Tính chất tự thuật trong tiểu thuyết Gia đình bé Mọn của Dạ Ngân - Lê Thị Thúy Hằng

Từ điểm nhìn nhân vật, Tiệp không ngại miêu tả những đam mê xác thịt với Đính: “Tiệp thấy mình bạo dạn và lão luyện, sự dịu dàng của thịt da đằm thắm, ngọt ngào” [2, tr. 157]; thẳng thắn trong cách lột tả nét tính cách của Tuyên: “Chợt thấy tai chồng mình nhỏ như tai chuột, theo nhân tướng học, nó cho thấy một sự nghiệp long đong dù người đó có hy sinh cả những mối quan hệ nhân nghĩa riêng tư cho nó, có thể lắm vì tính cách phẳng lỳ, nhạt nhẽo và ba phải của Tuyên” [2, tr. 59]; và triết lý về tình mẫu tử: “Không đứa con nào có thể thay thế đứa nào trong lòng mẹ, tình mẫu tử không chật nhưng nó nhiều ngăn, các đứa con bình đẳng nhau trong những cái ngăn đó mà nếu có một cái ngăn bỗng chốc trống đi thì nó sẽ sụp xuống thành một nấm mồ chứ không thể lấp đầy bằng ai khác” [2, tr. 137-138]. Có lúc người kể chuyện ngôi ba trao vai, chuyển điểm nhìn cho đứa con gái mới 14 tuổi đặt ra câu hỏi mang chính nỗi băn khoăn của Tiệp/tác giả như: “Ba có cô Tàm gì đó rồi sao ba chưa chịu ký đơn với mẹ?” [2, tr. 79]; “Mẹ ơi, bộ mẹ và ba Đính xục xịch hai đầu hoài sao? Mẹ con mình cứ tạm bợ hoài vậy sao?” [2, tr. 202]. Nhân vật - người kể chuyện lúc này không đơn thuần là kẻ toàn tri, “biết tuốt”, có quyền điều khiển câu chuyện nữa mà chính người kể chuyện cũng có dịp nhìn lại mình qua suy nghĩ, lời nói, hành động của các nhân vật khác trong truyện. Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên như chắt ra từ ruột gan, ngôn từ giản dị, không cầu kì biến tiểu thuyết Gia đình bé mọn thành câu chuyện đời tự kể. Những “nầy”, “nì”, “thiệt”, “giỡn” đã làm nên nét nhấn nhá rất duyên cho tác phẩm. Nhà văn trở nên linh hoạt trong cách sử dụng ngôn ngữ, lối miêu tả các trạng thái cảm xúc và cảm giác. Khi là sự thấu hiểu, xa xót nao lòng: “Đứa con lắc đầu không nói nhưng trông nó già như một bà cụ trong nỗi đau khổ giữa mớ bùng nhùng ba mẹ và những mối dây từ đó mà ra” [2, tr. 25]; Khi bi hài trong hoàn cảnh nhẽ ra không có gì đáng cười: “Đàn bà con gái đi thử thaiTÍNH CHẤT TỰ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT GIA ĐÌNH BÉ MỌN. 69 phải nộp tới 750ml nước tiểu hoá ra để cúng y tá, bác sỹ nước tiểu thì bán cho dân trồng rau còn chai thì bán lại cho bọn sản xuất rượu lậu” [2, tr. 243]. Khi chất giọng đầy vẻ châm biếm, hài hước vì bất thần Đính bị “áp vô gốc cây dùng cây kéo sởn một nhát nhanh như AQ bị người ta cách mạng cái đuôi sam đi” [2, tr. 41]. Dạ Ngân đã chắt lọc ngôn ngữ, nén chặt nó để chuyển tải lượng thông tin mang sức nặng đời người. 3. Đúng như nhận định của Hội Nhà văn Hà Nội về tác phẩm được nhận giải thưởng năm 2005: “Dù đôi chỗ có dấu hiệu phân vân và ngập ngừng giữa yếu tố tự truyện và hư cấu, Gia đình bé mọn là cuốn tiểu thuyết chắc tay, chứng tỏ độ chín của cây bút nữ được độc giả yêu mến từ đồng bằng sông Cửu Long, hiện sống và viết tại Hà Nội” [Dẫn theo]. Có hay không từng khúc đoạn hiện thực cuộc đời Dạ Ngân hiện lên rành rẽ qua cách nhà văn miêu tả số phận Tiệp và những người thân của chị? Chúng ta có thể hoài nghi. Nhưng ngôn ngữ ấy, tâm sự ấy chỉ có thể được cất ra từ chính trải nghiệm và từ chính người trong cuộc mà không hề né tránh. Vượt ra cái gọi là “bé mọn” của không gian nghệ thuật và đời tư người viết, người đọc như ngầm cảm nhận được một thứ phức cảm sâu xa hơn. Đó là bi kịch của những số phận, những cuộc đời ít lành lặn, tròn trịa mà cứ dở dang nối tiếp, truyền kiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tác phẩm không bao quát tất cả những bức bách của xã hội, nhưng qua bi kịch gia đình, bộ mặt xã hội hiện lên toàn vẹn với nhiều nỗi bi hài.

pdf6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính chất tự thuật trong tiểu thuyết Gia đình bé Mọn của Dạ Ngân - Lê Thị Thúy Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 04(16)/2010: tr. 64-69 TÍNH CHẤT TỰ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT GIA ĐÌNH BÉ MỌN CỦA DẠ NGÂN LÊ THỊ THUÝ HẰNG Trường Đại học Phú Xuân, Huế Tóm tắt: Gia đình bé mọn của Dạ Ngân là một trong những tiểu thuyết mang tính chất tự thuật của văn xuôi Việt Nam cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Ở đó gia đình và những phận đời phụ nữ cũng như sự hoá thân của nhà văn được bộc lộ rõ nét và sâu sắc qua nhân vật Mỹ Tiệp. Không cầu kỳ, hoa mỹ mà chỉ bằng những điều muốn nói, Dạ Ngân đã sử dụng ngôn ngữ, cách kể chuyện mang nét rất riêng xây dựng nên cuốn tiểu thuyết mà đọc nó chúng ta thấy thấp thoáng bóng dáng cuộc đời mình. Thành công của Gia đình bé mọn góp phần khẳng định vai trò cũng như xu hướng phát triển của thể loại tiểu thuyết tự thuật trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại. 1. Trong Hội thảo về tiểu thuyết tổ chức tại Trường Đại học Strasbourg năm 1970 đã có một số bản báo cáo đề cập đến vai trò và triển vọng của tiểu thuyết tự thuật trong việc đổi mới thể loại tiểu thuyết. Các nhà lý luận đều cho rằng đi vào tự thuật là một hướng có triển vọng và có thể đổi mới tiểu thuyết theo hướng ấy. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến phân biệt rạch ròi giữa tự thuật và tiểu thuyết. Đặc trưng của tiểu thuyết là hư cấu, còn đặc trưng của tự thuật là sự thật về bản thân mình. Jacques Petit, một trong những người hướng theo sự phân định này, cho rằng không thể đổi mới tiểu thuyết bằng tự thuật. Đây là một hướng không có triển vọng. Theo ông, “nhà tiểu thuyết làm sao tránh khỏi lúng túng khi kể về bản thân mình, vì nếu kể trung thực thì không phải là tiểu thuyết, chừng nào không có xây dựng lại thì không có tiểu thuyết thực sự, mà nếu xây dựng lại thì còn đâu là tính trung thực của tự thuật” [3, tr. 130]. Mặc dù mỗi tác giả đều có những luận giải chứng minh cho ý kiến của mình, nhưng văn học với những ngả đường khác nhau lại không đi theo một khuôn thước định sẵn. Sự thật cho những nhận định về thể loại tiểu thuyết đi ngược lại với những gì mà các tác giả của thế kỷ XX đoán định. Nhà văn không còn băn khoăn mình đang viết tiểu thuyết hay viết tự thuật mà có thể thấy, từ tiểu thuyết, người đọc cảm nhận được bóng dáng nhà văn và nhà văn cùng những tác phẩm ấy dung chứa cả nỗi bi hài của cuốn tiểu thuyết đời người và đời mình. Như một sự trải nghiệm của bản thân trong hành trình kiếm tìm cội nguồn sáng tạo, M. Kundera từng đúc kết: “Tất cả mọi tiểu thuyết của thời đại đều chăm chú vào bí ẩn của cái tôi” [1, tr. 27]. Những bí ẩn đó trước hết là việc khám phá thế giới khác nhau của mỗi cá nhân trong xã hội và cả những bức xạ của mỗi cá nhân qua những quan niệm của anh ta trước cuộc đời. Nhà văn chính là người làm được và làm tốt thiên chức của mình trong hành trình kiến tạo tác phẩm. Ở phương Tây, xu hướng tự thuật phát triển vào thế kỷ XVIII. Đặc biệt từ thập niên 80 của thế kỷ XX trở lại đây, hàng loạt tiểu thuyết tự thuật (hay mang dáng dấp tự thuật) ra đời của những nhà văn thuộc nhiều thế hệ khác nhau: Dối mà thật của Louis Aragon TÍNH CHẤT TỰ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT GIA ĐÌNH BÉ MỌN... 65 (1980), Nathalie Sarraute với Tuổi thơ (1983), Người tình của M. Duras (1984), Điền viên (1981) và Cây keo (1989) của Claude Simon Ở Việt Nam cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, nhiều cuốn tiểu thuyết có tính chất tự thuật xuất hiện. Một số cuốn tiểu thuyết “chăm chú vào bí ẩn của cái tôi”, lấy chất liệu từ cuộc đời riêng tư của tác giả: Ba người khác (Tô Hoài), Chuyện kể năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn), Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải), Một mình một ngựa (Ma Văn Kháng) Hòa trong xu hướng viết như giãi bày đó, Gia đình bé mọn là một trong những cuốn tiểu thuyết mang tính tự thuật của Dạ Ngân. 2. Đọc Gia đình bé mọn, độc giả không khỏi cưỡng lại ý muốn quy chiếu hiện thực tác phẩm vào hiện thực đời sống của nhà văn. Tìm hiểu những câu chuyện về cuộc đời tác giả, có thể khẳng định, Gia đình bé mọn lấy chất liệu từ chính đời riêng của nữ văn sỹ đầy nỗi truân chuyên này. Tuy vậy, gạt bỏ những quy chiếu cuộc đời tác giả vào tác phẩm, Gia đình bé mọn được tiếp nhận trước hết là một tiểu thuyết – tiểu thuyết có tính chất tự thuật. 2.1. Gia đình và những phận đời phụ nữ Tác phẩm xoay quanh cuộc đời của nữ nhà văn Tiệp trong các mối quan hệ giữa quá khứ / hiện tại, cá nhân / gia đình. Gia đình bé mọn là cuốn tiểu thuyết kể chuyện gia đình hay những gia đình với những mảnh đời, số phận gắn kết chặt chẽ với nhân vật chính tạo nên sự hô ứng, đan bện độc đáo. Chung quanh cuộc đời Mỹ Tiệp là đại gia đình ba thế hệ toàn phụ nữ goá chồng, không chồng hoặc bỏ chồng, lặp lại đến mức ngột ngạt. Gia đình (1): Nơi Tiệp sinh ra và lớn lên với những người đàn bà goá chồng, không chồng. Gia đình luôn phải gồng mình lên gánh chịu bất hạnh và cả sự kiêu hãnh của một mái nhà thiếu hơi ấm đàn ông mà vẫn xem văn hoá truyền thống là nền tảng. Gia đình (2): Gia đình hạt nhân, Tiệp – Tuyên, mỗi người là một mảnh rời rạc, chẳng có chút kết dính, vì thế tan vỡ là tất yếu. Gia đình (3): Gia đình Tiệp – Đính, người đàn ông cùng Tiệp đi qua mười một năm khổ nạn, yêu đương trong cảnh kẻ Nam người Bắc, trong cái nghèo khổ một thời và trong cả những điều tiếng tàn nhẫn của dư luận xã hội. Con đường đời của Tiệp là đi từ gia đình 1 đến gia đình 3, con đường chênh chao, đắng đót mà Tiệp phải gắng gỏi vun vén để có được hạnh phúc với Đính - người đàn ông lý tưởng của cô. Tiệp chấp nhận từ bỏ sự yêu thương, chăm sóc của gia đình lớn, ly hôn với Tuyên, lìa xa hai đứa con đang độ tuổi khôn lớn cần sự chăm sóc, dìu dắt của người mẹ để đến nơi có cái gọi là hạnh phúc, là “chính danh” cho người đàn bà nửa đời phải sống trong dư luận. Nơi đó chỉ có Đính - người đàn ông định mệnh của đời nàng và một “mái nhà tranh hai trái tim vàng” theo đúng nghĩa. Nhưng Tiệp chấp nhận tất cả, chấp nhận trong nỗi đau nhiều hơn là niềm cảm thông, chia sẻ. Những tưởng mọi sự sẽ trở nên suôn sẻ với Tiệp. Song một trận bão bao giờ cũng bắt đầu khi trời im ắng nhất. Đứa con gái của Tiệp học hành đứt quãng, lập gia đình chóng LÊ THỊ THÚY HẰNG 66 vánh, có con và đau đớn thay, tức tưởi trong tiếng khóc: “Mẹ ơi, con cần mẹ, con khổ quá. Chồng con ảnh có người khác, người ta còn gọi điện đòi con nhường chồng nữa” [2, tr. 292]. Vòng tròn của sự bất hạnh, khổ đau cứ siết chặt, vây hãm lấy Tiệp và bất kỳ lúc nào cũng chờ đợi để thắt chặt vào những người nàng yêu thương. “Bù và trừ, lẽ nào cuộc đời lại nhẫn tâm với nàng như vậy? Đây là cái giá nữa cho sự đèo bòng của nàng? Tại vì nàng bỏ rơi con hay vì thế giới bổng lộc của ba nó làm cho nó buông thả, uất ức, quát mắng, tiêm nhiễm và đã đến lúc chính nó phải trả giá?” [2, tr. 294]. Lời tự vấn của Tiệp? Lời biện minh? Hay đó là số phận luôn đeo bám người phụ nữ đa đoan này? Bao bọc quanh Tiệp là những lo toan, nặng gánh gia đình. Gia đình mẹ nàng, gia đình nàng và gia đình của đứa con gái nhỏ một lần nữa làm nàng gần như kiệt sức. “Một người mẹ như nàng thì bao xa nữa mới đi hết con đường mẫu tử của mình Hình như con đường ấy quá dài, nó trải ra, thác ghềnh, sông ngòi, biển cả và tận cùng chắc chắn sẽ là một nắm đất, nhưng cho dù có là một nắm đất mệt nhoài đi nữa thì hành trình ấy chắc gì đã kết thúc” [2, tr. 294]. Người mẹ mãi mãi vẫn là người dõi theo, lo lắng và vun vén cho hạnh phúc của những đứa con mình. 2.2. Hình tượng nhân vật trung tâm - sự hoá thân của nhà văn Gia đình bé mọn thu hút người đọc không phải bằng hệ thống nhân vật đông đúc, với nhiều mảnh đời khác nhau mà hạt nhân câu chuyện là Tiệp - sự hoá thân của nhà văn. Cuộc đời nhân vật/nhà văn hiện rõ qua các mối quan hệ gia đình: Tuyên (chồng Tiệp), Viết Đính (người đàn ông định mệnh của đời Tiệp), Thu Thi, Vĩnh Chuyên (con Tiệp), cô Tư Ràng (cô Tiệp). Các nhân vật không tách biệt mà gắn kết với nhau dù vẫn có sự gắn kết không hoàn hảo. Nhân vật Mỹ Tiệp hiện lên là người phụ nữ mẫn cảm, mạnh mẽ và yêu hết mình. Cuộc sống gia đình Tiệp được bắt đầu từ quyết định lấy Tuyên trong ranh giới sự sống và cái chết mỏng manh của thời buổi chiến tranh và cuộc hôn nhân không tình yêu này là căn nguyên cho mọi dang dở của tình duyên, gia đình, con cái. Bước ra từ trong khốc liệt của chiến tranh, hơn ai hết, Tiệp thấu hiểu thế nào là nỗi đau mất người thân, gia đình ly tán, dân tộc chìm trong bom đạn. Nhưng cuộc chiến không tiếng súng của thời hoà bình cũng âm ỉ, nhức buốt, trở thành nỗi ám ảnh trong lòng những người từng đi qua thời loạn lạc. Đó là hiện thực của thời kỳ bao cấp và con người dần dần bị băng hoại chân giá trị trong cái rối ren của xã hội. Giữa cái khốc liệt ấy, Tiệp đã chèo lái gia đình nuôi hai đứa con. Tuyên, chồng Tiệp, chỉ biết chạy theo những bản báo cáo thành tích, hư danh và thăng chức. Bản năng khao khát được che chở cũng như sự mẫn cảm của người đàn bà đã không cho phép Tiệp tiếp tục sống với người đàn ông thiếu tình thương, sự quan tâm, chia sẻ. Hai lần sinh con, ba lần vỡ kế hoạch, Tiệp cũng “tự chiến đấu với mọi công đoạn” [2, tr. 51] mà không có chồng bên cạnh, những chuyến công tác hay những hành động xu nịnh cấp trên của Tuyên là sự tích tụ của những hạt cát lâu ngày trở nên nặng nề. Tiệp không còn đủ sức mang vác. Trút bỏ nó đồng nghĩa với việc Tiệp thách thức với họ hàng, với Tuyên, với bản thân mình và với cả xã hội. Chia tay là cái kết tất yếu của tình yêu bị đánh cắp. TÍNH CHẤT TỰ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT GIA ĐÌNH BÉ MỌN... 67 Tiệp đã bỏ lại sau lưng tất cả những cố gắng vá víu, hàn gắn của gia đình, những van xin và doạ nạt của Tuyên, sự trù dập của cơ quan và cả những ánh mắt xoi mói, mỉa mai của xã hội để đến với Đính. Bên cạnh Tiệp là Viết Đính ngang tàng, cá tính, sống vì tình yêu thương xuất hiện và gắn bó với nàng suốt nửa sau của cuộc đời. Viết Đính hiện lên qua cách Tiệp miêu tả về người đàn ông định mệnh, “vẻ ngoài không giống ai ở cái xứ heo hút nầy, anh ta khoảng bốn lăm hay bốn bảy gì đó, tóc muối tiêu để dài ngổ ngáo, áo bludông màu kem sờn sờn, quần phăng suông sẫm màu, dép nhựa Lào thịnh hành và túi giả da vàng vàng đeo vai hư khoá thò từ trong ra ống điếu thuốc lào như một họng súng” [2, tr. 33]. Chính cái lạ lạ, bất cần, không giống ai của Đính có sức thu hút mạnh mẽ đối với Tiệp. Và cứ nối tiếp những lần ra Bắc vào Nam, những nhớ thương, chia cắt chỉ được bù đắp chóng vánh, vội vã, vụng trộm khi cả hai được bên nhau. Chỉ bên Đính, cảm giác yêu đương ở Tiệp mới thực sự được đánh thức. “Những câu chuyện thì thầm cùng da thịt nguyên sơ Nàng trôi trên người Đính, như ban nãy Đính đã cẩn trọng với từng xăng – ti – mét thịt da nàng. Nàng thấy mình đúng như trong tưởng tượng, thoả mãn một cách hài hoà, sâu sắc” [2, tr. 157]. Và cũng chỉ khi bên Đính Tiệp mới thực sự thấy mình được thương yêu, chiều chuộng và được sống theo đúng nghĩa. Yếu tố tính dục được nhà văn thể hiện một cách tự nhiên. Tuy nhiên, sự phản ánh con người bản năng, tính dục trong Gia đình bé mọn không gây cho người đọc cảm giác nhà văn đang quá lạm dụng nó mà chỉ là cách người viết muốn tự mổ xẻ cả phần con và phần người trong một con người. Ngoài vai trò của người vợ, người mẹ với những vướng bận gia đình, Tiệp còn là một nhà văn. Kiểu nhân vật – nhà văn khiến cho tính chất tự thuật của tác phẩm càng đậm nét. Đây cũng là xu hướng phổ biến của tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI. Đời văn Dạ Ngân và khát vọng văn chương của Tiệp – nhân vật – tác giả trùng khít với nhau. Khát vọng ấy được Dạ Ngân tâm sự khi trả lời phỏng vấn trên Báo Văn nghệ Công an (Số 25 năm 2005): “Tôi là tạng nhà văn cái gì không ngấm vào mình, không được trải qua thì không thể viết sâu sắc” [4]. Tiệp cũng đã sống chết với sự lựa chọn nghiệp viết khi từ chối vai trò cán bộ nguồn và cái lợi được thăng chức bởi: “Văn chương đã mon men rủ rê nàng từ hồi con nhỏ Tiệp cuộn tròn cuốn tập học trong tay bước đi dưới vòm cây trong vườn, rồi nó biến thành sự nghiêm cẩn thường trực khi nàng làm một bài văn trong lớp hay lúc ôm một cuốn sách bất ngờ bắt được, cuối cùng nó chiếm lĩnh toàn bộ nàng, thiết kế số phận và đẩy nàng đi, đi mãi” [2, tr. 196]. Cũng có lúc Tiệp thấy “văn chương thật phù phiếm và vô tăm tích” [2, tr. 199] vì nó chẳng giúp gì cho sự đơn độc nặng như một ngọn núi khi nàng bị cô Ràng từ bỏ và ánh mắt né tránh của bạn bè. Nhưng văn chương cũng là định mệnh của đời Tiệp. Những sóng gió của Tiệp bắt đầu từ hệ luỵ của nghề văn, cả tình yêu với Đính cũng vậy. Tiệp quyết liệt, cực đoan, đắm đuối đến thế cũng bởi Tiệp là nhà văn - một nhà văn mẫn cảm và giàu cảm xúc. Nhân vật Tiệp - sự hoá thân của nhà văn đã bộc lộ được hết nét tính cách cũng như con người Dạ Ngân. Tìm được tình yêu khi là một thiếu phụ ba mươi tuổi, lúc về với nhau đã gần hết tuổi xanh, mười một năm yêu đương kẻ Nam, người Bắc chính là Dạ Ngân còn chưa đi hết trên con đường đời. Bi kịch cho tình yêu bị đánh cắp chóng vánh trong LÊ THỊ THÚY HẰNG 68 chiến tranh được bù đắp bằng hạnh phúc muộn màng nhưng vẫn chưa trọn vẹn. Mỹ Tiệp vẫn tiếp tục trong hành trình bên Gia đình bé mọn: “Tình duyên lận đận, học hành dở ương, con cái nhỏ dại, cái vòng tròn của nàng chưa khép lại mà vòng tròn của con gái nàng đã chồng lên, cái bóng của nàng, cái bi kịch của nàng và đó cũng là cái phần thiếu hụt mà nàng luôn cảm thấy khi đi còn chưa hết con đường mẫu tử của mình” [2, tr. 295]. Kết thúc để ngỏ của cuốn tiểu thuyết cho thấy dòng đời của một con người, một gia đình vẫn mải miết trôi. 2.3. Nghệ thuật kể chuyện “đánh tráo” điểm nhìn Khác với tiểu thuyết tự truyện, người kể chuyện thường ở ngôi thứ nhất, Gia đình bé mọn được trần thuật ở ngôi thứ 3, kể về Mỹ Tiệp, tạo sự khách quan, và một chút giấu mình của nhà văn. Có lúc người kể chuyện (đứng ngoài câu chuyện của nhân vật Tiệp) – từ điểm nhìn bên ngoài để nhìn nhận về Tiệp: “Nàng không thể cùng lúc lên giường với Tuyên mà vẫn thậm thụt đi dâng hiến cho người khác, đó là sự rạch ròi tối thiểu của một người đàn bà tự trọng, mà tự trọng là đàng hoàng. Vậy thì nàng sẽ bảo toàn lòng tự trọng đó và danh dự cũng từ lòng tự trọng mà ra” [2, tr. 79]. Tuy vậy, nhiều chỗ trong tác phẩm, người kể chuyện ngôi thứ ba đã chuyển điểm nhìn, trao quyền kể cho nhân vật. Cách đánh tráo chủ thể trần thuật giúp tác giả ẩn giấu được cái tôi tự thuật, tạo ra tính lưỡng phân cho tác phẩm. Từ điểm nhìn nhân vật, Tiệp không ngại miêu tả những đam mê xác thịt với Đính: “Tiệp thấy mình bạo dạn và lão luyện, sự dịu dàng của thịt da đằm thắm, ngọt ngào” [2, tr. 157]; thẳng thắn trong cách lột tả nét tính cách của Tuyên: “Chợt thấy tai chồng mình nhỏ như tai chuột, theo nhân tướng học, nó cho thấy một sự nghiệp long đong dù người đó có hy sinh cả những mối quan hệ nhân nghĩa riêng tư cho nó, có thể lắm vì tính cách phẳng lỳ, nhạt nhẽo và ba phải của Tuyên” [2, tr. 59]; và triết lý về tình mẫu tử: “Không đứa con nào có thể thay thế đứa nào trong lòng mẹ, tình mẫu tử không chật nhưng nó nhiều ngăn, các đứa con bình đẳng nhau trong những cái ngăn đó mà nếu có một cái ngăn bỗng chốc trống đi thì nó sẽ sụp xuống thành một nấm mồ chứ không thể lấp đầy bằng ai khác” [2, tr. 137-138]. Có lúc người kể chuyện ngôi ba trao vai, chuyển điểm nhìn cho đứa con gái mới 14 tuổi đặt ra câu hỏi mang chính nỗi băn khoăn của Tiệp/tác giả như: “Ba có cô Tàm gì đó rồi sao ba chưa chịu ký đơn với mẹ?” [2, tr. 79]; “Mẹ ơi, bộ mẹ và ba Đính xục xịch hai đầu hoài sao? Mẹ con mình cứ tạm bợ hoài vậy sao?” [2, tr. 202]. Nhân vật - người kể chuyện lúc này không đơn thuần là kẻ toàn tri, “biết tuốt”, có quyền điều khiển câu chuyện nữa mà chính người kể chuyện cũng có dịp nhìn lại mình qua suy nghĩ, lời nói, hành động của các nhân vật khác trong truyện. Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên như chắt ra từ ruột gan, ngôn từ giản dị, không cầu kì biến tiểu thuyết Gia đình bé mọn thành câu chuyện đời tự kể. Những “nầy”, “nì”, “thiệt”, “giỡn” đã làm nên nét nhấn nhá rất duyên cho tác phẩm. Nhà văn trở nên linh hoạt trong cách sử dụng ngôn ngữ, lối miêu tả các trạng thái cảm xúc và cảm giác. Khi là sự thấu hiểu, xa xót nao lòng: “Đứa con lắc đầu không nói nhưng trông nó già như một bà cụ trong nỗi đau khổ giữa mớ bùng nhùng ba mẹ và những mối dây từ đó mà ra” [2, tr. 25]; Khi bi hài trong hoàn cảnh nhẽ ra không có gì đáng cười: “Đàn bà con gái đi thử thai TÍNH CHẤT TỰ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT GIA ĐÌNH BÉ MỌN... 69 phải nộp tới 750ml nước tiểu hoá ra để cúng y tá, bác sỹ nước tiểu thì bán cho dân trồng rau còn chai thì bán lại cho bọn sản xuất rượu lậu” [2, tr. 243]. Khi chất giọng đầy vẻ châm biếm, hài hước vì bất thần Đính bị “áp vô gốc cây dùng cây kéo sởn một nhát nhanh như AQ bị người ta cách mạng cái đuôi sam đi” [2, tr. 41]... Dạ Ngân đã chắt lọc ngôn ngữ, nén chặt nó để chuyển tải lượng thông tin mang sức nặng đời người. 3. Đúng như nhận định của Hội Nhà văn Hà Nội về tác phẩm được nhận giải thưởng năm 2005: “Dù đôi chỗ có dấu hiệu phân vân và ngập ngừng giữa yếu tố tự truyện và hư cấu, Gia đình bé mọn là cuốn tiểu thuyết chắc tay, chứng tỏ độ chín của cây bút nữ được độc giả yêu mến từ đồng bằng sông Cửu Long, hiện sống và viết tại Hà Nội” [Dẫn theo]. Có hay không từng khúc đoạn hiện thực cuộc đời Dạ Ngân hiện lên rành rẽ qua cách nhà văn miêu tả số phận Tiệp và những người thân của chị? Chúng ta có thể hoài nghi. Nhưng ngôn ngữ ấy, tâm sự ấy chỉ có thể được cất ra từ chính trải nghiệm và từ chính người trong cuộc mà không hề né tránh. Vượt ra cái gọi là “bé mọn” của không gian nghệ thuật và đời tư người viết, người đọc như ngầm cảm nhận được một thứ phức cảm sâu xa hơn. Đó là bi kịch của những số phận, những cuộc đời ít lành lặn, tròn trịa mà cứ dở dang nối tiếp, truyền kiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tác phẩm không bao quát tất cả những bức bách của xã hội, nhưng qua bi kịch gia đình, bộ mặt xã hội hiện lên toàn vẹn với nhiều nỗi bi hài. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] M. Kundera (2001). Nghệ thuật tiểu thuyết (Nguyên Ngọc dịch). NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội. [2] Dạ Ngân (2008). Gia đình bé mọn. NXB Phụ nữ, Hà Nội. [3] Phùng Văn Tửu (2005). Tiểu thuyết Pháp bên thềm thế kỷ XXI. NXB Giáo dục, Hà Nội. [4] Quỳnh Hương (2010). Gia đình bé mọn, http: www.Vannghecongan.net. Title: THE AUTOBIOGRAPHICAL QUALITY IN THE NOVEL GIA DINH BE MON (Little family) BY DA NGAN Abstract: Gia dinh be mon (Little family) by Da Ngan is one of her autobiographical in Vietnamese literature at the end of the 20th century and at the beginning of the 21st century. In there, families, women's lots as well as the writer's incarnation are clearly and profoundly exposed via the character My Tiep. Not sophisticated and flowery, only with things she wants to say, Da Ngan used her own language and own ways of narration to create the novel, in which we can see our lives as reading it. The success of Gia dinh be mon (Little family) has had a part in affirming the role as well as the developing tendency of autobiography in the current Vietnamese prose. ThS. LÊ THỊ THÚY HẰNG Khoa Xã hội & Nhân văn, Trường Đại học Phú Xuân, Huế. ĐT: 0989.226.971. Email: hangthuy83@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf17_252_lethithuyhng_11_le_thi_thuy_hang_5203_2021037.pdf
Tài liệu liên quan