Tình hình mắc bệnh cầu trùng trên gà giống Ross-308 tại xí nghiệp chăn nuôi Phổ Yên và hiệu lực của 2 loại thuốc Hanzuril-25 và Anticoccidae-diarrhoea trong điều trị

Giống gà Ross – 308 nhiễm cầu trùng với tỷ lệ thấp 21,28%, chủ yếu ở mức độ nhiễm nhẹ chiếm 51,08% còn nhiễm rất nặng chiếm 2,89%. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm thay đổi theo độ tuổi cụ thể: gà trong độ tuổi >2-5 TT tỷ lệ nhiễm cao nhất 31,88% với cường độ nhiễm rất nặng 5,88%. Bệnh cầu trùng ở giống gà Ross – 308 thấy ở cả hai mùa Thu và Đông nhưng trong mùa Thu tỷ lệ cao hơn mùa Đông tương ứng 25,19% và 19,72%. Bệnh cầu trùng ở giống gà Ross – 308 với bệnh tích ở manh tràng chiếm tỷ lệ cao 70,38%. Cả hai chế phẩm đều không làm ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ nuôi sống của gà.

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình mắc bệnh cầu trùng trên gà giống Ross-308 tại xí nghiệp chăn nuôi Phổ Yên và hiệu lực của 2 loại thuốc Hanzuril-25 và Anticoccidae-diarrhoea trong điều trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Quang Tính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 21 - 27 21 TÌNH HÌNH MẮC BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ GIỐNG ROSS-308 TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI PHỔ YÊN VÀ HIỆU LỰC CỦA 2 LOẠI THUỐC HANZURIL-25 VÀ ANTICOCCIDAE-DIARRHOEA TRONG ĐIỀU TRỊ Nguyễn Quang Tính* Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bệnh cầu trùng trong những năm gần đây vẫn là điểm nóng kể cả trong chăn nuôi gà tập trung cũng như chăn nuôi chăn thả tại các địa phương trong cả nước. Nghiên cứu được tiến hành trên đàn gà giống Ross – 308 tại xí nghiệp ở Phổ Yên cho thấy: Giống gà Ross – 308 nhiễm cầu trùng với tỷ lệ 21,28% trong tổng số con điều tra. Gà nhiễm bệnh chủ yếu ở mức độ nhẹ chiếm 51,08% còn nhiễm rất nặng chiếm tỷ lệ 2,89%. Tỷ lệ nhiễm nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng thay đổi theo độ tuổi, cụ thể là gà trong độ tuổi >2-5 tuần tuổi, tỷ lệ nhiễm cao nhất, chiếm 31,88% với cường độ nhiễm rất nặng 5,88%. Bệnh cầu trùng ở giống gà Ross – 308 thấy ở cả hai mùa Thu và Đông, nhưng trong mùa Thu tỷ lệ cao hơn mùa Đông tương ứng 25,19% và 19,72%. Kết quả mổ khám xác định bệnh cầu trùng ở giống gà Ross – 308 với bệnh tích ở manh tràng chiếm tỷ lệ cao nhất70,38% trong khi ở trực tràng chỉ là 14,76%. Cả hai chế phẩm Hanzuril - 25 và Anti coccidae – diarrhoea đều không làm ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ nuôi sống của gà. Từ khóa: gà ross 308, cầu trùng, phòng trị ĐẶT VẤN ĐỀ* Thực tế đã chứng minh chăn nuôi gà đem lại hiệu quả kinh tế cao, chu kỳ sản xuất thịt và trứng nhanh hơn nhiều so với nhiều vật nuôi khác. Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng thấp và tạo nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Nó cung cấp phần lớn sản lượng thịt cho ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng. Hơn nữa chu kỳ sản xuất gà ngắn do đó nó đáp ứng được nhu cầu thực phẩm ngày càng cao trong xã hội cả về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm. Ngành chăn nuôi gà phát triển còn góp phần bổ trợ đáng kể vào việc phát triển ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và các ngành kinh tế khác, làm tăng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, xuất khẩu thu ngoại tệ phục vụ cho các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì ngành chăn nuôi gia cầm còn gặp phải một số khó khăn như phương thức chăn nuôi còn manh mún, người chăn nuôi còn thiếu kinh nghiệm, chưa có đầu tư đúng mức vào vấn đề môi trường và vệ sinh an toàn sinh học và cơ chế chính sách của nhà nước chưa thỏa đáng trong việc hỗ trợ cho người chăn nuôi. Thực trạng chăn nuôi này đã đặt ra cho ngành thú y rất nhiều vấn đề cần giải quyết, * Tel: 0988 675651 đó là dịch bệnh ngày càng nhiều đa dạng và phức tạp trong đó có bệnh cầu trùng là bệnh rất phổ biến gây thiệt hại nghiêm trọng [1][6]. Từ những thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM Nguyên liệu - Đàn gà bố mẹ Ross - 308 1 - 20 tuần tuổi, được nuôi theo phương thức nuôi nhốt - Thuốc phòng trị cầu trùng: Hanzuril - 25 và Anti coccidae – diarrhoea Nội dung và phương pháp thí nghiệm - So sánh tỷ lệ gà mắc bệnh cầu trùng và cường độ mắc bệnh cầu trùng qua các giai đoạn ở xí nghiệp chăn nuôi Phổ Yên. - Hiệu quả của thuốc điều trị cầu trùng. - Phương pháp điều tra gà bị mắc bệnh dựa trên quan sát lâm sàng và giải phẫu bệnh lý - Bố trí thí nghiệm theo phương pháp phân lô so sánh. Đàn gà thí nghiệm ở 2 lô đảm bảo đồng đều tất cả các yếu tốt như nhiệt độ, ánh sáng, giống, khối lượng, thức ăn, thời gian nuôi, phương thức nuôi chỉ khác nhau nhân tố thí nghiệm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Quang Tính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 21 - 27 22 Bảng 1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm STT Diễn giải ĐVT Lô 1 Lô 2 1 Giống gà Ross – 308 Ross - 308 2 Số lượng Con 100 100 3 Thức ăn Proconco proconco 4 Thời gian nuôi Tuần 1 – 20 1 - 20 5 Phương thức nuôi Nền có đệm lót Nền có đệm lót 6 Khối lượng gà bắt đầu thí nghiệm gr 80,04 80,04 7 Nhân tố thí nghiệm Hanzuzil- 25% Anti coccidae - diarrhoea Bảng 2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng của giống gà Roos - 308 nuôi tại cơ sở Lô kiểm tra Số mẫu kiểm tra Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm + ++ +++ ++++ n % n % n % n % Lô1 140 25 17,86 4 56,00 8 32,00 3 12,00 0 0 Lô2 210 52 24,7 4 46,15 7 32,70 8 15,38 3 5,77 TB 350 79 21,28 8 51,08 5 32,35 1 13,69 3 2,89 + Lô 1: sử dụng Hanzuzil - 25%, liều phòng 1ml/2 lít nước cho uống liên tục trong 3 ngày. + Lô 2: sử dụng Anti coccidae - diarrhoea Liều phòng 1g/5 kg thể trọng uống liên tục 3 ngày, liều trị 1g/2,5kg thể trọng uống liên tục 3 - 5 ngày. Đàn gà được phòng các loại Vacxin theo đúng quy trình nuôi gà sinh sản của xí nghiệp. Thức ăn cho gà là thức ăn của hãng Proconco. - Phương pháp lấy mẫu phân và kiểm tra mẫu phân được thực hiện theo phương pháp thường quy nghiên cứu ký sinh trùng như kiểm tra mẫu phân; xác định cường độ nhiễm; xác định tỷ lệ nhiễm; các chỉ tiêu sinh trưởng Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý theo phương pháp Minitab, phương pháp thống kê sinh vật nghiên cứu trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện (2002)[5]. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng của giống gà Roos - 308 nuôi tại cơ sở Nhận xét: tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở đàn gà Ross - 308 nuôi tại xí nghiệp chăn nuôi Phổ Yên là thấp với tỷ lệ nhiễm là 21,28% và chủ yếu mắc ở thể nhẹ chiếm 51,08%, ở thể rất nặng chỉ có 2,89%. Đàn gà Ross - 308 có tỷ lệ nhiễm cầu trùng thấp như vậy là do hình thức chăn nuôi là nuôi nhốt, do đó xí nghiệp có khả năng đảm bảo vệ sinh, phòng bệnh cho đàn gà đạt hiệu quả cao. Hơn nữa đệm lót trong chuồng được gà mổ, rỉa, đảo bới liên tục, đồng thời công nhân trong trại cũng phải thường xuyên đảo phân trong chuồng làm cho độ ẩm trong chuồng rất thấp, chất độn luôn tơi, xốp, khô, thoáng, đây là những điều kiện bất lợi cho noãn nang cầu trùng. Tại thời điểm tiến hành nghiên cứu đề tài, ở nhiều nơi trong nước tái phát dịch cúm gia cầm. Trước tình hình đó chúng tôi tiến hành các biện pháp thú y phòng dịch rất chặt chẽ như phun thuốc khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh thường xuyên, áp dụng nghiêm ngặt các quy định ra vào trại và khu vực chăn nuôi, thường xuyên thay đổi đêm lót, các dụng cụ chăn nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, tẩy trùng do vậy góp phần phòng bệnh cầu trùng cũng như các bệnh khác cho đàn gà nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Quang Tính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 21 - 27 23 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng của gà Roos - 308 theo độ tuổi Bảng 3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng của gà Roos - 308 theo độ tuổi Tuổi (ngày) Số mẫu kiểm tra Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm + ++ +++ ++++ n % n % n % n % SS-21 70 15 21,43 5 33,33 5 33,33 4 26,67 1 6,67 >21-42 63 19 30,16 9 47,36 5 26,32 4 21,05 1 5,26 >42-63 82 14 17,07 8 57,14 4 28,57 2 14,28 - - >63-XB 69 7 11,59 5 71,43 2 28,57 0 - - - TB 284 55 20,06 8 52,32 6 29,20 9 20,67 2 5,97 * Chú thích: XB – xuất bán Bảng 4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng của gà Roos - 308 theo mùa vụ Mùa vụ Số mẫu kiểm tra Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm + ++ +++ ++++ n % n % n % n % Thu 135 34 25,19 4 38,24 1 32,35 7 20,59 2 5,88 Đông 147 29 19,72 8 62,07 8 27,59 3 10,34 0 0 Để xác định được tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng nghiên cứu tiến hành kiểm tra phân gà tương ứng với các tuần tuổi từ 0 - 12. Lấy mẫu vào cùng thời điểm trong các tuần rồi đem phân tích kết quả được trình bày trong bảng 3 Nhận xét: tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở đàn gà Ross - 308 ngày tuổi tương ứng là 30,16% và giảm dần xuống là 11,59% trong giai đoạn từ 63 - XB. Như vậy, tuổi và khả năng cảm nhiễm bệnh ở gà tỷ lệ nghịch với nhau. Xét về cường độ nhiễm bệnh thì thấy gà mắc từ mức độ nhẹ nhất đến nặng nhất tuy nhiên trong 284 mẫu kiểm tra chỉ có 2 mẫu có kết quả (++++) chiếm 5,97% nằm trong độ tuổi từ SS - 42 ngày tuổi. Do đảm bảo nghiêm ngặt trong chăn nuôi nên tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở thể nặng khá thấp. Qua bảng ta cũng thấy gà càng lớn tuổi thì gà mắc bệnh ở thể nhẹ là chủ yếu còn khi nhỏ tuổi sức đề kháng của gà kém hơn nên mắc bệnh nặng hơn. Sở dĩ có kết quả như vậy là do khi gà 20 - 45 ngày tuổi cơ thể gà có rất nhiều sự biến đổi về sinh lý, cấu trúc, tốc độ tăng trưởng, sức đề kháng của gà luôn bị đe dọa. Nguyễn Thị Kim Lan và cs [2], cho biết bệnh cầu trùng thường gây tác hại nặng nhất với gà con 1 tuần - 3 tháng tuổi. Hoàng Thạch và cs (1997)[4], cũng cho biết thêm gà con các lứa tuổi đều có thể bị nhiễm nhiều hơn gà trưởng thành. Theo tác giả Lê Văn Năm (2003)[3], thì bệnh cầu trùng nặng nhất ở gà từ 15 - 45 ngày tuổi, gà trên 50 ngày tuổi chủ yếu mắc ở thể ẩn. Như vậy, trong nghiên cứu này là phù hợp với các tác giả đã nghiên cứu và công bố ở trên. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng của gà Roos - 308 theo mùa vụ Trong thời gian tiến hành đề tài thực nghiệm, chúng tôi chỉ theo dõi được trong 2 mùa thu và đông. Để kiểm tra chỉ tiêu này cần tiến hành lấy mẫu kiểm tra toàn đàn. Kết quả kiểm tra được trình bày trong bảng 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Quang Tính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 21 - 27 24 Nhận xét: tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở đàn gà Ross - 308 vào mùa thu cao hơn so với mùa đông. Cả 2 trường hợp nhiễm nặng đều vào mùa thu chiếm 5,88% , vào mùa đông đa số gà mắc ở thể nhẹ. Lý giải vấn đề này như sau: thí nghiệm bắt đầu từ cuối tháng 8 - tháng 11 vào thời điểm gà đang nhỏ tuổi, gặp các điều kiện thời tiết bất lợi, sinh lý thay đổi, sức đề kháng của gà giảm là những điều kiện thuận lợi cho cầu trùng xâm nhiễm. Khi bị nhiễm bệnh sức đề kháng của gà càng giảm nên bệnh càng tiến triển nhanh hơn. Khi sang đông lúc này gà đã kịp thay đổi để thích nghi với những điều kiện bất lợi, đồng thời đây là giai đoạn chuyển tiếp sau khi được điều trị bằng thuốc nên gà chủ yếu mắc bệnh ở thể nhẹ hoặc mang trùng Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng của gà Roos - 308 theo trạng thái phân Nhận xét: Qua kiểm tra 243 mẫu phân chỉ có 48 mẫu chiếm 19,75% ở trạng thái không bình thường điều này phản ánh sự tiêu hóa của gà Ross 308 và tình hình vệ sinh chuồng trại ở xí nghiệp khá tốt. Tuy nhiên trong 48 mẫu đó thì quá nửa số mẫu kiểm tra tìm thấy noãn nang cầu trùng và có 2 trường hợp bị nhiễm rất nặng (++++), còn lại 157 mẫu phân ở trạng thái bình thường xong khi phân tích vẫn tìm thấy noãn nang cầu trùng nhưng với tỷ lệ thấp 10,82% và đa số nhiễm ở thể nhẹ (+) chiếm 88,24%. Điều này nói nên trạng thái phân không bình thường sệt, lỏng, loãng đều là những biểu hiện triệu chứng bệnh trong đó có cầu trùng. Cầu trùng đã làm cho gà bị tổn thương ở đường tiêu hóa, quá trình tiêu hóa không hoàn toàn dẫn đến gà bị ỉa chảy, ỉa lỏng, mất khuôn phân. Đây cũng là dấu hiệu giúp cho người trực kỹ thuật kiểm tra tình trạng sức khỏe, chẩn đoán bệnh cầu trùng cho gia cầm góp phần làm giảm thiệt hại trong chăn nuôi. Kết quả kiểm tra lâm sàng và bệnh tích của gà bị bệnh cầu trùng Kết quả kiểm tra lâm sàng Trong quá trình theo dõi nhiều lứa tuổi ở gà cho thấy triệu chứng lâm sàng thể hiện như sau: Triệu chứng toàn đàn: Thời gian đầu, khi đổ thức ăn thấy một số con ủ rũ, không chịu chạy ra ăn, mắt nhắm, cổ rụt, lông xù, xõa cánh thường tập trung thành từng nhóm. Quan sát nền chuồng thấy một số bãi phân có màu cà phê, khoảng 4 - 5 ngày sau khi nhiễm phân có lẫn máu tươi. Gà ủ rũ rồi chết. Triệu chứng cá thể: Thời gian đầu gà ít ăn, uống nước nhiều, xù lông, ủ rũ, ít đi lại, mào tích tím tái hoặc nhợt nhạt, khối lượng cơ thể giảm nhanh do mất nước, mất máu và không ăn được. Trạng thái phân đặc trưng màu nâu đôi khi lẫn máu. Lỗ huyệt bết phân. Kết quả mổ khám bệnh tích Qua theo dõi đã tiến hành mổ khám 46 gà chết nghi mắc bệnh cầu trùng ở các lứa tuổi khác nhau của đàn gà trong xí nghiệp. Kết quả mổ khám thể hiện ở bảng 6. Bảng 5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng của gà Roos - 308 theo trạng thái phân Trạng thái phân Số mẫu KT Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm + ++ +++ ++++ n % n % n % n % Khuôn, bình thường 157 17 10,82 15 88,24 2 11,76 2 0 0 0 Sệt, không bình thường 86 48 55,81 14 29,17 21 43,75 11 22,91 2 4,12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Quang Tính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 21 - 27 25 Bảng 6. Kết qủa mổ khám bệnh tích đường tiêu hóa Tuần tuổi Số gà mổ khám Bệnh tích đường tiêu hóa Manh tràng Ruột non Trực tràng Số con (n) Tỷ lệ nhiễm % Số con (n) Tỷ lệ nhiễm % Số con (n) Tỷ lệ nhiễm % 3 4 4 100 0 - 0 - 4 15 15 100 2 13,33 0 - 5 11 9 81,82 3 27,27 0 - 6 7 4 57,14 2 28,57 1 14,28 7 6 3 50,00 2 33,33 1 16,67 8 3 1 33,33 2 66,67 1 13,33 Tổng 46 36 - 11 - 3 - Bình quân - - 70,38 - 33,83 14,76 Bảng 7: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu lực phòng trị bệnh cầu trùng Diễn giải ĐVT Lô I Lô II Số gà theo dõi Con 100 100 Tuổi xuất hiện bệnh trong đàn Ngày 22 21 Thời gian điều trị tới khỏi Ngày 3 7 Số con chết Con 2 4 Tỷ lệ chết do cầu trùng % 2 4 Nhận xét: bệnh tích ở manh tràng chiếm tỷ lệ cao nhất (70,38%) tiếp đó là bệnh tích ở ruột non (33,83%) và thấp nhất là bệnh tích ở trực tràng (14,76%). Bệnh tích ở manh tràng giảm dần theo tuổi gà. Bệnh tích ở ruột non gặp ở gà lớn hơn. Bệnh tích ở trực tràng ít gặp hơn. Điều này cho thấy ở mỗi vị trí trên đường ruột có các loài Emeria khác nhau ký sinh nhưng ở đây nghiên cứu chưa có điều kiện định loài, nên nếu nhìn ở góc độ bệnh lý thì thấy rằng bệnh cầu trùng ở xí nghiệp chăn nuôi Phổ Yên chủ yếu là do loài E. tenella gây ra ở gà con và E. necatrix, E. maxima gây ra ở gà lớn. Kết quả theo dõi cảm nhiễm bệnh cầu trùng gà Nhận xét: đến ngày thứ 22 ở lô I và ngày thứ 21 ở lô II thể hiện triệu chứng điển hình của bệnh như uống nhiều nước, giảm ăn, ủ rũ, xù lông, ỉa chảy, phân sống lúc đầu có màu nâu vàng, sau phân sáp có màu cà phê, có khi có bãi máu tươi trên nền chuồng. Sau khi thấy có triệu chứng chúng tôi sử dụng thuốc điều trị cho cả 2 lô. Đối với lô I dùng Hanzuril - 25 với liều 1ml/1 lít nước, lô II dùng RTD - Coccistop với liều 2 g/1 lít nước. Dưới tác động của thuốc điều trị tình trạng của bệnh giảm dần và mất đi sau 2 ngày điều trị ở lô I và 5 ngày điều trị ở lô II. Trong đó lô I đã chết 2 con, lô II đã chết 4 con. Vì thuốc xí nghiệp đã dùng nhiều, còn thuốc Hanzuril - 25 là thuốc mới được sử dụng nên hiệu quả cao hơn. Từ thực tế trên cho thấy trong chăn nuôi phải thường xuyên thay đổi thuốc, các thuốc phải có gốc hóa học khác nhau để nâng cao hiệu quả phòng trị bệnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Quang Tính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 21 - 27 26 Ảnh hưởng của 2 loại thuốc Hanzuril - 25 và Anti coccid - Diarrhoea đến sinh trưởng của gà Roos 308 (1 - 20 tuần tuổi) Bảng 8: Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm (g/con) Tuần tuổi Lô I Lô II n X CV n X CV Mới nở 50 80,04 ± 0,07 0,02 50 80,04 ± 0,07 0,02 1 44 208,17 ± 0,35 0,49 41 208,07 ± 0,33 0,48 2 37 358,08 ± 2,61 2,19 33 356,78 ± 2,66 2,20 3 36 518,07 ± 3,46 2,01 32 514,57 ± 3,49 2,02 4 48 681,73 ± 5,99 2,64 45 681,73 ± 6,11 2,76 5 64 865,02 ±11,02 3,82 39 855,52 ± 10,88 3,70 6 52 987,42 ±18,39 5,58 33 973,92±18,58 5,65 7 55 1101,57±18,81 5,12 40 1083,07±19,34 5,27 8 39 1188,12±12,24 3,09 55 1168,12±12,77 3,2 9 47 1269,06±23,52 5,56 52 1247,06±25,57 6,06 10 52 1355,66±15,64 3,52 57 1331,66±16,39 3,69 11 67 1404,05±32,69 6,98 44 1377,05±33,37 7,14 12 41 1492,57±25,17 5,06 67 1464,07±26,88 5,41 13 42 1590,69±29,22 5,51 62 1561,19±29,88 5,65 14 50 1686,76±21,52 3,83 42 1653,26±23,40 4,17 15 69 1755,07±22,75 3,89 36 1716,57±21,07 3,61 16 32 1830,46±34,22 5,61 34 1789,96±36,32 5,97 17 35 1895,08±24,17 3,83 42 1852,58±24,48 3,88 18 39 1955,78±32,54 4,90 32 1911,28±33,78 7,50 19 31 2014,63±32,93 4,99 35 1978,13±34,30 5,12 20 33 2072,37±27,69 4,01 33 2031,87±27,15 3,94 Khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn gà, phản ánh chất lượng giống và trình độ nuôi dưỡng tốt hay kém. Để xác định ảnh hưởng của thuốc Hanzuril - 25 và Anti coccid - diarhoea đến sinh trưởng của đàn gà chúng tôi tiến hành cân khối lượng gà qua các tuần tuổi. Kết quả khảo sát khối lượng của đàn gà được trình bày ở bảng 2.8. Bảng 8 cho thấy khối lượng cơ thể gà từ 1 - 3 tuần tuổi là tương đương nhau. Bắt đầu từ thứ 3 và thứ 4, sử dụng thuốc phòng trị cầu trùng cho cả 2 lô, lô I dùng Hanzuril - 25 và lô II dùng Anti coccid - diarhoea. Trong quá trình thí nghiệm, khối lượng gà tăng khá nhanh theo tuổi tới kết thúc 6 tuần tuổi gà lô I đạt 987,42 g/con, lô II đạt 973,92 g/con chênh lệch nhau 13,5 g/con. Nhưng tới kết thúc 20 tuần tuổi sự chênh lệch của 2 lô cũng tăng lên, lô I đạt 2072,37 g/con, lô II đạt 2031,87 g/con chênh lệch nhau 40,5 g/con. Điều này cho thấy trong cùng một điều kiện nuôi gà sinh sản Ai Cập phải chịu chế độ ăn khống chế để kiểm soát tăng khối lượng đạt chuẩn khi vào đẻ theo yêu cầu của phẩm giống. Tuy nhiên vẫn cùng 2 khẩu phần ăn khống chế lô gà nào ít chịu ảnh hưởng xấu của bệnh tật thì sẽ cho sức khỏe và mức tăng trọng tốt hơn. Với kết quả theo dõi đã thu được chúng tôi cho rằng sự tăng trọng của gà lô I là tốt hơn so với lô II, tuy không rõ rệt nhưng vẫn thể hiện vai trò của thuốc Hanzuril - 25 tới kiểm soát tình trạng bệnh cầu trùng trên đàn gà là tốt hơn Anti coccid - diarhoea. KẾT LUẬN Giống gà Ross – 308 nhiễm cầu trùng với tỷ lệ thấp 21,28%, chủ yếu ở mức độ nhiễm nhẹ chiếm 51,08% còn nhiễm rất nặng chiếm 2,89%. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm thay Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Quang Tính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 21 - 27 27 đổi theo độ tuổi cụ thể: gà trong độ tuổi >2-5 TT tỷ lệ nhiễm cao nhất 31,88% với cường độ nhiễm rất nặng 5,88%. Bệnh cầu trùng ở giống gà Ross – 308 thấy ở cả hai mùa Thu và Đông nhưng trong mùa Thu tỷ lệ cao hơn mùa Đông tương ứng 25,19% và 19,72%. Bệnh cầu trùng ở giống gà Ross – 308 với bệnh tích ở manh tràng chiếm tỷ lệ cao 70,38%. Cả hai chế phẩm đều không làm ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ nuôi sống của gà. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bạch Mạnh Điều (2004), Bệnh cầu trùng gà, bồ câu ở một số khu vực phía Bắc và giải pháp phòng trị, Luận án Tiến sĩ khoa học nông nghiệp. [2]. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Quang Tuyên, Nguyễn Văn Quang (1999), Giáo trình ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [3]. Lê Văn Năm (2003), Bệnh cầu trùng ở gia súc gia cầm, Nxb Nông nghiệp, [4]. Hoàng Thạch (1997), “ Kết quả xét nghiệm bệnh tích đại thể và vi thể ở gà bị bệnh cầu trùng”, Tạp chí KHKT thú y, IV (1). [5]. Nguyễn Văn Thiện (2002), Phương pháp nghiên cứu thí nghiên trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [6]. Khizerr Hayarr, Muhamad, Maharr, Ayae (2006), Bệnh cầu trùng ở gia súc gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội (người dịch Nguyễn Đình Chí). SUMMARY SITUATION OF COCCIDIOSIS INFECTION OF ROSS-308 CHICKENS AT PHO YEN HUSBANDRY COMPANY AND EFFICIENCY OF 2 TYPES OF MEDICINES HANZURIL-25 AND ANTICOCCIDAE-DIARRHOEA IN THE TREATMENT Nguyen Quang Tinh* College of Agriculture and Forestry - TNU In recent years, coccidiosis has been still a problem both in concentrated poultry husbandry as well as free-range husbandry in provinces in the country. The study was implemented on the breeding poultry heard Ross-308 at the company in Pho Yen showed that: 21.28% of the surveyed total of Ross-308 chickens was infected with cocci. Slightly infected chickens were mainly and occupied about 51.08% and very severely infected chicken occupied just about 2.89%. The infected rate and frequency varied according to ages, especially chicken at the ages of over 2-5 weeks of age with the highest infected rate 31,88% and severely infected frequency was 5.88%. Coccidiosis of Ross- 308 chickens displayed in both seasons, the autumn and the winter, it, however, was higher in the autumn than that in the winter, 25.19% and 19.72% respectively. The result of operation to determine coccidiosis of the Ross-308 breed showed a greatest level, 70.38% in caecum and 14.76% in rectum. Both Hanzuril-25 and Anti coccidae-diarrhoea did not negatively affect on chicken’s survival rate. Key words: Ross-308 chickens, coccidiosis, prevention and treatment. Ngày nhận bài: 06/2/2103, ngày phản biện: 15/3/2013, ngày duyệt đăng:26/3/2013 * Tel: 0988 675651 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_hinh_mac_benh_cau_trung_tren_ga_giong_ross_308_tai_xi_n.pdf
Tài liệu liên quan