Phương pháp tổng hợp polyguluronat
sunfat với tác nhân sunfat hóa (N(SO3Na)3)
trong dung dịch nước đã được nghiên cứu.
Tất cả các ảnh hưởng của điều kiện phản
ứng về sự hình thành tác nhân sunfat hóa và
polyguluronat sunfat đã được trình bày có hệ
thống. Điều kiện phản ứng tối ưu để điều chế
tác nhân sunfat hóa thu được bởi thí nghiệm
như sau: tỷ lệ nồng độ NaHSO3 và NaNO2 là
4,25/1, nhiệt độ phản ứng 900C và thời gian
phản ứng là 90 phút. Điều kiện phản ứng tối
ưu để điều chế polyguluronat sunfat thu được
bởi thí nghiệm như sau: pH = 9, tỷ lệ giữa
nồng độ tác nhân sunfat hóa và polyguluronat
là 2:198 mol/g, nhiệt độ phản ứng là 400C,
thời gian phản ứng 4 giờ. Với những điều kiện
phản ứng tối ưu này, độ trao đổi tối đa thu
được là 1,85.
9 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tối ưu hóa các điều kiện phản ứng tổng hợp Polyguluronat sunfat, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
82 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017
TỐI ƯU HÓA CÁC ĐIỀU KIỆN PHẢN ỨNG TỔNG HỢP
POLYGULURONAT SUNFAT
DETERMINATION OF THE OPTIMUM CONDITIONS FOR THE SYNTHESIS
OF POLYGULURONATE SUNFATE
Nguyễn Văn Thành1, Vũ Ngọc Bội2, Trần Thị Thanh Vân3, Nguyễn Đình Thuất3
Ngày nhận bài: 26/01/2016; Ngày phản biện thông qua: 11/8/2016; Ngày duyệt đăng: 10/3/2017
TÓM TẮT
Polyguluronat sunfat (PGS) được điều chế từ polyguluronat (PG) thông qua phản ứng với tác nhân
sunfat hóa trisulfonat natri amin (N(SO
3
Na)
3
) được tổng hợp từ sodium bisulfi t (NaHSO
3
) và nitrit natri
(NaNO
2
) trong nước. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ trao đổi (DS) của polyguluronat sunfat đã được nghiên cứu
chi tiết, gồm có nhiệt độ phản ứng và thời gian điều chế tác nhân sunfat hóa, nhiệt độ phản ứng và thời gian
tổng hợp polyguluronat sunfat, khối lượng tác nhân sunfat hóa và polyguluronat và pH của phản ứng sunfat
hóa. Polyguluronat sunfat với độ trao đổi là 1,85 thu được trong điều kiện tối ưu. Phổ FTIR cho thấy hấp thụ
đặc trưng của liên kết ester sunfat tại vị trí 1.241 cm-1 và 796 cm-1.
Từ khóa: Alginate, độ trao đổi, Polyguluronate sunfat, tác nhân sunfat hóa
ABSTRACT
Polyguluronate sunfate (PGS) was prepared by chemical modifi cation of polyguluronate (PG) with
trisulfonate sodium amine (N(SO
3
Na)
3
), which was synthesized by reaction of sodium bisulfi te (NaHSO
3
)
and sodium nitrite (NaNO
2
) in aqueous solution. The factors that affected the degree of substitution (DS) of
polyguluronate sunfate were investigated in detail, including reaction temperature and time of preparing
the sunfating agent, reaction temperature and time of synthesizing the polyguluronate sunfate, dosage of
sunfating agent and polyguluronate and pH of sunfation reaction medium. A polyguluronate sunfate with DS
of 1.85 was obtained under optimal conditions. FTIR spectra showed the typical absorptions of sunfate ester
bonds at 1.241cm-1 and 796cm-1.
Keywords: Alginate, degree of substitution, Polyguluronate sunfat, Sunfating agent
1 Trường Đại học Kiên Giang
2 Trường Đại học Nha Trang
3 Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Alginat gồm hai co-polyme của liên kết
β-(1→4)-D-mannuronic axit (M) và α-(1→4)-
L-guluronic axit (G) nằm ở vách thành ngoài
của rong nâu [6], chúng là polysacarit tồn tại
trong tự nhiên có chứa nhóm carboxyl tạo khả
năng có hoạt tính [7]. Có ba phân đoạn polyme
khác nhau trong phân tử alginat, cụ thể là phân
đoạn polymannuronic acid (PM), polyguluronic
acid (PG) và phân đoạn luân phiên của M và
G (PMG). Phân đoạn PM và PG có thể được
tách bằng pH khi thủy phân alginat [3]. Các
dẫn xuất alginat sunfat hóa có tính chất và cấu
trúc tương tự như chất kháng đông sản sinh
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 83
- Bước một: điều chế tác nhân sunfat hóa N(SO3Na)3
- Bước hai: tổng hợp polyguluronat sunfat (PGS)
trong tế bào gan (heparin), được điều chế và
có khả năng kháng đông và hoạt tính kháng
đông đã được trình bày [14][17]. Tuy nhiên,
thành phần tỷ lệ M/G, trình tự axit hex-uronic
của alginat khác nhau đáng kể tùy thuộc vào
loài rong, mùa thu hoạch, độ trưởng thành và
các phần của rong được sử dụng để chiết [12].
Các dẫn xuất alginat sunfat hóa, giống các
polysacarit sunfat hóa tự nhiên nhất, là các đại
phân tử không đồng nhất cho thấy sự khác biệt
lớn trong cấu trúc và hoạt tính của nó, sự đa
dạng này đang làm phát triển các polysacarit
thành các dược liệu mới [2][9].
Mục đích của nghiên cứu là xác định các
điều kiện phản ứng tổng hợp PGS từ PG để
nghiên cứu hoạt tính kháng đông sau này,
thông qua phản ứng với tác nhân sunfat hóa
hiếm thấy được tổng hợp bởi NaHSO3 và
NaNO2 trong nước. Theo truyền thống, tác
nhân sunfat hóa được điều chế bởi axit
sunfuric, chlorosunfonic axit, clorua sunfuryl,
triôxít lưu huỳnh, sulfamic acid và một vài dung
môi hữu cơ được sử dụng làm phản ứng trung
gian, chẳng hạn như pyridin, dimetyl sulfoxit và
formamit [8][15][16]. Các tác nhân này không
chỉ có thể làm cho quá trình thủy phân đến cùng
hoặc bẻ ngắn mạch PGS trong suốt quá trình
phản ứng, mà còn dẫn đến vấn đề ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng [3]. So với phương pháp
truyền thống, toàn bộ phản ứng tổng hợp PGS
được thực hiện trong nước, các tác nhân điều
chế sunfat hóa được sử dụng trong phản ứng
này không độc hại, chi phí thấp và ít ô nhiễm
và được thực hiện theo sơ đồ sau:
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu
Polyguluronat được chúng tôi chuẩn bị ở
một nghiên cứu trước [1]; NaHSO3, NaNO2
và các hóa chất khác được sử dụng trong thí
nghiệm này là loại tinh khiết được cung cấp bởi
Sigma-Aldrich (Mỹ).
2. Điều chế tác nhân sunfat hóa (N(SO3Na)3)
Quá trình điều chế thực hiện theo phương
pháp của Fan và cộng sự [6] trong bình ba
cổ đáy tròn kèm với ống sinh hàn và khuấy
từ. Toàn bộ hệ này được đặt trên thiết bị
khuấy từ có gia nhiệt. Một lượng định trước
NaHSO3 được hòa tan trong 40ml nước cất.
Sau đó, lượng NaNO2 chuẩn bị trước được
hòa tan trong 10ml nước cất được thêm từng
giọt vào bình phản ứng có khuấy từ tại 900C và
phản ứng hoàn thành sau 1,5 giờ. Bằng cách
này, tác nhân sunfat hóa trisulfonat natri amin
(N(SO3Na)3) được thu.
3. Tổng hợp polyguluronat sunfat
Tác nhân sunfat hóa trisulfonat natri amin
(N(SO3Na)3) điều chỉnh về pH thích hợp bằng
dung dịch NaOH 1M. Sau đó, 5 g PG được
84 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017
thêm vào dung dịch kèm theo khuấy từ, phản
ứng được tiến hành ở thời gian và nhiệt độ
thích hợp. Dung dịch tiến hành thẩm tách 72
giờ và chưng cất bay hơi bằng thiết bị cô quay,
kết tủa bằng cồn rồi sấy chân không ở 40 0C
thu được PGS [6].
4. Đo độ trao đổi (DS)
Phương pháp sunfat bari nephelometry
(dùng ánh sáng phản chiết để đo mật độ các
hạt trong chất lỏng) được sử dụng để đo độ
trao đổi của PGS [5]. Thủy phân 0,03 g PGS
bằng 10 ml HCl trong 8 h tại 100 0C. Sau đó,
dung dịch được bay hơi đến khô và phần còn
lại hòa tan trong 10 ml nước cất. Sau đó 0,5 ml
dung dịch đã thủy phân; 2,0 ml nước cất; 1,25
ml dung dịch glutin-bari clorua (chuẩn bị dung
dịch từ 0,5g bari clorua và 0,5 g glutin trong
100 ml nước cất tại 60-70 0C) và 0,7ml axit
trichloroaxetic 8% được thêm vào. Hỗn hợp trên
được khuấy 1 phút và cho phép sử dụng trong
vòng 15-20 phút. Hấp thụ bari sunfat được đo
ở bước sóng 360 nm trên phổ UV-Vis. Đường
chuẩn ghi lại các nồng độ sunfat kali khác nhau
thay thế dung dịch thủy phân cộng với các tác
nhân khác trong điều kiện tương tự ở trên. Kiểm
tra mẫu blank bằng 0,5 ml nước cất thay dung
dịch sunfat kali, các điều kiện khác không thay
đổi. Độ trao đổi của PGS được xác định bằng
cách so sánh với đường chuẩn. Độ trao đổi thể
hiện qua số lượng trung bình các nhóm sunfat
trên mỗi đơn vị anhydroglucose, được thiết lập
từ hàm lượng lưu huỳnh bằng công thức [11]:
DS = (198 [S]) / (3200 - 102 [S]). Trong đó [S] là
hàm lượng lưu huỳnh (%) của PGS thu được từ
việc tính toán ở trên.
5. Đặc tính của polyguluronat sunfat bởi
FT-IR
PGS đặc trưng bởi Phổ FT-IR được ghi
lại trên phổ kế Nicolet Nexus 470 IR với chất
nền KBr.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Tối ưu hóa các điều kiện phản ứng điều
chế tác nhân sunfat hóa
Tác nhân sunfat hóa đóng một vai trò
quan trọng nên cần thiết nghiên cứu để tối
ưu các điều kiện phản ứng điều chế tác nhân
này. Các điều kiện phản ứng tối ưu được tính
toán thông qua độ trao đổi và có ba yếu tố
được khảo sát.
1.1. Ảnh hưởng tỷ lệ nồng độ NaHSO3 và NaNO2
Tỷ lệ nồng độ giữa NaHSO3 và NaNO2 đóng
vai trò quan trọng nhất trong việc điều chế tác
nhân sunfat hóa. Để thực hiện thí nghiệm, qua
tham khảo các tài liệu chúng tôi thực hiện khảo
sát tỷ lệ này từ 3 đến 4,75, nhiệt độ phản ứng
700C và thời gian phản ứng 90 phút. Kết quả
đo độ trao đổi thể hiện trên Hình 1.
Kết quả cho thấy độ trao đổi tăng từ 0,75
đến 1,76 khi tỷ lệ giữa nồng độ NaHSO3 và
NaNO2 tăng từ 3,0 cho đến 4,25 và sau đó
giảm dần cho dù có sự tăng giữa tỷ lệ nồng
độ các tác nhân sunfat hóa. Tỷ lệ này lớn hơn
so với cân bằng phản ứng hóa học từ phương
trình trên. Có thể do NaHSO3 bị phân hủy
sinh khí SO2 (mùi của SO2 có thể ngửi thấy)
vì phản ứng này tỏa nhiệt rất mạnh nên sẽ có
một phần NaHSO3 bị phân hủy không phản
ứng với NaNO2, do đó lượng NaHSO3 sẽ cần
nhiều hơn.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 85
Hình 1. Ảnh hưởng của tỷ lệ nồng độ NaHSO3 và NaNO2
Vì vậy, tỷ lệ giữa nồng độ NaHSO3/NaNO2
là 4,25/1 là tối ưu để thực hiện quá trình sunfat
hóa và ngưỡng tỷ lệ này cũng nằm trong vùng
khảo sát của các tác giả Cui và cộng sự [4], Fan
và cộng sự [6].
1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng đến
điều chế tác nhân sunfat hóa
Để khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ phản
ứng đến điều chế tác nhân sunfat hóa chúng
tôi chọn tỷ lệ giữa nồng độ NaHSO3/NaNO2
là 4,25/1 để thực hiện khảo sát. Kết quả mối
tương quan giữa nhiệt độ phản ứng và độ trao
đổi được thể hiện trong Hình 2.
Hình 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng
Có thể nhận thấy độ trao đổi tăng chậm khi
nhiệt độ tăng từ 300C đến 500C, sau đó tăng
nhanh khi nhiệt độ tiếp tục tăng từ 600C đến
900C và đạt tối đa 1,51 tại nhiệt độ cuối cùng.
Kết quả này có thể được giải thích như sau:
mặc dù là phản ứng tỏa nhiệt nhưng ở mức
nhiệt độ thấp, năng lượng giải phóng do phản
ứng có thể không duy trì đầy đủ phản ứng nên
tốc độ sẽ chậm, chỉ ở nhiệt độ trên 600C, năng
lượng cần thiết đủ để kích hoạt cho phản ứng
xảy ra nhanh đạt đến độ trao đổi cực đại,
nhưng khi vượt qua 900C chúng xảy ra hiện
tượng bùng nổ phản ứng rất khó kiểm soát.
1.3. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng điều
chế tác nhân sunfat hóa
Ban đầu độ trao đổi tăng cùng với thời gian
phản ứng nhưng sau 90 phút thì độ trao đổi
gần như không đổi. Độ trao đổi thu được 1,78
tại thời gian 90 phút. Đây là thời gian cần thiết
cho phản ứng xảy ra hoàn toàn.
86 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017
Qua các khảo sát trên ta có thể nhận
thấy những điều kiện để phản ứng điều chế
tác nhân sunfat hóa tối ưu: tỷ lệ nồng độ
NaHSO3/NaNO2 là 4,25/1, nhiệt độ phản ứng
900C và thời gian phản ứng 90 phút. Chúng
tôi chọn các điều kiện này để thực hiện các
khảo sát tiếp theo để tối ưu hóa phản ứng điều
chế PGS.
2. Tối ưu hóa điều kiện phản ứng điều chế
polyguluronat sunfat
2.1. Ảnh hưởng của pH đến điều chế
polyguluronat sunfat
Kết quả hiển thị trên Hình 4.
Độ trao đổi tăng từ 0.76 lên 1.85 khi pH tăng
từ 5 đến 9. Độ trao đổi cao nhất thu được tại
pH 9 được Fan và cộng sự (2011) giải thích là
do nhóm hydroxyl trong đơn vị anhydroglucose
của PGS trong điều kiện kiềm sẽ được kích
hoạt, các anion tại pH cao tạo thuận lợi cho
PGS phản ứng với tác nhân sunfat hóa và
thu được độ trao đổi cao. Khi pH tiếp tục tăng
nhưng độ trao đổi giảm vì khi pH của quá
trình sunfat trung gian quá cao hoặc quá thấp,
PGS có thể bị thủy phân dẫn đến độ trao đổi
đều thấp.
Hình 4. Ảnh hưởng của pH
Hình 3 mô tả mối quan hệ giữa thời gian và độ trao đổi của quá trình sunfat hóa.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 87
2.2. Ảnh hưởng tỷ lệ nồng độ tác nhân
sunfat hóa và polyguluronat
Tỷ giữa nồng độ tác nhân sunfat hóa và
PG là một thông số quan trọng trong quá trình
điều chế PGS. Theo phương trình điều chế
tác nhân sunfat hóa, để tiện cho việc tính toán
ta có thể trao đổi nồng độ tác nhân sunfat
hóa bằng nồng độ của NaNO2 và trọng lượng
phân tử của đơn vị anhydrogluco alginat natri
là 198.
Hình 5. Ảnh hưởng tỷ lệ nồng độ tác nhân sunfat hóa và polyguluronat
Từ hình 5 cho thấy độ trao đổi tăng khi tỷ
lệ giữa nồng độ tác nhân sunfat hóa và PG
tăng từ 1/198 đến 2/198, nhưng sau đó giảm
và không thay đổi cho dù tỷ lệ nồng độ vẫn
tiếp tục tăng. Có thể lý giải hiện tượng này từ
phương trình phản ứng sunfat hóa điều chế
PGS, ta nhận thấy rằng tỷ lệ lượng hóa học
của tác nhân sunfat hóa (N(SO3Na)3) với nhóm
hydroxyl trong đơn vị anhydroglucose là 1:2
và mỗi đơn vị anhydroglucose PG có chứa hai
nhóm hydroxyl.
Như vậy, theo tỷ lệ cân bằng hóa học, mỗi
phân tử của tác nhân sunfat hóa sẽ phản ứng
với một đơn vị anhydroglucose, hay nói cách
khác tính theo giá trị lý thuyết của tỷ lệ mol của
NaNO2 và PG là 1/198 có thể dẫn đến phản
ứng hoàn toàn. Tuy nhiên, NaNO2 điều chế cho
tác nhân sunfating nhỏ hơn 1M và hoạt động
của N(SO3Na)3 sẽ thấp dần cùng với sự giảm
đi của nhóm SO3Na. Vì vậy, N(SO3Na)2 sẽ
không phản ứng hoàn toàn, cho đến khi cân
bằng động hóa học được thiết lập, do đó lượng
NaNO2 yêu cầu sẽ cao hơn giá trị lý thuyết.
Tuy nhiên, mặt khác do hiệu ứng không gian,
lực đẩy tĩnh điện giữa các nhóm thế sunfat
và các nhóm hydroxyl trong PGS, nó không
chỉ là phản ứng hydroxyl mà còn có thể là
sunfat hóa, dẫn đến làm giảm tác dụng tác
nhân sunfat hóa. Kết hợp cả hai hiệu ứng, ta
có thể lý giải điều kiện tỷ lệ tốt nhất giữa nồng
độ tác nhân sunfat hóa và PG là 2:198 mol/g,
tỷ lệ này gần giống trong vùng khảo sát của tác
giả Cui và cộng sự [4] và Fan và cộng sự [6].
2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến điều chế
polyguluronat sunfat
Kết quả thể hiện ở Hình 6.
88 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017
Hình 7. Ảnh hưởng của thời gian đến điều chế polyguluronat sunfat
Có thể thấy ở hình 7 độ trao đổi tăng theo
thời gian phản ứng từ 1 đến 4 giờ và sau đó
lại giảm đi cho dù thời gian phản ứng có tăng
nữa. Qua đây có thể nhận thấy phản ứng
Từ Hình 6 cho thấy độ trao đổi tăng khi
nhiệt độ phản ứng tăng từ 250C đến 400C và
sau đó giảm từ từ cùng với sự gia tăng của
nhiệt độ. Có hai tác động đáng kể đến quá trình
này. Đầu tiên, cùng với sự gia tăng của nhiệt
độ phản ứng dẫn đến các vùng kết tinh tinh thể
PG sẽ bị phá hủy do sự trương lên, làm cho
chúng trở nên không có hình dạng nhất định,
đồng thời cùng với đó các trung tâm phản ứng
hoạt động hình thành, nên khi tăng nhiệt độ
thúc đẩy phản ứng sunfat hóa.
Mặt khác, khi nhiệt độ tăng cao chúng lại
gây cản trở phản ứng, như ta đã biết phản ứng
điều chế PGS là một phản ứng tỏa nhiệt, dẫn
đến cân bằng hóa học đi theo hướng ngược
lại [4]. Vậy khi nhiệt độ phản ứng dưới 400C
hướng đầu tiên là hướng ưu tiên, trong khi
hướng thứ hai được ưu tiên khi nhiệt độ sunfat
hóa lớn hơn 400C.
2.4. Ảnh hưởng của thời gian đến điều chế
polyguluronat sunfat
Kết quả thể hiện ở hình 7.
Hình 6. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến điều chế polyguluronat sunfat
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 89
sunfat hóa đòi hỏi phải có thời gian dài. Do vậy,
lúc đầu độ trao đổi đo được không cho giá trị
cao, nhưng khi phản ứng diễn ra sau 4 giờ thì
độ trao đổi đạt cực đại vì lúc này tâm hoạt động
được hình thành để phản ứng diễn ra hoàn
toàn. Tuy nhiên, thời gian phản ứng sau đó có
tăng nhưng độ trao đổi giảm đi, có thể do có
sự hình thành nên các sản phẩm phụ của quá
trình sunfat hóa [6].
Vì vậy, có thể kết luận 4 giờ là thời gian tối
ưu của quá trình sunfat hóa.
2.5. Đặc tính của polyguluronat sunfat bởi FT-IR
Hình 8. Phổ FT-IR của (a) polyguluronat và (b) polyguluronat sunfat
Các thay đổi polyguluronat sunfat hóa được
chỉ ra trên phổ hồng ngoại. Trên hình 8 ta nhận
thấy, xuất hiện dao động tại vị trí 1.630 cm-1
và 1.421 cm-1 là đặc trưng cho các dao động
hóa trị không đối xứng và đối xứng của các
nhóm cacboxyl (COO-) tương ứng, phổ tại
796 cm-1 đặc trưng cho dao động biến dạng
α-anomeric C-H của polyguluronat sunfat, các
dao động biến dạng này cũng đã được chỉ ra
bởi tác giả Fenoradosoa và cộng sự [7]. Các
đám phổ tại 1.249 cm-1 và 875 cm-1 thể hiện
dao động biến dạng không đối xứng S=O và
dao động biến dạng đối xứng C-O-S kéo dài
tương ứng, nó chỉ ra rằng quá trình sunfat hóa
đã thực sự xảy ra và kết quả này đều tương tự
các vùng dao động biến dạng của tác giả Han và
cộng sự [9] cũng tại các dao động 1.245,38 cm-1
và 847,06 cm-1.
IV. KẾT LUẬN
Phương pháp tổng hợp polyguluronat
sunfat với tác nhân sunfat hóa (N(SO3Na)3)
trong dung dịch nước đã được nghiên cứu.
Tất cả các ảnh hưởng của điều kiện phản
ứng về sự hình thành tác nhân sunfat hóa và
polyguluronat sunfat đã được trình bày có hệ
thống. Điều kiện phản ứng tối ưu để điều chế
tác nhân sunfat hóa thu được bởi thí nghiệm
như sau: tỷ lệ nồng độ NaHSO3 và NaNO2 là
4,25/1, nhiệt độ phản ứng 900C và thời gian
phản ứng là 90 phút. Điều kiện phản ứng tối
ưu để điều chế polyguluronat sunfat thu được
bởi thí nghiệm như sau: pH = 9, tỷ lệ giữa
nồng độ tác nhân sunfat hóa và polyguluronat
là 2:198 mol/g, nhiệt độ phản ứng là 400C,
thời gian phản ứng 4 giờ. Với những điều kiện
phản ứng tối ưu này, độ trao đổi tối đa thu
được là 1,85.
Lời cảm ơn
Bài báo này được hỗ trợ kinh phí từ đề
tài thuộc hướng khoa học và công nghệ biển
VAST06.05/12-13 của Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam.
90 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đỗ Thị Thanh Xuân, Nguyễn Văn Thành, Đặng Vũ Lương, Bùi Minh Lý, Trần Thị Thanh Vân, Thành Thị Thu
Thủy, 2014. Nghiên cứu phân lập và cấu trúc hóa học của alginat và phân đoạn của chúng từ rong nâu Turbinaria
ornata (Turner) J. Agardh. Tạp chí Khoa học và công nghệ, 52(5A): 35-41.
Tiế ng Anh
2. Alban, S., Schauerte, A. and Franz, G., 2002. Anticoagulant sulfated polysaccharides: Part I. Synthesis and
structure–activity relationships of new pullulan sulfates. Carbohydrate Polymers, 47(3), 267-276.
3. Bajdik, J., Makai, Z., Berkesi, O., Süvegh, K., Marek, T., Erős, I. and Pintye-Hódi, K., 2009. Study of the effect
of lactose on the structure of sodium alginate fi lms. Carbohydrate Polymers, 77(3), 530-535.
4. Cui, D., Liu, M., Liang, R. and Bi, Y., 2007. Synthesis and Optimization of the Reaction Conditions of Starch
Sulfates in Aqueous Solution. Starch – Stärke, 59(2), 91-98.
5. Dodgson, K.S. and Price, R.G., 1962. A note on the determination of the ester sulphate content of sulphated
polysaccharides. Biochemical Journal, 84(1), 106-110.
6. Fan, L., Jiang, L., Xu, Y., Zhou, Y., Shen, Y., Xie, W., Long, Z. and Zhou, J., 2011. Synthesis and anticoagulant
activity of sodium alginate sulfates. Carbohydrate Polymers, 83(4), 1797-1803.
7. Fenoradosoa, T.A., Ali, G., Delattre, C., Laroche, C., Petit, E., Wadouachi A. and Michaud, P., 2010. Extraction
and characterization of an alginate from the brown seaweed Sargassum turbinarioides Grunow. Journal of
Applied Phycology, 22(2), 131-137.
8. Guiseley, K.B., 1978. Some Novel Methods and Results in the Sulfation of Polysaccharides. Carbohydrate
Sulfates, 77, 148-162.
9. Han F., Yao W., Yang X., Liu X. and Gao X., 2005. Experimental study on anticoagulant and antiplatelet aggregation
activity of a chemically sulfated marine polysaccharide YCP. Int. J. Biol. Macromol, 36(4), 201-207.
10. Haug, A., Larsen, B., Smidsrød, O., Møller, J., Brunvoll, J., Bunnenberg, E., Djerassi, C. and Records, R., 1996.
A Study of the Constitution of Alginic Acid by Partial Acid Hydrolysis. Acta Chemica Scandinavica - Acta.
Chem. Scand., 20, 183-190.
11. Lim, D., Whang, H.S., Yoon, K. and Ko, S., 2001. Synthesis and absorbency of a superabsorbent from sodium
starch sulfate-g-polyacrylonitrile. Journal of Applied Polymer, 79(8), 1423–1430.
12. Llanes, F., Ryan, D.H. and Marchessault, R.H., 2000. Magnetic nanostructured composites using alginates of
different M/G ratios as polymeric matrix. International Journal of Biological Macromolecules, 27(1), 35-40.
13. Panikkar, R. and Brasch, D.J., 1996. Composition and block structure of alginates from New Zealand brown
seaweeds. Carbohydrate Research, 293(1), 119-132.
14. Ronghua, H., Yumin, D. and Jianhong, Y., 2003. Preparation and in vitro anticoagulantactivities of alginate
sunfate and its quaterized derivatives. Carbohydrate Polymers, 52(1), 19-24.
15. Schierbaum, F. and Kördel, K., 1978. Reaction of Starch with the Chlorosulfonic Acid-Formamide Reagent.
Carbohydrate Sulfates, 77: 173-192.
16. Tessler, M.M., 1978. National Starch and Chemical Corporation. Patent US Number 4,086,419.
17. Yao, Z., Wu, H., Han, B., Ma, H., Jiang, Z. and Du, Y., 2006. The antithrombotic action of propylene glycol
mannite sulfate (PGMS). Pharmacological Research, 53(2): 166-170.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- toi_uu_hoa_cac_dieu_kien_phan_ung_tong_hop_polyguluronat_sun.pdf