IV. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy H2O2 có thể được
sử dụng như một tác nhân thủy phân chitosan
tạo ra chitosan tan trong nước. Một mô hình toán
học sử dụng phương pháp mặt phẳng đáp ứng
biểu diễn mối tương quan giữa hiệu suất thu hồi
chitosan hòa tan trong nước và các yếu tố ảnh hưởng
(nồng độ H2O2, thời gian và nhiệt độ phản ứng)
đã được xây dựng và tương thích với thực nghiệm.
Điều kiện tối ưu thu hồi lượng chitosan hòa tan
trong nước nhiều nhất: nồng độ H2O2 5,4%, nhiệt
độ phản ứng là 47,1oC và thời gian phản ứng 3,4 h,
với tỷ lệ thu hồi đạt 87,2% với khối lượng phân tử
trung bình 45 kDa. Chitosan tan trong nước có cấu
trúc mạch phân tử hầu như không thay đổi đáng
kể so với chitosan thô khi quan sát trên máy quang
phổ FT-IR. Chitosan hòa tan trong nước thu được
thể hiện khả năng kháng E.Coli tốt hơn đáng kể so
với chitosan thô trong cùng nồng độ thông qua vòng
kháng khuẩn trên môi trường đặc hiệu EMB. Tuy
vậy, cơ chế kháng khuẩn của chitosan tan trong
nước vẫn chưa rõ ràng, những biến đổi cấu trúc tế
bào vi khuẩn trên cơ sở tương tác trực tiếp của chế
phẩm cần được tiếp tục nghiên cứu.
8 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tối ưu hóa quá trình thủy phân chitosan và đánh giá khả năng kháng E.coli của chitosan hòa tan trong nước - Lê Thanh Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013
20 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH THỦY PHÂN CHITOSAN VÀ ĐÁNH GIÁ
KHẢ NĂNG KHÁNG E. COLI CỦA CHITOSAN HÒA TAN TRONG NƯỚC
OPTIMIZATION OF CHITOSAN HYDROLYSIS FOR MAKING WATER-SOLUBLE
CHITOSAN AND ITS ANTIBACTERIAL ABILITY ON E.COLI
Lê Thanh Long1, Nguyễn Thị Phương Thảo2, Trang Sĩ Trung3, Vũ Ngọc Bội4
Ngày nhận bài: 23/11/2012; Ngày phản biện thông qua: 28/3/2013; Ngày duyệt đăng: 15/5/2013
TÓM TẮT
Chitosan hòa tan trong nước, sản phẩm thủy phân từ chitosan, với các đặc tính sinh học đặc biệt đang là đối tượng
được quan tâm trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm bảo quản thực phẩm và bảo vệ cây trồng. Quá trình tối ưu hóa điều kiện
thủy phân tạo chitosan hòa tan trong nước sử dụng tác nhân hydrogen peroxide (H2O2) đã được nghiên cứu. Phương pháp
mặt phẳng đáp ứng được sử dụng để biểu diễn mối tương quan giữa hiệu suất thu hồi chitosan hòa tan trong nước và các
yếu tố ảnh hưởng (nồng độ H2O2, thời gian và nhiệt độ phản ứng) và tối ưu hóa điều kiện thủy phân. Điều kiện thủy phân thu
hồi lượng chitosan hòa tan trong nước nhiều nhất: nồng độ H2O2 5,4%, nhiệt độ phản ứng là 47,1oC và thời gian phản ứng
3,4 h, với tỷ lệ thu hồi đạt 87,2% và khối lượng phân tử trung bình 45 kDa. Thông qua vòng kháng khuẩn trên môi trường
đặc hiệu EMB, sản phẩm chitosan hòa tan trong nước thể hiện khả năng kháng E.coli tốt hơn đáng kể so với chitosan thô.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra tiềm năng ứng dụng chitosan tan trong nước như một tác nhân có tính kháng khuẩn cao.
Từ khóa: chitosan hòa tan trong nước; thủy phân chitosan; hydrogen peroxide; tối ưu hóa
ABSTRACT
Water-soluble chitosan, the product of chitosan hydrolysis process, with particular biological characteristics, have
been particularly used in the fi elds of food storage and plant protection. Hydrogen peroxide was used to optimally degrade
the crude chitosan into water-soluble chitosan. A mathematical model between independent factors (H
2
O
2
level, time and
temperature) and the recovery of water-soluble chitosan was constructed, and to optimize the degradation conditions
using response surface methodology. The optimal conditions to obtain the highest recovery of chitosan were 5,4% of
H
2
O
2
level, 47,1 oC of temperature and 3,4 h of time, with predicted recovery of 87,2% and corresponded to a molecular
weight of about 45 kDa. By determination of inhibition zone diameter, water-soluble chitosan showed signifi cantly higher
inhibition capacities against E.coli than crude chitosan without degradation treatment. The result indicated the high
potential of water soluble chitosan as antibacterial agent.
Key words: water-soluble chitosan; chitosan hydrolysis; hydrogen peroxide; optimization
1 ThS. Lê Thanh Long, 2Nguyễn Thị Phương Thảo: Trường Đại học Nông - Lâm Huế
3 PGS.TS. Trang Sĩ Trung, 4 TS. Vũ Ngọc Bội: Trường Đại học Nha Trang
Nồng độ (mg/ml)
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mặc dù được biết đến như là một polyme sinh
học không độc hại với nhiều đặc tính quan trọng,
nhưng do khả năng hòa tan kém (chỉ tan trong môi
trường acid) đồng thời khi tan tạo ra dung dịch có
độ nhớt cao, do đó chitosan khó sử dụng trong
thực tế. Khác với chitosan, sản phẩm thủy phân từ
chitosan có thể hòa tan trong nước do mạch phân
tử ngắn, khối lượng phân tử thấp và có mặt của các
nhóm NH2 tự do trong các đơn vị D-glucosamine.
Bên cạnh đó, các sản phẩm thủy phân chitosan này
thường có hoạt tính sinh học (kháng nấm, kháng
khuẩn, tăng hệ miễn dịch) cao hơn so với chitosan
ban đầu. Chính các đặc điểm khác biệt này mà có
nhiều nghiên cứu theo hướng ứng dụng chitosan
ở dạng hòa tan trong nước đặc biệt trong lĩnh vực
bảo quản thực phẩm và bảo vệ cây trồng (Qin và
Du, 2002; Kim và Rajapakse, 2005; Abdelbasset và
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 21
cộng sự, 2010; Wenshui và cộng sự, 2011).
Để tạo ra chitosan hòa tan trong nước người
ta tiến hành thủy phân chitosan bằng các tác nhân
hóa học, vật lý và enzyme, trong đó phương pháp
hóa học được sử dụng phổ biến hơn ở quy mô công
nghiệp. Quá trình thủy phân chitosan bằng enzyme
sẽ giảm thiểu khả năng biến đổi hóa học không
có lợi và tăng hoạt tính sinh học của sản phẩm.
Tuy nhiên do tính đặc hiệu phản ứng cao (cơ chất
chitosan có độ tinh khiết cao, cấu trúc phù hợp), chi
phí sử dụng enzyme quá đắt nên khó ứng dụng vào
thực tế sản xuất qui mô lớn (Phạm Thị Trân Châu,
Phan Tuấn Nghĩa, 2006; Xia và cộng sự, 2008; Lê
Thanh Long và cộng sự, 2011).
Việc sử dụng tác nhân hydrogen peoxide (H2O2)
đã được một số tác giả nước ngoài lựa chọn do
khả năng cắt mạch thân thiện và không để lại tạp
chất trong sản phẩm thủy phân mặc dù mức độ loại
bỏ gốc NH2 trong các mắt xích D-glucosamine cần
phải được khống chế thích hợp dựa vào các điều
kiện của quá trình cắt mạch (Qin và cộng sự, 2002;
Feng và cộng sự, 2004). Tuy nhiên, việc đưa ra một
điều kiện tối ưu thủy phân tạo chitosan hòa tan trong
nước từ chitosan thô vẫn chưa được nghiên cứu
một cách đầy đủ.
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tối ưu hóa
điều kiện thủy phân tạo chitosan hòa tan trong nước
từ chitosan thô bằng tác nhân H2O2 và đánh giá khả
năng kháng E.coli của sản phẩm thủy phân ở điều
kiện in vitro.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu và hóa chất
Chitosan thô được cung cấp bởi Công ty TNHH
Đông Tiến, Tp Hồ Chí Minh có dạng bột, màu trắng
ngà; độ deacetyl (DD): 85-90%; Nitơ tổng số: 5,84%;
tro toàn phần: 0,09%; độ tan: >97 %; cặn tro không
tan trong HCl: 0,1%.
Chủng E.coli được cung cấp từ phòng thí
nghiệm Khoa Vi sinh, Trường Đại học Y dược, Đại
học Huế.
Môi trường EMB, EC Broth đặc hiệu nuôi cấy
E.coli được cung cấp từ Merck. Các hóa chất thông
thường khác (H2O2 30%, acid acetic tinh khiết, cồn
99,5%) đạt tiêu chuẩn phân tích.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp chuẩn bị chitosan tinh sạch từ
chitosan thô
Chitosan thô (1-2g) cho vào 100ml acid acetic
2%, khuấy trộn đều trên máy khuấy từ và tiếp tục
đưa vào máy lắc liên tục ở nhiệt độ phòng trong
24h. Dung dịch sau khi lắc lọc bỏ tạp chất và cặn
không tan, được điều chỉnh pH đến 7 bằng dung
dịch NaOH 4% thu kết tủa dạng bông xốp, màu
trắng ngà. Tiến hành lọc, rửa kết tủa nhiều lần
bằng nước cất và sấy khô ở 50oC, nghiền thu được
chitosan tinh sạch ở dạng bột.
Dung dịch chitosan tinh sạch với các nồng
độ (0,5%; 1%; 1,5%; 2%) dùng trong bước kháng
khuẩn được chuẩn bị bằng cách pha trong trong
acid acetic 0,5%, sau đó pH được điều chỉnh đến 6
bằng dung dịch NaOH 4%.
2.2. Phương pháp thu hồi chitosan hòa tan trong nước
từ quá trình thủy phân chitosan bằng tác nhân H2O2
1g chitosan tinh sạch cho vào 100ml acid
acetic 1%, tiến hành khuấy trộn và lắc liên tục ở
nhiệt độ thường trong 24h đến tan hoàn toàn. Dung
dịch được nâng dần nhiệt độ đến nhiệt thủy phân
yêu cầu trong bể ổn nhiệt, tiếp tục nhỏ từ từ H2O2
30% với thể tích yêu cầu vào bình phản ứng kết hợp
khuấy đảo trên máy khuấy từ. Tiếp tục tiến hành lắc
hỗn hợp trên máy lắc tốc độ 120 rpm ở nhiệt độ thủy
phân trong thời gian yêu cầu.
Kết thúc thời gian thủy phân, điều chỉnh pH
đến 7 bằng dung dịch NaOH 10%. Tiến hành lọc
bỏ phần kết tủa chitosan chưa được cắt mạch bằng
máy lọc chân không, bổ sung một lượng ethanol
99,5% gấp đôi thể tích dịch lọc và giữ ở nhiệt độ
2 - 50C ở tủ lạnh trong 12h. Tách kết tủa, lọc và sấy
ở 40 - 500C trong thiết bị sấy chân không đến khối
lượng không đổi thu được sản phẩm chitosan hòa
tan trong nước.
2.3. Đánh giá tính kháng E.coli của chế phẩm chitosan
bằng phương pháp khuếch tán trên “giếng thạch”
Chủng E.coli từ ống mẫu cấy sang môi trường
EMB, ủ ở 44oC trong 24h; tiếp tục cấy chuyền sang
môi trường EC Broth, ủ ở 44oC trong 48h thu được
dịch tăng sinh E.coli.
Sau khi hấp khử trùng, làm nguội đến 40-50oC,
12 ml dung dịch môi trường EMB cho vào mỗi đĩa
etri Φ10 cm. Sau 30 phút, tiến hành đục lỗ ở tâm trên
đĩa thạch (1 lỗ tương ứng với 1 nồng độ chất kháng)
bằng ống kim loại đã khử trùng (đường kính 4 mm)
và nhỏ 5 μl môi trường EMB để bịt kín giếng thạch.
Cấy 250 ml dịch tăng sinh E.coli vào đĩa đã đục lỗ
và dàn đều trên bề mặt thạch, để yên 15 phút tiếp
tục cho 25 µl dung dịch chitosan (dung dịch chitosan
tinh sạch và chitosan tan trong nước) với các nồng
độ vào mỗi giếng. Các đĩa được bao gói và giữ ở
35oC ± 2oC, sau 24h quan sát khả năng kháng và đo
đường kính vòng kháng khuẩn bằng thước kẹp điện tử.
Thí nghiệm được bố trí gồm 5 công thức (1 đối
chứng), mỗi công thức là 1 đĩa và lặp lại 3 lần.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013
22 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
2.4. Xác định phân tử lượng trung bình chitosan
bằng phương pháp đo độ nhớt
Chitosan được hòa tan trong hệ dung môi gồm:
CH3COOH 0,1M và NaCl 0,2M với các nồng độ
giảm dần: 0,2%; 0,1%; 0,05%; 0,025%; 0,0125%.
Độ nhớt tương đối ηtđ được xác định theo công
thức: ηtđ = t/to với t và to tương ứng là thời gian
chảy qua mao quản nhớt kế Ostwald của dung dịch
chitosan và dung môi ở nhiệt độ 25oC được duy trì
trong bể ổn nhiệt. Mỗi dung dịch được đo lặp lại 3 lần.
Giá trị độ nhớt thực η là giới hạn của tỷ số giữa
độ nhớt riêng với nồng độ C% (w/v) của dung dịch
chitosan khi nồng độ này tiến tới 0 ([η] = lim (ηr/C))
với độ nhớt riêng ηr = ηtđ -1. Độ nhớt thực η được
xác định thông qua các hệ số của phương trình hồi
qui tuyến tính giữa nồng độ C% và tỷ số (ηr/C) (Vũ
Ngọc Ban, 2007).
Khối lượng phân tử trung bình (M) của
chitosan được xác định theo công thức
Mark-Houwink: M = (η/K)1/α; trong đó: K: hằng
số độ nhớt; α là giá trị thực nghiệm. Với hệ dung
môi CH3COOH 0,1M, NaCl 0,2M; K = 1,81×10
-3 và
α = 0,93 (No và cộng sự, 2003).
2.5. Phương pháp xác định quang phổ hấp phụ của
sản phẩm chitosan
Bột chitosan và KBr được trộn chung và nghiền
nhỏ bằng cối thạch anh. Hỗn hợp sau đó được nén
thành đĩa và sấy trước khi phân tích. Sử dụng máy
đo phổ hồng ngoại FTIR (Vertex 70, Brucker, Đức)
tiến hành đo phổ hồng ngoại của các sản phẩm
chitosan.
2.6. Bố trí thí nghiệm tối ưu hóa quá trình thủy phân
theo phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM)
Trên cơ sở tham khảo kết quả nghiên cứu của
Weska và cộng sự (2007), Du và cộng sự (2009),
bố trí thực nghiệm theo phương án kế hoạch trực
giao cấp hai với mô hình Box- Behnken với số
thí nghiệm là 17 trong đó có 5 thí nghiệm tại tâm
phương án (bảng 2). Ba biến độc lập tương ứng
với các khoảng khảo sát được ký hiệu: X1, nồng độ
H2O2 (%); X2, thời gian thủy phân (h) và X3, nhiệt độ
thủy phân (oC) với ba mức biến thiên cho mỗi biến;
biến phụ thuộc (hàm mục tiêu) là hiệu suất thu hồi
chitosan hòa tan trong nước (%), Y được biểu diễn
ở bảng 1.
Bảng 1. Mức thí nghiệm của các biến độc lập
Các biến độc lập Mức cơ sở (0) Mức trên (+1) Mức dưới (-1) Khoảng biến thiên
X1: nồng độ H2O2 (%) 5 6 4 1
X2: thời gian tiến hành (h) 3 4 2 1
X3: nhiệt độ (
oC) 45 60 30 15
Phần mềm Design Expert (Vesion 8.0.3, Stat Aese
Inc., Minneapolis, USA) được sử dụng để thiết kế thí
nghiệm, phân tích dữ liệu, xây dựng mô hình bậc hai
và tối ưu hóa bằng cách phân tích bề mặt đáp ứng.
3. Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả thí nghiệm được phân tích phương
sai một nhân tố ANOVA (Anova single factor) và
so sánh các giá trị trung bình bằng phương pháp
DUNCAN (Duncan’s Multiple Range Test) trên phần
mềm thống kê SAS, phiên bản 9.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Ảnh hưởng của nồng độ H2O2, thời gian
và nhiệt độ thủy phân đến hiệu suất thu hồi
chitosan tan trong nước
Tiến hành bố trí thí nghiệm với miền khảo sát
của các yếu tố ảnh hưởng đã được chọn: nồng
độ H2O2 (4 ÷ 6%), nhiệt độ thủy phân (30 ÷ 60oC)
và thời gian thủy phân (2 ÷ 4 giờ), mỗi thí nghiệm
lặp lại 3 lần, kết quả thực nghiệm được trình bày
ở bảng 2.
Bảng 2. Bảng ma trận quy hoạch thực nghiệm trực giao cấp hai theo mô hình
Box-Behnken và hiệu suất thu hồi chitosan hòa tan trong nước
Thí nghiệm Nồng độ H2O2 (%)(X1)
Thời gian (h)
(X2)
Nhiệt độ (oC)
(X3)
Hiệu suất thu hồi (%)
(Y)
1 -1(4) +1(2) 0(45) 43,12
2 +1(6) +1(2) 0(45) 65,23
3 -1(4) -1(4) 0(45) 61,02
4 +1(6) -1(4) 0(45) 84,53
5 -1(4) 0(3) -1(30) 22,70
6 +1(6) 0(3) -1(30) 39,52
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 23
7 -1(4) 0(3) +1(60) 50,75
8 +1(6) 0(3) +1(60) 57,40
9 0(5) -1(2) -1(30) 29,70
10 0(5) +1(4) -1(30) 39,84
11 0(5) -1(2) +1(60) 45,40
12 0(5) +1(4) +1(60) 55,38
13 0(5) 0(3) 0(45) 86,13
14 0(5) 0(3) 0(45) 81,03
15 0(5) 0(3) 0(45) 84,70
16 0(5) 0(3) 0(45) 83,90
17 0(5) 0(3) 0(45) 81,31
Ảnh hưởng của nồng độ H2O2, thời gian và nhiệt độ thủy phân đến hiệu suất thu hồi chitosan tan trong
nước được biểu diễn bởi các đồ thị 1, 2, 3.
Hình 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ H
2
O
2
đến hiệu suất thu hồi chitosan tan trong nước,
thời gian thủy phân ở 3h
Hình 2. Ảnh hưởng của thời gian và nồng độ H
2
O
2
đến hiệu suất thu hồi chitosan tan trong nước,
nhiệt độ thủy phân ở 45oC
Hình 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian đến
hiệu suất thu hồi chitosan tan trong nước, ở nồng độ
H2O2 5%
Kết quả từ các đồ thị mặt phẳng đáp ứng cho
thấy các yếu tố đều ảnh hưởng đáng kể đến hiệu
suất thu hồi chitosan tan trong nước. Hiệu suất thu
hồi chitosan tan trong nước tăng dần theo chiều
tăng của nồng độ H2O2 trong khoảng 4 - 6% (hình 1).
Tuy nhiên, hiện tượng là khác biệt khi quan sát ảnh
hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất thu hồi chitosan
tan trong nước. Trong miền khảo sát, khi thời gian
được giữ không đổi (hình 1) hoặc khi nồng độ H2O2
được giữ không đổi (hình 3), hiệu suất thu hồi có xu
hướng tăng đến một giá trị nhất định theo chiều tăng
của nhiệt độ phản ứng sau đó giảm dần. Thời gian
phản ứng có ảnh hưởng tương tự nồng độ H2O2
đến hiệu suất thu hồi chitosan tan trong nước (hình
2). Điều này có thể giải thích là do khi nhiệt độ và
nồng độ H2O2 tăng quá cao trong thời gian dài, quá
trình thủy phân diễn ra mạnh mẽ và triệt để dẫn đến
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013
24 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
sản phẩm tạo ra có kích thước quá bé ảnh hưởng
đến khả năng thu hồi sản phẩm bằng phương pháp
kết tủa trong môi trường cồn lạnh.
2. Tối ưu hóa quá trình thủy phân chitosan tạo
chitosan tan trong nước
Từ kết quả thực nghiệm ở bảng 2, sử dụng
phần mềm Design Expert tiến hành xử lý và phân
tích dữ liệu. Kết quả phân tích phương sai xác định
tính tương thích mô hình bậc 2 bề mặt đáp ứng
được trình bày ở bảng 3 và phương trình hồi qui
tuyến tính bậc 2 mô tả tương quan giữa các yếu tố
được chọn trong miền khảo sát với hiệu suất thu hồi
chitosan tan trong nước được biểu diễn như sau:
Y = 83,41 + 8,64X1 + 7,17X2 + 9,65X3 + 0,35X1X2 -
2,54X1X3 - 0,04X2X3 - 9,96X1
2 - 9,98X2
2 - 30,86X3
2 (*)
Với Y: hàm mục tiêu (biến phụ thuộc); X1, X2, X3
tương ứng là các biến độc lập (mã hóa) của nồng độ
H2O2, thời gian và nhiệt độ thủy phân.
Bảng 3. Phân tích phương sai mô hình bậc hai bề mặt đáp ứng
Nguồn Bậc tự do Tổng các bình phương
Trung bình bình
phương Giá trị F Giá trị p
Mô hình 9 6989,33 776,59 37,71 0,0001
Sai số dư 7 144,15 20,59
Không phù hợp 3 124,77 41,59 8,59 0,03
Sai số thuần 4 19,38 4,84
Tổng 16 7133,47
R2 = 0.9798 ; R2hiệu chỉnh = 0,9538 ; R = 0,9898
Qua bảng phân tích phương sai cho thấy mô hình tuyến tính bậc 2 biểu diễn ảnh hưởng của các yếu tố độc
lập đến hiệu suất thu hồi chitosan tan trong nước là phù hợp (pmô hình < 0,03).
Sự tương thích của mô hình còn được kiểm tra thông qua giá trị tương quan bội R2 và R2hiệu chỉnh. Số liệu
phân tích cho thấy hồi qui bậc 2 có ý nghĩa ở mức 0,9898 (hệ số tương quan bội R = 0,9898). Giá trị R2hiệu chỉnh
(0,9538) của phương trình (*) chỉ ra rằng hơn 95% sự thay đổi hiệu suất thu hồi chitosan tan trong nước là do
các yếu tố ảnh hưởng, chỉ có khoảng gần 5% không thể giải thích bởi mô hình.
Với mục tiêu thu hồi tối đa lượng chitosan tan trong nước, sử dụng công cụ tối ưu hóa của phần mềm
Design Expert, kết quả cho thấy: ở nồng độ 5,4% H2O2, nhiệt độ 47,1oC và thời gian 3,4h hiệu suất thu hồi dự
đoán theo mô hình đạt 87,2%. Áp dụng điều kiện tối ưu vào thực nghiệm với (3 lần lặp lại), hiệu suất thu hồi được
xác định là 85,6 ± 2,5% và không sai khác có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với giá trị hiệu suất thu hồi dự đoán.
3. Kết quả xác định khối lượng phân tử trung bình và sơ bộ đánh giá
ảnh hưởng của điều kiện thủy phân đến cấu trúc sản phẩm chitosan tan
trong nước
Tiến hành đo độ nhớt các dung dịch chitosan và chitosan tan trong nước ở các
nồng độ giảm dần (0,2-0,0125%) và dung môi (hệ dung môi CH3COOH 0,1M, NaCl
0,2M), kết quả xác định tương quan giữa nồng độ C (x) và độ nhớt thực η (y) của
chitosan tinh sạch và sản phẩm chitosan tan trong nước (hình 4) được biểu
diễn bởi các phương trình hồi qui tuyến tính (**), (***).
y = 0,568x + 1,000 (với R= 0,941) (**)
y = 0,248x + 0,361 (với R=0,901) (***)
Từ hệ số các phương trình hồi qui, thay các giá trị các giá trị η (khi C → 0) vào công thức M = (η/K)1/α, giá
trị khối lượng phân tử trung bình của chitosan tinh sạch và chitosan tan trong nước tương ứng là: 125 kDa và
45 kDa.
Kết quả cho thấy khối lượng phân tử trung bình của sản phẩm chitosan sau khi cắt mạch đã giảm đáng kể
so với chitosan tinh sạch ban đầu. Theo Feng và cộng sự (2004) khi chitosan được thủy phân bằng 10% H2O2
ở 60oC trong 4h, khối lượng phân tử trung bình chitosan sau khi thủy phân là 11 kDa. Sự khác biệt này có thể
là do khác về loại chitosan và điều kiện tiến hành thủy phân.
Sản phẩm chitosan tan trong nước sau khi thu hồi, tiến hành sấy khô và giữ trong điều kiện cách ẩm trước
khi tiến hành đo quang phổ hồng ngoại trên máy quang phổ FT-IR. Phổ hồng ngoại của các loại chitosan được
biểu diễn ở hình 5. Từ hình 5 cho thấy tại dải bước sóng 1655 cm-1 đặc trưng cho nhóm amin (-NH2) và tại dãi
ĐC
0,5
1%
1,5%
2%
ĐC
0,5
1%
1,5%
2%
a
b
c
a: chitosan thương mại
b: chitosan tinh sạch
c: chitosan tan trong nước
22
Hình 4. Sản phẩm chitosan
tan trong nước
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 25
bước sóng 3200 ÷ 3500 cm-1 đặc trưng cho nhóm hydroxyl (-OH) của 3 loại chitosan khá tương đồng và quang
phổ hấp thụ của các loại chitosan hầu như không có thay đổi đáng kể. Ngoài ra đồ thị không thấy xuất hiện các
peak mới trong vùng bước sóng khảo sát. Như vậy có thể khẳng định bước đầu điều kiện thủy phân chưa làm
thay đổi cấu trúc phân tử mạch chitosan đáng kể và khá tương đồng với kết quả của Qin và cộng sự (2002) và
Feng và cộng sự (2004).
Theo Qin và cộng sự (2002), quá trình cắt đứt liên kết β-1-4 glycoside trong mạch chitosan làm giảm khối
lượng phân tử diễn ra nhanh chóng trong thời gian đầu, với nồng độ H2O2 (trong môi trường acid HCl) và nhiệt
độ càng cao hiện tượng giảm khối lượng càng đáng kể và đi kèm với những thay đổi cấu trúc chitosan như
hình thành các nhóm carboxyl và mất gốc NH2. Tuy vậy, chitosan sau khi cắt mạch với khối lượng phân tử trong
khoảng 10 - 50 kDa có cấu trúc mạch phân tử hầu như không thay đổi khi quan sát trên máy quang phổ FT-IR
và cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR. Hiện tượng thay đổi cấu trúc chỉ xảy ra ở nhiệt độ phản ứng trên 70oC và
nồng độ H2O2 cao hơn 5% tương ứng với khối lượng phân tử chitosan thu được nhỏ hơn 3,5 kDa. Tương tự,
hiện tượng thay đổi cấu trúc cũng chưa xuất hiện trong mạch chitosan khi cắt mạch với nồng độ H2O2 10% ở
60oC trong 4h khi quan sát qua phổ hồng ngoại và cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR (Feng và cộng sự, 2004).
4. Đánh giá khả năng kháng E.coli của chitosan và chitosan hòa tan trong nước
Để xem xé t khả năng khá ng E.coli của chitosan và chitosan hòa tan trong nước, tiến hành thử kháng với
các nồng độ từ 0,5, 1%, 1,5%, 2% trong môi trường đặc hiệu EMB. Sau 48 giờ, tiến hành đo đường kính vòng
kháng khuẩn. Kết quả kháng E.coli của chitosan và chitosan tan trong nước của các mẫu thí nghiệm được trình
bày ở hình 6, 7 và 8.
Hình 5. Phổ hồng ngoại FT-IR của các loại chitosan
Hình 6. Biểu đồ kết quả kháng E.coli của chitosan và chitosan tan trong nước
Ghi chú: Các giá trị
trung bình đường kính
vòng kháng khuẩn (n=3)
có cùng chữ cái in thường
là không sai khác có ý
nghĩa thống kê (p<0,05)
Kết quả ở hình 6 cho thấy các dung dịch chitosan và chitosan tan trong nước đều có khả năng kháng E.coli
đáng kể (so sánh đối chứng), đường kính vòng kháng khuẩn tăng dần khi tăng nồng độ của chitosan và chitosan
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013
26 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
tan trong nước. Đối với chitosan, nồng độ 0,5% có khả năng kháng yếu nhất với đường kính vòng kháng khuẩn là
13,42 mm và nồng độ 2% có khả năng kháng mạnh nhất với đường kính vòng kháng là 20,40 mm. Tuy vậy, khả
năng kháng E.coli của dung dịch chitosan nồng độ 1% và 1,5% là không sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Đối với chitosan tan trong nước, đường kính vòng kháng khuẩn lớn nhất khi dung dịch chitosan tan trong
nước có nồng độ 2% là 32,67 mm và đường kính kháng khuẩn bé nhất là 25,5 mm khi nồng độ chitosan tan
trong nước là 0,5%. Khả năng kháng E.coli của dung dịch chitosan tan trong nước ở các nồng độ 1%, 1,5%, 2%
không có sai khác có ý nghĩa thống kê. Thông qua đường kính vòng kháng khuẩn trong cùng nồng độ, khả năng
kháng E.coli của dung dịch chitosan tan trong nước mạnh hơn đáng kể so với chitosan (gấp 1,6 lần ở nồng độ
0,5% và đến 2,2 lần ở nồng độ 0,5%).
Hình 7. Hình ảnh kháng E.coli của dung dịch chitosan
Hình 8. Hình ảnh kháng E.coli của dung dịch chitosan tan trong nước
Mặc dù khác về phương pháp đánh giá hiệu
quả kháng khuẩn, kết quả trên là khá phù hợp với
những công bố của Nan và cộng sự (2006) và
Yunjian và cộng sự (2009) khi nghiên cứu khả năng
kháng E.coli của chitosan và chitosan tan trong
nước. Hiệu quả kháng E.coli của chitosan tan trong
nước là rất rõ rệt, so với tác nhân chitosan thì hiệu
quả kháng E.coli của chitosan tan trong nước là tốt
hơn đáng kể.
Theo Hui và cộng sự (2004) và Tsai và cộng sự
(2004), cơ chế kháng E.coli có thể được giải thích
dựa vào tương tác giữa mạch cấu trúc polycation
của chitosan với các vùng tích điện âm trên thành
tế bào E.coli cấu tạo bởi lớp mỏng peptidoglycan
được bao bọc lớp bên ngoài gồm lipoproteins,
lipopolysaccharides và phospholipids. Chính tương
tác này đã ngăn cản các chất dinh dưỡng thấm qua
màng tế bào gây ức chế phát triển vi khuẩn E.coli,
thay đổi cấu trúc màng bán thấm gây chết tế bào vi
khuẩn. Mặt khác, do có độ nhớt thấp và khả năng
hòa tan tốt hơn nên chitosan tan trong nước có các
nhóm NH3
+ linh động hơn, dễ tác dụng lên các vị
trí mang điện tích âm của tế bào vi khuẩn làm tăng
khả năng kháng E.coli của chitosan tan trong nước.
Đồng thời, khi nồng độ dung dịch tăng lên, mật độ
nhóm NH3
+ trong một đơn vị thể tích tăng lên, dưới
tác dụng liên hợp của nhiều nhóm NH3
+ dẫn đến sự
ức chế phát triển tế bào E.coli tốt hơn so với dung
dịch chitosan.
IV. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy H2O2 có thể được
sử dụng như một tác nhân thủy phân chitosan
tạo ra chitosan tan trong nước. Một mô hình toán
học sử dụng phương pháp mặt phẳng đáp ứng
biểu diễn mối tương quan giữa hiệu suất thu hồi
chitosan hòa tan trong nước và các yếu tố ảnh hưởng
(nồng độ H2O2, thời gian và nhiệt độ phản ứng)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Vũ Ngọc Ban (2007). Giáo trình thực tập hóa lý. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Phạm Thị Trân Châu, Phan Tuấn Nghĩa (2006). Công nghệ sinh học, tập 3, Enzyme và ứng dụng. NXB Giáo dục.
3. Lê Thanh Long, Nguyễn Bảo Gia, Trang Sĩ Trung (2011). Thủy phân chitosan bằng cellulase cố định trên chitosan và agar
gel. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy sản, 1: 3-11.
Tiếng Anh
4. Abdelbasset E. H., Lorne R.A., Ismail E.H., Fouad D., (2010). Chitosan in plant protection. Marine Drugs, 8, 968-987.
5. Hui L., Yumin D., Xiaohui W., Liping S (2004). Chitosan kills bacteria through cell membrane damage. International Journal
of Food Microbiology 95: 147-155.
6. Feng T., Yu L., Keao H., Binyuan Z (2004). Study of the depolymerization behavior of chitosan by hydrogen peroxide.
Carbohydrate Polymers 57: 31-37.
7. Kim S., Rajapakse N. (2005). Enzymatic production and biological activities of chitosan oligosaccharides (COS).
Carbohydrate Polymers 62, 357-368.
8. No H. K., Lee S. H., Park N. Y., Meyers S. P (2003). Comparison of physicochemical, binding, and antibacterial properties
of chitosans prepared without and with deproteinization process. Journal of Agricultural and Food Chemistry 51: 7659-7663.
9. Nan L., Xi-Guang C., Hyun-Jin P., Chen-Guang L., Cheng-Sheng L., Xiang-Hong M., Le-Jun Y (2006). Effect of MW and
concentration of chitosan on antibacterial activity of Escherichia coli. Carbohydrate Polymers 64: 60-65.
10. Qin C., Du Y. (2002). Enzymic preparation of water-soluble chitosan and their antitumor activity. International Journal of
Biological Macromolecules 31: 111-117.
11. Qin C., Du Y., Xiao L (2002). Effect of hydrogen peroxide treatment on the molecular weight and structure of chitosan.
Polymer Degradation and Stability 76: 211-218.
12. Tsai G.J., Zhang S.L., Shieh P.L. (2004). Antimicrobial activity of a low molecular-weight chitosan obtained from cellulase
digestion of chitosan. Journal of Food Protection, 67 (2), 396-398.
13. Yunjian D., Yuqiao Z., Shuchao D., Bao Y (2009). Preparation of water-soluble chitosan from shrimp shell and its
antibacterial activity. Innovative Food Science and Emerging Technologies 10: 103-107.
14. Xia W., Liu P., Liu J. (2008). Advance in chitosan hydrolysis by non-specifi c cellulase. Bioresource Technology,
99: 6751-6762.
15. Wenshui X., Ping L., Jiali Z., Jie C., (2011). Biological activities of chitosan and chitooligosaccharides. Food Hydrocolloids
25: 170-179.
16. Weska R.F., Moura J.M., Batista L.M., Rizzi J., Pinto L.A.A (2007). Optimization of deacetylation in the production of
chitosan from shrimp wastes: Use of response surface methodology. Journal of Food Engineering 80: 749-753.
đã được xây dựng và tương thích với thực nghiệm.
Điều kiện tối ưu thu hồi lượng chitosan hòa tan
trong nước nhiều nhất: nồng độ H2O2 5,4%, nhiệt
độ phản ứng là 47,1oC và thời gian phản ứng 3,4 h,
với tỷ lệ thu hồi đạt 87,2% với khối lượng phân tử
trung bình 45 kDa. Chitosan tan trong nước có cấu
trúc mạch phân tử hầu như không thay đổi đáng
kể so với chitosan thô khi quan sát trên máy quang
phổ FT-IR. Chitosan hòa tan trong nước thu được
thể hiện khả năng kháng E.Coli tốt hơn đáng kể so
với chitosan thô trong cùng nồng độ thông qua vòng
kháng khuẩn trên môi trường đặc hiệu EMB. Tuy
vậy, cơ chế kháng khuẩn của chitosan tan trong
nước vẫn chưa rõ ràng, những biến đổi cấu trúc tế
bào vi khuẩn trên cơ sở tương tác trực tiếp của chế
phẩm cần được tiếp tục nghiên cứu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_2_2013_04_le_thanh_long_8395_2024567.pdf