So sánh phổ của phối tử và phổ của phức chất
cho thấy có sự khác nhau rõ rệt. Sự khác nhau
dễ nhận thấy nhất là trong phổ của cả hai phức
chất đều có từng cặp pic với sự khác nhau
không nhiều về vị trí cũng như cường độ. Sự
xuất hiện của các cặp pic này cho phép giả
thiết rằng cả 2 phức chất đều tồn tại ở hai
dạng đồng phân cis và trans, giống như các tác
giả [1] đã kết luận khi nghiên cứu các phức
chất vuông phẳng của Ni(II) với
thiosemicacbazit bằng phương pháp phổ hấp
thụ electron. Vì các đồng phân trans bền hơn
đồng phân cis nên trong mỗi cặp, pic có
cường độ lớn hơn là của dạng trans, pic có
cường độ nhỏ hơn là của dạng cis.
Các tín hiệu cộng hưởng của cacbon nhóm CS
trong phổ của phức chất đều có độ chuyển
dịch hóa học giảm so với phổ của phối tử tự
do: trong phổ của Ni(pth)2 và Pd(pth)2 lần lượt
ở 171,11 và 169,06 ppm (dạng trans) và ở
168,62 và 167,41 ppm (dạng cis). Có thể sau
khi xảy ra sự thiol hoá thì nguyên tử CS tham
gia vào hệ liên hợp nên mật độ electron có thể
bù đắp cho việc tạo thành liên kết với kim loại
qua S dẫn đến sự thay đổi không nhiều của vị
trí cộng hưởng.
Tín hiệu cộng hưởng của các nguyên tử
cacbon trong vòng benzen thay đổi không
đáng kể đều xuất hiện trong khoảng 117-143
ppm trong phối tử tự do cũng như trong cả
dạng cis và dạng trans của cả hai phức chất.
Như vậy, kết quả nghiên cứu phổ 13C-NMR
ngoài việc xác nhận các kết luận khi nghiên
cứu phổ IR và 1H-NMR về liên kết giữa phối
tử và ion kim loại qua nguyên tử S còn cho
phép khẳng định phức chất tồn tại dưới hai
dạng cis và trans.
Từ sự kết quả tất cả các phân tích trên, chúng
tôi đưa ra giả thiết về công thức cấu tạo của 2
phức chất như trên hình 3
5 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc của các phức chất Ni(II) và Pd(II) với N(4)-Phenyl thiosemicacbazit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25
TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU
TRÚC CỦA CÁC PHỨC CHẤT NI(II)
VÀ PD(II) VỚI N(4)-PHENYL
THIOSEMICACBAZIT
Trịnh Ngọc Châu1, Nguyễn Thị Bích Hường1,
Hoàng Duy Cương2, Nguyễn Thị Thanh2
1Khoa Hóa học, Trường Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
2Trường Đại học Sư phạm, ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Phản ứng giữa N(4)–phenyl thiosemicacbazit (Hpth) và Ni(II) hay Pd(II) trong dung dịch có môi trường
kiềm với pH= 9-10 tạo thành hai phức chất Ni(pth)2 và Pd(pth)2. Các phức chất đã được nghiên cứu
bằng phương pháp phân tích hóa học, phổ IR, phổ 1H-NMR, 13C- NMR và phổ MS. Kết quả thu được
cho thấy Hpth liên kết với các ion kim loại qua các nguyên tử N(1) và S để tạo thành các phức chất
vuông phẳng, chứa các vòng 5 cạnh bền. Dữ kiện phổ 13C- NMR cho phép phân biệt hai cấu hình cis
và trans của cả 2 phức chất.
Từ khóa: phenyl thiosemicarbazide, N(4)-phenyl thiosemicarbazide, phức chất của Ni(II; phức chất
của Pd(II); phức chất vuông phẳng
MỞ ĐẦU*
Các phức chất của thiosemicacbazit và
thiosemicacbazon đã được nghiên cứu từ rất
lâu nhưng tới nay nó vẫn đang dành được sự
quan tâm chú ý của nhiều nhà hóa học trong
và ngoài nước [4,6]. Các nghiên cứu trước đây
đã chỉ ra rằng các thiosemicacbazit, các dẫn
xuất thế của nó và phức chất của chúng có
nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau
như y học, kỹ thuật [3,5]. Đặc biệt là khả năng
ức chế sự phát triển của tế bào ung thư [2].
Trong công trình này chúng tôi trình bày một
số kết quả nghiên cứu phức chất của Ni(II) và
Pd(II) với N(4)–phenyl thiosemicacbazit.
THỰC NGHIỆM
*
Tel: 01684 975 666
Tổng hợp phức chất của Ni(II) và Pd(II)
với Hpth: Ni(pth)2 và Pd(pth)2
Hoà tan hoàn toàn 0,668 g Hpth (4 mmol)
trong 20 ml nước cất đã hòa tan 1-2 giọt HCl
đặc (môi trường pH: 1-2), cho từ từ dung dịch
NH3 đặc vào cốc chứa 10 ml muối MCl2 0,2M
(2 mmol) (M: Ni, Pd) cho đến khi môi trường
đạt pH: 9-10. Đổ từ từ hai dung dịch này vào
nhau và khuấy đều hỗn hợp trên máy khuấy
từ, ở nhiệt độ phòng sẽ thấy xuất hiện kết tủa
màu nâu đối với phức của Ni(II) và màu vàng
cam đối với phức của Pd(II). Tiếp tục khuấy
thêm 3 giờ nữa để phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Lọc rửa kết tủa trên phễu lọc thuỷ tinh đáy
xốp bằng nước, hỗn hợp rượu nước, rượu và
cuối cùng bằng đietylete. Làm khô chất rắn
thu được trong bình hút ẩm.
Các điều kiện phân tích
Hàm lượng của các kim loại trong phức chất
được phân tích theo phương pháp trọng lượng
bằng cách cho kết tủa với đimetylglioxim.
Phổ hồng ngoại của phối tử và các phức chất
được ghi trên máy quang phổ FR/IR 08101
của hãng Shimadzu. Mẫu được chế tạo theo
phương pháp ép viên với KBr.
Phổ 1H và 13C - NMR của các chất được ghi
trên máy Brucker – 500MHz, ở 300K trong
dung môi DMSO.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26
Phổ khối lượng của các phức chất được ghi
trên máy Varian MS 320 theo phương pháp
ESI, chế độ đo possitive.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại
Kết quả phân tích hàm lượng kim loại trong
phức chất cho thấy trong phức Ni(pth)2 niken
chiếm 14,93% (tính theo công thức phân tử giả
định là NiC14H16N6S2 là 14,87%), phức
Pd(pth)2, palađi chiếm 24,29% (tính theo công
thức giả định PdC14H16N6S2 là 24,37%). Như
vậy, công thức giả định của phức chất là đúng.
2. Phổ MS của các phức chất.
Để khẳng định lại công thức phân tử của 2
phức chất chúng tôi đã ghi phổ khối lượng của
chúng:
Trên phổ MS của Ni(pth)2 và Pd(pth)2 đều có
các pic có cường độ cao nhất ứng với pic ion
phân tử 391 của NiC14H16N6S2 và 439 của
PdC14H16N6S2.
Vì các phân tử phức chất đều chứa các nguyên
tố có nhiều đồng vị bền nên có thể kiểm định
thêm một lần nữa các công thức phân tử trên
bằng cách so sánh cường độ các vạch phổ
thực nghiệm với cường độ lí thuyết tính trong
cụm pic ion phân tử. Việc tính toán cường độ
lí thuyết của các vạch này được thực hiện
online theo [7].
(a)
(b)
Hình 1. Cường độ tương đối các vạch trong
cụm pic đồng vị ( ion phân tử) tính theo lí
thuyết và thực nghiệm với của Ni(pth)2 (a) và
Pd(pth)2 (b)
Kết quả thu được trên hình 1 cho thấy thấy
giữa thực tế và lý thuyết khá phù hợp nhau.
Như vậy, các kết quả phân tích hóa học và
phổ MS của 2 phức chất hoàn toàn phù hợp
nhau và cho phép khảng định công thức phân
tử của 2 phức chất là: NiC14H16N6S2
(Ni(pth)2) và PdC14H16N6S2 (Pd(pth)2).
3. Phổ IR của phối tử và phức chất
Trên phổ hấp thụ hồng ngoại của phối tử xuất
hiện dải hấp thụ đặc trưng cho dao động hóa
trị của NH trong vùng từ 3000 – 3500 cm-1
nhưng khi chuyển vào phức chất dải hấp thụ
này đều bị giảm về cường độ. Điều này được
giải thích là do khi tạo phức một nguyên tử H
của nhóm N(2)H đã tách ra, H liên kết với
nguyên tử S nhưng sau đó nguyên tử H này lại
bị tách ra nhường chỗ cho ion kim loại, trên
phổ của các phức chất đều không xuất hiện
dải hấp thụ đặc trưng cho dao động của liên
kết SH ở vùng 2500 cm-1.
dạng thion dạng thiol
Như vậy có thể kết luận phối tử tạo liên kết
với ion kim loại qua S. Trong phổ của phối tử
dải hấp thụ đặc trưng cho nhóm CS ở 895 cm-
1
còn trong phổ của Ni(pth)2 ở 759 cm
-1, của
Pd(pth)2 ở 757 cm
-1. Một bằng chứng khác
nữa cho sự thiol của phối tử khi chuyển vào
trong phức chất đó là sự xuất hiện dải hấp thụ
đặc trưng cho dao động của N(2) = C. So với
phổ của các phối tử tương ứng thì trong phổ
của các phức chất đều xuất hiện dải hấp thụ
của N(2) = C ở 1589 và 1594 cm-1 lần lượt
trong các phức chất Ni(pth)2 và Pd(pth)2. Vị
trí liên kết thứ hai của phối tử với các ion kim
loại là qua nguyên tử N(1). Bằng chứng cho kết
luận này là sự chuyển vị trí các dải hấp thụ
đặc trưng cho dao động liên kết C=N(1) và
CNN về số sóng thấp hơn. Khi phức chất
được tạo thành qua nguyên tử N(1) làm mật độ
electron tự do trên nguyên tử này giảm kéo
theo sự giảm về tần số hấp thụ của dao động
liên kết C=N(1) và CNN. Dải hấp thụ đặc
trưng cho dao động liên kết C = N(1) xuất hiện
trong phổ của phối tử Hpth là 1593 cm-1
nhưng khi chuyển vào phức chất Ni(pth)2 và
Pd(pth)2 thì vị trí tương ứng của nó là 1516 và
0
20
40
60
80
100
390 391 392 393 394 395 396 397
C
ư
ờ
n
g
đ
ộ
m/z
Lý thuyết
Thực tế
0
20
40
60
80
100
434 435 436 437 738 439 440 441 442
C
ư
ờ
n
g
đ
ộ
m/z
Lý thuyết Thực tế
NH
2
NH
C
N
H
S
NH
2
N
C
SH N
H
(1)
(2)
(4)
(1)
(2)
(4)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27
1514 cm
-1. Dải hấp thụ của dao động nhóm
CNN cũng chuyển về số sóng thấp hơn khi
chuyển từ phối tử tự do vào phổ của phức
chất: trong phổ phối tử ở 1441 cm-1, giảm 10
và 5 cm
-1
khi chuyển vào phức chất Ni(pth)2
và Pd(pth)2 tương ứng.
Từ những phân tích trên chúng tôi đưa ra mô
hình của phối tử và mô hình tạo phức như
hình sau:
M: Ni, Pd
4. Phổ 1H-NMR của phối tử và phức chất
Các tín hiệu cộng hưởng trong phổ 1H-NMR
của phối tử và phức chất được chỉ ra trên bảng
1. Phổ 1H-NMR của Hpth và Ni(pth)2 được
đưa ra trên hình 2.
(a)
(b)
Hình 2. Phổ 1H-NMR của Hpth (a) và Ni(pth)2 (b)
Trước hết có thể thấy phổ của phối tử khác
với phổ của hai phức chất và phổ của 2 phức
chất lại khá giống nhau. Tổng số proton trong
phối tử nhiều hơn trong hai phức chất là 1.
Điều đó chứng tỏ phức chất đã được tạo thành
và trong 2 phức chất các phối tử đều bị tách
một proton để tồn tại dưới dạng anion một
điện tích âm. Tín hiệu cộng hưởng singlet ở
9,6 ppm trong phổ của phối tử được gán cho
proton nhóm N
(2)
H không thấy xuất hiện trong
phổ của các phức chất. Điều này chứng tỏ
phối tử bị thiol hoá, nguyên tử H này chuyển
sang S nhưng ngay sau đó lại bị tách ra
nhường chỗ cho ion kim loại trung tâm như
kết quả nghiên cứu phổ IR đã chỉ ra.
Một vị trí liên kết tiếp theo giữa phối tử và ion
kim loại trung tâm đó là nguyên tử N(1). Khi
N
(1)
tham gia tạo liên kết phối trí với ion kim
loại làm cho mật độ electron trên N này giảm,
mật độ electron bao quanh H cũng giảm kéo
theo độ chuyển dịch hoá học tăng. Tín hiệu
cộng hưởng singlet ở 4,78 ppm được gán cho
2 proton nhóm N
(1)
H2 trong phối tử. Trong
phức chất chúng tách thành hai pic riêng biệt:
trong phức Ni(pth)2 là pic singlet ở 6,56 và
6,32 ppm còn trong Pd(pth)2 là hai pic 7,58 và
7,37 ppm.
Các tín hiệu cộng hưởng của các proton khác
thay đổi không đáng kể chứng tỏ sự tạo phức
không ảnh hưởng tới những vị trí này.
Bảng 1: Các tín hiệu cộng hưởng trong phổ 1H-
NMR của phối tử và phức chất
Qui kết
(ppm)
Hợp chất
N
(2)
H Hpth Ni(pth)2 Pd(pth)2
N
(4)
H 9,6(s,1) - -
H(ortho) 9,1(s,1) 8,72(d,1) 8,70(d,1)
H(meta) 7,65(s,2) 7,53(t,2) 7,58(m,2)
*
H(para) 7,29(t,2) 7,14(m,2) 7,16(q,2)
N
(1)
H 7,09(t,1) 6,79(m,1) 6,80(m,1)
4,78(s,2)
6,56 và
6,32(s,2)
7,58(m,1)
*
;
7,37(s,1)
* Tổng tích phân chung bằng 3
5. Phổ 13C-NMR của phối tử và phức chất
Phổ cộng hưởng từ 13C của Hpth và Ni(pth)2
được chỉ ra trên hình 3. Các tín hiệu cộng
hưởng của phối tử và các phức chất được liệt
kê trong bảng 2.
S
C N
NH
2
N
H
M
(1)
(2)
(4)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28
(a)
(b)
Hình 3. Phổ 13C-NMR của Hpth(a) và Ni(pth)2 (b)
Bảng 2: Các tín hiệu cộng hưởng trong phổ
13
C- NMR của phối tử và phức chất
Hợp chất
Qui kết (ppm)
CS C vòng benzen
Hpth 179,34
139,23;
128,01;
124,05; 123,45
Ni(pth)2
cis 168,62
142,28;
128,09; 120,0;
117,45
trans
171,11
142,01;
128,21;
120,30; 117,60
Pd(pth)2
cis
167,41
142,61;128,25;
120,34; 117,79
trans 169,06
142,61;
128,16;
120,07; 117,63
So sánh phổ của phối tử và phổ của phức chất
cho thấy có sự khác nhau rõ rệt. Sự khác nhau
dễ nhận thấy nhất là trong phổ của cả hai phức
chất đều có từng cặp pic với sự khác nhau
không nhiều về vị trí cũng như cường độ. Sự
xuất hiện của các cặp pic này cho phép giả
thiết rằng cả 2 phức chất đều tồn tại ở hai
dạng đồng phân cis và trans, giống như các tác
giả [1] đã kết luận khi nghiên cứu các phức
chất vuông phẳng của Ni(II) với
thiosemicacbazit bằng phương pháp phổ hấp
thụ electron. Vì các đồng phân trans bền hơn
đồng phân cis nên trong mỗi cặp, pic có
cường độ lớn hơn là của dạng trans, pic có
cường độ nhỏ hơn là của dạng cis.
Các tín hiệu cộng hưởng của cacbon nhóm CS
trong phổ của phức chất đều có độ chuyển
dịch hóa học giảm so với phổ của phối tử tự
do: trong phổ của Ni(pth)2 và Pd(pth)2 lần lượt
ở 171,11 và 169,06 ppm (dạng trans) và ở
168,62 và 167,41 ppm (dạng cis). Có thể sau
khi xảy ra sự thiol hoá thì nguyên tử CS tham
gia vào hệ liên hợp nên mật độ electron có thể
bù đắp cho việc tạo thành liên kết với kim loại
qua S dẫn đến sự thay đổi không nhiều của vị
trí cộng hưởng.
Tín hiệu cộng hưởng của các nguyên tử
cacbon trong vòng benzen thay đổi không
đáng kể đều xuất hiện trong khoảng 117-143
ppm trong phối tử tự do cũng như trong cả
dạng cis và dạng trans của cả hai phức chất.
Như vậy, kết quả nghiên cứu phổ 13C-NMR
ngoài việc xác nhận các kết luận khi nghiên
cứu phổ IR và 1H-NMR về liên kết giữa phối
tử và ion kim loại qua nguyên tử S còn cho
phép khẳng định phức chất tồn tại dưới hai
dạng cis và trans.
Từ sự kết quả tất cả các phân tích trên, chúng
tôi đưa ra giả thiết về công thức cấu tạo của 2
phức chất như trên hình 3.
M: Ni, Pd
dạng trans dạng cis
Cấu tạo của phức của Ni(pth)2 và Pd(pth)2
Hình 3. Phổ 13C-NMR của Hpth(a) và Ni(pth)2 (b)
KẾT LUẬN
Đã tổng hợp được hai phức chất của Ni(II) và
Pd(II) với N(4)-phenyl thiosemicacbazit. Phối
tử và các phức chất đã được nghiên cứu bằng
các phương pháp phân tích nguyên tố, phổ
S
CN
NH
2
N
H
S
C N
NH
2
N
H
M
NH
2
NC
S
M
S
C N
NH
2
N
H
N
H
(1)
(2)
(4)
(1)
(2) (4)
(1)
(2)
(4)
(1)
(2)
(4)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29
khối lượng, phổ hấp thụ hồng ngoại và phổ
cộng hưởng từ hạt nhân 1H và 13C. Kết quả thu
được cho phép khẳng định công thức phân tử
và đưa ra giả thiết về cấu tạo của phối tử và
phức chất tổng hợp được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. A. Sirota and T. Sramko, Square planar Ni
II
complexes of thiosemicarhazide, Inorganica
Chimica Acta, 8, 289-291, 1974.
[2]. C.K. S. Pillai, U.S. Nandi and Warren,
Levinson, Interaction of DNA with Anti-Cancer
Drugs: Copper-Thiosemicarbazide System,
Bioinorganic chemistry 7, 151-157, 1977.
[3]. Ebenso. E.E., Ekpe U.J. Effect of molecular
structure on the efficiency of amides and
thiosemicarbazones used for corrosion inhibition
of mild steel in hydrochloric acid. Materials
Chemistry and Physics, 60, 79-82, 1999.
[4]. J. Maslowska. Thiosemicarbazide complexs
antimony (III) halides, Polyhedron Yol. 4, No. I,
23-27, 1985.
[5]. Paolo P., Andrea V. Chemoselective
homogeneous hydrogenation of phenylacetylene
using thiosemicarbazone and
thiobenzoylhydrazone palladium(II) complexes as
catalists. J. Chem. Soc., Dalton Trans., 2715-2721,
1998.
[6].Ratchanok Pingaew, Supaluk
Prachayasittikul and Somsak Ruchirawat ,
Synthesis. Cytotoxic and Antimalarial Activities of
Benzoyl Thiosemicarbazone Analogs of
Isoquinoline and Related Compounds,
Molecules , 15(2), 988-996, 2010.
[7]
SUMMARY
SYNTHESIS, STRUCTURAL INVESTIGATION OF COMPLEXES BETWEEN
NI(II) AND PD(II) WITH N
(4)
-PHENYL THIOSEMICARBAZIDE
Trinh Ngoc Chau
1
, Nguyen Thi Bich Huong
1
,
Hoang Duy Cuong
2*
, Nguyen Thi Thanh
2
1College of Natural Science, VNU
2College of Education , TNU
The reaction between N
(4)
- phenyl thiosemicarbazide (Hpth) and Ni(II) or Pd(II) in weak base medium
(pH= 9-10) forms two complexes: Ni(pth)2 and Pd(pth)2. They were studied by mean of chemical
analytical, infrared,
1
H and
13
C nuclear magnetic resonance and mass spectroscopies. The observed
data demonstrate that the ligands coordinate to the metal ions via S and N
(1)
atoms and form the square
planar complexes with five-membered rings. The data of
13
C-NMR spectra may distinguish the trans
or cis configurations of the both complexes
Key words: thiosemicarbazide, N
(4)
-phenyl thiosemicarbazide, complex of Ni(II), complex of Pd(II),
square planar complex
*
Tel: 01684 975 666
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_32482_36065_882012151147tonghop_0633_2052736.pdf