Tính tự truyện trong văn xuôi Đoàn Lê - Phạm Thị Thúy

3. KẾT LUẬN Đổi mới về phong cách là mong muốn không ngừng của người cầm bút. Tự truyện là một trong những xu hướng tích cực và giàu tính nhân văn được các tác giả văn xuôi Việt Nam lựa chọn nhằm hiện đại hóa các phương thức biểu hiện, tư duy nghệ thuật những năm đầu thế kỷ XXI. Đoàn Lê, với nhu cầu giãi bày, cảm thông và chia sẻ những bí ẩn của đời sống cá nhân qua khuynh hướng tự truyện, ít nhiều đã tạo nên sự đồng cảm sâu xa nơi người đọc bởi ở đó dường như không chỉ là số phận, cuộc đời của riêng nhà văn mà còn là tấn bi kịch chung của những mảnh đời bất hạnh. Từ những thăng trầm, va đập của một cá nhân cụ thể, độc giả đã có cơ hội thấu cảm phần nào gương mặt cuộc sống, con người thời kinh tế thị trường hôm nay. Cùng với nhiều tác giả khác, những sáng tác giàu tính tự truyện của Đoàn Lê cho thấy sự chuyển đổi theo chiều hướng nhân bản của văn xuôi đổi mới mà hạt nhân tạo nên sự thay đổi đó là nhận thức mới về giá trị cá nhân – cộng đồng, về hiện thực và hư cấu trong sáng tạo, sự nghiêm túc trong trò chơi nghệ thuật của nhà văn.

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính tự truyện trong văn xuôi Đoàn Lê - Phạm Thị Thúy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 02(22)/2012: tr. 58-64 TÍNH TỰ TRUYỆN TRONG VĂN XUÔI ĐOÀN LÊ PHẠM THỊ THÚY - BÙI THANH TRUYỀN Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Với một cuộc đời nhiều đa đoan, một trái tim đầy nhạy cảm với cõi đời, cõi người cùng đam mê sống và viết đến tận cùng, Đoàn Lê đã tạo được một vị thế, phong cách riêng trong đời sống văn học Việt Nam thời đổi mới. Đó cũng là những yếu tính tạo nên chất tự truyện đậm đặc trong truyện ngắn và tiểu thuyết của nhà văn và cũng là một nhân tố quan trọng khẳng định sự dân chủ, nhân bản, cách tân của văn xuôi đương đại. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tự truyện (tiếng Anh: autobiography, tiếng Pháp: autobiographie) là một thể loại văn học trong đó “tác giả tự kể và miêu tả cuộc đời của bản thân mình” [6, tr. 375]. Bản thân thuật ngữ “autobiography” đã hàm chứa sự kết hợp ba yếu tố trong một thể loại: auto: tự, bio: cuộc đời, graphy: viết. Nhân vật chính của tự truyện chính là tác giả. Người kể chuyện thường trùng với tác giả và với nhân vật chính. Đây là những sáng tạo nghệ thuật “làm cho quá khứ tái sinh”. Nhà văn viết tự truyện như được “sống lại một lần nữa đoạn đời đã qua của mình” [7, tr. 265]. Thường tập trung vào quá trình hình thành và lịch sử thế giới nội tâm của người viết trong sự tương tác của nó với thế giới bên ngoài, vì thế, với thể loại này, tính chất tự bạch, tự thú, tự vấn được đẩy tới hạn; ở đó, tác giả giữ vai trò lưỡng trị: vừa là “bị cáo” vừa là “quan tòa” để phán xét, mổ xẻ chính mình. Tuy nhiên, do độ lùi thời gian cùng với sự can thiệp trực tiếp, có dụng ý của cái “tôi” tác giả, hình ảnh cuộc sống của tác giả trong tự truyện có độ lệch nhất định với cuộc đời thật của nhà văn. Chính sự cách biệt giữa thời gian viết và thời gian được nói tới đã ngăn trở việc người viết nhìn lại cuộc đời của bản thân mình như một chỉnh thể duy nhất. Ở tự truyện, các sự kiện tiểu sử, đời tư của nhà văn chỉ đóng vai trò cơ sở của sáng tạo nghệ thuật, là chất liệu hiện thực được tác giả sử dụng với nỗ lực tiếp cận trạng thái tinh thần thời đại cũng như hiện thực vi tế của tâm hồn con người. Với đặc trưng và chức năng như thế, tự truyện là một thể loại văn học rộng mở, có thể bao gồm những kỉ niệm, nhật kí, những truyện ngắn, tiểu thuyết có nguồn gốc từ cuộc đời tác giả, có thể bao quát hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự, sử thi đồng thời có sự “cảm ứng” khá rõ với hiện thực xã hội. Một khi “khí hậu” chính trị, văn hóa thuận lợi cho việc bộc lộ quan điểm, nhận thức, tình cảm cá nhân của nghệ sĩ, tự truyện sẽ có nhiều cơ hội để chứng tỏ ưu thế của mình. Đây là lí do khiến tự truyện thể hiện rõ tính khả biến trong quá trình phát triển. Điều đó có thể nhận thấy khá rõ trong văn xuôi Việt Nam thời đổi mới – một giai đoạn bước ngoặt bởi các vấn đề về đạo đức, ý thức cá nhân, về cuộc sống trở thành chủ đề nổi bật được các nhà văn quan tâm. Nhu cầu bộc lộ tư tưởng, tình cảm, sự trải nghiệm, khám phá bản thân đi vào văn học như một luồng không khí mới và ngày càng đậm nét. Sự bùng nổ cùng sức hút thẩm mĩ của tự truyện được minh chứng bằng hàng loạt truyện dài, tiểu thuyết có tiếng vang nhất TÍNH TỰ TRUYỆN TRONG VĂN XUÔI ĐOÀN LÊ 59 định: Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải), Một mình một ngựa (Ma Văn Kháng), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân), Chuyện kể năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn), Miền thơ ấu (Vũ Thư Hiên), Tuổi thơ im lặng (Duy Khán), Khúc đồng dao lấm láp (Kao Sơn), Đường về với mẹ Chữ (Vi Hồng) Hòa trong xu thế khai thác cái tôi bản thể đó, những trang văn của Đoàn Lê cũng tạo được dấu ấn, vị thế riêng bởi nhiều va đập, đắn đót với cõi mình, cõi người. 2. BIỂU HIỆN CƠ BẢN CỦA TÍNH TỰ TRUYỆN TRONG VĂN XUÔI ĐOÀN LÊ 2.1. Cuộc đời “đa đoan” của chính người viết qua thế giới nhân vật nữ Tác phẩm của Đoàn Lê không làm người đọc “choáng” vì không gian ngột ngạt, chật hẹp và triền miên trong tâm tưởng như Phạm Thị Hoài, không tạo sự hấp dẫn ở tình huống lạ qua giọng điệu “tưng tửng” như Phan Thị Vàng Anh. Trên những trang viết, Đoàn Lê đã thể hiện chân thực nhất cái tôi cảm xúc của chính mình. Những hệ lụy đời riêng đã được chị vận dụng một cách khéo léo trong văn chương và đằng sau đó là cả những nỗi đau âm ỉ của người phụ nữ. Đó là cuộc sống của Mỗ trong Cuốn gia phả để lại, của Chín trong Tiền định, của nhân vật tôi trong Giường đôi xóm Chùa, của người mẹ trong Mẹ và con và thánh thần Văn xuôi Đoàn Lê tập trung làm nổi bật cuộc đời của những người phụ nữ với những số phận, cảnh đời éo le, nghiệt ngã. Trong Cuốn gia phả để lại, khởi đầu cho mọi mâu thuẫn của dòng họ Trần là bởi họ có một ông cụ tổ danh nhân. Đám con cháu xích mích, kiện tụng giành phần thờ cúng cụ tổ. Những xung đột đẫm máu luôn có khả năng bùng nổ vì giành nhà thờ, vì chuyện phế trưởng lập thứ Tất cả tai ương ập đến cái gia đình bé nhỏ Tự - Mỗ. Người vợ, người mẹ của hai đứa con thơ luôn ở trong tâm trạng phập phồng lo sợ cái tai họa khủng khiếp, chết người sẽ giáng xuống mái ấm của chị. Từ một phụ nữ dịu dàng, đằm thắm, những biến cố của gia đình khiến chị trở nên cứng cỏi, đầy bản lĩnh, sáu năm ròng “thần kinh luôn ở trong trạng thái căng thẳng, phải tính toán, phải chống trả các phái mặt trận của đám họ hàng”. Vì sự yên ổn trong cái gia đình nhỏ bé, chị “sẵn sàng biến thành con gà mái già đáo để” [2, tr. 167]. Trước bi kịch của cuộc đời, người phụ nữ không hề nhẫn nhục, cam chịu mà không ngừng chống trả tìm đường mưu sinh, tìm lẽ sống. Nhưng hạnh phúc đâu phải luôn mỉm cười với những người có nghị lực, tấm lòng. Đớn đau, xa xót nhất với họ là sự đổ vỡ của một gia đình mà mình đã dày công dựng xây. Sau hai mươi tám năm chung sống, người phụ nữ trong Giường đôi xóm Chùa đã phải rời bỏ cái tổ ấm đã cùng chị vượt qua bao sóng gió của cuộc đời khi một sự thật phũ phàng được người chồng tuyên bố: “Em thể tất cho anh. Em thuộc con người của những hoạt động xã hội. Anh lại cần một tình yêu tầm thường thôi, một người để làm vợ anh theo nghĩa thông tục nhất” [1, tr. 41]. Một đời đi tìm hạnh phúc, tìm một bến bờ bình yên, những tưởng sẽ được sống những năm tháng xứng đáng với những gì mình đã thiết tha vun đắp. Vậy mà, điều cuối cùng chị nhận được là sự phản bội, phải đối diện với sự trống rỗng, cô đơn. Ngơ ngác, bất lực trước định mệnh, chị băn khoăn không biết “khoảng thời gian hạnh phúc ít ỏi mình đã trải qua là có thật hay cũng chỉ là con số ảo trên mặt quân xúc xắc” [1, tr. 43]. PHẠM THỊ THUÝ – BÙI THANH TRUYỀN 60 2.2. Cái tôi giàu nữ tính được nhìn bằng “con mắt nội quan” Giống như các nhà văn đương đại, truyện của Đoàn Lê cũng sử dụng ngôi kể thứ nhất, nhân vật trực tiếp xưng “tôi” kể chuyện liên quan đến cuộc đời mình, mạnh dạn bộc lộ những suy nghĩ xót thương cho những thân phận phụ nữ, phản kháng những lề lối cổ hủ ít nhiều đã ảnh hưởng tới cuộc sống của nhà văn: “Ba chục năm sau mẹ chiều ý chồng đội lễ đi hỏi vợ lẽ cho ông Như thể mẹ đang mang trái tim mình đi tới nơi hiến tế cho thói tục, âm thầm nhẫn nhục”. Nhân vật người kể chuyện đã không kìm nổi sự bất bình, lòng xót xa thương cảm: “Mẹ ơi, cớ sao mẹ cam làm hạt cơm nguội, cái hạt cơm hẩm hiu khiến tim con buốt nhói suốt một đời, khi con nghĩ về mẹ?” (Giường đôi xóm Chùa). Những hủ tục mang thân - phận - đàn - bà được khoác cho không ít mĩ từ, nào là “truyền thống”, nào là “tự hào” để người phụ nữ phải luôn gồng mình lên gánh chịu: “Mẹ tôi góa chồng từ năm ba mươi bảy tuổi, nay đã gần tám mươi. Cuộc đời bà cũng như sinh ra để gắn vào cái nhà thờ này, tương tự một mảnh hoa văn gắn vào đầu hồi, một cây cột đá hay một viên gạch gắn trên bệ thờ” [2, tr. 22]. Chính cái tôi tự thuật đã giúp nhân vật mạnh dạn thể hiện cảm xúc, sự trỗi dậy của ý thức cá nhân về vai trò, quyền lợi của con người trong cuộc đời: “Tại sao vô lý thế? Tại sao cái gia đình bé nhỏ của tôi vất vả vậy? Tại sao đám người kia hăm hở nháo nhào chung quanh ngôi tổ từ nhà tôi vậy? Có phí cuộc đời vào những âm mưu, vào những thù hận? Có huyệt thần kinh nào để châm cứu cho người ta tỉnh ra không?” [2, tr. 285]. Đi qua biết bao khúc quanh của cuộc đời, còn nỗi đau đớn nào hơn là sự chia lìa của tình mẫu tử. Mẹ và con và thánh thần là cả một thế giới cảm xúc, là những lời tâm sự chân thành nhất giữa mẹ và con mà bình thường, khi còn tồn tại trên dương thế, giữa họ chưa chắc đã có một cuộc đối thoại trải lòng như thế. Đây là những lời “gan ruột” nhưng cũng đầy tàn nhẫn, chát chua của đứa con trai yểu mệnh: “Con nói điều này có thể không ai tin. Nhưng sống giữa một gia đình luôn bùng nổ những nguy cơ đói nghèo nợ nần, tan vỡ, như gia đình mình, con cảm thấy cuộc đời thật bấp bênh vô nghĩa Con chán lắm những bữa rượu nhắm chuối xanh bố mẹ tiếp bạn, những ông nhà thơ khuếch khoác, ăn chạc uống gỡ, cao giọng chửi đời. Liệu đã bao giờ bố mẹ đứng né ra để nhìn mình chưa?”. Và đây là lời “tự thú” đến quặn lòng của người mẹ mang nhiều mặc cảm tội lỗi: “Tại sao ngày ấy mẹ không đưa con đi theo ư? Mẹ không thể làm thế Một người đàn bà năm mươi ba tuổi, bệnh tật, một đồng trong túi không có, ra đi với nỗi đau đớn bị lừa gạt, liệu mẹ có dám tha lôi ba nhân mạng theo mình vào dòng đời trôi nổi bấp bênh trước mắt không? Không, không một người mẹ nào dám liều vậy. Nếu con cho đấy là một tính toán sai lầm, con hãy tha tội cho mẹ” [4, tr. 294, 297, 298]. Trước sự ra đi vĩnh viễn của đứa con, trong lòng người mẹ là cả niềm đau, nỗi xót xa, sự bất lực trước số phận nghiệt ngã. Từng ngày trôi qua, người mẹ phải chứng kiến “cái chết trắng” đang dần “kéo tuột” đứa con trai thân yêu duy nhất ra khỏi vòng tay của mình. Không né tránh, nhân vật người mẹ - nhà văn đã giãi bày những gì sâu kín nhất với đứa con trai đã chết do nghiện ngập. Giọng điệu xót xa luồn sâu vào thế giới nội tâm, vào số phận nhân vật. Thông qua lời tâm sự của mẹ và con, nhà văn đã lột tả những cung bậc tình cảm của con người. Đoàn TÍNH TỰ TRUYỆN TRONG VĂN XUÔI ĐOÀN LÊ 61 Lê giúp độc giả nhận ra được đằng sau bi kịch của cuộc sống gia đình, người phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất là những đứa con. Viết như để giãi bày, như một hình thức xoa dịu những mất mát, đau thương của cuộc đời, Mẹ và con và thánh thần đã gợi được sự đồng cảm sâu sắc nơi người đọc. 2.3. Tiểu thuyết tự thuật - nỗ lực hiện đại hóa tự truyện của văn xuôi Đoàn Lê Theo Từ điển Wikipedia, tiểu thuyết tự thuật (còn gọi là tiểu thuyết tự truyện – autobiographical novel) là “dạng tiểu thuyết sử dụng kĩ thuật hư cấu (autofiction techniques) hay sự kết hợp của tự thuật và những yếu tố hư cấu” [8, tr.114]. Ở đây, yêu cầu “không được phép hư cấu” không còn là quy tắc bất biến. Người viết dụng công tiểu thuyết hóa câu chuyện đời mình, nhào nặn, sắp xếp lại những chi tiết tiểu sử cá nhân, gián cách giữa thời gian viết truyện và thời gian diễn ra trong truyện để kiến tạo một công trình nghệ thuật bằng ngôn từ đích thực. Năm 2009, Đoàn Lê khuấy động văn đàn bởi một tiểu thuyết có tính chất tự truyện - hư cấu: Tiền định. Thông qua hình thức tiểu thuyết hóa câu chuyện về nhân vật Chín, nhà văn đã tái hiện chân thực, sinh động thân phận người phụ nữ trải qua những thăng trầm của lịch sử với những bi kịch của số phận. Trải dài cuốn tiểu thuyết là sự liên tưởng của cô Chín về cuộc đời mình: trốn nhà lên Hà Nội theo học trường Điện ảnh, cuộc hôn nhân không trọn vẹn, những hồi ức về những người thân trong gia đình (bà ngoại, mẹ, các chị), về mối tình đầu, về bác Ngọc, về ca nạo thai kinh hoàng, về cuộc sống những năm chiến tranh Tất cả hiện lên không theo thời gian tuyến tính mà qua hồi tưởng rối rắm của nhân vật. Bằng cách ấy, người viết đã phác họa lại đường đời của Chín, hé mở dần bí mật trong cuộc đời chị. Nhờ cách đánh tráo ngôi kể, đánh tráo điểm nhìn, cuộc đời, số phận nhân vật trung tâm của tiểu thuyết trở thành bức chân dung tự họa của nhà văn. Xâu chuỗi từ cái tên đến những mảnh ghép rời rạc trong cuộc đời nhân vật, người đọc sẽ thấy được phần nào chân ảnh của tác giả. Trên cái nền của hư cấu, người viết đã mạnh dạn giãi bày, thổ lộ những gì riêng tư, thầm kín nhất của mình mà không rụt rè, e ngại. Không đơn thuần là “chuyện đời tự kể” theo kiểu tản mạn, cảm tính, những yếu tố tự truyện được Đoàn Lê đưa vào tác phẩm một cách có hệ thống, có ý nghĩa trong sự hình thành nhân cách nhân vật. Chín là một cô gái tài sắc lại sớm sống cuộc đời “đầy giông bão”. Có lẽ những thăng trầm thân phận bắt đầu khi Chín liều lĩnh rời bỏ cuộc sống êm đềm của tuổi hoa niên trốn lên Hà Nội học Điện ảnh. Bước chân ra khỏi gia đình, cô Chín nhút nhát, ngây thơ đã sớm đối mặt với nhiều song gió: kết hôn bí mật, từ bỏ nghề diễn viên, hai lần sinh con, bị chồng phản bội... Con người ấy sẵn sàng hi sinh tất cả những khát vọng, ước mơ để lo cho chồng con nhưng lòng kiêu hãnh của người đàn bà không cho phép nàng tha thứ cho sự phản bội. Nàng đem con về Hải Phòng gửi người thân rồi lao vào học vẽ say sưa hòng trốn tránh cái thực tại đau đớn. Đến với cuộc tình thứ hai, nghĩ rằng tìm được tình yêu đích thực của đời mình, nàng tin tưởng, sống hết mình cho tình yêu bởi đó là “lần đầu tiên nàng biết sự rung động mãnh liệt khi hai tâm hồn trú ngụ trong nhau, khi hai thân thể hòa lẫn làm một, chứ không phải trong những giấc mơ bí ẩn”. Thậm chí nàng “sẵn sàng tử vì đạo, sẵn sàng chết cho tình yêu ấy” [3, PHẠM THỊ THUÝ – BÙI THANH TRUYỀN 62 tr. 100]. Ca nạo thai kinh hoàng khiến nàng suýt mất mạng là một trong những bằng chứng xác tín điều đó. Ý chí, nghị lực đã giúp người phụ nữ này vượt qua tất cả những lời miệt thị của đồng nghiệp, sự trù dập của lãnh đạo cơ quan: “Nhất định không chịu gục ngã, không chịu thua cuộc đời một cách nhục nhã Bình tĩnh gỡ rối Chín ơi. Dù sao mình vẫn còn có Hòa bên cạnh mà”. Tin tưởng vào tình yêu là thế nhưng kết quả nhận được chỉ là ảo vọng, là sự đổ vỡ trong hạnh phúc, hôn nhân. Nhà văn đã không để cho nhân vật trực tiếp lên tiếng nói về nỗi bất hạnh của cuộc đời mình mà thông qua cái nhìn của một nhân vật khác: “Cô ấy tội tình gì mà để trời dày đọa khốn khổ thế? Chín ơi, em chết mất thôi! Những thằng đàn ông kiểu này kiểu khác đã giết em, em biết không? Em chẳng có một mẩu vũ khí để tự vệ, chỉ biết đem thân xác mình trả giá cho sự dại dột”; “Cả hai thằng đàn ông đến với cuộc đời nàng đều chỉ biết chiếm dụng, không hề biết thương xót. Hừ, thương xót đã chả thế này! Và anh, chính anh cũng giúp được gì cho nàng” [3, tr. 115]. Chính sự trao điểm nhìn như vậy vừa đảm bảo sự tỉnh táo, khách quan cho câu chuyện vừa để cho nhân vật tự do giãi bày những ý nghĩ thầm kín của mình. Hai lần bị tổn thương, Chín không mong đợi sẽ có một tình yêu viên mãn. Với nàng, ý nghĩa cuộc sống giờ đây là phải vượt qua khó khăn thường nhật, hoàn thành trách nhiệm của người mẹ đối với hai đứa con thơ, thực hiện lại ước mơ, hoài bão theo đuổi nghệ thuật của mình của mình. Bằng giọng điệu tưởng như thản nhiên nhưng đằng sau đó là cả sự chua xót cho số kiếp con người, qua hồi ức của Chín, độc giả còn thấy bi kịch của cả thế thế hệ phụ nữ trong gia đình cô. Bà ngoại có cậu con trai duy nhất đi bộ đội chết từ hồi chống Pháp. Bà lo rằng sau khi chết, không ai cúng giỗ sẽ lâm vào cảnh “vất vưởng kiếm cháo lá đa bên đường”. Bi kịch ấy như một điệp khúc, một nỗi ám ảnh có tính chất “tổ tông truyền”. Vợ cụ Chi Lan - mẹ Chín, khi ốm nặng đã than với con: “Con nhìn xem, chân với cẳng Rồi chạy cướp miếng cháo lá đa cũng khó!”. Mợ Định mòn mỏi với tuổi đời thanh xuân chờ chồng cho đến khi nhắm mắt. Em Mười sống khắc khổ như một tu sĩ khi người yêu qua đời. Em Tiếc chạy theo tiếng gọi của tình yêu để rồi chết ở xứ người Những bất hạnh, đau thương của cuộc đời mãi đeo đẳng không buông tha cho họ, khiến nhà văn phải thốt lên: “Trời sao bắt tội vẻ đẹp cứ phải lầm cát bụi?”. Thấu hiểu và đầy lòng trắc ẩn, Đoàn Lê đã không ngần ngại cúi xuống những trang văn của mình để phơi bày, lột trần bi kịch của một đời người. Gam màu buồn trong bức tranh cuộc sống ấy có thể là do vô tình mà con người trở thành vô cảm trước cuộc sống và số phận của họ. Không có nhiều đột phá, cách tân về phong cách nhưng Tiền định hấp dẫn bởi lối kể chuyện nhẩn nha. Bằng hình thức đó, tác giả dần dần lé lộ những bí ẩn, lôi cuốn người đọc lần tìm, khám phá những sự kiện, biến cố, thăng trầm xảy đến trong cuộc đời nhân vật. Xuyên suốt các chương truyện là sự đan xen hiện tại - quá khứ qua hồi tưởng của Chín, để đi đến cái kết thúc như là “tiền định”: “Biết đâu cái số mệnh đã định rằng những người đàn bà trong gia đình nàng không ai có hạnh phúc thật sự!” [3, tr. 209]. Cùng với những chất liệu thực, những yếu tố chập chờn hư ảo cũng được Đoàn Lê đưa vào tác phẩm. Đó là câu chuyện về hòn đá ma, về linh hồn của cô bé Cam lẩn khuất đâu đó hiện về với điệp khúc “Con kéo hết, con chơi nhé!”. Sự xuất hiện rồi ra đi vĩnh viễn TÍNH TỰ TRUYỆN TRONG VĂN XUÔI ĐOÀN LÊ 63 của đứa trẻ với bài hát như lời đồng dao ấy khiến Chín không sao hiểu được: “Có phải tuổi thơ trắng trong vừa hiện về, vẫy tay chào vĩnh biệt cô? Hay một linh hồn vừa rời bỏ nơi trú ngụ đã bị làm uế tạp?” [3, tr. 98]. Đó còn là cuộc tìm kiếm hết sức li kì bộ hài cốt của người cậu ruột bị Pháp giết theo lời chỉ dẫn của nhà ngoại cảm, là ánh mắt nghiêm nghị của người vợ đã hi sinh trong chiến tranh của anh nhà báo - người yêu Chín, cái chết bất ngờ của nhân vật trung tâm Tất cả những chi tiết thực ảo đan xen đã làm cho nhân vật với nhà văn vừa có nét trùng khít nhưng đồng thời cũng có những nét khác biệt. Điều đó làm cho cuốn tiểu thuyết của Đoàn Lê không đơn thuần là tự truyện như chính nhà văn từng tâm sự: “Có người đã đọc tác phẩm của tôi và nói: Tiền định là một câu chuyện hư cấu mà ở đó, nhân vật Chín là hiện thân phần nào con người của tôi. Còn với tôi, tôi không lấy cụ thể nguyên mẫu là ai và ở đâu. Bản thân tôi là một người có cuộc sống tự nhận là khá truân chuyên, đó chính là “chất liệu” để viết, là nguồn cảm hứng và vốn kiến thức để tôi hoàn thành tác phẩm” [5]. 3. KẾT LUẬN Đổi mới về phong cách là mong muốn không ngừng của người cầm bút. Tự truyện là một trong những xu hướng tích cực và giàu tính nhân văn được các tác giả văn xuôi Việt Nam lựa chọn nhằm hiện đại hóa các phương thức biểu hiện, tư duy nghệ thuật những năm đầu thế kỷ XXI. Đoàn Lê, với nhu cầu giãi bày, cảm thông và chia sẻ những bí ẩn của đời sống cá nhân qua khuynh hướng tự truyện, ít nhiều đã tạo nên sự đồng cảm sâu xa nơi người đọc bởi ở đó dường như không chỉ là số phận, cuộc đời của riêng nhà văn mà còn là tấn bi kịch chung của những mảnh đời bất hạnh. Từ những thăng trầm, va đập của một cá nhân cụ thể, độc giả đã có cơ hội thấu cảm phần nào gương mặt cuộc sống, con người thời kinh tế thị trường hôm nay. Cùng với nhiều tác giả khác, những sáng tác giàu tính tự truyện của Đoàn Lê cho thấy sự chuyển đổi theo chiều hướng nhân bản của văn xuôi đổi mới mà hạt nhân tạo nên sự thay đổi đó là nhận thức mới về giá trị cá nhân – cộng đồng, về hiện thực và hư cấu trong sáng tạo, sự nghiêm túc trong trò chơi nghệ thuật của nhà văn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đoàn Lê (1999). Nghĩa địa xóm Chùa. NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. [2] Đoàn Lê (2009). Cuốn gia phả để lại. NXB Văn học, Hà Nội. [3] Đoàn Lê (2010). Tiền định. NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. [4] Đoàn Lê (2010). Và Sex. NXB Thanh niên, Hà Nội. [5] Thủy Chi (2010). Nữ sĩ Đoàn Lê tâm sự về Tiền định, 80%9D-8-21540757.html, 15 – 9 – 2011. [6] Lại Nguyên Ân (biên soạn) (1999). 150 thuật ngữ văn học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [7] Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (1992). Từ điển Thuật ngữ văn học. NXB Giáo dục, Hà Nội. PHẠM THỊ THUÝ – BÙI THANH TRUYỀN 64 [8] Đỗ Hải Ninh (2011). Mối quan hệ giữa tự truyện – tiểu thuyết và một số dạng thức tự thuật trong văn học Việt Nam đương đại. Tạp chí Nghiên cứu văn học, 8, tr. 113- 122. Title: THE AUTOBIOGRAPHY IN DOAN LE’S PROSE Abstract: With a painful life, a sensitive heart to life and a deep passion to live as well as to write, Doan Le has created a special position and a style in Vietnamese literature at this time of reform. Those are essential elements creating a dense autobiographical characteristic in the author’s short stories and novels. Simultaneously, that is an important factor claiming the democracy, humanity and innovation of contemporary prose. PHẠM THỊ THÚY Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế TS. BÙI THANH TRUYỀN Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11_143_phamthithuy_buithanhtruyen_11_pham_thi_thuy_233_2020927.pdf
Tài liệu liên quan