Tinh thần phật giáo trong tiểu thuyết đội gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xuân khánh - Phùng Phương Nga

Cũng chính vì tâm từ mà sƣ cụ Vô Úy hiểu đƣợc nỗi đau khắc khoải ám ảnh An, nó hằn sâu trong lòng một vết thƣơng lớn không thể xóa đi đƣợc. Thầy đã để An tự độc hành, độc bộ, tự giải thoát mình ra khỏi nỗi khổ đau ấy. Thầy để An tự do lang thang một mình. Và trong một buổi chiều thanh vắng cô đơn, những giọt nƣớc mắt khô bấy lâu bỗng lăn dài trên má, mặn chát. Cùng với những nƣớc mắt hiếm hoi ấy những hình ảnh ghê rợn cậu muốn quên đi nó, muốn không nhắc tới nữa hiện ra. Tấm lòng từ bi cao cả của thầy thể hiện qua lời dạy An dịu dàng và hiền hòa "gần những ngƣời nhƣ thầy, điều ấy quá dễ. Còn gần những ngƣời ghét ta, thậm chí muốn giết ta, điều đó thực khó, nhƣng cũng là một việc nên làm. Bởi vì trong họ cũng có Phật, gặp thuận duyên ông Phật trong họ sẽ thức dậy" [3,248]. Tâm từ của ngƣời Phật tử rải đều khắp cho mọi chúng sinh. Cũng nhờ tâm từ bi mà sƣ cụ tụng kinh, gõ mõ cho Vô Trần đào hầm bí mật trong chùa, ông giúp đỡ cách mạng ngay từ những ngày đầu. Không chỉ có An và Nguyệt mà hầu hết tất cả nhân vật trong Đội gạo lên chùa có ngƣời đến chùa vì gặp nghịch cảnh, có ngƣời vì chán cảnh trần thế ngôi chùa làng là nơi nâng niu, an ủi, trao cho họ lòng từ bi, nghị lực và niềm tin để sống. Bà nội của cụ Vô Úy, trong những ngày chồng bị đày ra Côn Đảo, đã nƣơng nhờ ánh sáng từ bi để có thêm nghị lực gìn giữ nề nếp gia đình và giáo dục các cháu. Bà vãi Thầm tìm đến chùa nhƣ một mái nhà che chở cho tấm thân già yếu. Bà Thêu, tìm đến chùa khi tình cảm với ông chánh Long rạn vỡ, sau cái chết của Rêu bà chăm đi chùa hơn. Cô Rêu tìm ra sự kỳ diệu của ngôi chùa làng ngay lúc đang nhỡn nhơ sung sƣớng. Bà Thu mẹ của Barnard cũng tạo dựng nên cơ nghiệp nhờ tấm lòng nhân từ của ni sƣ Diệu Tâm, bà tìm đến chùa sau cái chết của em trai lý Cẩm, thậm chí bà còn lập am thờ Phật ngay trong nhà rồi đêm ngày tụng kinh, gõ mõ. Tâm từ có năng lực cảm hóa phi thƣờng. Chúa sơn lâm cũng quy thuận trƣớc lòng ngƣời. Khoan Độ một con ngƣời lúc nào cũng nóng giận, bị ngƣời thân và bạn bè né tránh đã đƣợc sƣ Vô Úy đem tâm từ bi của Đức Phật xoa dịu nỗi đau và cảm hóa "kẻ đồ tể buông dao trở thành Bồ tát" [3,321] và nguyện cả đời bảo vệ Phật pháp. Nhƣ vậy đủ để ta thấy đƣợc sự từ bi của Đức Phật là vô biên. Không có từ bi, thế gian này sẽ rơi vào mông muội. Từ bi không phải chờ ngƣời khác đem đến mà ta luôn phải tìm Phật trong bản thân ta. Thế gian ngày nay rất cần đến cái tâm cao thƣợng. Có đƣợc cái vô ngã, cái từ bi hỉ xả của Đức Phật thì mới mong thế gian đƣợc an lành. Phật giáo là một lối sống. Lối sống tốt đẹp lành mạnh nhất mà con đƣợc biết. [3,333]. Phật giáo có vai trò rất lớn trong việc hình thành nên tính cách con ngƣời Việt ôn hòa, mềm dẻo, giàu lòng vị tha, hình thành sức sống mãnh liệt ẩn ngầm trong mạch nguồn văn hóa. Có thể nói những giá trị Phật giáo đã đóng góp rất lớn vào việc hình thành tính cách Việt. Điều đó đã đƣợc Phật giáo chủ trƣơng, đời thƣờng ghi nhận, và đặc biệt thấm đƣợm trong Đội gạo lên chùa của “lão mai vàng” Nguyễn Xuân Khánh. Tác phẩm không truyền đạo mà đạo cứ thấm đƣợm trong từng chi tiết, tình huống, kết cấu truyện. Sự hài hòa giữa Đạo – Đời và Nghệ thuật đã làm nên một Đội gạo lên chùa hấp dẫn và sâu sắc.

pdf8 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tinh thần phật giáo trong tiểu thuyết đội gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xuân khánh - Phùng Phương Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phùng Phƣơng Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 205 - 212 205 TINH THẦN PHẬT GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT ĐỘI GẠO LÊN CHÙA CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN KHÁNH Phùng Phƣơng Nga1*, Lƣu Thị Hồng Vân1, Đoàn Đức Hải2 1Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên, 2Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Nguyễn Xuân Khánh là nhà văn đƣơng đại có sự quan tâm đặc biệt đến Phật giáo. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông về đề tài này là tiểu thuyết Đội gạo lên chùa. Dấu ấn Phật giáo trong tác phẩm không chỉ đƣợc ghi nhận bằng sự xuất hiện của ngƣời nhà Phật, của hình ảnh Phật, ngôn từ đậm chất Phật, giáo lý nhà Phật qua từng câu chuyện mà hơn thế tác giả còn có sự đối thoại với tƣ tƣởng Phật giáo. Sự phối trộn nguồn sử liệu, truyền thuyết với sự hƣ cấu của tiểu thuyết để tạo nên một cảm quan Phật giáo gần gũi, chân thực nhƣng cũng đầy nghệ thuật là một thách thức lớn đã đƣợc Nguyễn Xuân Khánh vƣợt ải thành công. Từ khóa: Đội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh, Phật giáo, vô minh. Tƣ tƣởng Phật giáo chiếm giữ một vị trí quan trọng trong nguồn chảy văn hóa Việt. Suốt nhiều thế kỉ qua, tinh thần nhà Phật đã ăn sâu vào tâm thức mỗi ngƣời dân Việt và ngày càng bắt rễ sâu vào đời sống của dân tộc, trở thành nguồn động lực và an ủi tâm hồn con ngƣời trƣớc những khổ đau. Với văn học Việt Nam, Phật giáo không chỉ là đề tài mà còn là chủ đề của các sáng tác. Dù vậy, không phải ngƣời nghệ sỹ nào cũng đủ trí lực, tầm vóc, niềm tin và cơ duyên để có thể “hành hƣơng” trên cánh đồng văn chƣơng bằng tinh thần Phật giáo. Trong số những sự se duyên ít ỏi, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và tiểu thuyết Đội gạo lên chùa là một trƣờng hợp đặc biệt. Ngay từ tên tác phẩm đã toát lên màu sắc nghi thức Phật giáo, đó là hành động thể hiện niềm tin, sự biết ơn của con ngƣời ở nơi cửa Phật, gắn liền với lối sống nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Đặc biệt trong Đội gạo lên chùa, bên cạnh các triết lí, sự suy ngẫm, đánh giá về nỗi khổ đau của con ngƣời trong kiếp nhân sinh đƣợc đề cập tới thì tinh thần nhập thế Phật giáo Thiền tông và Tịnh độ tông đƣợc thể hiện sắc nét.* Đời ngƣời là cõi vô thƣờng. "Trước đây và ngày nay ta chỉ lí giải và nêu ra cái chân lí về nỗi đau khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ"."Cũng như nước đại dương chỉ có một vị là mặn, học thuyết của ta chỉ có một vị là cứu vớt". ( Phật Thích Ca). * Tel: 0915 141514, Email: phungphuongnga@gmail.com Con ngƣời khi sinh ra vốn đã mang trong mình mầm mống của cái khổ, Theo Phật, con ngƣời có tám nỗi khổ (bát khổ). Vì đau khổ không thể giải thoát đƣợc khỏi nó mà con ngƣời tìm đến tôn giáo, mong đƣợc sự an ủi cho tâm hồn vơi bớt nỗi đau, tạm quên đi phong ba của trần thế, rũ bỏ bụi trần dơ bẩn, gột sạch tâm hồn, mong muốn có cuộc sống ổn định, yên tĩnh. Nhƣng mấy ai hiểu đƣợc nguyên nhân khiến cho "đời là bể khổ". Mà mọi nỗi khổ của con ngƣời đều bắt nguồn từ vô minh, từ lòng ham muốn, từ sự si mê, từ thù hận. Hiểu đƣợc nguồn cơn của nỗi khổ thì mới mong đạt đạo, mới mong đƣợc giải thoát khỏi trần ai. Đội gạo lên chùa đƣợc nhà văn Nguyễn Xuân Khánh viết bằng sự chiêm nghiệm 79 năm sống trên cõi nhân gian và cơ duyên với Phật pháp. Bằng vốn am hiểu Phật giáo của mình, mở đầu tiểu thuyết Đội gạo lên chùa ông đã đề cập ngay đến nỗi khổ đau của con ngƣời giữa kiếp vô thƣờng. Mà điều đặc biệt ở đây ông đặt con ngƣời với nỗi khổ đau ở ngay bối cảnh thời loạn lạc, thời "mạt pháp", lúc cái ác lên ngôi làm cho con ngƣời điêu đứng lâm vào đƣờng cùng của sự bế tắc: "Con cắn cỏ van xin cụ mở lòng từ bi cho chị em con đƣợc nƣơng nhờ cửa Phật. Chị em con đã đến bƣớc đƣờng cùng". Sƣ cụ thở dài. Cụ mở mắt nhìn khuôn mặt đẫm lệ của cô con gái, rồi lại nhìn khuôn mặt trái xoan với đôi mắt sáng u buồn sâu thẳm và nƣớc da xanh của cậu bé An, cụ hiểu nỗi đau đớn của hai sinh Phùng Phƣơng Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 205 - 212 206 linh bé bỏng này thật là to lớn, nỗi sợ hãi họ vừa trải qua cũng khủng khiếp vô cùng." [3,17]. Cái thở dài của ngƣời nhìn thấy rõ nguồn cơn của mọi khổ đau mà con ngƣời phải gánh chịu bởi lẽ "con ngƣời sinh ra là thế. Ai cũng khổ [3,661]. Cái khổ do vô minh. Trong Đội gạo lên chùa ngay cả anh Tây lai Barnarrd Matinot - một anh chàng bị "da vàng hóa", cũng bị rơi vào cảnh tâm lý lƣỡng phân, "Ngƣời ta giải thích rằng: Khi một ngƣời lính đi xâm chiếm phối kết với một ngƣời đàn bà thuộc địa, thì đứa con sinh ra là một bãi chiến trƣờng cho cuộc chiến tranh chấp giữa dòng máu nội và dòng máu ngoại. Nếu phía ngƣời mẹ thắng, ngƣời con sẽ đứng về phía ngoại. Nhiều ngƣời lai đã trở thành những chiến sĩ chống thực dân kiên quyết nhất. Nếu phía ngƣời cha giành giật đƣợc, đứa con sẽ trở thành kẻ chống đối lại bầu sữa đã nuôi nấng nó một cách điên cuồng. Hắn cố phủ nhận ngƣời mẹ. Và để lấy lòng ngƣời cha, hắn sẽ không từ một thủ đoạn nào. Hắn ghê tởm dòng máu ngƣời mẹ mà hắn mang trong huyết quản. Hắn cực kì nguy hiểm, bởi vì hắn từ lòng mẹ chui ra, hắn đã thuộc lòng những gì thuộc về ngƣời mẹ. Barnard thuộc trƣờng hợp này. Phải nói rằng có lúc hắn đã ngả về phía ngƣời mẹ. Nhƣng rồi hoàn cảnh chiến tranh đƣa đẩy, hắn đã chối từ phía mẹ và đi về phía ngƣời cha. Chối từ bằng những lí lẽ biện minh đàng hoàng" [3,70]. Do tâm lý lƣỡng phân kết hợp với những chấn thƣơng sâu sắc, hắn mang vào cuộc chiến nỗi hận thù tàn khốc của kẻ từng chịu những chấn thƣơng nặng nề về tâm lý. Nỗi hận thù đó bắt rễ từ chính lòng tham sân: Cuộc cách mạng tháng Tám thành công làm tan nát trong Barnard niềm kiêu hãnh của kẻ chinh phục. Từ chính sự si mê, si mê cái vô thƣờng, cái vốn không tồn tại mãi mãi làm dấy lên trong con ngƣời ta sự ân hận. Từ sự chấp trƣớc vào cái vô thƣờng và bản ngã. Con ngƣời ta sinh ra rồi mất đi, mọi vật đều chịu tác động của quy luật sinh – lão - bệnh - tử, sinh - trụ, dị - diệt. Vì cái chết của ngƣời mẹ và ngƣời cậu của viên sĩ quan đã làm cho sự thù hận của hắn càng lúc càng sâu sắc, "sự thù hận có tính lây lan". "Bà Thu chết, Barnard nghĩ dù bà không chết trực tiếp vì tay Việt Minh, nhƣng Việt Minh phải chịu trách nhiệm gián tiếp. Bởi vì không có cái chết của ông lý Cẩm, thì bà Thu không héo hon đi nhƣ thế. Cái chết của ngƣời cậu và ngƣời mẹ trở thành cái hận thứ ba trong lòng viên trung úy phòng nhì" [3,66]. "Đức Phật bảo sân hận là một trong những nguyên nhân tạo thành đau khổ thế gian. Hận thù nối tiếp hận thù muôn đời muôn kiếp không tan. Cái vòng luẩn quẩn nhƣ thế chẳng bao giờ dứt" [3,615]. Cái sự thù hận của Barnard nó đã bị đầy lên tột đỉnh và bộc lộ rõ qua quan niệm sống "kẻ nào nhân đạo, kẻ ấy đang tự sát" [3,45]. Và minh chứng cho sự hung bạo thảm khốc ấy là những hình ảnh tàn sát dã man, kinh hoàng biểu lộ rõ qua hành động của hắn. Nỗi khổ đau của con ngƣời nó muôn hình vạn trạng. Con ngƣời ta đau khổ bởi vô minh, lòng tham, sự thù hận, sự si mê. Nhƣng thế chƣa đủ, con ngƣời còn đau khổ bởi vô thường. Đức Phật dạy rằng: "Chẳng có gì sinh ra, chẳng có gị mất đi. Gặp duyên thì tụ thì sinh. Hết sinh thì tán thì diệt" [3,552]. Nhƣng con ngƣời không hiểu nó, cứ chấp trƣớc vào nó bởi vậy vô thƣờng nó chi phối kiếp nhân sinh nhƣ một định luật chung của sinh tồn. Quy luật ấy đƣợc tác giả phác họa rõ nét chính ở số phận của con ngƣời trong chiến tranh. Nguyệt và An phút chốc mất hết cha mẹ, nhà cửa phải lƣu lạc đến ở ngôi chùa. Bà vãi Thầm trở thành ngƣời phụ nữ bơ vơ, điên điên dại dại ngay sau cái đêm chồng bà chết giữa đồng. Bà Thu đang có cuộc đời hạnh phúc bỗng rơi vào khổ đau khi chồng tử trận. Khoan Độ là tay giang hồ nhƣng sau khi vợ hắn bị rắn cắn chết hắn trở thành ông sƣ nguyện cả đời đi theo và bảo vệ Phật pháp. Trong ngày vui của lễ đính hôn Nguyệt vẫn luôn bị ám ảnh bởi lời nói của mẹ.: " Đời ngƣời con gái chỉ nhƣ hạt mƣa sa... Chớ thấy hanh vàng đã tƣởng nắng to. Cái vui chƣa tan, cái buồn đã tới" [3,160]. Rồi trong cải cách ruộng đất, những gia đình bình lặng bỗng lâm cảnh vợ ngồi ghế quan tòa kết tội chồng, con phải chứng kiển cảnh mẹ tố tội và kết án cha, một chủ tịch xã hết lòng vì dân phải chốn chạy và bị chết giữa sông Phùng Phƣơng Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 205 - 212 207 Hồng. Một cô gái xinh đẹp, trong trắng nhƣ Rêu phải nhảy xuống giếng tự vẫn... Tất cả các hình ảnh trên minh chứng cho quy luật vô thƣờng. Cũng chính sự nhận thức đƣợc cái vô thƣờng mà nhân vật trong Đội gạo lên chùa luôn mang trong mình sự bất an khi sống giữa cõi nhân gian. Nghiệp duyên mối giải thoát đời ngƣời. Đạo Phật chủ trƣơng rằng, đời sống của con ngƣời cũng nhƣ của tất cả mọi sự vật hiện tƣợng (vạn pháp) đều không phải do một đấng sáng thế nào sinh ra tất cả đều theo Nhân - Duyên mà thành. Nhân là cái hạt, cái cốt lõi để sinh ra sự vật hiện tƣợng. Duyên là những thứ liên quan đến, tƣơng trợ đến để cho Nhân có thể trổ Quả. Dân gian có câu "Gieo Nhân nào, gặt Quả nấy". Gieo Nhân tốt đẹp thì đƣợc hƣởng quả báo tốt, gieo Nhân xấu thì đƣợc quả báo xấu. Nhân tốt, xấu do chính con ngƣời tạo ra bằng Nghiệp. Cũng do vậy, điều làm nên sự khác biệt của con ngƣời Nghiệp mà họ mang lấy. Daisetz Teitaro Suzuki viết: "Tất cả chúng sinh đều có tƣ sản là Nghiệp của mình, chúng là những kẻ thừa tự của Nghiệp, chúng sinh ra từ Nghiệp. Nghiệp là nơi trú ẩn của chúng, Nghiệp ban cho chúng sinh sự sang hay hèn" [10,292] Thiền Phật giáo (Zen Buddhist) cho rằng muốn đạt đến Niết bàn (Nirvana) con ngƣời phải tự giải thoát cho mình khỏi những vô minh và thoát khỏi Nghiệp mà mình đã gieo. Tƣ tƣởng này đƣợc Nguyễn Xuân Khánh thể hiện một cách sâu sắc trong tác phẩm Đội gạo lên chùa thông qua các nhân vật của mình. "Con chớ ăn nói báng bổ nhƣ vậy. Chẳng qua là nghiệp chƣớng. Kiếp trƣớc, mẹ đã làm nhiều tội ác. Cả cha con cũng vậy. Không chỉ có cậu, mẹ còn lo cả cho con.” [3,65]. Bà lo sợ con mình rồi cũng nhƣ ngƣời cha, ngƣời cậu bởi vì họ gieo nhân ác nên gặp quả ác. Cũng chính cái nhân duyên của kiếp trƣớc nó còn tồn tại sang đến cả kiếp sau lên bà Thu phải gánh chịu cái Nghiệp chƣớng do mình tạo ra không thể giải thoát đƣợc. Hay nhƣ nhân vật Nguyệt và Hạ. Ngƣời ta bảo kiếp trƣớc Nguyệt là một anh chàng thƣ sinh lấy cô vợ xấu xí, sau khi thi đậu đi học xa. Ngƣời vợ ở nhà làm nghề giết lợn để chồng ăn học, sau bị ngƣời chồng phản bội nên cô ta mới theo anh đến kiếp này đòi nợ: "Kiếp này cô ta là đàn ông. Cả đứa con trong bụng cô ta cũng sang kiếp này đòi nợ. Kiếp trƣớc, để nuôi chàng nho sĩ, cô gái xấu xí kia làm nghề giết lợn. Cho nên sang kiếp này, cô ta vẫn không đƣợc hƣởng phúc. Lại vẫn là con ngƣời có tƣớng mạo dữ tợn xấu xí" [3,335]. Nhƣ vậy, cũng do gieo Nhân từ kiếp trƣớc và do duyên nghiệp mà sang đến kiếp này Nguyệt lấy Hạ làm chồng. Thiền sƣ Vô Uý là ngƣời có duyên với cửa Phật, nguyện cắt tóc đi tu không phải với nỗi chán đời mà ông rất yêu thƣơng trần thế, ông yêu thƣơng trần thế đến xót xa. Ông hiểu thấu Nghiệp, nên trong suốt cuộc đời tu hành ông vẫn phải gánh hết cái Nghiệp của mình. Ông không sợ Nghiệp mà ngƣợc lại ông quyết làm trọn Nghiệp của mình để đƣợc giải thoát. Cái Nghiệp của ông là "Phải giữ chùa vào thời loạn lạc, phải chịu gánh nhiều tai nạn" [3,190]. Nhiều lần ông bị chính quyền thực dân dọa nạt, cƣỡng ép, bị bắt vào trại giam, bị tra tấn nhƣng ông không than phiền, không sợ hãi. Đứng trƣớc những tình cảnh nhƣ thế ông chỉ một cách ứng xử duy nhất là niệm Phật: "Bị đánh đau, sƣ cụ kêu to nhƣng hết đánh lại niệm Phật" [3, tr.189]. Ông tin rằng mình sẽ vƣợt qua cái Nghiệp ấy và giữ vững đƣợc chùa làng qua cơn bão tố. Ông biết rằng: "trốn nghiệp không bao giờ thoát nghiệp, con ngƣời ta chỉ thoát nghiệp khi làm trọn nghiệp". Hiểu đƣợc vậy nên thầy vẫn giữ vững niềm tin: "Cái nghiệp của thầy là vậy. Thầy còn phải chịu đựng nhƣng không sao. Thầy biết, rồi thầy sẽ khỏi" [3,247]. Sự chịu đựng, nhẫn nại đó nó hun đúc ý chí, luyện tính khí nhƣ Suzuki nhận xét: "Thiền, trƣớc hết, là một tôn giáo nhƣng cũng là một nghệ thuật luyện tánh khí" [11,27]. "Giữa ngƣời mê và ngƣời ngộ, Nghiệp tác động không giống nhau. Ngƣời mê coi Nghiệp là tai ách, gặp hoàn cảnh khó khăn đau khổ, họ buồn tủi, than vãn. Còn với ngƣời ngộ, khi đã vô phân biệt giữa khách và ta, Phùng Phƣơng Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 205 - 212 208 giữa ngoài và trong, họ biết mình vẫn có Nghiệp nhƣ ai, nhƣng không cảm thấy Nghiệp là nặng. Ngộ không hề có nghĩa là vứt bỏ Nghiệp, mà là vô ngại đối với Nghiệp" [3,253]. Theo nhƣ trong giáo lý Đại thừa, cái Nghiệp của sƣ cụ Vô Úy là "cộng nghiệp" tức là cái Nghiệp chung của cả kiếp ngƣời rộng lớn, sƣ cụ nguyện hi sinh bảo vệ cho "pháp" (vạn vật). Thầy nhƣ một vị Bồ tát sống ngay giữa thế gian này để cứu độ cho chúng sinh. "Đối với ta, khi niệm Phật, lòng sân hận trong ta sẽ không dấy động, còn đối với kẻ kia, ta cũng cầu mong cho họ đừng nhúng tay vào cái ác để tránh nghiệp quả" [3,248]. Với thầy "mỗi khó khăn ở đời là một bƣớc để ta tôi rèn, để đi đến gần Đạo hơn" [3,607]. Thiền Tông là pháp môn tu tập căn bản và chính thống của đạo Phật. Cốt lõi của Thiền tông là giác ngộ (sambodhi) và giải thoát. Thiền sƣ D.T.Suzu ki trong bộ Thiền luận nổi tiếng của mình nhận định: "Không Thiền không có Ngộ, không Ngộ chẳng phải Thiền. Ngộ là chữ đầu và chữ chót của quyển sách thiền vậy" [10,276]. Và nhƣ vậy con ngƣời ta ngộ đạo khi đã trả xong hết nghiệp trần gian Thiền hay còn gọi là tĩnh lực, chủ trƣơng tập trung trí tuệ để tìm ra chân lý. Ngộ (Giác ngộ) là hiểu rõ đạo lý, giải thích khoa học "ngộ là ngộ bằng trí huệ và trí huệ phát ra từ ý chí - ý chí muốn tự tri giác, và tự thực hiện trong chính nó" [10, 159]. Giác ngộ là mục đích cao nhất con ngƣời đạt đến, nhờ có tập trung trí tuệ tìm ra chân lý của muôn vật thì con ngƣời mới hiểu và giải quyết vấn đề và "Ngộ có thể định nghĩa là một trực giác phóng thẳng vào bản thể của muôn vật, khác với sự hiểu biết bằng phân tách, bằng lí luận... Hễ ngộ rồi thì muôn vật quanh ta sẽ hiện ra dƣới một quan điểm hoàn toàn mới lạ chẳng ngờ" [3,276]. Phật giáo Thiền Tông chủ trƣơng "giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật". Thiền Tông luôn chủ trƣơng tự lực, không dựa vào tha lực. Để giác ngộ con ngƣời phải dựa vào lực của bản thân mình. Thiền sƣ Thích Vô Úy dạy: "Ngƣời tu Phật phải thấu hiểu rằng muốn tìm đƣợc con đƣờng Phật đạo, ta không đƣợc dựa vào bất cứ ai. Ta phải dựa vào chính bản thân mình" [3,772]. "Trên đƣờng đời dài dằng dặc, một ngƣời con của Phật hay một con ngƣời cũng vậy, đều phải biết tự đi bằng đôi chân của mình... phải biết độc hành con ạ... (..)Muốn tìm đƣợc đạo phải biết độc hành. Không có ai tìm hộ cho con đâu. Bản thân trải qua cảnh khổ, chính lúc ấy ta mới hiểu thế nào là khổ đế" [3,598]. Chính lối sống thiền này đã làm nên đặc điểm văn hóa riêng của Phật giáo Thiền Tông là "bất ly thế gian" nhƣng lúc nào cũng phải giữ cho bên trong tâm bất loạn, bên ngoài tâm ly tƣớng (thiền định) bởi đã "là ngƣời chân tu phải lúc nào cũng tu. Đi cũng thiền. Ăn cũng thiền. Uống cũng thiền. Nói cũng thiền. Từng giây từng phút đều thiền" [3,25]. Nhờ thiền mà khi con ngƣời ta "gặp nghịch cảnh chẳng oán hận. Gặp thuận chiều chẳng vui mừng. Ngƣời thiền, khi vui cũng thiền, khi đau khổ cũng thiền" [3,583]. Khi ngƣời tu hành đã đạt đến Giác Ngộ thì họ đã đƣợc giải thoát khỏi những khổ đau, vô thƣờng của thế gian mà đến cảnh giới Niết bàn. Không giống nhƣ cách nói trong các kinh, lục Phật giáo, ở đó, Phật pháp là một chân lí hiển nhiên, và ngôn ngữ chỉ là một sự gợi ý. Ở đó, ngƣời ta nói nhiều bằng vô ngôn, lời viết ra chỉ là điểm gợi ý, một điểm kích thích để sự giác ngộ đột nhiên bùng nổ. Phật giáo Thiền tông chủ trƣơng "bất ly thế gian" tìm Niết bàn ngay giữa cõi nhân gian này, nó làm nên một nét đặc sắc riêng của Phật giáo. Điều này thể hiện qua những lời dạy của sƣ cụ Vô Úy: "Sống ở cõi nhân gian tức là sống giữa những đau khổ. Không sợ hãi, mới tìm đƣợc Niết bàn. Niết bàn chẳng ở đâu xa. Nó ở ngay cõi trần gian này" [3,204]. Niết Bàn và Địa Ngục nằm ngay trong cuộc đời này. Một hành động từ bi, một giây chánh niệm, lập tức Niết Bàn mở ra với ta. Còn trái lại, một phút giây sau, ta lại sa hỏa ngục. Con ngƣời sống giữa trần gian nhƣ một cuộc hành hƣơng tìm đạo, Niết bàn là một chốn linh thiêng, và để đến đƣợc chốn linh thiêng con ngƣời ta không nên đi đƣờng thẳng mà phải đi đƣợc vòng. "Ý nghĩa của cuộc hành hƣơng là để biến đổi sự nhận biết tầm thƣờng của thế gian. Đừng sợ gian khổ. Hành hƣơng càng gian khổ, càng tốt, ý nghĩa của hành hƣơng là ý nghĩa của con ngƣời đi tìm đạo ở trần gian. Ngƣời đi Phùng Phƣơng Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 205 - 212 209 đƣờng thẳng ít tới đƣợc chốn thiêng. Đi đƣờng vòng sẽ gặp nhiều nghịch cảnh. Hãy dùng nghịch cảnh để biến thành sức mạnh và thành đạt tinh thần" [3,270]. Vậy nên đừng đi tìm Phật ở đâu xa, hãy trải nghiêm thực tế và tri giác nó, đừng quá chấp vào sách vở "tu đạo mà sách vở quá nhiều, chấp trƣớc vào sách vở quá mức thì càng lúc càng xa đạo" [3,333]. Đức Phật ở giữa cõi đời và trong chính mỗi ngƣời, do vậy, ngƣời tu đạo hãy hòa nhập vào cuộc sống trần thế bằng chính cái tâm tự tại của mình "trực chỉ tại tâm, kiến tính thành Phật". Tinh thần nhập thế - đƣờng đi tìm đạo giữa trần gian Thiền Tông là sản phẩm Trung Hoa tinh chế ra từ giáo lý Giác Ngộ. Tƣ tƣởng Phật giáo Ấn Độ hết sức siêu hình không phù hợp với óc thực tiễn của Trung Hoa nên họ đã phát triển và biến đổi tƣ tƣởng ấy sao cho nó phù hợp với thực tiễn hơn nên ngƣời ta sáng tạo ra Thiền Tông. Khi Thiền Tông truyền bá vào Việt Nam lại tiếp tục biến đổi đặc biệt vào thời Trần. Năm 1299 vua Trần Nhân Tông đã hợp nhất các dòng thiền ở Việt Nam lập lên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và trở thành dòng thiền của riêng Việt Nam." Phật giáo Trúc Lâm là một nền Phật giáo độc lập uy tín, tinh thần của nó là uy tín tinh thần quốc gia Đại Việt. Nó là xƣơng sống của một nền văn hóa Việt Nam độc lập. Nền Phật giáo này tuy có tiếp nhận những ảnh hƣởng của Phật giáo Trung Hoa, Ấn Độ và Tây Tạng nhƣng vẫn giữ cá tính đặc biệt của mình" và tiếp tục phát triển cho đến nay. Trong Đội gạo lên chùa "cá tính đặc biệt" ấy đƣợc tác giả Nguyễn Xuân Khánh kiến giải một cách sâu sắc khi ông đặt nó trong bối cảnh Phật giáo suy vi, đất nƣớc trong thời kì "mạt pháp". Các nhân vật cảm mến đạo Phật, xuất gia đƣợc giác ngộ giáo lý uyên thâm của Phật rồi lại nhập thế hòa mình vào cuộc đấu tranh bảo vệ đất nƣớc khẳng định tinh thần dân tộc, gắn đạo với đời, đạo là vì đời... Thời Lý, thời Trần, dân ta ai cũng theo đạo Phật. Năm trăm năm thờ Phật, nên trong hồn ngƣời Việt, ai cũng có hạt giống Phật. Trải qua nhà Hồ rồi hai chục năm lệ thuộc nhà Minh, đạo Phật đã phôi pha ít nhiều. Đến đời nhà Lê, các vua đề cao đạo Nho. Các vua nhà Lê không ai nhắc đến đạo Phật, vì nhắc đến đạo Phật là nhắc đến đức Trần Nhân Tông - vị vua đã chiến thắng quân Nguyên, chiến thắng lừng lẫy, rồi lại tự mình xây dựng lên Thiền Phái Trúc Lâm làm rạng rỡ văn hóa Việt. Các vua Lê sợ dân nhớ đến nhà Trần, nên mặc cho chùa để hoang. Đạo phải có lúc hiện lúc ẩn. Thuận thì hiện, không thuận thì ẩn. Tuy nhiên, ẩn chứ không dứt. Đạo vẫn ở trong nhân gian" [3,92]. Điều khiến cho đạo Phật luôn luôn tồn tại trong suốt bao nhiêu thế kỉ qua của dân tộc chính là nhờ sức hấp dẫn của nó. Sức hấp dẫn đó đƣợc biểu hiện ở tính tùy duyên lạc đạo (ngƣời tu phải bất ly thế gian, tùy duyên ở cảnh đời nào cũng vui với đạo). Đạo Phật ở Việt Nam từ xƣa tới nay, luôn luôn đồng hành với dân tộc. Nƣớc thịnh thì đạo Phật thịnh. Nƣớc suy đạo Phật cũng suy theo. Trong bối cảnh đất nƣớc bị thực dân Pháp xâm lƣợc, chúng thi hành chính sách khai hóa văn minh, tiêu diệt cộng sản, áp bức ngƣời vô tội bằng những hành động vô cùng độc ác...Và nhà sƣ cũng phải biết cầm súng, biết cầm đao. Đạo Phật tồn tại trong hoàn cảnh suy vi ấy, với tính tùy duyên và tƣ tƣởng cứu vớt, giải thoát con ngƣời khỏi khổ đau bộc lộ rõ tinh thần dân tộc Đại Việt. Tinh thần ấy đƣợc Nguyễn Xuân Khánh tái hiện và kiến giải sâu sắc tiêu biểu qua hai nhân vật An, sƣ thúc Vô Trần. Cuộc đời họ là cuộc hành hƣơng đi tìm đạo giữa trần gian trong thời mạt pháp. Là một cậu bé mới lên chín tuổi, mồ côi cha mẹ sau một trận càn dữ dội của giặc Pháp, phiêu bạt đến ngôi chùa Sọ, nhờ có duyên với nhà Phật mà An đƣợc sƣ cụ Vô Úy đón nhận và cƣu mang. An tự nguyện xuất gia trở thành một chú tiểu ngày đêm học tập gõ mõ, tụng kinh. Sau cải cách ruộng đất lại trở thành một anh bộ đội, xuất ngũ anh còn lấy vợ. Cũng nhƣ thế, sƣ thúc Vô Trần là ngƣời thông minh, lanh lợi, hoan hỉ xuất gia, nhƣng rồi lại lấy vợ và trở thành nhà cách mạng. Trong thời đại mới này, "dù là sƣ, vẫn là công dân của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mà đã là công dân thì ai cũng có quyền lợi và nghĩa vụ công dân. Quyền lợi tức là có quyền Phùng Phƣơng Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 205 - 212 210 bình đẳng trƣớc pháp luật, có quyền làm ngƣời, quyền bầu cử v.v... còn nghĩa vụ công dân, đã là ngƣời công dân, ai ai cũng phải có nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc" [3,641]. Nhƣ vậy, đạo Phật không chỉ dạy con ngƣời ta tƣ tƣởng mang tính lý thuyết mà phải biết tùy duyên lạc đạo, làm cho tƣ tƣởng Phật trở nên thực tiễn hơn, phù hợp với tâm lý con ngƣời Việt. Đạo là tất cả những gì làm cho con ngƣời ta bớt đau khổ. Đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đem lại hòa bình, độc lập, tự do cho dân tộc cũng là một cách tu đạo ở đời. An đang là nhà sƣ, bỗng nhiên trở thành ngƣời lính. Ngạc nhiên ở chỗ ngƣời tu hành lấy đức từ bi làm cơ bản, thậm chí thƣơng xót đến cả sinh mạng của con sâu cái kiến; còn ngƣời lính lấy sự tiêu diệt kẻ thù làm cơ bản, ai đứng trƣớc mũi súng chống lại ta đều bị giết, bất kể kẻ đó thế nào. Đức Phật dạy con ngƣời ta đức từ bi, không đƣợc sát sinh nhƣng trong điều kiện chiến tranh chống lại bạo lực ngay cả đức Trần Nhân Tông, Phật Hoàng cũng đã phải hai lần chống quân Nguyên, đã hai lần nhúng tay vào máu quân thù. Nhƣng sau khi giặc tan... Có sao đâu... hai bàn tay nhúng máu lại sạch tinh, ngƣời lại là đệ nhất tổ thiền phái Trúc Lâm. Cháu ơi! Ngƣời ta gọi đó là sát sinh cần thiết... [3,783]. Sùng bái bạo lực, cuồng tín giết ngƣời, hành hạ con ngƣời là có tội. Nhƣng ngƣợc lại bất bạo động cũng là cuồng tín. Khoanh tay để cho đồ tể lên ngôi, tự do giết ngƣời cũng là tội lỗi. Nhà chùa cấm không đƣợc ăn thịt cá... Đó là phạm giới sát sinh. Nhƣng khi gặp sƣ cụ Vô Úy bị kiết lỵ tƣởng chừng không thể cứu vãn nhờ bát nƣớc xuýt, bát nƣớc vật chất váng mỡ ấy mà thầy coi trở về với cuộc đời. Trải qua những khó khăn giúp An hiểu thêm nghĩa của tùy duyên. "Nếu tốt đẹp, ta chẳng nên chấp trƣớc một điều gì". Tùy duyên nhƣng phải giữ đƣợc hai chữ lạc đạo. Về sƣ Vô Trần, qua nhân vật này, bên cạnh tinh thần tùy duyên nhập thế còn bộc lộ tính nhập tục. Ông là một đệ tử tục gia, làm chính ủy, lấy vợ, rồi lại làm sƣ. Trong thời hiện đại, cách mạng cũng muốn giải quyết nỗi đau khổ của con ngƣời. Và chính nó cũng tạo ra sự hấp dẫn của cách mạng. Vì thế, cách mạng gần giống nhƣ một tôn giáo. Phật giáo không ép buộc con ngƣời ta khi đã xuất gia thì phải ở chùa, giữ giới. Chỉ cần con ngƣời ta có tâm "Phật dạy cho con ngƣời trí tuệ để giải thoát nỗi khổ thế gian. Nếu chƣa đủ căn duyên để ở chùa, thì ta làm ngƣời thƣờng dân cũng tốt. Chỉ cốt lòng phải hƣớng thiện..." [3,356]. Phật giáo rất coi trọng cái tâm của con ngƣời, nếu không có đủ duyên lành với nhà Phật để ở chùa, thì sống ở đời cũng đƣợc, chỉ cốt có cái tâm. Tâm là Phật. Tu ở đời mà không để cho tâm bị dao động thì đó mới là Thiền, và chính lúc đó bản thân mới trở thành kẻ chân tu. Con ngƣời sống ở đời phải có cái Tâm và biết xem trọng cái Tâm. Để hiểu đƣợc một ngƣời "ta không nên bao giờ nhìn bề ngoài của con ngƣời mà hấp tấp xét đoán. Nhà Phật có phép xem tƣớng gọi là tâm tƣớng. Không xem tƣớng bề ngoài mà xem tâm con ngƣời. Tâm thế nào thì hành động của con ngƣời nhƣ thế ấy. Cái tâm tà, thì dù che giấu thế nào, cuối cùng hành động cũng làm lộ ra cái tâm thật" [3,820]. Con ngƣời là một sinh vật tâm lý, rất dễ bị kích động. Kiềm chế sự sân hận là rất khó. Âu đó cũng là phép xử thế cần thiết ở đời. Tứ vô lƣợng - lối sống tốt đẹp lành mạnh. Phật giáo coi trọng từ bi. Ánh sáng từ bi của đức Phật đem đến niềm tin, sự an ủi và nghị lực sống cho con ngƣời trong những lúc tuyệt vọng, đau khổ, bế tắc. Trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, tinh thần Từ- Bi- Hỉ - Xả nhƣ một sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm. Biểu hiện qua các hành động cụ thể của nhân vật và lời dạy của sƣ cụ Vô Úy. Con ngƣời ta, khi trông thấy sự độc ác, ai ai cũng bất bình. Khi thấy ngƣời khác đau khổ, ai ai cũng động lòng trắc ẩn, thƣơng xót. Lòng trắc ẩn là bƣớc đầu của tâm từ bi. Tâm từ bi ngƣời nào cũng có. Đạo Phật lấy tâm từ bi làm gốc. Những tôn giáo lớn trên thế giới nhƣ đạo Phật, đạo Thiên Chúa đều giảng lòng từ bi, tình thƣơng. Chính tâm từ bi, tấm lòng cao thƣợng sẵn có ở tất cả mọi ngƣời đều tạo nên sự hấp dẫn của đạo Phật. Lẽ tất nhiên giáo lý đạo Phật còn nhiều điều sâu sắc hấp dẫn con ngƣời nhƣ tứ diệu đế, bát chánh đạo, vô ngã, vô thƣờng trung đạo v.v...nhƣng đó là Phùng Phƣơng Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 205 - 212 211 điều đến sau. Bƣớc đầu tiên dẫn ngƣời ta đến với Phật thông thƣờng vẫn là sự hấp dẫn của lòng từ bi" [3,373]. Cái cao thƣợng đó là cái tâm của Phật. "Tâm từ thƣơng yêu tất cả chúng sinh. Tâm bi thƣơng xót những ngƣời đang gặp đau khổ. Tâm hỉ cùng vui với những ngƣời đang có điều vui, điều thành công. Ngƣời đạt đạo xa lạ với lòng ghen ghét ganh tị. Tâm xả không dính chấp tới những đƣợc thua ở đời khen cũng không vui, chê cũng chẳng buồn. Dù cay đắng hay ngọt bùi, dù sạch dù dở đều vẫn thản nhiên. Đạt đƣợc bốn cái tâm cao thƣợng ấy ta đã tiến đƣợc khá xa trên con đƣờng tu tập" [3,74]. Chính lòng từ bi mà sƣ cụ cƣu mang chị em An khi họ đến bƣớc đƣờng cùng phải bỏ nhà, bỏ quê để trốn chạy, trong cái hoàn cảnh ấy ngƣời đã đón nhận và soi ánh sáng của Đức Phật vào tâm hồn đau khổ, u uất của những con ngƣời vừa phải hứng chịu nỗi đau, sƣ cụ muốn dùng ánh sáng của tâm từ để cứu vớt và gột rửa tâm hồn u ám của chị em An. "Có gì con cứ nói từ từ. Con ạ. Đây là chùa. Đây là nơi đất Phật" [3,11]. Sƣ cụ cho họ niềm tin để nƣơng dựa vào Đức Phật "Phật chẳng bỏ ai đâu, nhất là những ngƣời gặp nạn" [3,31]. Cũng chính vì tâm từ mà sƣ cụ Vô Úy hiểu đƣợc nỗi đau khắc khoải ám ảnh An, nó hằn sâu trong lòng một vết thƣơng lớn không thể xóa đi đƣợc. Thầy đã để An tự độc hành, độc bộ, tự giải thoát mình ra khỏi nỗi khổ đau ấy. Thầy để An tự do lang thang một mình. Và trong một buổi chiều thanh vắng cô đơn, những giọt nƣớc mắt khô bấy lâu bỗng lăn dài trên má, mặn chát. Cùng với những nƣớc mắt hiếm hoi ấy những hình ảnh ghê rợn cậu muốn quên đi nó, muốn không nhắc tới nữa hiện ra. Tấm lòng từ bi cao cả của thầy thể hiện qua lời dạy An dịu dàng và hiền hòa "gần những ngƣời nhƣ thầy, điều ấy quá dễ. Còn gần những ngƣời ghét ta, thậm chí muốn giết ta, điều đó thực khó, nhƣng cũng là một việc nên làm. Bởi vì trong họ cũng có Phật, gặp thuận duyên ông Phật trong họ sẽ thức dậy" [3,248]. Tâm từ của ngƣời Phật tử rải đều khắp cho mọi chúng sinh. Cũng nhờ tâm từ bi mà sƣ cụ tụng kinh, gõ mõ cho Vô Trần đào hầm bí mật trong chùa, ông giúp đỡ cách mạng ngay từ những ngày đầu... Không chỉ có An và Nguyệt mà hầu hết tất cả nhân vật trong Đội gạo lên chùa có ngƣời đến chùa vì gặp nghịch cảnh, có ngƣời vì chán cảnh trần thế ngôi chùa làng là nơi nâng niu, an ủi, trao cho họ lòng từ bi, nghị lực và niềm tin để sống. Bà nội của cụ Vô Úy, trong những ngày chồng bị đày ra Côn Đảo, đã nƣơng nhờ ánh sáng từ bi để có thêm nghị lực gìn giữ nề nếp gia đình và giáo dục các cháu. Bà vãi Thầm tìm đến chùa nhƣ một mái nhà che chở cho tấm thân già yếu. Bà Thêu, tìm đến chùa khi tình cảm với ông chánh Long rạn vỡ, sau cái chết của Rêu bà chăm đi chùa hơn. Cô Rêu tìm ra sự kỳ diệu của ngôi chùa làng ngay lúc đang nhỡn nhơ sung sƣớng. Bà Thu mẹ của Barnard cũng tạo dựng nên cơ nghiệp nhờ tấm lòng nhân từ của ni sƣ Diệu Tâm, bà tìm đến chùa sau cái chết của em trai lý Cẩm, thậm chí bà còn lập am thờ Phật ngay trong nhà rồi đêm ngày tụng kinh, gõ mõ... Tâm từ có năng lực cảm hóa phi thƣờng. Chúa sơn lâm cũng quy thuận trƣớc lòng ngƣời. Khoan Độ một con ngƣời lúc nào cũng nóng giận, bị ngƣời thân và bạn bè né tránh đã đƣợc sƣ Vô Úy đem tâm từ bi của Đức Phật xoa dịu nỗi đau và cảm hóa "kẻ đồ tể buông dao trở thành Bồ tát" [3,321] và nguyện cả đời bảo vệ Phật pháp. Nhƣ vậy đủ để ta thấy đƣợc sự từ bi của Đức Phật là vô biên. Không có từ bi, thế gian này sẽ rơi vào mông muội. Từ bi không phải chờ ngƣời khác đem đến mà ta luôn phải tìm Phật trong bản thân ta. Thế gian ngày nay rất cần đến cái tâm cao thƣợng. Có đƣợc cái vô ngã, cái từ bi hỉ xả của Đức Phật thì mới mong thế gian đƣợc an lành. Phật giáo là một lối sống. Lối sống tốt đẹp lành mạnh nhất mà con đƣợc biết. [3,333]. Phật giáo có vai trò rất lớn trong việc hình thành nên tính cách con ngƣời Việt ôn hòa, mềm dẻo, giàu lòng vị tha, hình thành sức sống mãnh liệt ẩn ngầm trong mạch nguồn văn hóa. Có thể nói những giá trị Phật giáo đã đóng góp rất lớn vào việc hình thành tính cách Việt. Điều đó đã đƣợc Phật giáo chủ trƣơng, đời thƣờng ghi nhận, và đặc biệt thấm Phùng Phƣơng Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 205 - 212 212 đƣợm trong Đội gạo lên chùa của “lão mai vàng” Nguyễn Xuân Khánh. Tác phẩm không truyền đạo mà đạo cứ thấm đƣợm trong từng chi tiết, tình huống, kết cấu truyện. Sự hài hòa giữa Đạo – Đời và Nghệ thuật đã làm nên một Đội gạo lên chùa hấp dẫn và sâu sắc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đăng Điệp (chủ biên), (2012), Lịch sử và văn hóa cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh , Nxb. Phụ nữ - Viện văn học. 2. Nguyễn Duy Hinh, (2007) Một số bài viết về Tôn giáo học, Nxb. Khoa học xã hội. 3. Nguyễn Xuân Khánh, (2012) Đội gạo lên chùa (Tiểu thuyết giải thƣởng hội nhà văn Việt Nam 2011), Nxb. Phụ nữ. 4. Vũ Dƣơng Ninh (Chủ biên), (2011), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb. Giáo dục Việt Nam. 5. Trần Đăng Sinh - Đào Đức Doãn, (2007), Giáo trình Tôn giáo học đại cương, Nxb. Đại học Sƣ phạm. 6. Trần Đình Sử (Chủ biên), (2011), Lí luận văn học (Tập 2) Tác phẩm và thể loại văn học, Nxb. Đại học Sƣ phạm. 7. Hà Văn Tấn, (2005), Đến với lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb. Hội Nhà văn,. 8. Trần Ngọc Thêm, (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. TP. Hồ Chí Minh. 9. Trần Quốc Vƣợng, (1997), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia. 10. D.T.Suzuki, (2005), Thiền luận (quyển trung), Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 11. D.T.Suzuki, (2005), Thiền luận (quyển thƣợng), Nxb.Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 14. Nguyễn Công Lý, (1998), Mối quan hệ giữa Phật giáo và văn học, Tạp chí Nghiên cứu Phật học - Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, số 1. SUMMARY BUDDHA IN THE NOVEL “ ĐỘI GẠO LÊN CHÙA” OF NGUYEN XUAN KHANH Phung Phuong Nga 1* , Luu Thi Hong Van 1 , Doan Duc Hai 2 1College of Science – TNU, 2Thai Nguyen University NXK is a contemporary writer who pays great attention to Buddhism. One of his typical works on this theme is the novel Đội gạo lên chùa. The influence of Buddhism in the novel is not only reflected through the images of Buddhist practitioners, Buddha or Buddhist language styles and Buddhist lessons but also through the dialogue between the author and Buddhist ideology. Combining historical records, legends and fiction to create an intimate, sincere but artistic apprehension of Buddhism is a challenge which NXK successfully overcomes. Keywords: Nguyen Xuan Khanh, Buddha, Đội gạo lên chùa, Buddhism, imprint, ignorance Ngày nhận bài:13/3/2014; Ngày phản biện:15/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/3/2014 Phản biện khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đức Hạnh – Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên * Tel: 0915 141514, Email: phungphuongnga@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf42291_1762014101434_5561_2002364.pdf