KẾT LUẬN
Qua kiểm tra cá thể cá chép, rô phi, cá trắm
cỏ, cá mè trắng ở giai đoạn cá hương và cá
giống tại khu vực xã Cù Vân, Huyện Đại Từ,
Tỉnh Thái Nguyên, đã phát hiện 4 loài ngoại
ký sinh trùng: trùng bánh xe Trichodina,
trùng quả dưa Ichthyophthyrius và sán lá đơn
chủ 16 móc Dactylogyrus, trùng loa kèn
(Stentor); Cá rô phi là đối tượng mẫn cẩm
nhất với bệnh trùng bánh xe, còn với bệnh
trùng quả dưa và sán lá đơn chủ 16 móc là cá
trắm cỏ. Cá mè trắng là đối tượng mẫn cảm
nhất với bệnh trùng loa kèn.
- Trùng bánh xe Trichodina được tìm thấy
chủ yếu trên da và vây, cường độ nhiễm trên
mang xuất hiện ít hơn. Trùng quả dưa
Ichthyophthyrius và sán lá đơn chủ 16 móc
Dactylogyrus chủ yếu xuất hiện trên mang cá;
thời gian nhốt cá trên bể càng lâu thì khả năng
nhiễm và lây lan bệnh ngoại ký sinh trùng
càng mạnh; việc sử dụng các loại hóa chất:
muối ăn NaCl, KMnO4, CuSO4.5H2O và
formalin. ở phương pháp tắm để điều trị
trùng bánh xe đạt kết quả điều trị cao. Trong
quá trình điều trị sán lá đơn chủ 16 móc
Dactylogyrus không đạt kết quả cao với phèn
xanh. Không nên sử dụng CuSO4.5H2O để
điều trị sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus,
vì đây là hóa chất để điều trị ngoại ký sinh
trùng đơn bào như trùng bánh xe, trùng quả
dưa và sẽ không có tác dụng đối với ngoại ký
sinh trùng đa bào như sán lá đơn chủ
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình nhiễm bệnh ngoại ký sinh trùng đơn bào trên cá hương và cá giống tại xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, đánh giá hiệu quả điều trị của một số hóa chất - Đoàn Quốc Khánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đoàn Quốc Khánh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 13 - 18
13
TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH NGOẠI KÝ SINH TRÙNG ĐƠN BÀO TRÊN
CÁ HƯƠNG VÀ CÁ GIỐNG TẠI XÃ CÙ VÂN, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI
NGUYÊN, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA MỘT SỐ HÓA CHẤT
Đoàn Quốc Khánh, Nguyễn Quang Tính*
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Qua kiểm tra cá thể cá chép, cá rô phi, cá trắm cỏ và cá mè trắng ở giai đoạn cá hương và cá giống
tại khu vực xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã phát hiện 4 loài ngoại ký
sinh trùng: trùng bánh xe Trichodina, trùng quả dưa Ichthyophthyrius, sán lá đơn chủ 16 móc
Dactylogyrus và trùng loa kèn (Stentor). Cá rô phi là đối tượng mẫn cảm nhất với bệnh trùng bánh
xe, còn với bệnh trùng quả dưa và sán lá đơn chủ 16 móc là cá trắm cỏ. Cá mè trắng là đối tượng
mẫn cảm nhất với bệnh trùng loa kèn. Thời gian nhốt cá trên bể càng lâu thì khả năng nhiễm và lây
lan bệnh ngoại ký sinh trùng càng mạnh. Việc sử dụng các loại hóa chất: muối ăn NaCl, KMnO4,
CuSO4.5H2O để điều trị bệnh đều có kết quả tốt. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên dùng phèn xanh để
điều trị các bệnh ngoại ký sinh trùng đơn bào, với những bệnh do ngoại ký sinh trùng đa bào nên
sử dụng formalin để điều trị.
Từ khóa: ký sinh trùng, cá hương, cá giống, hóa chất
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Ở Thái Nguyên, ngành nuôi trồng thuỷ sản có
bước phát triển mạnh mẽ trong những năm
gần đây, nhất là các loại cá nuôi truyền thống
như: Cá trắm, trôi, chép Góp phần làm xóa
đói giảm nghèo tại địa phương, cải thiện đời
sống các hộ dân, được nhiều hộ nông dân
nuôi thả. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ
như vậy thì nghề nuôi trồng thuỷ sản đang
ngày càng được quan tâm hơn của các ngành,
các cấp trong tỉnh. Diện tích nuôi trồng thuỷ
sản được mở rộng, chú trọng về con giống, đã
có trung tâm sản xuất giống của tỉnh.
Tuy nhiên với những bước phát triển trên thì
ngành thuỷ sản Thái Nguyên còn gặp rất
nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là vấn
đề về dịch bệnh, đây chính là nguyên nhân tạo
ra nguồn con giống không đạt tiêu chuẩn. Khi
dịch bệnh xảy ra đã làm tổn thất nặng nề cho
các hộ nông dân, có không ít các hộ gia đình
đã trắng tay sau những đợt nuôi khi có dịch
bệnh xảy ra mà không có biện pháp phòng trị
đúng cách và kịp thời. Với những lý do trên,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
*
Tel: 0988.675 651
NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Nguyên liệu
Cá hương, cá giống được ương nuôi tại các cơ
sở sản xuất giống trên địa bàn xã Cù Vân
huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Một số loại hóa chất thường dùng trong công
tác trị bệnh ngoại ký sinh trùng: Phèn xanh;
thuốc tím; muối ăn; formaline
Phương pháp nghiên cứu
*Phương pháp thu mẫu
Kiểm tra ngẫu nhiên cá hương, cá giống ở
khu vực xã Cù Vân, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái
Nguyên. Đặc biệt chú ý đến các ao thường
xuyên xuất hiện bệnh, nếu mẫu kiểm tra bị
nhiễm ngoại ký sinh trùng thì tiến hành thu
mẫu cá để làm thí nghiệm. Tiến hành thu mẫu
12 đợt; mỗi tháng thu 4 đợt; mỗi tuần thu một
đợt, nhiệt độ thu mẫu khoảng 23 - 27oC, thu
mẫu trong những ao ương có mât độ nuôi dày.
Thời gian tiến hành thu mẫu, phương pháp
thu mẫu cá, phương pháp kiểm tra ngoại ký
sinh trùng được tiến hành theo phương pháp
của Bùi Quang Tề và Hà Ký (2007) [4].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đoàn Quốc Khánh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 13 - 18
14
Nghiên cứu ký sinh trùng dựa theo phương pháp của Viện sỹ V.A. Dogiel (1929), có sự bổ sung
của Bùi Quang Tề và Hà Ký, 2007 [4] cho phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam.
Cá bị bệnh sẽ được tiến hành điều trị trên 4 bể, mỗi bể sử dụng một loại hóa chất khác nhau.
Trong quá trình điều trị theo dõi và loại bỏ những con không đạt hiệu quả (như bơi lờ đờ, chết ),
giữ lại những con khỏe mạnh để kiểm tra kết quả điều trị.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm điều trị bệnh
Hóa chất Phèn xanh
(CuSO4.5H2O)
Formalin
(CH2O)
Thuốc tím
(KMnO4)
Muối ăn
(NaCl)
Nồng độ 2-5ppm (2- 5g/m3)
200-300ppm
(200-300ml/m3)
10-20ppm
(10-20g/m3)
2-3%
(20 - 30g/lít)
Số lượng cá
điều trị (con) 300 300 300 300
Thời gian tắm
(phút) 5-15 30-60 30-40 5-15
*Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học, phần mềm Microsoft Excel
2007, trên máy tính kỹ thuật cá nhân.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
Cường độ nhiễm, tỷ lệ nhiễm ngoại ký sinh trùng trên cá
Bảng 1: Kết quả kiểm tra cường độ nhiễm, tỷ lệ nhiễm ngoại ký sinh trùng trên cá hương (2,5 - 3cm)
Loài
cá
Số
lượng
mẫu
(con)
Trùng bánh xe
(Trichodina
nobilis)
Trùng quả dưa
( Ichthyophthyrius )
Trùng loa kèn
(Stentor)
Sán lá đơn chủ
(Dactylogyrus)
TLN
% CĐN
TLN
% CĐN
TLN
% CĐN
TLN
% CĐN
Cá
chép 180 88,88 ++ 50,00 + 32,77 ++ 22,22 +
Cá
rôphi 180 99,44 ++ 53,33 + 32,22 ++ 38,88 +
Cá
trắm
Cỏ
180 67,77 + 53,33 + 40,55 ++ 47,22 +
Cá mè
Trắng 180 80,00 ++ 13,88 + 54,44 ++ 31,11 +
* Ghi chú: Cường độ nhiễm nhẹ (+) vài tế bào/lamen; cường độ nhiễm TB (++) từ 10 đến vài chục tế
bào/lamen; cường độ nhiễm nặng (+++) trên 100 tế bào/lamen; TLN – tỷ lệ nhiễm; CĐN – cường độ nhiễm
Nhận xét: Trên bốn loài là cá chép, cá rô phi,
cá trắm, cá mè trắng, đã thu được các loại ký
sinh trùng sau: Trùng bánh xe (Trichodina),
trùng quả dưa (Ichthyophthyrius), sán lá đơn
chủ 16 móc (Dactylogyrus), trùng loa kèn
(Stentor). Tuy nhiên các loại ký sinh trùng
này thường được tìm thấy chủ yếu trên mang,
trên da, vây xuất hiện ít hơn.
Cá rô phi là đối tượng mẫn cảm nhất với
trùng bánh xe với tỉ lệ nhiễm là 99,44%
(179/180con) và mức độ nhiễm ở mức trung
bình từ 10-12 trùng/lamen, tiếp đến là cá chép
(88,88%); cá mè trắng (80,00%) và cá trắm cỏ
là đối tượng ít mẫn cảm nhất với trùng bánh
xe chỉ có 67,77%. Cũng qua bảng trên chúng
ta dễ dàng nhận thấy cá rô phi, cá trắm cỏ là
hai loài cá mẫn cảm nhất với bệnh trùng quả
dưa với cùng tỉ lệ là 53,33% nhiễm ít nhất là
cá mè trắng, chỉ có dưới 14% số cá bị nhiễm
bệnh này. Ngoài ra cá trắm cỏ cũng là đối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đoàn Quốc Khánh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 13 - 18
15
tượng mẫn cảm nhất với bệnh sán lá đơn chủ
16 móc và và đối tượng có tỉ lệ nhiễm bệnh
thấp nhất là cá chép với 22,22% số cá bị
nhiễm. Kết quả trên cho thấy bệnh trùng loa
kèn nhiễm nhiều nhất trên cá mè trắng, với tỉ
lệ nhiễm là 54,44%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng
với các kết quả nghiên cứu của các tác giả đã
nghiên cứu trước đây: Trần Thị Hà 1999 [1];
Bùi Quang Tề, 2001 [2,3]; và Hoàng Hải
Thanh 2010 [5].
Qua kết quả bảng 2 nhận thấy: sự mẫn cảm
của các loài cá với những bệnh ký sinh trùng
nghiên cứu có kết quả tương tự như ở cá
hương. Tuy nhiên tỉ lệ nhiễm bệnh trùng bánh
xe trên cá rô phi chỉ là 93,88%, tiếp đến là cá
chép với 91,66% và cá trắm cỏ có tỉ lệ nhiễm
thấp nhất chỉ có 67,22%. Tỉ lệ nhiễm bệnh
trùng quả dưa là cá trắm cỏ (52,22%) tiếp đến
là cá rô phi với 47,66% và cá mè trắng là đối
tượng nhiễm thấp chỉ có 13,88%. Ngoài ra, cá
mè trắng mẫn cảm nhất với bệnh trùng loa
kèn (56,11%) và đối tượng cá trắm cỏ là loài
có tỉ lệ nhiễm cao nhất, với bệnh sán lá đơn
chủ 16 móc với tỉ lệ nhiễm 67,11%, kém mẫn
cảm nhất với hai bệnh này là cá rô phi và cá
chép với tỉ lệ lần lượt là 32,22% và 23,33%.
Kết quả kiểm tra cá nhiễm kí sinh trùng
theo thời gian cá nhốt trên bể
Trước khi tiến hành điều tra bệnh ngoại kí
sinh trùng trên cá ở giai đoạn cá hương và cá
giống trước tiên nên tiến hành kiểm tra ngẫu
nhiên cá hương và cá giống đã nhốt trên bể.
Kết quả bảng 3 cho thấy: tỷ lệ cá nhiễm ngoại
kí sinh trùng tăng theo thời gian cá nhốt trên
bể, trong đó trùng bánh xe là bệnh gây nhiễm
nhiều nhất, tỷ lệ nhiễm khá cao sau 7 ngày
nhốt trên bể có tới 173 mẫu/180 mẫu kiểm
tra. trùng quả dưa có tới 136 mẫu/180 mẫu
kiểm tra sau 7 ngày nhốt trên bể. Hai loại
trùng loa kèn và sán lá đơn chủ có tỷ lệ nhiễm
thấp, 54-72 mẫu/180 mẫu kiểm tra. So sánh
với kết quả nghiên cứu trước đó Hoàng Hải
Thanh (2010) [5] thì chúng tôi thấy kết quả
trên tương đương.
Bảng 2: Kết quả kiểm tra cường độ nhiễm, tỷ lệ nhiễm ngoại ký sinh trùng trên cá giống (5-6 cm)
Loài cá
Số
lượng
mẫu
(con)
Trùng bánh xe
(Trichodina nobilis)
Trùng quả dưa
( Ichthyophthyrius )
Trùng loa kèn
(Stentor)
Sán lá đơn chủ
(Dactylogyrus)
TLN
% CĐN
TLN
% CĐN
TLN
% CĐN
TLN
%
CĐ
N
Cá
chép 180 91,66 + 46,66 + 32,77 ++ 23,33 +
Cá
rôphi 180 93,88 ++ 47,66 + 32,22 ++ 63,88 +
Cá trắm
Cỏ 180 67,22 + 52,22 + 40,55 ++ 67,11 +
Cá mè
Trắng 180 80,00 ++ 13,88 + 56,11 ++ 31,11 +
Bảng 3: Kết quả kiểm tra cường độ nhiễm, tỷ lệ nhiễm ngoại ký sinh trùng trên cá hương (2,5-3cm)
theo thời gian nhốt trên bể
Thời
gian
nuôi
Số lượng
mẫu (con)
Trùng bánh xe
(Trichodina nobilis)
Trùng quả dưa
( Ichthyophthyrius)
Trùng loa kèn
(Stentor)
Sán lá đơn chủ
(Dactylogyrus)
TLN % CĐN TLN % CĐN TLN % CĐN TLN % CĐN
1 ngày 180 83,88 + 58,88 + 25,55 + 17,22 +
4 ngày 180 90,00 ++ 63,33 + 34,44 + 21,11 +
7 ngày 180 96,11 +++ 75,55 ++ 42,22 + 30,00 +
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đoàn Quốc Khánh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 13 - 18
16
Bảng 4: Kết quả kiểm tra cường độ nhiễm, tỷ lệ nhiễm ngoại ký sinh trùng trên cá giống (5-6 cm)
theo thời gian nhốt trên bể
Thời
gian
nuôi
Số
lượng
mẫu
(con)
Trùng bánh xe
(Trichodina nobilis)
Trùng quả dưa
( Ichthyophthyrius )
Trùng loa kèn
(Stentor)
Sán lá đơn chủ
(Dactylogyrus)
TLN % CĐN TLN % CĐN TLN % CĐN TLN % CĐN
1
ngày
180 73,33 + 48,88 + 15,55 + 12,77 +
4
ngày
180 80,00 ++ 53,88 + 25,00 + 20,55 +
7
ngày
180 93,33 +++ 66,11 ++ 33,33 + 25,00 +
Nhận xét: bảng 3 và 4 cho thấy, có thể nhận thấy rất rõ tỷ lệ cá giống nhiễm ngoại kí sinh trùng
thấp hơn so với cá hương. Nhưng tỷ lệ nhiễm vẫn cao đặc biệt là cá mắc trùng bánh xe. Tỷ lệ cá
nhiễm ngoại kí sinh trùng vẫn tăng lên theo thời gian cá được nhốt trên bể, từ đó không nên nhốt
cá trên bể quá lâu, nhất là cá hương, vì nhốt lâu thì tỷ lệ cá nhiễm ngoại kí sinh trùng càng cao sẽ
làm cho số lượng cá hương và cá giống bị hao hụt. Như vậy, cá càng to thì sức đề kháng càng
cao, tỷ lệ nhiễm ngoại kí sinh trùng sẽ thấp. Vì vậy khi cá còn nhỏ cần chú ý hơn trong khâu
phòng và trị bệnh. Khi nhốt trong bể xi măng ta không lên nhốt lâu sau khi nhốt trước khi đem
thả ta cần tắm cho cá để phòng và trị bệnh ngoại kí sinh trùng trên cá.
Bảng 5: Kết quả điều trị ở giai đoạn cá hương bằng phương pháp tắm
STT Hóa chất Nồng độ
Số mẫu
điều trị
(con/loài)
Bệnh ngoại
KST
Tỷ lệ khỏi (%)
Cá chép Cá rô phi
1
Formalin
250ppm
300
Trùng bánh xe 82,00 84,66
Trùng quả dưa 69,33 71,33
Sán lá đơn chủ 77,00 73,33
2
CuSO4.5H2O 4ppm
300
Trùng bánh xe 89,66 91,33
Trùng quả dưa 81,66 79,66
Sán lá đơn chủ 6,66 7,66
3
KMnO4
20ppm
300
Trùng bánh xe 78,66 76,00
Trùng quả dưa 63,00 58,33
Sán lá đơn chủ 58,00 60,33
4
NaCl
3%
300
Trùng bánh xe 70,33 73,66
Trùng quả dưa 51,33 46,33
Sán lá đơn chủ 48,33 52,00
Kết quả điều trị ngoại ký sinh trùng bằng
hóa chất
Sau khi kiểm tra phát hiện tỷ lệ nhiễm và
cường độ nhiễm các loài ngoại ký sinh trùng
trên cá, chúng tôi tiến hành điều trị bằng
phương pháp tắm hóa chất. Kết quả điều trị
được thể hiện trên bảng 5.
Kết quả bảng 5 cho thấy: sử dụng phèn xanh
điều trị bệnh trùng bánh xe trên cá chép
hương và rô phi hương đạt kết quả cao,
89,66% và 91,33%, tương đương với số mẫu
điều trị khỏi đạt 268/300 mẫu trên cá chép và
274/300 mẫu trên cá rô phi. Phương pháp tắm
formalin đối với trùng quả dưa và sán lá đơn
chủ cũng đạt hiệu quả, dùng phèn xanh điều
trị đạt 81,67% trên cá chép và 79,67% trên cá
rô phi, điều trị bệnh sán lá đơn chủ tỷ lệ khỏi
đạt hiệu quả kém, 6,67% trên cá chép và
7,67% trên cá rô phi; còn đối với ngoại ký
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đoàn Quốc Khánh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 13 - 18
17
sinh trùng đa bao như sán lá đơn chủ thì
không có tác dụng, nếu có thì kết quả đạt rất
thấp; đối với sán lá đơn chủ formalin có kết
quả điều trị tốt nhất đạt 77% trên cá chép,
73,33% trên cá rô phi.
Khi sử dụng formalin để điều trị bệnh trùng
bánh xe cho kết quả là 82% trên cá chép
tương đương, đạt 84,67% trên cá rô phi. Kết
quả dùng KMnO4 điều trị trên cá hương đối
với bệnh trùng bánh xe đạt 78,33% trên cá
chép, 76% trên cá rô phi. Còn trùng quả dưa
và sán lá đơn chủ đạt kết quả thấp hơn đối với
cá chép đạt 63%, 58% và đạt 58,33%, 60,33%
trên cá rô phi. Cuối cùng chúng tôi dùng NaCl
điều trị cho cá hương kết quả đạt 70,33%,
73,67% điều trị trùng bánh xe trên cá chép và
cá rô phi, và đạt 51,33%, 48,33% khi điều trị
trùng quả dưa và sán lá đơn chủ trên cá chép
và đạt 46,33%, 52% khi điều trị trùng quả dưa
và sán lá đơn chủ trên cá rô phi.
Kết quả ở bảng 6 cho thấy: khi dùng phèn
xanh trị bệnh trùng bánh xe đối với hai loài cá
đạt kết quả cao, 86,33% trên cá chép và đạt
93,33% trên cá rô phi. Sử dụng formalin cũng
cho kết quả cao đối với bệnh trùng quả dưa
đạt 88,33% trên cá chép đạt 81% khỏi bệnh
trên cá rô phi; khi điều trị bằng CuSO4.5H2O
kết quả rất thấp tỷ lệ khỏi không đáng kể đạt
8,33% ở cá chép, đạt 7% trên cá rô phi;
formalin điều trị bệnh sán lá đơn chủ cho kết
quả cao đạt 80% trên cá chép và 77,33% trên
cá rô phi. Dùng formalin điều trị trên cá giống
cho ta kết quả trên trùng bánh xe ở cá chép
đạt 81,67%, đạt 84% trên cá rô phi. Đối với
các bệnh còn lại khi dùng hóa chất này đạt tỷ
lệ khỏi thấp hơn trùng bánh xe. Trong đó
trùng quả dưa đạt 70,66% trên cá chép và
74% trên cá rô phi.
Đối với KMnO4 điều trị trên cá giống khi điều
trị trùng bánh xe cho kết quả như sau: Điều trị
trùng bánh xe đạt 79,67% trên cá chép. Khi
dùng hóa chất này để trị bệnh trùng quả dưa
và sán lá đơn chủ cho kết quả thấp hơn, đạt
64,33%, 53,33% đối với cá chép. Và đạt
62%, 58% trên cá rô phi. Đối với NaCl cho
kết quả thấp so với các hóa chất điều trị cùng
đợt, đạt 66,67% trên cá chép đạt 71,67% đối
với cá rô phi đạt 67,98; trùng quả dưa và sán
lá đơn chủ kết quả điều trị đạt thấp hơn chỉ
đạt 49%, 49,67% trên cá chép, và đạt 42,67%,
53,67% trên cá rô phi, đạt 58,6%,47,97%.
Nhận xét: Điều trị trùng bánh xe trên các loại
hóa chất đều cho kết quả cao so với các bệnh
điều trị cùng đợt, và cũng cho thấy điều trị
formalin trên các bệnh mang lại hiệu quả cao
với sán lá đơn chủ còn phèn xanh có tác dụng
tốt với các trùng đơn bào.
Bảng 6: Kết quả điều trị ở giai đoạn cá giống bằng phương pháp tắm
STT Hóa chất Nồng độ
Số mẫu
điều trị
(con/loài)
Bệnh ngoại
KST
Tỷ lệ khỏi ( % )
Cá chép Cá rô phi
1
Formalin
250ppm
300
Trùng bánh xe 88,00 84,00
Trùng quả dưa 70,66 74,00
Sán lá đơn chủ 80,00 77,33
2
CuSO4.5H2O 4ppm
300
Trùng bánh xe 86,33 93,33
Trùng quả dưa 88,33 81,00
Sán lá đơn chủ 8,33 7,00
3
KMnO4
20ppm
300
Trùng bánh xe 79,66 77,00
Trùng quả dưa 64,33 62,00
Sán lá đơn chủ 54,33 58,00
4
NaCl
3%
300
Trùng bánh xe 66,66 71,66
Trùng quả dưa 49,00 42,66
Sán lá đơn chủ 49,66 53,66
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đoàn Quốc Khánh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 13 - 18
18
KẾT LUẬN
Qua kiểm tra cá thể cá chép, rô phi, cá trắm
cỏ, cá mè trắng ở giai đoạn cá hương và cá
giống tại khu vực xã Cù Vân, Huyện Đại Từ,
Tỉnh Thái Nguyên, đã phát hiện 4 loài ngoại
ký sinh trùng: trùng bánh xe Trichodina,
trùng quả dưa Ichthyophthyrius và sán lá đơn
chủ 16 móc Dactylogyrus, trùng loa kèn
(Stentor); Cá rô phi là đối tượng mẫn cẩm
nhất với bệnh trùng bánh xe, còn với bệnh
trùng quả dưa và sán lá đơn chủ 16 móc là cá
trắm cỏ. Cá mè trắng là đối tượng mẫn cảm
nhất với bệnh trùng loa kèn.
- Trùng bánh xe Trichodina được tìm thấy
chủ yếu trên da và vây, cường độ nhiễm trên
mang xuất hiện ít hơn. Trùng quả dưa
Ichthyophthyrius và sán lá đơn chủ 16 móc
Dactylogyrus chủ yếu xuất hiện trên mang cá;
thời gian nhốt cá trên bể càng lâu thì khả năng
nhiễm và lây lan bệnh ngoại ký sinh trùng
càng mạnh; việc sử dụng các loại hóa chất:
muối ăn NaCl, KMnO4, CuSO4.5H2O và
formalin... ở phương pháp tắm để điều trị
trùng bánh xe đạt kết quả điều trị cao. Trong
quá trình điều trị sán lá đơn chủ 16 móc
Dactylogyrus không đạt kết quả cao với phèn
xanh. Không nên sử dụng CuSO4.5H2O để
điều trị sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus,
vì đây là hóa chất để điều trị ngoại ký sinh
trùng đơn bào như trùng bánh xe, trùng quả
dưa và sẽ không có tác dụng đối với ngoại ký
sinh trùng đa bào như sán lá đơn chủ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Hà (1999), Nghiên cứu ký sinh trùng
ở nhóm cá chép Ấn Độ (Labeo rohita và
Cirrhina mrigala giai đoạn cá con nuôi tại Đình
Bảng, Bắc Ninh, Đông Anh Hà Nội và biện pháp
phòng trị bệnh do chúng gây ra, Luận văn Thạc
sỹ Nông nghiệp.
2. Bùi Quang Tề (2001), “Kết quả nghiên cứu KST
cá nước ngọt Việt Nam”, Tạp chí Sinh học, 2001.
3. Bùi Quang Tề (2001), Ký sinh trùng của một số
loài cá nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long và
giải pháp phòng trị chúng, Luận án tiến sỹ sinh
học, 226 trang.
4. Bùi Quang Tề và Hà Ký (2007), Kí sinh trùng cá
nước ngọt Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật.
5. Hoàng Hải Thanh (2010), Điều tra tình hình
nhiễm ngoại kí sinh trùng trên cá chép tại trường
Đại học Nông Lâm, Luận văn Thạc sỹ.
SUMMARY
THE PREVALENCE OF EXTERNAL PROTOZOAN PARASITES IN JUVERNIL
AND FINGERING AT CU VAN – DAI TU – THAI NGUYEN AND USING SOME
CHEMICALS TREATING AND PREVENTING
Doan Quoc Khanh, Nguyen Quang Tinh*
College of Agriculture and Forestry – TNU
The results show that there were 4 specises of parasite in juvenile and fingerning fish which was
cultured in Cu Van – Dai Tu – Thai Nguyen. This were Trichodina, Ichthyophthyrius,
Dactylogyrus, Stentor. While tilapia is the most sensitive of Trichodina, grass carp is
Ichthyophthyrius, Dactylogyrus and silver carp is Stentor. Fish was holded in tank as long as
which lead to raising appearance of parasite. In treating, we should use coopersulphate to treat
monoparasite and formalin for Dactylogyrus.
Key words: Parasite, juvernil, fingerning, chamicals
Ngày nhận bài: 22/4/2013; Ngày phản biện:17/6/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013
Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Thị Ngân- Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
*
Tel: 0988.675 651
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_39441_42982_31020139373913_9629_2051909.pdf