Tính liên văn bản trong tiểu thuyết Marguerite Duras - Hoàng Thùy Dương

Các nhân vật trong tiểu thuyết Marguerite nhiều lúc “bị kẹt” giữa lằn ranh của hai thế giới và hai nền văn hoá, chủng tộc khác biệt. Mối quan hệ của cô bé da trắng với người tình Hoa Bắc bị cấm đoán và không được thừa nhận trong Người tình, Người tình Hoa Bắc. Với Hiroshima tình yêu của tôi là sự quyện hòa tràn ngập trong khoái lạc của hai cơ thể da trắng và da vàng gắn liền với mặc cảm phạm tội được thể hiện trên cái nền là tai họa bom nguyên tử và việc dân tộc da trắng nghiền nát, hủy hoại dân tộc da vàng. Những khác biệt văn hoá, những vấn đề của lịch sử mà để giải quyết không đơn giản. Và chính những khác biệt về văn hoá gây cảm xúc mạnh mẽ, làm nên sự hấp dẫn cho câu chuyện cùng với sự dẫn dắt đầy mê hoặc của Duras. Những vấn đề xã hội - nhân sinh, xung đột chủng tộc gay gắt, nóng bỏng trong lòng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ được phơi bày dưới con mắt của một người da trắng. Sự xung đột giữa các nền văn hóa, mâu thuẫn không thể hòa giải giữa hai dân tộc ở thế đối địch là nguyên nhân gây ra bi kịch trong tình yêu và cuộc sống của con người. Trong tiểu thuyết Duras, một mặt con người được soi sáng từ bên trong thông qua những kỹ thuật mô tả đời sống tâm lý; mặt khác được phản ánh từ nhiều góc độ để nêu bật các khía cạnh phức tạp trong những tình thế và hoàn cảnh lịch sử, văn hóa và sự khác biệt về sắc tộc. Tiểu thuyết của Duras có sự đồng hiện của nhiều yếu tố vốn không cùng chủng loại, nằm ở những lĩnh vực khác biệt. Cùng biểu hiện trên một văn bản, các luồng tư tưởng văn hóa, các loại hình nghệ thuật được kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn tạo nên ý nghĩa mới, giá trị mới hay những hiệu ứng riêng có trong tiểu thuyết Marguerite Duras, làm nên một “cái tôi” Duras đa nhân cách, một bản thể đa dạng muôn màu. 4. Riffaterre viết: “Liên văn bản là việc người đọc nhận thức được những mối quan hệ giữa một tác phẩm và những tác phẩm có sau hoặc trước nó” [1, tr. 185]. Chính mối liên hệ giữa các tác phẩm của Marguerite Duras với sự lặp lại và xâu chuỗi các chủ đề, nhân vật, hay lối viết đan xen tiểu thuyết với điện ảnh, âm nhạc, hồi kí đã làm nên tính liên văn bản trong sáng tác của bà. Mọi sự sắp đặt các yếu tố của văn bản sẽ tạo nên cấu trúc riêng biệt cho tác phẩm nghệ thuật. Sức hấp dẫn của những câu chuyện tình bất tử hay câu chuyện về chính cuộc đời tác giả, những điểm nhấn, những chiếc mặt nạ của “người đàn bà lai” chưa bao giờ thôi vẫy gọi các thế hệ người đọc tìm đến sẻ chia và giải mã.

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính liên văn bản trong tiểu thuyết Marguerite Duras - Hoàng Thùy Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 04(16)/2010: tr. 70-76 TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT MARGUERITE DURAS HOÀNG THÙY DƯƠNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Từ những hồi ức của cuộc đời, Marguerite Duras có cách thức riêng để thường xuyên tái tạo tác phẩm của mình với một kĩ thuật viết luôn đổi mới. Mối liên hệ giữa các tác phẩm cùng với sự lặp lại và xâu chuỗi các chủ đề, nhân vật, hay lối viết đan xen tiểu thuyết với điện ảnh, âm nhạc, hồi kí đã làm nên tính liên văn bản trong sáng tác của bà. Bài viết dưới đây vận dụng lý thuyết liên văn bản để đi vào tìm hiểu tiểu thuyết Marguerite Duras. 1. Liên văn bản (Intertextualite) là một phát hiện quan trọng ở nửa sau thế kỷ XX. Thuật ngữ liên văn bản xuất hiện lần đầu tiên trong công trình của Julia Kristeva “Từ, đối thoại, tiểu thuyết” (hoàn tất vào năm 1967). J. Kristeva, T. Todorov, G. Genette, M. Riffatterre, R. Barthes là những người đã đề xuất và phát triển lý thuyết liên văn bản. “Liên văn bản” được hiểu như là “thuộc tính bản thể của mọi văn bản” [4]. Sự ra đời của khái niệm “liên văn bản” cho phép nhìn nhận lại ranh giới, mối quan hệ giữa văn bản này với văn bản khác; giữa văn bản có trước và sau nó của một tác giả hay các tác giả; giữa các loại hình sáng tạo khác nhau. Dù hiện hữu một cách có ý thức hay vô thức của một hay nhiều đặc tính giữa các văn bản thì sự lặp lại, tương tác giữa chúng được coi là biểu hiện của tính liên văn bản. Tính liên văn bản tồn tại như một sự tất yếu không chỉ trong văn học mà còn trên nhiều lĩnh vực khác của đời sống. Một đặc trưng tạo nên nét riêng hấp dẫn của tiểu thuyết Marguerite Duras, tạo thành hệ thống vừa khép vừa mở, vừa lỏng vừa chặt, đa sắc đa nghĩa của sự kết nối và tiếp nối là tính “liên” nhân vật, “liên” thể loại, “liên” văn hóa. Xâu chuỗi và nhắc lại nhiều lần một chủ đề hay nhân vật cho phép khai thác hình tượng đặc biệt sâu sắc và toàn diện với những đặc điểm, màu sắc khác nhau của nó. Sự lặp lại, tăng dần cường độ và mở rộng phạm vi của đối tượng tạo cho tác phẩm một hình thức phức điệu có sức phát triển nội tại độc đáo. Bên cạnh việc khai thác giá trị của phép lặp trong cấp độ một tác phẩm, Duras còn triển khai nó trong cái nhìn liên văn bản, tạo thành chuỗi biểu tượng đồng đẳng nhưng đều thể hiện một nét đặc trưng trong nhãn quan của nữ văn sĩ. 2. Marguerite Duras có cách thức riêng để thường xuyên tái tạo tác phẩm của mình, cách thức nói lại và làm mới một chủ đề bằng một kĩ thuật viết luôn đổi mới. Với việc tái tạo lại câu chuyện về cuộc đời mình, Marguerite Duras - một nữ tiểu thuyết gia kiệt xuất của Pháp, đã “sống” lại nhiều lần kí ức tuổi thơ. Chúng tiến triển, biến đổi, hoặc trở nên phong phú hơn, hoặc được giảm thiểu tùy theo ý đồ và sự tổ chức của tác giả. Chuỗi nhân vật “tôi” - người kể chuyện - tác giả Nhiều tiểu thuyết tự thuật của Duras xuất hiện hình tượng người kể chuyện “xuyên văn bản”, người kể chuyện xưng “tôi” xuất hiện xuyên suốt qua nhiều tác phẩm, dù ẩn tàng TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT MARGUERITE DURAS 71 dưới dạng thức nào: lộ diện hay vắng mặt trên văn bản. Bà làm cho người ta tin câu chuyện đời mình bằng chính những trải nghiệm đau đớn và thành thực được tái đi tái lại qua hình tượng xuyên tác giả. Trong Người tình, Duras chọn ngôi I để kể chuyện về quãng kí ức đầy xáo động của tuổi hoa niên ở Đông Dương. Có nhiều điểm giống nhau đến ngỡ ngàng trong nhiều đoạn, ngay cả trong cấu trúc câu chuyện và mối liên hệ giữa các nhân vật khi so sánh Đập chắn Thái Bình Dương hay Người tình với nhật kí riêng tư của Duras. Mặc dù đồng nhất tác giả và nhân vật là điều không nên trong văn học nhưng người đọc vẫn kì vọng nhận ra chân dung thực của Duras bởi người kể chuyện cũng vừa là nhân chứng đồng sự, từ ngôi kể “đáng tin cậy”. Với Người tình Hoa Bắc, chuyện được kể ở ngôi III, cái tôi xưng danh không lộ diện trên văn bản. Vẫn là cuộc sống khốn khó của một gia đình trí thức Pháp ở thuộc địa, vẫn là mối tình đầy mê hoặc giữa cô gái nhỏ và chàng thanh niên Trung Hoa nhưng trung tâm trần thuật đã được chuyển sang cho cô bé da trắng - nhân vật chính trong tác phẩm. Thực chất đây là một kiểu “đánh tráo” chủ thể trần thuật. Câu chuyện dẫu đã được khách quan hóa bằng cách đổi ngôi trần thuật nhưng vẫn không giấu được những đặc điểm của cái tôi tự thuật. Đến với những tác phẩm của bà, người ta có thể thấy đâu đó bóng dáng một Duras thiết tha và thành thực với kí ức nhưng đồng thời cũng nhận ra một Duras “tinh quái” đã thông minh tạo ra những vùng mờ khó định giữa tiểu sử và tác phẩm. Chuỗi người tình Trong suốt cuộc đời mình, Marguerite Duras không ngừng kể câu chuyện về người tình của mình theo vô số cách. Khi đọc tiểu thuyết Duras có thể nhận thấy bà tái hiện hình ảnh họ một cách đầy ám ảnh với những nhục cảm và xúc cảm chưa bao giờ thôi tràn chảy. Vì muốn câu chuyện này sống mãi nên bà kể chúng ra dưới nhiều hình thức khác nhau tới mức những nhà viết tiểu sử đâm ra hồ nghi, đánh lạc hướng người đọc. Hình ảnh của nhân vật người tình được trở đi trở lại trong nhiều tiểu thuyết của Marguerite chính là hiện thân của Huỳnh Thủy Lê - người tình đầu tiên, một con người có thực, “mẫu gốc” cho nhiều sáng tạo của Duras về sau. Mối tình đầu say đắm với công tử Huỳnh Thủy Lê có kết thúc là chia li vĩnh viễn. Phải chăng chính sự bất toàn này là động lực thôi thúc con người nhà văn trong Duras làm thỏa mãn những khát vọng không thành qua các tiểu thuyết tự thuật. Trong nhật kí thầm kín của Duras những năm 1940 được viết dưới hình thức tự truyện đã có bóng dáng của một “người tình”, cho dù chỉ mới ở dạng những phác thảo sơ lược. Người tình ấy là Léo, người bản địa, xấu xí, mặt rỗ sẹo, lúng túng, vụng về. Đến tiểu thuyết Đập chắn Thái Bình Dương viết năm 1950, phiên bản chính thức (được công khai) đầu tiên của câu chuyện tình bất tử, “người tình” là Jo. Jo là người da trắng, giàu có, cô đơn, xấu xí làm Suzzanne kinh tởm không thể kìm nén. Rồi Léo được “tô điểm” thêm, Duras không gọi thẳng tên anh nữa mà gọi là người tình. Anh không còn xấu xí “như một con khỉ”, không còn kì cục nữa. Từ Đập chắn Thái Bình Dương đến Người tình và phiên bản sau cùng Người tình Hoa Bắc là cả một chặng đường dài của sự thay hình đổi dạng ở nhân vật “người tình”. Nhân vật người tình trong Người tình Hoa Bắc HOÀNG THÙY DƯƠNG 72 (phiên bản thứ ba và cũng là cuối cùng) có sự đổi khác nhiều nhất về ngoại hình và rõ rệt về tính cách. Anh được miêu tả táo bạo hơn, cường tráng, tuấn tú hơn, bớt rụt rè và mặc cảm chủng tộc. Từ Người tình đến Người tình Hoa Bắc còn là một bước tiến dài thể hiện qua sự đổi khác trên bề mặt hay những biến chuyển nội tại, sự sáng tạo trong việc tìm tòi kĩ thuật viết mới của Duras. Hình ảnh người tình qua từng giai đoạn có sự đổi khác rõ rệt, không còn tẻ nhạt mơ hồ như những phác thảo đầu. Dấu ấn của “người tình” sau mỗi lần viết lại được tăng thêm nhiều lần sức lôi cuốn, hấp dẫn, cũng như chiều sâu và sự gợi mở thêm một lần được “tăng cấp”. Không thể phủ nhận ở Duras sự phát triển không ngừng nghỉ về khả năng sáng tạo, kĩ thuật viết luôn đổi mới được đánh dấu bằng chính các phiên bản tiểu thuyết tự truyện. Có thể là tình yêu, hoặc sức mạnh của trí tưởng tượng mà những người tình trở nên dịu dàng, đắm say, đa tình theo kiểu phương Đông. Hình ảnh những người tình cứ trở đi trở lại trong các tác phẩm của Duras. Cũng có thể là do quên, hoặc vì quá nhớ mà hình ảnh người tình mỗi khi trở lại được Duras say sưa thêm bớt những “nét vẽ” cho đúng hơn với kí ức hoặc gần hơn với khao khát của mình. Chuỗi người đàn bà khoái lạc Hình ảnh người phụ nữ công nhiên bày tỏ ham muốn của mình không phải là điều hiếm gặp trong tiểu thuyết của Duras. Bà từng quan niệm khi một nhà văn nữ không viết về những ham muốn thì trang văn của họ chỉ là một thứ vay mượn. Điển hình là Anne Mairie Stretter - bà vợ vị đại sứ Pháp xuất hiện và ám ảnh trong Viên phó lãnh sự, Khúc hát Ấn Độ, Người tình Hoa Bắc. Anne đã làm một cuộc chu du dài nơi những bộ phim và cuốn sách của Duras. Anne là một mẫu người đã tồn tại thực sự. Cô là sự tổng hợp của hai người phụ nữ: một là vợ của quan chức hành chính sống một nơi hẻo lánh ở Xiêm mà sắc đẹp của cô đã đập vào mắt cô bé Marguerite khi gặp; người phụ nữ khác là Elizabeth Striedter. Đến từ phương Tây - nơi tình dục đã được giải phóng, Anne Mairie Stretter mang tư tưởng và lối sống ấy “thực hành” giữa xã hội thuộc địa - nơi sự chung đụng xác thịt đang còn là chuyện “thâm cung bí sử”. Sự khác biệt về văn hóa, lối sống không hề cản trở Anne thực hiện những hành vi đáng lên án ngay giữa lòng xã hội đương thời. Còn nhân vật tôi trong Người tình, Người tình Hoa Bắc, ngay từ bé đã mang gương mặt của khoái lạc, trong cô đã có một vị trí dành cho ham muốn xác thịt. Người mẹ do học hành nghiêm túc quá lâu nên mất đi hứng thú của hoan lạc nhưng đã sinh ra một người con gái theo bản năng biết rõ ham muốn là gì. Cô bé mải miết yêu đương, đắm chìm trong nhục cảm, mê say trong vòng tay người tình. Marguerite Duras luôn để lại một phần của chính bà trong hình ảnh những người phụ nữ do bà sáng tạo ra. Chủ động đến với người tình, đi tìm khoái lạc, gạt bỏ mọi định kiến xã hội về giới, những người phụ nữ ấy sống thật cho cảm xúc của mình, dâng hiến và tận hưởng không che giấu. Chuỗi người mẹ Người mẹ là nhân vật trở đi trở lại nhiều lần, hiện lên đầy ám ảnh các tác phẩm của Marguerite Duras. Hình tượng nhân vật người mẹ trong các tiểu thuyết tự thuật: Đập TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT MARGUERITE DURAS 73 chắn Thái Bình Dương, Người tình, Người tình Hoa Bắc chính là hiện thân của bà Marie Legrand - thân sinh của Marguerite Duras. Bà mẹ trở thành “chất liệu” văn học, thường xuyên xuất hiện trong sáng tác của Duras. Một bà mẹ nghiêm khắc, độc đoán, dũng cảm là mẫu hình không thay đổi quá nhiều giữa thực tế và trong văn chương Duras. Hình ảnh và tính cách của bà mẹ hầu như được giữ nguyên qua loạt tiểu thuyết tự thuật. Bà mẹ - người phụ nữ can đảm chống lại số phận mình, chống lại những đợt triều và con sóng Thái Bình Dương. Duras viết để biện minh cho một tuổi thơ không bình lặng và luôn trở lại chủ đề nóng bỏng của sự thiếu tình thương. Đập chắn Thái Bình Dương được xem như là một cuốn tiểu thuyết về người mẹ. Bà mẹ bị lừa bịp, bị tham vọng và khát vọng đánh gục, bị đẩy đến sát bên bờ của sự điên dại. Với Duras, Đập chắn Thái Bình Dương là một bài bút chiến và ngay cả khi nỗi đau của người mẹ là chủ điểm của các sáng tác, nó vẫn miêu tả và phân tích một cách chính xác guồng quay của hệ thống thuộc địa. Chuỗi người anh cả, anh thứ Chính Duras nói rằng: “Người tình Hoa Bắc” có ít sáng tạo hơn “Người tình”. Nhưng là chuyện có thật. Hai anh trai tôi: còn thật hơn tất cả những gì người ta có thể kể” [3, tr. 616]. Hai người anh cùng xuất hiện qua loạt tiểu thuyết tự truyện: Đập chắn Thái Bình Dương, Người tình, Người tình Hoa Bắc. Họ ở hai thế giới khác nhau, nằm về hai thái cực tình cảm, là một phần của tuổi hoa niên Duras ở xứ lạ. Sự tàn nhẫn, lạnh lùng ở người anh cả như là nỗi kinh hoàng của cô em gái. Trong kí ức của Duras, người anh lớn - kẻ đã đánh mất lòng tự trọng và tình cảm, chỉ mang lại sự sợ hãi, buộc những người em tránh xa. Anh cả - đối tượng yêu thương của bà mẹ, người đã bỏ quên những giá trị gần gũi, thân thuộc của con người, đôi khi hành động đầy thú tính, quên đi ngay cả người mẹ đã yêu thương anh không mệt mỏi, yêu hơn những người con còn lại. Còn người anh út lại sống cô đơn trong một thế giới khác, thu mình trước bạo lực của anh cả, hiền lành, nhẫn nhục. Anh không nhận được tình yêu của mẹ nhưng bù lại là sự ngưỡng mộ và một tình yêu không biên giới của cô em gái. Sự lặp lại của các nhân vật và tình tiết là có thật trong các tiểu thuyết tự thuật của Duras nhưng không trùng khít mà có sự biến chuyển và đổi khác. Đường phát triển “xoắn ốc” nằm ở hành trình tha hóa của người anh cả, tình yêu dành cho anh út, ở những biến đổi tâm lí của cô bé da trắng ở thuộc địa, những bước ngoặt đa dạng trong cuộc đời của các nhân vật. 3. Tiểu thuyết Marguerite Duras mang trong mình những loại hình nghệ thuật mới. Đó có thể là những trang văn thấm đẫm sắc màu điện ảnh, sự pha trộn thể hồi kí hay vài phân đoạn tràn ngập thanh âm của những bản nhạc được nữ văn sĩ khéo léo “chèn” vào. Tiểu thuyết và điện ảnh: Thấu hiểu những lợi thế của loại hình nghệ thuật thứ 7, Marguerite Duras đã sáng tạo một lối viết mới, kết hợp thành công điện ảnh và văn chương, như một cuộc hôn phối xứng đôi. Tiểu thuyết của Duras mang một thứ ngôn ngữ riêng của bà, pha tạp các âm thanh, nhạc điệu, giọng, lời và những cảnh quay bằng ngôn từ. Khi viết tiểu thuyết, Duras lấy ngôn ngữ điện ảnh làm chất liệu; còn khi làm phim bà lại mượn ngôn ngữ văn HOÀNG THÙY DƯƠNG 74 học để sáng tạo. Sự hỗ trợ, gắn kết của hai loại hình nghệ thuật này được Duras nhào nặn nhuần nhuyễn, tạo nên một loại hình nghệ thuật mới đa sắc đa diện. Người đọc hoàn toàn dễ dàng nhận thấy về mặt văn phong, Duras thường cố tình sử dụng rất thường xuyên những câu văn ngắn, những khổ văn tách rời nhau bởi những khoảng trắng, như thứ tự các chuỗi cảnh quay. Những câu ngắn tạo ấn tượng về sự rời rạc của những lời thoại trong phim ảnh, những khoảng trống cần thiết. Không những thế, Duras còn nêu rõ trong phần chú thích cuối trang, những gợi ý cho những ai có ý định chuyển thể tác phẩm của bà. Những đoạn văn như thế khiến người ta liên tưởng đến khái niệm “cận văn bản” (paratexte) mà Genette đã đề xuất. Văn bản viết của Duras có vẻ gần gũi với các phân cảnh điện ảnh. Đồng thời tính rời rạc, lắp ghép trong tổng thể tác phẩm của bà là hết sức rõ ràng: các chương viết được phân chia thành các đoạn văn ngắn không tuân theo một trật tự thời gian. Điều này khiến người ta nghĩ đến kiểu lắp ghép, ráp dựng trong điện ảnh. Ngoài ra còn có vô số các yếu tố nghệ thuật và kỹ thuật khác trong điện ảnh có vai trò hỗ trợ quan trọng dưới nhiều hình thức khác nhau đều hiện diện trong tiểu thuyết Duras: âm nhạc, ánh sáng, hội họa, trang trí và bối cảnh. Nhà điện ảnh Pháp Marcel Martin từng nói: “Hình ảnh cũng giống như các hạt trong quả rụng, có thể rơi vào mảnh đất màu mỡ, cũng có thể rơi vào tảng đá” [2, tr. 66]. Có bao nhiêu người đọc thì có bấy nhiêu tri giác. Và cái cách mà Duras kể chuyện, cách bà làm sống dậy kí ức bằng những chuỗi hình động trở thành một nét riêng độc đáo của nữ văn sĩ tài năng này. Tiểu thuyết và hồi ký: Mỗi cuốn tiểu thuyết của Marguerite Duras đôi lúc gần với một hồi ký của một cái tôi tự thuật. Khi đọc tiểu sử của nữ tác giả Marguerite Duras, người ta cũng thấy ngay Người tình, Người tình Hoa Bắc, Đập chắn Thái Bình Dương mang dáng dấp của một cuốn tự truyện, hay ít nhất, bà đã đưa rất nhiều chất liệu từ cuộc sống thật của bà vào tác phẩm. Những sáng tác này là tập hợp của những câu chuyện: câu chuyện của nhân vật “tôi” và người tình, câu chuyện của tôi và mẹ, câu chuyện của tôi và những người anh, hay câu chuyện của tôi và nỗi đam mê Tôi - người trần thuật đồng thời là người tham dự vào biến cố câu chuyện, người nếm trải những nỗi đau, những ám ảnh vô thức, những khao khát thầm kín trong tình yêu. Giải mã văn bản tiểu thuyết Duras, những cuộc phỏng vấn, thông qua tiểu sử, đem lại nhiều cách hiểu khác nhau về thời thơ ấu và cuộc đời bà. Những cách diễn giải có thể khớp hoặc vênh nhau, cung cấp rất nhiều cái tôi bị khúc xạ. Marguerite Duras thích làm rối những hướng tìm tòi và trong chừng mực có thể đã hết sức tránh đem lại một hình ảnh nhất quán về mình được ghi lại ràng mạch bằng ngôn từ dứt khoát. Tiểu thuyết và âm nhạc: mỗi cuốn tiểu thuyết của Duras là sự dung nạp của các bản nhạc. Âm thanh được coi là một thứ từ vựng của điện ảnh, một tập hợp “kí hiệu” bổ sung thêm cho trường ngữ nghĩa của hình ảnh. Tiết tấu nhanh chậm, vắn dài của các bản nhạc tạo mối liên hệ với những biến động của cuộc sống, mở rộng khả năng diễn đạt và mang đến linh hồn cho ngôn từ. Trong tiểu thuyết của Duras, ta dễ dàng tìm thấy sự chảy tràn của cảm xúc nương theo những bản nhạc. Đặc biệt trong Người tình Hoa Bắc, TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT MARGUERITE DURAS 75 tác phẩm mang đậm chất điện ảnh. Những bản nhạc được gọi tên, ngân nga trong trí tưởng tượng của người đọc làm mềm mại hơn dòng chữ miêu tả kĩ lưỡng hình ảnh, chuyển động rời rạc của nhân vật. Đó là một kiểu ngôn ngữ hình tượng thính giác. Âm nhạc trong tiểu thuyết Duras, song hành với hình ảnh và hỗ trợ đắc lực cho hình ảnh, âm nhạc vừa là một trong những yếu tố biểu hiện cảm xúc, vừa đóng vai trò như là một công cụ kĩ thuật trong điện ảnh. Âm nhạc, thứ nghệ thuật không dùng lời, chỉ cảm nhận được, giờ đây được Marguerite Duras dùng ngôn ngữ để gọi tên, đưa vào tác phẩm để dẫn đường cho cảm xúc. Những khúc hát Trung Hoa, nhạc Duke Ellington, bản Valse Tuyệt vọng, tiếng nhạc Chopin, hay điệu ragtime của Duke Ellington làm nền cho hành động và suy tư của nhân vật, liên hệ một cách hữu cơ với tình cảm con người. Sự kết hợp trên nhiều phương diện giữa âm nhạc và văn học có khả năng mang lại sự đa dạng về sắc thái thẩm mỹ cho tác phẩm. 4. Tiểu thuyết Marguerite Duras có sự dung nạp của các luồng tư tưởng - văn hóa khác nhau. Đây cũng chính là một biểu hiện của tính “liên văn hóa” đang nở rộ trong hiện thực đương thời với sự mở rộng mối quan hệ giữa “văn hoá bản địa” và “văn hoá bên ngoài”. Gắn kết những câu chuyện tình với biến động của lịch sử, văn hóa là một nét độc đáo xuất hiện trong nhiều tiểu thuyết của Marguerite Duras. Đập chắn Thái Bình Dương, Người tình, Người tình Hoa Bắc lưu lại nét văn hóa của Việt Nam trong các tác phẩm của Duras và góp một phần vào trào lưu viết về những nước thuộc địa của Pháp thời kỳ bấy giờ. Các nhân vật trong tiểu thuyết Marguerite nhiều lúc “bị kẹt” giữa lằn ranh của hai thế giới và hai nền văn hoá, chủng tộc khác biệt. Mối quan hệ của cô bé da trắng với người tình Hoa Bắc bị cấm đoán và không được thừa nhận trong Người tình, Người tình Hoa Bắc. Với Hiroshima tình yêu của tôi là sự quyện hòa tràn ngập trong khoái lạc của hai cơ thể da trắng và da vàng gắn liền với mặc cảm phạm tội được thể hiện trên cái nền là tai họa bom nguyên tử và việc dân tộc da trắng nghiền nát, hủy hoại dân tộc da vàng. Những khác biệt văn hoá, những vấn đề của lịch sử mà để giải quyết không đơn giản. Và chính những khác biệt về văn hoá gây cảm xúc mạnh mẽ, làm nên sự hấp dẫn cho câu chuyện cùng với sự dẫn dắt đầy mê hoặc của Duras. Những vấn đề xã hội - nhân sinh, xung đột chủng tộc gay gắt, nóng bỏng trong lòng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ được phơi bày dưới con mắt của một người da trắng. Sự xung đột giữa các nền văn hóa, mâu thuẫn không thể hòa giải giữa hai dân tộc ở thế đối địch là nguyên nhân gây ra bi kịch trong tình yêu và cuộc sống của con người. Trong tiểu thuyết Duras, một mặt con người được soi sáng từ bên trong thông qua những kỹ thuật mô tả đời sống tâm lý; mặt khác được phản ánh từ nhiều góc độ để nêu bật các khía cạnh phức tạp trong những tình thế và hoàn cảnh lịch sử, văn hóa và sự khác biệt về sắc tộc. Tiểu thuyết của Duras có sự đồng hiện của nhiều yếu tố vốn không cùng chủng loại, nằm ở những lĩnh vực khác biệt. Cùng biểu hiện trên một văn bản, các luồng tư tưởng văn hóa, các loại hình nghệ thuật được kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn tạo nên ý nghĩa mới, giá trị mới hay những hiệu ứng riêng có trong tiểu thuyết Marguerite Duras, làm nên một “cái tôi” Duras đa nhân cách, một bản thể đa dạng muôn màu. HOÀNG THÙY DƯƠNG 76 4. Riffaterre viết: “Liên văn bản là việc người đọc nhận thức được những mối quan hệ giữa một tác phẩm và những tác phẩm có sau hoặc trước nó” [1, tr. 185]. Chính mối liên hệ giữa các tác phẩm của Marguerite Duras với sự lặp lại và xâu chuỗi các chủ đề, nhân vật, hay lối viết đan xen tiểu thuyết với điện ảnh, âm nhạc, hồi kí đã làm nên tính liên văn bản trong sáng tác của bà. Mọi sự sắp đặt các yếu tố của văn bản sẽ tạo nên cấu trúc riêng biệt cho tác phẩm nghệ thuật. Sức hấp dẫn của những câu chuyện tình bất tử hay câu chuyện về chính cuộc đời tác giả, những điểm nhấn, những chiếc mặt nạ của “người đàn bà lai” chưa bao giờ thôi vẫy gọi các thế hệ người đọc tìm đến sẻ chia và giải mã. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Antoine Campagnon (2006). Bản mệnh của lí thuyết. NXB Đại học Sư phạm. [2] G. Xadun (1987). Lịch sử điện ảnh thế giới. NXB Ngoại văn, Hà Nội. [3] Laure Adler (2008). Marguerite Duras. Nhiều tác giả dịch, NXB Phụ nữ. [4] L.P. Rjanskaya (2010). Liên văn bản - sự xuất hiện của khái niệm về lịch sử và lý thuyết của vấn đề (Ngân Xuyên dịch), ngày 3/8/2010. Title: INTER-TEXTUALITY OF MARGUERITE DURAS’S NOVELS Abstract: From reminiscences of her life, Marguerite Duras has created particular ways to reproduce her works with a frequently innovative technical writing. The relationship between her works and repetition and string of the topics, characters or way of combining novels with films, music, and autobiography has formed the intertextuality in her works. This article uses inter-textual theory to do a research on Marguerite Duras’s novels. HOÀNG THÙY DƯƠNG Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. ĐT: 0989.873.925. Email: hoangthuyduongqt@gmail.com.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf17_253_hoangthuyduong_12_hoang_thuy_duong_5023_2021038.pdf
Tài liệu liên quan