT). Như vậy, nếu cộng gộp từ đầu tháng đến nay, giá thép đã lên tăng đến trên dưới một triệu đồng mỗi tấn. Nguyên nhân tăng giá thép là do giá phôi thép đã tăng lên mức 610-620 USD mỗi tấn, thép phế cũng đạt mức 410- 420 USD. Thêm vào đó, tỷ giá USD tăng thêm 2 nên các doanh nghiệp buộc phải tăng giá bán. Hơn thế, lượng tiêu thụ thép vẫn tăng đáng kể. Theo ước tính của Hiệp hội thép, lượng thép tiêu thụ tháng 8 ước đạt 460.000 tấn, nhiều hơn 100.000-150.000 tấn so với dự báo trước đó. Do đó trong những tháng cuối năm, các doanh nghiệp thép sẽ đồng loạt tăng giá thép.
Giá phôi và thép sẽ hồi phục trở lại sau tháng 9, khi tháng Ramadan của người đạo Hồi kết thúc và các hoạt động kinh tế khu vực năng động nhất trên thế giới tăng trở lại. Thị trường thép rất đặc biệt. Khi giá tăng luôn tăng rất mạnh và ngược lại. Hiện tình hình giá phôi, thép phế và USD biến động, không chỉ thị trường trong nước mà ngay cả trên thế giới, diễn biến giá cả thị trường thép do vậy sẽ rất khó lường.
Nghịch lý trên thị trường thép là giá tăng thường kích thích nhu cầu mua và tâm lý đầu cơ của hệ thống đại lý vốn phân phối theo phương thức "mua đứt bán đoạn". Như vậy, diễn biến của thị trường hiện nay sẽ cải thiện đáng kể biên lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thép. Ngoài ra, hạng mục hàng tồn kho của các nhà máy với giá thành sản xuất trung bình khoảng 12 triệu đồng/tấn vốn là gánh nặng của doanh nghiệp, thậm chí phải trích dự phòng giảm giá vào cuối quý II giờ lại thành "món lợi". Điểm qua báo cáo của một số
doanh nghiệp ngành thép niêm yết, khoản mục này khá lớn (tính đến cuối quý II). Chẳng hạn, Thép Việt Đức hàng tồn kho ở mức 350 tỷ đồng, Thép Tiến Lên 368 tỷ đồng, Thép Việt Ý 282 tỷ đồng. Giá thép tăng đến mức nào khó dự đoán và phụ thuộc chủ yếu vào giá thế giới, vì 70 lượng phôi thép và 47 lượng thép phế phải nhập khẩu. Do đó, nếu giá thế giới có biến động mạnh thì giá trong nước cũng sẽ điều chỉnh theo. Tuy vậy, mức giá kỷ lục mà thép đã từng lập khi đạt tới 21 triệu đồng/tấn được nhận định khó lặp lại, bởi khi đó giá phôi trên thế giới ở mức 1.150 USD/tấn. Với việc nhà máy sản xuất phôi thép đi vào hoạt động năm 2010 sẽ giúp doanh nghiệp giảm sự phụ thuộc và nguồn nguyên liệu phôi nhập khẩu, do đó doanh nghiệp sẽ dễ điều chỉnh giá bán cũng như nguồn đầu vào cho mình. Do đó rủi ro về tỷ giá sẽ ít ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4 Phân tích rủi ro:
Chỉ số rủi ro: bao gồm chỉ số rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập ví dụ như rủi ro của dòng tiền không ổn định qua các thời gian khác nhau. Rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến cấu trúc tài chính của công ty, ví dụ như việc sử dụng nợ.
1.Rủi ro kinh doanh:
- Rủi ro tỷ giá: do phải nhập lượng lớn phôi thép nên sự biến động của tỷ giá ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh.
- Rủi ro giá nguyên vật liệu: sự biến động liên tục của giá thép nguyên liệu tác động tới hiệu quả kinh doanh.
- Rủi ro cạnh tranh, kinh tế:năm 2007 nước ta gia nhập WTO,viêc này mang lại nhiều thuận lợi cho công ty nhưng cũng mang lại không ít khó khăn khi phải cạnh tranh trên thị trường lớn hơn.
2.Rủi ro tài chính:
Việc sử dụng nợ lớn đã làm cho VIS gặp phải rủi ro lãi suất khá lớn khi tình hình thị trường tiền tệ biến động mạnh và lãi suất có khả năng xuống thấp hơn.
1.5 Phân tích SWOT:
Điểm mạnh:
Thương hiệu Sông Đà là một trong những lợi thế cạnh tranh mạnh của VIS. Hiện 25.5% vốn cổ phần của Công ty được nắm giữ bởi Tổng công ty Sông Đà, nhờ vậy, VIS có sự hỗ trợ từ phía Tổng Công ty về vốn, công nghệ và có cơ hội cung cấp sản phẩm cho nhiều dự án, công trình của Tổng công ty.
VIS hiện sở hữu dây chuyền công nghệ hiện đại bậc nhất, do tập đoàn Danieli (Ý) chuyển giao. Năm 2009, VIS đã đầu tư trạm khí hóa than thay cho lò đốt bằng dầu giúp giảm đáng kể chi phí nhiên liệu.
VIS đang chủ động dần về nguồn nguyên liệu phôi đầu vào, tránh những rủi ro từ thị trường nước ngoài cũng như rủi ro về tỷ giá. Dự án nhà máy phôi thép tại Hải Phòng (hiện là Công ty cổ phần luyện thép Sông Đà) với
công suất 400.000 tấn phôi/năm chính thức đi vào hoạt động từ quý IV/2009. Dự kiến SDS sẽ cung cấp 70 – 80% lượng phôi tiêu thụ của Công ty khi họat động đủ 100% công suất.
Điểm yếu:
Hiện tại VIS vẫn phải mua 70% lượng phôi thép nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi 100% doanh thu đến từ thị trường nội địa, việc thanh toán cho đối tác bằng ngoại tệ tiềm ẩn rủi ro tý giá cho Công ty. Tuy nhiên, hiện Công ty vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa rủi ro nào cho những biến động liên
quan đến tỷ giá.
Việc kiểm soát giá trên thị trường chưa thật sự chặt chẽ dẫn đến việc cạnh tranh ngay trong chính các nhà phân phối, đại lý của Công ty.
Việc xúc tiến các mối quan hệ với chủ đầu tư nhằm tìm kiếm thông tin dự án và cơ hội kinh doanh còn chưa được đẩy mạnh.
Cơ hội:
Xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tầng vẫn là ngành được ưu tiên đầu tư hàng đầu trong phát triển kinh tế. Trong năm
2010, tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng dự báo là khoảng 10%, cho thấy cơ hội thị trường lớn đối với
ngành thép.
Môi trường kinh tế Việt Nam khá ổn định trước biến động xấu của các nền kinh tế lớn là Châu Âu và Mỹ. Xét tới 6 tháng cuối năm, GDP vẫn có khả năng đạt tốc độ tăng trưởng mục tiêu 6.5%, lạm phát được kiểm soát.
Đây sẽ là dung môi tốt cho sự phát triển của ngành.Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang diễn ra với tốc độ cao. Do đó, nhu cầu thép xây dựng trong những năm tới tiếp tục tăng.
Thách thức:
Sự cạnh tranh của thị trường thép trong nước đang ngày càng trở nên gay gắt. Điều này lý giải việc chưa năm nào Công ty sản xuất và tiêu thụ ở công suất tối đa là 250.000 tấn/năm. Việt Nam còn có nguy cơ khủng hoảng thừa khoảng 3 triệu tấn công suất thép.
Việc đầu tư vào SDS để đảm bảo nguồn cung nhưng phô sản xuất trong nước thường có giá kém cạnh tranh hơn so với các mặt hàng cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc.
Năm 2010, Việt Nam bắt đầu áp dụng thuế nhập khẩu 0%đối với một số mặt hàng thép. Theo nguyên tắc trong sân chơi WTO, Việt Nam đang phải gỡ dần những bảo hộ đối với ngành thép trong nước.
Nguồn nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới.Kể cả khi đã sản xuất được phần lớn lượng phôi thép thì nguyên liệu để sản xuất phôi như quặng, thép phế liệu, các doanh nghiệp cũng phải nhập đến 70%.
Các yếu tố đầu vào cho sản xuất gồm điện, than và xăng dầu đều chịu áp lực tăng giá, nhất là đối với ngành thép, đối tượng sử dụng tương đối lớn những sản phẩm này. Mặc dù nền kinh tế nước ta đạt được tỷ lệ tăng trưởng dương nhưng vẫn còn tiềm ẩn những bất ổn về lạm phát,tỷ giá trong thời gian tới,do vậy nhu cầu thép có thể sẽ bị ảnh hưởng.
2. Công ty cổ phần sữa Việt Nam(VNM)
2.1Tổng quan về công ty sữa Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành công ty sữa Việt Nam
Vinamilk tiền thân là Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục thực phẩm, gồm 4 nhà máy thành lập năm 1976. 12/2003 chính thức chuyển sang CTCP Sữa Việt Nam, đến tháng 4/2004 sáp nhập với nhà máy sữa Sài Gòn nâng VĐL của công ty lên 1.590 tỷ đồng.
Tháng 06/2005: Công ty mua lại phần vốn góp của đối tác trong Công ty Sữa Bình Định và sáp nhập vào Vinamilk.
Ngày 19/01/2006, VNM chính thức niêm yết trên HOSE với khối lượng niêm yết 159 triệu cổ phiếu. SCIC nắm giữ xấp xỉ 50,01% vốn cổ phần.
Vốn điều lệ hiện tại của VNM là 1.753 tỷ đồng.
Trụ sở chính: 36-38 Ngô Đức Kế, Quận 1, Tp.HCM
Website: www.vinamilk.com.vn
Email: vinamilk@vinamilk.com.vn
Tell : (84-8) 9 304 860 - 9 305 197
Fax : (84-8) 9 304 880
2.1.2 Vị thế kinh doanh
Theo kết quả bình chọn 100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam, Vinamilk là thương hiệu thực phẩm số 1 của Việt Nam chiếm thị phần hàng đầu, đạt tốc độ tăng trưởng 20 – 25%/năm.
Doanh thu nội địa tăng trung bình hàng năm khoảng 20% - 25%. Vinamilk đã duy trì được vai trò chủ đạo của mình trên thị trường trong nước và cạnh tranh có hiệu quả với các nhãn hiệu sữa của nước ngoài. Một trong những thành công của Vinamilk là đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu của tất cả các đối tượng khách hàng từ trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn, người có nhu cầu đặc biệt.
Thị trường xuất khẩu chính của công ty là Úc, Campuchia, Iraq, Philippines và Mỹ.
VNM đang xây dựng 2 nhà máy sản xuất sữa với tổng chi phí 40 triệu USD và sẽ hoàn thành trong năm nay và năm 2009 tại Bắc Ninh Và Đà Nẵng. Công ty cũng có kế hoạch đầu tư 600 tỷ đồng để nâng cấp các nhà máy và trang thiết bị hiện có của công ty.
Ngoài ra, Vinammilk cũng dang tham gia vào lĩnh vực bất động sản để đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh
2.1.3 Thị trường tiêu thụ và thị phần
Mặc dù tốc độ tăng trưởng doanh thu chưa thực sự ổn định song lợi nhuận lại tăng trưởng khá đều, trung bình đặt khoảng hơn 30%/năm. Đặc biệt năm 2009 mặc dù tình hình kinh tế gặp khó khăn chung, song lợi nhuận của VNM tăng gần gấp đôi so với năm trước. Hiện nay thị trường trong nước đóng góp đến 90% doanh thu của VNM, một phần nhỏ doanh thu xuất khẩu đến từ các nước như Trung Đông, Campuchia, Philippines và Úc với hai sản phẩm chính là sữa bột và sữa đặc. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, công ty vẫn xác định việcphát triển sản phẩm cho thị trường nội địa là mục tiêu chính, thị trường nước ngoài sẽ là mục tiêu cho giai đoạn về sau. Theo số liệu mà chúng tôi thu thập được hiện nay thị phần các mặt hàng của VNM như sau: sữa chua 97%, sữa đặc 70%, sữa nước 55%, sữa bột 35% thị phần của cả nước. Như vậy có thể thấy với lợi thế về quy mô và kinh nghiệm thì sữa đặc và sữa chua là hai mặt hàng mà khó đối thủ nào có thể cạnh tranh với công ty tại thời điểm hiện tại.
2.1.4 Lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh:
Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, bánh, sữa tươi, sữa đậu nành, nước giải khát và các sản phẩm từ sữa khác;
Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hoá chất và nguyên liệu.
Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản; Kinh doanh kho bãi, bến bãi; Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô; Bốc xếp hàng hoá;
Sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, café rang– xay– phin – hoà tan;
Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì;
Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa.
Phòng khám đa khoa.
Sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng và phong phú từ các sản phẩm sữa bột, sữa tươi, sữa chua cho đến nước uống đóng chai, nước ép trái cây, bánh kẹo và các sản phẩm chức năng khác
2.1.5 Chiến lược phát triển
Mục tiêu của VNM là tối đa hóa giá trị cổ đông và theo đuổi chiến lược tăng trưởng dựa trên các yếu tố:
Mở rộng thị phần hiện có và tiếp tục thâm nhập vào các thị trường mới.
Phát triển các sản phẩm mới với giá trị gia tăng cao nhằm thõa mãn nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng và chú trọng tập trung vào đối tượng khách hàng nước ngoài.
Ngày càng nâng cao giá trị thương hiệu Vinamilk trên thị trường.
Phát triển nguồn nguyên liệu sữa nhằm đảm bảo nguồn cung có chất lượng cho nhu cầu sản xuất của Công ty.
2.2Phân tích báo cáo tài chính:
2.2.1-Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh :
Kết quả kinh doanh của VNM trong đầu năm 2010 đạt ấn tượng và vượt qua sự mong đợi của nhà đầu tư, trong đó doanh thu tăng 37,82% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận thuần tăng 15,38%. Tương tự năm 2009, trong 6 tháng đầu năm 2010 doanh thu công ty tiếp tục tăng trưởng mạnh ở các nhóm sản phẩm chính và đã giành được thêm thị phần sữa nước và sữa bột. Do doanh thu tăng mạnh ngoài mong đợi, tỷ suất lợi nhuận gộp đạt cao hơn dự kiến do lợi thế kinh tế theo quy mô đã bù đắp cho chi phí nguyên liệu đầu vào tăng. Doanh thu tăng mạnh chủ yếu nhờ những đầu tư mạnh mẽ trong những năm qua của công ty vào hoạt động marketing, bán hàng và phân phối và VNM có vẻ như đã bước vào giai đoạn gặt hái thành quả. Về dài hạn, các dự án mở rộng quy mô lớn sẽ giúp công ty tiếp tục tăng rưởng. Hoạt động kinh doanh của công ty đang tạo ra nguồn tiền mặt lớn, nên kế hoạch đầu tư đầy tham vọng của công ty sẽ hầu như được tài trợ bởi nguồn vốn nội tại. Vì vậy có thể xem VNM là một trường hợp hiếm có trên thị trường chứng khoán Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh
mà không bị pha loãng.
Doanh thu 6 tháng đầu năm tăng trưởng mạnh do sản lượng tiêu thụ tăng trưởng 45% và giá bán bình quân tăng 8%. Cụ thể, giá sữa đặc có đường và sữa bột tăng khoảng 12%, giá sữa nước và sữa chua tăng khoảng 3%.Có khá nhiều sản phẩm đóng vai trò động lực tăng trưởng. Trong 6 tháng đầu năm 2010, tăng trưởng doanh thu của 3 nhóm hàng chính bao gồm sữa nước, sữa bột và sữa chua đạt hơn 50% so với cùng kỳ năm trước. Ngay cả sữa đặc có đường, sản phẩm có mức tăng trưởng thấp nhất, cũng đạt trên 20%.
Do doanh thu tăng trưởng cao hơn dự kiến, nên tỷ trọng chi phí bán hàng (gồm chi phí marketing, khuyến mãi, phân phối v.v) trong doanh thu giảm mạnh mặc dù chi nphis bán hàng của bcoong ty qua các năm đều tăng. Trong 6 tháng đầu năm, tỷ trọng chi phí bán hàng trong doanh thu giảm xuống chỉ còn 7.95% so với mức 11.1% cùng kỳ năm ngoái và mức 11.7% của cả năm 2009. Mặc dù công ty thường ghi nhận phần lớn chi phí bán hàng vào Q4, chúng tôi cho rằng VNM đang bước vào giai đoạn gặt hái thành quả từ những khoản chi phí lớn bỏ ra trước đây cho hoạt động xây dựng thương hiệu, mar-keting và tái cấu trúc hệ thống phân phối.Điều này sẽ giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận của công ty trong tương lai và có thể sẽ giúp bù đắp cho sự suy giảm của tỷ suất lợi nhuận gộp. Trong 6 tháng đầu năm, tỷ suất lợi nhuận trước thuế đạt 28.4%, cao hơn so với năm 2009 là 25.7%. Thêm vào đó, tỷ trọng chi phí quản lý trên doanh thu cũng giảm từ mức 2.8% năm 2009 xuống còn 2.2% trong 6 tháng đầu năm 2010. Chúng tôi cho rằng xu hướng này sẽ tiếp tục kéo dài trong vài năm tới do sự tăng trưởng nhanh chóng của doanh thu.
2.2.2-Phân tích tình hình tài sản :
Ta thấy tổng tài sản của công ty đều tăng qua các năm do tài sản ngắn hạn và dài hạn của công ty đều tăng.Năm 2010,tài sản ngắn hạng của công ty có tăng nhẹ.Mặt dù các chỉ tiêu khác phần lớn đều giảm tuy nhiên tốc độ lại chậm hơn sự tăng lên của hàng tồn kho.Điều này là do công ty đã chủ động nhập nguyên liêu đầu vào giá rẻ để tránh ảnh hưởng tiêu cực của giá nguyên vật liệu trên thị trường thế giới.Tài sản dài hạn của công ty trong năm nay cũng tăng do nguyen giá và tài sản cố định hữu hình gia tăng.Điều này có thể được lí giải là do năng 2010 tình hình kinh tế trong nước và thế giới đã bắt đầu ổn định nên công ty đã đầu tư xây dựng thêm cơ sở sản xuất mới nhằm góp phần tăng sản lượng đầu ra do đó làm cho tài sản cố định hữu hình cua công ty tăng lên.
Bên canh đó,trong những năm gần đây nợ chỉ chiếm khoảng 30% cơ cấu vốn của VNM, hai phần ba trong số đó là nợ ngắn hạn chủ yếu là các khoản phải trả cho người bán chứ VNM không phải đi vay vốn bên ngoài để bổ sung vốn lưu động dành cho hoạt động. Nợ dài hạn chỉ chiếm khoảng 3% tổng nguồn vốn cho thấy năng lực tài chính của VNM thực sự vững mạnh. Việc không cần sự hỗ trợ nhiều từ nguồn vốn vay giúp cho công ty chủ động hơn trong việc thực hiện các dự án đầu tư của mình và giảm thiểu đáng kể chi phí đi vay sẽ khiến cho lợi nhuận thuộc về các cổ đông trở nên hấp dẫn hơn.
2.2.3-Phân tích các tỷ số tài chính
Để nhìn nhận hoạt động của VNM trong quá khứ được rõ nét hơn, chúng tôi tiến hành phân tích các tỷ số tài chính của VNM dựa trên một số các nhóm chỉ tiêu tài chính cơ bản như sau:
a-Nhóm các chỉ số phản ảnh khả năng thanh toán:
Biểu đồ khả năng thanh toán
üChỉ số thanh toán hiện hành (current ratio): :chỉ tiêu này đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn.
üChỉ số thanh toán nhanh ( quick ratio): Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán
Ta thấy,khả năng thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh của VNM tương đồi ổn định qua các năm và ở mức chấp nhận được vì đều lớn hơn 1.Khả năng thanh toán hiện hành của công ty có xu hướng giảm dần qua các năm..Điều này cho thấy khả năng công ty trang trải nợ bằng tài sản lưu động đang giảm.Do những năm qua,công ty chủ yếu đầu tư vào xây dựng tài sản cố định như:máy móc,nhà xưởng,mua thiết bị…phục vụ cho việc sản xuât kinh doanh lâu dài.Đồng thời,nợ ngắn hạn cũng gia tăng qua các năm do công ty sử dụng đồn bẩy tài chính trong giai đoạn nền kinh tế đang có nhiều biên động.Mặt khác,khả năng thanh toán nhanh thì giảm vào năm 2008 nhưng lại tăng mạnh vào năm 2010.Năm 2008,do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của công ty dẫn đến số lượng hàng tồn kho gia tăng mà việc thanh lí hàng tồn kho để trả nợ không thể thực hiện trong ngắn hạn..Sang năm 2010,nền kinh tế trong nước và thể giói đã tăng trưởng mạnh tạo thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty,số lượng sản phẩm tiêu thụ lớn làm giảm gánh nặng hàng tồn kho làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng cao.Nhìn chung thì khả năng thanh toán của công ty là tốt ,tài sản ngắn hạn có ưu thế hơn khi luôn chiếm khoảng trên 60% tổng tài sản của VNM. Trong khi đó nợ ngắn hạn chỉ chiếm
khoảng 20% cơ cấu nguồn vốn, chính vì vậy nên khả năng thanh toán của VNM luôn được đảm bảo ở mức tốt. Trong giai đoạn từ 2005 trở về trước, VNM duy trì lượng lớn tiền mặt và các khoản phải thu ngắn hạn song thời gian gần đây công ty đã tận dụng được lượng tiền mặt đó để tăng cường tích trữ hành tồn kho nhắm tránh sự biến động giá nguyên liệu trên thị trường thế giới và
tăng cường đầu tư tài chính..
b-Nhóm các chỉ số phản ảnh hiệu quả hoạt động
üChỉ số vòng quay các khoản phải thu: Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng.Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh.
üChỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp.
Vòng quay các khoản phải thu của VNM tu 2007-2009 lần lượt là 10.15;12.7;13.49 tăng dần qua các năm.Điều này cho thấy tốc độ chuyển hóa khoản phải thu của công ty đang phát triển tương đối tốt, khoản phải thu được chuyển thành tiền của công ty đang ngày càng được rút ngắn nên chứng tỏ chính sách thu hồi nợ của công ty đang thực hiện là hiệu quả, hạn chế được lượng vốn bị chiếm dụng và phần nào góp phần tích cực trong thanh toán nợ của công ty.Mặt khác,vòng quay hàng tồn kho cũng có xu hướng tăng lên,năm 2009 chỉ số vòng quay hàng tồn kho là 5.13 so với năm 2007 là 3.98.Năm 2009,do nền kinh tế đã bắt đầu ổn định trở lại kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008 làm cho hàng hóa công ty được tiêu thụ mạnh làm gia tăng vong quay hàng tồn kho.Ta thấy,vòng quay hàng tồn kho của công ty khá cao vì vậy thời gian tồn kho hàng hoá của công ty tương đối thấp nên hiệu quả hoạt động tồn kho của công ty là tốt,tốc độ kinh doanh của doanh nghiệp cao, doanh nghiệp cần tận dụng tốt các chi phí cơ hội trong việc quản lý hàng tồn kho để góp phần làm tăng chỉ số vòng quay hàng tồn kho.
c-Nhóm các chỉ số phản ảnh khả năng sinh lời:
Được phản ánh rõ nét qua tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu(NPM),tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản(ROA) và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Nhìn chung,chỉ số NPM của công ty có xu hướng tăng qua các năm.điều này cho thấy những năm qua doanh nghiêp hoạt động rất hiệu quả.trong lúc nền kinh tế trong nước và thế giới đang có những biến động lớn đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2008.Công ty VNM đã có những chính sách hợp lý để duy trì doanh thu và tạo ra lợi nhuận hàng năm.Do tốc độ gia tăng lợi nhuận là lớn hơn tốc độ tăng doanh thu đã làm cho NPM tăng lên.
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(ROE)
Bảng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.
Ta thấy,chỉ số ROE của VNM qua các năm đều tăng từ 22.8% năm 2007 lên 35.6% năm 2009.. Do việc kiểm soát chi phí quảng cáo, khuyến mại và hỗ trợ nhà phân phối giảm, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm xuống điều này khiến các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời năm sau tốt hơn năm trước. Nợ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn của VNM nên việc tận dụng đòn bẩy để làm tăng ROE không có. ROE cao chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế biên của công ty thực sự tốt.Chỉ số ROE cao cho ta thấy cổ phiếu của công ty đang hấp dẫn được các nhà đầu tư.
Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản:
Bảng tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản
Đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản).ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
Ta thấy chỉ số ROA qua các năm lần lượt là 17.7%;20.9%;27.6%cho thấy khả năng sinh lời của công ty là tương đối cao.ROA tăng lên đều đặn khiến cho ROE cũng tăng lên song hành qua các năm.Lợi nhuận của công ty ngày càng được cải thiện là nhờ việc quản lý chi phí nguyên liệu đầu vào tốt, chi phí kinh doanh được sử dụng hiệu quả. Trong những năm tới khi các nhà máy mới đi vào hoạt động, nếu như việc quản lý chi phí đầu vào tốt vẫn được duy trì thì lợi nhuận của công ty có thể sẽ cao hơn nữa..Điều này là một lợi thế không nhỏ của công ty trong việc thu hút các nhà đầu tư nhưng cũng là thách thức không nhỏ cho việc quản lí,điều hành nhằm mang lại khả năng sinh lời cao hơn.
2.2.4 Đánh giá hiệu quả dòng tiền:
Lượng tiền mặt của VNM luôn được giữ đảm bảo cho nhu cầu vốn lưu động của công ty. Thời gian công ty cho khách hàng chiếm dụng vốn của mình luôn thấp hơn thời gian công ty chiếm dụng vốn của người bán. Lượng tiền mặt thu về khi bán hàng luôn chiếm tỷ trọng cao (khoảng 80% doanh thu bán hàng) điều này giúp cho VNM không gặp phải khó khăn về vấn đề thanh khoản. Một điểm cần lưu ý khác là hoạt động sản xuất kinh doanh vừa mang lại nguồn thu chính vùa mang lại dòng tiền thực dương qua các năm. Hoạt động đầu tư (chủ yếu là mua sắm dây chuyền công nghệ) và hoạt động tài chính không mang lại dòng tiền chính cho VNM.
2.3 TRIỂN VỌNG VÀ TIỀM NĂNG CỦA VNM:
Theo ước tính của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2007 lượng sữa tiêu thụ bình quân/người/năm là 9,5 kg gấp 20 lần năm 1990, tổng lượng sữa tiêu thụ tương đương 1 triệu tấn. Kinh tế Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh, chất lượng cuộc sống được cải thiện, nước ta đặt mục tiêu nâng mức sữa tiêu dùng bình quân/người/năm đạt 10kg vào 2010 và 20 kg vào năm 2020 đồng thời xuất khẩu ra nước ngoài.
Hiện sữa nguyên liệu sản xuất trong nước mới đáp ứng được 15-18% nhu cầu còn lại là nhập khẩu. Với khả năng tiêu dùng và sản xuất như trên, ngành sữa trong nước còn nhiều tiềm năng phát triển. Tốc độ tăng trưởng ngành sữa Việt Nam dự đoán sẽ được duy trì ở mức 20%/năm.
Lợi thế cạnh tranh:
ü Thương hiệu và uy tín của VNM đã được khẳng định trên thị trường: Vinamilk đã khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường nội địa, sản phẩm của Vinamilk đã tạo được dấu ấn riêng, được người tiêu dùng trong nước tín nhiệm với nhiều nhãn hàng dẫn đầu trên thị trường, gồm sữa tươi Vinamilk, sữa đặc, sữa bột Dielac, nước ép trái cây V-Fresh…
ü Mạng lưới phân phối rộng khắp trên cả nước: Mạng lưới phân phối rộng khắp là một trong những lợi thế cạnh tranh của Vinamilk. Hệ thống phân phối đã có mặt trên 64 tỉnh thành trong cả nước với 220 nhà phân phối và 140,000 điểm bán lẻ, cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh như Nutifood với 121 nhà phân phối và 60,000 điểm bán lẻ.
üSản phẩm chất lượng, đa dạng về mẫu mã, giá cả hợp lý: Hiện nay, VNM đã tung ra thị trường hơn 200 loại sản phẩm. Với ưu thế sản phẩm đạt chất lượng cao, đa dạng về mẫu mã, giá cả lại hợp lý vì vậy Vinamilk nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường sữa Việt Nam, với thị phần 38%.Người dân có xu hướng tiêu dùng hàng trong nước: Phong trào ủng hộ, khuyến khích dùng hàng Việt được tuyên truyền quảng cáo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng ảnh hưởng rất lớn đến xu hướng tiêu dùng của người dân. Vì vậy các sản phẩm sữa sản xuất trong nước ngày càng được người dân tin dùng. Xu hướng tiêu dùng này góp phần rất lớn đến sự gia tăng doanh thu vượt bậc của Vinamilk năm 2009.
2.4 Phân tích rủi ro:
Rủi ro đầu tư tài chính. Vinamilk tham gia đầu tư khoảng 571 tỷ vào cổ phiếu. Các khoản đầu tư này chủ yếu được giải ngân trong năm 2006 và năm 2007. Với diễn biến bất lợi của thị trường tài chính như hiện nay, hoạt động đầu tư tài chính của Vinamilk có thể đang tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Tính đến 31/12/2008 Vinamilk đã trích lập dự phòng rủi ro đầu tư tài chính 127,9 tỷ đồng, chiếm 22,3% tổng giá trị danh mục đầu tư. Do không có đủ thông tin chi tiết về loại cổ phiếu và giá mua tương ứng nên chúng tôi không có đủ cơ sở đánh giá về giá trị thực của danh mục đầu tư tại thời điểm hiện tại. Tuy nhiên trong năm 2008 chỉ số VnIndex đã sụt giảm 65% và xu hướng sụt giảm vẫn đang kéo dài sang cả những tháng đầu năm 2009, đồng thời giá trị tài sản ròng của các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam bình quân giảm khoảng 45%. Như vậy cũng có khả năng giá trị danh mục đầu tư chứng khoán của Vinamilk có thể sẽ còn giảm thấp hơn con số nêu trên.
Rủi ro thị trường xuất khẩu. Doanh thu từ thị trường xuất khẩu của Vinamilkcó sự biến động thất thường trong những năm vừa qua do các thị trường xuấkhẩu của Vinamilk không có độ ổn định cao (Iraq). Năm 2009 có khả năng vẫnsẽ là một năm khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu của Vinamilk. Rủi ro chất lượng sản phẩm. Tương tự như các công ty trong lĩnh vực thựcphẩm, rủi ro quản trị chất lượng luôn là một rủi ro thường trực của Vinamilk, đặcbiệt hiện có nhiều thông tin không tích cực về chất lượng sữa tại Việt Nam. Tuynhiên thời gian qua Vinamilk đã quản trị chất lượng đầu ra tốt và chưa gặp nhữngrủi ro về chất lượng sản phẩm như một số công ty trong cùng ngành. Rủi ro tỷ giá. Hiện tại nguyên vật liệu của Vinamilk chủ yếu được nhập khẩu từNew Zealand, Châu Âu và Mỹ, do vậy Vinamilk cũng chịu rủi ro nhất định vềchất lượng nguồn cung cũng như tỷ giá.
2.5 Phân tích SWOT:
üĐiểm mạnh:
Vinamilk là 1 trong 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, chiếm lĩnh 37% thị phần cả nước với
125.000 điểm bán hàng, bao phủ 65/65 tỉnh thành phố.Vinamilk tiêu thụ hơn một nửa sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất trong nước. Điều này khiến cho Vinamilk có sức mạnh chi phối về giá sữa tười nguyên liệu trên thị trường.Công ty đã và đang có những dự án trực tiếp chăn nuôi bò sữa, ngoài ra còn hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa, từ đó công ty chủ động hơn về nguyên vật liệu đầu vào. Bên cạnh đó, công ty cũng đã có dự án nuôi bò sữa ở New Zealand (quốc gia xuất khẩu sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm nhiều nhất vào thị trường Việt Nam) nhằm chủ động về nguyên liệu cũng như học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi bò sữa tiên tiến ơ nước này.Vinamilk cũng đầu tư mạnh vào hình ảnh và uy tín của công ty thông qua các chương trình học bổng, hoạt động giúp đỡ người nghèo, cứu trợ bão lũ, nuôi dưỡng bà mẹ Việt Nam Anh Hùng… Các hoạt động này đã nâng cao hình ảnh của công ty
đối với người tiêu dùng. Từ đó tạo tính ổn định và tăng trưởng trong doanh thu.
üĐiểm yếu:
Hơn30% doanh thu của công ty là từ xuất khẩu, thị trường chính là Iraq, Campuchia và một số nước khác. Tình hình bất ổn ở Iraq có thể khiến doanh thu từ hàng xuất khẩu sang thị trương này suy giảm.Hoạt động Marketing của công ty chủ yếu tập trung ở miền Nam, trong khi Miền Bắc, chiếm tới 2/3 dân số cả nước lại chưa được công ty đầu tư mạnh cho các hoạt động Marketing, điều này có thể dẫn đến việc công Vinamilk mất dần thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh của mình như Dutch Lady, Abbott...
üCơ hội:
Mức tiêu dùng sản phẩm sữa bình quân đầu người ở Việt Nam ước đạt 12,3 lít/người/năm, thấp hơn rất nhiều so với 35 lít/người/năm của trung bình châu Á (nguồn Euromonitor International, trích tại Vinamilk, 2008), so với Thái Lan là 30 lít/người/năm, Trung Quốc là 60 lít/người/năm và Hàn Quốc là 100 lít/người/năm. Quyết định số 10/2008/QĐ – TTg của Thủ Tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đặt ra chỉ tiêu phát triển ngành sữa với các mục tiêu tới 2010 ngành sữa sẽ đạt sản lượng 380 ngàn tấn, 2015 đạt sản lượng 700 ngàn tấn và 2020 sẽ đạt sản lượng là 1 triệu tấn. Với chính sách trên, vấn đề về nguyên liệu cho công ty sẽ không còn là gánh nặng quá lớn.
üThách thức:
Sản lượng sữa sản xuất trong nước hiện mới đáp ứng được 22% nhu cầu tiêu dùng trong nước, vì vậy tiềm ẩn những rủi ro về chất lượng nguyên liệu, giá cả và tỷ giá hối đoái. Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa của nông dân cùng với việc chăn nuôi bò sữa theo phong trào, quy mô nhỏ lẻ (1 – 20 con chiếm 94%) cũng gây ra những thách thức không nhỏ đối với sự ổn định của nguồn nguyên liệu sữa. Vào năm 2012, nếu vòng đàm phán Doha thành công, các nước phát triển sẽ cắt giảm hoặc bỏ trợ cấp nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi bò sữa nói riêng, giá sữa nguyên liệu sẽ tăng.
2.6 Nhận định đầu tư:
Giai đoạn 1: Từ năm 2010 đến 2014
Xem xét kế hoạch doanh thu do công ty xây dựng từ năm 2010 đến năm 2012 ta thấy VNM có khả năng hoàn thành được kế hoạch đã đề ra. Dự đoán cho hai năm cuối của giai đoạn này với tốc độ tăng doanh thu là 24% và lợi nhuận tăng 10%.
Tổng vốn đầu tư được VNM xây dựng cho giai đoạn này là 7,827 tỷ đồng. Năm 2011 được xác định là năm bắt đầu thực hiện một số các dự án mới mở rộng hoạt động của công ty như dự án nhà máy Tiên Sơn theo tiêu chuẩn Mega, nhà máy Mega, nhà máy sữa Dielac nên tổng vốn đầu tư dự kiến trong năm này dự kiến chiếm đến 44% tổng vốn đầu tư giai đoạn này.
Theo dõi nhu cầu vốn lưu động của công ty trong quá khứ, ta thấy vốn lưu động chiếm khoảng 20% so với doanh thu. Tỷ lệ này cũng được sử dụng để xác định vốn lưu động cho VNM trong giai đoạn này.
Tỷ lệ nợ trong cơ cấu nguồn vốn trong quá khứ ổn định ở mức dưới 30%/năm. Do đó khi xác định tổng nhu cầu vốn đầu tư (bao gồm đầu tư vào tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn) ngoài nợ phần còn thiếu sẽ được xác định bằng lợi nhuận bổ sung của công ty vào mỗi năm.
Tính cho đến năm 2009, khấu hao tài sản cố định của VNM mới chỉ ở mức 55% tổng TSCĐ và tỷ lệ trích khấu hao trung bình khoảng 10%/năm.
Lãi suất chiết khấu chính là chi phí vốn chủ sở hữu được xác định với hệ số đo lường rủi ro biến động giá cổ phiếu so với biến động chung của toàn thị trường (bêta) là 0.95. Với lãi suất phi rủi ro là 12%, phần bù rủi ro lãi suất là 6.5% thì tỷ suất chiết khấu giai đoạn này ở mức 18%/năm.
VNM mới thực hiện thưởng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1 vào năm 2009.
Giai đoạn 2: Từ năm 2014 đến năm 2019
Trong giai đoạn này lãi suất phi rủi ro sẽ hạ xuống 10%/năm, phần bù rủi ro thị trường là 6.5%. Mức biến động giá cổ phiếu VNM so với biến động chung của toàn thị trường là không nhiều nên giả định Bêta của cổ phiếu vẫn chỉ xoay quanh giá trị xấp xỉ 1. Lãi suất chiết khấu cho giai đoạn này ở mức 15.7%.
Giai đoạn 3: Từ năm 2020 đến sau này.
Tốc độ tăng trưởng dài hạn của kinh tế Việt Nam là 5%/năm, tốc độ tăng dân số dài hạn cũng sẽ xấp xỉ ở mức 1.5%. Tốc độ tăng trưởng dài hạn của VNM được chúng tôi dự báo sẽ ổn định ở mức 6.5%. Chi phí vốn chủ sở hữu giai đoạn này ở mức 10%/năm.
CHƯƠNG IV:XÂY DỰNG ĐƯỜNG BIÊN HIỆU QUẢ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
Như phân tích ở trên, danh mục đầu tư của nhóm gồm hai chứng khoán, đó là cổ phiếu VIS của công ty cổ phần Thép Việt Ý và cổ phiếu VNM của công ty cổ phần sữa Viêt Nam.
Theo số liệu thống kê về giá của hai chứng khoán mà nhóm thu thập được thông qua website: www.cophieu68.com , nhóm tiến hành tính toán các chỉ số và xây dựng đường biên hiệu quả. Từ đó, có cơ sở để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn và hiệu quả cao.
1. Đo lường khả năng sinh lời :
* Tỷ suất lợi tức hàng ngày (Rt) :
Rn = ln(Pn+1 / Pt)
Rn : tỷ suất lợi tức ngày
Pn+1: Giá chứng khoán ngày n+1
Pn: Giá chứng khoán ngày n
*Chuyển tỉ suất lợi tức ngày về tỉ suất lợi tức tháng theo công thức :
Rt = ( ∑Rn / k ) x 20
Trong đó:
Rt : tỉ suất lợi tức tháng
k : số ngày giao dịch CK trong tháng
Theo kết quả tính toán, nhóm chúng tôi có được bảng tính sau:
Tháng
TSLT tháng
VNM
VIS
09/2010
-0.0056338
0.0898359
08/2010
-0.02518
-0.251384946
07/2010
0.01503
-0.110070847
06/2010
0.01528
-0.098171489
05/2010
-0.06029
-0.125626213
04/2010
0.10064
0.133531393
03/2010
0.00000
0.200966714
02/2010
0.12316
-0.776287493
01/2010
0.03279
0.081440332
12/2009
-0.03966
0.059993801
11/2009
-0.10337
-0.469025224
10/2009
-0.02561
0.16574687
09/2009
-0.51162
0.355709521
08/2009
0.21554
0.296605865
07/2009
0.27347
0.441413584
06/2009
0.04041
0.053843486
05/2009
0.03469
0.161522417
04/2009
0.07955
0.074414486
03/2009
0.04754
0.011781041
02/2009
-0.09592
-0.118748753
01/2009
-0.01515
0.095236423
12/2008
0.07091
0.022015485
11/2008
-0.01942
-0.08594243
10/2008
-0.12925
-0.026861293
09/2008
-0.15809
-0.500890502
08/2008
-0.02658
0.56023581
07/2008
0.02427
0.197653532
06/2008
-0.01780
-0.372837015
05/2008
-0.21571
-0.231558748
04/2008
0.21736
-0.224249246
03/2008
-0.06745
-0.096033925
02/2008
-0.25820
-0.129551665
01/2008
-0.13647
-0.147323508
TSLT kì vọng
-0.0188115
-0.0231096
Phương sai
0.02026
0.07212
Độ lệch chuẩn
0.142335878
0.26855006
Hiệp phương sai
0.00390268
Hệ số tương quan
0.10209946
Vậy tỷ suất lợi tức kỳ vọng của mỗi chứng khoán là:
E(R) = Ri / t
Với t = 33 ( tổng số tháng từ 1/1/2008 đến 30/09/2010)
+ Đối với CK 1 (VNM) :
E(R1) = Ri / t = -0.0188115 = - 1.88115 %
+ Đối với CK 2 (VIS) :
E(R2) = Ri / t = - 0.0231096 = - 2.31096%
Trong quá trình ra quyết định đầu tư, ngoài quan tâm đến tỷ suất lợi tức kỳ vọng của chứng khoán, nhà đầu tư còn chú trọng đến mức độ rủi ro của chứng khoán đó, cân đối giữa lợi tức và rủi ro.
2. Đo lường rủi ro :
Để đo lường rủi ro của một chứng khoán, người ta thường căn cứ vào các chỉ số sau :
Phương sai:
= / (t-1)
Theo kết quả tính toán ta được:
= 0.02026
= 0.07212
Độ lệch chuẩn :
Đối với chứng khoán 1 (VNM): 0.142335878 = 14.2335878 %
Đối với chứng khoán 2 (VIS) : 0.26855006 = 26.855006 %
Số liệu tính toán trên cho thấy, đầu tư vào cổ phiếu VIS sẽ đem lại nhiều rủi ro hơn đầu tư vào cổ phiếu VNM.
3.Tính hiệp phương sai và hệ số tương quan giữa hai chứng khoán:
Hiệp phương sai giữa hai chứng khoán :
Theo kết quả tính toán ta được: σ12 = 0.00390268
Kết quả tính toán trên cho thấy lợi tức trên hai chứng khoán VNM và VIS có mối quan hệ cùng chiều với nhau (do σ12 = 0.00390268 >0), khi lợi tức trên cổ phiếu này tăng thì lợi tức trên cổ phiếu kia tăng và ngược lại, nhưng ta chưa thể kết luận được quan hệ cùng chiều này là mạnh hay yếu. Để giải quyết vấn đề này ta cần tính đến hệ số tương quan.
Hệ số tương quan giữa hai chứng khoán :
Theo kết quả tính toán ta được: ρ = 0.10209946
Hệ số này thể hiện mối quan hệ của hai chứng khoán là cùng chiều và có một sự tương quan cùng chiều tương đối (0.10209946 lần) .
4. Xây dựng đường biên hiệu quả :
Các bước xây dựng đường biên hiệu quả :
Bước 1: Ta cho E(rp ) chạy từ r1 (-2.31%) đến r2 (-1.76%)
Bước 2: Tương ứng mỗi giá trị của E(rp), ta giải hệ phương trình :
ta tính được tỷ trọng từng loại chứng khoán W1, W2 theo công thức sau:
W2=
W1 = 1- W2
Bước 3: Từ W1, W2 ta xác định tập hợp các danh mục đầu tư có độ lệch chuẩn tương ứng , với công thức của theo công thức sau:
b)Vẽ đường biên phương sai nhỏ nhât – đường biên hiệu quả :
Đường cong tập hợp các danh mục đầu tư tương ứng với mức lợi tức biết trước có độ lệch chuẩn nhỏ nhất này trên đồ thị được gọi là đường biên phương sai nhỏ nhất. Trên đường biên phương sai nhỏ nhất này, điểm A thể hiện cho danh mục đầu tư có độ lệch chuẩn nhỏ nhất so với độ lệch chuẩn của các danh mục khác. Phần trên của đường biên phương sai nhỏ nhất (phần AB) thể hiện cho danh mục đầu tư hiệu quả, được gọi là đường biên hiệu quả. Các danh mục đầu tư nằm trên đường biên hiệu quả là những danh mục cung cấp các cơ hội rủi ro và lợi tức tốt nhất. Trên đường biên hiệu quả này , không danh mục nào tốt hơn danh mục nào, và việc lựa chọn danh mục đầu tư tùy thuộc vào mỗi nhà đầu tư cụ thể biểu hiện qua hệ số ngại rủi ro.
A
B
Độ lệch chuẩn
TSLT
Danh mục phương sai bé nhất
Danh mục đầu tư tối ưu
Nguồn : số liệu tính toán bằng Excel
Xác định danh mục có phương sai bé nhất
Để có được danh mục đầu tư A có phương sai bé nhất trong n danh mục đầu tư tạo thành trên đường biên phương sai bé nhất, ta tính tỷ trọng đầu tư vào từng cổ phiếu theo công thức sau:
W2 = 1 – W1
Áp dụng công thức trên ta có: W1=80.659%, W2=19.341%
Lợi tức kỳ vọng trên danh mục đầu tư này:
E(RP) = W1 * E(R1)+W2 * E(R2) =-1.9643%
Độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư :
=13.075%
5.Bài toán về ra quyết định đầu tư :
Nếu bạn có 100 triệu, bạn sẽ đầu tư như thế nào? Giả sử rằng tồn tại tài sản phi rủi ro với tỷ suất lợi tức 10 %/năm.
Nhà đầu tư sẽ chọn danh mục có độ hữu dụng cao nhất để tối đa hóa lợi nhuận Chọn danh mục tiếp xúc giữa đường cong hữu dụng đồng nhất và đường phân bổ vốn.
Bước 1 :Xác định hệ số góc đường CAL :
Hệ số góc CAL =
Tại Max (hệ số góc CAL) có :
w1 = 81.655% ; w2 = 18.345%
E(rP) = -0.0196 = -1.96 % ; σp = 0.1307838
Bước 2 :Hàm hữu dụng
(*)
Trong đó:
A : Hệ số ngại rủi ro của nhà đầu tư, A = 3.
E (rc ): Tỷ suất lợi tức của danh mục đầu tư gồm tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro.
rf : Tỷ suất lợi tức của tài sản phi rủi ro.
: Phương sai của danh mục đầu tư gồm tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro.
y : Tỷ trọng đầu tư vào tài sản rủi ro.
1-y : Tỷ trọng đầu tư vào tài sản phi rủi ro.
Ta có:
(1)
(Vì độ lệch chuẩn của tài sản phi rủi ro =0) (2)
Thay (1), (2) vào (*) ta có:
Để đạt giá trị hữu dụng lớn nhất ó U’=0
Ta có :
ð
ð
Từ kết quả tính toán ta được :
y=-0.544369
Suy ra 1 – y = 1 –(-0.544369) =1.544369
*Số tiền đầu tư vào chứng khoán:
-Số tiền đầu tư vào chứng khoán rủi ro: -0.544369*100Tr = -54.4369 Tr
-Số tiền đầu tư vào chứng khoán phi rủi ro: 1.544369*100Tr = 154.4369 Tr
Vậy,sẽ đầu tư 154.4369 tr vào chứng khoán phi rủi ro,bán khống chứng khoán rủi ro để có được 54.4369 Tr nhưng ở Viêt Nam chưa cho phép bán khống nên kết quả là đầu tư hết 100 Tr vào chứng khoán phi rủi ro.
6.Hệ số beta của hai chứng khoán :
Dựa vào số liệu của danh mục thị trường (Vnindex) tại website www.cophieu68.com , ta tính được :
* Tỷ suất lợi tức hàng ngày (Rn) :
Rn = ( Pn+1 – Pn ) / Pn
Pn: Giá chứng khoán ngày n
Pn+1: Giá chứng khoán ngày n+1
*Chuyển tỉ suất lợi tức ngày về tỉ suất lợi tức tháng theo công thức :
Rt = ( ∑Rn / k ) x 20
Trong đó:
Rn : tỉ suất lợi tức ngày
Rt : tỉ suất lợi tức tháng
k : số ngày giao dịch CK trong tháng
Theo kết quả tính toán, nhóm chúng tôi có được bảng tính sau:
Tháng
ri/tháng
09/2010
-0.0013193
08/2010
-0.0779199
07/2010
-0.02397741
06/2010
-0.00053766
05/2010
-0.06670409
04/2010
0.08299692
03/2010
0.004015668
02/2010
0.040592913
01/2010
-0.02620953
12/2009
-0.01619219
11/2009
-0.14516238
10/2009
0.009231772
09/2009
0.054995927
08/2009
0.150649719
07/2009
0.035163695
06/2009
0.077646043
05/2009
0.246743467
04/2009
0.136022054
03/2009
0.121068367
02/2009
-0.21028137
01/2009
-0.05010367
12/2008
0.002483291
11/2008
-0.09799312
10/2008
-0.23862069
09/2008
-0.16587436
08/2008
0.169092589
07/2008
0.106426473
06/2008
-0.03442292
05/2008
-0.23232609
04/2008
0.011141206
03/2008
-0.2375028
02/2008
-0.32139146
01/2008
-0.07936149
E(VNIndex)
-0.0235646
Phương sai
1.674E-02
Độ lệch chuẩn
0.129386979
Hệ số beta của hai chứng khoán:
với Cov(r i ,rM) =
Theo kết quả tính toán, ta tính được:
Cov(r1 ,rM)= 0.009159667
Cov(r2 ,rM)= 0.017242909
= 0.0167
= = 0.547140122
Vậy mối quan hệ biến thiên trong lợi tức giữa sự dao động giá trị cổ phiếu VNM so với sự dao động của thị trường là 0.619
= = = 1.0299814
Vậy mối quan hệ biến thiên trong lợi tức giữa sự dao động giá trị cổ phiếu VIS so với sự dao động của thị trường là 0.964
Hệ số beta của danh mục đầu tư:
βP= W1* β1 + W2 * β2
βP = 80.659% * 0.547140122 + 19.341% * 1.0299814 = 0.64053
So sánh với danh mục thị trường:
Từ số liệu tính toán,ta có:
-Danh mục đầu tư có: E(RP) = -1.9643% ; =13.075%
-Danh mục thị trường có: E(RM) = -2.35646% ; = 12.9386979%
- rf = 83.33%
Suy ra danh mục đầu tư mang lại lợi tức cao hơn nhưng lại rủi ro hơn so với danh mục thị trường,và phần thưởng trên rủi ro sẽ cao hơn so với danh mục thị trường.
Số phí tối đa F mà chúng tôi có thể thu được :
Khách hàng đầu tư vào danh mục 2 chứng khoán phải trả phí, mức phí này làm cho tỉ suất lợi tức kì vọng thực tế nhận được sẽ bị giảm xuống:
E(rp) ròng = E(rp) – f
Khách hàng chỉ đầu tư vào danh mục 2 chứng khoán của chúng tôi khi nó có tỷ lệ phần thưởng cho 1 đơn vị rủi ro lớn hơn tỷ lệ phần thưởng cho 1 đơn vị rủi ro của danh mục thị trường :
S > S’
f 0.01295
Vậy tỷ lệ mức phí tối đa mà chúng tôi có thể thu là 1.295%.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tong_hop_9447.doc