Tính lịch sử trong quá trình tiếp nhận thơ mới - Mai Thị Liên Giang

Vai trò của tính lịch sử đã được chứng minh qua thực tiễn lịch sử tiếp nhận văn học, trong đó có lịch sử tiếp nhận Thơ mới. Trải qua mỗi giai đoạn, diễn biến quá trình tiếp nhận Thơ mới lại có những thay đổi. Người đọc có khi đồng thuận với tác giả, có khi đi ngược lại, phủ nhận ý đồ tác giả, có khi vượt hẳn ra ngoài văn bản.nhưng tất cả đã tạo nên một diện mạo độc đáo của lịch sử tiếp nhận Thơ mới. Người đọc Thơ mới cũng luôn biến đổi trong vai trò sáng tạo phù hợp với quy luật vận động của khoa học văn học. Đồng thời với nó, sự vận động trong lịch sử tiếp nhận Thơ mới qua mỗi giai đoạn cũng là một phương diện quan trọng của quá trình phát triển một nền văn học. Lịch sử tiếp nhận có khả năng bộc lộ quan niệm văn học và đặc điểm tư duy nghệ thuật thời đại. Bản chất lịch sử tiếp nhận của mỗi giai đoạn văn học luôn có những nét khác biệt so với giai đoạn trước và sau nó mà Thơ mới là một trong những ví dụ điển hình của văn học Việt Nam.

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính lịch sử trong quá trình tiếp nhận thơ mới - Mai Thị Liên Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02 TÍNH LỊCH SỬ TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN THƠ MỚI Mai Thị Liên Giang Trường Đại học Quảng Bình Tóm tắt. Tính lịch sử trong quá trình nghiên cứu ảnh hưởng đến sự tồn tại của giá trị Thơ mới. Nếu chỉ dừng lại ở những ấn tượng chủ quan hoặc chỉ dừng lại ở việc đề cao tính nội tại như một ưu thế trong cấu trúc tác phẩm sẽ thu hẹp ý nghĩa của Thơ mới. Vai trò của tính lịch sử đã được chứng minh qua thực tiễn tiếp nhận văn học, trong đó có lịch sử tiếp nhận Thơ mới. Quá trình tiếp nhận Thơ mới cho thấy, lịch sử văn học không chỉ quan tâm đến những tác phẩm lớn trong một thời điểm nhất thời nào đó. Các nhà nghiên cứu không thể bỏ qua thời gian, sự liên tục, tính lịch sử khi nghiên cứu Thơ mới. Nếu chỉ dừng lại ở những ấn tượng chủ quan hoặc chỉ dừng lại ở việc đề cao tính nội tại như một ưu thế trong cấu trúc tác phẩm sẽ tạo nên những giới hạn về ý nghĩa của Thơ mới. Quá trình tiếp nhận Thơ mới không chỉ thể hiện ở việc mô tả tác phẩm trên cơ sở các yếu tố ngôn ngữ, tiểu sử và tư tưởng hay là sản phẩm thuần tuý của một tình trạng xã hội, là phát ngôn tư tưởng của nhà thơ mà ngày càng phải chú ý việc nghiên cứu tính chất đặc trưng của tác phẩm trong quan hệ với tính lịch sử. Trong quá trình này, Thơ mới cũng được xem như những cấu trúc đang chờ đợi được giải mã. Trong chúng đang tồn tại tiềm năng của sự thông báo ý nghĩa. Nghĩa và cái biểu đạt của chúng đều có vai trò như nhau trong quá trình tiếp nhận. Thơ mới chỉ có thể tồn tại ở nhiều giai đoạn khác nhau khi quá trình cụ thể hoá ở người đọc cũng luôn thay đổi phù hợp với từng thời điểm. Quá trình tiếp nhận Thơ mới diễn ra ở nước ta đã chứng minh được bản chất đích thực của nó qua thời gian. Thơ mới chủ yếu là thơ lãng mạn. Bản chất của lãng mạn là tâm trạng, dòng chảy của cảm xúc cá nhân. Larmartin cho rằng: thơ là âm nhạc bên trong. Thơ mới chính là cõi lòng của thi sĩ. Thơ mới cũng là một cơ thể không thuần nhất nên bên cạnh ảnh hưởng của tư duy lãng mạn còn có ảnh hưởng của tượng trưng và siêu thực. Vừa có sự ảnh hưởng của lãng mạn, vừa cả tượng trưng, Thơ mới luôn tồn tại sinh động đa dạng trong sự xác lập đời sống cụ thể của nó thông qua người đọc. Phân tích lịch sử tiếp nhận Thơ mới, đặt nó trong tương quan với những vấn đề về văn bản và sự xác lập đời sống cụ thể thông qua người đọc, chúng ta thấy rằng, không chỉ dừng lại ở việc xem Thơ mới như một cấu trúc văn bản đơn thuần. Cần phải nhìn nhận nó trong sự thay đổi dưới tác động của những điều kiện thực tế từ mối liên kết với đời sống của những yếu tố khác và trong từng giai đoạn. Sự thay đổi cách đánh giá Thơ mới trong đời sống cụ thể thông qua người đọc cũng xảy ra dưới sự tác động của bầu không khí văn hóa và mối liên kết chặt chẽ với đời sống của những cá nhân người đọc. Việc xác lập đời sống cụ thể của Thơ mới thông qua người đọc là biểu hiện tính chất cụ thể hoá của tác phẩm văn học. Tính chất này phụ thuộc vào người đọc và Thơ mới. Mỗi lần được khẳng TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02 định giá trị của mình chính là lúc Thơ mới đã gặp được một tầm đón lí tưởng. Tính lịch sử trong quá trình tiếp nhận ảnh hưởng đến sự tồn tại của giá trị Thơ mới. 1. TỪ LỊCH SỬ ĐẾN NGƯỜI ĐỌC VÀ KINH NGHIỆM THẪM MỸ TRONG TIẾP NHẬN THƠ MỚI Từ lịch sử tiếp nhận Thơ mới, nếu ứng dụng các quan điểm nghiên cứu của các trường phái phê bình lí luận hiện đại, chúng ta thấy rằng, không thể lí giải lịch sử tiếp nhận Thơ mới hoàn toàn theo cách của R. Jakobson, Iu. Lotman và các nhà kí hiệu học đưa ra. Bởi theo họ, có những lúc "mã" của người nhận trùng với "mã" của người gửi. Đây cũng là biểu hiện của hiện tượng tri âm trong nghệ thuật mà quan niệm tiếp nhận truyền thống từng coi là mục đích đạt tới của một sáng tác nghệ thuật có giá trị. Nếu như chỉ dừng lại với những cách lí giải về Thơ mới như thế thì cũng chỉ xuất phát từ niềm tin ngây thơ rằng, ngôn ngữ và các phương tiện nghệ thuật là những công cụ chỉ biết phục tùng tuyệt đối ý đồ của người sáng tạo. Theo đó, lịch sử tiếp nhận Thơ mới được quan niệm như một hoạt động chỉ diễn ra đơn phương và độc hướng, những nội dung thông tin đi thẳng từ nơi phát đến nhận, còn người đọc chỉ đóng vai trò tiếp nhận một cách thụ động. Từ đó, họ coi việc tìm hiểu, khai thác ý đồ sáng tạo của các nhà thơ như Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận... làm mục đích của tiếp nhận văn học. Đây cũng là điều mà các nhà lí luận văn học ở nước ta đã phân tích qua câu chuyện Bá Nha - Tử Kỳ trong lịch sử. Theo lẽ thông thường, sự thấu hiểu nhau là mục đích cuối cùng và là cứu cánh của mọi hình thức giao tiếp. Bởi vậy, trong lịch sử, có những lúc cả người sáng tác lẫn người tiếp nhận Thơ mới đều ở cùng trong một hoàn cảnh cụ thể với một sự chi phối chung về lịch sử, xã hội, phương tiện giao tiếp. Nói như cách giải thích của các nhà lí luận là họ có cùng "mã". Nếu hai bộ mã này hoàn toàn trùng nhau, thông tin người đọc thu được sẽ hoàn toàn trùng với ý muốn của các nhà thơ. Nhưng điều này rất khó xảy ra trong giao tiếp văn học. Với một hiện tượng cụ thể như Thơ mới ở nước ta, điều này còn khó khăn hơn ngay từ thời điểm ra đời. Trong thiên Tri âm, Lưu Hiệp cũng đã nói đó chỉ là hiện tượng "nghìn năm có một". Lý thuyết tiếp nhận hiện đại cũng cho đó là điều ảo tưởng. Những luận điểm đến từ các nhà triết học, ngôn ngữ học và lí luận văn học đã cho thấy không thể có sự trùng hợp tuyệt đối giữa sáng tạo và tiếp nhận, khi cơ chế nhập mã và giải mã diễn ra như là những quá trình ngược nhau. Thơ mới là sự thể hiện của một hệ thống kí hiệu đặc thù, một hình thức ngôn ngữ đặc trưng. Nó cũng là sản phẩm của hai lần ý thức, trong đó cả hành vi sáng tạo lẫn tiếp nhận đều nỗ lực thể hiện cái Tôi sáng tạo. Thơ mới vì thế là sản phẩm của mối quan hệ mà sự đối thoại làm cho nó luôn khó đứng yên. Như vậy, những cách hiểu khác nhau về Thơ mới có từ khi bài thơ Tình già ra đời là lẽ đương nhiên. Bởi nếu sự trùng khớp giữa quá trình lập mã và giải mã trong các hoạt động thông tin khác được đặt ra như một mục đích, một yêu cầu tất yếu thì trong lịch sử tiếp nhận Thơ mới điều này là không thể. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02 Lịch sử tiếp nhận Thơ mới cũng cho thấy sự thể hiện của quy luật phản tiếp nhận. Tức là người đọc có khi đã dùng một bộ mã khác với thông thường, ngoài dự kiến của các nhà thơ để lí giải Thơ mới theo cách riêng của họ. Nhờ đó, người đọc đã mang lại nhiều ý nghĩa khác hoàn toàn với chủ ý của các nhà thơ. Điều mà Paul Valery coi đó là "ảnh hưởng âm" của tác phẩm văn học, còn nhà phê bình Mỹ Harold Bloom trong công trình Bản đồ đọc nhầm (1975) gọi đó là tiếp nhận đề kháng. Còn ở nước ta, theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, đó là "một cách tiếp nhận tác phẩm dưới một hệ hình mới, một hiện tượng hợp quy luật của những thời đang biến đổi" [8]. Hơn nữa, điều kiện thuận lợi cho sự tương tác giữa người đọc và Thơ mới là mã tiếp nhận và mã truyền đạt vừa có tương đồng, vừa có khác biệt, đó là điều kiện để duy trì mối quan hệ giao tiếp. Điều này đã cho ta thấy vì sao từ Hoài Thanh về sau càng xuất hiện nhiều những công trình nghiên cứu về Thơ mới theo những cách nhìn khác nhau. Tất cả những biểu hiện trên được các nhà lí luận giải thích bằng khái niệm khoảng cách thẩm mỹ. Khi Thơ mới và người đọc ở cùng một thời đại thì sự tương đồng lớn hơn sự khác biệt. Lẽ ra, do các nhà thơ và người đọc có nhiều điểm chung như truyền thống văn hóa lịch sử, môi trường văn hóa, tư tưởng, truyền thống nghệ thuật, thị hiếu thẩm mỹnên khoảng cách thẩm mỹ giữa "tầm đón đợi" [5] thực tế sẽ không lớn, những sự cắt nghĩa Thơ mới nhờ đó sẽ diễn ra thuận lợi và đồng hướng như các nhà thơ mong muốn. Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể là phong trào Thơ mới ở nước ta, việc tiếp nhận không diễn ra như quá trình này mà đã xuất hiện những cách lý giải khác nhau về một bài thơ. Như vậy, chúng ta cũng hoàn toàn không chỉ căn cứ vào việc đọc một cách đơn thuần để lí giải lịch sử tiếp nhận Thơ mới mà cần xem xét trong mối liên hệ giữa người đọc và văn bản. Nếu xem xét từ người đọc, thì ngoài bộ mã chung của thời đại, người đọc còn có bộ mã của riêng mình do bị tác động bởi kinh nghiệm văn hóa nghệ thuật, đặc thù cấu trúc tâm lý, năng lực và kinh nghiệm thẩm mỹ của cá nhân. Vì vậy, mối quan hệ của cái ngẫu nhiên và cái thuộc hệ thống trong Thơ mới đối với các nhà thơ và người đọc, cũng như giữa người đọc này với người đọc khác đều có ý nghĩa không giống nhau. Khi nhận được một thông báo nghệ thuật nào đó, tùy vào mỗi bài thơ, người đọc đã soạn ra bộ mã dành cho việc lý giải nó. Những công trình nghiên cứu về Thơ mới từ 1934 đến nay đã cho thấy mỗi người đọc đã xây dựng nên một mô hình tiếp nhận nhất định. Như vậy trong quá trình đi từ các nhà thơ đến người đọc, số lượng các yếu tố mang tính cấu trúc và có nghĩa của các bài thơ sẽ có thể gia tăng. Nếu theo các nhà lý luận giải cấu trúc thì việc đọc và cắt nghĩa Thơ mới cũng là hành vi giải cấu trúc. Như vậy thì nghĩa của Thơ mới không tồn tại ở không gian giải cấu trúc, mà ở trong những người đọc Thơ mới. Người đọc nào cũng có phương án giải cấu trúc của riêng mình bởi không có kỹ thuật cắt nghĩa, giải cấu trúc thống nhất chung cho mọi người. Do vậy, ý nghĩa của Thơ mới qua mỗi người đọc đều khác nhau như đã phân tích là lẽ đương nhiên. Mỹ học tiếp nhận đã đưa ra TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02 một số vấn đề lý thuyết liên quan đến việc đọc theo quan điểm tiếp nhận thẩm mỹ. Nhưng trong thực tế, người đọc Thơ mới ở nước ta còn có mối liên quan mật thiết với cả những quan niệm của tiếp nhận xã hội học và tiếp nhận thẩm mỹ. Cụ thể là: Vào những năm đầu thế kỉ XX, ở nước ta đã hình thành một công chúng đọc mới và tập trung chủ yếu ở các đô thị. Họ là những con người mới, có cuộc sống hoàn toàn khác trước và có nhu cầu về việc đọc văn khác trước. Người đọc trong giai đoạn này cũng phân thành nhiều dạng khác nhau: 1) Dạng có học vấn cao. Dạng này bao gồm các trí thức, công chức, văn nghệ sĩ. Dạng người đọc này thường thông thạo tiếng Pháp. 2) Dạng có học vấn vừa phải gồm dân tiểu thương, công chức ngạch thấp... dạng này không đọc sách tiếng Pháp được. 3) Dạng có học vấn thấp gồm dân thợ, anh bồi, cô sen...biết chữ quốc ngữ, thích đọc những truyện dịch ngắn được đăng tải trên báo hay in thành sách mỏng. Ba dạng độc giả này có trình độ văn hóa, địa vị khác nhau nên khả năng tiếp nhận cũng khác nhau. Đặc điểm người đọc ở nước ta trong giai đoạn này cũng ảnh hưởng đến người đọc trong lịch sử tiếp nhận Thơ mới. Tuy nhiên so với các trào lưu văn học khác, người đọc Thơ mới trong giai đoạn này chủ yếu tập trung ở dạng thứ nhất, tức là ở những người đọc trí thức. Mặt khác, do đặc điểm lịch sử xã hội, người đọc Thơ mới cũng phân thành các nhóm qua các giai đoạn, các vùng miền. Vì vậy người đọc trong lịch sử tiếp nhận Thơ mới không chỉ phụ thuộc vào động cơ, tâm thế, kinh nghiệm thẩm mỹ và tầm đón đợi mà còn phải căn cứ và tính lịch sử của nó. Việc giải thích về lịch sử tiếp nhận Thơ mới vẫn chưa thỏa đáng nếu không đặt yếu tố người đọc trong mối quan hệ với văn bản. Bởi ngoài sự chủ ý của nhà thơ còn có sự không chủ ý nảy sinh từ các văn bản Thơ mới trong quan hệ với người đọc. Ngoài việc đáp ứng sự chờ đợi quen thuộc của người đọc, Thơ mới còn có xu hướng "phủ định" những gì đang trở thành quen cũ, sáo mòn bằng việc tạo ra những khoảng cách thẩm mỹ để khiêu khích cách nhìn và chuẩn mực đánh giá thông thường của người đọc. Bằng cách này, Thơ mới khơi dậy ở người đọc niềm yêu thích khi đọc. Đây cũng là một yếu tố quan trọng tác động vào năng lực cá nhân của những người đọc Thơ mới. Khi xuất hiện những sáng tác có giá trị thực sự, Thơ mới "thách đố" với tầm đón đợi quen thuộc của người đọc. Lúc này, có hai khả năng xảy ra, đó là: 1) Người đọc chấp nhận sự thách đố của Thơ mới, bằng cách nỗ lực thay đổi trong quá trình tiếp nhận, điều chỉnh tầm đón đợi để rút ngắn khoảng cách mà văn bản tạo ra, qua đó mà tiếp cận với mã mới của sự hiểu. Điều này không chỉ xảy ra ở lịch sử tiếp nhận Thơ mới mà cũng đã được chứng minh trong lịch sử phát triển của văn học nhân loại ở mỗi lần xuất hiện những trào lưu và cách tân nghệ thuật. 2) Người đọc cũng có khả năng cưỡng lại những áp lực có từ phía văn bản, làm thay đổi những ý nghĩa mà văn bản Thơ mới chứa đựng, khi đó, nghĩa người đọc nhận được có thể hoàn toàn bất ngờ với các nhà thơ, thậm chí còn đối lập với cách hiểu thông thường đã có trước đó. Cũng có nhiều trường hợp, những lí giải càng tỏ ra thích TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02 hợp thì về sau càng trở nên phổ biến. Trong mọi điều kiện tiếp nhận, luôn có một khoảng cách thẩm mỹ giữa tầm đón đợi của người đọc với những giá trị mới của Thơ mới. Người đọc vừa tìm cách rút ra từ Thơ mới những điều phù hợp vừa phải luôn trong tư thế chủ động điều chỉnh mã tiếp nhận của mình, có thể cưỡng lại áp lực có từ phía các văn bản Thơ mới, làm thay đổi những ý nghĩa mà văn bản chứa đựng. Đó chính là quá trình người đọc nỗ lực vượt lên tầm đón đợi. 2. HƯỚNG MỞ CỦA TÍNH LỊCH SỬ TRONG TIẾP NHẬN THƠ MỚI Trong lịch sử tiếp nhận Thơ mới xuất hiện trò chơi đối thoại giữa Thơ mới và người tiếp nhận. Thơ mới cũng như các chủ thể sử dụng nó tồn tại trong mối liên hệ của các mạng lưới văn bản. Mối quan hệ giữa Thơ mới - người tiếp nhận có từ sự tiếp xúc trong quá trình ở các yếu tố hệ thống phức tạp của các văn bản. Ngay từ những ý kiến tiếp nhận về Thơ mới đầu tiên của Tản Đà, Vân Bằng, Chất Hằng Tự Quán...cũng đã dựa vào những cách cắt nghĩa về văn học trước đó. Điều này không một người đọc Thơ mới nào có thể tránh được. Những công trình tiếp nhận Thơ mới ra đời sau bao giờ cũng cần đến những thành tựu nghiên cứu trước. Như vậy ở đây đã xảy ra một trò chơi đối thoại Thơ mới - người tiếp nhận. Các nghĩa có từ trò chơi này đều bổ sung lẫn nhau, tạo nên quá trình. Người tiếp nhận không chỉ có một thao tác đơn giản là đọc các văn bản Thơ mới mà còn đối thoại với những người đọc khác, đối thoại với tác giả thông qua văn bản. Trò chơi này đã bộc lộ qua lịch sử tiếp nhận Thơ mới. Hình thức thể hiện bên ngoài của trò chơi là các cuộc tranh luận Thơ mới, Thơ cũ, các cuộc hội thảo về Thơ mới... nhưng nội dung bên trong của quá trình này đã xảy ra giữa các văn bản Thơ mới và những người tiếp nhận. Trong quá trình này cả người không tham dự một cách nghiêm túc cũng như kẻ quá nghiêm túc trong trò chơi đều là những người không biết chơi, họ là những người làm triệt tiêu phương thức tồn tại của trò chơi. Với những ý kiến tiếp nhận, những cuộc bàn luận về Thơ mới không lấy mục đích văn học làm chủ yếu thì nó đã đến gần với nghĩa "trò chơi chơi những người chơi". Lịch sử tiếp nhận Thơ mới qua các giai đoạn, các cá nhân khác nhau vẫn chưa dừng lại ở những điểm trên. Từ sự lí giải của các nhà mỹ học tiếp nhận, chúng ta thấy rằng Thơ mới cũng mang trong mình những thông điệp đối thoại. Hay nói cách khác, không phải sự giải mã thông điệp có trong các văn bản làm xuất hiện nghĩa mà chính các hoạt động liên kết được thực hiện trong quá trình đọc tạo nên những cấu trúc nghĩa có phương thức tồn tại là đối thoại. Nhu cầu đối thoại vì vậy không chỉ dừng lại ở các cấu trúc văn bản mà còn xảy ra ở mối liên hệ giữa những người đọc. Bắt đầu từ việc xây dựng lí thuyết từ người đọc lịch sử của H. R. Jauss và người đọc tiềm ẩn trong văn bản, W. Iser còn đặt ra vấn đề thế giới của sự diễn giải. Lí thuyết diễn giải xuất hiện trên cơ sở mỹ học tiếp nhận đã khiến cho chúng ta suy nghĩ về Thơ mới, cũng như về văn học nói chung cái thiết chế tập hợp các loại diễn giải khác nhau. Hoạt động đọc của chủ thể tiếp nhận là hoạt động của ý thức chủ quan hướng tới khách thể ở TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02 các văn bản Thơ mới. Từ lịch sử thăng trầm của quá trình tiếp nhận Thơ mới, có thể thấy trong việc thẩm định và đánh giá các giá trị văn học, không thể không nói đến vai trò của người đọc. Thơ mới mang trong mình cái Tôi cá nhân của tác giả. Yếu tố cá nhân hiện lên rõ nét, tạo nên một giá trị cơ bản cho Thơ mới. Tuy vậy, cái Tôi của người đọc qua mỗi giai đoạn cũng góp phần quan trọng không kém trong việc tạo ra giá trị Thơ mới. Chính tác giả cũng là người đọc tác phẩm của mình đầu tiên. Qúa trình thay đổi, sửa chữa tác phẩm qua mỗi một lần đọc lại ở tác giả chính là sự thay đổi của tác giả trong vai trò người tiếp nhận qua mỗi giai đoạn. Như vậy từ vai trò là chủ thể sáng tạo có khi tác giả cũng đồng thời là chủ thể tiếp nhận. Hiện nay các nhà nghiên cứu thường đưa ra mô hình: Tác giả - tác phẩm - người đọc. Mô hình này cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận trong văn học. Thơ mới là một hiện tượng văn học thể hiện rõ sự phong phú và đa dạng trong quá trình tiếp nhận. Giá trị Thơ mới có được là từ lịch sử tiếp nhận. Sự tồn tại và những đặc trưng của tác phẩm chỉ có được nhờ hai hoạt động ý thức có nội dung chủ ý từ tác giả và người đọc. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân cũng cho rằng khái niệm tác phẩm văn học của Mỹ học tiếp nhận phải là: Tác phẩm văn học = văn bản + sự tiếp nhận của độc giả. Không phải mọi tiếp nhận đều phù hợp với cấu trúc chỉnh thể của văn bản, nhưng cấu trúc văn bản cho phép xuất hiện sự lựa chọn của người đọc. Vai trò của tính lịch sử đã được chứng minh qua thực tiễn lịch sử tiếp nhận văn học, trong đó có lịch sử tiếp nhận Thơ mới. Trải qua mỗi giai đoạn, diễn biến quá trình tiếp nhận Thơ mới lại có những thay đổi. Người đọc có khi đồng thuận với tác giả, có khi đi ngược lại, phủ nhận ý đồ tác giả, có khi vượt hẳn ra ngoài văn bản...nhưng tất cả đã tạo nên một diện mạo độc đáo của lịch sử tiếp nhận Thơ mới. Người đọc Thơ mới cũng luôn biến đổi trong vai trò sáng tạo phù hợp với quy luật vận động của khoa học văn học. Đồng thời với nó, sự vận động trong lịch sử tiếp nhận Thơ mới qua mỗi giai đoạn cũng là một phương diện quan trọng của quá trình phát triển một nền văn học. Lịch sử tiếp nhận có khả năng bộc lộ quan niệm văn học và đặc điểm tư duy nghệ thuật thời đại. Bản chất lịch sử tiếp nhận của mỗi giai đoạn văn học luôn có những nét khác biệt so với giai đoạn trước và sau nó mà Thơ mới là một trong những ví dụ điển hình của văn học Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] R.M. Albérès (2003), Cuộc phiêu lưu tư tưởng văn học châu Âu thế kỷ XX (1900 - 1959), Nxb Lao động, Hà Nội. [2] Vũ Tuấn Anh (2000), Văn học hiện đại nhận thức và thẩm định, Nxb KHXH, Hà Nội. [3] Crane Brinton - Robert Lee Wolff - Jon.b.Christopher (2004), Văn minh phương Tây, Nguyễn Văn Lương biên dịch, Nxb Văn hóa thông tin. [4] Av. Dranov. Mỹ học tiếp nhận (Lại Nguyên Ân dịch) 2002, Tạp chí Văn học số 3, tr 83. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02 [5] Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb KHXH, Hà Nội. [6] Phan Cự Đệ (2002), Văn học lãng mạn Việt Nam (1930 - 1945), Nxb Văn học, Hà Nội. [7] Trần Văn Đoàn (2006), Thông diễn học và khoa học xã hội nhân văn, Catholic.org.tw/vntaiwan/thongdien/thongdien.htm. [8] Trần Đình Sử (1997), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, tr 134. [9] What Is. Postmodernism. www.colorado.edu/english/ENGLISH2002/klages. THE HISTORY IN THE RECEPTION OF THO MOI Mai Thi Lien Giang Quang Binh University Abstract. This paper presents the historical characteristic in the research process affect the existence of the value of Tho moi. The research result is showed that if we just consider about the subjective impression or immanencial elevation as a structural advantage, the work will be reduced the meaning of Tho moi. The role of history has been proved by the practice of literary reception including the receptive history of Tho moi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf7_mai_thi_lien_giang_6814_2024764.pdf
Tài liệu liên quan