Xuan Son, one of four highland communes, belongs to Xuan Son National Park. It has only 6.548
hectares of national forest but has numerous listed plant taxons (530 species) with many valuable
medicinal plant. In the resuilt of plant diversity investigation, we counted 530 species, 382 genus,
134 families in 6 phyla vascular higher plants: Psitophyta, Licopodiophyta, Equisetophyta,
Polypodiophyta, Pynophyta, Magnoliophyta. In there, 323/530 species are used to medicine (gains
60.94 percentage in all counted species). The diversity of medicinal resoure is exhibited in taxons,
distribution and in treated value .
6 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Yến và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 77 - 82
77
TÍNH ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở XÃ XUÂN SƠN,
HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
Nguyễn Thị Yến1*, Lê Ngọc Công2, Đỗ Hữu Thư3, Nguyễn Thị Hải Yến1
1Trường Đại học Khoa học - ĐHTN, 2Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN,
3Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
TÓM TẮT
Xuân Sơn là một trong 4 xã miền núi thuộc Vườn Quốc gia Xuân Sơn, với diện tích tự nhiên chỉ
với 6.548 ha, nhưng số lượng các taxon thực vật thống kê được ở đây khá phong phú và đa dạng
(530 loài), trong đó có nhiều loài cây thuốc có giá trị. Kết quả điều tra thực địa về tính đa dạng
nguồn tài nguyên thực vật (đặc biệt là cây thuốc), chúng tôi đã thống kê được 530 loài, 382 chi và
134 họ thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch: Quyết lá thông (Psilotophyta), Thông đất
(Licopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta),
Mộc lan (Magnoliophyta). Trong số đó có 323/530 loài được sử dụng làm thuốc (chiếm 60,94%)
tổng số loài thống kê được. Sự đa dạng nguồn dược liệu ở đây thể hiện ở số lượng các taxon, sự
phân bố trong nhiều sinh cảnh khác nhau và về giá trị sử dụng trong chữa trị bệnh.
Từ khoá: Xuân Sơn, Vườn Quốc gia, taxon, thực vật bậc cao có mạch, dược liệu.
∗
MỞ ĐẦU
Xuân Sơn là một xã miền núi nằm ở phía Tây
Nam của huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ), tổng
diện tích đất tự nhiên 6548 ha, trong đó chủ
yếu là đất lâm nghiệp chiếm trên 60%.
Xã Xuân Sơn nằm trong vành đai nhiệt đới nên
có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa
đông lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm biến
động từ 220C - 250C, lượng mưa trung bình từ
1500 - 2000 mm. Đó là những điều kiện thuận
lợi để thảm thực vật rừng phát triển.
Trên địa bàn xã có 2 dân tộc chính là người
Dao và người Mường, sống phân bố trong 5
xóm (Cỏi, Lấp, Dù, Lạng và Lùng Mằng).
Nguồn sống chính của cộng đồng dân cư ở đây
là sản xuất nông nghiệp, trồng lúa nước, nhưng
chủ yếu vẫn là canh tác nương rẫy truyền
thống và khai thác nguồn tài nguyên rừng.
Để góp phần đánh giá đầy đủ về giá trị nguồn
tài nguyên cây có ích ở xã Xuân Sơn làm cơ sở
định hướng cho công tác quản lý, bảo tồn
nguồn tài nguyên sinh vật, chúng tôi đã tiến
hành điều tra, phân loại các nhóm thực vật
quan trọng ở xã Xuân Sơn.
∗
Tel: 0912804990
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp điều tra trong dân: Phỏng vấn,
ghi chép giá trị và cách thức sử dụng các loài
cây, thu thập mẫu vật, chụp ảnh các mẫu vật
dùng làm thuốc do người dân cung cấp.
- Phương pháp điều tra thực địa:
+ Cùng người dân địa phương đi khảo sát, thu
thập mẫu trên tất cả các lối đi trong làng và
trong vườn.
+ Tiến hành các tuyến điều tra và lập các ô
tiêu chuẩn để thu mẫu (theo Nguyễn Nghĩa
Thìn 2007 và Hoàng Chung 2006).
- Định loại, xác định tên khoa học theo sách:
“Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ
(1991, 1993); “Thực vật chí Việt Nam tập 1 –
16”; “Từ điển cây thuốc” của Võ Văn Chi
(1996); “Danh lục thực vật Việt Nam tập II
(2003), tập III (2005)”.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tuy diện tích khu vực nghiên cứu chỉ 6548
ha, nhưng số lượng các taxon thực vật thống
kê được ở đây khá phong phú và đa dạng, có
530 loài, 382 chi và 134 họ thuộc 6 ngành
thực vật bậc cao có mạch. Trong số đó có
323/530 loài được sử dụng làm thuốc, chiếm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Yến và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 77 - 82
78
60,94% tổng số loài thống kê được. Sự đa
dạng nguồn dược liệu ở đây thể hiện ở số
lượng các taxon, sự phân bố trong nhiều sinh
cảnh khác nhau và về giá trị sử dụng.
Sự đa dạng về số lượng các taxon
- (Bảng 1).
Từ số liệu bảng 1 cho thấy: Tỷ lệ loài có giá
trị làm thuốc so với tổng số loài thực vật thu
được ở khu vực nghiên cứu khá cao: 76,86%
tổng số họ, 67,80% tổng số chi và 60,94%
tổng số loài.
Sự đa dạng các taxon cây thuốc trong các
kiểu thảm thực vật
Sự phân bố các taxon cây thuốc trong rừng
tự nhiên
Rừng tự nhiên là nơi mà môi trường ít bị biến
đổi, đất còn tốt, độ ẩm cao, do đó có nhiều
loài thực vật ưa ẩm và chịu bóng tồn tại. Ở
đây đã thống kê được đại diện của 5 ngành
thực vật (Bảng 2).
Số liệu ở bảng 2 cho thấy: 3 ngành chỉ có 1
họ, 1 chi và 1 loài là: ngành Quyết lá thông
(Psilotophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta)
và ngành Thông (Pinophyta). Ngành Dương
xỉ (Polypodiophyta) có 3 họ (chiếm 7,50%), 5
chi (chiếm 8,47%) và 6 loài (chiếm 9,09%).
Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có số họ, chi
và loài lớn nhất: 34 họ (chiếm 85%), 51 chi
(chiếm 86,33%) và 57 loài (chiếm 86,36%).
Sự phân bố các taxon cây thuốc ở thảm cây bụi
Thảm cây bụi ở đây là thảm thực vật thứ sinh,
nó được hình thành do rừng bị khai thác cạn
kiệt, lặp đi lặp lại nhiều lần. Số lượng các họ,
chi và loài của thực vật làm thuốc được trình
bày ở bảng 3.
Bảng 1. So sánh tỷ lệ các họ, chi, loài cây thuốc với các họ, chi, loài thực vật ở KVNC
TT Ngành thực vật
Họ cây
thuốc/Họ
thực vật
Tỷ lệ
(%)
Chi cây
thuốc/Chi
thực vật
Tỷ lệ
(%)
Loài cây
thuốc/Loài
thực vật
Tỷ lệ
(%)
1 Quyết lá thông (Psilotophyta) 1/1 100 1/1 100 1/1 100
2 Thông đất (Licopodiophyta) 1/2 50 1/3 33,33 1/4 25
3 Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 1/1 100 1/1 100 1/1 100
4 Dương xỉ (Polypodiophyta) 6/11 54,54 7/13 53,84 11/19 57,89
5 Thông (Pinophyta) 1/2 50 1/3 33,33 1/3 33,33
6 Mộc lan (Magnoliophyta) 93/117 79,48 248/361 68,69 308/502 61,35
6.1. Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) 77/98 78,57 209/295 70,84 261/411 63,50
6.2. Lớp Hành (Liliopsida) 16/19 21,43 39/66 29,16 47/91 36,50
Tổng cộng 103/134 76,86 259/382 67,80 323/530 60,94
Bảng 2. Sự phân bố các taxon cây thuốc ở Rừng tự nhiên tại KVNC
TT Ngành thực vật
Họ Chi Loài
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng Tỷ lệ (%)
Số
lượng Tỷ lệ (%)
1 Quyết lá thông (Psilotophyta) 1 2,50 1 1,70 1 1,52
2 Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 1 2,50 1 1,70 1 1,52
3 Dương xỉ (Polypodiophyta) 3 7,50 5 8,47 6 9,09
4 Thông (Pinophyta) 1 2,50 1 1,70 1 1,52
5 Mộc lan (Magnoliophyta) 34 85,00 51 86,33 57 86,36
5.1.Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) 27 79,41 35 68,62 37 64,91
5.2.Lớp Hành (Liliopsida) 7 20,59 16 31,38 20 35,09
Tổng cộng 40 100 59 100 66 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Yến và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 77 - 82
79
Bảng 3. Sự phân bố các taxon cây thuốc ở thảm cây bụi tại KVNC
TT Ngành thực vật
Họ Chi Loài
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
1 Thông đất (Licopodiophyta) 1 1,61 1 0,70 1 0,60
2 Dương xỉ (Polipodiophyta) 4 6,45 4 2,82 5 3,01
3 Mộc lan (Magnoliophyta) 57 91,94 137 96,48 160 96,39
3.1. Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) 52 91,23 124 90,51 149 93,13
3.2. Lớp Hành (Liliopsida) 5 8,77 13 9,49 11 6,87
Tổng cộng 62 100 142 100 166 100
Bảng 4. Sự phân bố các taxon cây thuốc ở thảm cỏ tại KVNC
TT Ngành thực vật
Họ Chi Loài
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng Tỷ lệ (%)
Số
lượng Tỷ lệ (%)
1 Dương xỉ (Polipodiophyta) 2 6,25 2 2,74 2 2,33
2 Thông đất (Licopodiophyta) 1 3,13 1 1,37 1 1,16
3 Mộc lan (Magnoliophyta) 29 90,62 70 95,89 83 96,51
3.1. Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) 27 93,10 62 88,57 76 91,57
3.2. Lớp Hành (Liliopsida) 2 6,90 8 11,43 7 8,43
Tổng cộng 32 100 73 100 86 100
Số liệu ở bảng 3 chỉ ra rằng: Tổng số họ là 62,
tổng số chi là 142, tổng số loài là 166. Đáng
chú ý là đại diện của ngành Quyết lá thông
(Psilotophyta), ngành Cỏ tháp bút
(Equisetophyta) và ngành Thông (Pinophyta),
không có mặt ở thảm cây bụi. Điều này có
thể giải thích do môi trường ở đây nhiều ánh
sáng, độ ẩm thấp, đất xấu không thích hợp
cho sự phát triển của chúng.
Sự phân bố các taxon cây thuốc ở thảm cỏ
Thảm cỏ ở vùng này phân bố rải rác, đó là
kiểu thảm thứ sinh nhân tác. Nó được hình
thành do quá trình tàn phá rừng lặp đi lặp lại
nhiều lần trong nhiều năm (khai thác gỗ, củi
đến mức cạn kiệt kết hợp với chăn thả gia súc
tự do của người dân). Thảm cỏ là giai đoạn
gần cuối cùng (chỉ trước bán sa mạc và sa
mạc) của quá trình diễn thế suy thoái. Số
lượng các taxon được trình bày ở bảng 4.
Từ số liệu bảng 4 cho thấy: Cũng như ở thảm
cây bụi, ở đây không có đại diện của ngành
Quyết lá thông (Psilotophyta), ngành Cỏ tháp
bút (Equisetophyta) và ngành Thông
(Pinophyta). Nhiều nhất là đại diện của ngành
Mộc lan với 29 họ, 70 chi và 83 loài. Tuy
nhiên số lượng taxon ở tất cả các bậc đều ít
hơn so với chúng ở rừng và thảm cây bụi.
Sự đa dạng về giá trị sử dụng
Cây cỏ ở đây được người dân sử dụng để
chữa nhiều bệnh khác nhau. Chỉ tính riêng 22
loài trong số 323 loài cây thuốc được đề cập ở
bảng 5 cũng đã dùng để chữa được 40 loại
bệnh khác nhau. Không những nhiều loài
được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, mà
ngay 1 loài cũng có thể chữa được nhiều
bệnh. Ví dụ loài Sòi tía (Sapium discolor) có
thể dùng để chữa táo bón, viêm thận phù
thủng, xơ gan cổ trướng, lở loét, mụn nhọt
ngoài da. Loài Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus
urinaria) dùng để chữa bệnh mụn nhọt, đinh
râu, lở ngứa, khớp sưng đau, mắt sưng đỏ,
bệnh về gan, v.v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Yến và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 77 - 82
80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Yến và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 77 - 82
81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Yến và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 77 - 82
82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Y tế (1983), Danh liệu Việt Nam (thuốc
dân tộc), tập II, Nxb Y học, Hà Nội.
[2]. Đỗ Huy Bích và cs (1993), Tài nguyên cây
thuốc Việt Nam, Nxb KH&KT, Hà Nội.
[3]. Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt
Nam, Nxb Y học, Hà Nội.
[4]. Hoàng Chung (2006), Phương pháp nghiên
cứu quần xã thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[5]. Phạm Hoàng Hộ (1992, 1993), Cây cỏ Việt
Nam, quyển I -III, Motreal.
[6]. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị
thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.
[7]. Trần Đình Lý (1993), 1900 loài cây có ích ở
Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.
[8]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp
nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[9]. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi
trường, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
(2003, 2005), Danh lục thực vật Việt Nam, tập II
(2003), tập III (2005), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
SUMMARY
THE DIVERSITY OF MEDICINAL PLANT RESOURCE IN XUAN SON
COMMUNE - TAN SON DISTRICT - PHU THO PROVINCE
Nguyen Thi Yen1∗, Le Ngoc Cong2, Do Huu Thu3, Nguyen Thi Hai Yen1
1
College of Science - TNU, 2College of Education - TNU
3Institute of Biologycal Ecology and Resources
Xuan Son, one of four highland communes, belongs to Xuan Son National Park. It has only 6.548
hectares of national forest but has numerous listed plant taxons (530 species) with many valuable
medicinal plant. In the resuilt of plant diversity investigation, we counted 530 species, 382 genus,
134 families in 6 phyla vascular higher plants: Psitophyta, Licopodiophyta, Equisetophyta,
Polypodiophyta, Pynophyta, Magnoliophyta. In there, 323/530 species are used to medicine (gains
60.94 percentage in all counted species). The diversity of medicinal resoure is exhibited in taxons,
distribution and in treated value .
Key words: Xuan Son, National Park, Taxon, Phyla vascular higher plants, medicinal.
∗
Tel: 0912804990
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_33424_37245_79201285957tap8200012_4155_2052311.pdf