Tình huống pháp luật

Công ty TNHH Bình Minh ngành nghề kinh doanh chủ yếu là dịch vụ vận tải. Trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh công ty gặp phải những vụ kiện sau đây: Vụ kiện thứ nhất: Tháng 1/2007: Công ty TNHH Bình Minh ký hợp đồng mua ô tô với công ty TNHH An Phát. Số lượng 3 chiếc, Chủng loại Inova G, lắp ráp tại Việt Nam năm 2006, màu bạc. Giá của mỗi chiếc là 31.500 USD tương đương 519.750.000 VNĐ ( thanh toán bằng tiền Đô). Công ty Bình Minh thanh toán luôn 50.000 USD ( phần còn lại sẽ thanh toán đủ khi giao xe). Trong hợp đồng quy định công ty An Phát được ủy quyền và có trách nhiệm thực hiện các thủ tục về đăng ký lưu hành. Tháng 6/2007: Công ty An Phát tiến hành giao xe cho công ty TNHH Bình Minh. Công ty Bình Minh sau khi sử dụng 1 tuần, phát hiện ra hàng hóa giao không đúng chủng loại.Những chiếc Inova này được lắp đặt tại VN năm 2005. Công ty TNHH Bình Minh đã kiện An Phát ra tòa và yêu cầu Toà án giải quyết như sau: Hủy bỏ hợp đồng mua ô tô đã ký, yêu cầu công ty An Phát trả lại 50.000 USD đã thanh toán đồng thời cả số tiền tính theo lãi suất ngân hàng ( tổng cộng 51.150 USD). Công ty An Phát thì yêu cầu Tòa án buộc Bình Minh phải thanh toán toàn bộ số tiền còn thiếu và chịu phạt và toàn bộ lệ phí đăng kiểm.

pdf8 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 6142 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình huống pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Công ty TNHH Bình Minh ngành nghề kinh doanh chủ yếu là dịch vụ vận tải. Trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh công ty gặp phải những vụ kiện sau đây: Vụ kiện thứ nhất: Tháng 1/2007: Công ty TNHH Bình Minh ký hợp đồng mua ô tô với công ty TNHH An Phát. Số lượng 3 chiếc, Chủng loại Inova G, lắp ráp tại Việt Nam năm 2006, màu bạc. Giá của mỗi chiếc là 31.500 USD tương đương 519.750.000 VNĐ ( thanh toán bằng tiền Đô). Công ty Bình Minh thanh toán luôn 50.000 USD ( phần còn lại sẽ thanh toán đủ khi giao xe). Trong hợp đồng quy định công ty An Phát được ủy quyền và có trách nhiệm thực hiện các thủ tục về đăng ký lưu hành. Tháng 6/2007: Công ty An Phát tiến hành giao xe cho công ty TNHH Bình Minh. Công ty Bình Minh sau khi sử dụng 1 tuần, phát hiện ra hàng hóa giao không đúng chủng loại.Những chiếc Inova này được lắp đặt tại VN năm 2005. Công ty TNHH Bình Minh đã kiện An Phát ra tòa và yêu cầu Toà án giải quyết như sau: Hủy bỏ hợp đồng mua ô tô đã ký, yêu cầu công ty An Phát trả lại 50.000 USD đã thanh toán đồng thời cả số tiền tính theo lãi suất ngân hàng ( tổng cộng 51.150 USD). Công ty An Phát thì yêu cầu Tòa án buộc Bình Minh phải thanh toán toàn bộ số tiền còn thiếu và chịu phạt và toàn bộ lệ phí đăng kiểm. Giải quyết vụ kiện 1: Trong vụ kiện thứ nhất từ những giả thiết trên đề bài có thể khẳng định như sau: Thứ nhất, công ty An Phát đã có hành vi vi phạm hợp đồng. Theo đề bài: “Công ty Bình Minh sau khi sử dụng 1 tuần, phát hiện ra hàng hóa không đúng chủng loại”. Theo khoản 1, điều 412 Luật dân sự 2005 về nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự thì ”Việc thực hiện hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: 1. Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác ”. Theo điều 437 Luật dân sự 2005 về trách nhiệm giao vật không đúng chủng loại thì: “Trong trường hợp vật được giao không đúng chủng loại thì bên mua có một trong các quyền sau đây: 1. Nhận và thanh toán theo giá do các bên thỏa thuận; 2. Yêu cầu giao đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại; 3. Huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.” Trong tình huống trên, trong hợp đồng mua bán được ký kết giữa công ty TNHH Bình Minh và công ty An Phát thì công ty TNHH Bình Minh có yêu cầu chủng loại xe là xe lắp ráp tại Việt Nam năm 2006 nhưng khi giao hàng thì công ty An Phát lại giao xe lắp ráp năm 2005. Như vậy là công ty An Phát đã vi phạm hợp đồng. Mặt khác, căn cứ vào khoản 3 điều 40 Luật thương mại 2005 thì: “Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng”. Như vậy, mặc dù rủi ro đã được chuyển cho bên công ty TNHH Bình Minh nhưng vì công ty An Phát đã chủ động vi phạm hợp đồng nên vẫn hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Thứ hai, mặc dù công ty An Phát vi phạm hợp đồng nhưng công ty TNHH Bình Minh không có quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng vì theo quy định tại điều 293 Luật thương mại 2005 thì: “Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng các chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản” (vi phạm cơ bản xem khoản 13 điều 3 luật thương mại 2005 “ Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”). Bên cạnh đó Theo điều 297, 298, 299 Luật Thương mại quy định về trường hợp buộc thực hiện hợp đồng cũng có nêu như sau: Điều 297. Buộc thực hiện đúng hợp đồng “1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. 2. Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm. 3. Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý. 4. Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này.” Điều 298. Gia hạn thực hiện nghĩa vụ “Trường hợp buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có thể gia hạn một thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.” Điều 299. Quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các loại chế tài khác “1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác. 2. Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.” => Từ những phân tích này có thể thấy rằng công ty TNHH Bình Minh không được yêu cầu hủy bỏ hợp đồng mua bán đã được ký kết với công ty An Phát mà chỉ có thể áp dụng các chế tài khác như buộc thực hiện đúng hợp đồng hoặc buộc bồi thường thiệt hại. Vì vậy công ty An Phát có trách nhiệm thực hiện theo đúng hợp đồng, 2 bên có thể thỏa thuận để gia hạn thêm thời hạn thực hiện hợp đồng. nếu cả 2 công ty cũng không đồng ý thỏa thuận Tòa án sẽ giải quyết theo yêu cầu của 2 bên. Trong hợp đồng quy định công ty An Phát được ủy quyền và có trách nhiệm thực hiện các thủ tục về đăng ký lưu hành. Vậy nên khi ra tòa công ty An Phát yêu cầu công ty Bình Minh chịu toàn bộ lệ phí đăng kiểm là không có căn cứ. Vụ kiện thứ 2: Tháng 4/2008: Công ty TNHH Bình Minh nhận vận chuyển 50 chiếc xe máy nhãn hiệu Wave RS cho công ty cổ phần Tiến Lợi từ nhà máy sản xuất về HN. Việc giao hàng được diễn ra tại nhà kho của công ty TNHH Bình Minh ( trong hợp đồng này công ty ký cả nội dung thực hiện lưu kho, lưu bãi). Ngày 15/4/2008 theo đúng kế hoạch công ty cổ phần Tiến Lợi sẽ cử người đến xem xét và thực hiện vận chuyển về trụ sở chính. Nhưng vì lý do kho của Tiến Lợi hết ngày 15 mới chuyển hết hàng đi vì vậy Giám đốc công ty Tiến Lợi đã gọi điện thông bao cho Giám đốc công ty TNHH thông báo về việc chậm chuyển nhượng ( hai ông giám đốc có ít nhiều quen biết) và công ty Tiến Lợi chấp nhận trả thêm 1 ngày chậm trễ với giá bằng 2 ngày bình thường. Giám đốc công ty TNHH Bình Minh đồng ý. Đêm ngày 15-4-2008 toàn bộ nhà kho của công ty TNHH Bình Minh bị cháy, thiêu rụi toàn bộ 50 chiếc xe máy, tổng giá trị thiệt hại là 696.000.000 VNĐ. Công ty Tiến Lợi kiện công ty TNHH Bình Minh ra toà, yêu cầu Bình Minh phải bồi thường toàn bộ số hàng trên, Công ty TNHH Bình Minh không đồng ý với lý do công ty Tiến Lợi đã nhận hàng muộn, thỏa thuận của 2 vị giám đốc là không có giá trị pháp lý? Giải quyết vụ kiện 2: Tháng 4/2008 công ty TNHH công ty Bình Minh ký hợp đồng nhận vận chuyển hàng cho công ty cổ phần Tiến Lợi, giao hàng diễn ra tại nhà kho của công ty TNHH công ty Bình Minh. Việc ký hợp đồng bao gồm nội dung thực hiện lưu kho,lưu bãi. Có sự thay đổi kho của công ty Tiến Lợi hết ngày 15 mới chuyển hết hàng đi vì vậy Giám đốc công ty Tiến Lợi đã thông báo cho Giám đốc công ty TNHH Bình Minh về việc chậm chuyển nhượng thông qua việc gọi điện thoại đã được công ty Bình Minh đồng ý. Theo khoản 1 điều 401 Luật dân sự 2005: “ hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vị cụ thể khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định’’ Điều 389 Luật Dân sự năm 2005 : “ Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo nguyên tắc sau: 1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội 2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí hợp tác, trung thực và ngay thẳng’’  Do vậy việc ký kết hợp đồng giữa công ty TNHH Bình Minh và công ty cổ phần Tiến Lợi hoàn toàn hợp pháp và có căn cứ. Theo điều 83 Luật Thương Mại năm 2005 “ yêu cầu của khách hàng liên quan đến những thay đổi trong quá trình cung ứng dịch vụ: 1. Trong quá trình cung ứng dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ phải tuân thủ những yêu cầu hợp lý của khách hàng liên quan đến những thay đổi trong quá trình cung ứng dịch vụ. 2. Trừ những trường hợp có thỏa thuận khác, khách hàng phải chịu những chi phí hợp lý cho việc thực hiện những yêu cầu thay đổi của mình” Áp dụng khoản 1 điều 83 Luật Thương mại 2005, việc thay đổi chậm chuyển nhượng hàng của công ty Tiến Lợi hoàn toàn hợp pháp và công ty TNHH Bình Minh phải có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện hợp đồng này. Do yêu cầu giao hàng chậm từ phía công ty Tiến Lợi nên theo khoản 5 điều 236 Luật Thương Mại 2005 về quyền và nghĩa vụ của khách hàng: “ Bồi thường thiệt hại , trả các chi phí hợp lý phát sinh cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong trường hợp do lỗi của mình gây ra” Dịch vụ Logistics theo Điều 233 Luật Thương Mại 2005 : “dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác. Tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Như vậy trường hợp đêm ngày 15/4/2008 toàn bộ kho hàng của công ty TNHH Bình Minh bị cháy và thiêu rụi toàn bộ 50 chiếc xe máy trong trường hợp này công ty Bình Minh không phải chịu trách nhiệm gì. Áp dụng khoản 1 điều 294 Luật thương mại 2005, các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hoạt động cháy diễn ra ở công ty Bình Minh là trường hợp bất khả kháng. Đồng thời theo khoản 1, 3 điều 546 Luật Dân sự 2005 – trách nhiệm bồi thường thiệt hại: “ 1. Bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển, nếu để tài sản bị mất mát hoặc hư hỏng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Ðiều 541 của Bộ luật này 3. Trong trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất mát, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” Khoản 2 điều 541 Luật dân sự 2005 về nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển: “Trông coi tài sản trên đường vận chuyển, nếu có thỏa thuận. Trong trường hợp bên thuê vận chuyển trông coi tài sản mà tài sản bị mất mát, hư hỏng thì không được bồi thường.” Do vậy trường hợp diễn ra cháy hàng tại công ty Bình Minh nếu xảy ra trong trường hợp bất khả kháng . Nó diễn ra sau khi đã ký kết hợp đồng, không phải lỗi của bên nào và việc xảy ra ngoài ý muốn các bên không thể dự đoán trước được cũng như khắc phục được. Bên chịu sự cố có thể được miễn trừ trách nhiệm của hợp đồng. Bất khả kháng có thể diễn ra do hiện tượng thiên nhiên gây ra như hỏa hoạn, sấm sét , mưa to gây chập điện dẫn đến cháy nổ kho hàng… Vì vậy việc thỏa thuận giữa 2 vị giám đốc trên không có giá trị pháp lý là hoàn toàn sai và công ty Bình Minh không phải chịu trách nhiệm gì trong trường hợp này. Bài 2: Ngày 1/10/2011, bà Hương- Giám đốc Công ty cổ phần thương mại M (ngành nghề kinh doanh sản xuất hàng điện tử điện lạnh) gọi điện cho giám đốc công ty TNHH Hà Nội – Chợ Lớn (siêu thị HC) về việc bán 50.000 chiếc điều hòa hiệu Nagakawa NS-C102 với giá 3trđ/chiếc, giao hàng vào ngày 7/10/2011. Ngoài những nội dung chi tiết khác, khi thương thảo qua điện thoại, hai bên đã thỏa thuận: "Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)". Ngày 5/10/2011, do giá điều hòa trên thị trường tăng cao, bà Hương gửi công văn thông báo cho siêu thị HC về việc công ty M sẽ không thực hiện hợp đồng trên, với lý do hợp đồng này vô hiệu toàn bộ (do hợp đồng không phải bằng hình thức văn bản). Siêu thị HC yêu cầu công ty M phải thực hiện hợp đồng theo đúng thỏa thuận, nhưng công ty M không thực hiện. Sau khi thương lượng không thành, Siêu thị HC đã làm đơn khởi kiện công ty M tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế VN (VIAC) yêu cầu công ty M phải (1) tiếp tục thực hiện hợp đồng, (2) bồi thường thiệt hại cho siêu thị HC 2 tỷ đồng (tiền lãi mà siêu thị HC dự tính sẽ có được từ việc kinh doanh số điều hòa trên cơ sở so sánh giá mua và giá bán trên thị trường vào thời điểm nhận hàng), (3) yêu cầu công ty M nộp phạt 8% giá trị hợp đồng. Anh chị hãy cho biết vụ kiện trên thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nào? Nêu quan điểm của anh chị về hướng giải quyết vụ việc. Giải quyết bài 2:  Theo hợp đồng vụ kiện này thuộc thẩm quyền giải quyết của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC). (Ngoài những nội dung chi tiết khác, khi thương thảo qua điện thoại, hai bên đã thỏa thuận: "Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)")  Quan điểm về hướng giải quyết: (1) Đầu tiên ta cần xem xét hợp đồng ngày có hiệu lực pháp lý không? - Hình thức hợp đồng: qua điện thoại Theo điều 24 Luật Thương Mại 2005 về hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá: “Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.” - Người đại diện tham gia ký kết hợp đồng đều là 2 giám đốc của 2 công ty, có đủ năng lực hành vi và trách nhiệm pháp lý.  Hợp đồng này có hiệu lực pháp lý Và theo khoản 1 điều 297 Luâṭ Thương Maị 2005 về b uộc thực hiện đúng hợp đồng: “Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.” Mặt khác , trong hơp̣ đồng th ời hạn giao hàng vẫn chưa hết – ngày 7/10/2011, do vậy công ty M phải tiếp tục giao hàng cho Siêu thị HC. (2) Siêu thi ̣ HC yêu cầu công ty M phải bồi thường thiêṭ haị cho diêu thi ̣ HC 2 tỷ đồng (tiền lãi mà siêu thị HC dự tính sẽ có được từ việc kinh doanh số điều hòa trên cơ sở so sánh giá mua và giá bán trên thị trường vào thời điểm nhận hàng) => Điều này là hoàn toàn vô lý . Theo khoản 2 điều 302 Luâṭ Thương maị 2005 về b ồi thường thiệt hại thì: “Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.” Trong tình huống có nêu rõ ngày 5/10/2011 siêu thi ̣ HC bắt đầu khởi kiêṇ công ty M , nhưng ngày giao hàng là ngày 7/10/2011 => Chưa đến ngày giao hà ng nên siêu thi ̣ HC chưa có giá tri ̣ tổn thất thưc̣ tế nào , và số tiền đó chưa dựa vào giá trị thực tế mà mới chỉ là dự tính của siêu thị HC => Không có cơ sở để bắt buôc̣ công ty M phải bồi thường cho siêu thi ̣ HC. (3) Về yêu cầu công ty M nôp̣ phaṭ 8% giá trị hợp đồng cũng chưa đủ căn cứ để xác định . Theo điều 301 Luâṭ Thương Maị 2005 về mức phạt vi phạm : “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng ,nhưng không quá 8% trị giá phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạt”. Vì chưa đến thời hạn giao hàng và khi thỏa thuận h ợp đồng thì 2 bên chưa thống nhất hay đề ra mức phạt hợp đồng đối với bên vi phạm nên công ty M không phải nộp phạt 8 % giá trị hợp đồng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTình huống pháp luật.pdf
Tài liệu liên quan