The result of study about reproduction on the reproductive cow:
The first estrus cycle of girl cow starts from 15 to 24 months of birth. In this total of girl cows, the
local yellow cow make up 81,82% and Shind cross-bred cow make up 76,19%.
The estrus cycle of the reproductive cow return 4 months maximum after giving birth. This rate of
local yellow cow is 75,17% and Shind cross-bred cow is 70,02%.
There is a high rate of cow slow reproduction: For the girl cow, the local yellow cow start estrus
cycle after 25 months of birth make up 18,07% and Shind cross-bred make up 23,79%; For the
reproductive cow, the local yellow cow occur estrus after giving birth 4 months is 24,83% and the
Shind cross-bred cow is 30,0%
PMSG recovered the estrus cycle for the cows that have low reproduction. There are 86,11% the
girl cows and 73,43% the reproductive cows appeared estrus cycle after PMSG injection.
5 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình sinh sản của bò cái lai Sind và bò vàng nuôi tại một số khu vực của vùng trung du miền núi phía Bắc và biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của bò bằng kích dục tố huyết thanh ngựa chửa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Mạnh Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 124 - 128
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
124
TÌNH HÌNH SINH SẢN CỦA BÒ CÁI LAI SIND VÀ BÒ VÀNG NUÔI TẠI
MỘT SỐ KHU VỰC CỦA VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ
BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA BÒ
BẰNG KÍCH DỤC TỐ HUYẾT THANH NGỰA CHỬA
Nguyễn Mạnh Hà*
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Đề tài tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động sinh sản của đàn bò cái nuôi tại một số
địa phƣơng trong khu vực trung du miền núi phía Bắc. Kết quả theo dõi trên 588 bò lai Sind và
354 bò vàng cho thấy:
- Tuổi dộng dục lần đầu của bò cái hậu bị tập trung chủ yếu từ 15-24 tháng tuổi (bò vàng địa
phƣơng chiếm 81,82%, bò lai Sind 76,19%). Thời gian động dục trở lại sau khi đẻ chủ yếu là 4
tháng (bò vàng địa phƣơng chiếm 75,17%, bò lai Sind 70,00%).
- Bò có biểu hiện chậm sinh còn chiếm tỷ lệ khá cao, bò cái hậu bị ngoài 25 tháng tuổi mới động
dục lần đầu là là 18,07% (bò vàng) và 23,79% (bò lai Sind), bò cái sinh sản ngoài 4 tháng sau đẻ
mới động dục trở lại là 24,83% (bò vàng) và 30,00% (bò lai Sind).
Nghiên cứu sử dụng kích dục tố huyết thanh ngựa chửa (PMSG) trên 36 bò cái hậu bị chậm động
dục lần đầu và 64 bò cái sinh sản chậm động dục trở lại sau đẻ cho kết quả tốt: tỷ lệ bò động dục
sau khi đƣợc tiêm PMSG là 86,11% đối với bò cái hậu bị và 73,43% đối với bò cái sinh sản.Tỷ lệ
bò phối giống có chửa sau khi đƣợc tiêm PMSG là 75,42% đối với bò cái hậu bị và 72,34% đối
với bò cái sinh sản
Từ khoá: Chu kỳ, động dục, bò, PMSG, kích dục tố
MỞ ĐẦU
Hiện nay nghề chăn nuôi bò đang có xu thế
phát triển nhanh và mạnh. Với một nƣớc mà
phần lớn ngƣời dân sống bằng nghề nông nhƣ
ở nƣớc ta thì chăn nuôi nói chung và chăn
nuôi bò nói riêng là một nghề giữ vai trò quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần
ổn định đời sống, xóa đói giảm nghèo đối với
ngƣời nông dân.
Khu vực trung du, miền núi phía Bắc có điều
kiện rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi bò.
Theo con số thống kê hàng năm cho thấy đàn
bò nuôi ở các địa phƣơng đang có xu hƣớng
tăng về số lƣợng lẫn chất lƣợng, đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao và đa dạng của xã hội.
Một trong những yếu tố quan trọng góp phần
to lớn cho sự phát triển chăn nuôi bò là việc
duy trì và phát triển đàn bò cái sinh sản. Khả
năng sinh sản càng cao càng nhanh chóng
cung cấp đƣợc nhiều con giống cùng nhiều
loại sản phẩm khác.
Tel: 0912 004 814, E.mail: anhnguyenha@yahoo.com
Tuy nhiên tốc độ phát triển đàn bò trong khu
vực còn chậm, một trong những nguyên nhân
là do khả năng sinh sản của đàn bò cái thấp,
biểu hiện ở một số mặt nhƣ: chậm động dục
lần đầu, chậm động dục trở lại sau khi cai
sữa Đề tài đƣợc triển khai tiến hành nhằm
mục đích đánh giá khả năng sinh sản của đàn
bò cái nuôi tại một số địa phƣơng trong khu
vực đồng thời đƣa ra giải pháp nâng cao khả
năng sinh sản đối với đàn bò bằng kích dục tố
huyết thanh ngựa chửa.
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
- Bò hậu bị và bò cái sinh sản bình thƣờng
thuộc giống bò lai Sind và bò vàng địa phƣơng
- Bò hậu bị và bò cái sinh sản (bò lai Sind và
bò vàng địa phƣơng) có biểu hiện chậm sinh.
- Kích dục tố huyết thanh ngựa chửa (PMSG)
do Viện Chăn nuôi phối hợp sản xuất
Nội dung nghiên cứu
- Xác định tuổi xuất hiện động dục lần đầu.
Nguyễn Mạnh Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 124 - 128
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
125
- Xác định khả năng chửa đẻ của bò.
- Xác định thời gian động dục trở lại sau đẻ.
- Kết quả gây động dục cho bò chậm sinh
bằng PMSG.
- Kết quả phối giống cho bò sau khi
tiêm PMSG.
Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài sử dụng phƣơng pháp điều tra, phỏng
vấn chủ nuôi gia súc để thu thập thông tin về
hoạt động sinh dục của bò nuôi tại nông hộ.
- Đề tài sử dụng phƣơng pháp phân lô so sánh
đối với các trƣờng hợp chậm sinh sử dụng
kích dục tố huyết thanh ngựa chửa
Lô đối chứng (ĐC): không tiêm PMSG.
Lô thí nghiệm (TN): tiêm PMSG với liều 10
đvc/kgP.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Khả năng sinh sản của bò cái
Tuổi động dục lần đầu
Tuổi động dục lần đầu đánh giá mức độ thành
thục tính dục của bò cái trong điều kiện nuôi
dƣỡng cũng nhƣ môi trƣờng xung quanh. Kết
quả điều tra ở bảng 1 cho thấy:
Tuổi động dục lần đầu ở bò hậu bị (cái tơ) tập
trung chủ yếu trong độ tuổi từ 15 – 24 tháng:
ở bò lai Sind chiếm 76,19%; bò vàng chiếm
81,92%. Tỷ lệ động dục ở giai đoạn 15-24
tháng tuổi ở bò vàng cao hơn so với bò lai
Sind, sự sai khác ở đây là rõ rệt và có ý nghĩa
về mặt thống kê (P < 0,05). Kết quả này phù
hợp với kết quả nghiên cứu đã công bố [1],
[3], [4], [5], [6].
Nhƣ vậy tỷ lệ bò cái hậu bị ngoài 25 tháng
tuổi mới xuất hiện động dục lần đầu là khá
cao: bò lai Sind 23,79% và bò vàng địa
phƣơng là 18,07%
Khả năng chửa đẻ của bò
Khả năng chửa đẻ là chỉ tiêu phản ánh năng
suất sinh sản của bò cái. Khả năng chửa đẻ
thể hiện qua các chỉ tiêu: Tỷ lệ phối giống có
chửa so với số bò động dục và tỷ lệ đẻ so với
số bò phối có chửa. Tỷ lệ phối giống có chửa
và tỷ lệ đẻ càng cao chứng tỏ khả năng sinh
sản ở bò tốt. Theo dõi tỷ lệ bò có chửa bằng
thụ tinh nhân tạo tại một số địa phƣơng trong
khu vực miền núi phía Bắc chúng tôi thu
đƣợc kết quả ở bảng 2.
Bảng 1. Tuổi động dục lần đầu
Giống
n
Thời gian xuất hiện động dục (tháng tuổi)
15-24 25-36 > 36
số con % số con % số con %
Lai Sind 588 448 76,19
a 137 23,29 3 0,50
Bò vàng 354 290 81,92
b 63 17,79 1 0,28
Ghi chú: Những chữ cái theo cột dọc khác nhau thì sự sai khác là có ý nghĩa thống kê
Bảng 2. Khả năng chửa đẻ của bò cái
Nhóm bò
Giống
Bò Lai Sind Bò Vàng
Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%)
1. Bò cái HB
- Số bò động dục
- Số bò phối giống có chửa
588
267
-
45,41a**
354
153
-
43,22a*
- Số bò đẻ/ bò có chửa 215 80,52 126 82,35
2. Bò cái SS
- Số bò động dục
-Số bò phối giống có chửa
510
282
-
55,29b**
294
151
-
51,36b*
- Số bò đẻ/số bò có chửa 248 87,94 127 84,10
Ghi chú: - So sánh trong cùng hàng ngang các chữ cái giống nhau thì không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05)
- So sánh trong cùng cột dọc: Ký hiệu * chỉ sự sai khác
có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.
Ký hiệu ** chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê với P <
0,01
Nguyễn Mạnh Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 124 - 128
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
126
Kết quả ở bảng 2 cho thấy:
- Đối với bò cái hậu bị: Tỷ lệ có chửa đối với
bò lai Sind là 45,41%, đối với bò Vàng
43,22%. Mặc dù tỷ lệ thụ thai ở bò lai Sind có
cao hơn so với bò vàng một chút song sự
chênh lệch không rõ rệt, không có ý nghĩa về
mặt thống kê (P > 0,05)
- Đối với bò cái sinh sản: Tỷ lệ có chửa đối với
bò lai Sind là 55,29% cao hơn so với bò vàng
là 51,36%, tuy nhiên sự sai khác này không rõ
rệt, không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Nhƣ vậy trong cùng một nhóm (nhóm bò cái
hậu bị và nhóm bò cái sinh sản), tỷ lệ có chửa
của bò sau khi đƣợc phối giống bằng thụ tinh
nhân tạo còn thấp, không có sự khác nhau
giữa bò lai Sind và bò vàng.
Tuy nhiên tỷ lệ có chửa sau khi phối giống
bằng thụ tinh nhân tạo giữa bò cái hậu bị và
bò cái sinh sản chênh lệch nhau khá lớn:
- Đối với bò lai Sind: Tỷ lệ có chửa của bò cái
hậu bị đạt 45,41% trong khi đó tỷ lệ này ở bò
cái sinh sản đạt 55,29%, sự sai khác khá rõ rệt
(P < 0,01).
- Đối với bò vàng: Tỷ lệ có chửa của bò cái
hậu bị đạt 43,22% trong khi đó tỷ lệ này ở bò
cái sinh sản đạt 51,36%, sự sai khác khá rõ rệt
(P < 0,05).
Ở tất cả các nhóm bò, tỷ lệ đẻ trên 80% (từ
80,52 - 87,94%) là khá cao song tỷ lệ phối
giống có chửa thấp là một trong những
nguyên nhân làm giảm khả năng chửa đẻ của
bò từ đó làm cho năng suất sinh sản của bò
trong khu vực thấp.
Thời gian động dục trở lại sau đẻ
Thời gian động dục trở lại sau đẻ là một chỉ
tiêu đánh giá sức sản xuất của gia súc cái.
Theo dõi chỉ tiêu này trên đàn bò nuôi trong
khu vực thu đƣợc kết quả ở bảng 3.
Kết quả ở bảng 3 cho thấy: Động dục trở lại
sau đẻ ở bò cái sinh sản diễn ra chủ yếu trong
khoảng thời gian 4 tháng: bò lai Sind chiếm
70,00%; bò vàng chiếm 75,17%. Tỷ lệ này ở
bò vàng cao hơn một chút so với bò lai Sind
nhƣng sự sai khác này không có ý nghĩa về
mặt thống kê (P > 0,05). Kết quả của đề tài
tƣơng đƣơng với một số kết quả nghiên cứu
đã đƣợc công bố [4], [5].
Bảng 3. Thời gian động dục trở lại sau đẻ
Giống
n
Thời gian xuất hiện động dục
≤ 4 tháng > 4 tháng
Số
con
%
Số
con
%
Lai Sind 510 357 70,00
a 153 30,00
Bò vàng 294 221 75,17
a 73 24,83
Ghi chú: Những chữ cái theo cột dọc giống nhau thì sai
khác là không có ý nghĩa thống kê
Kết quả sử dụng PMSG đối với bò cái có
biểu hiện chậm sinh
Kết quả gây động dục ở bò chậm sinh sản
bằng PMSG
Sử dụng PMSG tiêm cho bò có chậm sinh,
kết quả thu đƣợc ở bảng 4
Bảng 4. Kết quả gây động dục ở bò chậm sinh
bằng PMSG
Loại bò
Chỉ tiêu theo dõi
Số bò
tiêm
(con)
Số bò
động
dục
(con)
Tỷ lệ
động
dục (%)
*. Bò cái hậu bị:
- TN
- ĐC
36
22
31
9
86,11***
40,91***
*. Bò cái sinh sản:
- TN
- ĐC
64
40
47
12
73,43***
30,00***
Ghi chú: So sánh trong cùng cột dọc, ký hiệu *** chỉ sự
sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê với P < 0,001
Qua kết quả ở bảng 4 cho thấy: PMSG có tác
dụng kích thích gây động dục rõ rệt đối với
bò chậm sinh.
Đối với bò hậu bị tỷ lệ xuất hiện động dục ở
bò TN đƣợc tiêm PMSG cao hơn nhiều so với
lô ĐC không tiêm (86,11% ở lô TN, 40,91%
ở lô ĐC với P < 0,001).
Nhƣ vậy đối với những bò cái hậu bị chậm
xuất hiện động dục, PMSG đã có tác dụng
kích thích sự hoạt động của buồng trứng để
hình thành chu kỳ động dục.
Kết quả sử dụng PMSG kích thích bò hậu bị
chậm xuất hiện động dục lần đầu cũng đã
đƣợc nghiên cứu bởi Lê Xuân Cƣơng và cs
(1979) [2] cho tỷ lệ động dục từ 85%-100%
Đối với bò cái sinh sản chậm động dục lại sau
đẻ, ở lô TN mặc dù hiệu quả gây động dục
Nguyễn Mạnh Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 124 - 128
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
127
không cao nhƣ ở lô cái hậu bị TN song cũng
đạt 73,43% cao hơn so với lô ĐC không tiêm
chỉ đạt 30,0% (với P < 0,001).
Nhƣ vậy PMSG có tác dụng rõ rệt trong việc
khôi phục lại chu kỳ động dục bình thƣờng ở
những bò chậm sinh.
Với đặc điểm đàn bò ở khu vực miền núi có
tỷ lệ chậm sinh không nhỏ, với điều kiện chăn
nuôi còn cha phát triển thì PMSG là một biện
pháp kỹ thuật có thể sử dụng một cách rộng
rãi để kích thích sinh sản đối với bò có biểu
hiện chậm sinh.
Kết quả phối giống ở bò sau khi tiêm PMSG
Phối giống cho bò động dục bằng thụ tinh
nhân tạo, phối vào thời điểm từ 6 đến 12 giờ
sau khi bò bắt đầu có biểu hiện động dục đầu
tiên chúng tôi thu đƣợc kết quả ở bảng 5
Bảng 5. Kết quả phối giống ở bò
Nhóm bò
Số bò
được
phối
Số bò
có chửa
Tỷ lệ
đạt
Con Con %
* Bò cái hậu bị
- Lô TN
- Lô ĐC
31
9
25
4
75,42a
44,44
* Bò cái sinh sản
- Lô TN
- Lô ĐC
47
12
34
7
72,34a
58,33
Ghi chú: - Trong cùng cột dọc các chữ cái giống nhau
thì không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).
- Đối với bò đƣợc tiêm PMSG, tỷ lệ bò có
chửa/số bò đƣợc phối ở bò sinh sản thấp hơn
so với bò cái hậu bị (72,34% cái sinh sản,
75,42% cái hậu bị). Tuy nhiên sự sai khác
này không rõ rệt, không có ý nghĩa thống kê
(P > 0,05), chúng tôi thấy cần tiếp tục nghiên
cứu thêm, với số lƣợng mẫu lớn hơn.
- Đối với bò ở các lô ĐC không tiêm PMSG,
rõ ràng có xuất hiện động dục nhƣng tỷ lệ
phối đạt không cao, có xu hƣớng thấp hơn so
với các lô đối chứng tƣơng ứng:
+. Cái hậu bị ở lô ĐC đạt 44,44% so với cái
hậu bị lô TN đạt 75,42%
+. Cái sinh sản lô ĐC đạt 58,33% so với cái
sinh sản lô TN đạt 72,34%
Nguyên nhân ở đây có lẽ là ở các bò chậm
sinh do bị ảnh hƣởng của các yếu tố gây ức
chế hoạt động của buồng trứng. Buồng trứng
có quá trình phát triển, chín của nang trứng
song không có nang trội nên mặc dù có những
cá thể vẫn có biểu hiện động dục nhƣng là
động dục giả, động dục không có trứng rụng...
kết quả cho tỷ lệ thụ thai thấp.
Tuy nhiên trong cùng một lô sự sai khác về tỷ
lệ phối đạt giữa bò TN và bò ĐC khá rõ rệt,
điều đó chứng tỏ khi sử dụng PMSG tiêm cho
bò chậm sinh đã có tác dụng kích thích động
dục, rụng trứng và tỷ lệ thụ thai cao.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về thực trạng hoạt động sinh
sản và ứng dụng kích dục tố huyết thanh ngựa
chửa để làm tăng khả năng sinh sản của đàn
bò nuôi tại một số địa phƣơng trong khu vực
chúng tôi có một số kết luận nhƣ sau:
Tuổi xuất hiện động dục lần đầu của bò hậu bị
chủ yếu tập trung trong giai đoạn từ 15-24
tháng tuổi (bò vàng địa phƣơng chiếm
81,82%; ở bò lai Sind chiếm 76,19%), tuổi
động dục trở lại sau đẻ của bò sinh sản tập
trung chủ yếu trong khoảng thời gian 4 tháng
(bò vàng địa phƣơng chiếm 75,17%; ở bò lai
Sind chiếm 70,02%).
Bò hậu bị có tuổi động dục lần đầu ngoài 25
tháng tuổi (bò vàng là 18,07%; đối với bò lai
Sind là 23,79%) và bò cái sinh sản động dục
trở lại sau đẻ sau 4 tháng (ở bò vàng là
24,83% còn ở bò lai Sind là 30,0%) còn
chiếm một tỷ lệ khá cao, đây là những cá thể
bò có biểu hiện chậm sinh ảnh hƣởng không
nhỏ tới hiệu quả ngành chăn nuôi.
Sử dụng PMSG có tác dụng hồi phục chu kỳ
động dục rõ rệt đối với bò cái có biểu hiện
chậm sinh: bò hậu bị tỷ lệ xuất hiện động dục
86,11% so với 40,91% ở lô ĐC không tiêm
(với P < 0,001); bò cái sinh sản chậm động
dục lại sau đẻ tỷ lệ động dục đạt 73,43% ở lô
TN cao hơn so với lô ĐC không tiêm chỉ đạt
30,0% (với P < 0,001).
Kết quả phối giống ở bò thí nghiệm đƣợc
tiêm PMSG khá cao: 72,34% cái sinh sản và
75,42% cái hậu bị. Mặc dù lƣợng mẫu chƣa
nhiều cần tiếp tục nghiên cứu thêm nhƣng rõ
Nguyễn Mạnh Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 124 - 128
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
128
ràng PMSG đã có tác dụng tốt trong việc hồi
phục chu kỳ động dục, gây động dục và rụng
trứng ở bò.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Văn Bình (2001), "Năng suất sinh
sản của bò Red Shindhi nuôi tại nông trƣờng hữu
nghị Việt Nam-Mông Cổ, Ba Vì- Hà Tây", Tạp
chí nông nghiệp và phát triển nông thôn (2), tr. 47.
[2]. Lê Xuân Cƣơng, Nguyễn Nhƣ Hiền (1975),
"Kết quả nghiên cứu điều chế và sử dụng huyết
thanh ngựa chửa", Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông
nghiệp (10), trang 43.
[3]. Vũ Văn Nội, Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Kim
Ninh, Nguyễn Thanh Bình, Lê Trọng Lạp, Bùi
Thế Đức, Lê Văn Ngọc, Nguyễn Quốc Toản, Ngô
Đình Tân (2001), "ảnh hƣởng của các mức dinh
dƣỡng khác nhau đến khả năng sinh trởng và phát
triển của đàn bê lai hƣớng sữa (HF x LS) nuôi
trong các hộ gia đình ", Tạp chí nông nghiệp và
PTNT (7), tr. 457-458.
[4]. Nguyễn Văn Thu (2004), "Đặc điểm giống
tính năng sản xuất của bò sữa và bò kiêm dụng ở
đồng bằng sông Cửu Long", Tạp chí chăn nuôi,
Hội chăn nuôi Việt Nam (3), tr. 13-15.
[5]. Trần Văn Tƣờng, Phan Đình Thắm (1999),
"Khả năng sinh trởng và sinh sản của bò lai F1
(đực Red Shindhi x cái địa phƣơng) trên địa bàn
Thái Nguyên", Tạp chí chăn nuôi, Hội chăn nuôi
Việt Nam (6), tr. 16-17.
[6]. Phùng Vũ (2002), "Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa
ở các hộ và trang trại các tỉnh phía Bắc", Tạp chí
chăn nuôi, Hội chăn nuôi, (6), tr. 35
SUMMARY
REPRODUCTION OF SHIND CROSS-BRED AND LOCAL COW IN THE NORTH
MOUTAINOUS AREA AND APPLYING THE PREGNANT MARE'S SERUM
GONADOTROPIN HORMONE (PMSG) TO STIMULATE OESTRUS
FOR THE COWS
Nguyen Manh Ha
College of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University
The result of study about reproduction on the reproductive cow:
The first estrus cycle of girl cow starts from 15 to 24 months of birth. In this total of girl cows, the
local yellow cow make up 81,82% and Shind cross-bred cow make up 76,19%.
The estrus cycle of the reproductive cow return 4 months maximum after giving birth. This rate of
local yellow cow is 75,17% and Shind cross-bred cow is 70,02%.
There is a high rate of cow slow reproduction: For the girl cow, the local yellow cow start estrus
cycle after 25 months of birth make up 18,07% and Shind cross-bred make up 23,79%; For the
reproductive cow, the local yellow cow occur estrus after giving birth 4 months is 24,83% and the
Shind cross-bred cow is 30,0%
PMSG recovered the estrus cycle for the cows that have low reproduction. There are 86,11% the
girl cows and 73,43% the reproductive cows appeared estrus cycle after PMSG injection.
Key words: estrus, cycle, reproductive, cow; PMSG
Tel: 0912 004 814, E.mail: manhnguyenha@yahoo.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_3405_9704_nguyenmanhha_2_401_2052858.pdf